Chứng sỹ săn tin!

Lãi suất vay margin đang tăng lên tới gần 15%

Các công ty chứng khoán đều đồng loạt tăng lãi suất vay margin và ứng trước tiền bán chứng khoán lên gần 15%.

Điển hình như Công ty Chứng khoán VNDirect thông báo từ ngày mai (7/11) sẽ điều chỉnh lãi suất vay margin và ứng trước tiền bán lên 13,8% một năm. Đặc biệt, những khách hàng giao dịch cổ phiếu trong danh mục 50 mã có nền tảng cơ bản và thanh khoản tốt nhất thị trường do VNDirect lựa chọn được ưu đãi lãi suất 10,9% một năm.

Từ giữa tuần sau, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng tăng lãi suất vay margin từ 12% lên 13,5% một năm. Hay Công ty Chứng khoán ACB nâng lãi suất cho 14 ngày vay đầu tiên từ 4,5% lên 6% một năm và giữ nguyên mức lãi suất 14% một năm kể từ ngày vay thứ 15 trở đi.

Trước đó, đầu tháng 11, SSI cũng thông báo tăng lãi suất vay margin từ 11,88% một năm lên 13,5% một năm.

lãi suất vay margin

Mặt bằng lãi suất vay margin chứng khoán đã tăng mạnh so với cách đây một năm, khi đó mức vay trung bình chỉ khoảng 9-11% một năm

Không những thế, nhiều công ty chứng khoán quy mô vừa và nhỏ còn áp dụng lãi suất mới sớm hơn, từ giữa tháng 9 và đầu tháng 10, với mức tăng hầu hết không dưới một điểm phần trăm.

Cụ thể, Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) tăng 1% đối với tất cả hạng khách hàng và nâng phí ứng trước tiền bán lên 14,5% một năm. Tương tự, Công ty Chứng khoán Rồng Việt và Bản Việt cùng điều chỉnh lãi suất vay từ khoảng 12,2% lên 13,3% một năm.

Mặt bằng lãi suất vay margin chứng khoán đã tăng mạnh so với cách đây một năm, khi đó mức vay trung bình chỉ khoảng 9-11% một năm. Tuy nhiên, thị trường thăng hoa khiến nhu cầu vay ký quỹ tăng cao, dẫn đến dư nợ cho vay toàn thị trường có lúc vượt 200.000 tỷ đồng.

Đây là một phần nguyên nhân giúp thanh khoản thị trường duy trì trên mức 20.000 đồng mỗi phiên trong thời gian dài. Khi đó, các công ty chứng khoán liên tục tăng vốn điều lệ để tăng hạn mức cấp margin cho nhà đầu tư.

Khi thị trường lao dốc từ đầu tháng 4 đến nay, hoạt động cho vay cũng thu hẹp. Dư nợ cho vay ký quỹ chứng khoán tính đến cuối quý III/2022 toàn thị trường xấp xỉ 170.000 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm.

Tuy nhiên, nếu so với giữa năm thì dư nợ đang nhích lên bởi nhà đầu tư có quy mô tài sản lớn nhiều khả năng rục rịch trở lại thị trường, mục đích nhằm tìm kiếm cổ phiếu đã về vùng giá hấp dẫn.

Nguồn bài viết: https://thuonggiaonline.vn/lai-suat-vay-margin-dang-tang-len-toi-gan-15-51972.htm

1 Likes

Xu thế dòng tiền: Tránh xa các cổ phiếu đang hứng chịu áp lực giải chấp

Áp lực bán tăng vọt trong phiên cuối tuần qua một lần nữa ép VN-Index thủng ngưỡng 1.000 điểm. Các chuyên gia cho rằng thị trường đang chịu áp lực tâm lý quá lớn, cộng với các đợt bán kỹ thuật ở những cổ phiếu bị cầm cố. Đây không phải là các giao dịch giải chấp đối với nhà đầu tư cá nhân…

Chỉ số VN-Index thể hiện thị trường vẫn đang trong một bear-market.

Áp lực bán tăng vọt trong phiên cuối tuần qua một lần nữa ép VN-Index thủng ngưỡng 1.000 điểm. Các chuyên gia cho rằng thị trường đang chịu áp lực tâm lý quá lớn, cộng với các đợt bán kỹ thuật ở những cổ phiếu bị cầm cố. Đây không phải là các giao dịch giải chấp đối với nhà đầu tư cá nhân.

Liên tục những tuần trao đổi gần đây, các chuyên gia nhấn mạnh về rủi ro khối lượng cầm cố quy mô lớn để rút tiền mặt đảm bảo thanh khoản cho các giao dịch ngoài thị trường chứng khoán. Việc cổ phiếu giảm giá liên tục sẽ đẩy khối lượng cầm cố này đến ngưỡng rủi ro và lần lượt các cổ phiếu sẽ chịu áp lực rất lớn.

Để xác định các cổ phiếu như vậy, ý kiến khuyến cáo nhà đầu tư tìm hiểu kỹ tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cơ cấu nợ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy vậy các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng không nên đánh đồng tất cả các doanh nghiệp với cùng một mức rủi ro. Tác động từ thị trường sẽ khiến nhiều doanh nghiệp tốt khác bị ảnh hưởng, cổ phiếu giảm mạnh và đó là cơ hội chứ không phải rủi ro. Đây chính là thời điểm để sàng lọc các cổ phiếu tốt bị ảnh hưởng chung để thực hiện chiến lược đầu tư dài hạn.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Sự kiện nổi bật tuần qua là việc FED tăng lãi suất. Thị trường trong nước đã có một ngày sau đó khá bình yên, nhưng bất ngờ phiên cuối tuần lại chìm trong bán tháo. VN-Index thủng 1.000 điểm lần nữa. Vì sao nhà đầu tư đột nhiên lại trở nên hoảng loạn như vậy? Anh chị có nghĩ lần này thị trường sẽ tìm đáy mới hay không?

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Theo tôi, một trong những yếu tố quyết định chính tới vận động của thị trường thời điểm hiện tại là dòng tiền chung đang rất eo hẹp. Rõ ràng như chúng ta thấy, thị trường vẫn đang trong một xu hướng giảm chính và dòng tiền suy giảm liên tục. Ngay trong tuần tăng điểm trước khi FED họp thì mức thanh khoản vẫn khá thấp, củng cố tín hiệu những phiên “bình yên” chỉ mang tính tạm thời của một nhịp hồi kỹ thuật.

Và cái gì tới cũng phải tới, những khó khăn về thanh khoản đã bộc phát tại những điểm yếu nhất, cổ phiếu thuộc nhóm Bất động sản xuất hiện trạng thái dư bán sàn ngay đầu phiên cuối tuần mà không thể tìm thấy lực cầu, như NVL, PDR có lượng dư bán sàn lớn… Như giọt nước tràn ly, tâm lý hoảng loạn bị đẩy lên cao với nhiều cổ phiếu khớp giá sàn, VN-Index cũng thủng luôn ngưỡng hỗ trợ 1.000 điểm.

Từ giờ tới cuối năm, tình hình vĩ mô trong nước cũng như thế giới vẫn diễn biến phức tạp và theo hướng tiêu cực, khi xu hướng chung của các nước cũng như Việt Nam vẫn là thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất. Với quan điểm rất rõ ràng, Ngân hàng nhà nước (SBV) sẽ ưu tiên ổn định tỷ giá hơn. Điều này cho thấy các biến số khác như lãi suất, room tín dụng sẽ bị siết chặt, và thanh khoản có thể tiếp tục bị thu hẹp. Hay nói cách khác, xu hướng chung vẫn là tiền bị rút ra, nên thị trường chứng khoán tiếp tục đối diện với rủi ro đi tìm đáy mới.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Theo tôi thấy giai đoạn này tâm lý nhà đầu tư rất yếu và bị ảnh hưởng rất nhiều từ những tin đồn hoặc tin xấu. Khi thấy tin đồn đoán hoặc tin xấu và có lực bán ra là nhà đầu tư lại hoảng loạn bán theo, trong khi cầu cổ phiếu hiện tại không nhiều rất dễ dẫn đến giảm mạnh.

Theo tôi khả năng tìm đáy mới của thị trường là khá thấp và tôi đang có góc nhìn thị trường sẽ tạo đáy theo mô hình “Vai - Đầu – Vai” ngược.

Ông Trần Đức Anh - Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBSV

Trong bối cảnh các tin đồn thất thiệt không được kiểm chứng liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp, đi kèm với diễn biến giảm sàn của cổ phiếu liên quan đã đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Áp lực bán tăng mạnh phiên tái cơ cấu các quỹ ETFs khiến nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn bị bán mạnh trong khi lực cầu bắt đáy yếu ớt do tâm lý thận trong của thị trường là nguyên nhân chính khiến chỉ số VN-Index điều chỉnh mạnh phiên thứ 6.

Tôi cho rằng yếu tố chi phối thị trường trong ngắn hạn giai đoạn hiện tại là yếu tố tâm lý. Nếu không xuất hiện các thông tin tiêu cực, tôi kỳ vọng thị trường sẽ quay trở lại xu hướng hồi phục trong tuần sau.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Mặc dù thị trường đã giảm điểm rất mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần trước trong bối cảnh VN-Index giảm có lúc hơn 40 – 44 điểm. Chỉ số có lúc giảm sâu về quanh vùng đáy cũ 960 – 980 điểm, nhưng kết phiên đà giảm đã được thu hẹp đánh kể.

Tôi nghĩ vẫn còn chút hy vọng về khả năng VN-Index bật nảy một số phiên trong tuần tới tại ngưỡng hỗ trợ này. Vẫn phải lưu ý nhà đầu tư là một vùng hỗ trợ rất mạnh khác khu vực 900 – 910 điểm ngay ở sát phía dưới.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Hiện mạch kết quả kinh doanh quý 3 đã kết thúc và những tháng cuối năm thị trường bước vào khoảng trống thông tin hỗ trợ, trong khi lại vẫn phải đối diện với những rủi ro liên quan đến lãi suất. Ngoài ra là nguy cơ sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong quý 4 khi các chi phí dần được phản ánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu phải chỉ ra yếu tố hỗ trợ trong ngắn hạn, theo anh chị điều gì có thể làm điểm tựa lúc này?

Ông Trần Đức Anh - Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBSV

Các yếu tố rủi ro đang chiếm ưu thế, đặc biệt liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bên cạnh các áp lực từ tỷ giá, lạm phát và lãi suất. Mặc dù vậy, xét về yếu tố tăng trưởng, kinh tế vĩ mô vẫn đang phát đi tín hiệu tích cực, trong khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, dù xuất hiện các yếu tố bất lợi, cũng được dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong quý 4 ở hầu hết các nhóm ngành niêm yết (ngoại trừ 1 số ngành có yếu tố giá đầu ra biến động bất lợi hoặc các ngành thâm dụng vốn, sử dụng đòn bẩy cao).

Theo tôi đây là yếu tố tạo kỳ vọng nhất cho thị trường trong bối cảnh hiện tại. Thêm vào đó, diễn biến giảm sâu của thị trường thời gian quan cũng đã phản ánh đầy đủ các yếu tố rủi ro hiện tại. Nếu các yếu tố rủi ro này hạ nhiệt, thị trường hoàn toàn có thể xuất hiện một nhịp hồi đáng kể.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Hiện tại đang giai đoạn vùng trống thông tin nhưng tôi thấy báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 vừa rồi nhiều doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhưng giá bị ảnh hưởng bởi tâm lý hoảng loạn ngắn hạn. Khi điều này qua đi những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt sẽ có nhịp hồi phục tốt đem lại hiệu quả lợi nhuận tốt. Đợt này tôi đặc biệt chú ý dòng ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt và dòng tiền tham gia mạnh.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Nếu không tính đến một số nhóm doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan thì nhiều doanh nghiệp bất động sản, tài chính, ngân hàng, năng lượng lại có kết quả kinh doanh kém khởi sắc. Yếu tố hỗ trợ ngắn hạn có lẽ một số tín hiệu vĩ mô tích cực, tăng trưởng GDP 3 quý tính đến giai đoạn cuối tháng 10. P/E của thị trường đã giảm về mức 10.6 lần cũng là mức trung bình thấp nhất trong 10 năm trở lại, giá nhiều cổ phiếu đang về mức giá rẻ hấp dẫn so với giá trị nội tại của các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Đúng như bức tranh được miêu tả, thị trường chứng khoán nhìn về hai tháng cuối năm này thì không thấy có lý do nào để tham gia cả, khi các yếu tố bất lợi từ những biến số vĩ mô khó lường như tỷ giá, lãi suất, đe dọa nền kinh tế suy thoái… hay tới yếu tố vi mô như lợi nhuận của doanh nghiệp dự báo sẽ sụt giảm bởi các yếu tố đầu ra cũng như đầu vào gặp bất lợi.

Tuy nhiên, sau giai đoạn giảm dài từ đầu tháng 4 tới nay, thị trường đã có mức chiết khấu khá lớn và mức định giá của thị trường đã về vùng hấp dẫn với P/E của thị trường ở mức 10x. Đây là mức định giá khá thấp trong nhiều năm trở lại đây, trong đó có nhiều nhóm ngành về mức định giá P/E là 7x như nhóm hóa chất và ngân hàng, với cá biệt có nhiều cổ phiếu trong hai nhóm này về mức P/E từ 3-5 lần như CSV, DGC, LPB, ACB, TCB…

Và theo tôi, nếu để tìm yếu tố hỗ trợ trong giai đoạn hiện tại, thì nhà đầu tư nên quan tâm tới yếu tố định giá của doanh nghiệp sau khi đã có sự đánh giá kỹ lưỡng về yếu tố cơ bản và triển vọng kinh doanh của quý 4 này cũng như của năm 2023.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Nhà đầu tư đang lo sợ hiện tượng giải chấp từ quy mô margin rất lớn đang có ở các công ty chứng khoán. Nhiều cổ phiếu cụ thể đang chịu áp lực bán cực lớn và rất có thể là do ảnh hưởng từ mức sụt giảm tài sản đảm bảo. Thực tế cũng đã có những thông báo giải chấp cổ phiếu của nhiều lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp gần đây. Trong trao đổi tuần trước, anh chị cũng đồng tình về hiện tượng cầm cố cổ phiếu trên quy mô lớn để lấy tiền mặt đang tạo rủi ro ngày càng cao nếu thị trường tiếp tục suy giảm. Làm cách nào để nhà đầu tư nhận diện những cổ phiếu có rủi ro này?

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Tôi nghĩ cách nhận biết có 2 điểm: Thứ nhất, nhà đầu tư theo dõi cung cầu cổ phiếu trên sàn, cổ phiếu nào có lực cầu đỡ khỏe là những cổ phiếu ít rủi ro. Cổ nào lực cầu đỡ yếu sẽ là những cổ phiếu rủi ro. Thứ hai, doanh nghiệp nào tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu càng cao đặc biệt tiền càng ít, thì doanh nghiệp đó tỷ lệ rủi ro càng cao.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Theo tôi cũng không khó khăn gì khi nhận ra những cổ phiếu có rủi ro nếu các nhà đầu tư lưu ý về cơ cấu cổ đông, đặc điểm loạt hình kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động repos cổ phiếu của doanh nghiệp này cũng như cấu trúc các loại nợ của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính và đặc biệt là kết quả kinh doanh trong bối cảnh ngành nghề, nền kinh tế biến động; Những doanh nghiệp có những khoản nợ vay lớn, các khoản vay ngoại tệ, các hoạt động xuất nhập khẩu…

Trong những giai đoạn thế này thì những doanh nghiệp cơ bản, ổn định, ngành nghề thiết yếu tiện ích, bảo hiểm, tiêu dùng, bán lẻ… thường sẽ chống chịu tốt với những khó khăn, cú shock biến động ngắn hạn của thị trường.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Theo tôi để hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu thì có nhiều cách, nhưng cách bền vững nhất đối với nhà đầu tư là nâng cao năng lực phân tích của mình, cả về năng lực phân tích cơ bản doanh nghiệp tới phân tích đồ thị kỹ thuật và diễn biến giá giao dịch trên sàn. Đặc biệt là phân tích được năng lực tài chính của doanh nghiệp mà mình dự định đầu tư.

Thị trường đang có hiện tượng, nhiều cổ phiếu chịu áp lực bán cực lớn và có liên quan tới việc giải chấp cổ phiếu của nhiều lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Hiện tượng này cho thấy vấn đề cạn kiệt thanh khoản ở nhiều doanh nghiệp đang bộc lộ dần qua kênh cầm cố cổ phiếu khi giá trị cổ phiếu suy giảm nhưng không còn đủ tiền đối ứng bù vào.

Qua quá trình phân tích, tôi nhận thấy rằng, hiện việc giải chấp quy mô lớn bởi cầm cố cổ phiếu có liên quan tới lãnh đạo là những doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ cao hoặc có dư nợ trái phiếu lớn. Trong bối cảnh thời điểm trả nợ vay hoặc đáo hạn trái phiếu tới gần nhưng các kênh huy động vốn bị thu hẹp như phát hành mới khó khăn hay room tín dụng bị hạn chế, thì kênh cầm cố cổ phiếu trên thị trường chứng khoán được đẩy mạnh nhằm tạo dòng tiền cho doanh nghiệp. Và từ đây, rủi ro giải chấp sẽ hình thành khi mà giá cổ phiếu giảm mà dòng tiền bên ngoài thì đã cạn rồi.

Vì vậy, nhà đầu tư chỉ nên nhận diện rủi ro này ở những doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ cao, có liên quan tới phát hành trái phiếu chất lượng thấp, chứ không nên đánh đồng tất cả các doanh nghiệp trên thị trường.

Nguyễn HoàngVnEconomy

Giao dịch ngắn hạn những ngày qua cũng có cơ hội tốt ở nhiều cổ phiếu. Tuy vậy thanh khoản quá thấp và đa số nhà đầu tư cũng chỉ có quan điểm lướt sóng nhanh và vị thế nhỏ. Anh chị có tham gia lướt sóng không? Hiện một lượng lớn tiền vẫn đang đứng ngoài, nếu phải tư vấn về thời điểm giải ngân, anh chị sẽ chọn thời điểm nào?

Ông Trần Đức Anh - Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán KBSV

Tôi không lướt sóng ngắn hạn, tuy nhiên đã nâng tỷ trọng danh mục lên mức cao đối với mục tiêu đầu tư dài hạn, tập trung ở các cổ phiếu cơ bản, kỳ vọng tăng trưởng cao, ổn định và không chịu ảnh hưởng bởi các biến động ở thị trường tài chính và mặt bằng lãi suất.

Ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích Chứng khoán VPS

Tôi không nghĩ rằng lướt sóng là dễ dàng đặc biệt là giai đoạn hiện tại. Có thể thị trường đang giảm về vùng đáy hoặc có thể điều chỉnh thêm, nhưng mặt bằng nhiều cổ phiếu về mức giá thấp, hấp dẫn và điều này chỉ thuận lợi cho các nhà đầu tư dư tiền, tâm lý ổn định, tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn hoặc ngay kể cả chiến lược tích sản định kỳ có khi mới phù hợp.

Câu chuyện hiện tại không phải là “ngay và luôn” mà đó là cổ phiếu gì, vùng giá thấp với tư duy đầu tư tầm nhìn dài có lẽ sẽ phù hợp hơn. Một số cổ phiếu có thể mang lại lợi suất sinh lời tốt nhưng có lẽ cũng chỉ dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc theo sát thị trường và tất nhiên là chỉ với tỷ trọng nhỏ.

Về thời điểm giải ngân, tôi nghĩ có lẽ tháng 11 và tháng 12 là những tháng có thể có thời điểm tốt để tham gia. Một số cổ phiếu sẽ không giảm tiếp kể cả thị trường có chao đảo thế nào là một lựa chọn; một số cổ phiếu có thể vào một vùng giá rẻ hấp dẫn để tiến hành chiến lược mua tích lũy (tham dò + gia tăng tỷ trọng nhỏ…).

Dù thế nào đi nữa tôi cho rằng thị trường có thể xác định đáy rõ nét hơn từ nay đến quý 1/2023. Cơ hội săn tìm cổ phiếu tốt giá hời đã và đang bắt đầu. Tôi nghĩ chúng ta nên hào hứng với quá trình chọn lọc cổ phiếu này.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng

Dưới góc nhìn thị trường vẫn trong một xu hướng giảm dài hạn, và các đợt tăng nếu xuất hiện có thể chỉ mang tính kỹ thuật hoặc ngắn hạn, thì tôi nhận thấy quan điểm lướt sóng nhanh với vị thế nhỏ là hợp lý trong bối cảnh hiện tại.

Cũng dưới quan điểm đó, tôi cho rằng thời điểm tốt để giải ngân có các vị thế như vậy có thể là lúc thị trường xuất hiện dấu hiệu quá bán ngắn hạn và có sự cân bằng tạm thời.

Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3 Yuanta Hà Nội

Theo tôi tuần tới nếu có phiên tiền vào tăng mạnh sẽ là thời điểm giải ngân tốt vì lúc đó VN-Index sẽ củng cố luận điểm chỉ số hình thành mô hình “Vai - Đầu – Vai” ngược và sẽ có nhịp hồi phục tốt.

Nguồn bài viết: Xu thế dòng tiền: Tránh xa các cổ phiếu đang hứng chịu áp lực giải chấp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tin thế giới 7-11: Nga nói Ukraine tấn công làm Kherson mất điện, Ukraine nói Nga phá hủy tàu dân sự

TTO - Nga cáo buộc Ukraine tấn công làm Kherson lần đầu mất điện; Chính quyền thành phố lớn ở Trung Quốc xin lỗi vì cách chống dịch sai; Ông Biden và ông Trump chạy nước rút cho bầu cử giữa kỳ… là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 7-11.

Tin thế giới 7-11: Nga nói Ukraine tấn công làm Kherson mất điện, Ukraine nói Nga phá hủy tàu dân sự - Ảnh 1.

Một cụ bà đi lại trong làng Arkhanhelske thuộc vùng Kherson, miền nam vào hôm 3-11 - Ảnh: AFP

*** Phía Nga cáo buộc quân Ukraine tấn công, khiến Kherson lần đầu mất điện.** Theo Hãng tin AFP, các quan chức địa phương cho biết thành phố Kherson (hiện do Nga kiểm soát) và một số nơi khác thuộc vùng Kherson ở miền nam Ukraine đã bị mất điện và nước vào ngày 6-11 sau một cuộc không kích. Đập Kakhovka - một con đập quan trọng tại vùng này - cũng bị hư hại.

Đây là lần đầu tiên thành phố Kherson bị mất điện như vậy. Chính quyền thân Nga tại thành phố Kherson cáo buộc đây là “kết quả của một cuộc tấn công do phía Ukraine tổ chức trên đường cao tốc Berislav - Kakhovka, khiến ba cột bê tông thuộc đường dây điện cao thế bị hư hỏng”.

*** Twitter mời một số nhân viên bị sa thải quay trở lại.** Theo Hãng tin Bloomberg ngày 6-11, sau khi Twitter sa thải khoảng một nửa trong số 7.500 nhân viên vào hôm 4-11 sau thương vụ mua lại trị giá 44 tỉ USD của tỉ phú Mỹ Elon Musk, công ty này hiện đang tiếp cận với hàng chục nhân viên đã bị mất việc và mời họ quay trở lại làm việc.

*** Ukraine cáo buộc quân Nga phá hủy các tàu dân sự trên sông ở Kherson.** Theo Hãng tin Reuters, ngày 6-11, quân đội Ukraine cáo buộc quân Nga phá hủy các tàu dân sự trên quy mô lớn khi các tàu này neo đậu bên bờ sông Dnieper (hay còn gọi là Dnipro) ở vùng Kherson - vùng mà quân Ukraine đang cố gắng tái chiếm.

Các lực lượng Ukraine đang gây sức ép lên quân đội Nga ở bờ tây của sông Dnieper, làm dấy lên suy đoán quân Nga đang chuẩn bị rút sang phía bên kia sông.

***** Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Nga đang chịu tổn thất nặng nề ở miền đông Ukraine. Cụ thể, ngày 6-11, ông Zelensky nói Nga đang chịu tổn thất lớn trong lúc quân Nga vẫn tiếp tục các cuộc tấn công ở vùng Donetsk và đang chuẩn bị các cuộc tấn công mới nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, theo Hãng tin Reuters. Phía Nga chưa lên tiếng về thông tin này.

“Các cuộc tấn công rất dữ dội của Nga ở vùng Donetsk đang tiếp tục. Họ đang chịu tổn thất nặng nề ở đó” - ông Zelensky nói.

Tin thế giới 7-11: Nga nói Ukraine tấn công làm Kherson mất điện, Ukraine nói Nga phá hủy tàu dân sự - Ảnh 3.

Các nhân viên y tế xét nghiệm PCR cho người dân trong các cộng đồng ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc hôm 5-11 - Ảnh: VCG

*** Chính quyền thành phố 13 triệu dân ở Trung Quốc xin lỗi vì cách chống dịch sai.** Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 6-11, các quan chức trong chính quyền thành phố Trịnh Châu - nơi sinh sống của hơn 13 triệu dân ở tỉnh Hà Nam thuộc miền trung Trung Quốc - đã xin lỗi công chúng về việc cách ly không chính xác trong quá trình chống dịch COVID-19, đồng thời cam kết sửa chữa phương pháp chống dịch “một cách làm áp cho mọi nơi” và lắng nghe tiếng nói của công chúng để giải quyết các vấn đề cũng như nhu cầu cấp thiết của họ.

Lời xin lỗi và cam kết được đưa ra một ngày sau khi Chính phủ Trung Quốc chỉ trích rằng thành phố Trịnh Châu đã áp dụng một cách chống dịch cho mọi nơi như nhau bất chấp tình hình địa phương, chẳng hạn vẫn phong tỏa một khu dân cư mặc dù không có ca nhiễm nào được ghi nhận trong khu này.

Nhiều người dân địa phương cũng đã phàn nàn về chuyện chính quyền Trịnh Châu hạn chế việc đi lại của người dân từ các khu vực có nguy cơ thấp.

Theo dữ liệu của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố hôm 6-11, toàn bộ Trung Quốc đại lục ghi nhận 526 ca nhiễm có triệu chứng và 3.894 ca không có triệu chứng trong ngày 5-11. Trong đó, Trịnh Châu ghi nhận thêm 15 ca nhiễm có triệu chứng và 168 ca nhiễm không có triệu chứng.

*** Bầu cử Mỹ giữa nhiệm kỳ: Ông Biden và ông Trump chạy nước rút.** Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đến vận động tranh cử lần lượt ở bang New York và Florida để thu hút cử tri vào ngày 6-11, chỉ hai ngày trước cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ, trong đó Đảng Cộng hòa đang nỗ lực kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Trước đó, ông Biden, ông Trump và cựu tổng thống Barack Obama đều đã đến bang Pennsylvania.

Cụ thể, theo lịch trình, ông Biden xuất hiện vào ngày 6-11 ở hạt Westchester (bang New York), nơi thường theo phe Dân chủ, nhưng các thành viên Đảng Cộng hòa có khả năng giành được thắng lợi một phần nhờ vào việc không ngừng truyền đi thông điệp rằng đối thủ của họ là những người không cứng rắn về vấn đề tội phạm và lạm phát.

Còn ông Trump sẽ xuất hiện ở Miami (bang Florida) cùng với hai thượng nghị sĩ của bang và một số dân biểu. Florida trong nhiều năm qua là “bang dao động”, nhưng gần đây có khuynh hướng theo phe Cộng hòa và không được coi là chiến trường chính trong cuộc bầu cử lần này, theo Hãng tin Reuters.

Tin thế giới 7-11: Nga nói Ukraine tấn công làm Kherson mất điện, Ukraine nói Nga phá hủy tàu dân sự - Ảnh 5.

Các lãnh đạo cấp cao của Taliban bên mộ phần của thủ lĩnh Omar vào ngày 6-11 - Ảnh: AFP

*** Lực lượng Taliban đang cầm quyền tại Afghanistan công bố mộ phần của nhà sáng lập.** Ngày 6-11, các lãnh đạo cấp cao của Taliban đã có mặt tại thành phố Omarzo, thuộc tỉnh Zabul phía đông Afghanistan để dự lễ bên mộ phần của thủ lĩnh Omar - nhà sáng lập phong trào chiến binh Hồi giáo này.

Giáo chủ Omar mất vào năm 2013 và được chôn cất bí mật đến nay. Ngay cả việc ông mất cũng chỉ được công bố vào năm 2015. Chính quyền Taliban tại Afghanistan bị lật đổ vào cuối năm 2001 và trở lại ngôi quyền lực ở Kabul vào tháng 8-2021.

*** Số người thiệt mạng trong vụ máy bay lao xuống hồ ở Tanzania tăng lên ít nhất 19.** Theo Hãng tin Reuters, thủ tướng Tanzania và Hãng hàng không Precision Air cập nhật ít nhất 19 người thiệt mạng khi chuyến bay chở khách PW494 của hãng này lao xuống hồ Victoria ở Tanzania vào ngày 6-11 trong lúc nỗ lực hạ cánh xuống một sân bay gần đó.

*** Giáo hoàng Francis nói các quốc gia EU nên chia sẻ trách nhiệm đối với người di cư.** Theo Hãng tin Reuters, ngày 6-11, Giáo hoàng Francis nói rằng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nên chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận người di cư, chứ không đơn giản giao việc đó cho các quốc gia nơi di dân đặt chân đến.

COP27 bắt đầu

Trong ảnh, các nhà hoạt động ăn chay tề tựu ở trung tâm triển lãm quốc tế Sharm El Sheikh, Ai Cập vào ngày khai mạc Hội nghị khí hậu COP27 ngày 6-11. Các đại diện từ 200 quốc gia sẽ có mặt tại hội nghị để thảo luận về “làm xanh” kinh tế toàn cầu, giúp đỡ các nước nghèo, dễ tổn thương chống các tác động của biến đổi khí hậu - Ảnh: AFP

Nguồn bài viết: Tin thế giới 7-11: Nga nói Ukraine tấn công làm Kherson mất điện, Ukraine nói Nga phá hủy tàu dân sự - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Công ty con của Novaland phát hành trái phiếu không thành công

Không trái phiếu nào thuộc lô trái phiếu NSRCH2223002 với kỳ hạn 12 tháng của Nova Saigon Royal - công ty con của Novaland được chào bán thành công.

Dự án Saigon Royal Residence tại quận 4, TP HCM do Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Nova Saigon Royal gián tiếp sở hữu. (Ảnh: Novaland).

Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Nova Saigon Royal - công ty con của Novaland vừa công bố kết quả chào bán lô trái phiếu NSRCH2223002 không thành công.

Theo đó, lô trái phiếu này có kỳ hạn 12 tháng kể từ ngày phát hành, với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, ngày phát hành 30/09/2022 và ngày hoàn tất 29/10/2022. Tuy nhiên, không trái phiếu nào của Nova Saigon Royal được chào bán thành công.

Trước đó, vào hồi tháng tháng 4, doanh nghiệp này vừa huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ trái phiếu. Tổng khối lượng phát hành 10.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu với giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn ngày 17/9/2023.

Lô trái phiếu trên được CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland, mã: NVL) bảo lãnh thanh toán nghĩa vụ cho Nova Saigon Royal trong trường hợp Nova Saigon Royal không đảm bảo khả năng trả nợ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Thời hạn cam kết kéo dài cho đến khi Nova Saigon Royal hoàn tất các nghĩa vụ trái phiếu.

Nova Saigon Royal là công ty con do Novaland nắm tỷ lệ sở hữu 100%. Đơn vị này được thành lập vào tháng 8/2012 với tên gọi Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Nova Cồn Ấu. Tháng 9/2016, đơn vị này đổi tên thành Nova Saigon Royal như hiện tại.

Tính đến tháng 10/2020, vốn điều lệ của đơn vị này là 3.527 tỷ đồng, do ông Bùi Đạt Chương, em trai ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT NovaGroup làm người đại diện pháp luật.

Trước khi đổi tên, vào tháng 7/2016, đơn vị này đã hoàn tất việc thương vụ chi hơn 917 tỷ đồng để mua 99,97% lợi ích vốn chủ sở hữu tại CTCP Đầu tư và Thương mại Nhà Rồng, chủ đầu tư dự án Saigon Royal Residence, qua đó gián tiếp sở hữu dự án này.

Saigon Royal Residence là dự án khu phức hợp căn hộ - officetel - thương mại, có quy mô gần 0,7 ha với 774 sản phẩm, nằm tại Bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Dự án này đã được Novaland công bố vào tháng 4/2016 và bắt đầu bàn giao vào quý IV/2018.

Về Novaland, công ty này vừa thông qua việc hủy ngày đăng ký cuối cùng 14/11 để thực hiện quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Theo Novaland, HĐQT công ty sẽ không triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn chủ sở hữu đã được phê duyệt trước đó. Bởi phương án phát hành không còn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. HĐQT Novaland cam kết sẽ xin ý kiến ĐHĐCĐ về thời điểm triển khai phương án phát hành tại cuộc họp gần nhất.

Trước đó, vào hồi tháng 8, Novaland thông báo sẽ phát hành thêm hơn 482 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 24,75% với mục đích là tăng vốn cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022.

Xét về tình hình kinh doanh quý 3/2022, Novaland ghi nhận doanh thu thuần 3.279 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Novaland giảm 18% còn 737 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 236 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Novaland giảm là do chi phí tài chính tăng mạnh thêm 615 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư cũng như lỗ tỷ giá tăng so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần Novaland giảm 23% đạt 7.894 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.054 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ.

Nguồn bài viết: Công ty con của Novaland phát hành trái phiếu không thành công

“Sức khỏe” DNNN: Nhiều “ông lớn” đưa vào “tầm ngắm“

Giữa tháng 10-2022, Chính phủ đã gửi Quốc hội báo cáo về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước (NN) tại các doanh nghiệp (DN) năm 2021. Báo cáo này tổng hợp tình hình “sức khỏe” của 826 DN, trong đó 673 DNNN (476 đơn vị NN giữ 100% vốn và 197 có vốn NN trên 50%) và 153 DN cổ phần có vốn góp NN.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là một trong những DNNN lỗ lũy kế hàng ngàn tỷ đồng, không bảo toàn được vốn sở hữu.

Kết quả cho thấy tuy lãi trước thuế của các DNNN năm 2021 tăng 25% so với 1 năm trước, nhưng tổng mức thua lỗ của khối này vượt 50.000 tỷ đồng.

Lãi có tăng nhưng lỗ cũng nhiều

Năm 2021, 673 DNNN có tổng tài sản tăng 1% và lãi trước thuế tăng 25% so với 2020, lần lượt gần 3,65 triệu tỷ đồng và 198.672 tỷ đồng. Song nếu bóc tách chi tiết theo báo cáo của Chính phủ, chỉ có 75 tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con do NN giữ 100% vốn, có tổng tài sản hơn 2,73 triệu tỷ đồng có lãi. Cụ thể, lãi trước thuế năm 2021 đạt gần 156.531 tỷ đồng. Số tập đoàn, tổng công ty có lãi trước thuế trên 5.000 tỷ đồng vẫn chủ yếu ở các đơn vị có quy mô lớn, như Viettel (36.908 tỷ đồng), PVN (51.700 tỷ đồng), EVN (17.991 tỷ đồng), VNPT (6.430 tỷ đồng)…
Đáng chú ý, báo cáo của Chính phủ cũng ghi nhận có 58/673 DNNN năm 2021 thua lỗ với tổng ghi nhận lỗ phát sinh 15.785 tỷ đồng, 138 DN có vốn NN (tương đương 21%) lỗ lũy kế với tổng lỗ là 50.125 tỷ đồng. Riêng số lỗ lũy kế của 16 tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 14.703 tỷ đồng. Trong đó Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) ghi nhận khoản lỗ lên tới 3.038 tỷ đồng; Tổng Công ty Đường sắt lỗ 1.976 tỷ đồng, hay Tổng Công ty Cà phê lỗ 857 tỷ đồng; công ty mẹ Tập đoàn Hóa chất lỗ 2.612,7 tỷ đồng; công ty mẹ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam lỗ 1.822 tỷ đồng… Ngoài ra còn có 8 trong 73 công ty mẹ không bảo toàn được vốn chủ sở hữu, tức có kết quả kinh doanh lỗ lũy kế sau trích lập dự phòng rủi ro, như công ty mẹ Vinachem, công ty mẹ Đường sắt Việt Nam, công ty mẹ Cà phê Việt Nam…
Đối với 197 DN mà NN nắm giữ trên 50% vốn, theo báo cáo của Chính phủ có 23 đơn vị lỗ với tổng lỗ phát sinh 13.757 tỷ đồng. Một số DN có số lỗ phát sinh cao như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) 12.965 tỷ đồng; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (Đài Truyền hình Việt Nam) 342 tỷ đồng; Tổng Công ty Lương thực Miền Nam lỗ phát sinh 298 tỷ đồng… Ngoài ra, một số DN khi chuyển đổi hoạt động kinh doanh vẫn thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu, như Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam âm vốn sở hữu 3.551 tỷ đồng; CTCP Bóng đá Xuân Thiện Nam Định âm vốn 17 tỷ đồng.
Một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản cao (trên 50%) là Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô 1.372 tỷ đồng (64%); Tổng Công ty Thái Sơn 2.198 tỷ đồng (62%); Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng 1.934 tỷ đồng (54%)… Trong tổng nợ phải thu khó đòi của các công ty mẹ là 31.331 tỷ đồng (tăng 35% so với 2020), thì PVN chiếm gần một nửa, Vinachem (11.151 tỷ đồng), Viettel (940 tỷ đồng), MobiFone (420 tỷ đồng). Có tới 13 công ty mẹ có tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, như Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Vạn Xuân 24,14 lần; Tổng Công ty Thái Sơn 7,08 lần; Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn 6,39 lần. Có 3 công ty mẹ huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lũy kế giá trị đã phát hành tới hết 2021 là 5.785 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến những thua lỗ trên, theo báo cáo của Chính phủ đó là hiệu quả hoạt động của DNNN chưa xứng với nguồn lực nắm giữ. Một số dự án có vốn đầu tư lớn nhưng không thành công, rủi ro cao như dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản; một số dự án có lỗ lũy kế lớn, lỗ liên tiếp trong nhiều năm, phương thức tái cấu trúc chưa hiệu quả.
Bên cạnh đó, trách nhiệm thực thi quyền chủ sở hữu NN chưa thật sự rõ ràng, cơ quan đại diện chủ sở hữu thiếu nguồn lực, chưa hoạt động chuyên nghiệp và chưa tách bạch chức năng chủ sở hữu với quản lý NN.

Nhiều DN có dấu hiệu mất an toàn tài chính

Trước đó, trong báo cáo tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán lĩnh vực DN đến cuối tháng 9-2022, đối với các báo cáo kiểm toán đã phát hành thuộc kế hoạch kiểm toán năm 2022, và các báo cáo kiểm toán chuyển từ kế hoạch kiểm toán năm 2021 sang 2022, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ ra nhiều vấn đề như thua lỗ, có dấu hiệu mất an toàn tài chính, hoạt động khai thác khoáng sản không đạt công suất theo giấy phép tại các DNNN.
Cụ thể, một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thua lỗ lớn như tại Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) có tới 7/21 công ty thua lỗ; 5/21 khoản đầu tư của Vinafor vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn. Tại Sonadezi có 4/22 công ty thua lỗ, số lỗ lũy kế hơn 111 tỷ đồng. Các công ty thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam (Vicem) như Vicem Tam Điệp, Vicem Hạ Long, Vicem Sông Thao có dấu hiệu mất an toàn tài chính.
Một số DN còn nhiều diện tích đất chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý như Tổng công ty Đông Bắc (144,6ha); Vicem với 161,09ha; Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam (VNPost - 0,2ha). Riêng Tổng Công ty Đông Bắc còn được KTNN nêu tên vì khai thác khoáng sản không đạt công suất theo giấy phép. Các công ty thành viên của Đông Bắc như Công ty 790, Công ty 91, Công ty 45, Công ty 35, Công ty 397, Công ty Khai thác Khoáng sản, Công ty Khe Sim chưa lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác. Còn CTCP Đầu tư xây dựng và Vật liệu Đồng Nai, công ty con của Sonadezi chưa lập và nộp hồ sơ kê khai đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đi kèm.
Theo KTNN, trong năm 2023, cơ quan này sẽ thực hiện kiểm toán 10 tập đoàn, tổng công ty NN, ngân hàng và 5 tổ chức tài chính. Cụ thể, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản NN năm 2022 của một số ngân hàng, tổng công ty tài chính, bảo hiểm như: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, Tập đoàn Bảo Việt để đánh giá thực trạng tài chính và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ. Trong đó có việc đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính; xử lý nợ xấu; việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí; vay không có tài sản bảo đảm để trả lương cho người lao động…
KTNN cũng sẽ lựa chọn một số tập đoàn, tổng công ty NN có quy mô lớn như: Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn công nghiệp Cao su, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản NN.

1 Likes

Ảnh hưởng từ động thái tăng lãi suất của Fed đến kinh tế Mỹ và thế giới

Thiếu vắng một tín hiệu mềm mỏng từ Fed, khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái gần như đã chắc chắn. Không chỉ vậy, sự cứng rắn của Fed còn có thể kéo kinh tế toàn cầu suy thoái theo và thị trường tài chính cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực…


Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: Reuters.

Động thái tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 2/11 là sự tiếp tục của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt nhất của Ngân hàng Trung ương này kể từ đầu thập niên 1980. Điều khiến giới chuyên gia lo ngại hơn là tín hiệu từ Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng chưa đến lúc giảm tốc độ của chiến dịch chống lạm phát và đỉnh của lãi suất sẽ phải cao hơn.

Thiếu vắng một tín hiệu mềm mỏng từ Fed, khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái gần như đã chắc chắn. Không chỉ vậy, sự cứng rắn của Fed còn có thể kéo kinh tế toàn cầu suy thoái theo và thị trường tài chính cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực.

CÁNH CỬA “HẠ CÁNH MỀM” CỦA KINH TẾ MỸ THÊM HẸP

Chu kỳ thắt chặt này của Fed bắt đầu từ tháng 3 năm nay. Sau hai đợt nâng “rón rén” đầu tiên với bước nhảy 0,25 và 0,75 điểm phần trăm, Fed đã mạnh dạn áp dụng bước nhảy 0,75 điểm phần trăm lần đầu tiên kể từ năm 1994 và trong 4 cuộc họp liên tiếp kể từ tháng 6 tới nay. Như vậy, chỉ trong vòng 8 tháng, lãi suất quỹ liên bang (fed funds rate) đã tăng thêm 3,75 điểm phần trăm, lên mức 3,75-4%, cao nhất kể từ tháng 1/2008.

Fed nói “sẽ tính đến mức độ thắt chặt đã đạt được trong chính sách tiền tệ, độ trễ của hiệu ứng chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh tế và lạm phát, cùng các diễn biến kinh tế và tài chính” khi quyết định các đợt nâng lãi suất trong tương lai. Tuy nhiên, Chủ tịch Powell đã “dội gáo nước lạnh” vào kỳ vọng của thị trường về một sự giảm tốc của lãi suất. Về cơ bản, ông Powell bác bỏ ý tưởng rằng Fed có thể sớm dừng tăng lãi suất, dù ông có nói Fed có thể bàn chuyện tăng lãi suất chậm lại trong 1-2 cuộc họp tới. Ông cũng tái khẳng định quan điểm rằng việc chống lạm phát đòi hỏi quyết tâm và kiên nhẫn, và đỉnh của lãi suất - mức mà ở đó Fed dừng tăng - sẽ phải cao hơn.

“Chúng tôi vẫn còn những chặng đường phải đi và các dữ liệu kinh tế được đưa ra kể từ sau lần họp trước cho thấy mức đỉnh của lãi suất trong chu kỳ thắt chặt này sẽ phải cao hơn nhiều so với dự tính trước đây”, ông Powell phát biểu. Nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới nói thêm rằng “còn quá sớm” để nói về việc dừng tăng lãi suất.

“Tôi muốn mọi người thấu hiểu cam kết của chúng tôi đối với việc hoàn thành nhiệm vụ này và không phạm sai lầm hành động không đủ, hay sai lầm là rút lại chính sách thắt chặt quá sớm. Chúng tôi vẫn phải đi tiếp”, ông Powell phát biểu.

Nhận định về những phát biểu trên của ông Powell, các chuyên gia kinh tế của Bloomberg Intelligence nói: “Ông Powell đã gửi đi một thông điệp rõ ràng đến thị trường: không cần kỳ vọng chúng tôi lần nào cũng tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, nhưng chúng tôi cũng không vì thế mà chuyển sang mềm mỏng hơn đâu”.

Trước khi diễn ra cuộc họp ngày 1-2/11 của Fed, một nhóm thượng nghị sỹ thuộc Đảng Dân chủ của Mỹ đã gửi một lá thư tới ông Powell, bày tỏ lo ngại về kế hoạch tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay của Fed. Nhóm nghị sỹ bao gồm bà Elizabeth Warren và ông Bernie Sanders đã dẫn bình luận của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Fed đang “quá tay” trong việc chống lạm phát, rằng tốc độ tăng lãi suất như vậy là “đáng báo động”.

Một số chuyên gia bày tỏ sự “thông cảm” với ông Powell khi ông phải đưa ra một quan điểm cứng rắn như vậy. “Có sức ép từ nhiều phía đòi hỏi ông Powell phải tạm dừng việc tăng lãi suất và chờ độ trễ của các đợt tăng đã có. Nhưng tôi không cho là sẽ có một lựa chọn khác ngoài việc chấp nhận một cuộc suy thoái kinh tế. Chẳng còn cách nào khác để chống lại tình trạng lạm phát cao này mà không phải hứng chịu những cơn đau”, chuyên gia kinh tế Veronique de Rugy thuộc Đại học George Mason phát biểu.

Bản thân ông Powell cũng thừa nhận rằng cơ hội “hạ cánh mềm” - nền kinh tế chỉ giảm tốc ở mức vừa đủ để kéo lạm phát xuống, thay vì rơi vào suy thoái - của kinh tế Mỹ đã giảm đi nhiều, bởi sau những đợt tăng lãi suất liên tiếp vừa qua, lạm phát cao “cứng đầu” trong nền kinh tế dường như vẫn chưa hề lùi bước trước lãi suất lên cao. “Cơ hội hạ cánh mềm đã thu hẹp lại ư? Đúng là như vậy”, ông Powell nói.

Nguồn: Ảnh hưởng từ động thái tăng lãi suất của Fed đến kinh tế Mỹ và thế giới - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

GEX: Mảng kinh doanh nào đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu gần 30.000 tỷ đồng của GELEX sau 9 tháng?

Mảng sản xuất kinh doanh thiết bị điện vẫn đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu thuần của GELEX, đạt 12.235 tỷ đồng, chiếm 49% tổng doanh thu sau 9 tháng đầu năm.

Theo Báo cáo tài chính quý III/2022 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (mã: GEX) với doanh thu thuần đạt 7.014 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 282 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần hợp nhất của GELEX là 24.729 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.767 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và 25% so với cùng kỳ năm 2021.

Xét về cơ cấu doanh thu, mảng sản xuất kinh doanh thiết bị điện vẫn đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu thuần của GELEX. Các mảng kinh doanh khác đều có sự tăng trưởng, đóng góp vào cơ cấu doanh thu. Cụ thể như sau:

Nhóm sản xuất kinh doanh thiết bị điện đạt 12.235 tỷ đồng, chiếm 49% tổng doanh thu. Tiếp đến là: Vật liệu xây dựng đóng góp 7.124 tỷ đồng, chiếm 29%; Cho thuê bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp và dịch vụ phụ trợ khác đạt 3.097 tỷ đồng, chiếm 13%.

Mảng năng lượng và nước sạch đạt 1.079 tỷ đồng, chiếm 4%; Hàng hóa bất động ghi nhận 1.011 tỷ đồng, chiếm 4%; Hoạt động xây dựng đạt 153 tỷ đồng, chiếm 1%.

Nhìn chung, tỷ trọng doanh thu của GELEX đang dần cân bằng hơn giữa hai lĩnh vực hoạt động cốt lõi là công nghiệp điện (thiết bị điện và phát điện) và hạ tầng (khu công nghiệp, bất động sản, vật liệu xây dựng, năng lượng)…

Trong các mảng hoạt động thì chỉ có mảng thiết bị điện trong quý III giảm doanh thu 7% so với cùng kỳ 2021. Nguyên nhân chính là Công ty Dây đồng Việt Nam CFT - công ty con GELEX tạm dừng sản xuất để di dời nhà máy trong 6 tháng đầu năm 2022.

Ngược lại, các mảng hoạt động khác đều tăng trưởng mạnh về doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2022, có thể nói là kết quả của việc hợp nhất Viglacera.

Nhóm vật liệu xây dựng với các sản phẩm như: Kính tiết kiệm năng lượng, thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát, vật liệu không nung… thương hiệu Viglacera tăng trưởng doanh thu 103% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực cho thuê khu công nghiệp và dịch vụ khu công nghiệp của Viglacera đạt doanh thu 3.097 tỷ đồng, tăng 128%.

Thêm vào đó, doanh thu từ bất động sản thương mại và các khu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân quanh các khu công nghiệp của Viglacera cũng tăng trưởng mạnh 212% về doanh thu so với cùng kỳ năm trước.

Tổng quan sau 9 tháng, GELEX đã hoàn thành 69% kế hoạch doanh thu và 68% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cho cả năm. Trước đó, GELEX đặt kế hoạch năm 2022 đạt 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 ỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, tăng trưởng lần lượt 26% và 27% so với thực hiện năm 2021.

1 Likes

Công ty con Idico nâng kế hoạch lợi nhuận 2022 gấp 6 lần, chia cổ tức tỷ lệ 250%

Ngày 04/11, CTCP Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO (UPCoM: ICN) đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 và thông qua nhiều nội dung quan trọng như nâng kế hoạch kinh doanh 2022, phát hành cổ phiếu để tạm ứng cổ tức,…

Cụ thể, ĐHĐCĐ nhất trí thông qua điều chỉnh tăng kế hoạch kinh doanh năm 2022. Tổng doanh thu là 635 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 332.5 tỷ đồng, tăng lần lượt 87% và gấp gần 6 lần so với kế hoạch thông qua trước đó. Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ điều chỉnh tỷ lệ chia cổ tức từ 45% trước đó lên 250%.

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của ICN sau diều chỉnh

Nguồn: ICN

Đại hội nhất trí thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tạm ứng cổ tức năm 2022. Cụ thể, ICN dự kiến phát hành gần 8.4 triệu cp để chia cổ tức với tỷ lệ 1:0.7 (sở hữu 100 cp được nhận thêm 70 cp mới). Thời gian phân phối cổ phiếu dự kiến trong quý 1/2023. Thời điểm cụ thể do HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

Cũng tại Đại hội, ICN thống nhất miễn nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 đối với ông Đoàn Đắc Hiếu và thống nhất bổ sung ông Vũ Anh Tuấn thay vị trí của ông Hiếu.

Ở diễn biến khác, ngày 30/09 vừa qua, ICN đã chốt chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 45% (1 cp được nhận 4,500 đồng). Đây cũng là mức chia cổ tức bằng tiền mặt cao nhất kể từ khi ICN bắt đầu giao dịch trên sàn UPCoM năm 2015. Với gần 12 triệu cp đang lưu hành, ước tính ICN sẽ chi khoảng 54 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 31/10/2022.

Trong cơ cấu cổ đông của ICN, Tổng Công ty IDICO - CTCP (HNX: IDC) hiện là công ty mẹ và đang nắm giữ hơn 6.1 triệu cp, tương ứng tỷ lệ sở hữu 51% vốn. Qua đó, IDC sẽ thu về hơn 27.4 tỷ đồng từ việc ICN chia cổ tức.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2021, ICN ghi nhận doanh thu thuần gần 138 tỷ đồng, giảm gần 24% so với cùng kỳ năm trước và lãi sau ròng hơn 42 tỷ đồng, giảm 15%.

Trên thị trường, giá cổ phiếu ICN có đà tăng mạnh từ nửa đầu tháng 8, đang được giao dịch quanh mức 98,000 đồng/cp (phiên chiều 07/11), tăng 73% so với đáy 56,681 đồng/cp (phiên 17/06).

Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO (ICN) tiền thân là Công ty xây dựng số 12, được thành lập từ năm 1979. Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản, địa bàn kinh doanh chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Nguồn bài viết: Công ty con Idico nâng kế hoạch lợi nhuận 2022 gấp 6 lần, chia cổ tức tỷ lệ 250% | Fili

1 Likes

Bán tháo tăng cường độ, vốn ngoại tung tiền gom

Mặc dù VN-Index kết phiên giảm nhẹ hơn buổi sáng khoảng 1 điểm, nhưng số cổ phiếu giảm sàn tăng vọt từ 61 mã lên tới 136 mã. Trong bối cảnh dòng tiền trong nước co mình sợ hãi, khối ngoại chiều nay lại tung ra tới gần 1.400 tỷ đồng mua vào, tập trung gom toàn blue-chips…

VN-Index được một vài cổ phiếu lớn nỗ lực hãm đà rơi trong phiên chiều.

VN-Index được một vài cổ phiếu lớn nỗ lực hãm đà rơi trong phiên chiều.

Mặc dù VN-Index kết phiên giảm nhẹ hơn buổi sáng khoảng 1 điểm, nhưng số cổ phiếu giảm sàn tăng vọt từ 61 mã lên tới 136 mã. Trong bối cảnh dòng tiền trong nước co mình sợ hãi, khối ngoại chiều nay lại tung ra tới gần 1.400 tỷ đồng mua vào, tập trung gom toàn blue-chips.

Về mặt điểm số, VN-Index đóng cửa giảm 21,92 điểm tương đương 2,2% so với tham chiếu, tức là lấy lại được khoảng 1 điểm so với lúc chốt phiên sáng. Đây là thay đổi không đáng kể, chủ yếu do sự lên xuống của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn.

Cụ thể, VHM chiều nay có cải thiện, từ mức giảm 4,16% thời điểm cuối phiên sáng đã thu hẹp lại còn giảm 1,35% lúc đóng cửa. Như vậy tính riêng phiên chiều VHM đã tăng 2,93% giá trị. VIC cũng tăng gần 1,33% so với buổi sáng và chốt phiên thu hẹp mức giảm còn -1,66% so với tham chiếu. VJC, VNM, VPB, GAS và ACB là các cổ phiếu khác giao dịch tốt hơn. Số này đã bù lại tổng thể mặt bằng giá cổ phiếu còn lại rơi sâu hơn.

Giao dịch của khối ngoại là điểm sáng hiếm hoi chiều nay và cũng có tác dụng nâng đỡ ở một số mã. Cuối phiên sáng HoSE mới được giải ngân 380,3 tỷ đồng nhưng kết phiên vọt lên 1.766,5 tỷ đồng. Như vậy riêng buổi chiều nhà đầu tư nước ngoài bỏ ra 1.386,2 tỷ đồng để mua. Mức bán ra cũng tăng vọt thêm 857,8 tỷ đồng. Nhờ đó vị thế giao dịch tổng thể cả phiên đảo ngược thành mua ròng gần 520,8 tỷ đồng.

VNM được mua khá nhất và riêng buổi chiều được gom hơn 900.000 đơn vị, chiếm 60% thanh khoản. Tổng giá trị mua ròng đạt 96,1 tỷ đồng. Trong đợt ATC cổ phiếu này được đẩy giá tăng vọt 2,75% so với tham chiếu, là tác nhân quan trọng giúp VN-Index lấy lại chút ít điểm số. MSN cũng là mã được gom khá tốt chiều nay với hơn 862.000 cổ, chiếm 94% giao dịch. Mức ròng tương ứng hơn 30 tỷ đồng cho cả ngày. Loạt blue-chips khác được mua ròng tốt là DGC +79,7 tỷ, VND +46,8 tỷ, SSI +46 tỷ, HPG +20 tỷ, STB +27,6 tỷ…

Hoạt động mua ròng khá mạnh hôm nay giúp dòng vốn này đảo chiều mua trở lại kéo dài sang phiên thứ 3 liên tiếp, với tổng mức ròng 1.183 tỷ đồng. Mặc dù mua khá mạnh nhưng cũng không “bõ bèn” gì so với các tuần bán ròng liên miên trước đó. Rất có thể đây cũng chỉ là những giao dịch lướt sóng của khối ngoại mà thôi.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn của VN-Index cũng có khá nhiều mã giảm sàn.

Việc một vài cổ phiếu vốn hóa lớn cố gắng chặn đà rơi của VN-Index không có nhiều ý nghĩa. Thị trường chủ đạo vẫn bị bán tháo rất lớn. Nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ tiếp tục hứng chịu áp lực bán kinh hoàng, nhưng do mất thanh khoản ở giá thấp nhất nên không thể xuống sâu hơn nữa. Bù lại lượng bán sàn tăng lên hàng chục triệu đơn vị và số lượng giảm dây chuyền rộng hơn. Nhóm ngân hàng, chứng khoán cũng rất yếu, với TCB, EIB, HDB, LPB giảm sàn. Tới 14 cổ phiếu nhóm chứng khoán cũng đóng cửa giá sàn và mất thanh khoản, bao gồm cả loạt cổ phiếu lớn MBS, VCI, FTS, HCM, VND, SSI…

HoSE kết phiên với 75 cổ phiếu vẫn còn xanh, về số lượng có khá hơn buổi sáng (57 mã giảm). Tuy nhiên những cổ phiếu nổi bật vẫn là những mã từ sáng, với thanh khoản khá lớn như VNM, ACB, GAS, VHC, SAB, VPB, PNJ, MSN.

Thanh khoản chiều nay có tăng 27% so với buổi sáng, đạt 5.175 tỷ đồng khớp lệnh trên hai sàn niêm yết. Riêng HoSE tăng 27% với 4.689 tỷ đồng. Như vậy khối ngoại giải ngân mua buổi chiều chiếm tới gần 30% giao dịch của HoSE. Đây cũng là một nguyên nhân giúp thanh khoản tăng, còn nhà đầu tư trong nước gần như co cụm phòng thủ và giải ngân rất yếu.

Nguồn bài viết: Bán tháo tăng cường độ, vốn ngoại tung tiền gom - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Khối ngoại mua ròng 250 tỷ đồng trên HoSE, chấm dứt chuỗi 12 phiên bán ròng ở UPCoM

Khối ngoại mua ròng trở lại 251 tỷ đồng trên HoSE, tương ứng khối lượng mua ròng là 6 triệu cổ phiếu.Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VIC với 65 tỷ đồng. HPG và VNM được mua ròng lần lượt 56 tỷ đồng và 52 tỷ đồng. Khối ngoại chấm dứt chuỗi 12 phiên bán ròng liên tiếp trên UPCoM với giá trị đạt 10 tỷ đồng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/10, VN-Index giảm 38,61 điểm (-3,59%) xuống 1.035,91 điểm. HNX-Index giảm 8,04 điểm (-3,84%) xuống 226,09 điểm. UPCoM-Index giảm 2,43 điểm (2,95%) xuống 79,98 điểm.

Khối ngoại giao dịch tích cực trở lại trong phiên hôm nay khi mua vào 94,6 triệu cổ phiếu, trị giá 2.384,5 tỷ đồng, trong khi bán ra 88,3 triệu cổ phiếu, trị giá 2.114 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 6,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 271 tỷ đồng.

Riêng sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại 251 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 6 triệu cổ phiếu.

-1947-1665134154.png

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VIC với 65 tỷ đồng. HPG và VNM được mua ròng lần lượt 56 tỷ đồng và 52 tỷ đồng. Trong khi đó, STB bị bán ròng mạnh nhất với 108 tỷ đồng. DXG và GEX bị bán ròng lần lượt 94 tỷ đồng và 73 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng 9,3 tỷ đồng (tăng 22% so với phiên trước), tương ứng khối lượng mua ròng là 372.366 cổ phiếu.

-6876-1665134154.png

Khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất mã IDC với 7 tỷ đồng. PVI và TNG đều được mua ròng hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng vốn này bán ròng chủ yếu mã PVS với 3 tỷ đồng.

Tại sàn UPCoM, khối ngoại chấm dứt chuỗi 12 phiên bán ròng liên tiếp với giá trị đạt 10 tỷ đồng, dù vậy, nếu xét về khối lượng, dòng vốn này vẫn bán ròng 68.761 cổ phiếu.

-1154-1665134154.png

QNS được mua ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 5 tỷ đồng. Các mã ACV, MCH và VEA đều được mua ròng hơn 1 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, HVG bị bán ròng mạnh nhất nhưng giá trị chỉ 659 triệu đồng.

Nguồn bài viết: Khối ngoại mua ròng 250 tỷ đồng trên HoSE, chấm dứt chuỗi 12 phiên bán ròng ở UPCoM

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 07/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. HAG: Xuất hiện Gà đi bộ ăn chuối của HAGL, được bán thử tại 2 cửa hàng Bapi Đà Nẵng và Tp.HCM

  2. FRT: Mảng dược bước vào “thời điểm vàng”, FPT Retail quyết định tăng gấp đôi vốn góp cho chuỗi Long Châu lên 450 tỷ đồng

  3. DGW: Động lực tăng trưởng trong quý 4 của Digiworld gọi tên Iphone 14, World Cup, Nova Service và Achison

  4. HSG giảm 65,1% giá trị sau “lời hứa” giá cổ phiếu tăng bằng lần

  5. HPG: Sản lượng bán hàng tháng 10 xuống thấp nhất kể từ đầu năm 2021

  6. NVL: Chủ tịch Bùi Xuân Huy nói về những khó khăn của thị trường bất động sản, cho rằng trước những khó khăn chung của thị trường, doanh nghiệp này phải tái cấu trúc, rà soát lại các hoạt động kinh doanh và tập trung vào mảng kinh doanh lõi

  7. MSN: Biên lợi nhuận gộp của công ty sở hữu Winmart/Winmart+ tăng gấp rưỡi sau 2 năm

_

😎 POW: Ngày 02/11/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh đã chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần Điện khí LNG Quảng Ninh, gọi tắt là QN LNG Power.

  1. CII: Cổ phiếu giảm 75%, CII giải trình về hoạt động kinh doanh bất động sản

  2. PDR: Gần 162 triệu cổ phiếu PDR được Phát Đạt thế chấp cho các khoản vay tài chính

  3. PVD: Hơn 2 tháng trước, SSI Research dự báo lợi nhuận năm 2022 của PV Drilling sẽ quanh mức hòa vốn và LNST 6 tháng cuối năm có thể đạt 162 tỷ đồng. Tuy nhiên, PV Drilling lại tiếp tục báo lỗ quý thứ 3 liên tiếp. SSI Research “quay xe” dự báo PV Drilling lỗ hơn 200 tỷ năm 2022

  4. TNG: Dự kiến doanh thu 11 tháng đạt trên 6.300 tỷ đồng

  5. VIB nhận giải ngân khoản vay 150 triệu USD từ IFC

  6. VC2: Liên danh VINA2 trúng gói thầu 276 tỷ đồng với tỷ lệ giảm giá ‘siêu mỏng’

  7. STP: Vừa báo lãi trở lại trong quý 3, STP bị Cục Thuế Hà Nội “gõ đầu” 100 củ

  8. GEX: Tổng doanh thu gần 30.000 tỷ đồng sau 9 tháng: Mảng sản xuất kinh doanh thiết bị điện vẫn là ‘’công thần’’’ đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu thuần của GELEX, đạt 12.235 tỷ đồng, chiếm 49% tổng doanh thu sau 9 tháng đầu năm.

  9. HPG: Nhiều nhà máy thép thế giới dừng sản xuất, Hòa Phát vẫn mở rộng đầu tư

  10. Tồn kho nhiều, Hòa Phát thông báo dừng 4 lò cao mang tính sống còn

  11. BSR: ‘Núi tiền’ tỉ đô của Lọc hóa dầu Bình Sơn

  12. Lãnh đạo Bamboo Capital: Trái phiếu đáo hạn trong năm nay không phải là vấn đề lớn của tập đoàn

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. DIG: Mirae Asset tiếp tục bán giải chấp 2,8 triệu cổ phiếu của Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn

  2. Thêm Yuanta Việt Nam bán giải chấp hơn 5 triệu cp DIG của ba cha con ông Nguyễn Thiện Tuấn

  3. Chủ tịch Phát Đạt và công ty riêng bị bán giải chấp 1,47 triệu cổ phiếu PDR, một số công ty chứng khoán cắt margin

  4. Tổng Giám đốc Nhà Đà Nẵng (NDN) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu

  5. Chủ tịch Chứng khoán Everest (EVS) đăng ký mua 1,2 triệu cp khi giá mất hơn 70% từ đỉnh

  6. Dragon Capital tiếp tục bán 6 triệu cổ phiếu Kinh Bắc (KBC), tổng cộng bán ròng gần 20 triệu đơn vị trong 3 tuần

_

  1. CKG: Lên kế hoạch chào bán riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu để trả nợ

  2. Công ty con của Novaland phát hành trái phiếu không thành công

_

=> CỔ TỨC

  1. BNA: Bảo Ngọc dự kiến phát hành 5 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2021

  2. NTP: Nhựa Tiền Phong sắp chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức đợt 1/2022, tỷ lệ 15%

  3. LienVietPostBank chốt ngày trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 15%

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Phiên giao địch dầu tuần (7/11), thị trường chứng khoán giảm mạnh, VNINdex mất 21,96 điểm (-2.20%), giảm xuống còn 975,19 điểm. Trong đó, nhóm ngân hàng lao dốc với hàng loạt mã giảm sàn và cận sàn.

  • Cổ phiếu bất động sản tiếp tục lao dốc, mất thanh khoản

  • Ngay từ đầu phiên ngày hôm nay (7/11), áp lực bán đã xuất hiện với việc thị trường mở gap ( khoảng trống giá) giảm gần 10 điểm. Sau đó, những áp lực ấy tiếp tục được gia tăng khi có rất nhiều cổ phiếu bị bịt sàn trong phiên hôm nay khiến thị trường chìm trong biển lửa. Dù cho đã có một vài nỗ lực hồi phục nhất định, nhưng điều đó là không đủ để giúp thị trường thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

  • Thanh khoản tiếp tục được duy trì trên mức trung bình khi có đến hơn 600 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 10 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ gần như bao phủ toàn thị trường với 383 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 75, còn lại là 49 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

  • Phiên 07/11, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng hơn 122 tỷ đồng. Trong đó ACV được mua ròng mạnh nhất với gần 35 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng bị bán ròng hàng loạt, mạnh nhất là TCB với hơn 12 tỷ đồng.

  • Khối ngoại đảo chiều mua ròng gần 600 tỷ đồng phiên VN-Index giảm gần 22 điểm, tập trung VNM, DGC

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Phân bón: Theo dõi 30 doanh nghiệp phân bón niêm yết, nhà đầu tư dễ dàng nhận thấy sự chững lại về lợi nhuận trong quý III, sau khi ‘gặt hái’ một mùa kinh doanh tưng bừng hồi quý II…

  2. “Sức khỏe” DNNN: Nhiều “ông lớn” đưa vào “tầm ngắm“

  3. Lãi suất vay margin đang tăng lên tới gần 15%

  4. Tháng 10: Lượng tài khoản chứng khoán mới xuống dưới 100.000, thấp nhất 15 tháng

  5. Hơn 400 trường hợp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt trong 10 tháng đầu năm 2022

_

  1. Thống đốc NHNN: Thị trường ngày càng diễn biến tích cực, tâm lý thị trường cũng đã được ổn định

  2. Bộ trưởng Tài chính: Sai phạm của cá nhân không đại diện cho toàn thị trường

  3. Từ 2023, trái phiếu doanh nghiệp là “sân chơi” của doanh nghiệp minh bạch

  4. HoREA: Kiến nghị nhà đầu tư được mua trái phiếu riêng lẻ để “cứu” doanh nghiệp bất động sản

  5. Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 74.000 tỷ trong tuần qua

  6. Hơn 140 nghìn tỷ đồng được mua lại trước hạn, doanh nghiệp nỗ lực giảm áp lực đáo hạn trái phiếu

_

=> VIỆT NAM

  1. Một loạt doanh nghiệp ‘ngấm đòn’ sụt giảm đơn hàng

  2. Bộ Công Thương đề nghị các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố tăng cường biện pháp hỗ trợ nhằm bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu.

  3. Bộ Công Thương: Không cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, can đem về

  4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo giải trình gửi các đại biểu Quốc hội, sau khi có ý kiến đề nghị làm rõ rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã mang tính đại diện hay chưa khi Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế

  5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định chỉ số CPI do Tổng cục Thống kê công bố đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường.

  6. Thu ngân sách 10 tháng vượt đích cả năm

  7. Đơn hàng giảm, doanh nghiệp TP.HCM co hẹp sản xuất

_

=> THẾ GIỚI

  1. Tuần trước, thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm nhờ tin đồn Bắc Kinh sẽ nới lỏng chính sách Zero COVID. Tuy nhiên, bình luận hồi cuối tuần của các quan chức y tế có thể sẽ dập tắt hy vọng đó và khiến thị trường đảo chiều giảm điểm trong tuần này.

  2. Chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa số thị trường tăng. Nối tiếp diễn biến tích cực của tuần trước, Hang Seng tiếp tục tăng 2,69% trong phiên hôm nay

  3. Tại Châu Âu, thị trường mở phiên đầu tuần khá trầm lắng, các chỉ số đang giao dịch quanh mốc tham chiếu

  4. Doanh thu bán xe tại Anh thấp nhất trong 4 thập kỷ

  5. Đầu tư công của Peru đạt mức cao kỷ lục, thúc đẩy hoạt động kinh tế

  6. Xuất khẩu của Trung Quốc lần đầu tiên giảm trong 2 năm

  7. “Theo chân” Fed không còn là một điều phổ biến trong nền kinh tế toàn cầu rối ren. Ngân hàng trung ương Anh quốc là ngân hàng mới nhất không đi theo những dự báo của Fed trong bối cảnh Fed được coi là tích cực nhất trong việc thúc đẩy giá trị của đồng Đô La

  8. Reuters: Trung Quốc đang điều chỉnh theo từng bước nhỏ thay vì đột ngột vứt bỏ Zero COVID

  9. Công ty mẹ Facebook sắp trải qua đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất lịch sử

  10. Các nước thành viên EU lên kế hoạch mở rộng trừng phạt Iran

  11. Israel: Nhu cầu tuyển dụng trong ngành công nghệ sụt giảm

  12. Trung Quốc phát triển tàu ngầm chạy pin lithium: Hiện đại như ô tô điện, có thể tăng tốc như xe Tesla

  13. Giải độc đắc Powerball ở Mỹ lên 1,9 tỉ USD, cao nhất trong lịch sử xổ số thế giới

  14. Kể từ ngày 1/1/2023, Croatia sẽ trở thành thành viên thứ 20 của khu vực đồng Euro. Như vậy, đồng Euro sẽ trở thành đơn vị tiền tệ chính thức tại quốc gia này.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. CEO Binance Changpeng Zhao thanh lý toàn bộ khoản đầu tư vào token FTT của sàn FTX

  2. Thị trường tiền mã hóa chào tuần mới với drama “căng cực” giữa Sam FTX và CZ Binance. Chưa biết ai thắng ai, song giá token FTT và SOL thì đang dump mạnh.

  3. Chính phủ Trung Quốc là một cá voi tiền điện tử - “Các nhà chức trách Trung Quốc đã thu giữ 194 nghìn BTC, 833 nghìn ETH và những đồng khác từ vụ lừa đảo PlusToken vào năm 2019. Họ đã đưa số tài sản trị giá 6 tỷ đô la này vào kho bạc quốc gia.“

  4. 90% dự án GameFi bị tố ‘lừa đảo’

  5. 55.000 BTC, tương đương hơn 1,1 tỷ USD đã được giao dịch trên sàn Binance, trở thành kỷ lục lớn nhất về số lượng giao dịch rút ra tại một sàn giao dịch chỉ trong một ngày

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 20.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục yếu đà và về dưới 20.800 USD/BTC vào cuối ngày.

  7. Khối lượng giao dịch Dogecoin ở Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua BTC và Ethereum

  8. SEC liên tục thất bại trước Ripple tại Tòa án – XRP bật tăng mạnh mẽ giữa “tâm bão”

_

  1. “Vựa dầu” 11 tỷ thùng thành miếng bánh ngọt không ai muốn bỏ qua. Các ông lớn năng lượng quốc tế đang ngắm đến Guyana như một trong những điểm đến tiềm năng nhất để khai thác dầu mỏ với trữ lượng cực lớn, chi phí thấp.

  2. Nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến ​​sẽ bị ảnh hưởng trong những tuần tới sau khi Trung Quốc thông báo vào cuối tháng 10 đã bắt đầu gia hạn các hạn chế và khóa cửa vì Covid tại các khu vực ở một số thành phố lớn, bao gồm Quảng Châu, Vũ Hán, Tây Ninh và Bắc Kinh.

  3. Theo kế hoạch, tháng 11 này, các nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) cắt giảm sản lượng sâu (giảm 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11, tương đương 2% nguồn cung toàn cầu)

  4. Động thái của Ả Rập Saudi trong việc dẫn dắt các quyết định của khối OPEC và các đối tác đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Mỹ. Mâu thuẫn bùng nổ, “Thỏa thuận bí mật” đổ bể, cả thế giới gặp khó?

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,23 USD (-0,25%), xuống 92,38 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,19 USD (-0,19%), xuống 98,38 USD/thùng.

_

  1. Tỷ giá USD tăng 8,5% từ đầu năm

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ tăng 52,1 USD lên mức 1.682,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm về dưới 1.670 USD, nhưng đã hồi phục mạnh lên gần 1.680 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng

Vàng SJC 67.3 tr/lượng

USD 24,874 đồng

Bảng Anh 28,590 đồng

EUR 25,403 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Tồn kho nhiều, Hòa Phát thông báo dừng 4 lò cao mang tính sống còn

Theo văn bản, Hòa Phát thông báo dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa có thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.

Theo văn bản, ngoài việc dừng 4 lò trên, trong tháng 12 tới Hòa Phát sẽ dừng sản xuất 1 lò cao nữa tại Dung Quất, tức là từ nay đến cuối năm, Hòa Phát Dung Quất có thể có 3 lò cao dừng hoạt động. “Ngay khi chúng tôi chắc chắn về việc dừng lò cao lần thứ 3, chúng tôi sẽ có thông báo chính thức” - Văn bản viết.

Lý do dừng lò được đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tập đoàn được tiếp tục duy trì - động thái này được Hòa Phát nhận định là để “mang tính sống còn của doanh nghiệp” trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn.

Dù thị trường đang gặp khó nhưng hiện tại tồn kho của các doanh nghiệp thép vẫn ở mức khá cao, do đó có thể thấy việc giảm công suất để tập trung giải phóng hàng tồn là phương án hợp lý. Cuối quý 2/2022, hàng tồn kho của Hòa Phát tăng vọt lên 57.600 tỷ đồng từ mức 40.000 tỷ cuối quý 1 trước khi giảm về 44.000 tỷ cuối quý 3.

Quý III/2022, Hòa Phát lỗ lịch sử 1.800 tỷ đồng và cũng là cái tên ghi nhận lỗ lớn nhất trong toàn ngành thép, doanh thu của đại gia thép này đã liên tục đi xuống sau khi đạt đỉnh vào quý IV năm ngoái.

Theo lý giải của Hoà Phát, kết quả kinh doanh trên do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, cùng với đó, giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá than cao gấp 3 lần thời điểm bình thường. Tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh cũng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty.

Không chỉ thế, sản lượng bán hàng tại Hòa Phát cũng xuống thấp nhất kể từ đầu năm 2021, cụ thể đạt 492.000 tấn, giảm 42% so với tháng 10/2021.

Trong đó, thép xây dựng đạt gần 210.000 tấn, bằng 45% so với cùng kỳ. Thép cuộn cán nóng (HRC) ghi nhận 267.000 tấn, tăng 30%.

untitled(1).png

Phía Hòa Phát cho biết, trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ điều chỉnh sản xuất và bán hàng linh hoạt theo diễn biến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, trong đó ưu tiên quản trị tốt hơn hàng tồn kho và chi phí vận hành.

Nhìn chung, trước tình hình kinh doanh ảm đạm, không chỉ riêng Hòa Phát mà không ít nhà sản xuất thép khác cũng đã và đang cắt giảm công suất để tập trung xóa hàng tồn kho.

Trước đó, có Công ty CP Thép Pomina (mã: POM) thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao từ ngày 23/9 và chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ công nhân viên của công ty.

Tương tự, Công ty TNHH Thép Miền Nam - VNSTEEL trong ngày 25/10 cũng gửi thông báo đến cán bộ nhân viên về việc tổ chức nghỉ luân phiên theo kế hoạch ngưng sản xuất dài ngày từ tháng 10 đến tháng 12/2022.

11-7-2022-5-08-44-pm.png

Nguồn bài viết: Tồn kho nhiều, Hòa Phát thông báo dừng 4 lò cao mang tính sống còn

1 Likes

Tân Việt (TVSI) nâng lượng bán giải chấp tài khoản chủ tịch Phát Đạt phiên ngày mai 8/11

Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vừa thông báo bán giải chấp 3,7 triệu cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt và công ty liên quan.

Diễn biến giá cổ phiếu PDR kể từ đầu năm. Nguồn: TradingView.

Cụ thể, theo thông báo cuối ngày giao dịch của Chứng khoán Tân Việt, công ty sẽ bán giải chấp 1,8 triệu cổ phiếu PDR của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt do ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty sở hữu. Thời gian thực hiện từ phiên 8/11 cho đến khi đủ tỷ lệ ký quỹ theo quy định.

Bên cạnh đó, Tân Việt sẽ bán giải chấp 1,9 triệu cổ phiếu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Phát Đạt Holdings trong khoảng thời gian tương tự. Đây là tổ chức có liên quan đến chủ tịch Phát Đạt

Trước đó, Chứng khoán Tân Việt thông báo bán giải chấp 1,47 triệu cổ phiếu của hai cổ đông trên, gồm 750.000 cổ phiếu PDR của ông Nguyễn Văn Đạt và 720.000 cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của Phát Đạt Holdings.

Cùng với động thái bán giải chấp của Tân Việt, một số công ty chứng khoán thông báo cắt margin cổ phiếu PDR như Chứng khoán KB Việt Nam, Chứng khoán Phú Hưng, SHS.

Ghi nhận trong phiên giao dịch ngày 7/11, cổ phiếu PDR giảm sàn với khối lượng đặt bán giá sàn trên 9 triệu đơn vị. Lực cầu yếu nêu chỉ có hơn 280.000 cổ phiếu được khớp lệnh. Với quy mô giao dịch như hiện nay, các công ty chứng khoán chưa thể bán giải chấp cổ phiếu này.

Cùng với PDR, cổ phiếu DIG do sở hữu của ông Nguyện Thiện Tuấn và gia đình cũng bị nhiều công ty chứng khoán bán giải chấp đợt này. Đóng cửa phiên 7/11, giá cổ phiếu PDR ở 34.900 đồng/cp, mất 50% giá trị kể từ đầu năm.

Nguồn bài viết: Tân Việt (TVSI) nâng lượng bán giải chấp tài khoản chủ tịch Phát Đạt phiên ngày mai 8/11

1 Likes

Chứng khoán toàn cầu tăng mạnh trong lúc đợi bầu cử ở Mỹ, giá dầu không giữ được đỉnh 2 tháng

Với mức độ ham thích rủi ro tăng lên so với các phiên trước, nhà đầu tư vẫn xuống tiền mua cổ phiếu…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (7/11), khi giới đầu tư cho rằng Trung Quốc có thể sắp dỡ các hạn chế chống Covid và phập phồng hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc tới mức đủ để Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sớm giảm tốc độ tăng lãi suất.

Tuy nhiên, tâm lý của nhà đầu tư cũng ít nhiều thận trọng trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào ngày thứ Ba. Điều này khiến giá dầu giằng co mạnh và kết thúc phiên trong trạng thái giảm, dù đã có lúc đạt đỉnh 2 tháng.

Phiên đầu tuần đón nhận số liệu thống kê cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 10, trong bối cảnh nước này tiếp tục áp dụng các biện pháp hà khắc để chống dịch Covid-19. Thị trường cũng không loại trừ khả năng dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ công bố ngày thứ Năm sẽ tiếp tục cho thấy lạm phát ở nước này vẫn nóng. Dù vậy, với mức độ ham thích rủi ro tăng lên so với các phiên trước, nhà đầu tư vẫn xuống tiền mua cổ phiếu.

Tại Mỹ, nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc bỏ phiếu sẽ quyết định xem liệu phe Cộng hoà có thể giành quyền kiểm soát Quốc hội Mỹ từ tay Đảng Dân chủ.

“Thị trường vẫn đang hành xử dựa theo các thông tin hàng ngày, trước mắt là bầu cử”, chiến lược gia trưởng Tim Ghriskey của Inverness Counsel nói với hãng tin Reuters. “Nhưng kết quả bầu cử sẽ không có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Nhân tố ảnh hưởng chính vẫn là chính sách của Fed và cuộc chiến tranh Nga-Ukraine”.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 1,31%; S&P 500 tăng 0,96%; và Nasdaq tăng 0,85%.

Trong số các thị trường chủ chốt của châu Âu, chỉ có chứng khoán Anh giảm phiên này, với chỉ số FTSE mất 0,48% điểm số. Chỉ số DAX của Đức tăng 0,55%; CAC của Pháp gần như đi ngang; và Stoxx 600 của thị trường khu vực chốt phiên với mức tăng 0,33%.

Trước đó, thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng 1,3% trong phiên ngày thứ Hai. Chỉ số MSCI All Country World Index của chứng khoán thế giới tăng 1,14%.

Việc mỗi chính đảng của Mỹ nắm quyền kiểm soát một viện Quốc hội nước này thường được xem là tốt cho thị trường chứng khoán. Hiện tại, Đảng Dân chủ đang nắm đa số mong manh ở cả Thượng viện và Hạ viện.

Tuy nhiên, nhà phân tích cấp cao Joe Manimbo của công ty Convera cho rằng hy vọng về việc kinh tế Mỹ đang mất đà và Fed từ đó sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất mới là động lực chính đưa thị trường tăng điểm phiên này. Ngoài ra, hy vọng này cũng kéo đồng USD giảm giá.

“Thị trường đang thực sự hy vọng về việc Fed chuyển sang mềm mỏng hơn. Nhà đầu tư có thể bấu víu vào bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào của nền kinh tế để nuôi dưỡng hy vọng rằng sự dịch chuyển của Fed sẽ sớm diễn ra”, ông Manimbo nói.

Hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ Lao động Mỹ đã công bố báo cáo việc làm tháng 10 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tuần này, ngoài cuộc bầu cử ở Mỹ, tâm điểm chú ý sẽ hướng tới báo cáo lạm phát tháng 10 công bố vào ngày thứ Năm. Ông Manimbo nhấn mạnh rằng số liệu lạm phát yếu hơn dự báo sẽ thúc đẩy tâm lý ham thích rủi ro của nhà đầu tư, đồng thời gây áp lực giảm lên tỷ giá đồng USD.

Thị trường hiện dự báo lạm phát tháng 10 ở Mỹ giảm còn 8%, từ mức 8,2% của tháng trước, và lạm phát lõi hạ về 6,5% từ 6,6%.

Phiên này, chứng khoán thế giới cũng hưởng lợi từ những đồn đoán cho rằng Trung Quốc có thể sắp giảm bớt một số hạn chế chống Covid, sau khi Chính phủ nước này phát tín hiệu sẽ cho phép việc ra, vào thủ đô Bắc Kinh được dễ dàng hơn.

Chiến lược gia Stephane Ekolo của công ty Tradition nói rằng thị trường đang cố tìm một cái cớ để mua cổ phiếu. “Dù Trung Quốc vẫn giữ chiến lược Zero-Covid, một số người trên thị trường đang cố tin rằng Bắc Kinh sẽ nới lỏng chính sách này”, bà Ekolo nói.

Giá dầu thô có lúc tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 8, nhờ hy vọng Trung Quốc sắp nới hạn chế. Tuy nhiên, giá dầu đã có một phiên giằng co mạnh và chốt phiên trong trạng thái giảm.

Lúc đóng cửa, giá dầu thô WTI giao sau tại New York giảm 0,82 USD/thùng, còn 91,79 USD/thùng. Giá dầu Brent giao sau tại London giảm 0,65 USD/thùng, còn 97,92 USD/thùng.

Nguồn bài viết: Chứng khoán toàn cầu tăng mạnh trong lúc đợi bầu cử ở Mỹ, giá dầu không giữ được đỉnh 2 tháng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

TP.HCM yêu cầu ngân hàng SCB không né tránh người dân mua trái phiếu

Lãnh đạo TP.HCM đề nghị ngân hàng SCB phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố chủ động bố trí địa điểm tiếp người dân rộng rãi, thông thoáng; cung cấp thông tin, giải thích rõ ràng; tuyệt đối không né tránh người mua trái phiếu. Phía đại diện ngân hàng khẳng định “không vô can” với vấn đề này và sẽ đồng hành cùng người dân.

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thị Thắng và Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Minh Châu tại cuộc họp về tình hình liên quan đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Theo đó, hai Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng và Ngô Minh Châu đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về tình hình liên quan đến ngân hàng SCB.

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến từ các cơ quan, đơn vị dự họp, lãnh đạo TP.HCM đề nghị SCB phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động bố trí địa điểm tiếp người dân rộng rãi, thông thoáng; cung cấp thông tin, giải thích rõ ràng, ân cần, lịch sự, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng từng trường hợp để hỗ trợ, đối thoại; tuyệt đối không né tránh.

Theo lãnh đạo TP.HCM, người dân cần bình tĩnh, thực hiện đúng quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại.

Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng yêu cầu ngân hàng SCB phải có cơ chế trao đổi thông tin nhanh chóng để báo cáo lãnh đạo thành phố, lãnh đạo địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh; phối hợp với các lực lượng chức năng vận động, giải thích cho người dân, giải quyết những vấn đề liên quan ngay tại cơ sở.

Được biết, sau chỉ đạo của thành phố, ngày 7/11, SCB cũng lần đầu tiên tổ chức buổi làm việc trực tiếp với một số khách hàng mua trái phiếu của Công ty An Đông thông qua ngân hàng.

Nhiều người dân tại cuộc họp bức xúc khi nhân viên ngân hàng đã chào mời họ mua trái phiếu một cách sai lệch và thiếu trung thực. Nhiều người mua trái phiếu trong bối cảnh chung sau khi vừa tất toán sổ tiết kiệm, được nhân viên ngân hàng tư vấn chuyển qua loại sản phẩm mới. Họ cho biết không hề được tiếp cận tới bất kỳ tài liệu nào liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp mà chỉ ký vào tờ uỷ nhiệm chi, cho tới gần chục ngày sau mới nhận được hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp đầy đủ.

Tại cuộc họp 7/11, ông Hoàng Minh Hoàn – Phó tổng giám đốc thường trực SCB cho biết ngân hàng không chủ trương chỉ đạo cán bộ nhân viên tư vấn sai lệch cho khách hàng. Tuy nhiên, ông khẳng định “ngân hàng không vô can trong vấn đề liên quan đến trái phiếu của khách hàng”. Do đó, ngân hàng cam kết cùng phối hợp với Công ty chứng khoán Tân Việt, tổ chức phát hành, các cơ quan chức năng có liên quan để đồng hành cùng với người dân.

Đại diện của chính quyền địa phương tại cuộc họp cũng cho biết, SCB sẽ cùng các bên có liên quan tham mưu cho thành phố, sớm có văn bản gửi đến Trung ương để kiến nghị giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người mua trái phiếu.

Theo Công ty chứng khoán Tân Việt, có khoảng 40.000 khách hàng mua trái phiếu An Đông qua SCB, gồm 17.400 người sở hữu trái phiếu ADC.2018.09, hơn 5.000 người mua lô ADC.2018.09-01 và hơn 15.500 người mua lô ADC.2019.01.

Nguồn bài viết: TP.HCM yêu cầu ngân hàng SCB không né tránh người dân mua trái phiếu | Dân Việt

Con gái Chủ tịch DIC Corp chỉ mua 23% trong 20 triệu cổ phiếu DIG đăng ký


Dù thị giá cổ phiếu DIG liên tục rơi không thấy đáy, Phó Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – HoSE: DIG) chỉ mua được một lượng nhỏ số cổ phiếu đã đăng ký do không thu xếp kịp tài chính.

Theo thông báo sáng 8/11, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Phó Chủ tịch HĐQT DIC Corp đã hoàn tất việc mua vào 4,571 triệu cổ phiếu DIG theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 7/10/2022 – 4/11/2022, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,36% vốn của DIG tương đương với 26,591 triệu cổ phần.

Như vậy, bà Huyền chỉ mua được gần 23% trong số 20 triệu cổ phiếu DIG đã đăng ký trước đó. Lý do không hoàn tất giao dịch theo kế hoạch được bà đưa ra là vì không thu xếp kịp tài chính.

Ngoài vai trò Phó Chủ tịch HĐQT DIC Corp, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền còn được biết đến là con gái Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn.

Tính riêng năm 2022, người nhà Chủ tịch HĐQT DIC Corp đã thực hiện nhiều giao dịch mua cổ phiếu. Cụ thể, các cá nhân là bà Lê Thị Hà Thanh (vợ Chủ tịch), bà Hà Thị Thanh Châu (em dâu Chủ tịch) đã liên tục có động thái mua vào cổ phiếu. Tuy nhiên, tất cả các giao dịch này đều không mua hết số lượng cổ phiếu đăng ký với lý do không thu xếp kịp tài chính hay diễn biến giá không phù hợp…

Đáng chú ý nhất là Phó Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường - con trai ông Nguyễn Thiện Tuấn đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu từ 30/6-29/7/2022, tuy nhiên đã không thực hiện với lý do không thu xếp được tài chính. Trước đó, hồi đầu năm khi giá cổ phiếu DIG rơi sâu, ông Cường cũng đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu, song chỉ thực hiện mua 145.000 đơn vị.

Tại ĐHĐCĐ bất thường lần 2 vào tháng 10 vừa qua, bản thân ông Tuấn cũng đã hứa sẽ mua vào 10 triệu cổ phiếu DIG nếu như giá cổ phiếu hết tháng 10 vẫn ở dưới mức 30.000 đồng/CP.

Cổ phiếu DIG đang có đà giảm mạnh trên thị trường chứng khoán. Tính tới 9h50 phiên 8/11, DIG giảm kịch biên độ về còn 14.400 đồng/cp, với thanh khoản vỏn vẹn ở mức 358.000 đơn vị được khớp, dù có tới hơn 26 triệu cổ phiếu được kê lệnh giá sàn. Đây là phiên giảm sàn ‘trắng bên mua’ thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này.

Nguồn bài viết: Con gái Chủ tịch DIG chỉ mua 23% lượng cổ phiếu đã đăng ký | Mekong ASEAN

1 Likes

Thị giá “bốc hơi” 70% từ đỉnh, cổ phiếu VNDirect (VND) xuống sát mệnh giá

Thị giá “bốc hơi” 70% từ đỉnh, cổ phiếu VNDirect (VND) xuống sát mệnh giá

7 tháng kể từ sau khi đạt đỉnh lịch sử, cổ phiếu VND đã “bốc hơi” 70% thị giá, tương ứng vốn hóa thị trường bị thổi bay gần 30.000 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD).

Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm khá mạnh sau khi thủng mốc 1.000 kéo theo hàng loạt cổ phiếu chìm sâu, thậm chí giảm sàn. Nhóm chứng khoán là một trong những tâm điểm bị bán mạnh với hàng loạt cổ phiếu “trắng bên mua” phiên 7/11 và VND của VNDirect cũng không ngoại lệ.

Cổ phiếu này rơi về sát mệnh giá với 10.450 đồng/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ ngày 18/5/2021 (tính theo giá điều chỉnh). So với đỉnh đạt được hồi đầu tháng 4, thị giá VND đã “bốc hơi” 70%. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bị thổi bay gần 30.000 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD) còn 12.700 tỷ đồng.

Thị giá “bốc hơi” 70% từ đỉnh, cổ phiếu VNDirect (VND) xuống sát mệnh giá - Ảnh 1.

Thực tế, VND từng là cổ phiếu “khỏe” nhất dòng chứng khoán khi vẫn kéo dài được đà tăng đến đầu tháng 4 năm nay. Trong khi đó, hầu hết các cổ phiếu nhóm chứng khoán đều đã điều chỉnh mạnh sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 11 năm ngoái, thời điểm thị trường giao dịch sôi động bậc nhất trong lịch sử với nhiều phiên khớp lệnh tỷ USD.

Tuy nhiên, cùng với những biến động không thuận lợi, làn sóng nhà đầu tư mới – động lực chính cho sự bứt phá của thị trường giai đoạn trước, cũng đã hạ nhiệt. Lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước đã liên tục sụt giảm sau khi đạt đỉnh và chỉ còn chưa đến 100.000 tài khoản trong tháng 10, thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Thanh khoản thị trường cũng theo đó ngày càng sụt giảm. Giá trị khớp lệnh bình quân liên tục sụt giảm các tháng gần đây xuống mức 9.300 tỷ đồng/phiên trong tháng 10, thấp nhất kể từ đầu năm 2021. Bên cạnh đó, xu hướng tăng lãi suất đã kéo theo một lượng lớn dòng tiền rút ra khỏi thị trường để quay trở lại sản xuất kinh doanh hoặc chuyển sang kinh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm. Ngoài ra, các biện pháp thắt chặt trái phiếu và tín dụng hạn chế cũng phần nào ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường.

Thị giá “bốc hơi” 70% từ đỉnh, cổ phiếu VNDirect (VND) xuống sát mệnh giá - Ảnh 2.

Thanh khoản sụt giảm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các CTCK và VNDirect cũng không ngoại lệ. Trong quý 3, doanh thu hoạt động của VNDirect giảm 16% so với cùng kỳ, xuống còn 1.367 tỷ đồng. Mảng đóng góp nguồn thu lớn là môi giới ghi nhận doanh thu giảm 42% so với cùng kỳ xuống còn 252,5 tỷ đồng.

Trong quý 3, hoạt động tự doanh cũng kém hiệu quả khi lỗ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng mạnh 71% lên mức 648 tỷ đồng trong khi lãi từ FVTPL chỉ ở mức 606 tỷ đồng. Ngược lại, lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng 21% lên 377.5 tỷ đồng và là mảng duy nhất khởi sắc trong quý vừa qua.

Kinh doanh không mấy khả quan trong bối cảnh thanh khoản thị trường sụt giảm nhưng giao dịch cổ phiếu VND trên sàn vẫn rất sôi động. Bình quân trong 1 tháng trở lại đây, khối lượng giao dịch của VND đạt 22,8 triệu đơn vị/phiên, xếp thứ 2 toàn sàn chỉ sau cổ phiếu quốc dân HPG. Giá trị giao dịch bình quân cũng đạt xấp xỉ 300 tỷ đồng/phiên trong 20 phiên gần nhất, đứng thứ 4 toàn sàn chứng khoán.

Việc cổ phiếu liên tục giảm mạnh và chiết khấu sâu từ đỉnh cũng đã kích thích dòng tiền bắt đáy khi mức định giá đã hợp lý hơn. Hiện tại, cổ phiếu này đã về dưới giá trị sổ sách với P/B chỉ ở mức 0,87 lần, một điều hiếm thấy đối với các công ty đầu ngành. Thêm nữa, thị giá “mềm” hơn sau những đợt điều chỉnh do hoạt động phát hành tăng vốn cũng góp phần giúp nhà đầu tư dễ tiếp cận hơn với cổ phiếu này.

Sau nhiều đợt chào bán tăng vốn trong hơn một năm qua, vốn điều lệ của VNDirect hiện đã lên đến gần 12.180 tỷ đồng, xếp thứ 2 trong nhóm chứng khoán chỉ sau SSI. Tổng lượng cổ phiếu lưu hành tương ứng hơn 1,2 tỷ đơn vị trong đó có hơn 900 triệu cổ phiếu lưu hành tự do. Đây là lượng free float lớn thứ 7 trên sàn chứng khoán (không tính nhóm ngân hàng do quy định đặc thù về tỷ lệ sở hữu).

Thị giá “bốc hơi” 70% từ đỉnh, cổ phiếu VNDirect (VND) xuống sát mệnh giá - Ảnh 3.

1 Likes

DIG - Nàng đẹp tuổi 14 nha :smiley:

Lợi nhuận 9 tháng 2022 vượt kế hoạch năm, IDICO (IDC) muốn mua cổ phiếu quỹ

(ĐTCK) Tổng công ty IDICO (mã chứng khoán IDC - sàn HNX) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc sẽ mua cổ phiếu quỹ, vừa để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, vừa mang lại lợi ích cho cổ đông.

Động thái này đặt trong bối cảnh giá cổ phiếu IDC bị ảnh hưởng theo thị trường chung trong thời gian qua, bất chấp kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực. Tính từ đầu tháng 10 trở lại đây, cổ phiếu IDC giảm 22,5%, từ vùng 49.700 đồng/CP về 38.500 đồng/CP, khối lượng giao dịch bình quân/ngày đạt hơn 3,5 triệu đơn vị.

IDC thống nhất chủ trương mua lại cổ phiếu IDC làm cổ phiếu quỹ, qua đó làm giảm vốn điều lệ. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông 18/11. Nội dung lấy ý kiến chi tiết về việc mua lại cổ phiếu sẽ được thực hiện trong tháng 12/2022.

Tiềm lực vốn của IDC hoàn toàn có khả năng để thực hiện thành công việc mua cổ phiếu quỹ. Việc mua vào cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp là công cụ phổ biến ở thị trường chứng khoán, thường có tác động tâm lý tích cực, củng cố niềm tin nhà đầu tư vào tiềm lực tài chính công ty, cũng như giúp gia tăng lợi ích cổ đông khi lượng cổ phiếu lưu hành giảm xuống, trong khi triển vọng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp vẫn khả quan.

Tính đến thời điểm cuối quý III/2022, tổng tài sản IDC đạt 16.200 tỷ đồng, trong đó tiền mặt và tương đương tiền, các khoản tiền gửi ngân hàng của IDC lên đến gần 2.300 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ phải trả hơn 9.863 tỷ đồng, trong đó doanh thu chưa thực hiện ngắn và dài hạn hơn 4.108 tỷ đồng, cơ cấu nợ vay/tổng tài sản ở mức 22,8%, trong đó nợ vay ngắn hạn giảm mạnh từ 1.447,7 tỷ đồng đầu năm xuống còn 797,5 tỷ đồng và nợ dài hạn tăng từ 2.084 tỷ đồng lên 2.909 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu hơn 6.351,6 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ 3.299 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối hơn 1.584 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với đầu năm.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, IDC ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh gấp 2 lần cùng kỳ, đạt 7.000 tỷ đồng, lãi ròng 2.100 tỷ đồng, gấp 4,6 lần cùng kỳ . Với kết quả này, IDC đã hoàn thành 88% kế hoạch doanh thu và vượt 7% kế hoạch lợi nhuận.

Ngày 20/9 vừa qua, IDC thông qua nghị quyết góp vốn thành lập CTCP Idergy với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, là công ty con thứ 3 của IDC hoạt động trong mảng kinh doanh và sản xuất điện. Trong đó, IDC nắm 99,99% vốn điều lệ.

Tại thời điểm cuối quý III/2022, IDC có tổng cộng 14 công ty con; 3 công ty liên doanh, liên kết và 3 đơn vị trực thuộc.

Ngoài Idergy, IDC có 2 công ty chuyên về điện là CTCP Đầu tư phát triển nhà và đô thị IDICO (IDICO-UDICO) hoạt động chính trong kinh doanh điện và xây lắp; CTCP Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO (IDICO-SHP) sản xuất kinh doanh điện và nước sạch. Hai công ty này do IDC nắm giữ lần lượt 51% và 51,66% vốn điều lệ.

Kết thúc quý III, mảng kinh doanh điện mang lại cho IDC 2.100 ngàn tỷ đồng doanh thu (chiếm 30% cơ cấu doanh thu của Công ty), xếp sau hoạt động hạ tầng khu công nghiệp (58%).

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/11, cổ phiếu IDC đứng tại mức giá 38.500 đồng/CP.

Chủ tịch và CEO Thế Giới Di Động cùng chi tiền đỡ giá cổ phiếu MWG

Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu nắm giữ của Chủ tịch Thế Giới Di Động dự kiến nâng lên hơn 35 triệu cổ phiếu. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ 14/11 đến 13/12.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MWG theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn hoặc giao dịch thỏa thuận. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến trong khoảng thời gian 14/11 - 13/12.

Mục đích thực hiện giao dịch là tăng tỷ lệ sở hữu. Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu nắm giữ của vị chủ tịch dự kiến nâng lên 35.129.892 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ tăng từ 2,331% lên 2,4% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Kết phiên 7/11, giá cổ phiếu MWG là 42.850 đồng/cổ phiếu, giảm gần 54% so với đỉnh lịch sử giữa tháng 4 năm nay. Với thị giá hiện nay, ước tính ông Tài sẽ chi ra 43 tỷ đồng để thực hiện giao dịch.

Lần gần nhất của ông Tài mua cổ phiếu MWG là hồi tháng 4/2020 khi thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu do dịch COVID-19 bùng nổ, với số lượng mua là 200.000 đơn vị trên tổng số 500.000 cp đăng ký.

Diễn biến cổ phiếu MWG (Nguồn: Tradingview)

Trong khoảng tời gian 11/11 - 9/12, ông Trần Huy Thanh Tùng, Tổng Giám đốc của Thế giới Di động đăng ký mua 500.000 cp. Nếu giao dịch thành công, ông Tùng sẽ nâng lượng cổ phần nắm giữ lên hơn 11,1 triệu cp.

Thông tin về kết quả kinh doanh 9 tháng của Thế Giới Di Động, doanh thu thuần đạt 102.816 tỷ đồng, lãi sau thuế 3.483 tỷ; tăng lần lượt 18% và 4% so với cùng kỳ năm ngoái. So với mục tiêu 140.000 tỷ doanh thu và 6.350 tỷ lợi nhuận sau thuế, MWG đã thực hiện được 73% chỉ tiêu doanh thu và đạt 55% con số lợi nhuận năm sau ba quý.

Trong quý IV, công ty cho biết sẽ tạm dừng mở mới cửa hàng ở tất cả các chuỗi (ngoại trừ một số ít cửa hàng thử nghiệm hoặc các cửa hàng mang lại lợi nhuận ngay). Ban lãnh đạo cũng dự kiến nỗ lực để tăng trưởng dương năm 2022 và trên hết là bảo vệ dòng tiền hoạt động.

Nguồn bài viết: Chủ tịch và CEO Thế Giới Di Động cùng chi tiền đỡ giá cổ phiếu MWG

1 Likes