Chứng sỹ săn tin!

Đây là bài nguồn Báo tuổi trẻ nha bác, :))))) chưa biết sao gỡ và có bị gỡ ko

Ai là chủ dự án 423 Minh Khai, Hà Nội vừa bị Trung ương đưa vào ‘diện theo dõi’?

TTO - Những sai phạm tại dự án tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà ở, trường học ở 423 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa vào diện theo dõi.

Ai là chủ dự án 423 Minh Khai, Hà Nội vừa bị Trung ương đưa vào diện theo dõi? - Ảnh 1.

Một góc dự án 423 Minh Khai vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa vào diện theo dõi

Chủ đầu tư dự án này là Công ty cổ phần Terra Gold Việt Nam, thành lập tháng 9-2015, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng nhà, công trình kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, khảo sát thị trường, kinh doanh bất động sản…

Ba cổ đông góp vốn lập Công ty CP Terra Gold Việt Nam gồm ông Nguyễn Hồng Ngọc góp 0,1% vốn, đang đảm nhiệm vai trò chủ tịch Công ty TNHH Terra Capital Việt Nam.

Công ty CP Đầu tư và tư vấn Hải Dương góp 64,9% vốn, do ông Vũ Đình Chiến là đại diện sở hữu.

Cổ đông thứ ba là Công ty CP Dệt Minh Khai, góp 35% vốn, chính là chủ sở hữu cũ của khu đất “vàng” hơn 38.100m2 - nơi xây dựng dự án tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà ở, trường học 423 Minh Khai (tên thương mại Imperia Sky Garden).

Ai là chủ dự án 423 Minh Khai, Hà Nội vừa bị Trung ương đưa vào diện theo dõi? - Ảnh 2.

Dự án 423 Minh Khai còn có tên thương mại là Imperia Sky Garden

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, dự án tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà ở, trường học ở 423 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được UBND TP Hà Nội quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 11-2016, trên khu đất rộng 38.155,9m2 của Công ty TNHH MTV dệt 19/5 Hà Nội (sau đổi tên thành Công ty CP Dệt Minh Khai).

Tháng 12-2016, UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi 38.155,9m2 đất tại số 423 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng do Công ty CP Dệt Minh Khai đang sử dụng để giao cho Công ty CP Terra Gold Việt Nam thực hiện dự án tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, nhà ở, nhà trẻ và trường học.

Trong đó, diện tích đất xây dựng công trình tại dự án khoảng 31.014,8m2, đất mở đường theo quy hoạch 7.141,1m2.

Các hạng mục chính trong dự án gồm công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn, nhà ở; trường mầm non, trường tiểu học, và đất trồng cây xanh.

Và theo giấy phép xây dựng số 20 được Sở Xây dựng TP Hà Nội cấp cho Công ty CP Terra Gold Việt Nam, dự án tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà ở, trường học ở 423 Minh Khai có chiều cao xây dựng 27 tầng nổi, 3 tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng tum thang kỹ thuật. Tổng diện tích sàn xây dựng dự án là 211.128,1m2 phần nổi, và 43.416m2 phần ngầm.

4 Likes

Thiệt luôn, báo chí viết sao mà đọc vô quá trời chữ mà ko nắm dc cmj hết luôn á :))))

1 Likes

Singapore nói “Không” với đầu cơ tiền ảo

Phó Thủ tướng Lawrence Wong cũng khẳng định, Singapore cần có lập trường mạnh mẽ chống lại hoạt động đầu cơ và giao dịch tiền điện tử, đặc biệt là của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Biểu tượng FTX tại văn phòng của hãng ở Miami, bang Florida (Mỹ). Ảnh: Reuters/TTXVN

Trả lời phỏng vấn tại Diễn đàn kinh tế mới Bloomberg 2022 mới đây, Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong khẳng định nước này có thể muốn trở thành “gã khổng lồ” trong ngành tài sản kỹ thuật số, nhưng hoàn toàn không mở cửa cho hoạt động đầu cơ tiền điện tử.
Theo Văn phòng Thủ tướng Singapore, ông Lawrence Wong cho rằng Singapore đã đi đúng hướng trong việc đổi mới tài sản kỹ thuật số. Đây là công cụ hỗ trợ quan trọng có thể biến đổi thị trường tài chính, thanh toán xuyên biên giới, thị trường thanh toán kỳ hạn và thị trường vốn, với rất nhiều tiềm năng ở trong lĩnh vực này.
Phó Thủ tướng Lawrence Wong cũng khẳng định, Singapore cần có lập trường mạnh mẽ chống lại hoạt động đầu cơ và giao dịch tiền điện tử, đặc biệt là của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Vì vậy, trước khi vụ sàn giao dịch tiền điện tử FTX sụp đổ, Singapore đã có tư vấn về việc thắt chặt các quy định pháp lý xung quanh khía cạnh này đối với giao dịch tiền điện tử, về khả năng tiếp cận tiền điện tử của các nhà đầu tư lẻ. Ông Lawrence Wong nói thêm nước này có tài liệu tham vấn và sẽ xem xét các quy tắc cần thiết đối với lĩnh vực tiền điện tử.
Ông Lawrence Wong, cũng là Bộ trưởng Tài chính Singapore, nhận định trong trường hợp FTX, có những cáo buộc rất nghiêm trọng thậm chí có khả năng gian lận. Vì vậy, đây không chỉ là về quản trị, mà còn là một loạt vấn đề khác.
Sàn giao dịch FTX đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 11/11, khiến khoảng một triệu khách hàng và các nhà đầu tư khác phải đối mặt với khoản lỗ hàng tỷ USD. Sự sụp đổ của nó đã tạo ra những đợt sóng trên khắp thế giới tiền điện tử, dẫn đến BTC và các tài sản kỹ thuật số khác giảm mạnh./.

Nguồn bài viết: Singapore nói “Không” với đầu cơ tiền ảo

1 Likes

Gỡ ‘vướng’ để nâng tầm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện có quy mô vốn hóa lớn hơn nhiều quốc gia thuộc thị trường mới nổi. Theo các chuyên gia, lợi thế về quy mô và nền tảng kinh tế của Việt Nam được đánh giá tốt hơn so với mặt bằng chung của các quốc gia trong khu vực giúp TTCK Việt Nam có cơ hội lớn để thu hút nguồn vốn ngoại một khi việc nâng hạng hoàn thành.

Việt Nam tiếp tục ở lại nhóm thị trường cận biên (frontier markets), cùng Sri Lanka, Bangladesk và Pakistan. Nhưng các chuyên gia cho rằng mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi trước năm 2025, theo yêu cầu của Chính phủ, hoàn toàn khả thi.

Mục tiêu nâng hạng trong tầm tay

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối Phân tích thuộc Công ty chứng khoán VNDirect, nhận định Việt Nam gần như là ứng viên duy nhất cho “tấm vé” nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI khi chiếm tỷ trọng cao nhất trong chỉ số MSCI Frontier Markets Index với 30,3%, bỏ sau khá xa các thị trường khác như Morocco (9,61%), Iceland (8,86%) và Kazakhstan (8,38%).

Ngoài ra, TTCK Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Quy mô vốn hóa tăng từ mức 190 tỉ đô la Mỹ một ngày ở cuối năm 2019 lên mức xấp xỉ 280 tỉ đô la Mỹ hiện tại.

“Nhìn lại chặng đường 3 năm qua thì thanh khoản trung trung bình năm 2022 cũng tăng gấp 4 gần so với năm 2019”, bà Hiền nói. Bà cho biết mức thanh khoản này lớn hơn nhiều so với các thị trường trong nhóm cận biên như Morroco, Iceland, Kazakhstan.

Điều này, theo bà Hiền, giúp thị trường Việt Nam đáp ứng một số tiêu chí định lượng quan trọng để nâng hạng thị trường mà các tổ chức như FTSE và MSCI đưa ra với thị trường mới nổi.


Việc nâng hạng sẽ giúp TTCK Việt Nam tiếp cận được nguồn vốn ngoại và cải thiện đinh giá. Ảnh minh hoạ: Lê Vũ

Bà Nguyễn Hoài Thu, Tổng giám đốc điều hành Quỹ đầu tư chứng khoán và trái phiếu thuộc VinaCapital, cho rằng kế hoạch nâng hạng trước năm 2025 – theo yêu cầu của Chính phủ – hiện tại vẫn khả thi.

Vị này cho rằng chuyển động thực tiễn nhất đến từ chủ trương và ý chí của các cơ quan Chính phủ. Cụ thể, sau khi sửa đổi một loạt các luật có liên quan, nổi bật là đưa sản phẩm chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), Bộ Tài chính đã xin ý kiến Thủ tướng về dự thảo quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030”, trong đó định hướng thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế.

“Việc nâng hạng thị trường chắc chắn là một điều kiện tiên quyết để hướng tới mục tiêu này. Các chủ trương này góp phần đốc thúc các cơ quan quản lý thị trường trong việc triển khai các kế hoạch đã được đặt ra một cách kịp thời, nhanh chóng”, bà Thu nói. Theo bà, đã có một số tiến triển thực tế như việc HOSE triển khai giao dịch lô lẻ và thanh toán T+2.

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán BIDV (BSC), dự báo TTCK Việt Nam sẽ phát triển tích cực trong 3-5 năm tới, mục tiêu nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi sẽ được hiện thực hóa vào năm 2025 khi các tổ chức xếp hạng FTSE, MSCI đã có những ghi nhận nhất định về sự phát triển của thị trường.

Dự báo của ông Khoa dựa trên cơ sở là quy mô thị trường, số lượng nhà đầu tư tăng trưởng vượt bậc và sớm đạt mục tiêu được Chính phủ định hướng vào năm 2025. Với nền tảng này, tỷ lệ người dân tham gia chứng khoán được kỳ vọng sẽ sớm đạt mức 8%.

Chất lượng của thị trường cũng thay đổi theo hướng bền vững với các quy định pháp lý luôn được cập nhật nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển thị trường. Ngoài ra, nhiều hoạt động thao túng, làm giá đã bị ngăn chặn và xử lý, trả lại sự công bằng cho nhà đầu tư, giúp bình ổn và đưa thị trường chứng khoán về quỹ đạo phát triển bền vững hơn.

Về các tổ chức trung gian, cơ cấu hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán giảm số lượng và tăng chất lượng dịch vụ thông qua triển khai công nghệ và fintech.

Về hệ thống giao dịch, thời gian giao dịch đã được rút ngắn từ T+3 xuống chiều T+2 trong tháng 9-2022. Lộ trình giảm thời gian thanh toán xuống T+0 trong thời gian tới sẽ cho phép nhà đầu tư giao dịch thấu chi và ký quỹ theo thông lệ quốc tế cũng được công bố và có lộ trình rõ ràng.

Về pháp lý, bà Trần Thị Khánh Hiền cho biết những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc nâng cao khung pháp pháp lý đã từng bước đáp ứng tiêu chí nâng hạng. Cụ thể, Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 đã từng bước đáp ứng các tiêu chí về nâng hạng thị trường, gồm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; tiếp cận thông tin; đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, báo cáo vào tháng 6-20022 của MSCI đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam như quyết định thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, chuyển đổi mô hình và đổi tên Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) thành Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Những nút thắt

Bên cạnh cơ hội, bà Nguyễn Hoài Thu cho biết việc nâng hạng TTCK Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức về mặt kỹ thuật, dẫn đến việc triển khai tổ chức đối tác bù trừ trung tâm (Central Clearing Counterparty), công nghệ KRX, giao dịch T+0 và loại bỏ yêu cầu về pre-funding (phải đảm bảo đầy đủ tiền trước khi giao dịch) bị trễ hơn dự kiến.

“Việc không có giao dịch T+0, dự kiến có thể được giải quyết bởi CCP/công nghệ KRX, và giao dịch bị vướng room nước ngoài, dự kiến có thể được giải quyết bởi NVDR, là hai tiêu chí cản trở việc nâng hạng của TTCK Việt Nam nhiều nhất”, bà Thu đánh giá.

Tương tự, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI), cho rằng việc chưa thể triển khai hệ thống công nghệ KRX – nền tảng để thị trường phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới gồm T+0, bán khống, sản phẩm giao dịch phái sinh trên trái phiếu và cổ phiếu – trong năm 2022 khiến quá trình nâng hạng chậm lại.

Bà Trần Thị Khánh Hiền cho biết một số điểm nghẽn cho quá trình nâng hạng của thị trường Việt Nam vẫn còn tồn tại, gồm giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài ở một số ngành có điều kiện, tác động tới hơn 10% cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra, việc đăng ký đầu tư và mở tài khoản cần được VSD thông qua.

Về hoạt động thanh toán và bù trừ, hiện thị trường không có công cụ vay thấu chi và giao dịch cần ứng tiền trước.

Về công bố thông tin, các thông tin về TTCK, quy định về thị trường, thông tin doanh nghiệp thường không có bản tiếng Anh hoặc không đủ chi tiết.

Bên cạnh những khó khăn trên, ông Đỗ Bảo Ngọc cho biết nếu nhìn vào bộ tiêu chí của MSCI thì ngành chứng khoán hay Bộ Tài chính không hoàn toàn kiểm soát một số tiêu chí.

Điển hình là bộ tiêu chí cởi mở cho nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam không đạt ba tiêu chí, trong đó có các tiêu chí về giới hạn “room” ngoại và đối xử bình đẳng với nhà đầu tư nước ngoài liên quan tới một số bộ, ngành khác. Tương tự, giới hạn về tự do hóa thị trường ngoại hối cũng liên quan đến ngành ngân hàng.

Chung tay tháo gỡ khó khăn

Với bối cảnh trên, ông Đỗ Bảo Ngọc cho rằng cần tinh thần quyết tâm chung và phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn.

Với ngành chứng khoán, vị này khuyến nghị chủ động thực hiện sớm một số giải pháp như yêu cầu các thành viên tham gia thị trường công bố thông tin theo hình thức song ngữ và đưa ra các chế tài cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thông tin. Đây là một tiêu chí đóng vai trò rất quan trọng vì cả MSCI lẫn FTSI đều rất chú trọng đến quyền tiếp cận thông tin bình đẳng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Về thanh toán bù trừ, cần đẩy nhanh dự án hợp tác với đối tác Hàn Quốc (KRX) nhằm nâng cấp hệ thống giao dịch chứng khoán trong bối cảnh thị trường chưa có thông tin cập nhật về tiến độ dự án này.

Bên cạnh đó, cần củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào TTCK, ngăn chặn tình trạng các tin đồn sai căn cứ nhằm lành mạnh hóa thị trường khi Việt Nam bước ra một sân chơi lớn hơn.

Với nội tại thị trường, ông Bùi Nguyên Khoa cho rằng cần sự chung tay phát triển các thành viên tham gia gồm cơ quan điều hành, các tổ chức phát hành, các tổ chức trung gian và các nhà đầu tư chứng khoán.

Với cơ quan điều hành, quan điểm của lãnh đạo Bộ Tài chính gần đây được thị trường đánh giá cao. Các quan điểm này bao gồm việc xây dựng cơ chế bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của thị trường, tập trung vào các giải pháp quản lý, phát triển thị trường; nâng cao công tác giám sát, thanh kiểm tra các công ty đại chúng, không đại chúng khi huy động vốn, tránh hiện thao túng làm giá nhằm phát triển thị trường chứng khoán theo hướng an toàn, công khai, minh bạch…

Với tổ chức phát hành, cần minh bạch trong công bố thông tin, trong sử dụng vốn phát hành, quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, tập trung nâng cao hiệu quả doanh nghiệp và đối xử công bằng với nhà đầu tư.

Với các tổ chức trung gian như công ty chứng khoán, tổ chức kiểm toán, tổ chức thanh toán bù trừ, cần tuân thủ triệt để các quy định luật pháp và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện công bố thông tin và chế độ báo cáo. Các cơ quan này cũng cần phối hợp với cơ quan điều hành tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức tài chính cho nhà đầu tư.

Với nhà đầu tư, cần trang bị những kiến thức cần thiết, có thông tin đầy đủ, hiểu biết các kiến thức tài chính, chuẩn bị các phương án kiểm soát được rủi ro.

“Cùng với sự theo đuổi các chính sách và các giải pháp phát triển thị trường, nếu các thành viên tham gia thị trường tuân thủ và có sự chuẩn bị phù hợp như trên, tôi tin rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không ngừng phát triển và trở thành thị trường tầm cỡ, quan trọng trong khu vực trong 10 năm tới”, ông Khoa đánh giá.

1 Likes

Tin thế giới 21-11: Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria và Iraq; Tuyết dày 2 mét ở New York

TTO - Chủ tịch Cuba thăm Nga, gặp ông Putin; IAEA lên án các cuộc pháo kích nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia; Ca tử vong đầu tiên do COVID-19 ở Trung Quốc sau nửa năm… là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 21-11.

Tin thế giới 21-11: Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria và Iraq; Tuyết dày 2 mét ở New York - Ảnh 1.

Một ngôi nhà phủ đầy tuyết khi bão tuyết ập vào khu vực Buffalo ở Orchard Park, bang New York, Mỹ hôm 19-11 - Ảnh: REUTERS

*** Tuyết dày 2m ở bang New York, Mỹ.** Theo Đài CNN ngày 20-11, một trận bão tuyết lịch sử đang tấn công khu vực phía tây tiểu bang New York, Mỹ từ ngày 19-11 (giờ địa phương), với tuyết dày khoảng 2m được ghi nhận ở một số nơi, khiến các con đường không thể đi lại và dẫn tới lệnh cấm lái xe cũng như hủy các chuyến bay vào ngày cuối tuần ngay trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn.

Thống đốc New York Kathy Hochul cảm ơn người dân khu vực tây New York đã đóng các đường cao tốc chính, thực hiện lệnh cấm đi lại và ở nhà trước khi tuyết bắt đầu rơi. Vì điều này giúp ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ tính mạng con người và đảm bảo đường sá an toàn, thông thoáng cho các dịch vụ khẩn cấp hoạt động.

Trong khi đó, cảnh báo thời tiết mùa đông vẫn có hiệu lực đối với hơn 8 triệu người trên sáu tiểu bang vào tối 19-11, gồm bang Wisconsin, Michigan, Indiana, Ohio, Pennsylvania và New York.

*** Thổ Nhĩ Kỳ không kích vào Syria và Iraq.** Theo Hãng tin AP, ngày 20-11, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận nước này đã tiến hành các cuộc không kích chết chóc nhằm vào các nhóm người Kurd ở các khu vực phía bắc Syria và Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng các nhóm người Kurd này chịu trách nhiệm cho vụ đánh bom vào tuần trước ở Istanbul.

Bộ này cho biết các máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công các tài sản thuộc về Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Các Đơn vị bảo vệ nhân dân Syria (YPG). Họ đăng hình ảnh máy bay F-16 cất cánh và cảnh quay cho thấy một cuộc tấn công từ máy bay không người lái.

*** IAEA lên án các cuộc pháo kích nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.** Ngày 20-11, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi lên án các cuộc tấn công “có chủ đích” nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (hiện do Nga kiểm soát) ở miền nam Ukraine, đồng thời kêu gọi “chấm dứt sự điên rồ này, dù đó là bất kỳ ai”.

Ông cho biết khoảng một chục cuộc tấn công nhắm vào nhà máy này đã diễn ra và tình hình “rất nghiêm trọng”. Trước đó cùng ngày, Nga và Ukraine cáo buộc nhau nã pháo vào địa điểm xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Tin thế giới 21-11: Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria và Iraq; Tuyết dày 2 mét ở New York - Ảnh 3.

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cùng phu nhân Lis Cuesta đến sân bay quốc tế Vnukovo ở Matxcơva, tối 19-11 - Ảnh: REUTERS

*** Chủ tịch Cuba thăm Nga, gặp ông Putin.** Ông Miguel Diaz-Canel đã đến Matxcơva ngày 19-11. Cuộc hội đàm giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin được lên kế hoạch vào đầu tuần này.

Trước đó, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết: “Chúng tôi chờ đợi chuyến thăm của ông ấy (Chủ tịch Miguel Diaz-Canel) tới Matxcơva. Các cuộc tiếp xúc giữa hai nguyên thủ quốc gia đang được chuẩn bị. Đây là chuyến thăm rất quan trọng. Cuba là một đối tác quan trọng".

*** Sinh nhật ông Biden không được tổ chức công khai.** Theo Hãng tin AFP, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, một tổng thống đương nhiệm tròn 80 tuổi tại Nhà Trắng vào ngày 20-11. Tuy nhiên, đã không có tiệc sinh nhật công khai nào được tổ chức cho Tổng thống Joe Biden tại đây.

Chỉ một ngày trước đó, cô Naomi Biden (28 tuổi), cháu gái Tổng thống Biden, tổ chức hôn lễ với chú rể Peter Neal tại Nhà Trắng. Đây là lần thứ 19 dinh tổng thống Mỹ được dùng để tổ chức đám cưới.

*** Những người hùng đối đầu với kẻ xả súng tại hộp đêm ở Mỹ.** Ngày 20-11, cảnh sát cho biết trong vụ xả súng khiến ít nhất 5 người chết và 18 người bị thương ở bang Colorado (Mỹ) tối 19-11, có hai “người hùng” đã giúp ngăn chặn tay súng. Vụ việc xảy ra tại hộp đêm dành cho người đồng tính và nghi phạm được xác định là Anderson Lee Aldrich (22 tuổi), sử dụng một khẩu súng trường.

“Nghi phạm bước vào hộp đêm Club Q ở thành phố Colorado Springs và ngay lập tức bắt đầu bắn vào những người bên trong. Ít nhất hai người hùng bên trong hộp đêm đối đầu với nghi phạm và đã có thể ngăn chặn nghi phạm tiếp tục sát hại những người khác” - cảnh sát trưởng Adrian Vasquez cho biết.

Tin thế giới 21-11: Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria và Iraq; Tuyết dày 2 mét ở New York - Ảnh 5.

Nhân viên y tế trang bị bảo hộ cẩn thận trước một khu dân cư bị phong tỏa ở thủ đô Bắc Kinh ngày 18-11 - Ảnh: REUTERS

*** Ca tử vong đầu tiên do COVID-19 ở Trung Quốc sau nửa năm.** Theo Thời báo Hoàn Cầu hôm 20-11, Bắc Kinh đã ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19 vào hôm 19-11. Đây là ca tử vong đầu tiên do COVID-19 ở Trung Quốc trong gần sáu tháng qua, sau ca tử vong được báo cáo vào ngày 26-5 tại Thượng Hải.

Cụ thể, một cụ ông 87 tuổi có triệu chứng ho khan vào ngày 11-11 và được xác nhận mắc COVID-19 hai ngày sau đó. Bệnh tình của ông trở nặng và ông tử vong hôm 19-11.

***** 8 tàu chở gần 350.000 tấn nông sản đã rời các cảng của Ukraine ở Biển Đen theo thỏa thuận ngũ cốc trong hai ngày qua. Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine cho biết trên kênh ■■■■■■■■ ngày 20-11: “Trong hai ngày qua, tám tàu chở 342.000 tấn nông sản đã khởi hành từ các cảng Odessa, Chernomorsk và Yuzhny để đến các quốc gia châu Phi, châu Á và châu Âu. Có bốn tàu đang di chuyển đến Ukraine thông qua hành lang ngũ cốc để chở 130.500 tấn nông sản”.

*** Các cuộc tấn công bằng drone là mối đe dọa hàng đầu tại các sự kiện lớn.** Trả lời phỏng vấn Hãng tin AFP từ Doha vào ngày 20-11 khi Qatar đăng cai World Cup, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin nói rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (drone) là “mối đe dọa khủng bố chính” tại các sự kiện thể thao.

Ông cho biết có 225 nhân viên an ninh Pháp đã có mặt tại Qatar để giúp giữ an toàn cho khoảng 20.000 người hâm mộ bóng đá Pháp.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 21-11: Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria và Iraq; Tuyết dày 2 mét ở New York - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Các ETF ngoại sẽ mua bán cổ phiếu thế nào trong kỳ review quý 4/2022?

Các ETF ngoại sẽ mua bán cổ phiếu thế nào trong kỳ review quý 4/2022?

Theo Yuanta Việt Nam, PLX sẽ rời FTSE ETF và THD sẽ bị loại khỏi VNM ETF. Tuy nhiên, 2 quỹ ETF này không thêm mới mã nào trong kỳ cơ cấu tới đây.

FTSE Vietnam Index - chỉ số cơ sở của FTSE Vietnam ETF sẽ thông báo kết quả của kỳ rà soát và tái cơ cấu danh mục quý 4/2022 vào ngày 2/12 tới đây. Trong khi đó, chỉ số MVIS Vietnam - chỉ số cơ sở của Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) cũng sẽ thông báo kết quả một tuần sau đó vào rạng sáng 10/12 theo giờ Việt Nam. Cả 2 quỹ ETF trên sẽ hoàn thành việc tái cơ cấu vào 16/12.

Dựa trên tiêu chí của 2 quỹ ETF, tại kỳ rà soát này, Chứng khoán Yuanta Việt Nam có dự báo về hoạt động cơ cấu danh mục trong kỳ cơ cấu quý 4/2022.

Cụ thể, với danh mục FTSE Vietnam Index , Yuanta dự báo FTSE Vietnam Index sẽ không thêm mới mã nào, tuy nhiên PLX dự kiến sẽ bị loại ra khỏi rổ vì không đáp ứng tiêu chí freefloat.

Với giả định này, ước tính hơn 2,7 triệu cổ phiếu PLX của Petrolimex sẽ bị FTSE Vietnam ETF bán ra. Đồng thời, Yuanta ước tính VIC cũng sẽ bị bán hơn 680.000 đơn vị; các cổ phiếu còn lại trong danh mục của FTSE Vietnam ETF ETF dự kiến đều được mua vào để tăng tỷ trọng. Đáng chú ý, HPG được mua bổ sung mạnh nhất với hơn 810.000 cổ phiếu, nâng tỷ trọng lên 8,15%.

Tổng số cố phiếu trong danh mục quỹ là 26 cổ phiếu, toàn bộ là cổ phiếu Việt Nam.

Đối với MVIS Vietnam Index, đội ngũ phân tích Yuanta dự đoán chỉ số cơ sở của VNM ETF sẽ không thêm mới cổ phiếu nào và loại THD vì không đáp ứng yêu cầu thanh khoản.

Do vậy, Yuanta dự báo VNM ETF sẽ bán ra toàn bộ gần 1,9 triệu cổ phiếu THD của Thaiholdings. Cùng chiều bán, dự kiến các mã như VHM và VNM có thể bị bán ra lần lượt gần 1 triệu đơn vị và 0,8 triệu đơn vị để giảm tỷ trọng xuống còn tương ứng 7% và 6,5%. Ngược chiều, VNM ETF sẽ mua mạnh HPG và SSI với lần lượt 1,8 triệu và 1 triệu cổ phiếu, nâng tỷ trọng lên lần lượt 3,6% và 2,3%.

Các ETF ngoại sẽ mua bán cổ phiếu thế nào trong kỳ review quý 4/2022? - Ảnh 2.

Nguồn bài viết: Các quỹ ETF ngoại sẽ mua bán cổ phiếu thế nào trong kỳ review quý 4/2022?

1 Likes

Techcombank có 4 đợt tăng lãi suất huy động chỉ trong 2 tuần đầu tháng 11

Căn nguyên ngân hàng tăng mạnh lãi suất

(ĐTCK) Huy động từ các doanh nghiệp sụt giảm khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất để hút tiền gửi dân cư, bù đắp thiếu hụt.

Tiền gửi suy giảm

Một số nhà băng ghi nhận tình trạng tiền gửi của khách hàng trong 9 tháng đầu năm 2022 suy giảm như MB giảm 2%, xuống 377.145 tỷ đồng, Bản Việt giảm 4%, xuống 43.386 tỷ đồng, KienLongBank giảm 18%, còn 42.225 tỷ đồng,…

Trước đó, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 8/2022, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,31 triệu tỷ đồng, giảm 78.818 tỷ đồng so với tháng 7. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 87.783 tỷ đồng, xuống còn hơn 5,67 triệu tỷ đồng; tiền gửi của dân cư tăng 7.955 tỷ đồng, lên trên 5,63 triệu tỷ đồng.

Nhìn lại giai đoạn 2020 - 2021, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trưởng mạnh và vượt qua lượng tiền gửi dân cư vào tháng 11/2021. Kể từ đầu năm 2022, tiền gửi của người dân đã trở thành động lực tăng trưởng chính cho huy động vốn của hệ thống, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng.

Vì thế, các nhà băng không ngừng tăng lãi suất tiền gửi trong thời gian gần đây, với kỳ vọng thu hút tiền nhàn rỗi, chuẩn bị tốt thanh khoản, đáp ứng cầu vốn của khách hàng khi được cấp room tín dụng vào đầu năm tới.

Cụ thể, Techcombank tăng lãi suất huy động thêm 0,3%/năm từ ngày 15/11. Theo đó, lãi suất huy động tiền đồng kỳ hạn 12 tháng là 9%/năm, kỳ hạn 6 - 11 tháng là 8,7%/năm, dưới 6 tháng là 6%/năm. Đây là lần thứ 4 trong tháng 11, Techcombank thay đổi lãi suất huy động theo hướng đi lên.

NCB vừa tăng lãi suất huy động thêm 0,1%/năm, kỳ hạn 6 tháng đạt 8,6%/năm, 9 tháng là 8,65%/năm, 12 tháng là 8,95%/năm, kỳ hạn từ 15 tháng trở lên có lãi suất 9%/năm.

OCB nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng lên 8,5%/năm, 12 tháng là 8,8%/năm.

Tại Bản Việt, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng là 8%/năm, 9 tháng là 8,3%/năm, 12 tháng là 8,6%/năm, 18 tháng là 8,9%/năm.

Mức lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về SCB, với 9,75%/năm ở kỳ hạn 13 tháng. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng là 9,35%/năm, 12 tháng là 9,65%/năm.

Nhiều nhà băng còn tăng mạnh lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên kịch trần 1%/năm như Techcombank, BIDV, VPBank, Kienlongbank, BacABank, NamABank, SCB, NCB, SeABank, SHB, ACB, MSB… Thực tế, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng huy động (CASA) của không ít ngân hàng giảm trong 9 tháng đầu năm nay như LienVietPostBank giảm 3,8%, Saigonbank giảm 3,1%, VPBank giảm 3%…

Lãi suất hiện đã cao hơn 3 - 4%/năm so với đầu năm, nhưng sức ép nâng lãi suất trong thời gian còn lại của năm 2022 vẫn còn. Vì thế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng ủng hộ Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành. Bởi lẽ, áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có 6 lần tăng lãi suất cơ bản đồng USD kể từ đầu năm 2022 đến nay, lên 3,75 - 4%/năm và dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 12/2022 cũng như trong năm 2023. Đồng USD lên giá mạnh đã làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát. So với đầu năm, tiền đồng đã mất giá xấp xỉ 8,8%, có khả năng mất giá 10% cho cả năm 2022.

TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính cho rằng, sắp tới, khi Fed tiếp tục tăng lãi suất, tỷ giá sẽ biến động theo, để kìm mức độ mất giá của VND thì có thể dùng dự trữ ngoại hối hoặc tăng lãi suất.

Chuẩn bị thanh khoản đón room tín dụng đầu năm mới

Tăng trưởng tín dụng tới cuối tháng 10/2022 ghi nhận ở mức 11,5% so với cuối năm 2021 và 16,5% so với cùng kỳ.

Trước đó, từ giữa tháng 9, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cấp hạn mức tín dụng bổ sung cho nhiều ngân hàng thương mại và đầu tháng 10, cơ quan này nới room tín dụng cho 4 ngân hàng thương mại tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém. Việc này phần nào giúp tín dụng tăng trưởng nhanh hơn trong tháng 9 và tháng 10, thêm hơn 1,5% so với mức tăng 0,6% từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 8.

Nếu giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% cho cả năm 2022, thì trong 2 tháng cuối năm có khoảng 2,5% hạn mức tín dụng sẽ được cấp cho các ngân hàng. Mức này được một số chuyên gia và không ít lãnh đạo ngân hàng cho là không đủ đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm. Vậy nhưng, Ngân hàng Nhà nước ít có khả năng nới hạn mức tín dụng lên trên 14%, đặc biệt khi rủi ro lạm phát đã lớn hơn, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 4,3% so với cùng kỳ. Vì vậy, các nhà băng kỳ vọng vào room tín dụng đầu năm 2023, thời điểm nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vẫn cao.

Tổng giám đốc một ngân hàng cho hay, dù được nới room tín dụng vào đầu tháng 10, song chỉ tiêu phân bổ mới chỉ được hơn 3% nên dư địa cho vay không đáp ứng đủ nhu cầu, do đó, ngân hàng kỳ vọng room tín dụng sẽ được mở thêm vào đầu tháng 1/2023 để đẩy mạnh giải ngân.

Để chuẩn bị nguồn cho vay, các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động nhằm thu hút tiền gửi. Ông Nguyễn Hữu Trung, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Quyền Tổng giám đốc Vietbank nhận xét, lãi suất trên thị trường tăng phản ánh rất rõ cuộc đua lãi suất của các ngân hàng để huy động vốn.

Theo ông Trung, Vietbank nỗ lực cân đối các nguồn vốn với giá hợp lý nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thuộc các lĩnh vực cần ưu tiên của nền kinh tế như dược - y tế, nhựa, du lịch, công nghiệp thực phẩm, nhà thầu xây lắp, xây dựng…

“Mọi hoạt động nghiệp vụ tài chính mà doanh nghiệp cần chúng tôi đều có thể cung cấp đầy đủ. Đến nay, Vietbank đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp trong rất nhiều nhóm ngành. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng gói tín dụng đặc thù cho các ngành nghề khác nhau”, ông Trung nói.

Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong đó có nội dung về cấp room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang tính toán cấp room tín dụng cho các tổ chức tín dụng năm 2023 và “sức khỏe” của ngân hàng chính là căn cứ đầu tiên để phân bổ hạn mức.

Trong năm 2022, để kịp thời thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã căn cứ các kết quả xếp hạng năm 2020 của từng tổ chức theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN. Đây là kết quả xếp hạng mới nhất tại thời điểm phân bổ đầu năm 2022. Đồng thời, cơ quan này áp dụng một số chỉ tiêu để cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Chính phủ và điều hành của Ngân hàng Nhà nước làm cơ sở điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trong quá trình phân bổ như tiêu chí các tổ chức tín dụng tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém…

Tuy vậy, lãnh đạo nhiều tổ chức tín dụng đề nghị cần có tỷ lệ phân bổ theo chất lượng hoạt động, xét thêm các tiêu chí khác như tổ chức tín dụng lành mạnh, đáp ứng tiêu chí về an toàn, khuyến khích ở mức độ nhất định với các tổ chức tín dụng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế mới như Basel III, mức độ chuyển đổi số…, tránh việc phân bổ cào bằng. Thông tin riêng về room tín dụng đến từng tổ chức tín dụng, vì phân bổ theo xếp loại không thể công khai ra công chúng, sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng.

Đối với kiến nghị về tiêu chí xem xét phân bổ chỉ tiêu tín dụng, cách thức phân bổ…, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã yêu cầu các đơn vị chức năng tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về tính khả thi để hoàn thiện công cụ hạn mức tín dụng và điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2023.

Nguồn bài viết: Tiền gửi vào ngân hàng suy giảm | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes

Cổ phiếu L14 chia 14 lần từ đỉnh, công ty liên quan đến “A7” muốn gom hàng

Động thái của L14FI diễn ra sau khi cổ phiếu L14 bất ngờ tăng trần 3 phiên liên tiếp. Cổ phiếu này đang giao dịch quanh mức giá trần (26.700 đồng/cổ phiếu) ngày 21/11, tăng 46% từ đáy nhưng chỉ bằng 1/14 thời điểm đạt đỉnh cách đây gần một năm.

CTCP Đầu tư tài chính Licogi 14 (L14FI) vừa đăng ký mua vào 200.000 cổ phiếu của CTCP Licogi 14 (mã L14) với mục đích đầu tư tài chính. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh từ ngày 22/11 đến 21/12/2022. Trước giao dịch, L14FI không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu L14 nào.

Động thái của L14FI diễn ra sau khi cổ phiếu L14 bất ngờ tăng trần 3 phiên liên tiếp từ đáy. Trước đó, cổ phiếu này đã có giai đoạn lao dốc mạnh từ sau khi đạt đỉnh vào đầu năm và rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2019. Cập nhật đến hết phiên sáng ngày 21/11, L14 đang giao dịch tại mức giá trần 26.700 đồng/cổ phiếu, tăng 46% so với đáy nhưng chỉ bằng chưa đến 1/14 thời điểm đạt đỉnh cách đây gần một năm.

L14FI là tổ chức có liên quan đến nhiều người nội bộ của Licogi 14 trong đó đáng chú ý nhất là ông Nguyễn Mạnh Tuấn, thành viên HĐQT Licogi 14 – người thường được giới đầu tư chứng khoán biết đến với cái tên “Nhà đầu tư 1970” hay “A7”.

Giai đoạn bùng nổ cuối năm ngoái, khi con sóng cổ phiếu bất động sản nổi lên mạnh mẽ, "A7” liên tục đăng tải trên các diễn đàn, nền tảng mạng xã hội về chứng khoán những nội dung “hô hào” nhiều cổ phiếu bất động sản “hot” như L14, CEO, DIG… Tuy nhiên, khi dòng tiền đầu cơ rút đi, các cổ phiếu “bốc hơi” hàng chục % và quay về với điểm xuất phát, tần suất các “topic” cũng giảm đi đáng kể.

Trong một diễn biến đáng chú ý gần đây, bà Nguyễn Thúy Ngư – chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn đã đăng ký bán hơn 705.000 cổ phiếu L14 từ ngày 3/11 – 2/12. Trường hợp giao dịch này hoàn tất, tỷ lệ sở hữu của bà Ngư tại L14 sẽ giảm xuống còn 2,69%.

Ngược lại, trong cùng khoảng thời gian trên, ông Phạm Gia Lý – Chủ tịch HĐQT Licogi 14 đã đăng ký mua thêm 500.000 cổ phiếu L14 để tăng tỷ lệ sở hữu theo hình thức khớp lệnh, thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của vị lãnh đạo này sẽ tăng lên gần 2,7 triệu cổ phiếu, tương đương 8,6% vốn điều lệ.

Về kết quả kinh doanh quý 3, Licogi 14 ghi nhận doanh thu thuần hơn 35 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, công ty lãi ròng 8,1 tỷ đồng quý 3/2022, giảm 8% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, Licogi 14 ghi nhận doanh thu thuần đạt 129 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng cao chủ yếu đến dự phòng giảm giá các khoản đầu tư đã khiến Licogi lỗ ròng 15,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 39 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/9, danh mục chứng khoán kinh doanh của Licogi 14 có giá gốc hơn 105,3 tỷ đồng, không thay đổi so với cuối quý 2 trước đó. Licogi 14 đang phải trích lập dự phòng giảm giá 68,7 tỷ đồng tương đương danh mục tạm lỗ 65%.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu L14 chia 14 lần từ đỉnh, công ty liên quan đến “A7” muốn gom hàng

Đông Hải Bến Tre (DHC): Chủ tịch vừa bán ra 2,79 triệu cổ phiếu, chủ yếu là bị bán giải chấp

(ĐTCK) Lãnh đạo tại CTCP Đông Hải Bến Tre (mã DHC – sàn HOSE) báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu.

Theo đó, ông Lương Văn Thành vừa bán ra 2.793.050 cổ phiếu DHC để giảm sở hữu từ 9,56% về còn 5,56% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 1/11 đến 18/11. Trong đó, ông Thành đã bán ra 1 triệu cổ phiếu như đăng ký trước đó và còn lại 1.793.050 cổ phiếu do các Công ty chứng khoán bán giải chấp.

Bối cảnh ông Thành bị bán giải chấp khi cổ phiếu DHC liên tục giảm mạnh. Cụ thể, từ ngày 5/11/2021 đến ngày 16/11/2022, cổ phiếu DHC giảm 65,6% từ 90.390 đồng về 31.050 đồng/cổ phiếu.

Theo tìm hiểu, ông Lương Văn Thành được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Đông Hải Bến Tre từ tháng 8/2020 tới nay.

Ở một diễn biến khác, Công ty điều chỉnh thời gian thanh toán cổ tức từ ngày 15/12 sang ngày 29/11 với lý do Công ty đã thu xếp được nguồn tiền để chi trả cổ tức sớm hơn dự kiến nên thay đổi thời gian chi trả cổ tức cho cổ đông.

Được biết, ngày 14/11, Công ty vừa chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt cuối năm 2021 và tạm ứng năm 2022 với tỷ lệ 10% bằng tiền, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.000 đồng và thời gian dự kiến thanh toán là 15/12.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Đông Hải Bến Tre ghi nhận doanh thu đạt 970,37 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 64,5 tỷ đồng, giảm tới 26,4% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 14% về còn 12,9%.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, Đông Hải Bến Tre ghi nhận doanh thu đạt 2.995,85 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 295,99 tỷ đồng, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/11, cổ phiếu DHC tăng 2.250 đồng lên 35.050 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Đông Hải Bến Tre (DHC): Chủ tịch vừa bán ra 2,79 triệu cổ phiếu, chủ yếu là bị bán giải chấp | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes

Tổng Giám đốc PDR đăng ký mua triệu cp

Theo công bố mới đây, Tổng Giám đốc CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) - ông Bùi Quang Anh Vũ đã đăng ký mua vào 20 triệu cp PDR từ ngày 24/11-23/12/2022 với mục đích đầu tư.

Tổng Giám đốc PDR ông Bùi Qunag Anh Vũ

Hiện tại, ông Vũ chỉ đang sở hữu hơn 3.2 triệu cp PDR, tương đương 0.48% vốn. Nếu giao dịch diễn ra thành công, ông sẽ sở hữu hơn 23.2 triệu cp, tương đương tỷ lệ sở hữu 3.45%.

Chiếu theo giá kết phiên 21/11 của cổ phiếu PDR, ước tính Tổng Giám đốc PDR cần chi 342 tỷ đồng để gom hết số cổ phiếu đã đăng ký.

Động thái từ phía ông Vũ diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu PDR đang trải qua chuỗi 24 phiên giảm liên tiếp, trong đó 12 phiên gần nhất (04-21/11) đều là giảm sàn. So với đầu năm 2022, giá cổ phiếu PDR đã giảm gần 76%, còn 17,100 đồng/cp vào cuối phiên 21/11.

Nguồn bài viết: Tổng Giám đốc PDR đăng ký mua 20 triệu cp | Fili

2 Likes

VN-Index “đỏ vỏ”, hơn 120 mã vẫn kịch trần

Thị trường xác lập một phiên mất điểm nếu nhìn từ chỉ số VN-Index. Tuy nhiên cổ phiếu vẫn phân hóa rất tích cực, thậm chí số cổ phiếu tăng giá trong chỉ số này còn gấp rưỡi số giảm. Cả ba sàn còn ghi nhận 123 cổ phiếu kịch trần trong đó HoSE đóng góp 52 mã. Nhà đầu tư vẫn đang kiếm được tiền bất kể chỉ số đỏ…

VN-Index chiều nay thậm chí chịu sức ép gia tăng từ nhóm blue-chips và tụt sâu hơn.

VN-Index chiều nay thậm chí chịu sức ép gia tăng từ nhóm blue-chips và tụt sâu hơn.

Thị trường xác lập một phiên mất điểm nếu nhìn từ chỉ số VN-Index. Tuy nhiên cổ phiếu vẫn phân hóa rất tích cực, thậm chí số cổ phiếu tăng giá trong chỉ số này còn gấp rưỡi số giảm. Cả ba sàn còn ghi nhận 123 cổ phiếu kịch trần trong đó HoSE đóng góp 52 mã. Nhà đầu tư vẫn đang kiếm được tiền bất kể chỉ số đỏ.

Ảnh hưởng lớn nhất khiến thị trường rơi vào trạng thái “đỏ vỏ, xanh lòng” là nhóm blue-chips. VN-Index giảm 8,68 điểm tương đương -0,9% chỉ đạo do tác động của VCB giảm 1,96%, VIC giảm 2,44%, GAS giảm 2,62%, VHM giảm 2,19%, NVL giảm 6,84%. Top 5 cổ phiếu tệ nhất này lấy đi gần 7 điểm.

Vn30-Index chốt phiên giảm 1,47%, Midcap tăng 0,16% và Smallcap tăng 1,07%. Thực trạng này xác nhận ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu blue-chips. Rổ VN30 kết phiên với 7 mã tăng/20 mã giảm, với 13 mã giảm trên 2%.

Rõ ràng nhóm blue-chips đang chịu áp lực lớn hơn phần còn lại của thị trường. VN30-Index kết phiên sáng mới giảm 1,06%, nghĩa là mặt bằng cổ phiếu buổi chiều đã thấp đi đáng kể. Thống kê cho thấy so với giá buổi sáng, 16 mã trong rổ này đã giảm xuống, chỉ 8 mã tăng cao thêm. Cổ phiếu ngân hàng tụt giá mạnh, tiêu biểu là ACB giảm 1,9% so với giá buổi sáng, BID giảm 1,25%, CTG giảm 1,43%, STB giảm 2,05%, TCB giảm 1,55%, VCB giảm 1,32%… Ngoài ra, VIC cũng tụt mất 1,54%, VRE tụt 2%, BVH tụt 1,2%.

Một bất ngờ lớn là thanh khoản của nhóm VN30 phiên chiều rất yếu, chỉ đạt gần 1.429 tỷ đồng khớp lệnh. Tổng nhóm này cả ngày giảm tới 47% so với phiên trước, còn hơn 2.753 tỷ đồng. Thanh khoản càng lúc càng tụt đi, trong khi giá cũng mở rộng biên độ giảm. Điều đó chỉ có thể đến từ lực cầu suy yếu và bán tăng dần sức ép.

Dĩ nhiên với thanh khoản thấp, nhu cầu bán vẫn chưa thật sự lớn. Mới có một bộ phận nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn. Biên độ tăng đến T+3 ở nhóm VN30 hầu hết là mạnh, đáng để hiện thực hóa. Điều này tác động đến chỉ số VN-Index, nhưng chưa khiến cả thị trường bị xáo trộn. Bằng chứng là độ rộng của HoSE cuối phiên vẫn còn 259 mã tăng/177 mã giảm.

Nhóm cổ phiếu xây dựng và bất động sản hầu hết là tăng mạnh, nhưng vài mã vốn hóa lớn vẫn giảm.

Ảnh hưởng này là khá dễ hiểu khi dòng tiền trong thị trường là có giới hạn. Thực tế sau phiên bùng nổ hôm 16/11, thị trường đã không thu hút thêm được nhiều tiền, thanh khoản từ từ tụt giảm. Các blue-chips có lượng lưu hành lớn, thanh khoản cao, cần lượng tiền dồi dào hơn hẳn mới giữ được giá. Trong khi đó nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thanh khoản ít, hôm nay vẫn được nâng đỡ đủ mạnh.

Phần lớn các mã tăng kịch trần ở HoSE chiều nay có vốn hóa nhỏ, thanh khoản kém. Số hiếm cổ phiếu thanh khoản trên 50 tỷ như NLG, HAG, HSG, DIG, CII. Tronhg Top 5 thanh khoản của VN-Index, duy nhất DIG là tăng giá, còn lại đều giảm, là HPG, DGC, STB, EIB.

Khối ngoại vẫn duy trì vị thế mua ròng khoảng 40,3 tỷ đồng trên HoSE, nhưng mua bán đều lớn. Cụ thể, tổng giá trị mua đạt 1.107,2 tỷ đồng, bán ra 1.066,9 tỷ đồng. DGC bị xả lớn 151,5 tỷ đồng và giá giảm sàn 6,92%. Khối ngoại xả ra gần 3,1 triệu cổ, chiếm 43% tổng thanh khoản. DXG bị bán ròng 50,3 tỷ, giá tăng 0,96%, STB bán ròng 34,1 tỷ giá giảm 2,34%, VHM bán ròng 26,2 tỷ giá giảm 2,19%. Phía mua ròng có VPB, HPG trên 50 tỷ ròng.

Nguồn bài viết: VN-Index “đỏ vỏ”, hơn 120 mã vẫn kịch trần - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

2 Likes

Có tin mật gì không Bác? Nghe một số người nói giải cứu gì hả?? sao đăng ký lắm thế

Đọc chưa thấy một quả tin chính thống gì bác ơi, tin họp tuần trước kết quả như thế nào cũng không biết :slight_smile:

2 Likes

Mong mỏi từng ngày kkk

1 Likes

NATO cảnh báo không lệ thuộc vào Trung Quốc, muốn tăng ngân sách quốc phòng

TTO - Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg, cảnh báo các quốc gia phương Tây không nên tạo thêm sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Ông cũng tiết lộ các đồng minh NATO đang muốn nâng ngân sách đóng góp trên mức 2%.

NATO cảnh báo không lệ thuộc vào Trung Quốc, muốn tăng ngân sách quốc phòng - Ảnh 1.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại Madrid (Tây Ban Nha) ngày 21-11 - Ảnh: REUTERS

“Chúng ta đã thấy các nỗ lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong việc kiểm soát những cơ sở hạ tầng thiết yếu, chuỗi cung ứng, và những mảng công nghiệp then chốt của chúng ta”, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Stoltenberg nói trong chuyến thăm Tây Ban Nha ngày 21-11.

Theo tổng thư ký NATO, các nước phương Tây cần cẩn trọng, không tạo thêm sự lệ thuộc vào Trung Quốc trong lúc họ đang tìm cách “cai” nguồn cung năng lượng của Nga vì “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine.

Ngoài ra, ông Stoltenberg thúc giục đồng minh NATO tăng cường khả năng chống chịu về mặt cơ sở hạ tầng và xã hội.

Ông lấy ví dụ về đất hiếm (rare earth) của Trung Quốc, cho rằng hiện nay đất hiếm đang là thành phần thiết yếu hiện diện khắp nơi, từ điện thoại, xe hơi, cho tới thiết bị quân sự. Tuy vậy, NATO không nên chịu lệ thuộc, bị khai thác và làm suy yếu.

NATO là tổ chức liên minh quân sự thành lập từ năm 1949, hiện nay có 30 thành viên, bao gồm Mỹ và các nước châu Âu.

Trong chiến lược mới công bố hồi tháng 6, NATO từng mô tả Trung Quốc là thách thức đối với “các lợi ích, an ninh và giá trị” của NATO.

Trong vài năm qua, một trong những vấn đề của NATO là mức chi tiêu quân sự đóng góp của các thành viên.

Theo ông Stoltenberg, các đồng minh NATO có thể quyết định tăng ngân sách lên trên mức 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện nay, và quyết định này có thể được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh mùa hè năm sau.

Tại Tây Ban Nha, ông Stoltenberg chia sẻ rằng kể cả khi mức 2% được giữ lại, thì đó vẫn là một mức “sàn” thay vì mức “trần” chi tiêu quân sự.

“Còn nhiều cuộc đàm phán đang diễn ra, nhưng tôi chắc chắn tin tưởng tham vọng này sẽ tăng lên bằng cách này hay cách khác, bởi giờ thì ai cũng thấy được nhu cầu phải đầu tư nhiều hơn”, tổng thư ký NATO nói.

Nguồn bài viết: NATO cảnh báo không lệ thuộc vào Trung Quốc, muốn tăng ngân sách quốc phòng - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Tin thế giới 22-11: Hàng triệu dân Ukraine phải sơ tán tránh đông; OPEC không tăng sản lượng dầu

TTO - Số nạn nhân tử vong trong động đất ở Indonesia tăng lên 162; Ukraine sơ tán dân Kherson trước mùa đông; Tổng thống Mỹ tha mạng gà tây; Iran gửi bản vẽ và linh kiện giúp Nga sản xuất drone tấn công Ukraine… là các tin tức thế giới đáng chú ý.

Tin thế giới 22-11: Hàng triệu dân Ukraine phải sơ tán tránh đông; OPEC không tăng sản lượng dầu - Ảnh 1.

Trẻ em, người lớn bị thương sau trận động đất ở Chianjur, Indonesia - Ảnh: JAKARTA POST

*** Số người tử vong do động đất mạnh 5,6 độ ở Chianjur của Indonesia tăng lên 162.** Đài truyền hình Kompas TV dẫn lời tỉnh trưởng Tây Java Ridvan Kamil cho biết các nạn nhân hầu hết là trẻ em trong độ tuổi đi học vì có nhiều trường nội trú trong khu vực.

Ngoài ra, có 326 người bị thương nặng, 13.784 người phải sơ tán, hơn 2.300 ngôi nhà bị hư hại với tỉ lệ hư hại từ 60-100%.

*** UAE kiên quyết thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ đến cuối năm 2023.** Ngày 21-11, bộ trưởng năng lượng của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), ông Suhail Mohamed Al Mazrouei bác bỏ thông tin nước này liên quan đến bất kỳ thảo luận nào với các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) về việc thay đổi thỏa thuận mới nhất của khối.

UAE cho biết quyết định cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày của OPEC+ sẽ vẫn có hiệu lực đến cuối năm 2023 nhằm mang lại sự cân bằng cho thị trường dầu.

Trước đó, báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin của một phái đoàn OPEC cho biết khối này sẽ bàn về việc tăng 500.000 thùng dầu mỗi ngày trong cuộc họp vào ngày 4-12 tới nhằm xoa dịu Mỹ.

*** Tính mạng của hàng triệu người Ukraine gặp rủi ro trong mùa đông tới.** Bác sĩ Hans Henri P Kluge, giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu, cho biết khoảng một nửa các cơ sở hạ tầng về năng lượng của Ukraine đã bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.

Điều này khiến 10 triệu người dân của nước này hiện sống trong tình cảnh không điện.

Tin thế giới 22-11: Hàng triệu dân Ukraine phải sơ tán tránh đông; OPEC không tăng sản lượng dầu - Ảnh 3.

Người dân Kherson tại một điểm lấy nước ở gần sông Dnipro sau khi quân đội Nga rút lui khỏi thành phố Kherson, Ukraine ngày 21-11-2022 - Ảnh: REUTERS

Trong mùa đông tới, nhiệt độ có thể hạ xuống mức âm 20 độ C ở một số khu vực khiến sự tồn tại của họ gặp khó khăn.

WHO cũng cho biết đã có 703 vụ tấn công nhằm vào các cơ sở y tế kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, và hệ thống y tế nước này đang “đối mặt với những ngày đen tối nhất trong cuộc chiến”.

Các cơ sở y tế không thể hoạt động đầy đủ do thiếu nhiên liệu, thiếu nước, điện để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu.

Theo WHO, có thể có đến 3 triệu người Ukraine sẽ phải di tản để tìm đến nơi ở ấm áp và an toàn tránh đông, và 1 - 1,5 triệu người không tiếp cận được với thuốc chữa bệnh.

Tin thế giới 22-11: Hàng triệu dân Ukraine phải sơ tán tránh đông; OPEC không tăng sản lượng dầu - Ảnh 4.

Một nhân viên cứu trợ giao thuốc cho người dân địa phương gần Novopetrivka, sau khi quân đội Nga rút khỏi thành phố Kherson, Ukraine, ngày 17-11-2022 - Ảnh: GETTY IMAGES

*** Nhà chức trách Ukraine ở Kherson kêu gọi người dân sơ tán tránh đông.** Theo Hãng tin Reuters, người dân ở thành phố Kherson, phía nam Ukraine, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi và những người yếu thế khác sẽ được sơ tán khỏi thành phố đến những khu vực khác còn có điện và cơ sở hạ tầng nguyên vẹn hơn cho mùa đông trước mắt.

Thành phố Kherson gần đây được lực lượng Ukraine tái chiếm nhưng nơi đây không có điện, cơ sở hạ tầng bị hư hại quá nặng, không thể đáp ứng cho sự tồn tại của người dân trong mùa đông.

Không chỉ Kherson, tình hình ở thủ đô Kiev và các thành phố lớn khác đã xấu đi nghiêm trọng sau khi Nga thực hiện cuộc tấn công tên lửa lớn nhất vào lưới điện của nước này ngày 15-11.

Công ty điều hành lưới điện thuộc sở hữu nhà nước Ukraine Ukrenergo báo cáo rằng 40% người dân Ukraine đang gặp khó khăn do ít nhất 15 trung tâm năng lượng lớn trên cả nước bị hư hỏng.

*** Iran giúp Nga sản xuất máy bay không người lái tấn công (drone).** Theo Đài CNN, tài liệu tình báo mới của một đất nước giám sát chặt chương trình vũ khí của Iran cho thấy Nga và Iran đạt được thỏa thuận về việc sản xuất drone trên lãnh thổ Nga.

Tin thế giới 22-11: Hàng triệu dân Ukraine phải sơ tán tránh đông; OPEC không tăng sản lượng dầu - Ảnh 6.

Mảnh vỡ của một chiếc máy bay không người lái (drone), mà chính quyền Ukraine cho là máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất, sau một đợt tấn công của Nga vào Kiev, Ukraine ngày 17-10-2022 - Ảnh: REUTERS

Iran bắt đầu gửi bản vẽ và linh kiện để sản xuất drone cho Nga từ đầu tháng 11. Theo nguồn tin, Nga muốn sản xuất hàng ngàn chiếc. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi theo kế hoạch, việc sản xuất sẽ bắt đầu trong vài tháng nữa.

Nguồn tin của CNN cho biết quy trình sản xuất drone đơn giản hơn so với các loại vũ khí khác và Nga sẽ dùng những chiếc drone này trong cuộc chiến với Ukraine năm sau.

*** Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu do việc phương Tây áp giá trần.** Ngày 21-11, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga sẽ không gửi dầu hoặc các sản phẩm từ dầu đến các nước áp đặt mức giá trần với dầu xuất khẩu của Nga và có thể sẽ cắt giảm sản lượng.

Ông nhắc lại rằng Nga vẫn là nhà cung cấp dầu đáng tin cậy và việc đưa ra mức giá trần đối với dầu của Nga sẽ khiến nguồn cung giảm.

*** Châu Âu cảnh báo leo thang căng thẳng và bạo lực giữa Kosovo và Serbia.** Ngày 21-11, Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo về “sự leo thang và bạo lực” sau khi cuộc họp khẩn giữa Kosovo và Serbia không giải quyết tranh chấp kéo dài của đôi bên về vấn đề biển số xe ô tô mà người dân tộc thiểu số Serb ở Kosovo đang sử dụng.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU - ông Josep Borrell cảnh báo: “Sau nhiều giờ thảo luận, hai bên đã không đồng ý về giải pháp. Tôi nghĩ rằng cả hai bên đều có trách nhiệm với sự thất bại của các cuộc đàm phán hôm nay và bất kỳ sự leo thang và bạo lực nào có thể xảy ra trên thực tế trong những ngày tiếp theo”.

Nhiều năm nay, Kosovo đã yêu cầu cộng đồng thiểu số người Serb của họ đổi biển số ô tô cũ, có từ trước năm 1999 - khi Kosovo vẫn còn là một phần của Serbia.

Động thái này vấp phải sự phản kháng dữ dội, đôi khi leo thang thành bạo lực của những người Serb sống ở phía bắc đất nước.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 22-11: Hàng triệu dân Ukraine phải sơ tán tránh đông; OPEC không tăng sản lượng dầu - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Bắt đúng đáy cổ phiếu DRH, Chủ tịch DRH Holdings lãi 14% chỉ sau 3 phiên

Trên thị trường, cổ phiếu DRH Holdings mất gần 90% thị giá so với hồi đầu năm. Kết phiên 21/11, DRH đạt 3.300 đồng/cp.

Ông Phan Tấn Đạt, Chủ tịch HĐQT CTCP DRH Holdings (HOSE: DRH) thông báo đã mua 978.000 cổ phiếu DRH trên tổng 2 triệu đơn vị đăng ký. Lý do không mua hết lượng đăng ký là vì thay đổi kế hoạch cá nhân.

Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 17/10 đến 16/11, theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn. Tạm chiếu vtheo thị giá kết phiên 16/11 là 2.900 đồng/cp, ước tính ông Đạt đã chi hơn 2,8 tỷ.

Đáng chú ý, ngày 16/11, DRH đã tạo đáy ngắn hạn và bật tăng trần 3 phiên liên tiếp từ 17/11 đến 21/11 lên mức 3.300 đồng. Ước tính, Chủ tịch DRH đã lãi hơn 14% cho thương vụ vừa qua.

Sau giao dịch, lượng nắm giữ của vị lãnh đạo này tại DRH tăng từ hơn 4,3 triệu, tương ứng 3,47% lên hơn 5,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,25%.

Về tình hình kinh doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm, DRH ghi nhận doanh thu thuần đạt 36,5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 10,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 303% và 65% so với cùng thời gian cùng kỳ.

Nguồn bài viết: Bắt đúng đáy cổ phiếu DRH, Chủ tịch DRH Holdings lãi 14% chỉ sau 3 phiên

1 Likes

Ủa gì zậy?!?

:rofl: :rofl: :rofl: giàu như Viettel là có thật các bác ạ, công nhận mấy bác Quân đội kinh doanh gì cũng xịn

‘Núi tiền’ 20.000 tỉ đồng ở nhóm doanh nghiệp ‘họ’ Viettel đang niêm yết

VietTimes – Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội (Viettel) hiện có 4 công ty thành viên đã niêm yết trên sàn chứng khoán, gồm: Viettel Global, Viettel Construction, Viettel Post và Viettel Consultancy.

Viettel Global

Một trong những công ty con đang niêm yết của Viettel ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng nhất trong quý 3/2022 và 9 tháng đầu năm 2022 là Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global – Mã CK: VGI).

'Núi tiền' 20.000 tỉ đồng ở nhóm doanh nghiệp 'họ' Viettel đang niêm yết ảnh 1

Như VietTimes từng đề cập, trong quý 3/2022, VGI ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.327,2 tỉ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán giảm mạnh giúp lãi gộp của VGI tăng tới 48% so với cùng kỳ, đạt 3.608 tỉ đồng, tương ứng với biên lãi gộp lên tới 57%.

Trừ đi chi phí bán hàng và quản lý, VGI báo lãi trước thuế 2.400 tỉ đồng, cao gấp 5 lần so với cùng kỳ quý 3/2021.

'Núi tiền' 20.000 tỉ đồng ở nhóm doanh nghiệp 'họ' Viettel đang niêm yết ảnh 2

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu của VGI tăng gần 18% lên 17.600 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng thêm gần 4.400 tỉ (368%), từ 1.185 tỉ lên 5.549 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng hơn 4.000 tỉ lên 3.680 tỉ đồng.

Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của VGI đạt 54.702 tỉ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn đạt 22.474,5 tỉ đồng, chiếm 41%; lượng tiền và tương đương tiền, cùng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi ngân hàng) đạt 16.723,2 tỉ đồng.

Viettel Construction

Trong quý 3/2022, Tổng CTCP Công trình Viettel (Viettel Construction – Mã CK: CTR) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.605,4 tỉ đồng, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm ngoái, và là mức doanh thu kỷ lục kể từ khi hoạt động.

Trong đó, doanh thu dịch vụ khai thác và ứng cứu thông tin chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 1.279,4 tỉ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ; doanh thu xây lắp công trình tăng 54,1% lên 722,1 tỉ đồng; doanh thu các hợp đồng thương mại và giải pháp tích hợp tăng 2,5 lần lên 478,2 tỉ đồng.

Trừ đi các loại chi phí và thuế, CTR báo lãi sau thuế quý 3/2022 ở mức 128,2 tỉ đồng, tăng 39,9% so với cùng kỳ quý 3/2021.

'Núi tiền' 20.000 tỉ đồng ở nhóm doanh nghiệp 'họ' Viettel đang niêm yết ảnh 3

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CTR lần lượt đạt 6.307,5 tỉ đồng và 320,3 tỉ đồng, tăng 25% và 30,6% so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả này, CTR đã hoàn thành được 80% kế hoạch doanh thu và 77% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2022.

Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của CTR đạt 5.156,3 tỉ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 43,9%, đạt 2.265,1 tỉ đồng, tăng 40,6% so với đầu năm; tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là 1.107,2 tỉ đồng.

Viettel Post

Báo cáo tài chính quý 3/2022 của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post – Mã CK: VTP) ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.153,6 tỉ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty này đã tăng trưởng tới 77,2% so với cùng kỳ quý 3/2021, từ mức 31,7 tỉ đồng lên 56,2 tỉ đồng.

'Núi tiền' 20.000 tỉ đồng ở nhóm doanh nghiệp 'họ' Viettel đang niêm yết ảnh 4

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của VTP đạt 16.385,4 tỉ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế đạt 256,9 tỉ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của VTP đạt 5.172,5 tỉ đồng, giảm 4,8% so với đầu năm.

Trong đó, lượng tiền và tương đương tiền, cùng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kỳ hạn) chiếm 41,8%, đạt 2.164,6 tỉ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn là 1.862,5 tỉ đồng, giảm 14,9% so với đầu năm.

Viettel Consultancy

Công ty con cuối cùng đang niêm yết trên sàn chứng khoán của Viettel là CTCP Tư vấn Thiết kế Viettel (Viettel Consultancy – Mã CK: VTK), nhưng doanh nghiệp này hiện chưa công bố báo cáo kết quả kinh doanh trong năm nay.

Theo báo cáo kiểm toán năm 2021 của VTK, doanh thu thuần mà công ty này ghi nhận trong năm ngoái là 136 tỉ đồng, tăng 20,4% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỉ đồng, giảm khoảng 200 triệu đồng.

Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản của VTK đạt 158,9 tỉ đồng. Trong đó, lượng tiền và tương đương tiền, cùng các khoản tiền gửi ngân hàng ngắn hạn chiếm 50,9%, đạt 80,9 tỉ đồng, tăng 44,7% so với đầu năm./.

Nguồn bài viết: 'Núi tiền' 20.000 tỉ đồng ở nhóm doanh nghiệp 'họ' Viettel đang niêm yết

2 Likes

Các quỹ trái phiếu Việt Nam đã bị rút bao nhiêu tiền trong 2 tháng qua?

Một con số thống kê được thực hiện bởi Techcom Capital cho thấy, từ tháng 9/2022 đến thời điểm ngày 14/11/2022, các quỹ trái phiếu Việt Nam bị rút ròng gần 10.000 tỷ đồng tương ứng giảm từ 28.623 tỷ đồng xuống chỉ còn 18.717 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một con số thống kê được thực hiện bởi Techcom Capital cho thấy, lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua, các quỹ trái phiếu trên thế giới ghi nhận rút ròng với tổng giá trị là 175 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022. Tính riêng các thị trường mới nổi, giá trị rút ròng đã chạm mức 70 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay.

QUỸ TRÁI PHIẾU BỊ RÚT RÒNG 10.000 TỶ ĐỒNG TRONG 2 THÁNG

Riêng tại Việt Nam, từ tháng 9/2022 đến thời điểm ngày 14/11/2022, các quỹ trái phiếu Việt Nam bị rút ròng gần 10.000 tỷ đồng tương ứng giảm từ 28.623 tỷ đồng xuống chỉ còn 18.717 tỷ đồng. Tỷ lệ rút ròng lên tới 34,6%.

Trong đó, quỹ trái phiếu SSIAM bị rút ròng nhiều nhất 67,7% từ 1.457 tỷ đồng xuống chỉ còn 471 tỷ đồng. Đứng thứ hai là quỹ MB Capital bị rút ròng 60,8% tương ứng giảm từ 2.491 tỷ đồng xuống còn 977 tỷ đồng. Đứng thứ ba là quỹ DCIP của Dragon Capital bị rút ròng 46,6% từ 1.022 tỷ đồng xuống còn 546 tỷ đồng.

Đứng thứ tư là TCBF của Techcom Capital bị rút 31,8% từ 19.983 tỷ đồng xuống còn 13.623 tỷ đồng. Đứng thứ năm là DCBF của Dragon Capital bị rút 23,8% tương ứng giảm từ 817 tỷ đồng xuống còn 623 tỷ đồng.

Một số quỹ khác cũng bị rút ròng mạnh trong vòng 2 tháng qua gồm quỹ ABBF của An Bình Capital bị rút 23,1%; VFF của VinaCapital bị rút 8,5% từ 1.192 tỷ đồng còn 1.090 tỷ đồng…

Techcom Capital lưu ý rằng rút ròng quá nhiều sẽ hạn chế khả năng đáp ứng tiền mặt của các quỹ, hay các hoạt động tái cân bằng danh mục và tận dụng các cơ hội từ thị trường. Do đó, việc tạm thời hạn chế mua lại chứng chỉ quỹ thường để nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của các nhà đầu tư.

Trong lịch sử, hành động hạn chế mua lại chứng chỉ quỹ này là không hiếm. Cuộc khủng hoảng tài chính 2007– 2008 đã chứng kiến sự gia tăng đột biến việc các quỹ đầu tư ngừng mua lại chứng chỉ quỹ, do khủng hoảng tín dụng đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các quỹ phòng hộ và các phương tiện đầu tư khác.

Nửa đầu năm 2020, theo Fitch Ratings, hàng trăm Quỹ mở (“Mutual Fund) chiếm khoảng 62 tỷ đô la Mỹ giá trị tài sản quản lý (AUM) trên toàn cầu đã tạm dừng việc mua lại chứng chỉ quỹ trong bối cảnh căng thẳng thị trường do COVID19 gây ra.

Trong số các công ty quản lý quỹ đã từng tạm dừng mua lại chứng chỉ quỹ trong quá khứ, có cả những cái tên lớn và có lịch sử phát triển lâu dài như M&G Investments, Columbia Threadneedle, BNP Paribas, Blackrock…

CÁC QUỸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ BỊ RÚT VỐN?

Bình luận về tình hình thị trường trái phiếu nói chung trong thời gian qua, ông Cao Minh Hoàng, Giám đốc đầu tư IPA AM thuộc VnDirect, cho rằng thanh khoản trên thị trường trái phiếu có phần bị sụt giảm do hiệu ứng tâm lý khi khởi tố tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Xét tỷ lệ quy mô trái phiếu trên GDP, quy mô thị trường trái phiếu của chúng ta còn rất rất nhiều tiềm năng phát triển khi hiện nay mới là 17% GDP trong khi quy mô ở Maylaysia lên tới 57% GDP, các thị trường khu vực đều trên 25% GDP.

Thực sự đây là kênh rất hấp dẫn để huy động nguồn vốn trong dân một các hiệu quả. Vấn đề duy nhất là khi thị trường trái phiếu tương đối non trẻ thì những bước đi chập chững đầu tiên cần được dìu dắt và nâng đỡ rất kỹ càng của cơ quan quản lý.

“Động thái của cơ quan quản lý là có thể tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường như có các quỹ tham gia thị trường để hỗ trợ cho nhà đầu tư giai đoạn này. Đây có thể là một biện pháp rất tốt trên thị trường vốn của chúng ta”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo ông Mai Cường, Phó giám đốc Khối phát triển kinh doanh PVI AM, có nhiều giải pháp, nhưng giải pháp tốt nhất hiện nay là các chủ thể đầu tư trên thị trường bao gồm nhà đầu tư, tổ chức phát hành phải ngồi lại cùng với nhau, nhận diện thực chất vấn đề, khi đó, hiện tượng rút vốn sẽ được hạn chế một phần khi thông tin được minh bạch.

Các quỹ đầu tư có hiện tượng bị rút vốn nên làm talkshow với nhà đầu tư và có thể giãn tiến độ rút vốn vì không một tổ chức nào khi bị rút vốn ồ ạt, kể cả ngân hàng có thể đỡ được thanh khoản trong hiện tại.

“Chúng tôi đã làm việc với một số quỹ đầu tư lớn và công ty chứng khoán, biết họ đều nỗ lực tối đa để đáp ứng các yêu cầu khi có hiện tượng rút vốn hoặc bán tài sản của nhà đầu tư cá nhân. Do đó, chúng ta phải bình tĩnh lại, ngồi lại cùng nhau, có thể có các biện pháp để giãn kế hoạch thanh toán, để làm sao thị trường có thể phát triển một cách ổn định và bền vững, tránh việc bán tháo các tài sản mà giá trị có thể cao hơn rất nhiều và nhà đầu tư càng bán tháo thì nhà đầu tư càng lỗ nhiều”, ông Cường nhấn mạnh.

Cũng theo ông Cường, ở thị trường quốc tế thường lập ra các quỹ bình ổn trái phiếu, nhưng đối với Việt Nam, quỹ như vậy chưa có trên thị trường, chưa có cơ quan quản lý nào hay một tổ chức nào đứng ra để thành lập các quỹ này.

Ông Cường kiến nghị nên nghiên cứu dần các mô hình có thể áp dụng trong tương lai để làm sao thị trường có kênh thanh khoản tốt khi gặp các biến động lớn trên thị trường.

Quan trọng không kém là tính minh bạch của thông tin là cần thiết, các cơ quan quản lý sẽ là người ra các thông tin chính thống trên thị trường, đồng nghĩa các nhà phát hành phải có thông tin chính thống để nhà đầu tư có thể an tâm hơn, qua đó mới có sự phát triển bền vững được. Khi niềm tin đã quay trở lại thì mọi thứ sẽ quay trở lại.

Nguồn bài viết: Các quỹ trái phiếu Việt Nam đã bị rút bao nhiêu tiền trong 2 tháng qua? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes