Chứng sỹ săn tin!

Thị trường sóng gió quá, lâu lâu cũng nhớ “anh tôi” thật :laughing:, nhớ những ngày uptrend

Từ tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đến vòng lao lý: Giảm gần 1 nửa từ khi bị tạm giam, tài sản của ông Trịnh Văn Quyết còn bao nhiêu?

Các cổ phiếu ông Trịnh Văn Quyết sở hữu đều trong tình trạng mất thanh khoản.

Từ tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đến vòng lao lý: Giảm gần 1 nửa từ khi bị tạm giam, tài sản của ông Trịnh Văn Quyết còn bao nhiêu?

Ngày 21/11, gần 97 triệu cổ phiếu ART của CTCK BOS đã bị đình chỉ giao dịch trên HNX. Lý do bởi Chứng khoán BOS đã tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi chứng khoán bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, cụ thể là chậm nộp BCTC quý 3/2022.

Trước đó, cổ phiếu ROS của CTCP FLC Faros đã bị hủy niêm yết trên HoSE kể từ ngày 5/9, cổ phiếu FLC bị đình chỉ giao dịch từ ngày 9/9. Còn cổ phiếu GAB tuy vẫn được giao dịch nhưng không có thanh khoản từ khi ông Quyết bị bắt tới nay.

Hiện nay, ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu hơn 215 triệu cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC, hơn 23,7 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC FAROS, 7,6 triệu cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC và gần 3,2 triệu cổ phiếu ART của CTCP Chứng khoán BOS.

Với giá trị các cổ phiếu hiện nay là FLC 3.570 đồng/cp, GAB 196.400 đồng/cp, ART 1.300 đồng/cp và ROS trước khi hủy niêm yết là 2.510 đồng/cp, giá trị tài sản chứng khoán thời điểm hiện tại của ông Trịnh Văn Quyết khoảng 2.328 tỷ đồng.

Trong năm 2022, các cổ phiếu ‘họ’ FLC đã trải qua 2 đợt suy giảm mạnh, đợt đầu tiên là vào ngày 10/1 khi ông Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC, khi giá cổ phiếu đang có dấu hiệu phục hồi, tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để điều tra hành vi Thao túng thị trường chứng khoán tiếp tục là một “đòn giáng” mạnh khiến giá cổ phiếu tiếp tục giảm.

Nếu so với thời điểm trước khi bán chui, khối tài sản hiện nay của ông Quyết đã giảm 4.350 tỷ đồng (giảm 65%) và giảm 2.117 tỷ đồng kể từ khi bị bắt (giảm 48%).

Năm 2017, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng được xếp hạng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với quy mô tài sản vốn hóa đạt 58.852 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), tăng tới 25.046 tỷ đồng so với năm 2016.

Thời điểm đó, ông sở hữu 318,5 triệu cổ phiếu ROS, 135,3 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART. Đây chính là giai đoạn vàng của ROS, ART khi thị giá 2 cổ phiếu trên ở mức đỉnh lịch sử của nó. Tuy nhiên từ sau năm 2018, tài sản của ông Quyết trên sàn chứng khoán giảm dần, nguyên nhân chủ yếu do thị giá cổ phiếu trượt dốc và cũng bán bớt cổ phần. Khối tài sản của ông Quyết hiện nay chỉ còn bằng 4% khi ở đỉnh cao.

Dù khối tài sản chứng khoán 2 năm 2016 và 2017 vượt 1 tỷ USD nhưng ông Trịnh Văn Quyết lại chưa từng xuất hiện trong danh sách tỷ phú đô la của Forbes.

Nguồn bài viết: Từ tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đến vòng lao lý: Giảm gần 1 nửa từ khi bị tạm giam, tài sản của ông Trịnh Văn Quyết còn bao nhiêu?

1 Likes

Bộ Tài chính chuẩn bị họp bàn về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp

Cuộc họp sẽ có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, các lãnh đạo của UBCKNN, Sở VNX, VSD, HNX và HoSE và các lãnh đạo CTCK, doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Mới đây, Bộ Tài Chính thông báo sẽ tổ chức cuộc họp bàn về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp vào sáng ngày 23/11 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Cuộc họp sẽ có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, các lãnh đạo của UBCKNN, Sở VNX, VSD, HNX và HoSE. Đồng thời, các lãnh đạo các CTCK và lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu cũng sẽ góp mặt trong cuộc họp này.

Trước đó, ngày 14/11 vừa qua, Bộ Tài chính cũng đưa ra thông báo về hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo Bộ Tài Chính, trái phiếu doanh nghiệp là một loại sản phẩm chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Trái phiếu doanh nghiệp không phải là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp.

Với đặc điểm trên, Bộ Tài chính cho rằng nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Trước các vi phạm của doanh nghiệp phát hành thời gian qua, trên thị trường xảy ra hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước hạn do quan ngại doanh nghiệp không trả được nợ. Trước tình hình này, Bộ Tài chính đề nghị các chủ thể tham gia trên thị trường cần tuân thủ quy định của pháp luật và lưu ý.

Đối với doanh nghiệp phát hành , cần có trách nhiệm tự cân đối dòng tiền để đảm bảo các nghĩa vụ đã cam kết với nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu.

Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ, cần phối hợp với các doanh nghiệp phát và nhà đầu tư để đảm bảo các nghĩa vụ đã ký kết cũng như đảm bảo uy tín khi cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Đối với nhà đầu tư nên cẩn trọng để phân tích và phân loại các trái phiếu đang sở hữu, không nghe tin đồn thất thiệt. Đặc biệt, cần hết sức lưu ý về trách nhiệm và cam kết của các tổ chức cung cấp dịch vụ. Việc các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán phân phối trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này bảo lãnh, bảo đảm cho việc mua trái phiếu.

Cuối cùng, Bộ Tài Chính khẳng định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn là thị trường tiềm năng khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong thời gian tới cho phát triển sản xuất kinh doanh là rất lớn. Do đó, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục phát triển thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh và minh bạch. Các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần tuân thủ quy định pháp luật.

Nguồn: Bộ Tài chính chuẩn bị họp bàn về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp

1 Likes

Hòa Phát "bắt tay"Hợp Nghĩa làm khu dân cư hơn 5.600 tỷ đồng

Liên danh CTCP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa - CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát thuộc thành viên của Tập đoàn Hòa Phát là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với tổng mức đầu tư 5.622 tỷ đồng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá, huyện Lâm Thao. Theo đó, nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ là Liên danh CTCP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa - CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát.

Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 5.622 tỷ đồng (chi phí thực hiện 5.284 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 338 tỷ đồng), quy mô sử dụng đất 120 ha, bao gồm các hạng mục: nhà ở liền kề, biệt thự, công trình hỗn hợp, dịch vụ công cộng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Dự án có thời gian hoạt động 50 năm, tiến độ hoàn thành xây dựng đến năm 2030.

Theo tìm hiểu, CTCP Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa có địa đăng ký kinh doanh tại địa chỉ số 308 Hai Bà Trưng, phường Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Người đại diện pháp luật cho công ty là ông Lê Đăng Triều.

Còn CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát là thành viên thứ 5 thuộc Tập đoàn Hòa Phát có địa chỉ đóng tại số 39 Nguyễn Đình Chiểu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Người đại diện công ty là ông Hoàng Quang Việt.

Công ty này chính thức hoạt động từ ngày 28/9/2002 với ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; xây dựng nhà các loại, kinh doanh bất động sản.

Được biết , thời gian gần đây Hòa Phát liên tục gia nhập thị trường bất động sản. Hồi tháng 9, một công ty con của Hòa Phát - CTCP Phát triển đô thị Hòa Phát Yên Mỹ cũng là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện Dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp Khu công nghiệp Yên Mỹ II với quy mô 30,99ha, tổng mức đầu tư dự án khoảng 4.830 tỷ đồng.

Mới đây, UBND TP Cần Thơ chấp thuận cho Hòa Phát khảo sát, nghiên cứu, đề xuất 3 dự án bao gồm: dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ cao cấp tại quận Bình Thủy, quy mô khoảng 452 ha; khu đô thị thương mại - dịch vụ 88,2 ha (gồm khu nhà ở 58,2 ha và trung tâm hội chợ triển lãm 30 ha) tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng; khu đô thị thương mại - dịch vụ quy mô 6,24 ha tại đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.

Kế hoạch trong 10 năm tới, Hòa Phát sẽ phát triển 10 khu công nghiệp bao gồm cả các khu công nghiệp hiện nay đang có. Đối với mảng dự án nhà ở - khu đô thị, Tập đoàn sẽ tập trung phát triển các đại đô thị diện tích từ 200 - 400ha, đóng góp vào quá trình đô thị hóa các khu dân cư hiện hữu của địa phương.

Nguồn bài viết: Cú bắt tay của "vua thép" Hòa Phát với Hợp Nghĩa làm khu dân cư hơn 5.600 tỷ đồng

1 Likes

NVL, PDR vẫn “kẹt” thanh khoản giá sàn, cổ phiếu lớn ép VN-Index mất điểm

Chỉ khoảng 5 phút đầu phiên chiều lượng hàng khổng lồ lại tuôn ra ở NVL, ép giá rơi trở lại mức sàn. Không chỉ vậy, lượng bán áp đảo hoàn toàn bên mua, tiếp tục chặn bán sàn hàng chục triệu đơn vị. NVL đã không được giải cứu thành công, gián tiếp thúc đẩy nhu cầu chốt lời nhanh ở các cổ phiếu khác…

VN-Index chịu sức ép nhiều hơn từ nhóm cổ phiếu lớn.

VN-Index chịu sức ép nhiều hơn từ nhóm cổ phiếu lớn.

Chỉ khoảng 5 phút đầu phiên chiều lượng hàng khổng lồ lại tuôn ra ở NVL, ép giá rơi trở lại mức sàn. Không chỉ vậy, lượng bán áp đảo hoàn toàn bên mua, tiếp tục chặn bán sàn hàng chục triệu đơn vị. NVL đã không được giải cứu thành công, gián tiếp thúc đẩy nhu cầu chốt lời nhanh ở các cổ phiếu khác.

Độ rộng đã co hẹp lại so với buổi sáng, kết phiên VN-Index chỉ còn 251 mã tăng/182 mã giảm, so với mức áp đảo toàn diện 335 mã tăng/95 mã giảm buổi sáng. Tuy vậy, số mã kịch trần không thay đổi nhiều, tập trung chủ yếu ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

Thực tế mức ảnh hưởng của nhóm blue-chips lên các chỉ số chiều nay còn nhiều hơn buổi sáng. Không chỉ kìm hãm đà đi lên, nhiều trụ tụt giá sâu còn khiến VN-Index mất 8,53 điểm cuối phiên, tương đương giảm 0,89% so với mức tăng 0,13% cuối phiên sáng. VN30-Index đóng cửa thậm chí giảm 1,19%.

Chiều nay NVL giao dịch thêm khoảng 15,6 triệu cổ nữa, với trên 90% tập trung ở 30 phút đầu tiên buổi chiều. Dường như nhà đầu tư vẫn hăm hở bắt giá sàn, nhưng sau đó lượng bán xuất hiện quá nhiều và liên tục chất vào dư bán sàn làm nản lòng bên mua. Cuối phiên NVL chỉ đóng cửa với 293.300 cổ, trong khi vẫn dư bán sàn và ATC khoảng 20 triệu cổ. PDR “nhìn” NVL mà giao dịch, cũng mất thanh khoản và dư bán sàn tổng hợp gần 119 triệu cổ.

Độ rộng co hẹp lại đáng kể trong buổi chiều cũng cho thấy áp lực bán ra đã tăng lên. VN-Index bị kéo xuống dần từ sáng, nhưng sang chiều nhóm blue-chips yếu đi nhiều hơn, khiến tâm lý chốt lời cũng mạnh thêm để vớt vát lợi nhuận còn lại. Thống kê rổ VN30 có 22/30 mã tụt giá so với buổi sáng, nhiều mã đảo chiều từ tăng thành giảm. ACB giảm tới 3,55% so với phiên sáng và đóng cửa giảm 1,21%; GAS tụt 2,67%, chốt giảm 1,89%; VRE tụt 2,6%, chốt giảm 0,57%; GVR tụt 4,55%, đóng cửa giảm 3,08%; TCB tụt 3,1%, đóng cửa giảm 1,8%… Nhóm VHM, VIB, VIC, VJC cũng bốc hơi hơn 2% so với buổi sáng và đều giảm mạnh thêm so với tham chiếu.

Ảnh hưởng nặng nhất tới VN-Index lúc đóng cửa là VIC, VHM, VCB, MSN và GAS. Top 5 mã này đã khiến chỉ số mất 8,7 điểm, tức là nhiều hơn cả mức giảm tổng thể. Phía tăng chỉ có BID tăng 2,68%, VNM tăng 2,05%, PLX tăng 3,56%, SSI tăng 1,55%. Đối với VN30-Index, TCB và NVL thay thế VCB, GAS. Đó là nguyên nhân vì sao số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn giảm, nhưng hai chỉ số quan trọng nhất vẫn giảm.

Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng vẫn tăng giá rất tốt bất chấp NVL, PDR tiếp tục mất thanh khoản giá sàn.

Midcap chốt phiên tăng 0,72%, Smallcap tăng 0,68%. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ giao dịch có phần tích cực hơn, ít bị tác động bởi đợt chốt lời ngắn hạn, dù hầu hết cũng tụt giá. Cụ thể, chỉ số Midcap lúc đạt đỉnh tăng tới 3,22%, Smallcap đỉnh điểm tăng 2,84% so với tham chiếu.

Mặc dù về tổng thể các blue-chips giảm nhiều hơn tăng, nhưng các nhóm ngành chủ yếu vẫn là phân hóa. Ngân hàng có VCB, TCB, ACB rơi sâu, ảnh hưởng tới chỉ số nhưng vẫn tới 13/27 mã nhóm này tăng trên 1%, vơi EIB tăng kịch trần. Cổ phiếu bất động sản có NVL, PDR, HPX giảm sàn mất thanh khoản, hơn chục mã khác giảm từ 1% trở lên, nhưng cũng có cả chục mã kịch trần. Nhìn chung khả năng diễn biến giá cổ phiếu lúc này phụ thuộc nhiều vào năng lực cung cầu tại chỗ của từng mã.

Chiều nay NVL và PDR không giao dịch nhiều được, nên thanh khoản tại HoSE giảm tới 38% so với phiên sáng, chỉ đạt 5.861 tỷ đồng. Tuy vậy thanh khoản vẫn là tăng tốt, ngay cả khi trừ giao dịch của NVL và PDR thì giá trị khớp của HoSE vẫn đạt gần 11.400 tỷ đồng, tăng 53% so với hôm qua.

Khối ngoại phiên chiều cũng tăng mua hỗ trợ thị trường. Tính riêng chiều, HoSE nhận thêm 851,6 tỷ đồng mua vào từ khối này, trong khi bán ra là 492,5 tỷ đồng. Mua nhiều hơn bán giúp vị thế của khối ngoại từ bán ròng 103,6 tỷ đồng buổi sáng thành mua ròng 255,5 tỷ đồng cả ngày. VNM được mua tốt nhất với 74,5 tỷ đồng ròng, SSI +67,3 tỷ, MBB +63,4 tỷ, BID +38,8 tỷ, HPG +32,7 tỷ. Phía bán có DGC -68,3 tỷ đồng ròng và NVL -30,3 tỷ, GEX, VCB bị bán ròng trên 20 tỷ.

Nguồn bài viết: NVL, PDR vẫn “kẹt” thanh khoản giá sàn, cổ phiếu lớn ép VN-Index mất điểm - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

2 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 21/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. NLG: Sắp thu về 1.300 tỷ đồng từ dự án Paragon Đại Phước, dự chi nghìn tỷ mua lại cổ phiếu quỹ

  2. IDICO lên kế hoạch triển khai 9 dự án KCN mới với tổng quy mô 2.200 ha

  3. Bắt tín hiệu hỗ trợ, bộ ba cổ phiếu DIG, CEO, L14 tăng trần sau chuỗi giảm 90% giá trị

  4. TDH: Vụ Thuduc House - Đề nghị truy tố 60 bị can, trong đó có hàng chục cán bộ Cục Thuế TP. HCM

  5. VND: Thị giá “bốc hơi” 70% từ đỉnh, cổ phiếu VNDirect xuống sát mệnh giá

_

  1. LM8: Tái cơ cấu, thoái sạch vốn tại Lilama 18.1

😎 Chỉ còn hai cổ phiếu thuộc họ FLC được giao dịch trên sàn

  1. Nhóm cổ phiếu họ Apec tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp (APS, API, IDJ)

  2. HAG: Trước khi bán ‘bò Lào đặc sản’, bầu Đức từng bán ‘bò Úc đặc sản’ như thế nào?

  3. QNS: Đường Quảng Ngãi – Hành trình đưa Vinasoy chiếm lĩnh 90% thị phần sữa đậu nành bao giấy

  4. 3C Inc: Cổ đông lớn kín tiếng của Gelex Electric

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. PDR: Thị giá giảm sàn “trắng bên mua” 12 phiên liên tiếp, lãnh đạo đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu

  2. MAS và MBS tiếp tục bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu HPX của nhà chủ tịch Hải Phát

  3. L14: Cổ phiếu L14 chia 14 lần từ đỉnh, công ty liên quan đến “A7” muốn gom hàng

  4. Chủ tịch Dohaco (DHC) bán ra gần 3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu còn 5,56%

_

  1. GEX: Gelex tiếp tục chi hàng trăm tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

  2. AGG: Vừa mua lại trái phiếu trước hạn, Bất động sản An Gia lại đi vay nước ngoài 15 triệu USD

  3. Masan muốn chào bán 1.700 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

  4. CII: Vì sao Hạ tầng CII bị UBCKNN từ chối phát hành cổ phiếu thưởng?

_

=> CỔ TỨC

  1. TCH: Hoàng Huy chốt ngày trả cổ tức bằng tiền 12%

  2. VPBank, ACB và VIB là những ngân hàng đầu tiên dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023.

  3. Loạt DN sắp chi trả hơn 12.000 tỷ đồng cổ tức cuối năm 2022.

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • VN-Index “đỏ vỏ”, hơn 120 mã vẫn kịch trần

  • Xét mức độ ảnh hưởng theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng là nhóm ngành tác động mạnh nhất đến VN-Index, tương đương lấy đi 4,6 điểm. Độ rộng toàn ngành phân hoá với các cổ phiếu giao dịch trong biên độ thấp.

  • Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang có diễn biến ngược thị trường, hàng loạt mã đua nhau tăng trần cùng thanh khoản sôi động, đáng kể ở nhóm bất động sản

  • Thị trường xác lập một phiên mất điểm nếu nhìn từ chỉ số VN-Index. Tuy nhiên cổ phiếu vẫn phân hóa rất tích cực, thậm chí số cổ phiếu tăng giá trong chỉ số này còn gấp rưỡi số giảm. Cả ba sàn còn ghi nhận 123 cổ phiếu kịch trần trong đó HoSE đóng góp 52 mã. Nhà đầu tư vẫn đang kiếm được tiền bất kể chỉ số đỏ.

  • Phiên 21/11: Khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ, tập trung FUEVFVND, VPB, HPG

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Các ETF ngoại sẽ mua bán cổ phiếu thế nào trong kỳ review quý 4/2022?

  2. Lợi nhuận doanh nghiệp họ “Tân Cảng” trong quý 3: Kỷ lục tại ILB và TCW

  3. Chủ tịch và dàn lãnh đạo của doanh nghiệp bất động sản liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu

  4. Vụ ThuducHouse: Vai trò của ban kiểm soát ở đâu?

  5. Khối ngoại giải ngân mạnh tuần thứ 2 liên tiếp, PE thị trường về trên 10 lần

_

  1. Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm với Vietcombank, VietinBank, MB

  2. SSI: Tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản khiến khoảng 7 - 8% tổng tín dụng bị mắc kẹt

_

=> VIỆT NAM

  1. Loạt “ông lớn” T&T, Đèo Cả, Thaco, TH Group… dự kiến đổ gần 130.000 tỷ đồng vào Tây Nguyên, đầu tư từ hạ tầng giao thông, nông nghiệp đến bauxit…

  2. Nhập khẩu gạo tăng mạnh, Bộ Công thương đề xuất quản lý “chặt”

  3. Giám sát gói thầu thi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành

  4. 10 tháng, xuất khẩu cao su cán mốc 2,6 tỷ đô, tăng 4,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

  5. Hà Nội: Năm 2022 kinh tế tăng trưởng vượt kế hoạch, đạt khoảng 8,8%

  6. Giá xăng quay đầu giảm nhẹ mỗi loại 40-80 đồng/lít chiều 21/11

  7. Ở kịch bản giá dầu thô thế giới năm 2023 trên 100 USD/thùng, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít với xăng, 1.000 đồng/lít với nhiên liệu bay và 500 đồng/lít dầu diesel.

  8. TP HCM chỉ còn 18 cửa hàng thiếu xăng dầu

_

=> THẾ GIỚI

  1. CK Châu Âu giảm; Biên bản cuộc họp của Fed và ECB được chú ý

  2. Trung Quốc đã giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng thứ 2 liên tiếp.

  3. Cuối tuần trước, phần lớn Bắc Kinh đóng cửa trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tại thủ đô của Trung Quốc tiếp tục tăng, theo báo Straits Times ngày 20-11.

  4. Chứng khoán châu Á mở đầu tuần mới trong tâm lý thận trọng, Hang Seng trong phiên có lúc giảm 3%

  5. Dự trữ và thương mại song phương của Nga vẫn tăng bất chấp lệnh trừng phạt

  6. Chỉ còn hơn 1 tháng là hết năm 2022, nhìn lại toàn cảnh tăng trưởng ASEAN-6

  7. ASEAN - Trung Quốc khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định ACFTA

  8. Uruguay chuẩn bị nộp đơn xin gia nhập CPTPP

  9. Doanh nghiệp châu Âu đổ vốn sang Mỹ, EU đang “hụt hơi” trong cuộc chiến cạnh tranh

  10. Hiện thị trường đang đặt cược Fed có 76% cơ hội tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên ngưỡng 4,25-4,5% và lãi suất sẽ đạt đỉnh trong khoảng 5,0-5,25%

  11. Những vấn đề nổi bật châu Á phải đối mặt khi các quan chức Fed tỏ ra ‘diều hâu’ hơn

  12. Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục giảm trong 20 ngày đầu tháng 11

  13. Các nhà sản xuất chip châu Á khó có thể tách khỏi Trung Quốc. Những nước tham gia chủ yếu trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn ở Đông Á dường như thấy rằng việc tách khỏi Trung Quốc trong các ngành công nghiệp tiên tiến liên quan đến công nghệ nhạy cảm là rất khó.

  14. Mỹ đang đi đầu trong việc xây dựng liên minh “Chip 4” với Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản để tăng cường an ninh kinh tế để đề phòng cuộc khủng hoảng chip toàn cầu có thể xảy ra trong trường hợp xảy ra căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc.

  15. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên tăng mạnh

  16. Berkshire Hathaway lần đầu công bố khoản đầu tư vào 5 công ty thương mại lớn nhất Nhật Bản là trong ngày sinh nhật của Warren Buffett hồi năm 2020. Tập đoàn có ý định nắm giữ lâu dài các cổ phiếu này.

  17. Sau cuộc bầu chọn về việc để ông Trump quay trở lại Twitter của Elon Musk, 52% số người tham gia đồng ý điều này.

  18. Tăng trưởng kinh tế quý 3 của Thái Lan nhanh nhất trong 1 năm

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. CZ nói thuế cao có thể giết chết ngành công nghiệp tiền điện tử ở Ấn Độ

  2. Sàn tiền ảo vừa phá sản FTX nợ 50 chủ nợ lớn nhất hơn 3 tỷ USD

  3. FTX lên kế hoạch tái cấu trúc, xin các chủ nợ hãy kiên nhẫn

  4. Công ty dịch vụ tài chính BTC Unchained cắt giảm nhân sự

  5. Hàn Quốc điều tra các sàn giao dịch tự phát hành và niêm yết token

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm giảm về 16.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và giằng co quanh 16.100 USD/BTC cho đến cuối ngày.

  7. Nước Saint Kitts and Nevis chấp thuận BTC Cash là tiền tệ hợp pháp vào năm 2023

_

  1. Từ ngày 5/12, EU sẽ cấm nhập hầu hết dầu thô Nga, nhằm chặn nguồn tài chính Nga cấp cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Còn từ tháng 2/2023, EU sẽ cấm vận hoạt động vận chuyển sản phẩm từ dầu của Nga. “Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải tìm được nguồn cung khoảng 500-600.000 thùng dầu diesel mỗi ngày để thay thế sản lượng dầu của Nga. Nguồn thay thế sẽ đến từ Mỹ, Trung Đông và Ấn Độ”, Eugene Lindell - nhà phân tích thị trường tại FGE cho biết.

  2. Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã đàm phán tạm thời miễn áp dụng lệnh cấm này với lý do không có nguồn thay thế cho dầu Nga. Cả ba nước này đều phụ thuộc lớn và đường ống Druzhba vận chuyển dầu trực tiếp từ Nga.

  3. Xuất khẩu dầu Nga sang Trung Quốc tăng lên hơn 49 tỷ USD

  4. Giá dầu châu Á chịu nhiều áp lực, dao động gần mức thấp nhất trong hai tháng

  5. Thị trường dầu diesel vẫn khan hiếm, với sự cạnh tranh mua từ châu Âu và Mỹ. Mặc dù Trung Quốc tăng gần gấp đôi lượng xuất khẩu dầu diesel trong tháng 10/2022 so với một năm trước đó, lên 1,06 triệu tấn, thì khối lượng này vẫn thấp hơn nhiều so với mức xuất khẩu 1,73 triệu tấn của tháng Chín.

  6. Mỹ và Arab Saudi mắc kẹt trong cuộc chiến dầu mỏ

  7. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,37 USD (-0,46%), xuống 79,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,58 USD (-0,66%), xuống 87,04 USD/thùng.

_

  1. Đồng USD khởi đầu tuần mới khá thuận lợi do nhà đầu tư lại tỏ ra thận trọng, sau khi số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến ở một số thành phố ở Trung Quốc khiến nước này phải thắt chặt các biện pháp phòng dịch.

  2. Đang mất giá “thảm” nhất châu Á, đồng Won Hàn Quốc bất ngờ trở thành đồng tiền tăng mạnh nhất với mức tăng 6% trong nửa đầu tháng 11

  3. Vàng thế giới “hụt hơi”, trong nước bất động

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 9,5 USD xuống mức 1.751,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lao dốc tiếp về dưới 1.740 USD, nhưng đã nảy nhẹ lên trên mốc này vào cuối ngày.

Vàng SJC 67.5 tr/lượng

USD 24,857 đồng

Bảng Anh 29,784 đồng

EUR 26,202 đồng

Nguồn: Thông Tô | Facebook

1 Likes

Sau khi liên tục mua vào, Dragon Capital có dấu hiệu chốt lời cổ phiếu Kinh Bắc (KBC)

(ĐTCK) Quỹ ngoại vừa mua vào và bán ra cổ phiếu Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã KBC - sàn HoSE).

Sau khi liên tục mua vào, Dragon Capital có dấu hiệu chốt lời cổ phiếu Kinh Bắc (KBC)

Cụ thể, ngày 17/11, nhóm quỹ Dragon Capital mua vào 4,2 triệu cổ phiếu KBC để nâng sở hữu từ 5,7% lên 6,25% vốn điều lệ. Trong đó, Wareham Group Limited mua vào 3,5 triệu cổ phiếu; Vietnam Enterprise Investments Limited mua vào 1 triệu cổ phiếu; Grinling International Limited mua vào 0,5 triệu cổ phiếu; trong khi Norges Bank bán ra 0,8 triệu cổ phiếu.

Tới ngày 18/11, nhóm Dragon Capital lại bán ra 3,7 triệu cổ phiếu KBC để giảm sở hữu từ 6,25% về còn 5,77% vốn điều lệ. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán ra 2,5 triệu cổ phiếu; Amersham Industries Limited bán ra 1 triệu cổ phiếu; và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) bán ra 0,2 triệu cổ phiếu.

Trước đó, ngày 15/11, nhóm quỹ liên quan tới Dragon Capital vừa mua vào 12,8 triệu cổ phiếu KBC để nâng sở hữu từ 4,06% lên 5,7% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn. Trong đó, Amersham Industries Limited mua vào 11 triệu cổ phiếu KBC; Vietnam Enterprise Investments Limited mua vào 2,5 triệu cổ phiếu KBC; DC Developing Markets Strategies Public Limited Company bán ra 500.000 cổ phiếu; và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) bán ra 200.000 cổ phiếu KBC.

Cổ phiếu KBC sau chuỗi ngày giảm mạnh về dưới ngưỡng 14.000 đồng, đã bắt đầu hồi phục trở lại kể từ phiên 11/11. Trong phiên 15/11, cổ phiếu KBC đóng cửa ở mức 15.000 đồng/cổ phiếu; phiên 17/11 đóng cửa ở mức 16.050 đồng/cổ phiếu (cao nhất là 16.400 đồng, thấp nhất là 15.500 đồng/CP); phiên 18/11, cổ phiếu KBC đóng cửa ở mức 16.400 đồng, mức cao nhất trong ngày, trong khi mức thấp nhất là 15.200 đồng/CP.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/11, cổ phiếu KBC tăng 50 đồng lên 16.850 đồng/cổ phiếu.

Ở một diễn biến khác, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc vừa đăng ký mua vào 25 triệu cổ phiếu KBC để nâng sở hữu từ 14,81% vốn điều lệ lên 18,07% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 15/11 đến ngày 14/12.

Lãi đột biến quý III từ đánh giá lại khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng

Trong quý III/2022, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 203,23 tỷ đồng, giảm 37,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 1.936,23 tỷ đồng, tăng 1.995,52 tỷ đồng so với cùng kỳ (cùng kỳ lỗ 59,29 tỷ đồng). Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 48,9% về còn 47,9%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 38,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 61,61 tỷ đồng về 97,3 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 127,6%, tương ứng tăng thêm 46,71 tỷ đồng lên 83,33 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 20,8%, tương ứng giảm 37,09 tỷ đồng về 140,83 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết ghi nhận 1.997,23 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 0,99 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 44,3%, tương ứng tăng thêm 23,17 tỷ đồng lên 75,45 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 1.288,53 tỷ đồng, giảm 58,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.136,51 tỷ đồng, tăng 191,4% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, lợi nhuận quý III tăng chủ yếu do lãi từ công ty liên doanh, liên kết. Được biết, Công ty có lý giải nguyên nhân lợi nhuận tăng do công ty ghi nhận thu nhập từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh.

Trong năm 2022, Kinh Bắc đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 47,5% kế hoạch lợi nhuận năm.

Nguồn bài viết: Sau khi liên tục mua vào, Dragon Capital có dấu hiệu chốt lời cổ phiếu Kinh Bắc (KBC) | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes

Nhận được tin nhắn tài khoản đang bị bán, vợ Chủ tịch Công ty KHG đã chủ động nộp tiền để ngưng giải chấp

Bà Trần Thị Thu Hương, vợ ông Nguyễn Khải Hoàn, Chủ tịch HĐQT KHG đã bán 3.519.700 cổ phiếu do bị bán giải chấp

Sơ đồ giao dịch giá cổ phiếu KHG.

Bà Trần Thị Thu Hương báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến người nội bộ Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (mã KHG-HOSE).

Theo đó, bà Trần Thị Thu Hương, vợ ông Nguyễn Khải Hoàn, Chủ tịch HĐQT KHG đã bán 3.519.700 cổ phiếu. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu bà Hương nắm giữ giảm từ 60.604.000 cổ phiếu, chiếm 13,67% xuống còn 57.084.300 cổ phiếu, chiếm 12,88%. Thời gian thực hiện giao dịch ngày 21/11.

Hiện, ông Nguyễn Khải Hoàn - Chủ tịch HĐQT đang nắm giữ 141.269.500 cổ phiếu, chiếm 31,88% vốn điều lệ tại KHG.

Đáng chú ý, bà Hương cho biết mục đích thực hiện giao dịch là do bị bán giải chấp được đưa ra là vì công ty chứng khoán cắt tỷ lệ margin đột ngột và không hề thông báo cho bà theo quy định của hợp đồng vay cá nhân. Theo đó, công ty chứng khoán tự ý bán cổ phiếu ngay mà không thông báo cho bà về thời gian bán, cũng như không cho bà thời gian bổ sung tài sản đảm bảo.

Sau khi bà Hương nhận được tin nhắn báo tài khoản đang bị bán đã liên hệ ngay với công ty chứng khoán và chủ động nộp tiền bổ sung để ngưng việc bán giải chấp trong ngày.

Trước đó, ngày 21/11, Chứng khoán Mirae Asset thông báo bán giải chấp 4,8 triệu cổ phiếu KHG của CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land thuộc sở hữu của bà Trần Thị Thu Hương, vợ Chủ tịch HĐQT cho đến khi đảm bảo đủ tỷ lệ theo quy định về giao dịch ký quỹ

Theo công ty chứng khoán thì việc bán giải chấp có thể không được thực hiện theo quyết định của MAS mà không có thông báo ra công chúng nếu giá thị trường của tài sản đảm bảo thay đổi hoặc chủ tài khoản bổ sung tài sản đảm bảo đủ tỉ lệ theo quy định về giao dịch ký quỹ và số lượng chứng khoán dự kiến bán giải chấp là ước tính tại thời điểm công bố thông tin, số lượng chứng khoán bán thực tế có thể ít hơn hoặc nhiều hơn do thay đổi giá thị trường làm thay đổi giá trị tài sản đảm bảo.

Đồng thời, Chứng khoán Mirae Asset cũng có thông báo bán giải chấp 4 triệu cổ phiếu PDR của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt. Thời điểm dự kiến thực hiện hai giao dịch bán giải chấp trên là từ ngày 21/11.

Ngoài ra, 2,5 triệu cổ phiếu HPX của Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát thuộc sở hữu của ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT cũng dự kiến bị Mirae Asset bán giải chấp từ ngày 21/11.

Mới đây, HĐQT KHG thông qua việc tăng vốn điều lệ gần 4.432 tỷ đồng lên hơn 4.494,35 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong Tập đoàn.

Kết thúc quý 3/2022, KHG ghi nhận doanh thu thuần tăng 46% so với cùng kỳ năm trước đạt 304 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt gần 54 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. KHG cho biết lợi nhuận quý 3/2022 tăng 20% so với cùng kỳ là do doanh thu và hoạt động môi giới và chuyển nhượng bất động sản tăng nhờ đẩy mạnh phát triển dự án, phân phối sản phẩm tại nhiều dự án và mở rộng hệ thống sàn.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần của KHG tăng gần 50% so với cùng kỳ đạt 767 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 240 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt hơn 191 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 100 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Khải Hoàn Land tăng 10% so với đầu năm, đạt 7.054 tỷ đồng; nợ phải trả đạt 2.165 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm; Hàng tồn kho đạt 534 tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm và vốn chủ sở hữu tăng thêm 192 tỷ đồng, đạt 4.889 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Nhận được tin nhắn tài khoản đang bị bán, vợ Chủ tịch Công ty KHG đã chủ động nộp tiền để ngưng giải chấp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

TCBS sắp được TCB rót vốn hơn 10,000 tỷ đồng

Ngày 22/11, CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thay đổi phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Cụ thể, theo tờ trình ngày 10/11, HĐQT TCBS đã có báo cáo về việc thay đổi phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Công ty. HĐQT đánh giá việc triển khai phương án chào bán chưa thực sự mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông và Công ty. Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn về vốn, Công ty trình cổ đông về việc dừng triển khai phương án chào bán đã được thông qua trước đó.

Thay vào đó, TCBS sẽ thực hiện chào bán riêng lẻ 105 triệu cp cho Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, TCB), mệnh giá 10,000 đồng/cp. Giá chào bán dự kiến 95,600 đồng/cp. Số tiền thu được từ đợt chào bán hơn 10 ngàn tỷ đồng.

Mục đích của đợt chào bán là duy trì vị thế của Công ty trong các mảng cốt lõi gồm cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư và quản lý tài sản. Đợt tăng vốn cũng nhằm đáp ứng kỳ vọng đẩy mạnh tăng trưởng thị phần và số lượng khách hàng; nhu cầu khách hàng trong mảng kinh doanh giao dịch cổ phiếu và vay ký quỹ của Công ty thời gian tới. TCBS cũng tăng vốn nhằm đẩy mạnh hơn các mảng tự doanh cổ phiếu và trái phiếu. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư công nghệ và khoa học dữ liệu.

Sau đợt chào bán, vốn điều lệ của TCBS sẽ tăng lên mức hơn 2.1 ngàn tỷ đồng.

Ngày 25/11, TCB sẽ chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến về việc mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của TCBS. Tính đến ngày 30/09/2022, TCB sở hữu 88.8% vốn của TCBS, tỷ lệ này dự kiến tăng lên mức 94.2% nếu Ngân hàng tham gia đợt chào bán kể trên.

Ngoài ra, TCBS cũng đề xuất phê duyệt cấp quyền mua cổ phần cho các cán bộ quản lý cấp cao và thông qua kế hoạch cháo bán riêng lẻ cho cán bộ quản lý cấp cao của Công ty, giai đoạn 2023-2033.

Đồng thời, vì không dùng 112.3 tỷ đồng của quỹ dự trữ bổ sung điều lệ và 112.3 tỷ đồng của quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ để bổ sung vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu nên TCBS đề xuất chuyển số tiền từ hai quỹ này vào lợi nhuận chưa phân phối, tổng cộng gần 225 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, quý 3/2022, TCBS lãi sau thuế gần 580 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. Đà sụt giảm này đến từ kết quả kém hơn cùng kỳ ở mảng môi giới và bảo lãnh phát hành.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, TCBS đạt 2,193 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ.

Nguồn bài viết: TCBS sắp được TCB rót vốn hơn 10,000 tỷ đồng | Fili

1 Likes

Chuyển mục tiêu từ ổn định tỷ giá sang “bơm khí tươi” cho doanh nghiệp

Việc lựa chọn giữa ổn định tỷ giá hay ổn định lãi suất hoặc giữa kiềm chế lạm phát hay phát triển kinh tế luôn là bài toán khó cho chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới. Mỗi quyết định đưa ra đều phải được tính toán cẩn trọng nhằm tối đa hóa lợi ích và giảm thấp nhất tác động tiêu cực. Với bối cảnh hiện tại, giới chuyên gia cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần tập trung cho các mục tiêu khác ngoài tỷ giá…

Ảnh minh hoạ

Ghi nhận trong ngày 18/11, giá bán ra USD đang được niêm yết tại Vietcombank ở mức 24.858 VND. Như vậy, liên tục trong suốt một tháng gần nhất, tỷ giá USD/VND có dấu hiệu đi ngang, thậm chí giảm nhẹ. Lũy kế từ đầu năm, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 8,4%, mức tăng thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm 2022, trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, Ngân hàng Nhà nước đã coi ổn định tỷ giá là một trong những vấn đề trọng điểm để điều hành chính sách tiền tệ.

MỐI LO TỶ GIÁ NGUÔI DẦN

Tại kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khẳng định: “Trong ngắn hạn sẽ phải đánh đổi các mục tiêu. Cụ thể, để ổn định tỷ giá thì chấp nhận lãi suất phải tăng”.

Việc lựa chọn tỷ giá được Thống đốc lý giải rằng trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ là phải xác định được mục tiêu trọng tâm của từng giai đoạn, nhưng trên tinh thần xuyên suốt là phải kiểm soát được lạm phát, đảm bảo ổn định vĩ mô. Hiện tại, ổn định thị trường ngoại hối có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó, hàng loạt các công cụ đã được cơ quan quản lý sử dụng để bình ổn tỷ giá như kích hoạt lại kênh bơm hút tiền trên thị trường mở để kiểm soát cung tiền tốt hơn; bán can thiệp ngoại tệ ở mức độ vừa phải đề ổn định tỷ giá và tài trợ cho các nhu cầu ngoại tệ lớn tức thì của doanh nghiệp; tăng liên tiếp 2 lần lãi suất điều hành với cường độ rất lớn 1%/năm; chủ động điều chỉnh tỷ giá trung tâm và nới lỏng biên độ từ +/- 3% lên mức +/-5%…

Bên cạnh việc Ngân hàng Nhà nước nỗ lực điều hành tỷ giá, việc tỷ giá USD/VND dần ổn định còn nhờ một số động lực khác như: (i) giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 10 tháng đầu năm đạt 17,45% tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ; (ii) thặng dư thương mại 9,4 tỷ USD; (iii) nguồn kiều hối vẫn khá ổn định, riêng tại Tp.HCM đạt 4,78% sau 9 tháng…

Ngoài ra, yếu tố quan trọng hơn cả là tin vui từ phía bên kia bán cầu. Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy CPI tháng 10 của Mỹ chỉ tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cả năm thấp nhất của CPI kể từ đầu năm và thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,2% ghi nhận trong tháng 9; đồng thời, thấp hơn so với mức dự báo tăng 0,6% và 7,9% mà giới chuyên gia đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones.

Khi chứng kiến lạm phát bắt đầu giảm xuống, thị trường kỳ vọng rằng Fed sắp giảm bớt tốc độ tăng lãi suất. Theo đó, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD giảm mạnh về mức 106,48 điểm, mức thấp nhất 2 tháng qua.

Trong báo cáo nhận định và dự báo diễn biến tỷ giá vừa công bố, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) cho rằng trong những tháng cuối năm 2022, dự báo nguồn cung trên thị trường ngoại hối sẽ được bổ sung một lượng ngoại tệ từ kiều hối và kỳ vọng dòng tiền từ doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thể phần nào giảm bớt áp lực cho tỷ giá USD/VND. Cùng đó, áp lực lên tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục giảm thêm trong nửa cuối năm 2023 khi Fed kết thúc lộ trình tăng lãi suất.

CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN “TRUYỀN MÁU” CHO DOANH NGHIỆP

Mặc dù đã ổn định được thị trường ngoại tệ, thế nhưng, như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nói tại Quốc hội: “Để ổn định tỷ giá thì chấp nhận lãi suất phải tăng, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, đến doanh nghiệp”.

Thực tế, việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho lạm phát tại Việt Nam gần như thấp nhất thế giới, song lãi suất cho vay lại thuộc nhóm cao nhất thế giới. Lãi suất thực gấp 3 lần lạm phát khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó, kể cả doanh nghiệp trong lĩnh vực có biên lợi nhuận lớn như bất động sản.

Chia sẻ tại đối thoại: “Điều hành tỷ giá USD-VND: Ổn định kinh tế vĩ mô” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức, ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đã phải dùng từ “khô máu” để mô tả tình trạng hiện nay của nhiều doanh nghiệp.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 47 phát hành ngày 21-11-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Nguồn bài viết: Chuyển mục tiêu từ ổn định tỷ giá sang “bơm khí tươi” cho doanh nghiệp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tin thế giới 23-11: Mỹ giải ngân 4,5 tỉ USD cho Ukraine; Công ty Jack Ma sắp bị phạt lớn

TTO - Ant Group của tỉ phú Jack Ma có thể bị phạt tới 1 tỉ USD; Iran làm giàu uranium tới 60%; Ukraine tố Nga muốn biến thời tiết thành vũ khí; Châu Âu tự phát triển tên lửa đẩy để không nhờ Nga… là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 23-11.

Tin thế giới 23-11: Mỹ giải ngân 4,5 tỉ USD cho Ukraine; Công ty Jack Ma sắp bị phạt lớn - Ảnh 1.

Một biển hiệu Ant Group tại Hội nghị trí tuệ nhân tạo thế giới được tổ chức ở Thượng Hải hồi tháng 9-2022 - Ảnh: REUTERS

*** Công ty của Jack Ma có thể bị phạt tới 1 tỉ USD.** Ant Group, một công ty fintech do tỉ phú Jack Ma sáng lập, đang đối mặt với khoản tiền phạt ít nhất 1 tỉ USD, theo ít nhất sáu nguồn tin am hiểu vấn đề của Hãng tin Reuters.

Theo các nguồn tin này, án phạt từ cơ quan chức năng Trung Quốc có thể sẽ tập trung vào các cáo buộc vi phạm của Ant Group liên quan đến việc “mở rộng vốn một cách mất trật tự” và những rủi ro tài chính tương ứng mà công ty này gây ra.

Đây sẽ là khoản tiền phạt lớn nhất đối với một công ty công nghệ Trung Quốc, sau khi công ty cung cấp dịch vụ gọi xe Didi Global bị cơ quan quản lý an ninh mạng của Trung Quốc phạt 1,2 tỉ USD vào tháng 7 năm ngoái.

*** Mỹ chuẩn bị giải ngân khoản viện trợ kinh tế 4,5 tỉ USD dành cho Ukraine.** Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 22-11 công bố quá trình giải ngân khoản viện trợ kinh tế trị giá 4,5 tỉ USD dành cho Ukraine sẽ bắt đầu được thực hiện trong những tuần tới.

Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ dẫn lời Bộ trưởng Yellen chỉ rõ khoản kinh phí nêu trên, được Quốc hội nước này phê duyệt hôm 29-9 vừa qua trong một phần của dự luật tài trợ cho Chính phủ Ukraine, nhằm mục đích giúp Kiev giữ ổn định nền tài chính của đất nước, cũng như duy trì hoạt động của Chính phủ và cung cấp các dịch vụ cho người dân Ukraine.

Các nguồn tin xác nhận số tiền 4,5 tỉ USD sẽ được Cơ quan Phát triển quốc tế (IDA) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ chuyển tới Ukraine, sẽ giúp Kiev chi trả cho các dịch vụ và lương hưu - những lĩnh vực quan trọng giúp giảm bớt tác động kinh tế từ cuộc xung đột.

*** Châu Âu quyết phát triển tên lửa đẩy riêng, không cậy nhờ Nga hay SpaceX.** Ngày 22-11, Đức, Pháp và Ý đã nhất trí với kế hoạch phát triển các hệ thống tên lửa đẩy thế hệ mới Ariane 6 và Vega-C, sau khi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) buộc phải tiến hành đàm phán với SpaceX của Mỹ cho hai sứ mệnh vũ trụ.

Các bộ trưởng phụ trách nghiên cứu vũ trụ của các nước là thành viên ESA hiện đang nhóm họp tại Pháp để quyết định ngân sách cho cơ quan này trong ba năm tới. Dự kiến hoạt động nghiên cứu và trình làng các tên lửa đẩy của châu Âu sẽ được dành 3,2 tỉ euro, với mức ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ESA.

Tin thế giới 23-11: Mỹ giải ngân 4,5 tỉ USD cho Ukraine; Công ty Jack Ma sắp bị phạt lớn - Ảnh 3.

Tàu chiến Nga trong một cuộc tập trận ngoài khơi bán đảo Crimea (Nga sáp nhập từ Ukraine năm 2014) - Ảnh: REUTERS

*** Nga đẩy lùi hai cuộc tập kích bằng máy bay không người lái ở Crimea.** Người đứng đầu bán đảo Mikhail Razvozhaev tuyên bố lực lượng phòng không Nga vừa đẩy lùi hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) ngày 22-11. Theo ông này, vụ tấn công do Ukraine thực hiện song đã thất bại và không gây thiệt hại đáng kể nào.

Theo quan chức Nga, một trong các mục tiêu đợt tấn công này là một nhà máy nhiệt điện gần tổng hành dinh Hạm đội Biển Đen đặt tại Sevastopol trên Crimea. “Hạm đội Nga cũng đẩy lùi một đợt tấn công bằng ba UAV ngoài khơi”, ông Razvozhaev thông tin thêm. Hiện Ukraine chưa bình luận về vụ việc.

*** Iran làm giàu uranium tới 60%.** Trong báo cáo ngày 22-11, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận Iran đã bắt đầu làm giàu uranium lên tới 60% tại nhà máy Fordo của nước này trong bối cảnh thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc bế tắc.

Cũng theo IAEA, Tehran đang có kế hoạch mở rộng việc làm giàu uranium mức độ thấp tại nhà máy Fordo, một cơ sở dưới lòng đất vừa mở cửa trở lại cách đây ba năm.

Một quả bom nguyên tử yêu cầu uranium được làm giàu tới 90% và 60% là một bước quan trọng. Iran luôn phủ nhận mọi tham vọng phát triển bom nguyên tử, khẳng định các hoạt động hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích dân sự.

*** Ukraine tố Nga muốn biến cái lạnh thành “vũ khí hủy diệt hàng loạt”.** Trong thông điệp tới các thị trưởng Pháp ngày 22-11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang muốn biến cái lạnh mùa đông sắp tới thành “vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

Nhà lãnh đạo Ukraine tiếp tục dẫn chứng bằng các vụ tấn công được cho là do Nga thực hiện nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine. “Chúng tôi cần rất nhiều thứ”, ông Zelensky nói và kêu gọi Hiệp hội Thị trưởng Pháp gửi máy phát điện, hỗ trợ các hoạt động rà phá bom mìn và thiết bị cho cơ quan khẩn cấp và y tế của Ukraine.

*** Ý công bố bản đồ chỉ điểm công trình tôn vinh phát xít.** Một bản đồ gồm hơn 1.400 biển hiệu, tượng đài và các hình thức khó hiểu khác gợi nhớ chủ nghĩa phát xít ở Ý đã được công bố ngày 22-11.

Theo Hãng tin Reuters, đây là nỗ lực đầu tiên trên toàn quốc nhằm chỉ điểm các biểu tượng của chế độ Benito Mussolini vẫn còn hiện hữu tại các thành phố Ý. Trong khi Đức xóa sạch mọi dấu hiệu liên quan Đức Quốc xã của Adolf Hitler một cách có hệ thống sau Thế chiến thứ hai, người Ý lại tỏ ra miễn cưỡng trong việc này.

Tấm bản đồ trực tuyến này có thể được truy cập qua một đường link, là sản phẩm sau bốn năm nghiên cứu của Istituto Nazionale Parri, một viện nghiên cứu lịch sử có trụ sở tại Milan.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 23-11: Mỹ giải ngân 4,5 tỉ USD cho Ukraine; Công ty Jack Ma sắp bị phạt lớn - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Phương Tây sẽ siết nguồn tiền từ dầu mỏ của Nga ‘trong vài ngày tới’

TTO - Nhóm G7 cùng với EU đang thảo luận về giá trần dầu thô Nga và dự kiến sẽ công bố “trong vài ngày tới”. Một quan chức Mỹ tiết lộ việc điều chỉnh giá trần sẽ diễn ra “vài lần một năm” thay vì hằng tháng như ý tưởng ban đầu.

Phương Tây sẽ siết nguồn tiền từ dầu mỏ của Nga trong vài ngày tới - Ảnh 1.

Một tàu chở dầu thô tại thành phố Nakhodka của Nga - Ảnh: REUTERS

Việc áp giá trần sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5-12 tới nhưng cho đến thời điểm hiện tại, phương Tây vẫn chưa thống nhất được một con số cụ thể.

Mỹ cùng các đồng minh tin rằng áp trần giá dầu sẽ khiến Nga mất đi đáng kể nguồn tiền từ xuất khẩu dầu mỏ, góp phần ổn định thị trường năng lượng toàn cầu và gây khó khăn cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Gói trừng phạt thứ tám được Liên minh châu Âu (EU) thông qua hôm 6-10, trong đó không chỉ cấm nhập khẩu dầu thô của Nga mà còn ngừng cung cấp các dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm và những dịch vụ liên quan từ ngày 5-12.

Trước đó các bộ trưởng tài chính G7 đã kêu gọi thiết lập một liên minh quốc tế rộng lớn sử dụng giá trần do các nước này đưa ra trong giao dịch dầu mỏ với Nga. Lập luận của nhóm này là mua theo giá trần của G7 chỉ có lợi chứ không có hại cho bên mua.

Theo một quan chức tài chính Mỹ, hiện EU đang tham khảo ý kiến ​​của các thành viên về mức trần với dự kiến có thể công bố vào ngày mai 24-11.

“Hy vọng của chúng tôi là EU sẽ sớm kết thúc cuộc tham vấn đó và đưa cả liên minh giá trần này tiến lên phía trước, áp dụng giá trần từ ngày 5-12 tới”, vị này nói với báo giới ngày 22-11, theo Hãng thông tấn AFP.

Quan chức này cho biết giá trần có thể sẽ được xem xét hằng quý hoặc nửa năm một lần, do nhu cầu đảm bảo sự chắc chắn cho thị trường nên sẽ không điều chỉnh mỗi tuần hay mỗi tháng như ý tưởng ban đầu.

Vị này cũng tự tin cho rằng Nga sẽ không đáp trả động thái của phương Tây bằng việc tăng giá dầu thô xuất khẩu.

“Bất kỳ hành động tăng giá nào đều sẽ có tác động đến khách hàng mới của Nga và những khách hàng như Ấn Độ, Trung Quốc, những người mà Matxcơva muốn tiếp tục là khách hàng dầu mỏ trong tương lai”, quan chức Mỹ nêu lập luận.

Nguồn bài viết: Phương Tây sẽ siết nguồn tiền từ dầu mỏ của Nga 'trong vài ngày tới' - Tuổi Trẻ Online

2 Likes

Quỹ ETF của iShares mua mạnh HPG, VRE, NVL sau kết quả review quý 4

iShares MSCI Frontier & Select EM ETF – quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi – mua ròng mạnh cổ phiếu Việt Nam trong tuần từ ngày 11-18/11.

Giao dịch của quỹ trong tuần 11-18/11

Cụ thể, quỹ ETF của iShares đã không bán ra cổ phiếu Việt nào mà mua gom mạnh. Nhiều nhất là HPG - mua hơn 840 ngàn cp; theo sau là VRE (hơn 607 ngàn cp), NVL (hơn 429 ngàn cp), và VHM (300 ngàn cp).

Động thái mua ròng cổ phiếu Việt của iShares diễn ra trong bối cảnh MSCI vừa công bố cơ cấu danh mục tháng 11/2022. Trong đó, MSCI quyết định thêm 5 cổ phiếu nước ngoài vào danh mục MSCI Frontier Markets Index, đồng thời loại 1 cổ phiếu nước ngoài và 6 cổ phiếu Việt Nam - bao gồm DIG, VND, HDB, DPM, THDGVR.

Với rổ MSCI Frontier Small Cap Index, DIG, DPM, SJS, THD, VND được thêm mới, trong khi, APH, GMD, ITA bị loại ra.

Cuối ngày 18/11, quỹ ETF của iShares nắm giữ 173 mã cổ phiếu thuộc các thị trường cận biên và mới nổi theo phân bậc của MSCI. Tổng tài sản ròng của quỹ là 357 triệu USD, trong đó khoảng hơn 21.1% được phân bổ cho thị trường Việt Nam. Những mã cổ phiếu Việt chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lượt là VIC (2.29%), VNM (2.12%), MSN (1.99%), VHM (1.91%).

https://fili.vn/2022/11/quy-etf-cua-ishares-mua-manh-hpg-vre-nvl-sau-ket-qua-review-quy-4-3358-1019397.htm

2 Likes

Dòng tiền nhà đầu tư dịch chuyển dần về phân khúc bất động sản cho thuê

Trong bối cảnh các phân khúc bất động sản khác khó có chuyển biến tích cực thì phân khúc cho thuê lại nhận được những thanh khoản tốt, dòng tiền nhà đầu tư đang quan tâm mạnh mẽ hơn vào phân khúc này…

Ảnh minh họa.

Một số ý kiến cho rằng nhà đầu tư hiện nay không tìm đến kênh đầu tư lãi vốn, mua sau đó chờ tăng giá rồi bán để sinh lời ngay lập tức mà hướng đến bất động sản dòng tiền, là mua bất động sản rồi cho thuê để thu về khoản tiền đều đặn hàng tháng.

Nhận định về xu hướng này, Giám đốc thị trường Hà Nội, Công ty Tư vấn JLL Việt Nam Nguyễn Hồng Vân cho rằng điều này có vẻ mới đối với nhà đầu tư cá nhân nhưng ở những công ty hay các tập đoàn lớn, việc họ quyết định đầu tư và mong muốn chảy về dòng tiền ổn định vẫn là ưu tiên số một.

ƯU TIÊN LỰA CHỌN

Không phải bất cứ lúc nào cũng bán được bất động sản để thu ngay khoản lời, vì có thể ở chu kỳ này bất động sản có giá tốt để bán, tuy nhiên chu kỳ tiếp theo, giá mới thực sự tăng cao nhất.

Do đó, đầu tư theo bất động sản dòng tiền hay là bất động sản cho thuê vẫn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn như một cách an toàn để đảm bảo lợi tức đầu tư và tạo ra nguồn thu bền vững.

Cùng quan điểm, Giám đốc Batdongsan.com Nguyễn Quốc Anh chia sẻ nếu quan sát bất động sản ở góc độ “dài hơi” từ trung đến dài hạn, câu chuyện sẽ sáng hơn rất nhiều. Phần lớn mọi người thường nhìn vào thị trường trong 1-2 vừa qua, dòng tiền đẩy về thị trường bất động sản mua bán diễn ra mạnh mẽ làm cho giá mặt bằng tăng trung bình lên đến 30-40%, trong khi đó, tại thị trường cho thuê, mặt bằng giá cho thuê lại chưa có sự tăng trưởng tương ứng. Đến nay, khi đã có nhiều thay đổi, người dân mới quan tâm đến bất động sản cho thuê.

“Điều đó xuất phát từ nguyên nhân như: giá mua cao nên họ có xu hướng chờ đợi; công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được hỗ trợ về mặt chi phí thuê, đã giúp mặt bằng giá cho thuê tốt hơn”, vị này lý giải.

“Thị trường bất động sản cho thuê đang có sự tiến bước, về lâu dài, đây là kênh bền vững cho tất cả các nhà đầu tư”, Giám đốc Nguyễn Quốc Anh khẳng định.

Chia sẻ một câu chuyện thực tế, đại diện doanh nghiệp môi giới bất động sản tại Hà Nội kể, trải qua hai năm đại dịch khó khăn, năm đầu tiên những khách hàng của công ty chưa bị ảnh hưởng rõ rệt, nhưng sang năm thứ hai bắt đầu nhìn thấy sự tác động nặng nề.

Các doanh nghiệp, nhà máy, công ty buộc phải nghĩ tới phương án cắt giảm nhân sự, thêm vào đó nhiều chuyên gia cũng phải về nước, khách mới không sang nên việc môi giới mua bán bất động sản rơi vào tình cảnh lao đao. Để đảm bảo cuộc sống, phần lớn đã kiêm thêm môi giới bất động sản cho thuê, hiện nay mảng này lại rất phát triển.

“Trong bối cảnh các phân khúc bất động sản khác như đất nền, nhà ở, chung cư… khó có chuyển biến tích cực do việc kiểm soát tín dụng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay và tạo áp lực cho người mua nhà, thì phân khúc cho thuê nhà mặt phố, cho thuê văn phòng và chung cư… lại nhận được những thanh khoản tốt, và nhà đầu tư đang nắm bắt xu hướng cũng như quan tâm mạnh mẽ hơn vào phân khúc này”, vị đại diện phân tích.

MỨC ĐỘ QUAN TÂM TĂNG MẠNH Ở TẤT CẢ LOẠI HÌNH

Thực tế mà các chuyên gia vừa đề cập đã phần nào được thể hiện trong một báo cáo gần đây của batdongsan.com về tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, đối với thị trường cho thuê, mức độ quan tâm tăng mạnh ở tất cả các loại hình bất động sản, trong đó văn phòng cho thuê tăng tới 181% và nhà mặt phố cho thuê tăng 127%. Tuy nhiên, lượng tin đăng ở một số loại hình bất động sản cho thuê thiết yếu như: chung cư, nhà trọ, cửa hàng, lại ghi nhận mức thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện nay, thị trường bất động sản TP.HCM có sự hồi phục mạnh mẽ hơn Hà Nội về nhu cầu tìm kiếm và lượng tin đăng. Trong 10 tháng đầu năm 2022, mức độ quan tâm đến bất động sản tại TP.HCM tăng 30% so với cùng kỳ 2021, còn Hà Nội tăng 11%. Lượng tin đăng bất động sản ở TP.HCM cũng tăng đến 45%, so với mức tăng 20% của Hà Nội.

Đây là điều dễ hiểu vì năm 2021, TP.HCM là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, là đầu tàu kinh tế cả nước, TP.HCM đã có nhiều sự phục hồi và phát triển.

Cục Thống kê TP.HCM cho biết, GRDP 9 tháng đầu năm nay của thành phố tăng gần 10% so với cùng kỳ, tăng gần 8% so với năm 2019. Vì vậy nhu cầu về bất động sản, nhất là những loại hình phục vụ mục đích kinh doanh, sản xuất và ở thực tăng rất cao.

Bên cạnh đó, về giá thuê, thống kê quý 3/2022 của đơn vị này chỉ ra, tại Hà Nội, giá cho thuê chung cư quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm tăng 14-16% so với quý 2. Quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, giá thuê tăng khoảng 8-10%.

Còn TP. HCM, giá cho thuê chung cư cũng tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng mạnh. Giá thuê chung cư quận 4 và quận Bình Thạnh tăng lần lượt là 14 và 13%, quận 1 ghi nhận sự điều chỉnh giá thuê tăng 12%, quận Thủ Đức mức giá thuê mới tăng 8% so với quý 2/2022

Đưa ra dự báo thị trường bất động sản cho thuê trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng năm 2023, thị trường cho thuê dự kiến sôi động hơn khi nhu cầu thuê nhà của người trẻ ngày càng gia tăng, do kinh tế khó khăn khiến thu nhập của nhiều người giảm sút nên họ phải hoãn kế hoạch mua nhà và tiếp tục duy trì thuê nhà.

Còn về phía JLL Việt Nam, “Chúng tôi nhìn thấy nhu cầu đi thuê chung cư đang gia tăng. Đây là một kênh sinh lời không quá cao nhưng giữ vốn an toàn. Nếu không muốn gửi tiền vào ngân hàng, lo ngại tiền mất giá, bất động sản cho thuê sẽ vừa giúp trú ẩn đồng tiền, vừa là kênh đầu tư mang lại dòng tiền đều đặn trong giai đoạn này”, bà Nguyễn Hồng Vân chia sẻ.

Nguồn bài viết: Dòng tiền nhà đầu tư dịch chuyển dần về phân khúc bất động sản cho thuê - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Quen với các đợt sụt giá, nhà đầu tư Trung Quốc muốn tích lũy dần chứng khoán Việt Nam

## Các nhà đầu tư Trung Quốc tại CSI bày tỏ, sau khi trải qua các đợt sụt giá tại thị trường Trung Quốc, giờ đây họ khá bình tĩnh trước những biến động của thị trường Việt Nam và nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để mua tích lũy dần.

Kinh tế lạc quan nhưng chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất thế giới

Theo CSI, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song nền kinh tế Việt Nam lại nổi lên như một điểm sáng với tốc độ tăng trưởng GDP thuộc top đầu thế giới. Nhiều tổ chức kinh tế thế giới đánh giá và dự báo rất lạc quan về tốc độ tăng trưởng GDP 2022 từ mức 7,5 - 8,2%, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Tuy vậy, CSI cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam lại thuộc top những thị trường giảm mạnh nhất.

Theo đó, CSI nhấn mạnh tính tới thời điểm 16/11, chỉ số chính của Việt Nam VN-Index đã giảm mạnh tới 40% so với đầu năm 2022, kéo chỉ số P/E rơi về vùng thấp nhất tính trong 10 năm trở lại đây (P/E ngày 16/11 đạt 9,5 lần).

“P/E không những ở mức thấp so với trung bình 10 năm của chỉ số VN-Index, mà khi so sánh với các thị trường thị trường tài chính khác thì P/E của Việt nam cũng thuộc một trong những chỉ số có P/E thấp nhất thế giới.

Ngoài ra, tỷ lệ vốn hóa trên thị trường so với GDP của Việt Nam cũng đã sụt giảm khá mạnh và đang trở nên rất hấp dẫn theo “chỉ số Buffett” của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett - thước đo đơn giản chỉ là so sánh tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ với GDP của nền kinh tế số một thế giới”, CSI nhấn mạnh.

Theo CSI, nếu tỷ lệ ở khoảng 70 - 80%, đó là lúc nên đầu tư vào thị trường. Tính đến ngày 16/11, tổng vốn hóa thị trường của 3 chỉ số (VN-Index, HNX-Index và Upcom) chỉ còn 58% so với GDP năm 2021. Với ước tính GDP năm 2022 tăng trưởng (7,5 - 8,2%), thì mức vốn hóa hiện tại đang quanh ngưỡng 50%, một mức chiết khấu rất hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo đánh giá của CSI, sự sụt giảm mạnh của chứng khoán trong thời gian vừa qua cũng có nguyên nhân từ cung tiền rẻ đã không còn, thay vào đó các ngân hàng trung ương trên thế giới đều thắt chặt tiền tệ và liên tục tăng mạnh lãi suất từ tháng 3 đến nay.

“Cốt lõi tăng giảm mạnh của chứng khoán liên quan rất mật thiết tới cung tiền, khi mà tín dụng bị siết chặt vào các lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản sẽ tác động không nhỏ tới thị trường. Ngoài ra, kênh trái phiếu cũng bị đóng băng từ đầu năm 2022 đến nay, khiến các doanh nghiệp khó huy động được vốn, dẫn đến dòng tiền của doanh nghiệp bị tắc nghẽn”, CSI nhấn mạnh.

Vì thế, CSI cho rằng nhiều doanh nghiệp đã tìm đến kênh chứng khoán với nghiệp vụ Repo cổ phiếu thông qua margin để xoay chuyển dòng tiền bổ sung cho các hoạt động của mình. Điều này dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn khi tài sản thế chấp chính là cổ phiếu có mức thanh khoản, liên tục biến động trên thị trường.

“Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thị trường sụt giảm mạnh trong thời gian ngắn vừa qua khi động thái bán giải chấp các cổ phiếu của doanh nghiệp đang cầm cố bị kích hoạt, thậm chí còn diễn ra tình trạng bán giải chấp chéo giữa các mã chứng khoán khác. Hiệu ứng “hòn tuyết lăn” đã càn quét và gây ra sự hoảng loạn bán tháo quá mức, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm lý của giới đầu tư”, CSI nhấn mạnh.

Chỉ số P/E rơi về vùng thấp nhất tính trong 10 năm trở lại đây

Xuất hiện tình trạng bán tháo hoảng loạn, nhưng chỉ trong ngắn hạn

Trái ngược với tâm lý bi quan của nhà đầu tư trong nước, CSI cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đều nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để “dấn thân” vào thị trường đầy tiềm năng trong tương lai của Việt Nam.

Theo đó, CSI nhấn mạnh các nhà đầu tư Đài Loan nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có những nét tương đồng với thị trường chứng khoán Đài Loan những năm cuối thập niên 80. “Những năm đó thị trường Đài Loan hầu hết là các nhà đầu tư cá nhân không đủ kiến thức phân tích cơ bản, đầu tư theo cảm giác phụ thuộc nhiều vào môi giới tư vấn.

Bất động sản và ngân hàng cũng là hai ngành nhận được nhiều sự quan tâm nhất trên thị trường Đài Loan thời điểm bấy giờ. Chính vì vậy, các nhà đầu tư Đài Loan kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ tiếp diễn lịch sử của Đài Loan - tăng mạnh sau đợt chỉnh đốn thị trường”, CSI cho biết.

Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI), công ty chứng khoán với 30% lượng khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài, chia sẻ trong thời gian 1 tháng trở lại đây, mỗi ngày ít nhất có 1 nhà đầu tư nước ngoài đến mở tài khoản.

Thống kê mua bán ròng khối ngoại phân hóa theo ngành

Các nhà đầu tư Trung Quốc tại CSI bày tỏ, sau khi trải qua các đợt sụt giá tại thị trường Trung Quốc, giờ đây họ khá bình tĩnh trước những biến động của thị trường Việt Nam và nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để mua tích lũy dần.

Quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng được thể hiện rõ nét qua dòng tiền khối ngoại trong thời gian gần đây. Cụ thể, sau hai tháng bán ròng với tổng giá trị hơn 4.600 tỷ đồng, khối ngoại đảo chiều một cách ngoạn mục với giá trị mua ròng lên tới 6.245 tỷ đồng chỉ trong nửa đầu tháng 11 với giá trị mua ròng lần lượt là 2.485 tỷ, 1.702 tỷ và 1.189 tỷ. Qua đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát và xem đây là cơ hội để mua tài sản với giá tốt. Điều này cũng giúp cho giá trị giao dịch của khối ngoại từ đầu năm 2022 tới nay đạt mức mua ròng 4.202 tỷ đồng.

Với những diễn biến hiện tại, Trung tâm Nghiên cứu CSI nhận thấy rằng thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, kéo theo giá trị cổ phiếu giảm về mức hấp dẫn. Áp lực bán giải chấp gây ra tình trạng bán tháo hoảng loạn, nhưng chỉ trong ngắn hạn.

“Về trung và dài hạn nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng ổn định. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để cho các nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu nhằm mục tiêu đầu tư cho giai đoạn 2-3 năm tới”, CSI nêu.

1 Likes

APG: Cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, APG giải trình vẫn thấp so với giá trị thực

Lãnh đạo Chứng khoán APG cho rằng, mức giá hiện tại của mã APG là rất thấp so với giá trị thực.

Sáng 23/11 CTCP Chứng khoán APG (HoSE: APG) đã có văn bản giải trình gửi Ủy Ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, về việc từ ngày 16/11/2022 đến 22/11/2022 mã cổ phiếu APG của công ty này có 5 phiên tăng trần liên tiếp.

Lãnh đạo APG cho biết, trước đó tình hình biến động xấu, rất nhiều mã cổ phiếu đã bị giảm giá rất nhiều, mã APG cũng nằm trong nhóm cổ phiếu đó. Trong đợt vừa qua thị trường đã có những diễn biến tốt niềm tin của - nhà đầu tư tăng lên, thị trường phục hồi. Lãnh đạo APG cũng cho rằng, mức giá hiện tại của mã APG là rất thấp so với giá trị thực.

Sau 5 phiên tăng trần, phiên giao dịch ngày 23/11, APG giao dịch quanh mức giá 3.580 đồng/cổ phiếu. Như vậy, so với mức đỉnh gần 22.000 đồng/cổ phiếu ghi nhận hồi T12/2021, thị giá cổ phiếu này đã giảm hơn 6 lần.

Ở diễn biến mới đây, APG dự kiến bán toàn bộ cổ phiếu của CTCP DAP - VINACHEM (UPCoM: DDV) trong thời gian từ 11/11 - 2/12/2022. Hiện nay, Chứng khoán APG đang nắm hơn 6,78 triệu cổ phiếu DDV, chiếm 4,64% vốn tại đây. Nếu bán thành công, Chứng khoán APG sẽ không còn là cổ đông của DDV.

Về kết quả kinh doanh, trong quý III/2022, Chứng khoán APG báo lỗ thêm 49 tỷ đồng sau khi đã lỗ tới 77 tỷ trong quý trước đó. Chủ yếu do bán cắt lỗ và trích lập dự phòng rủi ro với tài sản tài chính. Khoản lỗ quý III/2022 đã cuốn sạch thành quả lợi nhuận ít ỏi và kéo lợi nhuận 9 tháng đầu năm âm 48,3 tỷ đồng, trong khi tham vọng đề ra là 400 tỷ đồng.

Đáng chú ý, công ty đang lỗ tự doanh tới hơn 150 tỷ đồng trong đó phần tài sản liên quan đến DDV chính là một phần dẫn đến tình trạng này. Nếu thoái vốn thành công, khoản lợi thu về có thể giúp tình hình kinh doanh của công ty chứng khoán này khả quan hơn các quý gần đây.

Chứng khoán APG cũng đặt mục tiêu vào nhóm 10 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thông qua phương án phát hành riêng lẻ và chào bán cho cổ đông (tỷ lệ 1:1) với mức trên mệnh giá. Tuy nhiên, với giá cổ phiếu trên sàn xuống quanh mức 3.000 đồng/cổ phiếu, cùng kết quả kinh doanh thua lỗ, mục tiêu trên gặp nhiều khó khăn.

1 Likes

NVL và PDR được “giải cứu”, thị trường liệu đã tạo đáy?

## Áp lực giải chấp và giải chấp chéo diễn ra trên diện rộng đặc biệt tại nhóm bất động sản mà NVL và PDR là hai cổ phiếu khiến chỉ số mất điểm nhiều nhất trong những ngày qua đã khiến Vn-Index bục đáy 900. Tuy nhiên nhóm này đã được “giải cứu”, kỳ vọng thị trường sớm tạo đáy.

Ảnh minh họa.

Sau 12 phiên cổ phiếu NVL của Công ty Cổ phần Tập đoàn Novaland rơi tự do, giảm kịch sàn với hơn trăm triệu cổ phiếu chất la liệt không ai mua thì hai phiên giao dịch gần đây lượng khổng lồ này đã được sang tay. Riêng phiên giao dịch ngày 22/11, 129 triệu cổ phiếu được khớp lệnh tổng giá trị giao dịch 3.000 tỷ đồng. Trong phiên sáng 23/11, thêm 25,6 triệu cổ phiếu được hấp thụ.

Tương tự, PDR cũng được mua với khối lượng 35 triệu cổ giá sàn trong cùng thời điểm giao dịch ngày 22/11, giá trị khớp lệnh vào khoảng 558 tỷ đồng. Vẫn còn một lượng lớn 121,8 triệu cổ phiếu PDR nữa đang chất sàn.

Một trong những vấn đề lớn nhất của thị trường trong thời gian qua là thanh khoản bị tắc nghẽn. Áp lực giải chấp và giải chấp chéo diễn ra trên diện rộng đặc biệt tại nhóm bất động sản, trong đó NVL và PDR là hai cổ phiếu khiến chỉ số mất điểm nhiều nhất trong những ngày qua. NVL với mức giảm hơn 60% đã cướp đi của thị trường gần 21 điểm còn PDR khiến chỉ số mất 4 điểm từ đầu tháng 11. VN-Index đã có lúc bục đáy 900 điểm.

Tuy nhiên, động thái giải cứu NVL và PDR trong hai phiên gần đây đã khiến nhà đầu tư kỳ vọng thị trường tạo đáy.

Diễn biến thực tế cho thấy, ngoài NVL và PDR, nhiều cổ phiếu bất động sản bị bán tháo trong thời gian vừa qua do áp lực giải chấp, giải chấp chéo như DIG, DXG, BCG, DXS đã có dấu hiệu hồi phục với ít nhất 2 phiên kịch trần. Trong khi đó, NLG và KDH bật tăng mạnh trong 5 phiên trước đó. Riêng trong tuần giao dịch vừa qua, nhóm ngành bất động sản cũng hồi phục tốt với các mã như VHM (+8,7%), VIC (+20,8%), DIG (+2,1%), NLG (+11,1%), KDH (+9,4%)…

Sau khi một lượng lớn cổ phiếu NVL và PDR được hấp thụ, kỳ vọng 2 cổ phiếu này sẽ sớm bật tăng kéo theo tâm lý tích cho nhóm bất động sản và cả thị trường. Bất động sản là nhóm chiếm vốn hóa lớn chỉ đứng sau ngân hàng.

Diễn biến cổ phiếu NVL.

Chuyển động của thị trường trong những phiên gần đây cũng đã phát đi tín hiệu khá tích cực. Tính từ phiên 16/11 - phiên VN-Index thanh khoản bùng nổ 1,2 tỷ cổ phiếu được sang tay, chỉ số đã tăng 33 điểm, tương đương mức tăng gần 4%.

Thanh khoản 5 phiên gần nhất trung bình đạt 9.540 tỷ đồng/phiên, tăng đáng kể so với một tháng qua chỉ khoảng 7.000 - 8.000 tỷ đồng/phiên, dấu hiệu bắt đáy khá rõ ràng ở những phiên bùng nổ như 16/11, 1,2 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh. Phiên giao dịch hai ngày sau đó, lượng hàng T2 về nhưng không còn áp lực bán tháo nữa mà thị trường hồi phục đi lên.

Một dấu hiệu khác cho thấy thị trường nhiều khả năng đã tạo đáy là dòng vốn ngoại tích cực. Khối ngoại có tuần mua ròng thứ hai liên tiếp trên hai sàn với tổng cộng giá trị mua ròng đạt 5.155,09 tỷ đồng. Tính 10 phiên qua, nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng tổng cộng 10.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam.

Dòng vốn của khối ngoại là một số chỉ tiêu cho thấy quá trình hình thành đáy của Vn-Index. Thống kê trong 5 đợt thị trường giảm giá cho thấy, sau 1 tháng kể từ khi đáy hình thành thì dòng tiền có xu hướng rút ròng và sau 3 tháng trở đi dòng tiền quay trở lại mua ròng.

Cụ thể, đợt 2 19/10/2009 - 2/01/2012 nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 102,2 tỷ đồng nhưng sau đó 3 tháng quay lại mua ròng 11,73 tỷ đồng. Đợt gần đây nhất là 20/1/2020 - 30/3/2020, nhóm này bán ròng 311 tỷ đồng trong một tháng sau đó 3 tháng sau mua ròng trở lại 123 tỷ đồng. Nếu chiểu theo diễn biễn trong quá khứ thì nhiều khả năng đây đã là vùng đáy của VN-Index.

Khối ngoại mua ròng giá trị 10.000 tỷ đồng trong 10 phiên.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của giới chuyên môn, thị trường vẫn bị chi phối bởi nhiều yếu tố, chưa thể khẳng định đã chạm vùng đáy hay chưa, nguy cơ giảm vẫn có thể tái diễn liên quan đến thanh khoản, thắt chặt tín dụng, tăng trưởng doanh nghiệp có thể chậm lại vào năm 2022.

Tuy nhiên, đánh giá mới nhất của VinaCapital, cuộc thắt chặt tín dụng hiện nay chủ yếu ảnh hưởng đến các công ty bất động sản và một số công ty nhỏ hơn. Các công ty lớn ngoài công ty bất động sản vẫn tiếp tục tiếp cận đến các nguồn tín dụng, do đó, nỗi lo về thắt chặt tín dụng sẽ sớm lắng dịu với thị trường chứng khoán.

GDP Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng 8% vào năm 2022 và gần 6% vào năm 2023, trong khi lợi nhuận các doanh nghiệp trên đà tăng trưởng với dự báo khoảng 17% trong năm nay và năm sau. Sự kết hợp giữa giá cổ phiếu giảm và lợi nhuận tăng đã khiến hệ số P/E năm 2022 của VNI giảm từ mức trên 17 lần vào đầu năm 2022 xuống còn 9 lần hiện tại, và P/E dự phóng 2023 là 8 lần, thấp hơn 40% so với định giá P/E dự phóng của các nước trong khu vực.

Còn Chứng khoán ACBS cho rằng, dự đoán đáy của thị trường có thể là một việc ngớ ngẩn, nhưng mức định giá thấp so với lịch sử có thể đem lại cho các nhà đầu tư dài hạn cơ hội để tích lũy chứng khoán ở mức định giá hấp dẫn.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 23/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. PNJ: Mùa mua sắm cuối năm cận kề, PNJ báo lãi 10 tháng đạt gần 1.500 tỷ đồng, bỏ xa kế hoạch năm. Lãnh đạo PNJ cho biết công ty đã lập kỷ lục doanh số mới trong dịp lễ 20/10 vừa qua.

  2. MWG: Bách Hoá Xanh lỗ hơn 2.000 tỷ năm 2022 và có thể có lãi vào quý II/2023. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng của Bách Hóa Xanh đã tăng lên 26,8% sau khi tái cấu trúc.

  3. NLG: Sắp huy động tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng dư nợ phải trả vượt mức 13.000 tỷ đồng

  4. VNM: Platinum Victory Pte. Ltd - Miệt mài “ghi danh” chờ mua, quỹ Singapore vẫn chưa tăng được sở hữu tại Vinamilk dù chứng khoán Việt Nam đã giảm sâu

  5. TCB: Techcombank chuẩn bị rót hơn 10.000 tỷ đồng vào Chứng khoán TCBS

  6. PDR: Tín hiệu tích cực không thể “giải cứu” cổ phiếu Phát Đạt thoát sàn, đến hiện tại, PDR đã có 14 phiên sàn liên tục

_

  1. SP2: Lãi tăng mạnh sau nhiều năm thua lỗ, thêm 2 cổ đông lớn gia nhập SP2

😎 DRH: Bắt đúng đáy cổ phiếu DRH, Chủ tịch DRH Holdings lãi 14% chỉ sau 3 phiên

  1. SBA: Hoàn thành tư vấn kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước Công trình thủy điện An Phước

  2. L14: Cổ phiếu tăng trần 5 phiên, lãnh đạo L14 khẳng định luôn công khai minh bạch

  3. ABB: ABBank đang từng bước áp dụng Basel III

  4. Fitch Ratings nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với MB

  5. LienVietPostBank ký hợp đồng bảo hiểm độc quyền 15 năm với Dai-ichi Life

  6. BCC: Người dân bức xúc vì xi măng Bỉm Sơn bán sản phẩm kém chất lượng?

  7. CC1: Phó Tổng Giám đốc CC1 từ nhiệm sau hơn 23 năm

  8. AGM: Kinh doanh khó khăn sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị tạm giam , Angimex xin lùi lịch trả lãi trái phiếu

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Nhóm Dragon Capital liên tục mua bán cổ phiếu DXG, hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới 17%

  2. Dragon Capital bán ròng 1,43 triệu cổ phiếu NLG, hạ tỷ lệ sở hữu còn 5,57%

  3. Cha con Chủ tịch DIG bị bán giải chấp hơn 5,7 triệu cổ phiếu trong phiên tăng trần

  4. LPB: VNPost tiếp tục chuyển nhượng hơn 122 triệu cp LPB

  5. XMC: Chủ tịch HĐQT của Xuân Mai Corp chi 65 tỷ đồng mua 10 triệu cổ phiếu XMC

  6. NVL: MBS thông báo bán giải chấp 3 triệu cổ phiếu NVL của NovaGroup

  7. Gần 80.000 chứng sĩ vừa bắt đáy Novaland, Phát Đạt: Chứng khoán MBS “quay xe” cắt sạch margin NVL, PDR ngay hôm nay

  8. Ngày mai 24/11, có 6 doanh nghiệp niêm yết bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có 5 mã cổ phiếu được đăng ký mua vào.

  9. IDS Equity Holdings trở thành cổ đông lớn của OCH sau khi mua 9,8 triệu cp

  10. Sài Gòn 3 Capital (SGI) bán toàn bộ hơn 6,5 triệu cổ phiếu tại Pin Ắc quy Miền Nam (PAC)

  11. Chứng khoán VIX trở thành cổ đông lớn của Thủy điện Nậm Mu (HJS)

  12. Nhận được tin nhắn tài khoản đang bị bán, vợ Chủ tịch Công ty KHG đã chủ động nộp tiền để ngưng giải chấp

_

  1. BVS: Sắp mua lại trước hạn toàn bộ số nợ trái phiếu. Lô trái phiếu này có giá trị 100 tỷ đồng và được sở hữu bởi 1 tổ chức nước ngoài.

  2. LPB: LienVietPostBank mua lại trước hạn hơn 1.800 tỷ đồng trái phiếu

  3. HPX: Hải Phát liên tục mua lại trái phiếu trước hạn

  4. MBS: 112 triệu cổ phiếu MBS sắp được bổ sung lên sàn HNX ngày 29/11

_

=> CỔ TỨC

  1. ICN: Cổ đông Dầu khí Idico nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 105% chỉ trong 2 tháng
  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thu hút dòng tiền ngoại, STB dẫn đầu đà tăng với tỷ lệ 3,6%

  • Cho dù về mặt chỉ số mức giảm điểm ngày hôm nay là khá nhẹ, nhưng thực chất số đông cổ phiếu đều giảm điểm mạnh. Đây là một dấu hiệu thất bại sau phiên FTD hụt ngày hôm qua. Tuy nhiên, thanh khoản thấp lại mở ra một khả năng sự điều chỉnh này vẫn còn khá trật tự. Thị trường vẫn còn trong thời gian cho phép để chờ đợi ngày FTD thực sự.

  • Số cổ phiếu giảm vẫn chiếm áp đảo trên sàn HOSE. Cụ thể, số cổ phiếu giảm giá giảm là 335 mã, trong đó có 50 mã giảm sàn, gần gấp 3 lần số cổ phiếu tăng giá. Phần lớn các cổ phiếu midcap và penny đều giảm giá, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu bất động sản. NVL, PDR sau phiên khớp lệnh khủng hôm qua, lại tiếp tục bị nhốt sàn.

  • Với mức sụt giảm giá ở cổ phiếu mạnh thêm buổi chiều, rõ ràng áp lực bán đã tăng lên. Thanh khoản tại HoSE chiều nay đã tăng 16% so với buổi sáng, đạt 3.719 tỷ đồng. Nhiều cổ phiếu chịu áp lực tăng vọt, kéo thanh khoản lên rất cao.

  • Đồng thời, đây cũng là phiên giao dịch có mức thanh khoản thấp thứ 2 trong năm nay, sau phiên thấp kỷ lục ngày 26/10 vừa qua (hơn 8.000 tỷ đồng).

  • Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tục, tâm điểm STB

  • Phiên 23/11, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 36 tỷ đồng. DGC và NVL là hai mã được mua ròng mạnh nhất, lần lượt đạt hơn 44 tỷ đồng và gần 41 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM là mã bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 11.5 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Kỳ lân VNG sắp đưa cổ phiếu lên UPCoM

  2. VN30 giảm sâu, hàng nghìn tỷ đồng vốn ngoại ồ ạt bắt đáy qua các quỹ ETF

  3. SSI Research dự kiến HDG, DXG, BCG, và ITA có thể rời MVIS Vietnam Index do không thỏa mãn điều kiện về vốn hóa. Bên cạnh đó, FTSE Vietnam Index có thể loại HSG, TCH khỏi rổ chỉ số trong kỳ cơ cấu quý IV

_

  1. Nợ xấu ngân hàng nhìn sang khó khăn bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp

  2. Ngân hàng lo phương kế giảm bớt “tác hại” của cuộc đua lãi suất

  3. Gỡ khó trái phiếu doanh nghiệp: Giải pháp “153+” hoặc “65-“

  4. Tín dụng hệ thống đã tăng 11,5%, NHNN yêu cầu ngân hàng tích cực cho vay sản xuất kinh doanh

  5. Cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối tháng 9/2022, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 106.210 tỷ đồng so với cuối tháng liền trước

  6. Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng vẫn không rút ngắn được khoảng chênh lệch huy động - cho vay

  7. Khó khăn trong đảm bảo an toàn vốn cũng như đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp buộc ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất huy động đầu vào. Thậm chí, một số ngân hàng âm thầm huy động vốn với lãi suất “ngầm” lên đến gần 12%/năm.

  8. Mức nới room tín dụng của 18 ngân hàng thương mại trong tháng 9.

_

=> VIỆT NAM

  1. TP.HCM kiến nghị Chính phủ rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, đảm bảo chiết khấu tối thiểu 500 đồng/lít cho cây xăng lẻ, gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp.

  2. Tình trạng “ngủ đông” của thị trường bất động sản hiện nay có giống giai đoạn 2011 - 2012? Cùng tình trạng ngủ đông, nhưng thị trường bất động sản ở giai đoạn hiện nay sản phẩm và chất lượng xây dựng đều nằm ở mức độ tốt, tuy còn nhiều hạn chế về tín dụng, nhưng người thực sự có nhu cầu vẫn tiến hành giao dịch, thị trường bất động sản vẫn diễn ra một cách cẩn thận chứ không đóng băng hoàn toàn như giai đoạn 2011-2012.

  3. Đề xuất hơn 30.000 tỷ đồng để ‘lên đời’ sân bay Đà Nẵng

  4. Yên Thế (Bắc Giang): Tập trung giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án có sử dụng vốn đầu tư công

  5. Giá nhiên liệu tác động lên điện: Cập nhật một số thông tin quốc tế và Việt Nam. Giá điện châu Âu đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới vào thời điểm cuối tháng 8/2022, báo trước một mùa đông khắc nghiệt khi cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra thiệt hại kinh tế trên khắp lục địa. Và Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng

  6. Trước diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, các tổ chức trong nước và quốc tế đã có điều chỉnh dự báo tình hình kinh tế Việt Nam cuối năm 2022 và năm 2023. Trong đó mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 được dự báo ở mức từ 5,8% - 6,7%.

  7. Kịch bản bất lợi, dự báo ‘đầu tàu’ TP.HCM vẫn tăng trưởng trên 7%

  8. Nửa đầu tháng 11, trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu giảm gần 17%

  9. Nhật Bản vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, nhưng đáng lo ngại là nước này đã quyết định kiểm soát IUU đối với thủy sản Việt Nam.

  10. Sẽ thanh tra công tác quản lý hoạt động xây dựng tại một số dự án trên 100 tỷ đồng

  11. Long An “kích hoạt” 4 dự án hạ tầng khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư gần 23.000 tỷ

  12. Công ty con của Kinh Bắc đầu tư hai KCN hơn 15.000 tỷ đồng tại Long An

  13. TGĐ May 10: Khách hàng của chúng tôi yêu cầu qua Tết hãy sản xuất vì hàng tồn kho nhiều quá

  14. Tồn kho ngành thép còn gần 1,5 triệu tấn vào cuối tháng 10, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với nhiều thị trường giao dịch trong sắc xanh

  2. Tại Châu Âu, thị trường diễn biến trong nghi ngờ với đa phần các chỉ số giao dịch quanh mốc tham chiếu

  3. Dow Jones tăng gần 400 điểm, S&P vượt mốc 4.000 khi Phố Wall lạc quan về lạm phát và lãi suất

  4. Ngày 22/11, Trung Quốc ghi nhận gần 28.000 ca nhiễm Covid mới với các ổ dịch bùng phát mạnh ở thủ đô Bắc Kinh, Quảng Châu - trung tâm sản xuất ở phía Nam và Trùng Khánh - thành phố trực thuộc trung ương ở phía Tây Nam.

  5. Theo dữ liệu của Financial Times, số ca nhiễm covid tại Trung Quốc đã chạm đỉnh hồi tháng 4 và khiến cho con đường tái mở cửa của quốc gia này trở nên khó khăn. Theo CNBC đánh giá, Trung Quốc đang khó giữ chính sách Zero Covid và khả năng tái mở cửa phải rơi vào quý 3/2023.

  6. Bản đồ kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, với thương mại và đầu tư giữa châu Âu và Mỹ tăng trưởng nhanh chóng khi chiến sự ở Ukraine và mối quan hệ căng thẳng giữa phương Tây và Trung Quốc kéo các đồng minh xuyên Đại Tây Dương xích lại gần nhau hơn.

  7. Indonesia - Quốc gia Đông Nam Á được dự báo sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với thế giới trong thập kỷ tới khi sở hữu lượng niken 1/5 toàn cầu, nước này có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất xe điện.

  8. Báo động đỏ cho bất động sản Hồng Kông: doanh nghiệp đòi hạ 80% giá thuê, 2500m2 đất phố chỉ cần 2 tỷ/tháng là thuê được

  9. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định nền kinh tế Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 6% trong năm nay, sau ghi nhận mức tăng 3,8% trong năm ngoái, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch, xây dựng cũng như các hoạt động liên quan đến Hội chợ Triển lãm Dubai 2020. Kinh tế UAE đã đạt tốc tăng trưởng 8,4% trong quý I/2022, vượt xa dự báo ban đầu, nhờ giá dầu cao hơn và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 thành công.

  10. Kinh tế Anh ảm đạm nhất trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới

  11. Séc, Hungary và Romania đối mặt nguy cơ khủng hoảng tiền tệ

  12. Fitch Ratings xếp hạng tín dụng của Mexico ở mức trung bình yếu

  13. Chính phủ Đức hiện dự báo khoản vay ròng mới trong năm 2023 sẽ lên tới 45,6 tỷ euro (46,8 tỷ USD), cao hơn gấp đôi so với ước tính ban đầu là 17,2 tỷ euro.

  14. Mỹ chuẩn bị giải ngân khoản viện trợ 4,5 tỷ USD dành cho Ukraine

  15. Qatar tạm chuyển đổi tất cả nguồn cung bất động sản có thể thành phòng lưu trú cho du khách xem World Cup 2022

  16. Biểu tình, bạo lực nổ ra tại nhà máy iPhone lớn nhất Trung Quốc

  17. Một cường quốc quân sự đang nổi lên ở châu Âu. Theo trang Politico, Ba Lan đang chuyển sang các thỏa thuận mua vũ khí lớn từ Hàn Quốc để tạo dựng sức mạnh quân sự tại châu Âu.

  18. Rộ tin đồn Mark Zuckerberg sẽ từ chức vào năm sau

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. “Cơn địa chấn” Saudi Arabia tại World Cup 2022 nhấn chìm fan token đội tuyển bóng đá Argentina

  2. Ấn Độ sẽ thử nghiệm CBDC trong tháng 12

  3. FTX: Cha mẹ của Sam Bankman-Fried và các giám đốc điều hành cấp cao đã mua ít nhất 19 tài sản trị giá khoảng 121 triệu đô la ở Bahamas trong hai năm qua.

  4. FTX Group, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào ngày 11 tháng 11, có tổng số dư tiền mặt là 1,24 tỷ USD, theo một hồ sơ mới của FTX được nộp lên tòa án.

  5. Cựu CEO FTX xin lỗi nhân viên công ty, thừa nhận đã sai khi sử dụng đòn bẩy quá mức

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên 16.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục hồi phục và lên trên 16.500 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Đức: Chi phí mua và bảo trì kho cảng nổi LNG cao gấp đôi so với dự tính

  2. Dầu mỏ Nga xuất khẩu bằng đường biển bị G7 và EU áp giá trần từ 5/12

  3. WSJ: Phương Tây sẽ cố chốt trần giá dầu Nga trong hôm nay, dự kiến ở mức 60 USD/thùng

  4. Dầu diesel - Nhiên liệu quan trọng nhất thế giới đang khan hiếm, tác động đến mọi lĩnh vực

  5. Thị trường dầu mỏ bắt sai tín hiệu từ Trung Quốc

  6. Saudi Arabia cho biết OPEC+ sẽ kiên trì với việc cắt giảm sản lượng và có thể thực hiện các bước tiếp theo để cân bằng thị trường

  7. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,46 USD (+0,57%), lên 81,41 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,43 USD (+0,49%), lên 88,79 USD/thùng.

_

  1. USD tiến tới tháng giảm mạnh nhất từ tháng 9/2010

  2. Đồng bảng Anh tăng 0,5% lên 1,1877 USD sau khi dữ liệu cho thấy chính phủ Anh đã vay ít hơn dự kiến ​​vào tháng 10, mặc dù thâm hụt ngân sách có thể tăng cao trong những tháng tới do các biện pháp hỗ trợ hóa đơn năng lượng và nền kinh tế đang chậm lại.

  3. Các ngân hàng trung ương đang ráo riết mua vàng trong năm nay, nhưng không rõ ngân hàng trung ương nước nào đứng sau hầu hết hoạt động mua vàng này, làm dấy lên suy đoán rằng đó chính là Trung Quốc. Theo tờ Asia Nikkei ngày 22/11, các nhà phân tích cho rằng khi chứng kiến ​​Nga bị phương Tây trừng phạt tiền tệ, Trung Quốc và một số quốc gia khác đã nhanh chóng giảm bớt phụ thuộc đồng USD.

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 1,7 USD lên mức 1.739,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục lên 1.745 USD, nhưng đã nhanh chóng hạ nhiệt và giảm về gần 1.735 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Trung Quốc giảm nhập khẩu cao su hỗn hợp năm 2021

  2. Vương quốc Anh: Giá điện cao kỷ lục, người nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất

  3. Giá đồng kết thúc chuỗi 4 phiên giảm khi USD suy yếu, nhưng số ca nhiễm COVID-19 gia tăng tại quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới - Trung Quốc - đã hạn chế đà tăng.

Vàng SJC 67.5 tr/lượng

USD 24,855 đồng

Bảng Anh 29,991 đồng

EUR 26,328 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô | Facebook

1 Likes

Tìm cách gỡ khó cho thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ rà soát khung pháp lý, kể cả Nghị định 65/2022/NĐ-CP vừa được phát hành để có sự điều chỉnh phù hợp…

Toàn cảnh buổi làm việc

Ngày 23/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp. Tham dự cuộc họp còn có Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi; đại diện lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Về phía các doanh nghiệp tham dự có 7 công ty chứng khoán và 32 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

DÒNG TIỀN DOANH NGHIỆP RẤT HẠN CHẾ

Phát biểu tại buổi làm việc, đa phần các doanh nghiệp cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là cần nới hạn mức (room) tín dụng ngân hàng, duy trì thanh khoản để các doanh nghiệp có dòng vốn lưu thông. Cùng với đó, các tổ chức phát hành phải thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đối với các nhà đầu tư.

Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước cần giải quyết nhanh các hồ sơ pháp lý cho các dự án, đặc biệt là các dự án bất động sản có thể đưa sản phẩm ra thị trường sớm để thu hồi vốn thực hiện việc trả nợ trái phiếu đúng hạn.

Bà Trần Thị Thu Trang, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho hay các doanh nghiệp đang bị ách tắc về việc huy động vốn trên thị trường, trong khi sắp tới trái phiếu đáo hạn, họ chưa có khả năng tìm được nguồn vốn bù đắp hoặc cơ cấu lại các khoản nợ của mình.

Lãnh đạo SHS mong có cơ chế tăng thêm khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường, tập trung vào thị trường phát hành ra công chúng, có quy trình thẩm định chặt chẽ về pháp lý, giúp cho niềm tin của nhà đầu tư tăng lên. Bà Trang đề xuất các cơ quan nhà nước xem xét lại về quy trình thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp phát hành ra công chúng nhiều hơn.

Tương tự, ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDirect, nhấn mạnh nút thắt lớn nhất hiện nay đối với thị trường trái phiếu là thanh khoản của doanh nghiệp, trong bối cảnh các kênh huy động vốn đều đang bị ách tắc, ngân hàng đã hết room tín dụng từ giữa quý 2, đầu quý 3/2022, các kênh huy động vốn khác của doanh nghiệp như thị trường cổ phiếu rất khó khăn, trong khi đó, kênh trái phiếu trong quý 4/2022 gần như không có doanh nghiệp nào huy động được trái phiếu mới.

Theo ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII), khẳng định trách nhiệm hoàn trả nợ trái phiếu đến hạn cho các nhà đầu tư không phải thuộc về Nhà nước mà thuộc về các tổ chức phát hành. Mặc dù hiện nay, dòng tiền của các doanh nghiệp đang rất khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn phải chủ động xoay xở tất cả các kênh huy động, thậm chí phải bán rẻ tài sản, hạ giá sản phẩm để thu hồi dòng tiền về nhằm thực hiện đúng cam kết với các nhà đầu tư trái phiếu.

Ông Bình cho rằng chỉ có làm như vậy thì niềm tin của nhà đầu tư trái phiếu mới được vực dậy và thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có thể tiếp tục phát triển.

Chia sẻ thêm, đại diện CII cho biết, điều doanh nghiệp mong muốn không phải hỗ trợ bằng tiền mà cần hỗ trợ bằng việc giải quyết các hồ sơ pháp lý cho các dự án, đặc biệt là các dự án bất động sản có thể giải quyết nhanh để các nhà đầu tư trong các dự án bất động sản có thể đưa sản phẩm ra thị trường sớm để có điều kiện bán được với giá rẻ và thu hồi vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

TÌM GIẢI PHÁP ĐỂ CỦNG CỐ NIỀM TIN CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Chủ trì buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thời gian qua, niềm tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu, cổ phiếu xuống thấp. Trong năm 2022, từ sự việc của Tân Hoàng Minh, FLC, hay công ty An Đông và ngân hàng SCB đến nay khiến thị trường liên tục chao đảo.

“Chúng ta đang nỗ lực tập trung phát triển kinh tế, tập trung nguồn vốn để hoàn thành các dự án. Chính phủ đã đưa ra các gói kích cầu nhằm mục tiêu giải quyết khó khăn và nâng cao khả năng chống chịu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình của doanh nghiệp hiện nay có những khó khăn, sức sản xuất, kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, hiện nay triển vọng về kinh tế Việt Nam vẫn được các định chế tài chính đánh giá rất cao, chỉ số kinh tế vĩ mô thời điểm này vẫn tăng trưởng tốt, nhưng nếu không có biện pháp gì để thúc đẩy thị trường, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì sẽ rất khó khăn trong tương lai.

Bộ trưởng cho hay thị trường chứng khoán là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, tuy vậy, thị trường chứng khoán vừa qua suy giảm, riêng chỉ số VN-Index mất 600 điểm, tương đương giảm 38% so với đầu năm 2022, nhiều cổ phiếu mất tới 70% giá trị và thanh khoản rất hạn chế.

Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ và tín dụng diễn biến rất phức tạp, đặc biệt lãi suất liên tục tăng cao, lãi suất huy động trên 10%/năm. Còn đối với thị trường bất động sản, sau thời gian tăng trưởng nóng thì hiện đứng trước nguy cơ vỡ bong bóng, do thiếu vốn cũng như niềm tin của thị trường suy giảm,…

Đối với trái phiếu doanh nghiệp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định: “Trái phiếu doanh nghiệp luôn được xác định là một công cụ của thị trường vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2022, dư nợ toàn thị trường ở mức 1.260.000 tỷ đồng, bằng gần 10% so với dư nợ vay ngân hàng thương mại. Thời gian vừa qua, có một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong vấn đề phát hành bị xử lý hình sự, gây ra tâm lý hoang mang, dẫn đến nhà đầu tư đua nhau đi rút tiền, doanh nghiệp đi vay gặp khó khăn”.

Do đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc mong muốn tìm ra giải pháp để củng cố niềm tin cho trị trường trái phiếu và tăng cường tính thanh khoản.

Bên lề buổi làm việc, trả lời báo giới, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng cho biết, sau khi lắng nghe các chủ thể tham gia thị trường, công ty chứng khoán cũng như các doanh nghiệp, hiệp hội trái phiếu nêu ra những khó khăn vướng mắc của thị trường liên quan đến thị trường tài chính, tiền tệ, các thanh khoản cũng như khó khăn về mặt pháp lý, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp và có cuộc làm việc với các bộ, ngành có liên quan để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm củng cố niềm tin của thị trường, đưa thị trường tiếp tục phát triển một cách bền vững.

Bên cạnh đó, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, để các nhà đầu tư sớm quay lại thị trường và có được sự phát triển của thị trường mạnh mẽ trong thời gian tới, giúp cho doanh nghiệp huy động được vốn trên thị trường, đồng thời yêu các doanh nghiệp có trách nhiệm một cách đầy đủ với các nhà đầu tư theo những gì mà doanh nghiệp đã cam kết.

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi tiết lộ sẽ rà soát khung pháp lý, kể cả Nghị định 65/2022/NĐ-CP vừa được phát hành, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để có báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có sự điều chỉnh phù hợp.

Nguồn bài viết: Tìm cách gỡ khó cho thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Hơn 100 nghìn tỷ đồng tiền gửi đổ về ngân hàng

Việc tăng lãi suất không chỉ thu hút được lượng tiền nhàn rỗi của dân cư mà còn hấp dẫn luôn cả lượng tiền vốn dĩ phải phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh…

Cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối tháng 9/2022, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 106.210 tỷ đồng so với cuối tháng liền trước.

Như vậy, tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng đã bắt đầu gia tăng trở lại. Tuy nhiên, mức tăng 106.210 tỷ đồng như đã nói vẫn chưa thể bù mức sụt giảm của tháng 7 và 8 trước đó.

Xét về cơ cấu tăng trong tháng 9/2022, cả tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi cư dân cùng tăng. Cụ thể, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 104.774 tỷ đồng lên hơn 5,78 triệu đồng. Tiền gửi của cư dân tăng 1.436 tỷ đồng lên gần 5,64 triệu tỷ đồng.

Việc tiền gửi tăng trở lại diễn ra trong bối cảnh ngành ngân hàng liên tục rượt đuổi nhau trên đường đua lãi suất tiết kiệm.

Điển hình nhất, chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày, VPBank đã tăng lãi suất tới hai lần, đưa mức lãi suất tiết kiệm cao nhất gửi tại quầy áp dụng cho kỳ hạn trên 36 tháng lên tới 9,2%/năm cho khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng và 9,3%/năm cho số tiền trên 10 tỷ đồng.

Techcombank cũng đã có hai lần điều chỉnh biểu lãi suất huy động trong 1 tuần và là lần thứ 5 kể từ tháng 11/2022 đến nay. Đa phần các đợt điều chỉnh đều có hướng tăng lên. Ở lần điều chỉnh gần nhất, Techcombank đang áp dụng lãi suất cao nhất là 9%/năm cho khách hàng ưu tiên gửi mới tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Tương tự, ở nhóm ngân hàng nhỏ hơn, như KienlongBank, mức lãi suất cao nhất là 9,6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng khi gửi tiền tiết kiệm theo hình thức trực tuyến.

Nhìn chung, các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động tăng thời gian qua gồm Bac A Bank, BaoVietBank, SCB, SHB, NCB, VietinBank… Đồng thời, mặt bằng lãi suất cao nhất tại các ngân hàng đã vượt lên trên 9%/năm. Đặc biệt, tại GPBank, khi khách hàng gửi tiền tại quầy và đáp ứng một số điều kiện về số dư tối thiểu, là khách hàng hạng vàng, có thể được nhận lãi suất ở mức 10%/năm.

Quay lại với dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính từ đầu năm đến nay, tiền gửi của toàn hệ thống tăng hơn 475 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 4,3%. Trong đó, tiền gửi của doanh nghiệp tăng 2,4% và tiền gửi cư dân tăng 6,3%.

Do đó, tốc độ tăng trưởng tiền gửi vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng. Trong 9 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng trưởng tới 11,05%, đạt hơn 11,57 triệu tỷ đồng.

Cuộc chạy đua lãi suất đã diễn ra như đã nêu trên và ít nhiều hành động này đã cho thấy tín hiệu khả quan khi hút được tiền gửi khách hàng quay lại hệ thống.

Nguồn bài viết: Hơn 100 nghìn tỷ đồng tiền gửi đổ về ngân hàng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

IBC: Apax Holdings của Shark Thuỷ bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế thuế

Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra 17 quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của IBC (địa chỉ tại số 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) với tổng số tiền hơn 5,625 tỷ đồng.

Ngày 23/11, CTCP Đầu tư Apax Holdings (mã: IBC) công bố thông tin về việc nhận được quyết định cưỡng chế thuế bằng biên pháp phong tỏa tài khoản từ Cục Thuế TP. Hà Nội. Tổng số tiền bị cưỡng chế là hơn 5,625 tỷ đồng, bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp thuế.

Trước đó, ngày 16/11/2022, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của IBC (địa chỉ tại số 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) với tổng số tiền hơn 5,625 tỷ đồng.

Nguyên nhân bị cưỡng chế thuế là bởi Apax Holdings mở tài khoản tiền gửi tại nhiều ngân hàng, để tránh việc các ngân hàng trích vượt số tiền cưỡng chế theo quy định, Cục thuế TP Hà Nội đã ban hành 17 các quyết định gửi đến 9 ngân hàng và các chi nhánh là:

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Gần đây, Apax English - công ty con của Apax Holdings cũng vừa thông báo tái cấu trúc hệ thống kể từ ngày 25/11 và dự kiến kết thúc vào hết quý I/2023.

Động thái này diễn ra sau khi Apax English thời gian gần đây bị nhiều phụ huynh học sinh tố hệ thống này tạm dừng giảng dạy trong khi đã nhận tiền học phí. Nhiều phụ huynh đã đề nghị Apax English hoàn trả học phí khi không thực hiện đúng cam kết đào tạo, thậm chí một số cơ sở đóng cửa và không có thông tin cụ thể cho phụ huynh và học sinh.

Apax Holdings sau đó đã lên tiếng thừa nhận những vấn đề được báo chí được ra đang là những tồn tại của Apax English. Lãnh đạo của Apax English đã và đang phối hợp với Apax Holdings đã có những phương án xử lý phù hợp.

Apax Holdings khẳng định việc các thông tin của Apax English xuất hiện trên báo chí không có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình quản trị của công ty vì Apax Holdings là công ty mẹ, hoạt động hoàn toàn độc lập.

Về tình hình kinh doanh, theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 Apax Holdings ghi nhận doanh thu thuần gần 374 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế giảm chỉ còn 2,6 tỷ đồng, bằng 1/5 so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế chỉ còn 776 tỷ đồng trong khi quý 3/2021 lãi sau thuế 5,3 tỷ đồng. Trong quý này, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 6,4 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần IBC đạt 1.043 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ chi phí bán hàng giảm 115 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm vẫn tăng 12% đạt 38,5 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Apax Holdings (IBC) của Shark Thuỷ bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế thuế

1 Likes