Chứng sỹ săn tin!

Cổ tức tuần 28/11-02/12: Có doanh nghiệp cổ phiếu giá 300 đồng/cp, nhận cổ tức 2,000 đồng/cp

Trong tuần từ 28/11-02/12, có 14 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là 20%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 2,000 đồng.

*Lịch sự kiện

Danh sách doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt từ ngày 28/11-02/12/2022

Nguồn: VietstockFinance

Trong tuần 28/11-02/12, doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt cao nhất là CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (UPCoM: PTG) với tỷ lệ 20%. Doanh nghiệp hiện có gần 5 triệu cp đang lưu hành, ước tính cần chi khoảng 10 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả này. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/11/2022, dự kiến thực hiện vào 15/12/2022.

Đáng chú ý, cổ phiếu PTG trên thị trường có thị giá chỉ… 300 đồng/cp, nghĩa là cổ tức tiền mặt cổ đông nhận được gấp gần 7 lần giá cổ phiếu. PTG cũng có lịch sử chi trả cổ tức rất “hậu”, lên tới 120%/năm (1 cổ phiếu nhận được 12,000 đồng). Tuy nhiên, cổ phiếu PTG trên thị trường có thanh khoản rất thấp, gần như không có giao dịch. Cổ đông lớn đa phần là gia đình của Chủ tịch HĐQT Huỳnh Văn Nghi và Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Quốc Bình, với tổng tỷ lệ nắm giữ hơn 57.16% (tương đương gần 2.9 triệu cp, theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022).

Cũng trong tuần tới, có 2 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu gồm BNAPSD. Trong đó cao nhất là CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (HNX: PSD) với tỷ lệ thực hiện 30%, tương đương cổ đông sở hữu 100 cp nhận được 30 cp mới. Ước tính, PSD cần phát hành thêm gần 9.2 triệu cp mới để hoàn tất đợt chi trả này. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/11/2022.

Nguồn bài viết: Cổ tức tuần 28/11-02/12: Có doanh nghiệp cổ phiếu giá 300 đồng/cp, nhận cổ tức 2,000 đồng/cp | Fili

1 Likes

Top10 tăng/giảm tuần 21-25/11: NVL và PDR giảm mạnh nhất HOSE, L14 tăng hơn 60% trong 5 phiên

Top10 tăng/giảm tuần 21-25/11 ghi nhận hai cổ phiếu bất động sản là NVL và PDR là hai mã giảm mạnh nhất trên HOSE. Cổ phiếu L14 đã tăng hơn 60% chỉ trong 5 phiên và đứng đầu mức tăng trên sàn HNX.

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE tuần 21 - 25/11. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Nhóm Hàng tiêu dùng và Dịch vụ hoạt động sôi nổi trong tuần khi mỗi nhóm đều có nhiều hơn một đại diện góp mặt trong bảng xếp hạng top10. Hàng tiêu dùng có SCD (32,84%) và GIL (24,08%) trong khi Dịch vụ là VSI (27,27%) và DAH (21,56%).

Top10 mã cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE còn có APG (30,29%) và PJT (22,00%).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu nhóm Bất động sản và xây dựng phủ rộng trên bảng xếp hạng giảm giá. Cụ thể, cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va dẫn đầu khi giảm giá 30,09%. Quan sát giao dịch, cổ phiếu này đang có chuỗi phiên giảm liên tiếp từ đầu tháng 11 và chưa có dấu hiệu tăng trở lại, riêng tuần giao dịch 21 – 25/11, cổ phiếu này giảm chạm đáy trong tất cả các phiên giao dịch. Ngoài ra, Bất động sản và xây dựng còn có PDR (29,70%), HPX (29,61%), HAS (14,85%) và KPF (13,16%).

Bảng xếp hạng giảm sâu trên HOSE còn có VPG (19,48%), SSC (19,22%), IBC (18,24%), SRF (16,99%) và DGW (15,81%).

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX tuần 21 - 25/11. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Nhóm Tài chính hoạt động sôi nổi khi có hai đại diện góp mặt trong bảng xếp hạng tăng giá là API (37,14%) và APS (34,55%).

Top10 mã cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HNX còn có VMS (33,33%), UNI (32,88%) và SDA (32,14%).

Ở chiều giảm giá, cổ phiếu NRC của CTCP Tập đoàn Danh Khôi dẫn đầu khi giảm 39,19%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này, NRC giảm chạm đáy trong tất cả các phiên giao dịch trong tuần. Một cổ phiếu khác cũng có mức giảm trên 30% là V12 (30,63%) của CTCP Xây dựng số 12.

Một số cổ phiếu giảm hơn 1/5 giá trị như VC2 (27,93%), NBW (26,23%), SIC (20,83%). Những cổ phiếu khác trên bảng xếp hạng bao gồm VDL, MST, BPC, TKC và SMT. Điểm chung của những cổ phiếu này là đều có tỉ lệ giảm từ 16 – 20%.

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM tuần 21 - 25/11. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Những cổ phiếu khác trên bảng xếp hạng bao gồm TNW (49,23%), CCM (49,22%), SVG (48,57%), IDP (44,74%), HLS (39,34%), DID (39,29%), CMN (37,79%), PRO (36,36%), VHG (35,71%). Ngoài IDP và CMN là những cổ phiếu có vốn hóa lớn, CCM và HLS là những cổ phiếu có vốn hóa vừa, những cổ phiếu còn lại đều có vốn hóa nhỏ dưới 10.000 đồng/cp.

Ở chiều giảm giá, cổ phiếu VHH của CTCP Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt dẫn đầu khi mất giá 48,57%. Hai cổ phiếu khác cũng có tỉ lệ mất giá trên 40% là SAP (47,73%) của CTCP In Sách giáo khoa tại TP.HCM và FTI (45,59%) của CTCP Công nghiệp – Thương mại Hữu Nghị.

Những cổ phiếu khác có tỉ lệ mất giá từ 27 – 39% như VDT, BMN, DOP, TSJ, NTT, BVN và DND.

Nguồn bài viết: Top10 tăng/giảm tuần 21-25/11: NVL và PDR giảm mạnh nhất HOSE, L14 tăng hơn 60% trong 5 phiên

1 Likes

Kinh tế trưởng MBS: Nếu vẫn giữ tâm lý bi quan, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ cơ hội lấy lại những gì đã mất

Chuyên gia MBS cho rằng nhà đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn, tập trung vào doanh nghiệp cốt lõi có kết quả kinh doanh vững chắc và có định giá rẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền mặt.

Thị trường chứng khoán trải qua 1 tuần giao dịch giằng co khi biến động trong biên độ lớn vào 3 phiên đầu tuần. Lực cầu chỉ xuất hiện trở lại vào 2 phiên cuối tuần với thanh khoản thấp phần nào cải thiện về mặt chỉ số nhưng vẫn cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang dần ổn định trở lại.

Tính chung cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng 2,13 điểm (0,22%) lên 971,46 điểm, HNX-Index cũng tăng 5,9 điểm (3,09%) lên 196,77 điểm. Sau tuần dòng tiền bắt đáy gia nhập giúp thanh khoản có sự bứt phá, giá trị giao dịch tuần này đã có dấu hiệu hạ thiệt, bình quân đạt khoảng 11.500 tỷ đồng/phiên.

Dòng tiền khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng trên thị trường nhưng giảm so với các tuần trước đó, giá trị mua ròng đạt 1.806 tỷ đồng.

Kinh tế trưởng MBS: Nếu vẫn giữ tâm lý bi quan, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ cơ hội lấy lại những gì đã mất - Ảnh 1.

Nguồn: Tradingeconomics

Nhận định về xu hướng thị trường, ông Đặng Duy Việt – Chuyên gia Nghiên cứu Chứng khoán MBS đánh giá những nhịp phục hồi mạnh trong phiên cuối tuần đã giúp VN-Index vượt vùng MA10 để tiệm cận sát MA20 ngày.

Đây cũng là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường đã vượt qua xu hướng giảm từ đầu tháng 10 đến nay. Dự báo trong tuần tới, đà phục hồi sẽ được tiếp diễn và dòng tiền quay trở lại mạnh mẽ hơn giúp VN-Index tiến sát 1.000 điểm trong những phiên đầu tuần. Tuy vậy, vẫn sẽ có nhịp rung lắc nhẹ để tạo đà cho đợt hồi phục mạnh hơn về vùng 1.020 – 1.060 điểm.

Còn ông Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng Chứng khoán MBS cho rằng, sau thời gian hoảng loạn tâm lý, thị trường đã có sự phân hoá và chọn lọc hơn. Những cổ phiếu bị “bán oan” có kết quả kinh doanh tốt, định giá rẻ đã thu hút dòng tiền mạnh mẽ để bật tăng trở lại.

Tại thời điểm này, ông Tuấn nhận thấy có khá nhiều thông tin tín hiệu tích cho thị trường. Trong biên bản họp mới nhất của Fed, có nhiều ý kiến khẳng định khả năng giảm cường độ tăng lãi suất gần như là điều chắc chắn. Trong bối cảnh lãi suất có thể đạt đỉnh vào đầu năm sau như dự kiến, áp lực tỷ giá cũng dần vơi bớt khi đồng USD giảm nhiệt thì chúng ta đã được 90% chặng đường điều chỉnh. Những yếu tố khó khăn của thị trường đã được phản ánh.

Dù không thể phủ nhận những thông tin xấu như những khó khăn sắp tới của nền kinh tế như áp lực lãi suất, tỷ giá, KQKD kém khả quan của doanh nghiệp vẫn đang hiện hữu. Tuy nhiên, khi những yếu tố trên hoàn toàn biến mất thì định giá của thị trường cũng ở mức rất khác.

Nhìn lại quá khứ, năm 2011 là giai đoạn rất căng thẳng của nền kinh tế và TTCK Việt Nam. Trong cuộc khủng hoảng nợ xấu, áp lực lạm phát, lãi suất và tỷ giá khi đó căng thẳng hơn hơn thời điểm hiện tại rất nhiều. Dù vậy, đó lại là thời điểm rất tốt để đầu tư chứng khoán.

Hiện tại, có thời điểm định giá P/E thị trường rơi xuống 9,5 lần - mức tương đương năm 2011. Điều này cho thấy TTCK đã phản ánh mạnh như giai đoạn nền kinh tế rơi vào cùng cực, dù bối cảnh vĩ mô của Việt Nam hiện vẫn có nhiều điểm sáng.

Do đó, chuyên gia MBS cho rằng nhà đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn, tập trung vào doanh nghiệp cốt lõi có kết quả kinh doanh vững chắc và có định giá rẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền mặt.

“Nếu nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý bi quan thì nhiều khả năng sẽ mất đi cơ hội lấy lại những gì đã mất”, ông Tuấn cho biết.

Mặt khác, thị trường hồi phục nhưng có rất nhiều nhà đầu tư lo ngại “bull trap” nên không dám giải ngân. Bởi nhiều người theo trường phái kỹ thuật đã phải cắt lỗ khi thị trường liên tục dò đáy. Để vượt qua tâm lý e dè đó, nhà đầu tư có thể mua lại với tỷ trọng nhỏ để “tham chiến” nhằm giải toả tâm lý. Khi thấy xu hướng cổ phiếu tích cực thì mới giải ngân số lượng lớn hơn.

Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, chuyên gia cho rằng cần chấp nhận mua giá cao để bán giá cao hơn để không bỏ lỡ những nhịp hồi phục ngắn hạn của thị trường.

Còn đối với nhà đầu tư theo trường phái cơ bản, dài hơi thì vẫn cần quan sát nhiều yếu tố hơn, quan trọng nhất là phải gom mua giá rẻ để có thể nắm giữ dài lâu.

Đồng quan điểm, ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường VNDIRECT cũng khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể gia tăng vị thế trading ngắn hạn trong tuần giao dịch tới với việc thị trường xác lập đáy ngắn hạ.

Tuy vậy, nên kiểm soát rủi ro danh mục thông qua việc duy trì tỷ lệ tiền mặt nhất định cũng như hạn chế sử dụng đòn bẩy ở thời điểm hiện tại phòng trường hợp thị trường đột ngột đảo chiều.

Ngoài ra, chuyên gia VNDIRECT cho rằng việc lựa chọn cổ phiếu trading cũng cần xem xét kỹ, ưu tiên những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, ít chịu tác động bởi tỷ giá, lãi suất, rủi ro bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu có thanh khoản cao, được dòng tiền của khối ngoại và tổ chức hỗ trợ.

Nguồn: Kinh tế trưởng MBS: Nếu vẫn giữ tâm lý bi quan, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ cơ hội lấy lại những gì đã mất

2 Likes

Thế Giới Di Động sẽ dừng mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang vì thị trường ‘quá nhiều biến đổi và khó khăn’, chốt sổ ở 529 cửa hàng

Thế Giới Di Động sẽ dừng mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang vì thị trường 'quá nhiều biến đổi và khó khăn', chốt sổ ở 529 cửa hàng

Lãnh đạo công ty cho biết, trong thời gian tới An Khang sẽ đánh giá, nhìn nhận lại và tối ưu hóa tất cả mọi thứ với hơn 500 cửa hàng này. Sang năm 2023, An Khang có thể sẽ mở rộng tiếp nếu tìm được thời điểm phù hợp.

Ngày 24/11, Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã tổ chức họp nhà đầu tư tổng kết kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022.

Tại cuộc họp, đại diện Thế Giới Di Động đã có những chia sẻ về hoạt động kinh doanh của chuỗi nhà thuốc An Khang. Cụ thể, tính đến hết quý 3/2022, An Khang đang vận hành 529 nhà thuốc và còn cách khá xa mục tiêu tuyên bố từ đầu năm là 800 cửa hàng.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, thành viên Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động cho biết, công ty sẽ giữ ở con số 529 nhà thuốc này, vì thời điểm này, đặc biệt là những tháng cuối năm 2022 thị trường quá nhiều biến đổi, khó khăn nên việc dừng lại là để phù hợp với tình hình thị trường.

Theo ông Hiểu Em, số lượng hơn 500 cửa hàng cũng là đủ lớn để có những hỗ trợ tốt nhất từ phía hãng hay chạy những chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Vì thế, Thế Giới Di Động cũng không cần phải nỗ lực tới 800 cửa hàng.

“Việc chậm lại 1 nhịp cho hơn 500 cửa hàng như vậy cũng là cơ hội để đánh giá, nhìn nhận lại, tối ưu hóa tất cả mọi thứ với 500 cửa hàng này. Khi làm tốt, có đồng lời thì chúng tôi sẽ tăng tốc ở một thời điểm thuận lợi của năm sau, nhưng thời điểm này chúng tôi quyết định dừng lại ở con số 500”, ông Hiểu Em chia sẻ.

Trong năm 2023, An Khang dự kiến sẽ có mở rộng, nhưng sẽ lựa chọn thời điểm nào phù hợp. Ông Hiểu Em khẳng định, chắc chắn An Khang sẽ không chạy theo số lượng cụ thể mà các cửa hàng mở mới được mở ra một cách thận trọng, tập trung vào chất lượng, hiểu rõ mở ở đâu, mở thế nào đảm bảo lợi nhuận, EBITDA dương.

Chia sẻ về việc mở một cửa hàng An Khang, ông Hiểu Em cho biết, mở một nhà thuốc có nhiều thuận lợi hơn so với cửa hàng thế giới di động, như diện tích nhỏ gọn chỉ 40m2, tìm kiếm mặt bằng dễ hơn, chi phí thuê cũng thấp. Thế nhưng, cũng có những khó khăn nhất định như nhận diện phải tốt, nằm ở ngã ba, ngã tư.

Về giấy phép, mở một nhà thuốc ngoài giấy phép kinh doanh bình thường như các chuỗi Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, thì còn cần thêm giấy phép nhà thuốc, dược sĩ đứng tên, tuyển nhân viên bán hàng cũng cần bằng cấp dược sĩ. Tuy nhiên, tất cả những yêu cầu này đều nằm trong kế hoạch từ trước và có chuẩn bị từ đầu. Vì thế, việc mở rộng từ một vài trăm shop lên 500 hay 800 shop không gặp khó khăn gì. Việc dừng lại ở 500 cửa hàng chỉ vì yếu tố thị trường, và dừng lại để củng cố mọi thứ, đi về tương lai.

Hiện nay, doanh thu trung bình 1 cửa hàng An Khang là 350-400 triệu đồng. Nếu đạt doanh thu trung bình khoảng 450-500 triệu đồng cộng biên lợi nhuận gộp đang có là 22%, cùng với việc kiểm soát tốt như hiện tại thì doanh thu 500 triệu đồng là đạt hòa vốn và thậm chí có lời.

Về chiến lược mở mới, An Khang tập trung mở cửa hàng những khu dân cư đông đúc, những trục đường “tier 2”. Ví dụ, “tier 1” là đường chính như đường Cộng Hòa, xe chạy. An Khang không thể mở trên đường Cộng Hòa được mà phải “lủi” vào đường Hoàng Hoa Thám, có chợ Hoàng Hoa Thám, đó gọi là “tier 2”. Những trục đường đó phù hợp cho An Khang. Với một cửa hàng nhỏ, khoảng 40m2, việc chọn vị trí cũng quan trọng bởi nếu đặt sai thì nhận diện cũng sẽ bị giảm sút.

Về tập khách hàng, ông Hiểu Em cho biết An Khang tập trung vào 2 nhóm: khách vãng lai mua thuốc thông dụng và khách hàng mua thuốc theo toa, khách mãn tính. An Khang đặt mục tiêu đủ thuốc theo toa của bệnh viện và có mục tiêu giữ chặt nhóm khách hàng này, vì người ta mua thuốc mãn tính, tháng nào cũng mua nên phải giữ chặt bằng những hoạt động, chẳng hạn như vừa rồi An Khang đã triển khai app tích điểm như một cách thức nhằm giữ chân khách hàng.

Nguồn bài viết: Thế Giới Di Động sẽ dừng mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang vì thị trường 'quá nhiều biến đổi và khó khăn', chốt sổ ở 529 cửa hàng

1 Likes

Tài sản bốc hơi hàng tỷ USD, ‘ông lớn’ tháng 3 lần giải trình

Biến động tiêu cực của một số cổ phiếu gần đây khiến nhiều “ông lớn” liên tiếp phải giải trình trong lúc vốn hóa bốc hơi hàng tỷ USD.

Chỉ trong vòng 1 tháng, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (Mã: NVL) gửi 3 đơn giải trình về việc cổ phiếu giảm liên tiếp.

NVL cho rằng thị giá cổ phiếu giảm thời gian gần đây do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô.

Tính từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu NVL đã giảm hơn 70% thị giá, tương đương vốn hóa bốc hơi gần 100.000 tỷ đồng. Nếu tính ở mức đỉnh hồi tháng 6/2021, cổ phiếu ở thời điểm đó đạt mức gần 94.000 đồng/cp vốn hóa của NVL bốc hơi 140.000 tỷ đồng.

Hiện, hai vợ chồng cựụ chủ tịch Bùi Thành Nhơn đang sở hữu hơn 180 triệu cổ phiếu NVL, theo chuỗi dài giảm giá vừa qua đã thổi bay tài sản của hai vợ chồng ông Nhơn ở NVL là 7.559 tỷ đồng. Với mức giảm này, ông Nhơn không còn trong danh sách tỷ phú USD của Forbes và cũng không còn trong danh sách 20 người giàu nhất sàn chứng khoán.

Cổ phiếu lao dốc mạnh, vốn hóa doanh nghiệp mất hàng tỷ USD. (Ảnh: Hoàng Hà)

Tương tự, trong tháng 11, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) cũng phải 3 lần giải trình về việc cổ phiếu PDR giảm sàn liên tiếp.

Trong 3 lần giải trình, PDR cho rằng do yếu tố tâm lý thận trọng trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực của nền kinh tế, đồng thời tác động bởi chính sách kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, PDR cho rằng, nhà đầu tư cổ phiếu PDR có vay ký quỹ bị ép bán chủ động từ những Công ty Chứng khoán.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PDR ghi nhận mức giảm liên tiếp trong hơn 2 tháng qua, đặc biệt từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu này chưa một lần tăng giá. Như vậy, tính từ đầu tháng 11, cổ phiếu PDR đã giảm 60%, từ mức 34.900 đồng/cp xuống 13.800 trong phiên ngày 25/11, tương đương vốn hóa của PDR bốc hơi hơn 14.000 tỷ đồng.

Nếu tính từ mức đỉnh hồi đầu tháng 10/2021, tài sản của PDR bốc hơi gần 40.000 tỷ đồng.

Thông tin từ HoSE cho thấy, hôm 16 và 17/11, Chứng khoán MB đã bán giải chấp tương ứng hơn 1,6 triệu và gần 2,6 triệu cổ phiếu PDR của ông Đạt. Với việc PDR giảm mạnh, Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt ghi nhận khối tài sản giảm mạnh trên 20.000 tỷ đồng trong vòng một năm qua.

Một đại gia bất động sản khác cũng khó khăn tương tự. Hồi cuối tháng 10, theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), Chủ tịch DIC Corp (DIG) Nguyễn Thiện Tuấn và nhiều cổ đông lớn, người nội bộ và người có liên quan của DIG cũng bị bán giải chấp, tổng cộng lên tới 8,6 triệu cổ phiếu DIG. Trong đó, ông Tuấn bị bán giải chấp hơn 3 triệu cổ phiếu, giảm sở hữu xuống còn gần 58,5 triệu đơn vị, tương đương 9,59% cổ phần.

Từ đầu tháng 11, cổ phiếu DIG nhiều phiên liên tiếp giảm sàn, từ mức 18.900 đồng/cp xuống còn 12.150 đồng/cp vào phiên ngày 24/11. Như vậy, tính từ đầu tháng 11 vốn hóa của DIG đã bốc hơi hơn 4.000 tỷ đồng. Nếu tính thị giá cổ phiếu DIG ở mức đỉnh hồi đầu năm, vốn hóa của DIG bốc hơi gần 55.000 tỷ đồng.

Tiếp đến cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền cũng giảm mạnh. Nếu tính thị giá ở mức đỉnh từ hồi tháng 4, cổ phiếu KDH đã mất thị giá hơn 56%, tương đương vốn hóa của KDH bốc hơi gần 20.000 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Tài sản bốc hơi hàng tỷ USD, 'ông lớn' thi nhau tháng 3 lần giải trình

1 Likes

Tin thế giới 28-11: Nghi vấn về mẹ chiến sĩ gặp ông Putin; Anh sẽ áp dụng đối ngoại mạnh mẽ

TTO - Hàng triệu cử tri Cuba đi bầu hội đồng nhân dân địa phương; Canada công bố chiến lược đối phó Trung Quốc; Xe chở lính Ukraine đối đầu xe tải ở một nước NATO; Khách sạn nhiều quan chức ở Somalia bị tấn công… là một số tin đáng chú ý.

Tin thế giới 28-11: Nghi vấn về mẹ chiến sĩ gặp ông Putin; Anh sẽ áp dụng đối ngoại mạnh mẽ - Ảnh 1.

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đi bỏ phiếu ngày 27-11 (giờ địa phương) - Ảnh: REUTERS

*** Hàng triệu cử tri Cuba đi bầu.** Ngày 27-11, hàng triệu cử tri Cuba đã đi bỏ phiếu để bầu ra 12.427 đại biểu cho hội đồng nhân dân cấp địa phương, bước đầu tiên của vòng bầu cử mới. Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel, người vừa trở về Cuba sau chuyến công du Algeria, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, đã cùng phu nhân Lis Cuesta bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở Playa, phía tây La Habana.

Trong số các ứng cử viên có 18.621 người là đảng viên Đảng Cộng sản Cuba hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản, chiếm 70%. Ngoài ra, 44% trong số các ứng cử viên là phụ nữ, 7% là thanh niên và 27% đang là đại biểu hội đồng nhân dân địa phương.

***** Ông Zelensky cảnh báo Nga sắp giội thêm tên lửa giữa trời đông giá rét. “Miễn là Nga còn tên lửa, họ sẽ không chùn bước”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo trong thông điệp ghi hình phát cuối ngày 27-11.

Ông nhấn mạnh Nga chắc chắn sẽ tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa mới vào Ukraine để gây thêm khó khăn cho đất nước của ông giữa trời đông giá rét. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng đồng thời yêu cầu các lực lượng quốc phòng và người dân sẵn sàng đối phó với một tuần căng thẳng mới, đặc biệt là tình trạng cúp điện.

*** Thủ tướng Anh Rishi Sunak gửi thông điệp đối ngoại mạnh mẽ.** Nhà lãnh đạo Anh dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố trong hôm nay 28-11, trong đó tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Kiev trong cuộc xung đột với Nga.

Bài phát biểu dự định cũng sẽ bao gồm thông điệp đến các đối thủ, rằng Anh sẽ đối đầu với các nước này “không phải bằng sự khoa trương mà bằng chủ nghĩa thực dụng mạnh mẽ”.

“Dưới sự lãnh đạo của tôi, chúng tôi sẽ không chọn hiện trạng. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ khác đi”, ông Sunak nói trong một đoạn trích do văn phòng của ông công bố về bài phát biểu chính sách đối ngoại lớn đầu tiên. Sunak cho biết các ưu tiên của ông sẽ là “tự do, cởi mở và pháp quyền”.

*** Các mẹ chiến sĩ đến gặp tổng thống Nga bị nghi ngờ.** Một số tổ chức phi chính phủ ở Nga đã soi kỹ các mẹ binh sĩ được mời đến gặp Tổng thống Putin gần đây. Họ thấy rằng đó là những người có chọn lọc thân chính quyền, theo Đài BFMTV.

Chẳng hạn người được chụp ảnh ngồi gần ông Putin được phát hiện tên là Nadezhda Uzunova và cũng từng đứng gần nhà lãnh đạo nước Nga trong buổi lễ công nhận sáp nhập thêm bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga hồi cuối tháng 9 vừa qua.

Một số phụ nữ trong cuộc gặp này được xác định là những người thân quen của chính quyền hoặc từng làm đại diện chính quyền cấp địa phương. Tổ chức phi chính phủ đặt vấn đề là tại sao những người mẹ, người vợ binh sĩ lên tiếng phản đối thời gian gần đây không được mời đến.

Tin thế giới 28-11: Nghi vấn về mẹ chiến sĩ gặp ông Putin; Anh sẽ áp dụng đối ngoại mạnh mẽ - Ảnh 3.

Bà Nadezhda Uzunova (bìa phải) được xác định là người thân cận với chính quyền - Ảnh: AFP

*** Canada công bố chiến lược đối phó Trung Quốc.** Ngày 27-11, Canada đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được chờ đợi từ lâu. Trong đó Ottawa vạch ra khoản chi 2,3 tỉ đô la Canada (1,7 tỉ USD) để tăng cường an ninh mạng và quân sự trong khu vực.

Canada cũng đồng thời cam kết sẽ đối phó với một Trung Quốc “gây rối” trong khi hợp tác với nước này về biến đổi khí hậu và vấn đề thương mại. Ottawa cũng sẽ thắt chặt các quy tắc đầu tư nước ngoài để bảo vệ tài sản trí tuệ và ngăn chặn các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc chiếm đoạt nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng.

*** Xe chở lính Ukraine đối đầu xe tải ở Latvia.** 25 binh sĩ Ukraine và một binh sĩ Estonia đã phải nhập viện sau khi xe buýt của họ va chạm với một xe tải ở Latvia, đài truyền hình công cộng ERR của Estonia thông tin ngày 27-11.

Theo ERR, chiếc xe chở khách đi từ Tallinn đến Riga do quân đội Estonia thuê và người lái xe đã thiệt mạng trong vụ tai nạn vào tối 26-11. Đài này không nói lý do tại sao những người lính Ukraine ở Latvia, nước từng thuộc Liên Xô nhưng nay là một quốc gia độc lập và là thành viên NATO.

*** Lở đất trúng đám tang, hàng chục người bị vùi lấp ở Cameroon.** Một trận lở đất ở thủ đô Yaounde của Cameroon đã giết chết ít nhất 14 người đang tham dự một đám tang ngày 27-11, theo giới chức địa phương.

Theo lời kể của các nhân chứng, hàng chục người đang tham dự một đám tang trên một sân bóng đá dưới chân đê cao khoảng 20 mét thì bất ngờ đất đá lở xuống và chôn vùi họ.

Yaounde là một trong những thành phố chứng kiến những trận mưa thường xuyên ở châu Phi nhưng lại tọa lạc trên những ngọn đồi nên dễ xảy ra sạt lở đất.

*** Khách sạn tập trung nhiều quan chức bị tấn công ở Somalia.** Al-Shabaab, một nhóm Hồi giáo cực đoan có liên kết với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda, đã tấn công khách sạn Villa Rose ở thủ đô Mogadishu của Somalia tối 27-11. Đây là địa điểm được các quan chức chính phủ và các nghị sĩ ưa thích sử dụng, theo Hãng thông tấn AFP.

“Lực lượng an ninh đang nỗ lực tiêu diệt chúng”, phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Sadik Dudishe thông tin trong một tuyên bố, đồng thời cho biết nhiều thường dân và quan chức đã được giải cứu khỏi khách sạn.

Al-Shabaab đã nhận trách nhiệm vụ tấn công nhưng không nói rõ có bao nhiêu tay súng tham gia sự việc.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 28-11: Nghi vấn về mẹ chiến sĩ gặp ông Putin; Anh sẽ áp dụng đối ngoại mạnh mẽ - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Loạt “sếp” TTC Sugar mua cổ phiếu SBT ở vùng đáy

TCDN - 3 nhà điều hành cấp cao của TTC Sugar dự chi hàng chục tỷ đồng để gom thêm cổ phiếu SBT trong bối cảnh thị giá SBT rơi về vùng đáy.

Bà Đặng Huỳnh Ức My - Phó chủ tịch Công ty Thành Thành Công Biên Hòa (TTC Sugar - Mã: SBT) vừa đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu SBT trong thời gian từ ngày 29/1 tới ngày 28/12. Giao dịch diễn ra hoàn toàn theo phương thức khớp lệnh.

Bà My đang nắm hơn 100 triệu cổ phiếu SBT trước giao dịch và có thể nâng lên tối đa hơn 105 triệu đơn vị nếu mua đủ cổ phiếu, qua đó tăng tỷ lệ nắm giữ lên 16,15% cổ phần.

Trong kỳ đại hội cổ đông gần nhất, nữ Phó chủ tịch từng khẳng định bà sẽ cân nhắc mua thêm cổ phiếu SBT khi đề cập đến tình hình mã chứng khoán này.

TTC Sugar

Trước đó một ngày, bà Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch Hội đồng quản trị TTC Sugar - cũng đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu SBT. Giao dịch dự kiến diễn ra theo phương thức khớp lệnh từ ngày 28/11 đến 27/12.

Tính đến thời điểm hiện tại, bà Ngọc nắm hơn 69,7 cổ phiếu SBT, tương đương 10,71% vốn cổ phần. Nếu mua đủ số lượng cổ phiếu đăng ký, số cổ phiếu SBT mà bà Ngọc nắm sẽ tăng lên 71,7 triệu, tương ứng 11,02% vốn.

Ông Hoàng Mạnh Tiến - Thành viên độc lập Hội đồng quản trị đồng thời đăng ký mua vào 800.000 cổ phiếu SBT trong cùng khoảng thời gian với bà Ngọc. Ông Tiến có thể nâng sở hữu tối đa lên 2,375 triệu cổ phiếu nếu giao dịch trọn vẹn.

Theo đó, nhóm lãnh đạo trên đã đăng ký mua vào tổng cộng 7,8 triệu cổ phiếu trong thời gian còn lại của năm 2022. Diễn biến này được xem là cam kết đồng hành bởi thị giá SBT đang có chiều hướng đi xuống bởi tác động của thị trường chung.

Nguồn bài viết: Loạt sếp công ty TTC Sugar mua cổ phiếu SBT ở vùng đáy

1 Likes

VN-Index tiếp tục bùng nổ, điểm số chính thức cán mốc 1000

Sau khi có phiên tăng mạnh vào cuối tuần trước, thị chứng khoán trong nước tiếp tục duy trì đà hưng phấn trong phiên hôm nay với sự tích cực ở tất cả các nhóm cổ phiếu và dòng tiền tham gia mạnh mẽ.

Dòng tiền tham gia mạnh mẽ, VN-Index lấy lại đà phục hồi

Ngay từ đầu phiên, một gap (khoảng trống giá) tăng gần 10 điểm đã xuất hiện với nhiều cổ phiếu xanh điểm từ sớm. Sau đó sự hưng phấn tiếp tục được duy trì và điểm số liên tục tăng mạnh cho đến cuối phiên.


VN-Index tiếp tục bùng nổ, điểm số chính thức cán mốc 1000.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mốc 1005.69, tăng mạnh 34.23 điểm (+3.52%). Thanh khoản cũng có sự tăng đột biến trong phiên hôm nay khi có hơn 950 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức gần 16 nghìn tỷ đồng. Sắc xanh cũng gần như bao phủ toàn thị trường khi có đến 416 mã tăng điểm, trong khi đó số mã giảm điểm trong phiên hôm nay chỉ là 55, còn lại là 50 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

VN30 hôm nay cũng thể hiện được sự tích cực tương tự khi có cho mình mức tăng 36.85 điểm (+3.81%). Toàn nhóm hôm nay có đến 23/30 mã tăng điểm, trong đó đã có rất nhiều cổ phiếu đạt mức tăng trần, đáng chú ý có thể kể đến như TCB (+6.96%), (+6.93%), HPG (+6.86%) hay VHM (+6.81%). Ngoài ra các cổ phiếu khác cũng đạt mức tăng khá tốt, hầu hết đều từ 4-6%. Một điểm sáng khác của VN30 trong phiên hôm nay chính là việc cổ phiếu NVL (+0.00) đã chính thức thoát sàn và đã hồi phục được về mốc tham chiếu. Trong khi đó, PDR (-6.98%) lại không được may mắn như vậy khi vẫn tiếp tục phải nằm sàn và là cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến toàn thị trường.

Nhóm cổ phiếu tích cực nhất toàn thị trường trong ngày hôm nay chính là nhóm chứng khoán. Các cổ phiếu của nhóm này đều đồng loạt tăng mạnh và hầu hết đã đạt được mức giá trần. Một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến như VCI (+6.95%), SSI (+6.73%) hay VND (+6.67%). Những cái tên khác trong nhóm cũng có mức tăng tương đối ấn tượng từ 3-6%.

Một nhóm cổ phiếu khác cũng có màn thể hiện chất lượng không kém trong phiên hôm nay là nhóm thép. Ngoài HPG (+6.86%) ở trong rổ VN30 thì hai cổ phiếu đầu ngành còn lại của nhóm là HSG (+7.00%) và NKG (+6.57%) cũng đều đóng cửa phiên với mức giá trần.

Bên cạnh hai nhóm cổ phiếu kể trên thì bất động sản cũng là một nhóm cổ phiếu có những đóng góp khá đáng kể cho đà tăng của thị trường. Ngoài việc cổ phiếu NVL (+0.00%) thoát được tình trạng bịt sàn thì các cổ phiếu khác trong nhóm cũng thể hiện rất tốt khi đồng loạt tăng trần. Một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến như CEO (+9.42%), DIG (+6.92%) hay DXG (+6.64%).

Ngoài những nhóm cổ phiếu trên thì các nhóm khác như dầu khí, phân bón, thủy sản, năng lượng cũng đều tăng mạnh trong ngày hôm nay, thậm chí những nhóm này cũng xuất hiện khá nhiều cổ phiếu với mức tăng trần. Trong khi đó sắc đỏ chỉ xuất lác đác ở trên bảng điện với một vài cổ phiếu riêng lẻ nên không có quá nhiều ảnh hưởng đáng kể đến thị trường .

Khối ngoại hôm nay tiếp tục tham gia mua ròng với giá trị kỉ lục lên đến hơn 1,6 tỷ đồng, cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây. Trong đó, HPG (+312.57 tỷ), VHM (+231.69 tỷ) và STB (+194.46 tỷ) là top ba cổ phiếu được tham gia mua tích cực nhất toàn thị trường. Bên cạnh đó còn có rất nhiều cái tên đáng chú ý khác như MSN (+151.57 tỷ), CTG (+148.04 tỷ), SSI (+137.45 tỷ) hay VIC (+125.92 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, NVL (-53.39 tỷ) là cổ phiếu bị bán ròng duy nhất đáng chú ý trong ngày hôm nay.

Nguồn bài viết: VN-Index tiếp tục bùng nổ, điểm số chính thức cán mốc 1000

2 Likes

Giá dầu xuống mức thấp nhất 1 năm khi chờ thời điểm áp giá trần dầu Nga và phản ứng từ cuộc họp OPEC+

Tuần này, giá dầu được dự báo có nhiều biến động, một mặt do ảnh hưởng của dịch bệnh ở Trung Quốc, mặt khác do cuộc họp sản lượng của liên minh OPEC+ và các biện pháp trừng phạt mới sắp được triển khai nhằm vào xuất khẩu dầu thô của Nga…

Một nhà máy lọc dầu của hãng Lukoil ở Sicily, Italy - Ảnh: Reuters.

Giá dầu thế giới sáng nay (28/11) giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm ngoái do những thông tin bất lợi về tình hinh Covid-19 ở Trung Quốc. Tuần này, giá dầu được dự báo có nhiều biến động, một mặt do ảnh hưởng của dịch bệnh ở Trung Quốc, mặt khác do cuộc họp sản lượng của liên minh OPEC+ và các biện pháp trừng phạt mới sắp được triển khai nhằm vào xuất khẩu dầu thô của Nga.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London và giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York đồng loạt giảm gần 3%. Giá dầu Brent có lúc giảm còn 81,16 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI có lúc giảm còn 73,86 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất của 2 loại dầu kể từ tháng 12/2021.

Thị trường dầu đang đương đầu với áp lực giảm mạnh từ tình trạng bùng dịch Covid-19 mạnh ở Trung Quốc. Số liệu từ Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 28/11 cho thấy ngày thứ 5 liên tiếp nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục.

Trong vòng 24 giờ gần nhất, nước này có 40.052 ca nhiễm, phá vỡ kỷ lục cũ là 39.506 ca ghi nhận trong ngày trước đó. Những thành phố lớn như Quảng Châu và Trùng Khánh đang chật vật kiểm soát số ca nhiễm bằng cách tái áp các biện pháp phong toả nghiêm ngặt. Cuối tuần vừa rồi, ở một số địa phương của Trung Quốc gồm Thượng Hải và Bắc Kinh, người dân đã xuống đường phản đối phong toả - hãng tin Reuters cho biết.

Chính sách chống dịch Zero Covid của Trung Quốc phủ bóng lên triển vọng nhu cầu dầu, bởi nước này là quốc gia tiêu tiêu thụ dầu lớn thứ nhì thế giới, là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và là nước nhập khẩu nhiều dầu thô hơn bất kỳ nước nào khác.

Diễn biến giá dầu Brent giao sau tại thị trường London từ đầu năm đến nay. Đơn vị: USD/thùng.

Vào ngày 4/12, tức ngày Chủ nhật tuần này, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh, tức nhóm OPEC+, sẽ tiến hành cuộc họp sản lượng định kỳ. Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin nói rằng OPEC+ đang tính đến khả năng tăng sản lượng, nhưng sau đó, Saudi Arabia đã lên tiếng bác bỏ thông tin này.

Ngay sau cuộc họp của OPEC+, vào ngày 5/12, lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển chính thức có hiệu lực. Cùng ngày, nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) cũng chính thức triển khai trần giá đối với dầu thô Nga.

“Tất cả những yếu tố này đều có tầm quan trọng rất lớn đối với thị trường dầu, có thể khiến giá dầu biến động mạnh”, ông Michael Haigh - trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hoá cơ bản thuộc ngân hàng Societe Generale - nói với Wall Street Journal.

Ông Haigh cho rằng Nga sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển hướng tất cả số dầu mà EU từ chối mua, dẫn tới việc sản lượng dầu Nga có thể giảm 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2023. Điều này có thể góp phần đẩy giá dầu thế giới tăng mạnh trong năm 2023 nếu nhu cầu của Trung Quốc tăng trở lại.

Về trần giá, Nga đã tuyên bố sẽ không tuân thủ, và phản ứng của Nga khi trần giá chính thức được thực thi cũng là một nhân tố khó lường.

“Chúng tôi đang triển khai theo định hướng từ lập trường của Tổng thống Vladimir Putin là Nga sẽ không cung cấp dầu thô và khí đốt cho những nước đưa ra trần giá và tham gia vào việc áp trần giá”, người phát ngôn Dmitry Peskov của điện Kremlin phát biểu hôm thứ Năm tuần trước.

Hiện tại, ở thời điểm chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày dự kiến chính thức áp trần giá lên dầu Nga, các nước trong EU vẫn bất đồng về việc nên áp trần giá là bao nhiêu. Nguồn tin là các quan chức ngoại giao EU cho biết Ba Lan muốn áp một mức trần thấp để trừng phạt nền kinh tế Nga, trong khi các nước Hy Lạp, Malta và một số thành viên EU khác có đội tàu vận tải biển lớn lại muốn đưa ra trần giá cao, khoảng 70 USD/thùng.

Nếu trần giá được thiết lập ở mức thấp, nhiều khả năng Nga sẽ trả đũa bằng cách cắt giảm sản lượng khai thác dầu. Cách đó thậm chí có thể làm tăng doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu vì khiến cho giá dầu thế giới tăng lên. Còn nếu trần giá cao, trần giá sẽ không có tác dụng hạn chế doanh thu từ dầu của Nga.

Giới phân tích nói rằng trần giá 65-70 USD/thùng mà EU đang thảo luận sẽ chẳng có tác dụng gì vì thậm chí còn cao hơn cả mức giá hiện tại của dầu thô Urals Nga.

Nguồn bài viết: Giá dầu xuống mức thấp nhất 1 năm khi chờ thời điểm áp giá trần dầu Nga và phản ứng từ cuộc họp OPEC+ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Chứng khoán Việt Nam có phiên tăng mạnh nhất châu Á, đâu là ‘công thần’ đưa VN-Index vượt mốc 1.000 điểm?

## Với mức tăng 3,52%, tương đương có thêm 34,23 điểm, VN-Index trở thành chỉ số tăng mạnh nhất châu Á trong phiên 28/11. VCB, GAS, VHM là những cổ phiếu đóng góp lớn nhất cho đà tăng chung của thị trường, đưa VN-Index lấy lại mốc 1.000 điểm.

VN-Index hôm nay tăng từ lúc mở cửa cho đến lúc kết phiên, đóng cửa tăng hơn 30 điểm so với phiên trước. Sau chuỗi điều chỉnh dài ngày, thị trường trong nước tiếp tục có phiên giao dịch trong trạng thái hưng phấn, ghi nhận một phiên tăng thuyết phục về cả điểm số và thanh khoản. Với mức tăng 3,52%, tương đương có thêm 34,23 điểm, VN-Index trở thành chỉ số tăng mạnh nhất châu Á trong phiên 28/11.

VN-Index duy trì sắc xanh trong toàn bộ phiên giao dịch, tâm lý giao dịch tích cực cùng sắc xanh lan tỏa đã giúp phần lớn các cố phiếu vốn hóa lớn, midcap và penny đồng loạt bứt phá hôm nay, không những thế thị trường còn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi dòng tiền đổ tăng cao và xu hướng mua ròng của khối ngoại.

Thanh khoản thị trường tăng vọt với tổng giá trị khớp lệnh đạt gần 13.944 tỷ đồng. Theo thống kê, thanh khoản mua chủ động gần như áp đảo, chiếm đến gần 80% tổng thanh khoản của thị trường. Thị trường giữ vững dòng tiền tăng mạnh mẽ đang tạo hiệu ứng tâm lý tốt cho nhà đầu tư, dòng tiền phiên này không chỉ tập trung ở nhóm cổ phiếu bluechip mà lan tỏa khắp các nhóm ngành.

Xét về mức độ đóng góp, rổ VN30 hôm nay đóng cửa với 23/30 mã đồng thuận tăng giá củng cố vững chắc cho từng nhịp tăng của chỉ số chính. Trong đó, sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng trở thành đầu tàu dẫn dắt, đưa chỉ số lần đầu tiên giành lại mốc 1.000 điểm.

Sau nhiều phiên bị gán mác “tội đồ”, cổ phiếu VCB của ông lớn Vietcombank đổi vị thế thành “công thần” lớn nhất trong việc đưa thị trường hồi phục với mức đóng góp 4,3 điểm cho VN-Index. Kết phiên, mã này tăng 4,9% lên 76.700 đồng/cp.

Cùng thuộc nhóm ngân hàng, CTG đóng góp 1,84 điểm tăng, TCB đóng góp 1,45 điểm tăng, MBB đóng góp 1,16 điểm tăng hay VPB đóng góp 1 điểm tăng,… Điều này phần lớn là sự ảnh hưởng nhờ mức vốn hóa lớn, còn mức tăng tốt nhất trong nhóm cổ phiếu vua phải kể đến BVB tăng 11,1% lên 9.000 đồng/cp, ABB (+8,1%), PGB (8,1%), VAB (+7,9%),…

Bên cạnh các cổ phiếu nhà băng GAS và VHM cũng là hai trụ đỡ tích cực trong phiên hôm nay khi lần lượt giúp chỉ số chính có thêm 3,6 điểm và 3,58 điểm. Cùng chiều, giao dịch khởi sắc của các bluechip như HPG, MSN, VRE, … cũng góp sức trong quá trình đưa chỉ số đi lên.

Mặc dù không góp mặt trong nhóm tác động tích cực lên thị trường, việc NVL và PDR được giải cứu sau chuỗi ngày nằm sàn đã tạo thêm động lực cho thị trường. NVL kết phiên tại mốc tham chiếu với 20.2450 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh lên tới gần 104,3 triệu đơn vị. PDR dù chưa thể thoát khỏi cảnh nằm sàn nhưng lực cầu xuất hiện giúp mã này khớp lệnh hơn 41,7 triệu đơn vị trong phiên hôm nay, dư bán giá sàn hơn 42,6 triệu đơn vị khi đóng cửa.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Chiều ngược lại, BID là tác nhân chính ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index trong phiên hôm nay. Đây cũng là ‘kẻ lạc loài’ duy nhất trong nhóm ngân hàng kết phiên trong sắc đỏ với mức giảm 1,3%. Tương tự, áp lực điều chỉnh của SAB, VNM cũng lần lượt lấy đi 0,44 và 0,25 điểm của VN-Index.

Ngoài ra, các cổ phiếu phần nào kìm hãm đà tăng của VN-Index có thể kể tới là một số cổ phiếu midcap và penny với mức vốn hóa khiêm tốn hơn như HPX, PDN, TMS, LGC,…

Theo dự báo của Chứng khoán MB (MBS), thị trường đã tận dụng được cơ hội để vượt cản 1.000 điểm một cách thuyết phục, xu hướng tăng của thị trường càng được củng cố. Sự luân chuyển của dòng tiền ở các nhóm cổ phiếu dẫn dắt và ở các trụ là những dấu hiệu cho thấy thị trường mạnh, xu hướng đi lên chậm chắc và mặt bằng cổ phiếu cũng được nâng dần lên.

Theo nhóm phân tích, cho đến thời điểm này yếu tố tác động bên trong và bên ngoài đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Do vậy MBS cho rằng nếu có rung lắc hay điều chỉnh thì đó là cơ hội để cơ cấu danh mục, các nhóm cổ được tăng trưởng tốt sẽ là sự lựa chọn của dòng tiền.

1 Likes

Nhóm quỹ Dragon Capital bán hơn 8.5 triệu cp DGC trong 5 phiên

Nhóm quỹ Dragon Capital gấp rút bán ra cổ phiếu DGC khi giá cổ phiếu trên đà hồi phục. Trong 5 phiên qua, nhóm này đã bán gần 8.5 triệu cp của ông lớn ngành hóa chất.

Ngày 28/11/2022, nhóm quỹ Dragon Capital bán ra hơn 1 triệu cp DGC, qua đó hạ tỷ lệ sở hữu xuống 4.89% và không còn là cổ đông lớn tại đây. Đợt bán này diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu DGC tăng trần 6.94% lên 53,900 đồng/cp.

Trong đó, CTBC Vietnam Equity Fund bán 1.4 triệu cp, Amersham Industries Limited bán 100 ngàn cp, trong khi Norges Bank mua hơn 466 ngàn cp.

Thông tin trên nối tiếp các giao dịch bán gấp rút của Dragon Capital thời gian gần đây. Trong 5 phiên qua, nhóm này đã bán hơn 8.5 triệu cp DGC giữa lúc giá cổ phiếu trên đà hồi phục.

Trước đó, nhóm này vừa mua gần 1 triệu cp DGC vào ngày 15/11/2022, qua đó cho thấy những động thái giao dịch ngắn hạn của nhóm.

Các giao dịch của nhóm Dragon Capital tại DGC

Nguồn: VietstockFinance

Diễn biến tại DGC tiếp nối những giao dịch sôi nổi gần đây của Dragon Capital tại DXGNLG. Cụ thể, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã bán ròng 760 ngàn cp DXG trong 3 phiên 16/11, 17/11 và 21/11, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 16.71%.

Trong giai đoạn này, nhóm Dragon Capital cũng bán ròng 1.3 triệu cp NLG của Đầu tư Nam Long và giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 5.58% .

Nguồn bài viết: https://f247.vn/news/nhom-quy-dragon-capital-ban-hon-85-trieu-cp-dgc-trong-5-phien-vtsk8a1b729bc76a49ff8ab0677d518c069d

1 Likes

Sản xuất công nghiệp tăng chậm do đơn hàng giảm

Tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp có xu hướng chậm lại do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu. Tính chung 11 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước…

Sản xuất công nghiệp trong tháng 11/2022 tăng trưởng thấp.

Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/11 cho thấy, sản xuất công nghiệp tháng 11/2022 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 13,2% ; ngành khai khoáng tăng 16%.

Tính chung 11 tháng năm 2022, IIP ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 4,2%). Đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo tăng 8,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,4%), đóng góp 6,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,7%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,1%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 6,5%, đóng góp 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Trong 11 tháng năm 2022, một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: Sản xuất đồ uống tăng 31%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 18,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 16,7%; sản xuất trang phục tăng 16,4%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 16,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 12,7%; hoạt động thu gom, xử lý và tái chế phế liệu tăng 11,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,3%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất kim loại giảm 2,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 7%.

Tốc độ tăng/giảm IIP 11 tháng các năm 2018-2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành công nghiệp trọng điểm. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Tốc độ tăng/giảm IIP 11 tháng các năm 2018-2022 so với cùng kỳ năm trước
của một số ngành công nghiệp trọng điểm. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Cụ thể, Bắc Giang tăng 38,3%; Cần Thơ tăng 37,8%; Vĩnh Long tăng 28,8%; Quảng Nam tăng 23,9%; Khánh Hòa tăng 23%; Kiên Giang tăng 22%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Lai Châu tăng 23%; Sơn La tăng 26%; Đắk Lắk tăng 34,2%; Điện Biên tăng 51,4%.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Cụ thể, Bình Định tăng 6,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 5%; Đắk Nông giảm 0,4%; Hà Tĩnh giảm 14,1%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện giảm hoặc tăng thấp: Bình Thuận giảm 3,2%; Quảng Ninh giảm 3,4%; Hà Tĩnh giảm 31,7%; Trà Vinh giảm 35%; Lạng Sơn tăng 5,7%. Địa phương có ngành khai khoáng giảm: Bình Định giảm 20,1%; Cà Mau giảm 13,6%; Đắk Nông giảm 1,7%; Ninh Bình giảm 8,5%; Hà Tĩnh giảm 3%.

Tốc độ tăng/giảm IIP 11 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Tốc độ tăng/giảm IIP 11 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước
của một số địa phương. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Trong 11 tháng năm 2022, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước là bia tăng 34,9%; thủy hải sản chế biến và ô tô cùng tăng 17,3%; linh kiện điện thoại tăng 16,9%; xăng dầu các loại tăng 12,9%; sơn hóa học tăng 12%; thép thanh, thép góc tăng 11,8%; xe máy tăng 10,8%; giày, dép da tăng 9,7%; thuốc lá điếu và khí đốt thiên nhiên dạng khí cùng tăng 9,1%.

Ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước, gồm: Ti vi giảm 0,6%; khí hóa lỏng LPG giảm 1,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 1,7%; thức ăn cho thủy sản giảm 4,1% ; điện thoại di động giảm 6,1%; phân hỗn hợp NPK giảm 6,6%; sắt, thép thô giảm 16,6%.

Về tình hình lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2022 tăng 0,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 7,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 0,1% và tăng 2,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,6% và tăng 7,9%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,1% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,4% và tăng 6,3%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 0,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2% và tăng 4,3%.

Nguồn bài viết: Sản xuất công nghiệp tăng chậm do đơn hàng giảm - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Fubon ETF chuẩn bị “bơm” thêm 4.000 tỷ đồng mua cổ phiếu Việt Nam

Fubon ETF chuẩn bị “bơm” thêm 4.000 tỷ đồng mua cổ phiếu Việt Nam

Fubon ETF đầu tư theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất HoSE (điều kiện còn room ngoại). Quỹ vẫn đang là đầu tàu dẫn dắt dòng vốn từ khu vực Đông Á vào chứng khoán Việt Nam khi hút ròng hơn 106 triệu USD (~2.500 tỷ đồng).

Ngày 23/11, Fubon FTSE Vietnam ETF - quỹ đến từ Đài Loan (Trung Quốc) đã được Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính thông qua đợt huy động vốn bổ sung lần thứ 4 với số vốn 5 tỷ TWD (~160 triệu USD), tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng. Theo thông báo mới nhất, quỹ sẽ tiến hành gọi vốn từ ngày 29/11.

Fubon FTSE Vietnam là tổ chức thuộc tập đoàn tài chính Fubon Financial Holdings, bắt đầu rót vốn vào thị trường Việt Nam từ tháng 3/2021. Fubon ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất HoSE (điều kiện còn room ngoại).

Tại thời điểm 28/11, giá trị tài sản ròng của Fubon ETF đạt hơn 17,9 tỷ TWD (~ 573 triệu USD), trong đó danh mục cổ phiếu chiếm 99,2%. Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục chiếm hơn 76% NAV của quỹ trong đó cổ phiếu VIC của Vingroup dẫn đầu với tỷ trọng 13,12%. Theo sau lần lượt là VNM, VHM, MSN, HPG, VRE, VCB, SSI, VJC, NVL,…

Ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập Công ty cổ phần FIDT kỳ vọng ETF này sẽ hoàn thành huy động vào cuối tuần sau và bắt đầu rót vốn vào VN30 ngay sau đó. Đây sẽ là một nguồn vốn ngoại quan trọng hỗ trợ thị trường đầu tháng 12.

Thực tế, khối ngoại đã có động thái trở lại mạnh mẽ trên TTCK Việt Nam thời gian gần đây khi mua ròng đến gần 11.700 tỷ đồng trên HoSE từ đầu tháng 11. Trong đó, Fubon ETF tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt dòng vốn từ khu vực Đông Á khi hút ròng hơn 106 triệu USD (~2.500 tỷ đồng). Đến thời điểm hiện tại, Fubon là ETF duy nhất chưa bị rút vốn trong một tháng nào từ đầu năm 2022 với tổng giá trị dòng vốn vào lên đến 436,4 triệu USD (~10.300 tỷ đồng), dẫn đầu toàn thị trường.

Trong bối cảnh thị trường biến động không thật sự thuận lợi, Fubon ETF cũng như hầu hết các quỹ đầu tư lớn khác đều phải đổi mặt với không ít sóng gió. Hiệu suất của quỹ âm đến 34,6% từ đầu năm 2022, tệ hơn cả mức giảm 31,4% của VN-Index và 33,1% của VN30-Index. Tuy nhiên, việc liên tục gọi thêm vốn cho thấy Fubon ETF vẫn đang đánh giá cao triển vọng đi lên trong tương lai của chứng khoán Việt Nam.

“Việt Nam bây giờ giống như Đài Loan của những năm 1980. Bạn không thể tham gia đầu tư vào Đài Loan cách đây 40 năm, nhưng bạn có thể kiếm được lợi nhuận nhờ những cải cách kinh tế Việt Nam thông qua việc đầu tư vào Fubon Vietnam ETF” - Yang Yining, giám đốc đầu tư Fubon Vietnam ETF từng nhận định.

1 Likes

Chủ tịch HoREA: Đến lúc doanh nghiệp bất động sản cầu thị, giảm giá thật

TTO - Thị trường bất động sản gần như “đóng băng” khi số lượng căn hộ mở bán, lượng giao dịch tụt dốc và giá bán hạ nhiệt. Tuy nhiên, nhiều phân khúc giá vẫn còn neo cao, với mức vượt quá tầm tay của người có nhu cầu ở thực.

Chủ tịch HoREA: Đến lúc doanh nghiệp bất động sản cầu thị, giảm giá thật - Ảnh 1.

Khu vực phía đông TP.HCM tập trung nhiều dự án bất động sản - Ảnh: NGỌC HIỂN

Doanh nghiệp đã giảm giá bất động sản thực chất chưa?

Tại cuộc làm việc với TP.HCM mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng giá bất động sản vẫn neo như lúc bình thường sẽ không tốt cho thị trường. Theo Thủ tướng, cần giảm giá bất động sản và Nhà nước quản lý chặt hơn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 28-11, ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho biết giá bất động sản thời gian qua neo cao, có nguyên nhân do giá bị thổi lên quá cao.

Theo ông Châu, cả thị trường sơ cấp từ chủ đầu tư bán ra lẫn thứ cấp mua đi bán lại đều cao, căn hộ vừa túi tiền đã biến mất trong khi có quá nhiều căn hộ dạng cao cấp với những căn lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Do đó, chỉ khi đối diện với vấn đề “sống còn”, doanh nghiệp mới chấp nhận giảm giá khi tăng khuyến mãi, chiết khấu lên đến 40-50% khi thanh toán ngay bởi hiện không ít doanh nghiệp đang chịu sức ép về dòng tiền, thanh khoản.

“Giờ doanh nghiệp không có tiền mặt, không có tính thanh khoản thì đối diện với những nguy cơ to lớn nên đành phải dùng những giải pháp như năm 2009 đã thực hiện là giảm đến 50% giá bán”, ông Châu nói.

Tuy vậy, ông Châu chỉ rõ trước đó có hiện tượng giá bất động sản bị đẩy lên quá cao, bây giờ phải giảm xuống và “câu hỏi đặt ra là đã thực chất hay chưa?”.

Theo ông Châu, thời điểm này doanh nghiệp phải hết sức cầu thị, thực hiện theo kinh nghiệm cha ông đã đúc kết là “thà bán lỗ để cắt lỗ” còn hơn càng đeo theo, càng lỗ to dẫn đến “mất vốn, sập tiệm”. Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhấn mạnh việc giảm giá này phải đi vào thực chất, không nên giảm giá theo kiểu đẩy lên rồi tung ra các ngày giảm giá chẳng thực chất.

Giải pháp căn cơ là phải hỗ trợ cho người mua nhà để ở và loại trừ những người đầu cơ. Bên cạnh đó, ông Châu cho rằng đối với những căn hộ lớn đang tồn kho, cần chia thành căn hộ nhỏ để giảm giá bán, tăng chiết khấu cho người mua để những người có nhu cầu ở thực mua được nhà với giá mềm hơn.

Căn hộ “đất vàng” Thủ Thiêm giảm giá

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam - cho biết giá thị trường bất động sản ở TP.HCM vẫn neo cao do ngay từ khâu mặt bằng, pháp lý, nguyên vật liệu tăng và nguồn cung ra thị trường cũng hạn chế. Ngay cả đối với những căn hộ cao cấp đã được chào bán mức giá 400-500 tỉ đồng/căn, theo ông Kiệt, đến nay vẫn neo ở mức giá này và không có dấu hiệu giảm giá khi hướng đến phân khúc cao cấp.

Tuy vậy, ông Kiệt cho hay thị trường vẫn có một số dự án giảm giá khi mới đây một dự án tại khu “đất vàng” Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) đã bất ngờ hạ giá.

Cụ thể, ông Kiệt cho biết với những dự án cùng vị trí, chủ đầu tư mở bán trước đây đưa ra mức giá 8.000-10.000 USD/m², thậm chí có dự án ngay trong khu này cũng mới chào bán giá 14.000 USD/m². Tuy nhiên, có dự án nằm ở vị trí đắc địa tại khu này nhưng trong đợt mở bán vào cuối tuần trước chỉ chào bán với giá từ 5.600-7.000 USD/m².

“Điều này cho thấy có những chủ đầu tư đã chấp nhận điều chỉnh lợi nhuận để triển khai thành công, chấp nhận giảm giá để bán được hàng”, ông Kiệt nói.

Trong khi đó, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản lớn ở TP.HCM thừa nhận rằng giá đất bây giờ có sự chênh lệch quá cao so với thực tế. Vị giám đốc này dẫn chứng có những dự án ở Đồng Nai, Hưng Yên giá lên đến 100-150 triệu đồng/m² trong khi so với các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM thì giá đó quá khập khiễng.

Theo vị này, hiện giá bất động sản ở các đô thị lớn như TP.HCM vẫn neo ở mức cao, nếu giảm giá người dân có thể đổ dòng tiền vào mua nhưng điều này rất khó cho doanh nghiệp. “Có những mức giá đất đẩy quá cao, người ta nhìn vào đó để làm “thước đo”. Giờ áp với thực tế để thay đổi giá bán theo chiều hướng giảm, các doanh nghiệp có thể sẽ không đưa ra cụ thể mức giảm, mà giảm có kỹ thuật, tức là thay thế bằng những ưu đãi hoặc những tính toán khác”, vị này nói.

Nguồn bài viết: Chủ tịch HoREA: Đến lúc doanh nghiệp bất động sản cầu thị, giảm giá thật - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Cổ phiếu LUT bị đình chỉ giao dịch từ 05/12

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo đình chỉ giao dịch cổ phiếu của CTCP Đầu tư Xây dựng Lương Tài (HNX: LUT) từ ngày 05/12/2022.

Lý do là tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi chứng khoán bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.

Công ty phải giải trình nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch và công bố thông tin.

Trước đó, từ ngày 10/05/2021, cổ phiếu LUT bị đưa vào diện cảnh báo do chậm nộp BCTC năm 2020 đã được kiểm toán quá 15 ngày so với quy định.

Cổ phiếu LUT bị duy trì diện cảnh báo từ ngày 15/09/2022, do Công ty chậm nộp BCTC bán niên đã được soát xét quá 15 ngày so với thời hạn quy định.

Đến ngày 22/09/2022, cổ phiếu LUT bị chuyển sang diện kiểm soát do tổ chức niêm yết chậm nộp BCTC bán niên đã được soát xét quá 30 ngày.

Từ ngày 25/10/2022, LUT bị đưa vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ vì cổ phiếu thuộc diện bị hạn chế giao dịch và lỗ sau thuế 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2022 bán niên được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam là số âm.

Kết quả kinh doanh quý 3/2022 của LUT. Đvt: Đồng

Kết quả kinh doanh quý 3/2022 của LUT cũng mang màu ảm đạm khi không có doanh thu. Công ty cho biết nguyên nhân không có doanh thu do đang tái cơ cấu toàn bộ bộ máy hoạt động sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, qua đó tạo tiền đề phát triển cho các dự án mới đi vào hoạt động hiệu quả hơn.

Do quý 3 không có doanh thu để bù đắp chi phí nên Công ty lỗ sau thuế hơn 1.32 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 715 triệu đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, LUT lỗ sau thuế hơn 18.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 1.56 tỷ đồng.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ 2022, LUT đặt mục tiêu doanh thu và lãi sau thuế đạt lần lượt 120 tỷ đồng và 800 triệu đồng, tăng 52% và gấp 3.4 lầnkết quả năm 2021.

Nguồn: VietstockFinance

Vướng loạt lùm xùm, công ty niêm yết trên sàn của Shark Thuỷ sắp phải giải trình khi cổ phiếu sàn liên tiếp 5 phiên

Vướng loạt lùm xùm, công ty niêm yết trên sàn của Shark Thuỷ sắp phải giải trình khi cổ phiếu sàn liên tiếp 5 phiên

Động thái này diễn ra sau loạt lùm xùm, mới nhất là việc IBC bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế thuế.

Mã IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings (HoSE: IBC) tiếp tục giảm sàn trong phiên 29/11, đánh dấu 5 phiên sàn liên tiếp và đưa thị giá hiện còn 10.900 đồng/cp. Động thái này diễn ra sau loạt lùm xùm, mới nhất là việc IBC bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế thuế.

Cụ thể, ngày 16/11/2022, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của IBC (địa chỉ tại số 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) với tổng số tiền hơn 5,625 tỷ đồng.

Nguyên nhân bị cưỡng chế thuế là bởi Apax Holdings mở tài khoản tiền gửi tại nhiều ngân hàng, để tránh việc các ngân hàng trích vượt số tiền cưỡng chế theo quy định, Cục thuế TP Hà Nội đã ban hành 17 các quyết định gửi đến 9 ngân hàng và các chi nhành.

Ở diễn biến khác, Apax English - công ty con của Apax Holdings - cũng vừa thông báo tái cấu trúc hệ thống kể từ ngày 25/11 và dự kiến kết thúc vào hết quý 1/2023. Động thái này diễn ra sau khi Apax English thời gian gần đây bị nhiều phụ huynh học sinh tố hệ thống này tạm dừng giảng dạy trong khi đã nhận tiền học phí. Nhiều phụ huynh đã đề nghị Apax English hoàn trả học phí khi không thực hiện đúng cam kết đào tạo, thậm chí một số cơ sở đóng cửa và không có thông tin cụ thể cho phụ huynh và học sinh.

Apax Holdings sau đó đã lên tiếng thừa nhận những vấn đề được báo chí được ra đang là những tồn tại của Apax English. Lãnh đạo của Apax English đã và đang phối hợp với Apax Holdings đã có những phương án xử lý phù hợp.

Vướng loạt lùm xùm, công ty niêm yết trên sàn của Shark Thuỷ sắp phải giải trình khi cổ phiếu sàn liên tiếp 5 phiên - Ảnh 1.

Về IBC, hiện kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, với 3 công ty con là CTCP Anh ngữ Apax (Apax English), CTCP Phát triển giáo dục Igarden và CTCP Trường liên cấp Firbank Australia. IBC cũng có 3 công ty liên kết là CTCP Tập đoàn hạ tầng giáo dục, CTCP Giáo dục tư duy và Sáng tạo CMS, CTCP Hạ tầng Trường liên cấp STEAME.

Trong số đó, Apax English đang là công ty con nổi trội nhất. Theo giới thiệu, hệ thống này đang có hơn 120 trung tâm trên toàn quốc với thương hiệu Apax Leaders, phủ ở 30 tỉnh thành với khoảng hơn 120.000 học viên đang theo học. Tính đến cuối tháng 6/2022, Apax Holdings đang sở hữu 66,36% cổ phần Apax English.

Trước khi xảy ra những sự cố bị nhiều phụ huynh học sinh tố mới đây, tình hình kinh doanh của chuỗi này ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong năm 2021: lợi nhuận sau thuế chỉ còn 22 tỷ đồng, giảm 65% so với năm 2020.

Theo giải trình, do hệ thống các trung tâm phải đóng cửa 8 tháng trong năm 2021 theo quy định phòng chống dịch, các trung tâm đã phải chuyển hướng sang đào tạo online nên doanh thu giảm. Bên cạnh đó, do phần lớn các chi phí là định phí nên sự sụt giảm doanh thu dẫn đến lợi nhuận giảm.

Bất ngờ sang 6 tháng đầu năm nay, Apax English lại công bố lợi nhuận sau thuế tăng đột biến 276% lên 23 tỷ đồng. Giải trình, Công ty cho biết do toàn hệ thống thực hiện tái cơ cấu bộ máy, giảm đáng kể chi phí bán hàng, chi phí hoạt động và các đơn vị quay trở lại hoạt động hiệu quả.

Trở lại với IBC, theo BCTC hợp nhất quý 3/2022 IBC ghi nhận doanh thu thuần gần 374 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế giảm chỉ còn 2,6 tỷ đồng, bằng 1/5 so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế chỉ còn 776 tỷ đồng trong khi quý 3/2021 lãi sau thuế 5,3 tỷ đồng. Trong quý này, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 6,4 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần IBC đạt 1.043 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ chi phí bán hàng giảm 115 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm vẫn tăng 12% đạt 38,5 tỷ đồng.

Cũng cần nhấn mạnh, IBC cùng với các công ty thành viên trong hệ sinh thái Egroup của Shark Thuỷ ghi nhận những năm trở lại đây hoạt động khá sôi nổi trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Dữ liệu gần nhất, 6 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá trái phiếu nhóm doanh nghiệp liên quan hệ sinh thái Egroup đã huy động thành công là 1.963 tỷ đồng đến từ 2 lô trái phiếu của CTCP Tập đoàn Hạ tầng Giáo dục (Edu Infra Group) – công ty liên kết của Apax Holdings.

1 Likes

CPI tháng 11/2022 tăng 0,39%

Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng 11/2022 tăng 4,56%…

Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới là nguyên nhân chính đẩy CPI tháng 11 tăng.

Số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/11 cho thấy, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng trước.

So với tháng 12/2021, CPI tháng 11/2022 tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,37%. Bình quân 11 tháng năm 2022, CPI tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,39% của CPI tháng 11/2022 so với tháng trước có 08 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 03 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 11 và 11 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%).

Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 11 và 11 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%).

Trong nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm giao thông tăng cao nhất với 2,23%, làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm. Phân tích của Tổng cục Thống kê cho rằng, do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 01/11/2022, 11/11/2022 và 21/11/2022 làm cho giá xăng dầu tăng 5,83% (xăng tăng 5,84%; dầu diezen tăng 5,25%).

Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm phương tiện đi lại tăng 0,15%; phụ tùng tăng 0,16%; dịch vụ khác với phương tiện vận tải cá nhân tăng 0,15%; dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,14%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,97%, làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm. Nguyên nhân do nhu cầu thuê nhà tăng cao làm giá tiền thuê nhà ở tăng 1,54%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,45% do nhu cầu sửa chữa và xây dựng nhà vào cuối năm tăng cao.

Ngoài ra do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,28% do giá xi măng, gạch xây, gạch bê tông, tấm lợp, sơn tường tăng theo giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

Giá gas tăng 5% do từ ngày 01/11/2022, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 20.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới tăng 35 USD/tấn (từ mức 575 USD/tấn lên mức 610 USD/tấn); giá dầu hỏa tăng 7,02% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá ngày 01/11/2022, 11/11/2022 và 21/11/2022…

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,26% do nhu cầu tiêu dùng và tỷ giá đô la Mỹ tăng cao. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,22% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí vận chuyển và nhu cầu mua sắm quần áo mùa đông tăng.

Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm giáo dục giảm 0,63% (làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm), nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,07% (làm CPI giảm 0,02 điểm phần trăm) và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 11/2022 tăng 0,43% so với tháng trước, tăng 4,81% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,38% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,02%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/11/2022, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.727,52 USD/ounce, tăng 3,33% so với tháng 10/2022. Giá vàng tăng mạnh do lạm phát Mỹ tháng 10 đã hạ nhiệt, kéo theo kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể giảm tốc độ tăng lãi suất.

Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 11/2022 tăng 1,82% so với tháng trước; tăng 3,95% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 5,88% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng USD trên thị trường thế giới biến động tăng, giảm đan xen. Trong cuộc họp chính sách ngày 02/11/2022, FED đã quyết định tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 3,75-4%. Đây là lần tăng 0,75 điểm phần trăm thứ tư liên tiếp do FED đưa ra và là lần tăng lãi suất thứ sáu kể từ tháng 3/2022.

Tuy nhiên, sau khi lạm phát Mỹ trong tháng 10 thấp hơn dự kiến đã khiến đồng USD giảm mạnh. Tính đến ngày 25/11/2022, chỉ số USD bình quân tháng 11/2022 trên thị trường quốc tế đạt mức 108,16 điểm, giảm 3,4 điểm so với tháng trước.

Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 24.855 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2022 tăng 2,91% so với tháng trước và tăng 8,71% so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 1,83% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn bài viết: CPI tháng 11/2022 tăng 0,39% - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Xuất hiện nhiều “tin vui” cho thị trường chứng khoán

Phiên bung sức của VN-Index cũng như một “liều thuốc” giúp nhà đầu tư chữa bớt “đau thương” khi đã thua lỗ đậm suốt thời gian qua.

Tiếp đà phục hồi tuần trước, VN-Index bật tăng rực rỡ trong phiên đầu tuần. Với tâm lý hưng phấn, dòng tiền ồ ạt đổ vào kéo thanh khoản thị trường tăng nhanh chóng.

Chốt phiên giao dịch ngày 28/11, VN-Index tăng hơn 35 điểm, chính thức lấy lại mốc tâm lý 1.000 điểm sau tròn 1 tháng. Độ rộng thị trường nghiên hẳng về bên mua với 836 cổ phiếu tăng giá, trong đó 257 cổ phiếu tăng hết biên độ.

Bên cạnh đà tăng của chỉ số, thanh khoản trên HOSE cũng tăng 62% so với phiên trước đó lên sát ngưỡng 16.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy tâm lý bi quan của nhà đầu tư phần nào đã được “cởi trói” sau những biến động của thị trường suốt hơn 1 tháng qua.

Phiên bung sức của VN-Index cũng như một “liều thuốc” giúp nhà đầu tư chữa bớt “đau thương” khi đã thua lỗ đậm suốt thời gian qua.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập Công ty cổ phần FIDT cho rằng đang xuất hiện khá nhiều “tin vui” cho thị trường chứng khoán.

Thứ nhất , thị trường đón nhận “tin vui” đến từ xứ Đài. Ngày 23/11, Quỹ đến từ Đài Loan (Trung Quốc) là Fubon FTSE Vietnam ETF đã được Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính Đài Loan thông qua đợt huy động vốn bổ sung lần thứ 4, với số vốn lên đến 160 triệu USD, tương đương khoảng 4 nghìn tỷ đồng.

Quỹ này chuyên đầu tư vào VN30 và sẽ giải ngân vào các cổ phiếu large cap trên sàn Hose sau khi huy động vốn thành công. Tuy nhiên theo Quy định tại Đài Loan (Trung Quốc) thì đợt gọi vốn cần được thông qua, thông thường mất 1 tuần. Sau khi được thông qua, Fubon sẽ tiến hành gọi vốn (initial offering) và rót vào thị trường Việt Nam ngay khi gọi vốn thành công.

Ông Tuấn kỳ vọng quỹ này sẽ hoàn thành huy động vào cuối tuần sau và bắt đầu rót vốn vào VN30 ngày sau đó. Đây sẽ là một nguồn vốn ngoại quan trọng hỗ trợ thị trường đầu tháng 12.

Thứ hai, Chính phủ và các cơ quan liên quan đã quan tâm và bước đầu tìm giải pháp cho thị trường TPDN riêng lẻ. Quan điểm thể hiện rõ ràng trong các cuộc họp và phát biểu gần đây.

Thứ ba, thị trường thứ cấp giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đã ổn định trở lại sau đợt bán tháo tuần trước đó. Mới đây, tổ chức phát hành lớn như Masan (MSN) thành công phát hành riêng lẻ với mục đích là quay vòng nợ (rolling), kèm với đó là thông báo mua lại một số món trái phiếu đến hạn 2023. Điều này chứng tỏ, thị trường sẽ không tắc nghẽn mà vẫn có “đất” cho các doanh nghiệp chứng tỏ được năng lực tài chính.

Thứ tư, tâm lý bi quan phần nào được gỡ bỏ khi hai cổ phiếu BĐS “múa bên trăng” sớm giải quyết được câu chuyện thanh khoản. Đối với Novagroup, việc tìm được đối tác chuyển nhượng 150 triệu cổ phiếu NVL có thể sẽ giúp NVL tránh rủi ro vỡ nợ. Đối với PDR cũng đã tìm được đối tác chuyển nhượng các dự án BDS và giải quyết được câu chuyện thanh khoản. Phiên hôm nay NVL đã được “giải cứu, PDR dù chưa thoát sàn nhưng đã khớp lệnh được khối lượng lớn.

Thứ năm, áp lực tỷ giá giảm đáng kể. Tuần vừa qua đã tiếp tục khẳng định xu hướng tỷ giá hạ nhiệt và giảm áp lực khá rõ. Điều này đang tạo thuận lợi cho việc NHNN hỗ trợ thanh khoản hệ thống và nếu xu thế tiếp diễn và ổn định có thể sẽ thực hiện được các chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế và thị trường. Với việc tỷ giá giảm áp lực, trong tuần qua NHNN đã bơm ròng nhẹ hơn 6 nghìn tỷ vào thanh khoản hệ thống ngân hàng và câu chuyện thanh khoản đang khá ổn.

Ngoài những tín hiệu tích cực kể trên, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng dấu hiệu hạ nhiệt của lãi suất cũng là tin vui cho thị trường chứng khoán. Cụ thể, trong cuộc họp mới đây của Fed cũng đưa ra những tín hiệu sẽ giảm nhiệt trong việc tăng lãi suất để phát triển kinh tế. Trong nước một số ngân hàng cũng có động thái giảm lãi suất. Những tín hiệu trên tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Theo chuyên gia Yuanta, thị trường hiện đang chờ đợi một số giải pháp của Chính phủ hỗ trợ thanh khoản cho nhóm bất động sản. Hiện, NHNN chưa sử dụng hết nguồn room 4% cho các ngân hàng nên dư địa mở room thêm là có, song dòng tiền có được chảy vào ngành BĐS không vẫn là câu hỏi nhà đầu tư đang chờ đợi.

“Cơ bản khi VN-Index vượt mốc 973 điểm thì đáy ngắn hạn đã được xác lập. Đặc biệt, việc vượt ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm cũng củng cố thêm đà tăng của thị trường trong ngắn hạn, dù xu hướng trung và dài hạn vẫn trong đà giảm.

VN-Index có thể hướng tới ngưỡng gần nhất là 1.010 điểm, xa hơn có thể là 1.100 điểm. Tuy nhiên, trên chặng đường đi lên vẫn sẽ gặp rung lắc, bởi áp lực chốt lời vẫn hiện hữu tại những cổ phiếu vừa và nhỏ đã tăng nóng trong thời gian qua”, ông Nguyễn Thế Minh dự báo.

Về hướng đi của dòng tiền, ông Minh cho rằng nhà đầu tư nên tập trung vào những Bluechips chủ lực có đà tăng trưởng mạnh, đơn cử là ngân hàng và sản xuất thực phẩm. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ có thể chú ý đến nhóm điện, nước và vận tải.

Nguồn: Xuất hiện nhiều "tin vui" cho thị trường chứng khoán

2 Likes

Techcombank cấp khoản tín dụng 1.500 tỷ đồng cho One Mount Distribution

Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - HOSE: TCB) vừa có Nghị quyết phê duyệt cấp khoản tín dụng hạn mức 1.500 tỷ đồng cho CTCP One Mount Distribution. Đây là khoản tín dụng có thời hạn 12 tháng nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động thương mại bán lẻ hàng tiêu dùng.
Khoản tín dụng có tài sản đảm bảo là cổ phần OMD thuộc sở hữu của One Mount Group. Lãi suất và phí theo quy định của Techcombank.

CTCP One Mount Distribution mà một thành viên của One Mount Group. Chủ tịch HĐQT One Mount Group Hồ Anh Ngọc (sinh năm 1982) cũng chính là em trai của ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank.

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022, TCB ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 7.565 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế 6.715 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,2% và 20,7% so với cùng kỳ (svck) năm 2021.

Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 23.470 tỷ đồng, tăng 20,6%, lợi nhuận trước thuế 20.821 tỷ đồng, gấp 1,2 lần svck. Như vậy hết 9 tháng đầu năm, ngân hàng đã hoàn thành mục tiêu 77% lợi nhuận trước thuế kế hoạch.

Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDIRECT nhận định đến hết quý III/2022, chất lượng tài sản của TCB vẫn rất tốt.
Cụ thể, tính đến hết quý III/2022, nợ xấu của TCB tăng 16% so với đầu năm lên 2.665 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) cao hơn 47% so với cuối năm 2021 do Thông tư 14 hết hiệu lực (từ 30/6/2022). Tỷ lệ nợ xấu là 0,65% (so với 0,66% vào cuối năm 2021). LLR (tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay) duy trì ở mức 165% (so với 163% vào cuối năm 2021).

Về cơ cấu tài sản sinh lời của TCB, VNDIRECT chỉ ra rằng tài sản sinh lời của TCB tăng 12,7% so với đầu năm tính đến cuối quý III/2022, trong đó TPDN giảm 30,7% so với đầu năm, chiếm khoảng 10% cơ cấu tín dụng so với mức 15,3% cuối năm 2021. Cho vay khách hàng của TCB ghi nhận tăng 18,2% so với đầu năm, chiếm 69% cơ cấu tín dụng so với mức 66% năm 2021. TCB vẫn đang là bên vay ròng trên thị trường liên ngân hàng.

Về cơ cấu cho vay, đến hết quý III/2022, tăng trưởng cho vay của ngân hàng đạt 18,2% so với đầu năm, thúc đẩy bởi cho vay bán lẻ, tăng 37% so với đầu năm; trong khi cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn lần lượt chỉ tăng 10,9% và giảm 3,4% so với đầu năm.

Cho vay mua nhà là động lực tăng trưởng chính của mảng cho vay bán lẻ. Mảng này đã tăng 39,4% so với đầu năm, chiếm 82% trong cơ cấu cho vay bán lẻ (từ mức 78% vào cuối năm 2021). Mặt khác, cho vay từ thẻ tín dụng cũng ghi nhận kết quả tốt với mức tăng trưởng 51,6% so với đầu năm, chiếm khoảng 8% trong cơ cấu cho vay bán lẻ.

Về cơ cấu huy động, tiền gửi và tỷ lệ CASA; tính đến hết quý III/2022, tăng trưởng tiền gửi đạt 1,3% so với đầu năm (so với mức tăng 17,4% của tổng huy động; tiền gửi khách hàng chiếm 59% tổng huy động). Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn/cho vay dài hạn xuống 27% (so với mức tối đa của ngành là 34%) từ mức 32-33% trong các quý trước.

CASA giảm còn 46,5% do khách hàng rút tiền nhàn rỗi để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hạn chế. Do các doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn về thanh khoản, các chuyên gia cho rằng dòng tiền này sẽ không sớm quay trở lại.

Đánh giá chung về triển vọng ngành ngân hàng trong những tháng cuối năm, Chứng khoán VNDIRECT cho biết toàn ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài và cả trong nước. Việc FED tăng lãi suất mạnh đã khiến chỉ số DXY (USD Index: thước đo giá trị đồng USD) leo lên mức cao nhất trong hai thập kỷ, tạo ra áp lực giảm giá đối với hầu hết các đồng tiền trên thế giới trong vài tháng gần đây và VND không phải là ngoại lệ.

Cùng với việc bán USD để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới biên độ giao dịch VND (từ 3% lên 5%) và tăng lãi suất điều hành lần thứ hai liên tiếp, thêm 100 điểm cơ bản trong vòng 1 tháng.

Việc tăng mạnh lãi suất điều hành đã tác động trực tiếp đến lãi suất huy động của tất cả các kỳ hạn và các ngân hàng đều đã phải tăng lãi suất huy động với tốc độ tương tự như vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy lãi suất cho vay khó có thể theo kịp với chi phí huy động vốn tăng cao do NHNN đã và đang yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Do đó, việc tăng lãi suất mạnh mẽ nói trên sẽ tác động tiêu cực đến NIM (Net Interest Margin: chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng) của các ngân hàng với chi phí vốn cao hơn.

VNDIRECT cho rằng mọi thứ sẽ trở nên “nhẹ nhàng” hơn chỉ khi áp lực từ đồng USD giảm bớt. Tuy nhiên dự kiến căng thẳng liên quan đến việc Fed tăng lãi suất có thể còn kéo dài đến ít nhất là hết nửa đầu năm 2023.

Nhìn xa hơn, trong bối cảnh lãi suất duy trì mặt bằng cao, VNDIRECT cho rằng rủi ro “đứt gãy thanh khoản” giữa các doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề rất đáng lưu ý, đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này có thể ảnh hưởng lên chất lượng tài sản của các ngân hàng, đặc biệt từ năm 2023 trở đi.

“Tóm lại, do chính sách tiền tệ bị thắt chặt và những bất ổn vĩ mô, ngành ngân hàng trong năm 2023-2024 sẽ gặp nhiều trở ngại hơn liên quan đến tăng trưởng tín dụng chậm lại, áp lực hy sinh lợi nhuận (NIM thu hẹp) và đối mặt với những lo ngại về chất lượng tài sản”, báo cáo của VNDIRECT nêu rõ.

Nguồn bài viết: Techcombank cấp khoản tín dụng 1.500 tỷ đồng cho One Mount Distribution

1 Likes

Khối ngoại giải ngân kỷ lục hơn 3.600 tỷ, cổ phiếu quay đầu tăng ào ạt

Sàn HoSE hôm nay đón nhận mức giải ngân cao kỷ lục kể từ tháng 10/2021 với hơn 3.647 tỷ đồng mua vào cổ phiếu. Suốt 14 tháng qua, chỉ có 3 phiên khối ngoại xuống tiền ở cường độ vượt 3.000 tỷ đồng. Mức mua ròng lên tới 2.633,5 tỷ đồng ở sàn này…

VN-Index phục hồi dựng đứng trong phiên chiều.

VN-Index phục hồi dựng đứng trong phiên chiều.

Sàn HoSE hôm nay đón nhận mức giải ngân cao kỷ lục kể từ tháng 10/2021 với hơn 3.647 tỷ đồng mua vào cổ phiếu. Suốt 14 tháng qua, chỉ có 3 phiên khối ngoại xuống tiền ở cường độ vượt 3.000 tỷ đồng. Mức mua ròng lên tới 2.633,5 tỷ đồng ở sàn này.

Thị trường đang đón nhận dòng tiền mới mạnh mẽ từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Ngày 28/11 vừa qua quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF được tăng vốn thêm gần 4.000 tỷ đồng. Chỉ trong 3 tuần gần nhất, dòng vốn ETF tổng hợp cả nội lẫn ngoại theo thống kê của Fiin cũng vào ròng tới hơn 5.542 tỷ đồng.

Hôm nay lực mua của dòng vốn ngoại đã gia tăng mức độ hưng phấn, dù buổi sáng thị trường có áp lực điều chỉnh nhất định. Thậm chí vào phút đầu tiên buổi chiều, VN-Index còn giảm xuống dưới tham chiếu hơn 7 điểm, nhưng kết phiên tăng 26,47 điểm, tương đương +2,63%. Việc thị trường chỉ điều chỉnh nhanh trong phiên là một biểu hiện của sức mạnh.

Động lực của diễn biến đảo chiều rất nhanh đó dĩ nhiên là lực cầu đón đỡ hàng ngắn hạn chốt lời một cách dứt khoát. Thanh khoản phiên chiều không cao, thậm chí giao dịch tại HoSE còn giảm tới gần 30% so với buổi sáng, chỉ đạt xấp xỉ 6.803 tỷ đồng. Tuy nhiên động lực mua vào của nhà đầu tư nước ngoài lại rất khỏe.

Khối ngoại đã mua mạnh từ sáng 1.845,8 tỷ đồng, chiều nay lại giải ngân tiếp gần 1.802 tỷ đồng nữa. Trong khi đó giá trị bán ra 573,2 tỷ đồng. Dù quy mô giải ngân phiên chiều không mạnh hơn buổi sáng, nhưng lại chiếm tới trên 26% thị phần sàn HoSE. Khối này lại đổ tiền toàn vào blue-chips, cụ thể, mua mới buổi chiều trong rổ VN30 tới 1.098 tỷ đồng, tương đương tới 36% giao dịch của rổ này.

Dưới lực kéo mạnh mẽ của dòng vốn ngoại, các blue-chips quay đầu phục hồi giá rất nhanh. Kết phiên sáng VN30 có 11 mã tăng/16 mã giảm thì đóng cửa là 22 mã tăng/4 mã giảm. Khối ngoại mua ròng 2.003,7 tỷ đồng trong rổ VN30 và toàn sàn HoSE mua ròng 2.633,5 tỷ đồng.

Loạt trụ được mua dữ dội là VHM +32,8 tỷ đồng, HPG +276,8 tỷ, MSN +274 tỷ, PDR +228 tỷ, SSI +150 tỷ, VIC +148 tỷ. Nhóm CTG, STB, VRE, VCB được mua từ 80-90 tỷ đồng ròng.

Loạt blue-chips vốn hóa lớn nhất tăng giá rất mạnh.

Nhờ cầu ngoại, gần như tất cả các cổ phiếu trong nhóm VN30 là tăng giá vượt trội so với buổi sáng. Duy nhất PDR và NVL vốn đã kịch trần thì không thể tăng thêm và SAB tụt nhẹ, còn lại đều tăng cao hơn. VIC bùng nổ mạnh mẽ, tăng tới 5,47% so với giá chốt buổi sáng và đóng cửa trên tham chiếu 6,77%, chỉ còn cách giá trần 2 bước. VHM cũng bật cao 3,91% và đóng cửa tăng 5,78%. HPG tăng thêm 5,45%, chốt tăng 6,42%. BID đảo chiều từ đỏ sang xanh nhờ tăng 5,26% chiều nay và vượt qua tham chiếu 3,8%…

VN30-Index đóng cửa tăng 2,46%, VNMidcap tăng 2,65%, VNSmallcap tăng 2,22%. Độ rộng từ chỗ cân bằng cuối phiên sáng (219 mã tăng/218 mã giảm) đã nghiêng mạnh về phía tăng lúc đóng cửa, với 350 mã tăng/102 mã giảm. 48 cổ phiếu đóng cửa giá kịch trần và 134 mã khác tăng từ 2% trở lên, xác nhận một phiên tăng giá mạnh mẽ.

Riêng sàn HoSE có 46 cổ phiếu đạt thanh khoản từ 100 tỷ đồng trở lên hôm nay, trong đó chỉ có HAG giảm 0,45%, TCH giảm 1,74% và VIB giảm 0,52%, còn lại toàn xanh. Đặc biệt Top 5 thanh khoản đều trên 600 tỷ đồng và cổ phiếu “yếu” nhất là SSI cũng tăng 3,84%.

Thanh khoản khớp lệnh hai sàn tính chung cả ngày đã tăng gần 23% so với hôm qua, đạt 18.239 tỷ đồng. Nếu tính chung tổng giao dịch cả 3 sàn (gồm thỏa thuận), giá trị đạt 20.573 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản cao nhất kể từ đầu tháng 9/2022. Điều này cho thấy dòng tiền đang tìm lại được sự tự tin và quay lại giao dịch.

Nguồn bài viết: Khối ngoại giải ngân kỷ lục hơn 3.600 tỷ, cổ phiếu quay đầu tăng ào ạt - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes