Chứng sỹ săn tin!

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 29/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. HBC: 1 năm sau tuyên bố kế hoạch 1 tỷ USD lợi nhuận, Xây dựng Hoà Bình lập Tổ công tác đặc biệt để “thúc” hoạt động kinh doanh

  2. MSN: Masan Group vay được 600 triệu USD lãi suất thấp

  3. MSN: WinCommerce công bố chiến lược kinh doanh năm 2023

  4. Phát Đạt, Novaland tăng kịch trần ngay đầu phiên , gần 100 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trong ít phút

  5. DCM: Đạm Cà Mau bị xử phạt và truy thu thuế hơn 6 tỷ đồng

  6. Cổ phiếu L14 tăng 156% sau 10 phiên trần, trở thành mã tăng mạnh nhất TTCK

_

  1. NLG: Xoay xở nguồn tiền

😎 Đồng Nai: CTCP Anh ngữ Apax đề xuất hoàn tiền cho phụ huynh thành 5 đợt

  1. IBC: Vướng loạt lùm xùm, công ty niêm yết trên sàn của Shark Thuỷ sắp phải giải trình khi cổ phiếu sàn liên tiếp 5 phiên

  2. DCL: Năm 2022, Dược Cửu Long tăng trưởng mạnh dù lợi nhuận giảm do trích lập dự phòng

  3. PPC: Dòng tiền kinh doanh liên tục âm

  4. MSH sẽ góp vốn vào Công ty BSS Logistics Việt Nam để thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực logistics do xét thấy đơn vị này có năng lực phù hợp và có thể bổ trợ cho hoạt động của công ty.

  5. KBC: MBS - Mảng cho thuê KCN của Kinh Bắc sẽ khởi sắc trong giai đoạn cuối năm nay

  6. BCM: Becamex IDC - Liên đoàn công nghiệp Thái Lan ký kết hợp tác thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp

  7. HQC: Nợ gần 15 tỷ đồng tiền BHXH của 64 lao động suốt 4 năm rưỡi

  8. Chứng khoán An Bình (ABS) bị xử phạt vì cho khách hàng vay tiền khi chưa được chấp thuận

  9. Tỷ giá USD/VND tăng cao, Hóa chất Đức Giang (DGC) hưởng lợi lớn?

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. VNM: Thành viên SCIC đăng ký thoái toàn bộ 1,1 triệu cổ phiếu đang nắm giữ khỏi Vinamilk, dự thu 90 tỷ đồng

  2. SBT: Thêm một lãnh đạo SBT đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu công ty

  3. CTCK Maybank và VNDirect đã bán giải chấp được 6,7 triệu cổ phiếu PDR ngay trước thềm PDR được giải cứu

  4. PTB: Phú Tài muốn mua 6,5 triệu cổ phiếu quỹ

  5. An Phát Holdings (APH) muốn mua lại 7,3 triệu cổ phiếu ưu đãi, giá mua gấp 3 - 4 lần giá hiện hành

_

  1. LPB: LienVietPostBank mua lại trước hạn 1.000 trái phiếu LPBH2123013

_

=> CỔ TỨC

  1. GEE: Gelex Electric sắp chi 300 tỷ đồng trả cổ tức đợt 1/2022. Tỷ lệ thực hiện 10%

  2. ICN: Nâng mục tiêu lợi nhuận năm 2022 lên gấp 6 lần, chia cổ tức 250%, chuẩn bị chốt danh sách cổ đông nhận 6.000/cp

  3. NLG: Giảm tỷ lệ tạm ứng cổ tức bằng tiền xuống 3%, lùi thời gian chốt quyền và thanh toán

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh cùng thanh khoản tích cực, EIB đóng cửa tăng trần

  • Hơn 1,18 tỷ cổ phiếu được trao tay trên HOSE, mức cao nhất kể từ giữa tháng 1 đầu năm nay.

  • Nhờ lượng dồi dào tiền đổ vào mua cổ phiếu, khép phiên giao dịch, chỉ số VN-Index chính thức tăng 26,47 điểm (+2,63%) lên 1.032,16 điểm. Thanh khoản của sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) cũng tăng mạnh lên mốc hơn 18.250 tỉ đồng, tương đương gần 60% so với mức bình quân của tháng trước.

  • Điểm sáng trong ngày là nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tới hơn 2.600 tỉ đồng, nâng tổng số phiên mua ròng lên 17 phiên với tổng giá trị hơn 15.920 tỉ đồng.

  • PDR: Khối ngoại “túc tắc” mua ròng cổ phiếu PDR trong 27 phiên liên tiếp

  • Phiên 29/11, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 184 tỷ đồng. PDR và SAB là hai mã được mua ròng mạnh nhất, lần lượt đạt gần 224 tỷ đồng và gần 171 tỷ đồng. Chiều ngược lại, mã bị bán ròng mạnh nhất là PAC (gần 109 tỷ đồng), bỏ xa DGC xếp sau (gần 28 tỷ đồng).

  • Tự doanh mua ròng 5 phiên liên tiếp trên HOSE, net short trên phái sinh

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Fubon FTSE Vietnam ETF được tăng quy mô thêm 4.000 tỷ đồng

  2. Vừa được chấp thuận tăng quy mô, Fubon ETF lập tức mua ròng 400 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam trong phiên 29/11

  3. Tiền vào thị trường cao nhất trong vòng 3 tháng, chứng khoán Việt Nam lấy lại 15 tỷ USD vốn hóa sau 4 phiên

  4. Khối ngoại mua ròng hơn 14.200 tỷ đồng từ đầu tháng 11

  5. Sau ART, thêm 2 cổ phiếu “lão làng” bị đình chỉ giao dịch trên sàn HNX

  6. Doanh nghiệp bất động sản mua cổ phiếu quỹ, ai được hưởng lợi nhất?

  7. Hồi phục mạnh 30-40% từ đáy, cổ phiếu ngân hàng liệu còn hấp dẫn?

_

  1. Dư nợ tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh tăng 19,5%

  2. Ngân sách bội thu gần 280.000 tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm

  3. Thị trường bảo hiểm, ngân hàng vừa chứng kiến cú bắt tay hợp tác giữa LienVietPostbank và Dai - ichi Life Việt Nam. Thương vụ này làm thị trường bancassurance Việt Nam càng thêm sôi động.

_

=> VIỆT NAM

  1. CPI tháng 11/2022 tăng 0,39%

  2. Xuất siêu 11 tháng đạt 10,6 tỷ USD, CPI tăng 3,02% do giá lương thực, xăng dầu

  3. Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,6%, riêng Bắc Giang tăng 36,4%

  4. Bình Dương: Nghiên cứu xây dựng khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ 1 tỉ USD

  5. Bạc Liêu sẽ là ‘thủ phủ’ tôm, trung tâm năng lượng sạch của vùng ĐBSCL

  6. 11 tháng, giải ngân vốn FDI bất ngờ cao nhất 5 năm

  7. Ngày 29/11, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu Tết nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn.​ Đáng chú ý, tỉnh Bình Dương bình ổn thị trường thịt heo 7.800 tấn/tháng, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.

  8. Doanh nghiệp chế biến gỗ, dệt may, da giầy cắt giảm lao động nhiều nhất

  9. Chỉ trong 3 năm, THACO của tỷ phú Trần Bá Dương lên hàng loạt kế hoạch tỷ đô “tham chiến” từ cơ khí, bauxit, năng lượng, nông nghiệp đến bán lẻ

  10. Xuất khẩu thuỷ sản tiến dần đến mốc kỷ lục 10 tỷ USD

_

=> THẾ GIỚI

  1. Sau phiên đầu tuần sóng gió, chứng khoán Hồng Kông vọt 3,87%, tăng mạnh nhất châu Á

  2. Với mức tăng này, Hang Seng Index tiếp tục đà tăng theo tháng tốt nhất từng được ghi nhận từ tháng 4/1999, khi chỉ số này tăng tới 21,85%. Theo dữ liệu của Refinitiv, Hang Seng Index hiện đã tăng hơn 22% trong tháng này.

  3. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản trong tháng 10 được giữ ở mức 2,6%, tương đương tháng 9. Con số này cao hơn một chút so với dự báo của các chuyên gia. Trong khi đó, doanh số bán lẻ của Nhật đã tăng 4,3% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn kỳ vọng 5% được đưa ra.

  4. Bắc Kinh nới lỏng quy định huy động vốn, tiếp tục nỗ lực cứu bất động sản

  5. Chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh vào phiên đầu tuần (28/11).

  6. Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine chịu “cú sốc” mùa đông

  7. Nhật Bản và Trung Quốc vận hành đường dây nóng quốc phòng

  8. Hàn Quốc yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước giảm phát hành trái phiếu

  9. Nhật Bản: Ngân hàng số gây áp lực lên ngân hàng truyền thống

  10. Quan chức ECB: Mức tăng lãi suất năm tới có thể thấp hơn

  11. Ngành công nghiệp Nga vượt qua “cơn bão” kinh tế tốt hơn dự kiến khi sản lượng công nghiệp tính theo năm của Nga chỉ giảm 2,6% vào tháng 10, thấp hơn mức dự báo trước đó.

  12. Trung Quốc gia hạn miễn áp thuế bổ sung đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ

  13. Chuyên gia y tế cộng đồng cảnh báo rằng số ca tử vong vì COVID-19 ở Trung Quốc có thể sẽ gia tăng trong những ngày tới và hệ thống y tế có nguy cơ bị quá tải nếu xảy ra thêm đợt bùng phát vào mùa đông.

  14. Hong Kong: Mức giảm trên cao hơn so với mức giảm 2,1% được điều chỉnh trong tháng 9/2022. Giá nhà tại trung tâm tài chính này đã giảm 10,5% trong giai đoạn từ tháng 1-10/2022, mức giảm mạnh nhất 4 năm

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Tiền của Venezuela giảm mạnh gần 40%, tiền điện tử là một phần của vấn đề

  2. FTX khôi phục thanh toán tiền lương cho nhân viên công ty sau nhiều tuần “lấp lửng”

  3. Chủ tịch ECB kêu gọi mở rộng quy định trong dự luật crypto của EU sau sự sụp đổ FTX

  4. Đến lượt công ty cho vay tiền ảo BlockFi phá sản, chung số phận với FTX

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về gần 16.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng khá mạnh và lên gần 16.500 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Châu Âu ngày càng phụ thuộc nguồn cung dầu châu Á và Trung Đông

  2. Qatar đạt thỏa thuận cung cấp 2 triệu tấn khí đốt mỗi năm cho Đức

  3. Châu Âu chưa đạt được đồng thuận về áp trần giá dầu thô của Nga

  4. Hãng tin Bloomberg ngày 28/11 dẫn số liệu của Argus Media cho biết giá dầu xuất khẩu Urals của Nga giảm xuống còn 51,96 USD/thùng, dưới mức giá trần được đề xuất tại Liên minh châu Âu (EU).Giá dầu được thúc đẩy bởi cuộc thảo luận của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng, làm lu mờ lo ngại về các hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,55 USD (+2,01%), lên 78,79 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent) tăng 2,12 USD (+2,55%), lên 85,31 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 9 USD xuống 1.741 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục lên gần 1.760 USD, nhưng đã lùi về 1.755 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Giá lúa mì tại Chicago giảm xuống mức thấp nhất 3 tháng, do thị trường hàng hóa và chứng khoán giảm bởi lo ngại tác động của cuộc biểu tình phản đối chính sách Covid-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc.

  2. Giá quặng sắt tại Đại Liên và thép cây tăng

Vàng SJC 67.3 tr/lượng

USD 24,850 đồng

Bảng Anh 30,169 đồng

EUR 26,391 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô - TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 29/11 => DOANH NGHIỆP... | Facebook

2 Likes

Kido muốn chia cổ tức đặc biệt 50%

Kido dự kiến chia 1.286 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Con số này tương đương 72% lợi nhuận tích lũy của công ty tính đến cuối quý II/2022.

(Ảnh: Kido)

Nội dung chính

  • Kido dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường, xin ý kiến về việc chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông hiện hữu, mỗi cổ phần nhận được 5.000 đồng.
  • Kido là một trong ít doanh nghiệp dồi dào tiền mặt và sẵn sàng chi cổ tức tiền mặt cho cổ đông
  • Ông Trần Lệ Nguyên, CEO Kido dự kiến nhận về 170 tỷ đồng cổ tức.

Công ty cổ phần Tập đoàn Kido vừa triệu tập ĐHĐCĐ bất thường, dự kiến tổ chức vào 20/12/2022 để thống nhất việc chia cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt. Hội đồng quản trị công ty trình phương án chia cổ tức 50%, tương đương cổ đông nắm giữ mỗi cổ phần KDC của Kido được nhận về 5.000 đồng.

Tổng số tiền dự kiến trả cổ tức là 1.286 tỷ đồng, tương đương 72% số lợi nhuận giữ lại của công ty tính đến cuối quý II/2022, theo báo cáo soát xét mới nhất.

Trong giai đoạn nguồn vốn các doanh nghiệp nhìn chung khó khăn do chính sách thắt chặt tín dụng từ ngân hàng, đồng thời việc huy động vốn trên thị trường cổ phiếu lẫn trái phiếu đều gặp nhiều bất lợi, Kido là một trong ít doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

Tính đến cuối quý III/2022, số dư tiền mặt của Kido đạt trên 1.600 tỷ đồng (tính cả các khoản tiền gửi ngân hàng ngắn hạn). Với số tiền này, Kido gần như không gặp khó khăn gì khi chia cổ tức cho cổ đông, nếu kế hoạch được thông qua.

Số tiền chia cổ tức của Kido cao hơn lợi nhuận sau thuế 3 năm gần nhất của công ty, từ 2019-2021 cộng lại (1.190 tỷ đồng).

Hiện ông Trần Lệ Nguyên, CEO Kido đang là cổ đông lớn nhất của công ty với tỷ lệ nắm giữ 13,52% cổ phần. Với tỷ lệ cổ tức này, ông Nguyên sẽ nhận về hơn 170 tỷ đồng cổ tức.

Nguồn: Kido muốn chia cổ tức đặc biệt 50%

1 Likes

Cho khách hàng vay tiền khi chưa được chấp thuận, Chứng khoán An Bình bị phạt nặng

SC đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) với tổng số tiền là 310 triệu đồng…

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) với tổng số tiền là 310 triệu đồng.

Theo đó, ABS bị phạt 60 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) do bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ, vị trí mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Tiếp đến là phạt 250 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP do thực hiện dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 86 Luật Chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Cụ thể: trong năm 2021, năm 2022, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình đã phối hợp với tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt (BVB) do công bố thông tin sai lệch.

Theo đó, BVB bị phạt 150 triệu đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 33 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP (Nghị định số 128/2021/NĐ-CP) do công bố thông tin sai lệch.

Cụ thể: Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt công bố thông tin Báo cáo thay đổi phương án sử dụng vốn/số tiền thu được từ đợt chào bán/phát hành số 630A/2022/BC-BVB ngày 12/5/2022 (công bố trên hệ thống công bố thông tin điện tử của UBCKNN ngày 13/5/2022) sai lệch so với Báo cáo tình hình sử dụng vốn từ ngày 12/5/2021 đến ngày 13/5/2022 do Chi nhánh Công ty TNHH KPMG tại Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam thực hiện kiểm toán (công bố trên hệ thống công bố thông tin điện tử của UBCKNN ngày 17/8/2022), cụ thể: Bổ sung vốn hoạt động kinh doanh ngân hàng, tăng quy mô hoạt động các chi nhánh: chênh lệch 100 tỷ; Bổ sung vốn cho vay trung - dài hạn: chênh lệch 49,969 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, BVB buộc hủy bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin, theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại d khoản 33 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.

Nguồn bài viết: Cho khách hàng vay tiền khi chưa được chấp thuận, Chứng khoán An Bình bị phạt nặng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ ba liên tiếp, giá dầu tăng nhờ tin về Trung Quốc

“Không ai muốn mua trước khi ông Powell phát biểu vào ngày mai. Ai cũng lo về những gì ông ấy sắp nói”, một nhà quản lý danh mục nhận định về tâm lý thị trường lúc này…

Một nhà giao dịch trên sàn NYSE đưa con trai tới nơi làm việc theo truyền thống hàng năm của sàn này, hôm 25/11 - Ảnh: Reuters.

Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ ba liên tiếp trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (29/11), khi các nhà đầu tư còn chưa “hoàn hồn” sau phiên bán tháo trước đó và đang chờ những số liệu kinh tế mới dự kiến công bố trong tuần. Giá dầu thô WTI tăng nhờ thông tin đáng hy vọng liên quan đến dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

Lúc đóng cửa, Nasdaq trượt 0,59%, còn 10.983,78 điểm. S&P 500 giảm 0,16%, còn 3.957,63 điểm. Riêng chỉ số Dow Jones tăng 3,07 điểm, tương đương tăng 0,01%, đạt 33.852,53 điểm.

Các thống kê kinh tế được giới đầu tư chờ đợi trong tuần này bao gồm số công việc mà các doanh nghiệp đang cần tuyển dụng, dự kiến công bố vào ngày thứ Tư; chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) vào ngày thứ Năm; và báo cáo thị trường lao động tháng 11 vào ngày thứ Sáu.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng chờ bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vào ngày thứ Tư để tìm kiếm tín hiệu về việc bao giờ Fed sẽ giảm tốc độ tăng hoặc dừng tăng lãi suất. Trong bài phát biểu tại Viện Brookings, nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới sẽ nói về về triển vọng nền kinh tế Mỹ và thị trường lao động.

“Thị trường đã dịch chuyển trọng tâm từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết sang những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của Fed trong cuộc họp tháng 12. Họ đang hướng đến những gì có thể xảy ra tiếp theo, thay vì nhìn lại những gì đã diễn ra”, Giám đốc đầu tư Bill Northey của US Bank nhận định với hãng tin CNBC.

“Không ai muốn mua trước khi ông Powell phát biểu vào ngày mai. Ai cũng lo về những gì ông ấy sắp nói”, nhà quản lý danh mục Ron Saba của Horizon Investments nhận định với hãng tin Reuters.

Thị trường đã nỗ lực nhưng không thể phục hồi sau phiên “đỏ lửa” hôm thứ Hai. Ngay đầu tuần, cổ phiếu đã bị bán tháo trên toàn cầu vì nhà đầu tư lo ngại về những diễn biến phức tạp liên quan đến đại dịch ở Trung Quốc.

Phiên ngày thứ Ba, mối lo của nhà đầu tư về Trung Quốc đã được giải toả phần nào khi một quan chức nước này nói với các nhà báo rằng 65,8% số người trên 80 tuổiđdã được tiêm vaccine Covid mũi tăng cường. Ngoài ra, số liệu của Chính phủ Trung Quốc cũng cho thấy số ca nhiễm mới Covid ở đại lục đã giảm lần đầu tiên trong hơn 1 tuần, và đây là một động lực cho phiên phục hồi trên cả hai sàn Thượng Hải và Hồng Kông.

Mối lo về Covid ở Trung Quốc tiếp tục gây áp lực giảm lên cổ phiếu Apple - hãng công nghệ có cơ sở sản xuất lớn ở nước này. Cổ phiếu Apple giảm phiên thứ tư liên tiếp, với mức giảm 2,1%.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London giảm 0,16 USD/thùng, tương đương giảm 0,2%, còn 83,03 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 0,96 USD/thùng, tương đương tăng 1,2%, đạt 78,2 USD/thùng.

Việc Trung Quốc tuyên bố đẩy mạnh tiêm vaccine Covid cho người cao tuổi nhằm tiến tới nới lỏng các hạn chế chống dịch đã khiến giới đầu tư trên thị trường dầu lửa lạc quan. Nhưng mặt khác, giá dầu cũng đối mặt với áp lực giảm khi thị trường cho rằng OPEC+ sẽ không thay đổi hạn ngạch sản lượng trong cuộc họp sắp tới, thay vì cắt giảm sản lượng như một số đồn đoán gần đây.

Trao đổi với Reuter, 5 nguồn tin OPEC+ nói rằng liên minh này có thể giữ nguyên sản lượng trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày Chủ nhật tuần này. OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga.

Thị trường cũng đang chờ xem nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) và Liên minh châu Âu (EU) sẽ thống nhất như thế nào về trần giá dầu Nga. Các nước đang thảo luận áp trần giá 65-70 USD/thùng lên dầu Nga, nhưng đến ngày thứ Hai vẫn chưa đạt thoả thuận. Trần giá dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12, cùng ngày với lệnh cấm vận dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển được EU chính thức thực thi.

Diễn biến giá dầu thô Brent tại thị trường London từ đầu năm. Đơn vị: USD/thùng.

Gần đây, giá dầu được hỗ trợ khi đồng USD giảm giá khỏi mức đỉnh của 20 năm, trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy lạm phát ở Mỹ có thể đã qua đỉnh. Dù vậy, nỗi lo về khả năng kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái đang gây áp lực giảm lên giá dầu, khiến giá “vàng đen” có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ giảm phiên thứ ba liên tiếp, giá dầu tăng nhờ tin về Trung Quốc - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin thế giới 30-11: Tỉ phú Jack Ma ở ẩn bên Nhật?; Nga ‘giải mật’ phòng không Ukraine

TTO - Jack Ma sống ẩn dật ở Nhật; Nga bị nghi phóng tên lửa không có đầu đạn vào Ukraine; Anh loại Trung Quốc khỏi dự án điện hạt nhân; Mỹ dự đoán Trung Quốc tăng gấp ba lần kho đầu đạn hạt nhân… là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 30-11.

Tin thế giới 30-11: Tỉ phú Jack Ma ở ẩn bên Nhật?; Nga giải mật phòng không Ukraine - Ảnh 1.

Jack Ma bị bắt gặp đang chơi golf ở Cộng hòa Czech hồi năm 2021 - Ảnh chụp màn hình New York Post

*** Tỉ phú Jack Ma bị nghi trốn ở Nhật cả nửa năm qua.** Ông Jack Ma (Mã Vân) - nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba và từng là doanh nhân giàu nhất Trung Quốc - đã sống ở trung tâm Tokyo được gần sáu tháng qua, theo báo Financial Times ngày 29-11.

Theo tờ báo hàng đầu của Anh, ông Ma cùng gia đình dành thời gian ở suối nước nóng và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở vùng nông thôn ngoại ô Tokyo. Ông cũng thường xuyên đi Mỹ và Israel.

Financial Times dẫn lời một số người biết về nơi ở của ông Ma ở Tokyo tiết lộ ông rất ít xuất hiện công khai, mang theo đầu bếp và nhân viên an ninh riêng. Các hoạt động xã hội của ông xoay quanh một số ít câu lạc bộ riêng tư, gồm một câu lạc bộ ở trung tâm quận Ginza hào nhoáng của Tokyo và một câu lạc bộ khác ở khu tài chính Marunouchi.

*** Nga bị nghi bắn tên lửa không đầu đạn để phá rối hệ thống phòng không Ukraine.** Giới chức quốc phòng Anh và Mỹ nghi ngờ Nga đang bắn các tên lửa hành trình không có đầu đạn vào các mục tiêu ở Ukraine nhằm làm cạn kiệt kho vũ khí phòng không của Kiev cũng như làm lộ diện hệ thống phòng thủ.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, những tên lửa này được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, song Nga dường như đã loại bỏ chúng lẫn đầu đạn thông thường. Thay vào đó là một thiết bị vẫn có thể gây sát thương tại mục tiêu nhờ động năng của tên lửa và phần nhiên liệu chưa đốt hết.

“Đó chắc chắn là điều Nga đang cố gắng làm để giảm thiểu tác động của các hệ thống phòng không mà người Ukraine đang sử dụng”, một quan chức Lầu Năm Góc khẳng định ngày 29-11 khi được hỏi về những đánh giá của London. Hiện Matxcơva chưa lên tiếng bình luận.

*** Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 15.** Ba phi hành gia Trung Quốc cùng tàu Thần Châu 15 đã rời bệ phóng tại phía tây bắc Trung Quốc vào cuối ngày 29-11 và đang trên đường đến Thiên Cung, trạm không gian Bắc Kinh đang xây dựng.

Theo truyền thông Trung Quốc, trong thời gian ở tại Thiên Cung, phi hành đoàn của tàu Thần Châu 15 sẽ nhận thêm các thiết bị từ tàu chở hàng Thiên Châu và bàn giao công việc lại cho phi hành đoàn của tàu Thần Châu 16 ngay trên quỹ đạo. Bộ ba phi hành gia sẽ trở về Trái đất vào tháng 5 năm sau.

Sau khi hoàn thành, trạm vũ trụ Thiên Cung dự kiến ​​sẽ có khối lượng 90 tấn, bằng khoảng 1/4 của Trạm không gian quốc tế hoặc tương đương với trạm Mir do Liên Xô (cũ) xây dựng quay quanh Trái đất từ ​​những năm 1980 cho đến năm 2001.

Tin thế giới 30-11: Tỉ phú Jack Ma ở ẩn bên Nhật?; Nga giải mật phòng không Ukraine - Ảnh 3.

Ba phi hành gia của tàu Thần Châu 15 vẫy tay chào trước khi lên Thiên Cung tối 29-11 - Ảnh: REUTERS

*** Trung Quốc có thể tăng gấp ba kho vũ khí hạt nhân vào năm 2035.** Đó là dự đoán của Bộ Quốc phòng Mỹ trong một báo cáo công bố ngày 29-11, trong đó ngoài đầu đạn hạt nhân, phía Mỹ còn đặc biệt nhấn mạnh sức mạnh ngày càng tăng của không quân Trung Quốc.

“Kho dự trữ đầu đạn hạt nhân có thể tác chiến của Trung Quốc đã vượt qua con số 400. Nếu Bắc Kinh tiếp tục tốc độ mở rộng kho vũ khí như hiện tại, họ có thể sẽ sở hữu một kho khoảng 1.500 đầu đạn vào năm 2035”, báo cáo có đoạn nêu rõ.

Dù số lượng không bằng Nga và Mỹ, Lầu Năm Góc tin rằng Trung Quốc “có thể đang có ý định phát triển các đầu đạn hạt nhân mới và phương tiện triển khai có mức độ tin cậy và khả năng sống sót” tương đương với các hệ thống của hai nước này.

*** New York vạch kế hoạch giải quyết khủng hoảng người tâm thần và vô gia cư.** Thị trưởng thành phố New York Eric Adams đã công bố một kế hoạch ngày 29-11, trong đó sẽ đưa những người vô gia cư và tâm thần vào bệnh viện kể cả khi họ không chấp nhận việc đó.

Vị thị trưởng 62 tuổi nhấn mạnh chính quyền thành phố xem đây là “nghĩa vụ đạo đức”, cam kết sẽ tiếp tục thuyết phục những người vô gia cư và tâm thần nhưng sẽ không bỏ rơi họ khi vận động thất bại.

Luật New York cho phép “nhập viện không tự nguyện” khi bệnh tâm thần của một người khiến họ không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mình, cũng như khi họ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Tuy nhiên luật này hiếm khi được áp dụng, theo Reuters.

*** Ông Medvedev chỉ trích NATO là “thực thể tội phạm” vì đưa Patriot cho Ukraine.** Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã chỉ trích NATO, đồng thời cảnh báo các nhân viên và hệ thống phòng không Patriot sẽ thành mục tiêu hợp pháp của Nga nếu xuất hiện ở Ukraine.

Trong bài đăng trên ■■■■■■■■ ngày 29-11, ông Medvedev gọi NATO là “thực thể tội phạm” vì đã cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho cái mà ông gọi là “các chế độ cực đoan Ukraine”. Cựu tổng thống Nga cũng tuyên bố NATO không còn phù hợp với thế giới hiện tại và cần phải bị giải thể.

*** Anh loại Trung Quốc khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân.** Ngày 29-11, Bộ Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp Anh (BEIS) thông báo Tập đoàn China General Nuclear (CGN) sẽ bị loại khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân Sizewell C, viện dẫn nỗ lực đảm bảo “chủ quyền năng lượng cho nước Anh”.

Động thái diễn ra không lâu sau khi chính quyền mới ở Anh vạch ra cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc và cho rằng “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ song phương đã chấm dứt. Theo AFP, Tập đoàn CGN có 20% cổ phần trong dự án Sizewell C. Chính phủ Anh sẽ bỏ ra 700 triệu bảng để thành lập một liên doanh mới với Tập đoàn EDF của Pháp cho dự án Sizewell C.

*** Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Ukraine xộ khám vì biển thủ công quỹ.** Ông Andriy Pavelko, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Ukraine, đã bị bắt hôm 29-11 vì nghi ngờ biển thủ tiền xây dựng nhà máy sản xuất cỏ nhân tạo.

Ông Pavelko, người giữ ghế chủ tịch từ năm 2015, phủ nhận hành vi sai trái nhưng chấp nhận nộp 270.000 USD cho bảo lãnh tại ngoại. Nếu bị kết tội, ông này có thể phải đối mặt với án tù 12 năm.

*** Nga chỉ trích Mỹ làm đổ bể đàm phán hạt nhân.** Ngày 29-11, Bộ Ngoại giao Nga đã đổ lỗi cho “sự thù địch và độc hại” của Mỹ là nguyên nhân khiến cuộc đàm phán hạt nhân trong khuôn khổ New START đổ vỡ vào phút chót.

Cuộc gặp dự kiến bắt đầu từ ngày 29-11 tại Ai Cập và kết thúc vào ngày 6-12. Hôm 28-11, phía Nga thông báo sự kiện sẽ diễn ra vào “ngày khác” nhưng không đưa ra lý do cho việc này.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố sẽ không thể nói chuyện với Mỹ khi Washington một mặt muốn Matxcơva minh bạch về mặt quân sự, mặt khác lại hỗ trợ Ukraine tấn công quân đội và “thường dân Nga”.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 30-11: Tỉ phú Jack Ma ở ẩn bên Nhật?; Nga 'giải mật' phòng không Ukraine - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Phiên giao dịch sáng 30/11: “Giải cứu binh nhì” HPX

(ĐTCK) Sau NVL và PDR, tới lượt một mã bất động sản khác được giải cứu sau chuỗi gần 20 phiên giảm sàn liên tiếp là HPX.

Sau chuỗi phiên lao dốc không phanh, có lúc VN-Index xuống sâu dưới ngưỡng 900 điểm với hàng trăm mã dư bán sàn trong nhiều phiên liên tiếp, lực cầu bắt đáy đã nhập cuộc mạnh trong phiên 16/11, giúp thị trường hồi phục. Nhiều mã đã “quay xe” hồi phục trên dưới 50% so với mức đáy. VN-Index cũng đã đứng vững trong các bài test lực cung trong các phiên bắt đáy để nhanh chóng vượt qua ngưỡng 1.000 điểm, sau đó là các mốc cao hơn.

Trong khi thị trường hồi mạnh với nhiều mã đã hồi phục được khoảng 30-40% từ đáy, thì 3 mã bất động sản là NVL, PDR và HPX lại vẫn chứng kiến cảnh dư bán sàn trên dưới 100 triệu đơn vị nhiều phiên liên tiếp sau đó.

Tuy nhiên, tới phiên 22/11, “chiến dịch giải cứu” 3 mã này bắt đầu với cái tên được ưu tiên lựa chọn đầu tiên là NVL. Lực cầu ồ ạt chảy vào giúp hấp thụ hết gần 90 triệu cổ phiếu dư bán sàn của NVL, nhưng trước lực bán giải chấp mạnh, cổ phiếu này vẫn chưa thể thoát mức sàn 4 phiên liên tiếp sau đó. Sau chuỗi ngày giải cứu nhiệt tình, lực cung giá thấp của NVL đã được hấp thụ hết trong phiên đầu tuần này (28/11), giúp mã này chặn đà rơi, đóng cửa ở tham chiếu, rồi sau đó bật sắc tím trong phiên hôm qua và tiếp tục duy trì đà tăng trần sáng nay.

Sau NVL, tới lượt PDR dù tín hiệu giải cứu cũng đã xuất hiện trong phiên 22/11, nhưng trước lực cung vẫn duy trì ở NVL, nên sau khi NVL được an toàn, PDR mới chính thức được cứu từ phiên 28/11. Lực cầu lớn giúp hấp thụ hơn 41 triệu cổ phiếu giá sàn của PDR trong phiên đầu tuần và phần còn lại được giải quyết nốt trong phiên hôm qua, sau đó bên mua thừa thắng xông lên, đẩy PDR lên mức kịch trần 12.800 đồng cùng với NVL.

Sau khi 2 sĩ quan NVL và PDR được giải cứu an toàn, sáng nay tới lượt “binh nhì” HPX.

Mở cửa phiên sáng nay, diễn biến thị trường chung khá cân bằng khi lực cung chốt lời diễn ra ở nhiều mã hồi phục mạnh trong những phiên gần đây, nhưng bên mua vẫn tích cực giải ngân, giúp các mã điều chỉnh không sâu, giúp VN-Index giằng co nhẹ. Tuy nhiên, mọi chú ý đổ dồn về 3 mã bất động sản nêu trên.

Trong khi PDR gây chú ý với lượng dư mua trần tiếp tục ở mức khủng, gần 40 triệu đơn vị, thì NVL lại có giao dịch sôi động khi nhà đầu tư tham gia bắt đáy từ tuần trước hiện thực hóa lợi nhuận ngắn hạn, khiến mã này có lúc rung lắc không giữ được sắc tím, thì lực cầu vẫn rất mạnh, nhanh chóng hấp thụ hết lượng dư bán, để kéo NVL trở lại mức trần, như để át đi lực cung chốt lời, bên mua tung vào lệnh mua trần lớn, giúp NVL trở lại trạng thái dư mua trần, giao dịch cũng bắt đầu chững lại khi “liệu pháp” của bên mua dường như phát huy tác dụng khi bên bán không còn ra hàng.

Trong khi đó, giao dịch tại HPX mới thật sự hấp dẫn, ngay khi mở cửa phiên sáng nay, những toán tiên phong đã tiếp cận, tỉa dần trong hơn 100 triệu cổ phiếu dư bán sàn (7.920 đồng) tại HPX. Sau khoảng 20 phút đầu đội quân trinh sát hành động, đại quân ồ ạt nhảy vào, hấp thụ hoàn toàn hơn 100 triệu cổ phiếu dư bán sàn, cũng như lượng dư bán ở các mức giá khác, kéo HPX tăng vọt lên mức trần 9.100 đồng với hơn 112 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua trần.

Nguồn bài viết: Phiên giao dịch sáng 30/11: “Giải cứu binh nhì” HPX | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes

Phát Đạt thông tin về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu cho Bộ Công an

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) chiều ngày 29/11 công bố thông tin liên quan đến đề nghị cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác xác minh của cơ quan chức năng.

Phát Đạt cho biết, vào ngày 16/11 vừa qua, công ty đã nhận được văn bản số 3815/CSKT-P5 của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công An) đề nghị cung cấp hồ sơ, tài liệu, phục vụ công tác xác minh dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.

Phát Đạt khẳng định công văn số 3815/CSKT-P5 chỉ đề nghị CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ công tác xác minh, để Bộ Công An điều tra một vụ án khác, không liên quan đến công ty Phát Đạt.

Bên cạnh đó, Phát Đạt khẳng định không liên quan đến Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, doanh nghiệp này cũng không ký kết, nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Đầu tư Phát triển Vĩnh Hội.

1 Likes

Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ, Công ty Bất động sản Phát Đạt nói gì?

TPO - Liên quan đến công tác xác minh dấu hiệu vi phạm tại khu đất 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TPHCM xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt khẳng định không liên quan đến Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và không nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty CP Đầu tư Phát Triển Vĩnh Hội.

Không liên quan?

Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) vừa thông tin về việc nhận được văn bản số 3815/CSKT-P5 đề nghị cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác xác minh của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu của Bộ Công an xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2).

Cụ thể, theo văn bản 3815/CSKT-P5 gửi Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu của Bộ Công an tiến hành xác minh, thu thập tài liệu về dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng, hợp tác đầu tư, thoái vốn và chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TPHCM xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - Công ty cổ phần và các đơn vị có liên quan.

Để phục vụ công tác xác minh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu đề nghị Công ty CP Bất động sản Phát Đạt cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến các nội dung, gồm hồ sơ pháp lý của Công ty Phát Đạt.

Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ, Công ty Bất động sản Phát Đạt nói gì? ảnh 1
Toàn cảnh khu căn hộ Millennium được xây dựng trên khu đất tại số 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TPHCM.

Hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc ký kết, thực hiện hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty CP Đầu tư Phát triển Vĩnh Hội hoặc nhận chuyển nhượng dự án tại khu đất số 132 Bến Vân Đồn. Hồ sơ góp vốn đầu tư thực hiện dự án tại khu đất trên và nguồn tiền thực hiện. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án tại khu đất số 132 Bến Vân Đồn.

Bảng kê hiệu quả đầu tư thực hiện dự án tại số 132 Bến Vân Đồn. Danh sách, vai trò từng cá nhân tại công ty có liên quan đến việc nhận chuyển nhượng và triển khai, thực hiện dự án tại khu đất trên.

Sau khi nhận văn bản này, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã có văn bản khẳng định, công văn số 3815/CSKT-P5 chỉ đề nghị công ty cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ công tác xác minh để Bộ Công An đang điều tra một vụ án khác, không liên quan đến Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt.

Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt không liên quan đến Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt không ký kết, nhận chuyển nhượng cổ phần của Công ty CP Đầu tư Phát triển Vĩnh Hội.

Mua từ đơn vị khác

Khu đất tại số 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TPHCM hiện đang là khu căn hộ có tên thương mại Millennium. Được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích hơn 7.800 m2, dự án là tòa tháp đôi cao 34 tầng cùng 3 tầng hầm, bao gồm các sản phẩm căn hộ, văn phòng đa năng, penthouse, shophouse với 650 sản phẩm. Millennium được khởi công xây dựng từ quý II/2016 và hiện đã bàn giao nhà cho khách hàng.

Trong kết luận của Kiểm toán Nhà nước, đơn vị này xác định khu đất tại số 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TPHCM từng thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2). Kiểm toán Nhà nước xác định, Vinafood 2 đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng không tự triển khai dự án gắn với quyền sử dụng đất mà góp vốn với các đối tác bên ngoài. Sau đó thoái vốn hoặc cam kết thoái vốn để chuyển giao đất cho đối tác không thông qua đấu giá. Công tác lựa chọn nhà đầu tư hợp tác, góp vốn đều theo hình thức chỉ định, không có tiêu chí, chào giá công khai, minh bạch nên làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro trong việc chọn nhà đầu tư không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án.

Tại khu đất tại số 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, TPHCM, Vinafood 2 đã chỉ định cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim làm đối tác liên doanh, liên kết. Dự án này được sở hữu bởi Công ty CP Đầu tư Phát triển Vĩnh Hội (thuộc Vinafood 2). Công ty này được thành lập từ năm 2007 với mục đích để triển khai dự án.

Cuối năm 2013, UBND quận 4 đã có công văn yêu cầu chủ đầu tư cam kết khởi công xây dựng vào năm 2015 và hoàn thiện công trình vào năm 2017. UBND quận 4 sẽ thu hồi, hủy bỏ dự án nếu không thực hiện như tiến độ đã cam kết.

Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ, Công ty Bất động sản Phát Đạt nói gì? ảnh 2
Khu đất 132 Bến Vân Đồn được bán lại cho Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt với giá gần 900 tỷ đồng.

Theo công bố thông tin về bán đấu giá cổ phần của Vinafood 2 tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Hội, tại ngày 30/6/2014, số cổ phần sở hữu của Vinafood 2 tại Vĩnh Hội là 1,5 triệu, tương ứng 8,8% sở hữu. Hai cổ đông còn lại là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim và Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang lần lượt nắm 44,24% và 26,39% vốn.

Ngày 16/11/2015, Vinafood 2 đã bán đấu giá 1,5 triệu cổ phần tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Hội với giá bình quân bằng giá khởi điểm 30.000 đồng/cổ phần cho 3 nhà đầu tư (1 tổ chức và 2 cá nhân).

Tổng số tiền thu về từ đợt bán đấu giá này là 45 tỷ đồng, khoản chênh lệch 30 tỷ đồng so với tổng giá trị vốn góp ban đầu được xác định là 15 tỷ đồng. Như vậy có thể hiểu, giá trị góp vốn bằng lợi thế quyền thuê đất của Vinafood 2 tại khu đất 132 Bến Vân Đồn vào Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Hội chỉ 15 tỷ đồng.

Sau đó, khu đất 132 Bến Vân Đồn được bán lại cho Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt với giá gần 900 tỷ đồng. Cụ thể, theo báo cáo tài chính năm 2016, vào ngày 8/12/2015, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư có thời hạn 3 năm với tổng giá trị là 883 tỷ đồng với Công ty Trường Phát Lộc liên quan đến việc phát triển dự án tọa lạc tại khu 132 Bến Vân Đồn.

1 Likes

Quỹ ETF của iShares lại mua mạnh cổ phiếu Việt, nhắm vào SHB, HPG, VIC

iShares MSCI Frontier & Select EM ETF – quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi – mua ròng mạnh cổ phiếu Việt Nam trong tuần từ ngày 18-25/11.

Giao dịch của quỹ trong tuần 18-25/11

Cụ thể trong giai đoạn 18-25/11, quỹ ETF của iShares đã không bán ra cổ phiếu Việt nào mà có động thái tiếp tục mua ròng. Trong đó, mua mạnh nhất là SHB - gần 485 ngàn cp. HPG tiếp tục góp mặt trong nhóm được mua mạnh nhất của quỹ này với 296 ngàn cp. Theo sau là VIC (gần 254 ngàn cp) và VHM (hơn 112 ngàn cp).

Đây là tuần thứ 2 liên tiếp quỹ ETF của iShares có động thái mua ròng cổ phiếu Việt sau khi MSCI công bố cơ cấu danh mục tháng 11/2022. Trong đợt cơ cấu này, MSCI quyết định thêm 5 cổ phiếu nước ngoài vào danh mục MSCI Frontier Markets Index, đồng thời loại 1 cổ phiếu nước ngoài và 6 cổ phiếu Việt Nam - bao gồm DIG, VND, HDB, DPM, THDGVR. Với rổ MSCI Frontier Small Cap Index, DIG, DPM, SJS, THD, VND được thêm mới, trong khi, APH, GMD, ITA bị loại ra.

Cuối ngày 25/11, quỹ ETF của iShares nắm giữ 174 mã cổ phiếu thuộc các thị trường cận biên và mới nổi theo phân bậc của MSCI. Tổng tài sản ròng của quỹ là 371 triệu USD, cao hơn so với mức 357 triệu USD ghi nhận vào ngày 18/11. Trong đó khoảng 21% được phân bổ cho thị trường Việt Nam. Những mã cổ phiếu Việt chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lượt là VIC (2.37%), VNM (2.24%), MSN (1.96%), VHM (1.86%).

nguồn bài viết: Quỹ ETF của iShares lại mua mạnh cổ phiếu Việt, nhắm vào SHB, HPG, VIC | Fili

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Australia và New Zealand

Với Australia, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Australia trong 5 năm qua. Còn với New Zealand, đây là chuyến thăm lần đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội …

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Australia và New Zealand - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng ngày 29/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Australia theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Milton Dick, Chủ tịch Thượng viện Sue Lines, thăm chính thức New Zealand theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Addrian Rurawhe từ 30/11 đến ngày 6/12/2022.

Cùng đi với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Công Thương, Văn phòng Trung ương Đảng và một số địa phương và Đại sứ Việt Nam tại các nước Australia và New Zealand.

Với Australia, đây là chuyến thăm thứ năm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tới Australia kể từ khi hai nước lập quan hệ ngoại giao.

Diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Australia đang hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2023, kết quả chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường quan hệ nghị viện giữa hai nước có những bước phát triển mới, mở ra triển vọng và tạo xung lực mới cho hợp tác ngày càng thực chất, hiệu quả trên tất cả các kênh và các lĩnh vực.

Tính đến tháng 7 năm 2022, Australia có 562 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, đứng thứ 20 trong tố 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Australia cũng là một trong những nước cung cấp ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với mức bình quân trên 80 triệu AUD/năm. Chuyến thăm cũng góp phần phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Australia chuẩn bị chuyển sang giai đoạn mới ngày càng tin cậy, hiệu quả, đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác tại khu vực và thế giới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chúc thành công chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam - Ảnh: Quochoi.vn

Với New Zealand, chuyến thăm lần đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược mà hai bên đã nâng cấp năm 2020 và Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2021-2024 mà hai Lãnh đạo hai nước đã ký kết, mong muốn tăng cường, thúc đẩy hợp tác Nghị viện giữa hai nước lên một bước mới, thực chất và hiệu quả hơn.

New Zealand cũng khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay Việt Nam là đối tác lớn thứ 16 của New Zealand, kim ngạch thương mại hai chiều 9 tháng đầu năm nay đạt 1,1 tỷ USD.

Cả hai nước đều là thành viên của các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM và một số cơ chế hợp tác của ASEAN; hai nước ủng hộ, phối hợp chặt chẽ trong thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand hiện có khoảng 7.000 người, có cuộc sống ổn định và luôn hướng về quê hương đất nước.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Australia và New Zealand - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tiêu thụ thép có thể phục hồi trong quý IV, doanh nghiệp “hồi hộp” chờ tin vui

## CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) nhận định, tiêu thụ thép quý IV/2022 có thể phục hồi so với quý trước do tính mùa vụ.

Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước ở mức thấp trong quý III. Cụ thể, sản xuất thép quý III đạt 6,7 triệu tấn, giảm 18% so với quý trước và giảm 7% so với cùng kỳ 2021. Tiêu thụ thép đạt 6,1 triệu tấn, giảm 12% so với quý trước và đi ngang so với quý III/2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm đạt 20,8 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 19,2 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản lượng tiêu thụ thép nội địa giảm 9% so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu giảm 18%.

Trong báo cáo triển vọng ngành thép, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) nhận định tình hình tiêu thụ toàn ngành trong quý IV sẽ cải thiện so với quý trước do tính mùa vụ.

Nguồn: BSC

Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ thép dự kiến vẫn thấp hơn quý IV/2021 do nguồn vốn chảy vào bất động sản bị kiểm soát chặt làm hạn chế nguồn cung dự án mới; nhu cầu xuất khẩu thấp do xung đột chính trị và suy thoái kinh tế.

BSC kỳ vọng biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép sẽ có sự cải thiện nhẹ trong quý IV nhờ giá nguyên liệu đã giảm sâu.

Thực tế, giá bán thép đã giảm 15-20% kể từ đỉnh do nhu cầu tiêu thụ yếu, giá các nguyên liệu sản xuất thép như quặng sắt, than luyện cốc và thép phế đã giảm mạnh và duy trì ở mức thấp kể từ tháng 4. Đây được coi là cơ sở giúp giảm giá vốn trong quý IV.

BSC cho rằng những doanh nghiệp có thị phần lớn trong tiêu thụ thép nội địa sẽ có biên lợi nhuận cao hơn nhờ tiêu thụ nhanh hơn hàng tồn kho giá cao.

Trước đó, bộ phận phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (EVS Research) cũng từng đưa ra dự báo ngành thép sẽ phục hồi nhẹ vào quý IV khi bắt đầu vào mùa xây dựng. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố kìm hãm ngành thép trong dài hạn.

Cụ thể bất động sản đang gặp khó khăn do dòng vốn trái phiếu đang bị siết lại trong năm nay. Mặt khác, Luật đất đai sửa đổi với nhiều thay đổi, việc chờ đợi những sửa đổi chính thức được ban hành có thể làm giảm tốc độ phê duyệt các dự án trong thời gian tới.

“Trong ngắn hạn, ngành thép có thể phục hồi nhẹ vào quý IV. Tuy nhiên, xét về dài hạn, ngành thép trong nước vẫn gặp khó khăn”, chuyên viên phân tích cho hay.

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 30/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. HPX: Kỷ lục về khối lượng giao dịch trong một phiên với 165 triệu cổ phiếu, hơn 50% số lượng cp niêm yết, HPX vượt mặt hàng loạt tên tuổi đình đám

  2. Novaland (NVL) tái cấu trúc toàn diện, ông Bùi Thành Nhơn sẽ quay lại “ghế” Chủ tịch

  3. Khối ngoại rót ròng hơn 2.100 tỷ đồng, cổ phiếu HPG tăng 50% sau gần 3 tuần tạo đáy

  4. CC1: Trúng gói thầu 712 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông

  5. L14: Cổ phiếu tăng 156% trong 2 tuần, lãnh đạo L14 khẳng định luôn công khai minh bạch

_

  1. HPG tăng 44% từ đáy, vốn hóa lấy lại mốc 100.000 tỷ đồng

  2. IBC: Nỗ lực thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật

😎 MWG: Đối diện với nhiều thách thức, lãnh đạo vẫn quyết gia tăng cổ phần

  1. TGG: Sau hai lần bất thành vì cổ đông không đến họp, Louis Capital lần thứ 3 triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

  2. Cổ phiếu giảm 95%, Louis Capital hủy kế hoạch tăng vốn khủng, chỉ tiêu lãi điều chỉnh về 0 đồng

  3. Sau 1 năm bán sữa ngô và sữa đậu xanh “tươi mát”, liên doanh của Vinamilk và Kido đang làm ăn ra sao?

  4. NVL: Lộ diện những đơn vị tham gia tư vấn và một số nội dung của đề án tái cấu trúc Novaland

  5. MVN: T&Y SuperPort Vĩnh Phúc hợp tác với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

  6. TCB: Techcombank cấp khoản tín dụng 1.500 tỷ cho công ty thành viên của One Mount Group

  7. Cổ phiếu SD4 của Sông Đà 4 bị hạn chế giao dịch trên sàn HNX

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KDH: Chủ tịch Nhà Khang Điền hoàn tất mua 10 triệu cổ phiếu KDH

  2. NVL: Vợ ông Bùi Thành Nhơn bị bán giải chấp 29 triệu cổ phiếu Novaland từ 23/11 đến 28/11

  3. VHC: Dragon Capital tiếp tục mua thêm 250.000 cổ phiếu VHC

  4. CII hồi phục sau khi giảm sâu, vợ của TGĐ Lê Quốc Bình liên tục mua gom

  5. Mua cổ phiếu quên báo cáo, VNECO 4 (VE4) bị UBCK xử phạt

  6. Novaland (NVL) thoả thuận kỷ lục gần 72 triệu cổ phiếu trong phiên giao dịch thoái vốn đầu tiên của NovaGroup

_

  1. CMM: Camimex phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu, bảo đảm bằng cổ phiếu CMM

  2. HDC: Vietinbank Securities mua trọn lô trái phiếu HDC 30 tỷ

  3. HDB: Chuẩn bị phát hành 500 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế

_

=> CỔ TỨC

  1. KDC: Kido muốn chia cổ tức đặc biệt 50%

  2. LSS: Mía đường Lam Sơn sắp chốt quyền trả cổ tức các năm 2020, 2021 tổng tỷ lệ 6,5%, sẽ phát hành thêm 4,55 triệu cổ phiếu cho đợt chi trả sắp tới

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Tiền ngoại tiếp tục kéo, VN-Index có phiên tăng thứ 5 liên tiếp

  • Khoảng 17% tổng giá trị giao dịch của HoSE hôm nay là dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài mua vào. Tuy nhiên riêng phiên chiều thì thị phần của khối ngoại lên tới gần 27%. Lực cầu này là sự bổ sung kịp thời khi dòng vốn trong nước có tín hiệu chững lại, nhờ đó kéo ngược thị trường đi lên cao hơn…

  • VN-Index vài phút đầu phiên chiều đã rơi qua tham chiếu, nhưng sau đó phục hồi liên tục và đóng cửa mức cao nhất ngày, tăng 16,26 điểm tương đương 1,58% so với tham chiếu.

  • Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên trước với tổng giá trị giao dịch đạt gần 19.353 tỷ đồng - tương ứng gần 1,28 tỷ đơn vị cổ phiếu được giao dịch trong đó giá trị giao dịch trên HOSE là 14.346 tỷ đồng - giảm 13% so với phiên trước đó.

  • Phiên 30/11: Khối ngoại tiếp đà mua ròng 1.700 tỷ đồng, tập trung “gom” VHM, HPG

  • Phiên 30/11, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 890 tỷ đồng. Trong đó, NVL và VHM là 2 mã cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất, lần lượt gần 648 tỷ đồng và hơn 220 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCB là mã bị bán ròng mạnh nhất với gần 13 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Profile các nhà tư vấn tái cấu trúc Novaland: 1 công ty QLQ kín tiếng từng tham gia thương vụ Viglacera, 1 hãng luật góp mặt tại loạt thương vụ M&A tỷ đô của Masan, VPBank

  2. Thoái vốn 141 doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2022 - 2025, Bộ Xây dựng phải thoái sạch 35,58% vốn ở Viglacera hết năm 2023

  3. Đề xuất cổ phần hoá Satra, SJC, Địa ốc Sài Gòn, Tổng công ty Bến Thành,…

  4. VN-Index tăng 100 điểm sau 4 phiên cuối tháng 11

  5. Kỳ vọng gì từ việc Fubon ETF hút ròng hơn 9.000 tỷ đồng từ đầu năm?

  6. Những cổ phiếu nào trên HoSE bị cắt margin đến ngày 28/11?

=> VIỆT NAM

  1. Maersk và LF Logistics muốn đưa Việt Nam gia nhập mạng lưới logistics toàn cầu

  2. Theo thống kê của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) mới công bố, dự kiến đến hết tháng 11/2022, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (2017 - 2020) đã giải ngân 12.439 tỷ đồng (đạt 77,6% kế hoạch), kế hoạch còn lại phải giải ngân 3.595 tỷ đồng từ nay đến hết tháng 1/2023

  3. CPI tháng 11/2022 của Hà Nội giảm 0,46%

  4. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 50% trong tháng 10/2022

  5. BSC kỳ vọng dự án Lô B – Ô Môn được thực hiện trong thời gian tới sẽ đem lại nguồn công việc lớn cho các doanh nghiệp thượng nguồn và trung nguồn dầu khí trong giai đoạn 2023-2025.

  6. Dù khó khăn, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường EU vẫn tăng 1,4%

  7. Giá xăng ngày mai có thể giảm hơn 1.000 đồng/lít

  8. Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại phía Nam cho biết giá xăng dầu thế giới gần đây có xu hướng giảm mạnh chủ yếu do lo ngại về triển vọng nhu cầu tại Trung Quốc.

  9. Quảng Ninh: Dự án điện khí 47.000 tỷ nguy cơ vỡ tiến độ vì bước nào cũng chậm

_

=> THẾ GIỚI

  1. CK Châu Âu tương lai tăng; Thị trường chờ dữ liệu lạm phát của Eurozone

  2. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm trên phố Wall trong ngày thứ Ba (29/11), do ảnh hưởng từ đà sụt giảm ở Apple và Amazon, cũng như sự thận trọng của giới đầu tư trước bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell.

  3. Trung Quốc cho phép công ty bất động sản huy động vốn từ cổ phần

  4. Một loạt chỉ số kinh tế suy giảm sâu, kinh tế Trung Quốc “ngấm” Covid-19

  5. Reuters: Nga gửi Ấn Độ danh sách hơn 500 mặt hàng cần mua

  6. Toyota đang phục hồi nhờ tác động của đại dịch giảm dần

  7. Chính quyền thành phố Trịnh Châu – Trung Quốc bất ngờ nới lỏng phong tỏa, đây là thành phố có nhà máy sản xuất điện thoại iPhone lớn nhất thế giới của Apple.

  8. Doanh số bán lẻ tại Nhật Bản tăng tháng thứ 8 liên tiếp

  9. Thái Lan sẽ thu thuế giao dịch chứng khoán sau 30 năm bãi bỏ

  10. Sản lượng công nghiệp của Hàn Quốc giảm mạnh nhất trong hơn 2 năm qua

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Doanh thu của thợ đào BTC thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020

  2. Binance mua lại sàn giao dịch crypto Nhật Bản Sakura Exchange BTC

  3. Pháp và Luxembourg thử nghiệm CBDC để phát hành trái phiếu

  4. Hạ viện Brazil thông qua dự luật điều chỉnh tiền mã hóa trong nước

  5. Chính quyền Hàn Quốc nỗ lực xin lệnh bắt giữ đồng sáng lập Terraform Labs Daniel Shin

  6. Hacker FTX bất ngờ chuyển 225 (BTC) lên sàn giao dịch OKX

  7. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên 16.450 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng khá mạnh lên trên mốc 17.000 USD, nhưng đã quay đầu giảm về gần 16.800 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Nga, Kazakhstan và Uzbekistan xem xét thành lập liên minh khí đốt

  2. Nỗ lực của các nước Liên minh châu Âu (EU) tìm nguồn thay thế khí đốt từ Nga vừa có thêm bước tiến mới. Ngày 29/11, Bộ trưởng Năng lượng Qatar thông báo nước này đã đạt thỏa thuận với Đức về cung cấp khí đốt. Theo đó, Qatar sẽ cung ứng cho Đức hai triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm, từ năm 2026 và kéo dài trong 15 năm.

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,59 USD (+2,03%), lên 79,79 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent) tăng 1,49 USD (+1,79%), lên 84,89 USD/thùng.

_

  1. Nga coi Nhân dân tệ như ‘đồng đôla Mỹ’ mới

  2. USD giảm nhẹ, đô la Úc và nhân dân tệ tăng vọt do kỳ vọng Trung Quốc mở cửa trở lại

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 8,7 USD lên 1.749,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên trên 1.760 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Nga tăng mạnh xuất khẩu than đá và điện sang Trung Quốc

  2. Địa chính trị, thuế, cung và cầu, chi phí nhiên liệu đầu vào tăng là những lý do chính cho sự thay đổi giá điện ở châu Âu.

  3. Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 1% lên mức cao nhất gần 1 tuần, do dự báo thời tiết đến giữa tháng 12/2022 lạnh hơn so với dự kiến trước đó. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế bởi dự báo nhu cầu khí đốt trong 2 tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó.

  4. Tính từ đầu năm đến nay, giá khí tự nhiên tăng 94%, do giá khí đốt trên toàn cầu tăng cao, nguồn cung gián đoạn và lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine.

  5. Giá đồng tăng, do kỳ vọng các cuộc biểu tình phản đối các hạn chế Covid-19 tại Trung Quốc, sẽ nới lỏng nhanh hơn các quy tắc đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại.

  6. Giá quặng sắt cao nhất 23 tuần, thép tăng

Vàng SJC 67.3 tr/lượng

USD 24,800 đồng

Bảng Anh 29,966 đồng

EUR 26,212 đồng

Nguồn: Thông Tô

Dragon Capital bán toàn bộ 36,2 triệu cổ phiếu HPX trong phiên giao dịch lịch sử

Dragon Capital quyết định thoái toàn bộ vốn khỏi CTCP Đầu tư Hải Phát (HoSE: HPX) trong phiên 30/11, đây là phiên mà HPX có thanh khoản ở mức cao lịch sử với 165,3 triệu cổ phiếu được sang tay, tương đương hơn 54,3% vốn điều lệ.

Theo thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM chiều 30/11, thông qua các quỹ ngoại liên quan là Amersham Industries Limited, Vietnam Enterprise Investments Limited và Wareham Group Limited, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán thành công toàn bộ 36,2 triệu cổ phiếu HPX, tương đương 11,9% vốn điều lệ của Hải Phát.

Dragon Capital từng là nhà đầu tư chiến lược của Hải Phát từ năm 2017, thời điểm đó nắm 15% vốn HPX.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPX mở cửa phiên 30/11 với diễn biến quen thuộc là hàng chục triệu cổ phiếu chất bán giá sàn. Tuy nhiên, cầu bắt đáy xuất hiện sau phiên ATO đã nhanh chóng hấp thụ gần 100 triệu cổ phiếu bán sàn và giúp HPX nhanh chóng đảo ngược tình thế, tăng kịch trần lên 9.100 đồng/CP.

Chốt phiên 30/11, thanh khoản HPX được đẩy lên 165,26 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 1.400 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp này (305 triệu đơn vị). Phiên tăng trần gây shock này cũng chấm dứt chuỗi giảm sàn 13 phiên liên tiếp của HPX.

Trước đó, trong văn bản giải trình ngày 25/11 về tình trạng cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ 18/11 - 24/11,lãnh đạo Hải Phát cho biết hiện tại công ty vẫn hoạt động bình thường, không có thông tin làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. “Giá cổ phiếu giảm là do cung cầu thị trường, yếu tố tâm lý thị trường và một số điều kiện kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bất động sản”, Phó Tổng giám đốc Phạm Huy Thông nói trong văn bản giải trình đó.

Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu hợp nhất của Hải Phát đạt 1.307,76 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 123,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 30,26% và giảm 35,4% so với cùng kỳ 2021, mới chỉ hoàn thành tương ứng 43,4% và 27,4% kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng Tư vừa qua.

Tính tới cuối quý 3/2022, quy mô tài sản của HPX ở mức 10.285,7 tỷ đồng, tăng 7,4% so với đầu năm. Tổng nợ phải trả là 6.651,2 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính chiếm đến 4.754 tỷ đồng, tương đương 46,2% tổng nguồn vốn và cao hơn vốn chủ sở hữu 30,8%.

Nguồn bài viết: Dragon Capital bán toàn bộ 36,2 triệu cổ phiếu HPX trong phiên giao dịch | Mekong ASEAN

Kinh nhở :))) bán cả công ty

Ông Powell đã nói gì khiến giới đầu tư toàn cầu phấn chấn?

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 30/11 nói rằng có thể sắp đến lúc Fed tăng lãi suất với bước nhảy ngắn hơn, cho dù ông nhận thấy bước tiến đã đạt được trong cuộc chiến chống lạm phát vẫn còn chưa đủ…


Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại Viện Brookings ngày 30/11 - Ảnh: AP.

Đồng quan điểm với những tuyên bố gần đây của các nhà hoạch định chính sách khác trong Fed, cũng như những phát biểu đã đưa ra tại cuộc họp tháng 11 của Fed, ông Powell nói Fed có thể đã ở vào vị thể để có thể giảm tốc độ tăng lãi suất ngay từ tháng 12.

Tín hiệu này được nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới đưa ra trong bài phát biểu về triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Mỹ tại Viện Brookings ở Washington DC. Tuy nhiên, ông Powell cũng không quên cảnh báo rằng chính sách tiền tệ của Fed có thể duy trì trạng thái thắt chặt trong một khoảng thời gian cho tới khi có những dấu hiệu thực sự về sự xuống thang của lạm phát.

“Đã có một số diễn biến khả quan trong thời gian gần đây, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phải đi để lập lại ổn định giá cả”, ông Powell nói, nhấn mạnh rằng những động thái chính sách như tăng lãi suất và giảm quy mô bảng cân đối kế toán của Fed thường phải có thời gian để có thể phát huy tác dụng trong hệ thống.

“Bởi vậy, sẽ là hợp lý nếu giảm tốc độ tăng lãi suất khi chúng ta tiến tới gần mức độ thắt chặt có thể đủ để kéo lạm phát xuống. Thời điểm để giảm tốc độ tăng lãi suất có thể ngay từ cuộc họp tháng 12”, Chủ tịch Fed nói.

Những tuyên bố này của ông Powell nhận được sự hưởng ứng tích cực của giới đầu tư toàn cầu. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, với chỉ số Dow Jones tăng gần 2,2%, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp trước đó. Chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán châu Âu tăng 0,6%, với sắc xanh được ghi nhận tại tất cả các thị trường chủ chốt của khu vực. Vừa mở cửa phiên sáng 1/12, các thị trường ở châu Á gồm Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản đồng loạt tăng từ 1-1,5%.

“Đây là một phiên tăng giải toả của thị trường. Nhiều nhà đầu tư vốn dĩ lo ngại Chủ tịch Fed sẽ đưa ra một quan điểm cực kỳ cứng rắn… Nhưng mối lo sợ đó giờ không còn nữa”, chiến lược gia chính sách toàn cầu của Evercore ISI, bà Krishna Guha, nhận định với hãng tin CNBC.

Trước bài phát biểu của ông Powell, dữ liệu của CME Group cho thấy thị trường đặt cược khả năng khoảng 65% Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất còn 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 12, sau 4 đợt tăng liên tiếp với bước nhảy 0,75 điểm phần trăm. Sau khi ông Powell phát biểu, khả năng này tăng lên mức 77%.

Câu hỏi lớn nhất đặt ra lúc này là Fed sẽ tăng lãi suất đến mức cực đại là bao nhiêu trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ này. Thị trường hiện cho rằng đến tháng 5/2023, Fed sẽ đưa lãi suất lên mức đỉnh khoảng 5%, rồi sau đó đến cuối năm sẽ cắt giảm lãi suất tổng cộng 0,5 điểm phần trăm.

Kỳ vọng Fed giảm lãi suất như vậy có phần trái ngược với cảnh báo của ông Powell rằng chính sách thắt chặt sẽ duy trì cho tới khi lạm phát cho thấy những dấu hiệu xuống thang rõ ràng hơn. “Xét tới bước tiến trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ, thời điểm của việc giảm tốc độ tăng lãi suất có tầm quan trọng ít hơn nhiều so với những câu hỏi về việc chúng ta sẽ cần phải nâng lãi suất thêm bao nhiêu nữa để kiểm soát lạm phát, và khoảng thời gian cần thiết phải giữ chính sách ở trạng thái thắt chặt”, Chủ tịch Fed nói.

“Có khả năng việc thiết lập lại ổn định giá cả sẽ đòi hỏi duy trì chính sách ở trạng thái thắt chặt trong một thời gian. Lịch sử cho thấy những cảnh báo thận trọng về việc nới lỏng chính sách quá sớm. Chúng ta sẽ duy trì hướng đi này cho tới khi đạt mục tiêu”, ông Powell phát biểu.

Những nhận định này của nhà hoạch định chính sách tiền tệ cấp cao nhất trong Fed đưa ra giữa bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy lạm phát ở Mỹ suy yếu và thị trường việc làm vốn siêu thắt chặt của Mỹ dần nới lỏng. Số liệu công bố tháng trước cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ tăng ít hơn dự báo. Một báo cáo của khu vực tư nhân công bố ngày 30/11 cũng cho thấy tăng trưởng việc làm tháng 11 ít hơn dự báo và số vị trí cần tuyển dụng cũng giảm.

Ông Powell nói rằng các số liệu ngắn hạn có thể không phải là những chỉ báo đáng tin cậy và ông cần có thêm những bằng chứng chắc chắn hơn. Chẳng hạn, ông nói các nhà kinh tế học của Fed kỳ vọng chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi - thước đo lạm phát mà Fed ưa chuộng - tăng 5% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này thấp hơn mức tăng 5,1% ghi nhận trong tháng 9 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu dài hạn của Fed về lạm phát là 2%. Báo cáo PCE sẽ được công bố vào ngày 1/11.

“Cần có thêm nhiều bằng chứng chắc chắn để tin rằng lạm phát đang thực sự giảm. Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, lạm phát vẫn còn quá cao. Tôi chỉ muốn nói rằng chúng ta còn chặng đường dài phải đi”, ông Powell nói.

Chủ tịch Fed cho biết thêm ông kỳ vọng lãi suất cực đại có thể sẽ cao hơn so với mức dự tính mà Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - bộ phận đưa ra quyết sách trong Fed - đưa ra hồi tháng 9. Khi đó, các thành viên FOMC dự kiến lãi suất cực đại sẽ là 4,6%. Thị trường hiện dự báo Fed sẽ phải tăng lãi suất lên mức 5-5,25%, theo dữ liệu từ CME Group.

Trong bài phát biểu, ông Powell cũng nói rằng sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng - một nguyên nhân chính khiến lạm phát bùng nổ - đã được giải toả, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đang giảm dưới xu hướng cho dù tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 của Mỹ tăng 2,9%. Ông dự báo giá nhà ở Mỹ còn tăng sang năm 2023 nhưng sau đó sẽ giảm.

Về thị trường lao động, ông Powell cho rằng đã có một số tín hiệu của sự tái cân bằng sau khi thắt chặt tới mức 2 công việc cần tuyển dụng mới có 1 người tìm việc làm. Tỷ lệ này hiện đã giảm còn 1,7:1 nhưng vẫn cao hơn so với bình quân lịch sử. Thị trường lao động thắt chặt kiến tiền lương tăng mạnh, nhưng mức tăng đó vẫn không theo kịp tốc độ lạm phát. “Xin nói rõ rằng tiền lương tăng mạnh là tốt, nhưng để bền vững, tăng trưởng tiền lương cần nhất quán với mức lạm phát 2%”, ông Powell nói.

Nguồn bài viết: Ông Powell đã nói gì khiến giới đầu tư toàn cầu phấn chấn? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

“Sếp” Fubon FTSE Việt Nam: “Đây quả thực là thời điểm tốt để đầu tư vào chứng khoán Việt Nam”

Ông Yang Yining, nhà quản lý quỹ Fubon FTSE đánh giá đây là thời điểm tốt để đầu tư vào chứng khoán Việt Nam với mức định giá thấp lịch sử…

Fubon FTSE Vietnam là tổ chức thuộc tập đoàn tài chính Fubon Financial Holdings, Đài Loan.

Fubon FTSE Vietnam là tổ chức thuộc tập đoàn tài chính Fubon Financial Holdings, Đài Loan.

Như VnEconomy đưa tin, ngày 28/11/2022, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đã chính thức được ngân hàng trung ương nước này cấp phép huy động vốn bổ sung lần thứ 4 với quy mô lên đến 5 tỷ Đài tệ tương đương gần 4 nghìn tỷ đồng. Đợt chào bán lần thứ 4 của quỹ có hiệu lực từ ngày 23/11.

Ông Yang Yining, nhà quản lý quỹ Fubon FTSE nhìn nhận sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam từ cuối tháng 9 chủ yếu do áp lực bán giải chấp tại nhóm cổ phiếu bất động sản và Ngân hàng Trung ương Việt Nam tăng lãi suất hai lần trong vòng một tháng.

Về vĩ mô, CPI tháng 10 của Việt Nam đạt 4,5%, cao hơn mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 4%. Tuy nhiên, các đợt tăng lãi suất của Việt Nam được kỳ vọng sẽ giảm bớt nhờ đó các tác động tiêu cực đến thị trường tài chính sẽ giảm. Việc Chính phủ đã thanh trừng các hoạt động tài chính bất hợp pháp cũng giúp thị trường quay trở lại quỹ đạo bình thường.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã giảm sát với đường trung bình 10 năm, kỹ thuật hiện tại đã cho thấy những tín hiệu tích cực. Nói cách khác, P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm xuống mức thấp lịch sử. Sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu kể từ tháng 9, nó đã tạo cơ hội cho một sự phục hồi từ đáy trong ngắn hạn.

Số lượng người đầu tư của Fubon Vietnam ETF tiếp tục đạt mức cao kỷ lục, tính đến tháng 10/2022, tổng số người đầu tư đã tăng từ 10.643 tại thời điểm thành lập lên 125.564. Tương đương lượng nhà đầu tư đã tăng thêm 114.921 người, tốc độ tăng trưởng cao tới 1080%. Do chi phí lao động thấp, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với nhiều nước, và được hưởng lợi từ chuyển giao thương mại Trung-Mỹ, sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong tương lai.

“Đây quả thực là thời điểm tốt để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam”, đại diện quỹ nhấn mạnh.

Fubon FTSE Vietnam ETF có quy mô 12,3 nghìn tỷ đồng. Fubon Vietnam theo dõi Chỉ số FTSE Vietnam 30. Sau khi xem xét tính thanh khoản và giới hạn trên của tỷ lệ sở hữu nước ngoài, quỹ này chọn ra 30 cổ phiếu hàng đầu theo vốn hóa thị trường, có cả mức tăng trưởng và giá trị, có giá trị lịch sử hình thành lâu nhất và doanh thu cao nhất. Mục tiêu đầu tư 100% là “cổ phiếu thuần Việt” và lựa chọn các ngành tiềm năng.

Ngoài việc nắm bắt được chiều sâu và bề rộng của ngành, quỹ lạc quan dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Nếu Việt Nam được nâng hạng vào danh sách thị trường mới nổi trong thời gian tới sẽ thu hút thêm dòng vốn ngoại.

Thống kê từ FiinTrade cho thấy, phiên giao dịch ngày 29/11, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF vào ròng mạnh hơn 400 tỷ đồng. Đến phiên giao dịch Fubon FTSE Vietnam ETF vào thêm 200 tỷ. Như vậy, chỉ trong vòng 2 ngày quỹ này đổ vào cổ phiếu Việt Nam 600 tỷ đồng. Ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập Công ty cổ phần FIDT kỳ vọng ETF này sẽ hoàn thành huy động vào cuối tuần sau và bắt đầu rót vốn vào VN30 ngay sau đó. Đây sẽ là một nguồn vốn ngoại quan trọng hỗ trợ thị trường đầu tháng 12.

Nguồn: vneconomy

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh thị trường trái phiếu, chứng khoán, bất động sản

Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm chấn chỉnh các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán để hoạt động thực chất, lành mạnh; xử lý người sai, bảo vệ người đúng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Sáng 1/12, Chính phủ họp phiên thường kỳ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội; giải ngân vốn đầu tư công; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023…

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tháng 11 có nhiều điểm mới và khác so với tháng 10. Tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sâu sắc; xung đột Nga - Ukraine kéo dài.

Ở trong nước, các cơ quan chức năng quyết tâm chấn chỉnh hoạt động của một số thị trường để hoạt động đúng thực chất, lành mạnh, như thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình chấn chỉnh này cũng tác động tới tâm lý thị trường. Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh quyết tâm chấn chỉnh các thị trường này, “không làm không được”, xử lý người sai, bảo vệ người đúng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Cùng với đó, xuất hiện tình trạng khan hiếm xăng dầu cục bộ ở một số địa phương; tình trạng thiếu thuốc và trang thiết bị y tế chưa được xử lý dứt điểm.

Trước những diễn biến mới của tình hình, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương đã bình tĩnh, theo dõi, nắm chắc tình hình, tổ chức các cuộc làm việc, tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân, đánh giá đúng tình hình, đưa ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hạn chế tác động tiêu cực từ tình hình.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác về thanh khoản, tiền tệ, vốn do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, Tổ công tác về thị trường bất động sản do Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng, Tổ công tác về trái phiếu doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng, giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục trực tiếp chỉ đạo xử lý tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên xử lý các vấn đề liên quan tới xăng dầu.

Về tình hình sắp tới, Thủ tướng nhấn mạnh phải xác định tiếp tục sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là do tác động từ bên ngoài, nên phải tiếp tục nắm chắc tình hình, rút kinh nghiệm quản lý, điều hành để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, nhất là trong tháng 12 để hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu Quốc hội giao; tiếp tục xử lý các vấn đề nổi lên như khắc phục triệt để tình trạng thiếu xăng dầu, thuốc, vật tư y tế, thúc đẩy tiêm chủng…; phát triển các loại thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo đánh giá của Chính phủ, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn như cân đối thu chi (đến thời điểm này, bội thu khoảng 276.000 tỷ đồng, tạo dư địa để thực hiện các nhiệm vụ); xuất-nhập khẩu (xuất siêu hơn 10 tỷ USD); bảo đảm lương thực-thực phẩm (xuất khẩu khoảng 50 tỷ USD hàng nông sản và 7 triệu tấn gạo); cơ bản bảo đảm đủ điện, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Nguồn: tienphong

Đình chỉ giao dịch 3 mã cổ phiếu trên HNX

Sở Chứng khoán Hà Nội cho biết hai mã cổ phiếu gồm LUT, DZM sẽ bị đình chỉ giao dịch từ ngày 5/12 và mã cổ phiếu TTZ bị đình chỉ giao dịch từ ngày 8/12 tới đây.

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ảnh: HNX

Theo Sở Chứng khoán Hà Nội, cổ phiếu LUT của CTCP Đầu tư Xây dựng Lương Tài bị đình chỉ giao dịch do tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi chứng khoán bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.

Theo đó, CTCP Đầu tư Xây dựng Lương Tài phải giải trình nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch và công bố thông tin.

Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 30/11, cổ phiếu LUT đi ngang và đóng cửa ở mức 1.800 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu DZM của CTCP Cơ điện Dzĩ An bị đình chỉ giao dịch do tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi chứng khoán bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, cụ thể công ty nộp báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2022 và chậm công bố thông tin giải trình lợi nhuận sau thuế thay đổi 10% trở lên so với báo cáo cùng kỳ năm trước tại báo cáo tài chính quý 3 riêng và hợp nhất năm 2022.

Theo đó, CTCP phải giải trình nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch và công bố thông tin.

Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 30/11, cổ phiếu DZM đi ngang và đóng cửa ở mức 3.200 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu TTZ của CTCP Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung bị đình chỉ giao dịch do tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, cụ thể công ty chậm nộp báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 3 năm 2022.

Theo đó, CTCP Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung phải giải trình nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch và công bố thông tin.

Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 30/11, cổ phiếu TTZ đi ngang và đóng cửa ở mức 1.900 đồng/cổ phiếu./.

Nguồn bài viết: Đình chỉ giao dịch 3 mã cổ phiếu trên HNX

1 Likes

“Tranh thủ” thị trường sụt giảm, khối ngoại lập kỷ lục mua ròng gần 17.000 tỷ đồng trong tháng 11

Giá trị giao dịch ròng luỹ kế trong 11 tháng đầu năm 2022 của khối ngoại đảo chiều sang mua ròng 15.904 tỷ đồng

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có một tháng giao dịch tương đối khởi sắc. Sau nửa đầu tháng 11 ghi nhận những rung lắc mạnh, chỉ số VN-Index chạm sát vùng 910 điểm và quay đầu hồi phục, 5 phiên cuối tháng chứng kiến chỉ số chính tăng tốc để về đích tại mức điểm cao nhất tháng nhờ lực cầu bắt đáy được kích hoạt. Kết phiên 30/11, VN-Index đạt 1.048,42 điểm, tương ứng tăng 20,48 điểm (2%). Thậm chí, nếu so với vùng đáy tháng 911,9 điểm (phiên 15/11) thì chỉ số chính của TTCK Việt Nam đã bật tăng tới gần 137 điểm chỉ trong vòng nửa cuối tháng 11.

Sự phục hồi của thị trường có đóng góp không nhỏ từ dòng vốn ngoại khi họ có tháng mua ròng mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây, tổng giá trị mua ròng trong tháng 1 1 trên toàn thị trường đạt 1 6.911 tỷ đồng.

Con số này chỉ thấp hơn đôi chút so với mức mua ròng hơn 22.800 tỷ đồng hồi tháng 5/2018. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lượng mua ròng hồi tháng 5 của 4 năm về trước được đóng góp bởi giao dịch thoả thuận đột biến 28.548 tỷ đồng tại mã chứng khoán Vinhomes (VHM). Nếu loại bỏ thì giao dịch này thì khối ngoại tháng đó vẫn ghi nhận trạng thái bán ròng.

Tranh thủ thị trường sụt giảm, khối ngoại lập kỷ lục mua ròng gần 17.000 tỷ đồng trong tháng 11 - Ảnh 1.

Trở lại với tháng 11/2022, nhà đầu tư ngoại mua ròng 15.906 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh - kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hoạt động của TTCK Việt Nam; cộng thêm mua ròng hơn 1.005 tỷ thoả thuận. Đà mua ròng diễn ra ngay cả trong nửa đầu tháng trong bối cảnh chỉ số giảm mạnh.

Nếu xét theo từng sàn, khối ngoại mua ròng 15.975 tỷ đồng trên HoSE, mua ròng 780 tỷ đồng trên HNX và rót ròng 156 tỷ đồng trên UPCoM.

Tính chung từ đầu năm, sau tháng mua ròng kỷ lục, giá trị giao dịch ròng luỹ kế trong 1 1 tháng đầu năm 2022 của khối ngoại lại đảo chiều sang mua ròng 15.904 tỷ đồng; trước đó 10 tháng đầu năm vừa ghi nhận bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng. Cụ thể, trong vòng 11 tháng nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 17.907 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh trong khi bán ròng hơn 2.000 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.

Tranh thủ thị trường sụt giảm, khối ngoại lập kỷ lục mua ròng gần 17.000 tỷ đồng trong tháng 11 - Ảnh 2.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu trong tháng 11, dòng tiền ngoại ghi nhận lực mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu VHM, giá trị mua ròng đạt 1.727 tỷ đồng. Cổ phiếu này theo xu hướng chung của thị trường, tăng mạnh từ vùng đáy 19 tháng hồi giữa tháng, hiện đã đạt 54.500 đồng/cp, tương ứng lấy lại gần 26% sau khoảng 19 phiên giao dịch.

Tương tự, lực mua ròng của khối ngoại còn tập trung mạnh tại cổ phiếu STB và KDH, giá trị lần lượt đạt 1.320 tỷ và 1.171 tỷ đồng. Hai cổ phiếu này trong nửa cuối tháng 11 cũng vận động tương đối khởi sắc, thị giá đã tăng lần lượt 32% và 44% so với cùng đáy giá tháng. Trong khi đó, giá trị mua ròng trên 1.000 tỷ cũng được ghi nhận tại cổ phiếu HPG (1.096 tỷ), SSI (1.045 tỷ) và MSN (1.003 tỷ). Khối ngoại còn mua ròng hơn 915 tỷ đồng tại chứng chỉ quỹ FUEVFVND, 841 tỷ đồng tại VIC và 745 tỷ đồng tại CTG.

Ngược lại, cổ phiếu bất động sản HPX ghi nhận mức bán ròng mạnh nhất của khối ngoại trong tháng 11 vừa qua, giá trị đạt 327 tỷ đồng. Cổ phiếu này vừa có phiên 30/11 hồi phục với thanh khoản kỷ lục sau quãng 13 phiên nằm sàn liên tiếp. Thị giá HPX hiện đạt 9.100 đồng/cp, thấp hơn gần 65% so với thời điểm trước khi lao dốc cách đây một tháng.

Các mã cổ phiếu bất động sản khác như NVL, DXG cũng đứng vị trí cao trong danh sách rút ròng của khối ngoại trong tháng 11 với giá trị lần lượt đạt 141 tỷ đồng và 137 tỷ đồng. Một số mã KDC, SAB, FTS hay các chứng chỉ quỹ FUESSV50, FUEMAV30, E1VFVN30 cũng bị bán ròng vài chục tỷ trong tháng vừa qua.

Tranh thủ thị trường sụt giảm, khối ngoại lập kỷ lục mua ròng gần 17.000 tỷ đồng trong tháng 11 - Ảnh 3.

Tính chung 11 tháng đầu năm, top 3 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất gọi tên STB (3.300 tỷ đồng), FUEVFVND (3.146 tỷ đồng) và DGC (2.429 tỷ đồng). Ở phía bên bán, HPG vẫn là cái tên chịu áp lực bán ròng mạnh nhất từ đầu năm, giá trị hiện đạt 5.703 tỷ đồng, NVL cũng bị bán ròng 3.876 tỷ đồng hay VIC bị xả ròng 3.757 tỷ đồng…

Tranh thủ thị trường sụt giảm, khối ngoại lập kỷ lục mua ròng gần 17.000 tỷ đồng trong tháng 11 - Ảnh 4.

Có nhiều nguyên nhân khiến khối ngoại giải ngân mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây. Không thể không nhắc đến động lực mạnh từ dòng vốn của các quỹ ETF. VNM ETF tháng 11 hút ròng 34 triệu USD, luỹ lế 11 tháng hút ròng 5 triệu USD; tương tự FTSE Vietnam ETF hút ròng lần lượt 16 triệu USD và 29 triệu USD trong tháng 11 và 11 tháng đầu năm.

Đặc biệt tại Fubon FTSE Vietnam ETF, giá trị dòng tiền vào đã lên đến 133 triệu USD (~3.300 tỷ đồng) trong tháng 11. Mới đây, Fubon đã được Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính thông qua đợt huy động vốn bổ sung lần thứ 4 với số vốn 5 tỷ TWD (~160 triệu USD), tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hàng nghìn tỷ cũng đổ vào TTCK thông qua các quỹ ETF như DCVFM VN30, DCVFM VNDiamond hay SSIAM VNFinlead…

Tranh thủ thị trường sụt giảm, khối ngoại lập kỷ lục mua ròng gần 17.000 tỷ đồng trong tháng 11 - Ảnh 5.

Ngoài ra, chỉ số Dollar-Index hạ nhiệt từ đỉnh và thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục mạnh cũng kịch hoạt đà mua ròng khối ngoại. Nếu xu hướng mua ròng của khối ngoại được duy trì, hoàn toàn có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc hơn nữa của thị trường trong tháng cuối năm.

Nguồn: cafef

1 Likes

Các doanh nghiệp lãi - lỗ tỷ giá hàng nghìn tỷ đồng

Tỷ giá USD/VND tăng liên tục trong 9 tháng đầu năm 2022 đã khiến các doanh nghiệp lỗ tỷ giá từ hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng, một số ít doanh nghiệp lãi tỷ giá nhờ hoạt động kinh doanh đặc thù.

Ảnh minh họa: CurrencyFair

Nội dung chính:

  • 9 tháng năm nay, Viettel Global báo lãi tỷ giá đã thực hiện cao vượt trội so với mặt bằng chung của thị trường.
  • Loạt doanh nghiệp đầu ngành ghi nhận khoản lỗ ròng chênh lệch tỷ giá đã thực hiện lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
  • Chỉ số Dollar Index có xu hướng hạ nhiệt sau khi đạt mức cao nhất 20 năm hồi cuối tháng 9.

9 tháng năm nay, Viettel Global thu về khoản lãi ròng chênh lệch tỷ giá cao vượt trội so với các doanh nghiệp còn lại trên sàn chứng khoán, lên đến gần 1.700 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thường hạch toán riêng rẽ các khoản lãi và lỗ tỷ giá khi lập báo cáo kết quả kinh doanh.

Viettel Global thu về khoản lãi lớn từ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện trong 9 tháng năm nay.

Hiện nay, Viettel Global đang hoạt động tại 9 thị trường nước ngoài, trong đó Đông Nam Á vẫn là thị trường chủ đạo. Nhờ đó, các công ty con và công ty liên kết tăng trưởng tốt, cộng với khoản lãi chênh lệch tỷ giá giúp lợi nhuận sau thuế của Viettel Global đạt gần 4.300 tỷ đồng, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, quý III/2022 đánh dấu quý kinh doanh có doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

CTCP Dịch vụ Khai thác Dầu khí (PTSC) cũng nằm trong số ít doanh nghiệp báo lãi chênh lệch tỷ giá, gần 160 tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ FiinPro, các doanh nghiệp công bố chi tiết về khoản mục lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện đều ghi nhận mức lãi ròng dưới 100 tỷ đồng, chênh lệch tương đối lớn so với con số nghìn tỷ của Viettel Global.

Doanh nghiệp lỗ tỷ giá hàng nghìn tỷ đồng

Với đà tăng của đồng USD với hầu hết các đồng tiền trên thế giới, không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn như Viettel Global hay PTSC. Các khoản vay bằng USD thường có mức lãi suất thấp hơn khi vay bằng VND, nhưng phải chịu rủi ro khi đồng USD tăng giá.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, thống kê từ FiinPro cho thấy một số doanh nghiệp đã lỗ tỷ giá hàng nghìn tỷ đồng.

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng ghi nhận khoản lỗ ròng gần 1.800 tỷ đồng trong 9 tháng năm nay do chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, nếu các chuyến bay quốc tế được khôi phục lại với tần suất cao, Vietnam Airlines có thể hưởng lợi một phần từ việc USD tăng giá trong dài hạn, SSI Research nhận định.

Một số doanh nghiệp hàng đầu của ngành bất động sản, thép, hàng tiêu dùng cũng lỗ ròng chênh lệch tỷ giá hàng trăm - hàng nghìn tỷ đồng do sức ép tăng giá của đồng USD.

Tất cả doanh nghiệp đang thu về các khoản lãi - lỗ tỷ giá đều hoạt động giao thương quốc tế, do đó tùy thuộc vào đặc thù của từng ngành sẽ có những khoản chi phí hay doanh thu từ đồng USD khác nhau. Phần lớn lỗ tỷ giá xuất phát từ các khoản vay bằng USD, giá thành nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận hành tại thị trường nước ngoài (logistics, nhân công, kho bãi,…) được trả bằng đồng USD nhưng hạch toán bằng Việt Nam đồng khiến chi phí tăng cao.

Các doanh nghiệp ngành xăng dầu như Petrolimex, PVGas hay Lọc Hóa dầu Bình Sơn đều ghi nhận lỗ tỷ giá tăng đáng kể, trong khi 9 tháng năm ngoái lãi ròng từ khoản mục này.

*Số liệu sử dụng trong bài viết là khoản lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, được FiinPro cập nhật từ báo cáo tài chính quý III/2022 được các doanh nghiệp công bố công khai.

Tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm

Thời gian qua, đồng đô la Mỹ liên tục tăng cao được cho là kết quả của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát leo thang ở nước này.

Từ đầu năm đến nay, Fed đã tăng lãi suất 6 lần liên tiếp, với mức tăng tổng cộng 3,75 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên bang lên mức 3,75% - 4%, cao nhất kể từ tháng 1/2008.

Theo Forbes, nhiều chuyên gia dự đoán đồng USD sẽ còn tăng mạnh trong năm 2023 do đây vẫn được coi là kênh trú ẩn an toàn của nhà đầu tư, trong khi các ngân hàng trung ương có thể tiếp tục nâng lãi suất và tình hình tại Ukraine vẫn tiếp tục bất ổn.

Đồng USD tăng giá sẽ gây sức ép đáng kể lên mục tiêu ổn định tỷ giá của Việt Nam và các doanh nghiệp có các khoản vay lớn bằng đồng bạc xanh.

Chỉ số Dollar Index (đo lường giá trị của đồng đô la Mỹ so với rổ 6 loại tiền tệ khác) tại sáng ngày 01/12. (Ảnh: TradingView)

Tuy nhiên, chỉ số Dollar Index đã trượt khỏi mức cao nhất trong 20 năm hồi cuối tháng 9 và tiếp tục giảm giá trong phiên giao dịch cuối tuần trước, sau khi biên bản cuộc họp tháng 11 của Fed cho thấy nhiều khả năng lãi suất sẽ tăng thêm 0,5 điểm % vào tháng tới thay vì 0,75 điểm % như 4 lần liền trước.

Tính đến ngày 30/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm giá bán USD 3 lần liên tiếp, hiện đang niêm yết ở mức 24.840 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm cũng giảm xuống còn 23.665 đồng/USD.

1 Likes