Chứng sỹ săn tin!

Bắc Kinh nới lỏng Zero Covid, giới chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ ‘mở cửa hoàn toàn’ vào đầu năm 2023

Bắc Kinh nới lỏng Zero Covid, giới chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ 'mở cửa hoàn toàn' vào đầu năm 2023

Bloomberg đưa tin, Bắc Kinh sẽ cho phép các ca mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ cách ly tại nhà. Ngoài ra, quan chức chống dịch hàng đầu nơi đây cũng đưa ra phát biểu lạc quan hơn về tình hình dịch bệnh.

Nguồn tin thân cận tiết lộ với Bloomberg, Bắc Kinh sẽ cho phép một số ca nhiễm Covid-19 nhẹ cách ly tại nhà. Thay đổi này sẽ bắt đầu được áp dụng với quận đông dân nhất Trung Quốc. Đây là một dấu hiệu cho thấy giới chức Trung Quốc đã dần nới lỏng quy định phòng chống dịch sau một thời gian kiểm soát nghiêm ngặt.

Theo đó, các bệnh nhân nhiễm Covid nhẹ có thể cách ly tại nhà trong 1 tuần tuỳ theo lựa chọn của họ. Trước đó, toàn bộ những người mắc Covid-19 sẽ được đến điểm cách ly tập trung dù có triệu chứng nhẹ hay nặng, nhằm ngăn chặn sự lây lan.

Sau thay đổi đã bắt đầu thực hiện ở quận Triều Dương (Bắc Kinh), với khoảng 3,5 triệu người sinh sống cùng các đại sứ quán, văn phòng doanh nghiệp nước ngoài. Sau đó, các quận khác sẽ điều chỉnh theo nhưng thứ tự hiện vẫn chưa được giới chức công bố.

Theo nguồn tin thân cận, những người chấp nhận sự thay đổi này phải ký vào một tờ cam kết sẽ không ra khỏi nhà trong thời gian cách ly và bên ngoài cửa sẽ được gắn một thiết bị cảm biến từ để gửi cảnh báo cho chính quyền nếu được mở ra. Nhóm được cách ly ở nhà bao gồm những người có điều kiện sống hoặc tình trạng sức khoẻ đặc biệt, như phụ nữ mang thai.

Động thái này đã phần nào giảm bớt sự căng thẳng của các biện pháp kiểm soát của Bắc Kinh với dịch bệnh và được áp dụng khi thủ đô của Trung Quốc trải qua đợt bùng phát mạnh nhất với hơn 5.000 ca nhiễm hôm 30/11. Nguồn tin tiết lộ thêm, các bệnh viện dã chiến hiện đã hoạt động hết công suất.

Những ngày gần đây, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu về việc dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, nhấn mạnh rằng sẽ thực hiện một đợt thay đổi quy định, chủ yếu hướng đến các mục tiêu nhằm kiểm soát sự lây lan chứ không phải là các đợt phong toả và xét nghiệm hàng loạt suốt 3 năm qua. Cách tiếp cận này vốn có hiệu quả trong đợt bùng phát dịch ở Vũ Hán, nhưng lại khó có thể duy trì khi biến thể Omicron xuất hiện với khả năng lây nhiễm cao hơn.

Những quan chức cấp cao của chính phủ và cơ quan y tế Trung Quốc cũng phát tín hiệu cho biết họ đang tìm cách để chuẩn bị cho những đợt lây lan rộng hơn và có khả năng sẽ dừng chiến lược zero Covid. Họ đang ưu tiên mục tiêu tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin vốn đang ở mức thấp với nhóm người cao tuổi. Theo Bloomberg, Trung Quốc cũng đang cân nhắc việc tiêm mũi vắc-xin thứ 4.

Quan chức hàng đầu Trung Quốc phụ trách cuộc chiến chống dịch, bà Tôn Xuân Lan, mới đây đã đưa ra những lời bình luận ôn hoà hơn về dịch bệnh. Bà cho biết trong một cuộc họp với Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày hôm qua: “Khi biến thể Omicron lây lan nhưng gây ra ít triệu chứng nặng hơn, với tỷ lệ tiêm chủng cao và kinh nghiệm phòng chống Covid được tích luỹ, cuộc chiến chống lại đại dịch của chúng tôi đang ở giai đoạn mới và có những nhiệm vụ mới.”

Do lo sợ việc có thể phải cách ly tập trung nên nhiều người Bắc Kinh vẫn hạn chế ra khỏi nhà. Những người tiếp xúc gần với các ca nhiễm Covid cũng được yêu cầu đến các khu cách ly, dù một số thành phố trong tuần này cũng nới lỏng quy định.

Đầu tuần này, tỉnh Quảng Đông cho biết những người tiếp xúc gần nếu đáp ứng một số yêu cầu nhất định sẽ được ở nhà, thay vì đến cơ sở cách ly tập trung. Thủ phủ của tỉnh, là trung tâm sản xuất Quảng Châu, sau đó đã thay thế lệnh phong toả ở 4 quận bằng các quy định hạn chế có mục tiêu. Theo đó, người dân ngày càng lạc quan về việc giới chức đang dần hướng đến việc nới lỏng quy định.

Trong bối cảnh đó, các nhà kinh tế Chang Shu và David Qu của Bloomberg Economics cho biết trong một báo cáo rằng: “Theo quan điểm của chúng tôi, vào nửa đầu năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không còn tồn tại bất kỳ hạn chế nào liên quan đến Covid-19.”

Nhà kinh tế Ting Lu của Nomura nhận định, dù nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ mở cửa hoàn toàn vào tháng 3/2023, nhưng dữ liệu kinh tế kém khả quan có thể khiến giới chức nước này chưa vội đưa ra quyết định. Ông nói: “Các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh có thể nghĩ khác khi đối diện với số liệu kinh tế xấu đi và số ca nhiễm Covid gia tăng.”

Nguồn: cafef

1 Likes

Diễn biến mới nhất của Vinagame (VNG) trước thềm lên sàn UPCoM

## Mới đây, Công ty CP VNG (Vinagame) đã thông báo ra công chúng dự định chào bán toàn bộ hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ và miễn nhiệm 3 Thành viên HĐQT - vốn là những nhân sự nòng cốt của Công ty.

Cụ thể, trong tờ trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, HĐQT Vinagame lấy ý kiến cổ đông xem xét và thông qua việc không phải chào mua công khai đối với nhà đầu tư được mua cổ phiếu quỹ. Theo đó, Công ty chào bán là toàn bộ hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ (chiếm 24,7% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Vinagame), với giá 177.881 đồng/cp.

Diễn biến mới nhất của Vinagame (VNG) trước thềm lên sàn UPCoM

Số cổ phiếu này sẽ được chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán trong nước đáp ứng các yêu cầu: Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; không thuộc trường hợp không được mua cổ phần của Công ty; không phải là công ty con của Vinagame, và không cùng thuộc một công ty mẹ với Vinagame.

Trong tờ trình cổ đông, Vinagame công bố danh sách duy nhất 1 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dự kiến nhận chuyển nhượng là CTCP Công nghệ BigV. Hiện BigV sở hữu 1,6 triệu cp, tương đương tỷ lệ 5,7% Vinagame. Nếu mua toàn bộ số cổ phần tại Vinagame, Công ty sẽ nâng sở hữu lên 8,75 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 30,5%.

Thời gian thực hiện trong năm 2023 sau khi được ĐHĐCĐ thông qua và trong 90 ngày kể từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà ước có văn bản chấp thuận.

Nếu thành công, Vinagame ước tính thu về 1.264 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền sẽ được dùng để cơ cấu lại nguồn vốn, bổ sung vốn lưu động, vốn cho đầu tư và hoạt động kinh doanh để mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước, đầu tư hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh với Công ty nhằm phát triển sản phẩm, củng cố thị phần và vị trí Công ty trong ngành internet.

Diễn biến mới nhất của Vinagame (VNG) trước thềm lên sàn UPCoM
Phương án sử dụng tiền từ đợt chào bán cổ phiếu quỹ của Vinagame

BigV có vốn điều lệ đã góp là 101 tỷ đồng, được thành lập từ tháng 08/2021, người đại diện pháp luật là ông Ngô Vi Hải Long; hoạt động chính trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính, cụ thể là dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng.

Vinagame cho biết BigV không thuộc trường hợp không được mua cổ phần của VNG; là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đáp ứng quy định; không phải công ty con của Vinagame, và cũng không cùng thuộc một công ty mẹ với Vinagame.

Cũng tại tờ trình ĐHĐCĐ bất thường, Vinagame xin ý kiến cổ đông việc miễn nhiệm với 3 thành viên HĐQT là ông Bryan Fredric Pelz, bà Byun Jung Won, và ông Vũ Việt Sơn; đồng thời tiến hành bổ sung thay thế cho nhiệm kỳ 2022 - 2025.

VNG chuẩn bị đưa cổ phiếu lên UPCoM

Ngày 18/11, VNG - một trong 4 “kỳ lân” (startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên) cho biết ngày 28/11 tới đây, công ty sẽ chốt danh sách cổ đông để làm thủ tục đăng ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và đăng ký giao dịch tại UPCoM.

Sau ngày 28/11/2022, VNG sẽ dừng mọi thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu cho đến ngày cổ phiếu được chính thức giao dịch trên sàn UpCom trừ các giao dịch được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Trước đó, nhiều nguồn tin nước ngoài đã đưa tin về việc VNG lên kế hoạch thực hiện niêm yết tại Mỹ. Cụ thể, giữa năm 2022, DealStreetAsia cho biết VNG có thể chào bán tới 12,5% vốn cổ phần trong đợt IPO tại Mỹ vào cuối năm 2022.

Tháng 8/2021, Bloomberg cũng đưa tin về việc VNG tìm kiếm cơ hội niêm yết tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một SPAC (công ty thâu tóm, sáp nhập chuyên dụng). Định giá của VNG có thể lên đến 2-3 tỷ USD.

Ngoài ra, trước thềm lên sàn, VNG cũng cho biết 3 tổ chức Gamvest Pte. Ltd, Prosperous Prince Enterprises Limited, Tenacious Bulldog Holdings Limited không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này.

Kinh doanh thua lỗ nhiều quý liên tiếp

Trước khi rục rịch lên UPCoM, VNG đã kinh doanh thua lỗ nhiều quý liên tiếp. Cụ thể, doanh thu thuần quý III/2022 của VNG đạt 2.100 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp đạt 943 tỷ đồng, giảm 7%.

Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính giảm một nửa so với cùng kỳ, còn 23 tỷ đồng. Ngoại trừ chi phí tài chính được tiết giảm đáng kể (còn 695 triệu đồng so với còn số 7,4 tỷ đồng cùng kỳ), các chi phí khác của VNG đều tăng mạnh, như: chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 30% lên 380 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 13% lên 715 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khoản lỗ trong công ty liên kết quý này đã tăng lên 28 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 10 tỷ đồng.

Kết quả, VNG báo lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 157 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 120 tỷ đồng.

Trong quý phát sinh thêm 29 tỷ đồng chi phí khác cùng 26 tỷ đồng lỗ khác, khiến công ty chịu lỗ trước thuế 184 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 99 tỷ đồng).

Khấu trừ thuế, VNG lỗ sau thuế 254,5 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 32 tỷ đồng, đánh dấu quý thứ 4 lỗ liên tiếp của công ty kể từ quý IV/2021. Luỹ kế 9 tháng năm 2022, VNG đã lỗ sau thuế tới 764 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 196,5 tỷ đồng. Lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 419 tỷ đồng.

Được biết, VNG đặt mục tiêu năm 2022 đạt doanh thu 10.178 tỷ đồng và lỗ sau thuế 993 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng 2022, “kỳ lân” này đã hoàn thành 56,6% kế hoạch doanh thu và lỗ sau thuế tiệm cận kế hoạch dự kiến.

Có thể lý giải kết quả kinh doanh sa sút của VNG một phần là do việc kinh doanh kém hiệu quả từ các công ty liên kết. Phần lỗ từ các công ty liên kết này đã nâng lên 82,5 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2022, cùng kỳ lỗ 19 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9/2022, VNG đang đầu tư 1.273 tỷ đồng vào các công ty liên kết. Trong đó, đầu tư vào Tiki Global - đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử Tiki là 510 tỷ đồng và lỗ toàn bộ khoản đầu tư này. Bên cạnh đó, VNG còn lỗ lũy kế 46 tỷ đồng tại Telio (thương mại điện tử), lỗ 21 tỷ đồng tại Funding Asia (quỹ đầu tư) và lỗ 19 tỷ đồng tại Ecotruck (logistics)…

Tính đến cuối quý III/2022, VNG ghi nhận đầu tư vào Zion (đơn vị vận hành ví điện tử ■■■■ Pay) hơn 2.561,5 tỷ đồng, tăng 680,4 tỷ đồng so với cuối năm 2021. VNG đang nắm giữ 65,48% cổ phần của Zion.

Một điểm đáng chú ý khác là dư nợ vay của VNG đã tăng mạnh 2,5 lần so với đầu năm lên 434 tỷ đồng, đều là khoản vay tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).

Nguồn bài viết: Diễn biến mới nhất của Vinagame (VNG) trước thềm lên sàn UPCoM

1 Likes

Đô la Mỹ giảm giá mạnh nhất kể từ năm 2009

Trong tháng 11, đồng đô la Mỹ đã giảm giá mạnh nhất kể từ năm 2009 sau khi có những tín hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất nhờ lạm phát dịu lại. Đà giảm giá của đồng đô la Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại vì các nhà đầu tư tổ chức và các quỹ quản lý tiền tệ đang “đồng lòng” bán khống đồng bạc xanh.

Đô la Mỹ vừa trải qua tháng giảm giá mạnh nhất trong hơn một thập niên khi các nhà đầu tư lớn tăng cường bán khống đồng bạc xanh này. Ảnh: Fox Business

Chỉ số đô la Mỹ giao ngay Bloomberg (Bloomberg Dollar Spot Index), đo lường biến động giá đô la Mỹ so với 10 loại tiền tệ mạnh khác trên toàn cầu, giảm 4,8% trong tháng 11, mức giảm hàng tháng mạnh chưa từng thấy kể từ năm 2009.

DXY, chỉ số đô la Mỹ của Intercontinental Exchange, được sử dụng để theo dõi biến động giá đô la Mỹ so với 6 loại tiền tệ mạnh, bao gồm yen và euro, cũng giảm 5,2% trong tháng 11, mức giảm theo tháng mạnh nhất kể từ tháng 9-2010. Chỉ số DXY từng tăng lên mức cao nhất trong 20 năm vào cuối tháng 9.

Trong phiên giao dịch sáng 1-12, theo giờ châu Á, chỉ số đô la Mỹ giao ngay Bloomberg giảm tiếp 0,5% sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell xác nhận Fed có thể tăng lãi suất quy mô nhỏ hơn bắt đầu vào tháng 12 tới trong một bài phát biểu tại Viện Brookings ở Washington hôm 30-11.

Dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) cho thấy trong tháng qua, các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư tổ chức khác đã tích lũy vị thế bán ròng lớn nhất của họ đối với đồng bạc xanh trong gần một năm rưỡi.

Các công ty quản lý tài sản đã liên tục bán khống đô la Mỹ kể từ năm 2017, ngay cả trong thời kỳ đồng bạc xanh tăng giá mạnh. Theo dữ liệu gần đây, điều khác biệt hiện nay là các quỹ có sử dụng đòn bẩy tài chính, mang tính đầu cơ hơn, cũng chuyển sang bán ròng đô la Mỹ.

Khi các nhà đầu tư tổ chức và các quỹ có đòn bẩy cùng lúc trở thành những người bán ròng đô la Mỹ, thị trường có thể xem đó là tín hiệu cho thấy đồng đô la Mỹ đang hướng tới một đợt bán tháo kéo dài. Điều này đã từng xảy ra trong hai lần đô la Mỹ giảm giá mạnh vào năm 2017 và 2020.

Vị thế tổng thể của đồng đô la Mỹ đã chuyển sang trạng thái bán ròng vào đầu tháng 11 khi các công ty quản lý tài sản lớn từ Invesco đến JPMorgan Asset Management nhận định đà tăng của đồng đô la Mỹ dường như sắp kết thúc.

Những doanh nghiệp này lập luận rằng những dấu hiệu ban đầu cho thấy lạm phát của Mỹ đã đạt đến đỉnh điểm về cường độ và có thể khiến Fed giảm tốc độ tăng lãi suất. Theo đó, điều này có thể loại bỏ một nguồn sức mạnh chính cho đồng bạc xanh trong thời gian gần đây.

“Có một sự chuyển động nhanh chóng diễn ra trong hai tháng qua, chuyển từ trạng thái tăng nắm giữ đô la Mỹ sang trạng thái trung lập và thị trường tiếp tục di chuyển theo hướng rời xa đồng đô la Mỹ”, Alessio de Longis, người đứng đầu bộ phận phân bổ tài sản chiến thuật toàn cầu tại Invesco nói.

Các nhà phân tích tại Danske Bank (Đan Mạch), vốn vẫn lạc quan về đồng đô la Mỹ, nhận định các nhà quản lý tài sản và quỹ sử dụng đòn bẩy có thể tăng cường bán khống đô la Mỹ trong thời gian tới. Dù vậy, họ cảnh báo rằng có thể còn quá sớm để nhận thấy xu hướng dài hạn đang ủng hộ đồng tiền này giảm giá hơn nữa.

“Các động thái trên thị trường cho đến nay cho thấy các nhà quản lý tài sản có thể lo sợ trở tay không kịp trước rủi ro đồng đô la Mỹ giảm giá thêm”, Kristoffer Kjaer Lomholt, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngoại hối của Danske Bank nói.

Ông khuyên các nhà đầu tư nên tập trung vào các động lực cơ bản bao gồm tốc độ tăng lạm phát và triển vọng lãi suất để đánh giá hướng đi dài hạn hơn của đồng tiền này.

Trong bài phát biểu hôm qua, ông Powell nhấn mạnh Fed không muốn làm sụp đổ nền kinh tế thông qua việc tăng lãi suất và các quan chức Fed muốn tránh thắt chặt tiền tệ quá mức. “Thời điểm để điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất có thể đến ngay sau cuộc họp tháng 12”, ông nói.

Joe Perry, nhà phân tích thị trường cao cấp tại Fo rex.com nói: “Về cơ bản, ông Powell đang nói với thị trường rằng Fed sẽ tăng lãi suất chậm lại. Tôi nghĩ rằng điều đó cho phép cổ phiếu cất cánh và đồng đô la Mỹ giảm giá”.

Tuy nhiên, ông Powell cũng cảnh báo rằng cuộc chiến chống lạm phát còn lâu mới kết thúc và những câu hỏi lớn vẫn chưa được trả lời, bao gồm cả việc cuối cùng lãi suất sẽ cần phải tăng cao như thế nào và trong bao lâu.

1 Likes

Vinamilk (VNM): Cổ đông lớn F&N Dairy Investment đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu

(ĐTCK) F&N Dairy Investment Pte.Ltd, cổ đông lớn của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM - sàn HOSE) đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu.

Cụ thể, giao dịch sẽ được thực hiện từ ngày 06/12/2022 đến ngày 04/01/2023 theo phương thức thỏa thuận và giao dịch khớp lệnh trên sàn.

Mục đích gom cổ phiếu VNM lần này của quỹ Singapore là để đầu tư. Nếu F&N Dairy Investment mua được toàn bộ số cổ phiếu đăng ký, quỹ này sẽ tăng sở hữu tại Vinamilk từ hơn 369,75 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17,69%), lên hơn 390,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 18,69%).

Hiện tại, cổ phiếu VNM đang giao dịch quanh vùng giá 82.000 đồng/CP. Tạm tính theo mức giá này, F&N Dairy Investment sẽ cần chuẩn bị khoảng hơn 1.700 tỷ đồng để mua được hết số cổ phiếu trên.

Một thông tin đáng chú ý khác, mới đây, Vinamilk đã công bố nghị quyết thông qua việc giải thể Công ty TNHH Liên doanh Thực phẩm và Đồ uống Vibev, là công ty liên doanh được thành lập bởi Vinamilk và CTCP Tập đoàn Kido.

Công ty cho biết, lý do giải thể là một số thay đổi trong định hướng phát triển kinh doanh của Vinamilk và Kido. Kido cũng đưa ra lý do tương tự, nhưng bổ sung thêm quyết định này còn đến từ ảnh hưởng của những biến động khó đoán của thị trường trong nước và kinh tế thế giới.

Trước đó, liên doanh thương hiệu Vibev ra đời từ tháng 3/2021 có vốn đầu tư ban đầu 400 tỷ đồng. Trong đó, Kido góp 196 tỷ đồng (49% vốn), còn Vinamilk góp 204 tỷ đồng (51% vốn). Tháng 11/2021, liên doanh này đã cho ra mắt 2 sản phẩm đầu tiên thuộc thương hiệu Oh Fresh: Sữa bắp tươi và sữa đậu xanh tươi.

Nguồn bài viết: Vinamilk (VNM): Cổ đông lớn F&N Dairy Investment đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 2/12

=> DOANH NGHIỆP

  1. PVT: Giá cước duy trì cao, PVTrans có thể mua thêm 4 tàu mới năm 2023

  2. KBC: Sắp họp ĐHCĐ bất thường lần 2 xin ý kiến một loạt nội dung quan trọng

  3. BSR: Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất: Cần làm rõ khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án

  4. HPX: Gia đình chủ tịch Hải Phát Invest lập kỷ lục bị CTCK bán giải chấp tới 14% công ty để thu nợ khoảng 360 tỷ

  5. C4G: Từ thiếu thốn thiết bị, Cienco4 “vượt dốc” thành “ông lớn” thi công giao thông

  6. Cán mốc 1.000 nhà thuốc toàn quốc, FPT Long Châu chính thức vượt kế hoạch mở rộng chuỗi

_

  1. RAL: Dòng tiền kinh doanh âm hơn 600 tỷ

😎 KBSV: Sacombank có kế hoạch bán 32,5% cổ phần tại VAMC cho đối tác ngoại trong năm 2023

  1. TCBS huy động thêm 125 triệu USD vốn vay tín chấp từ nước ngoài

  2. Liên doanh 400 tỷ đồng giữa Vinamilk và Kido tan rã

  3. MSN: Masan thoát tình trạng vốn lưu động ròng âm nhờ khoản vay hợp vốn 600 triệu USD như thế nào?

  4. AGG: An Gia nhận chuyển nhượng thêm 15 triệu cổ phần tại chủ dự án The Sóng

  5. HPX: Làm thế nào để trả nợ gốc, giảm lãi vay?

  6. PTB: Phú Tài nhận tín dụng xanh gần 200 tỷ từ ngân hàng HSBC

  7. Xếp dỡ Hải An (HAH) đón tổ chức mới nhập hội cổ đông lớn

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Petrolimex thoái vốn tại CTCP Vật liệu Xây dựng và Chất đốt Đồng Nai

  2. Công ty con của CII không mua hết lượng cổ phiếu NBB đã đăng ký

  3. C47: Công ty của Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu

  4. Cổ phiếu bất động sản phục hồi từ đáy, Dragon Capital mua ròng KBC, GEX và trở lại vai trò cổ đông lớn

  5. Chủ tịch Phát Đạt và công ty riêng đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp gần 35 triệu cổ phiếu PDR trong phiên giao dịch ngày 29/11.

  6. PDR, VNM, HDB, KBC, NBB, C47, TDM, SSG, BCF, SKH: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

_

  1. VSH: Chỉ mua lại được 29% lượng trái phiếu đã đăng ký

  2. PDR: Phát Đạt bán dự án, chi gần 200 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

_

=> CỔ TỨC

  1. PET: Petrosetco triển khai phương án phát hành 9 triệu cổ phiếu trả cổ tức, PET vừa có 4 phiên tăng trần trong 5 phiên giao dịch gần đây nhất.

  2. VNM: Chốt ngày tạm ứng cổ tức đợt 2/2022 tỷ lệ 14%, hơn 1.050 tỷ sắp về “túi” SCIC

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Nhóm bluechip ngân hàng tăng mạnh, 4 cổ phiếu chạm giá trần

  • Kéo mạnh phái sinh, VN-Index vượt 1.080 điểm

  • Toàn thị trường ghi nhận 741 mã tăng, 281 mã giảm và 223 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1,32 tỷ đơn vị, tương đương 20.415 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 16.295 tỷ đồng, giảm 20% so với phiên trước đó.

  • Phiên 2/12: Khối ngoại mua ròng gần 2.200 tỷ đồng, tâm điểm HPG, VHM, STB

  • Khối ngoại mua ròng VN30 liên tiếp 16 phiên

  • Phiên 02/12, tự doanh mua ròng hơn 905.5 tỷ đồng. Trong đó, FPT, MWG được mua ròng trên trăm tỷ đồng. Ngược lại, PDR bị bán ròng 63 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. MB, HDBank và VPBank có thể sẽ được nới room vốn ngoại lên tới 49%

  2. Vốn hóa các ngân hàng tăng thêm 78.000 tỷ đồng trong tháng 11, Vietcombank và BIDV dẫn đầu

  3. Kế hoạch thoái vốn “Big 4 ngân hàng” trong 3 năm tới sẽ như thế nào

  4. VNG muốn bán toàn bộ cổ phiếu quỹ tương đương 24,7% vốn cho 1 công ty với giá 178.000 đồng/cp, miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT

  5. Tổ chức trong nước mua ròng hơn 3.100 tỷ đồng tháng 11, tâm điểm CTG, FPT

  6. NĐT cá nhân bán ròng kỷ lục hơn 19.000 tỷ đồng tháng 11, tập trung xả VHM, STB, CTG

  7. Ngân hàng lỗ đậm từ mua bán chứng khoán 9 tháng đầu năm

  8. Có nên mua bán cổ phiếu theo hành động của khối ngoại?

_

  1. 4.000 tỷ đồng trái phiếu được doanh nghiệp địa ốc mua lại trước hạn trong tháng 11

_

=> VIỆT NAM

  1. Đồng Nai chính thức được tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ 45% lên 50% từ năm 2023

  2. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công là “cứu cánh” cho ngành vật liệu xây dựng

  3. Thị trường kim loại đón nhận lực mua tích cực, triển vọng nguồn cung gây sức ép lên giá nông sản

  4. Cushman & Wakefield: Việt Nam tiếp tục lọt top điểm đến hấp dẫn cho ngành sản xuất thế giới

  5. Các chuyên gia nhận định, CPTPP sẽ tiếp tục mở ra những lợi thế về ưu đãi thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất, từ đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cạnh tranh tốt hơn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, mức độ tận dụng tối đa các cơ hội từ CPTPP và tận dụng ưu đãi thuế quan của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao như kỳ vọng.

  6. Bộ Công Thương xem xét đề xuất tăng giá điện của EVN

  7. Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam

  8. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng gấp đôi trong 10 tháng

  9. Chủ tịch Sao Ta: Ngành tôm cần ‘biết người, biết ta’ trước sức ép cạnh tranh từ Ấn Độ và Ecuador

  10. Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp tăng số lượng nhập khẩu xăng dầu, ít nhất đến tháng 6-2023 nhằm đảm bảo nhu cầu xăng dầu trong nước.

  11. 70% khách quốc tế đến Việt Nam từ khu vực châu Á

  12. VCCI: Siết nhập khẩu gạo có thể ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp sản xuất

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến ảm đạm với đa phần thị trường mang sắc đỏ

  2. Đánh bại nhiều đối thủ nặng ký thế giới, chứng khoán châu Á “lên ngôi vương” lần đầu kể từ năm 1993

  3. Trong tháng 11, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã tăng 14%, đánh dấu mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1998. Thị trường Hồng Kông và Philippines tăng mạnh - phá vỡ các kỷ lục được giữ trong ít nhất một thập kỷ. Trong khi đó chỉ số MSCI của thế giới chỉ tăng 6%

  4. CK Châu Âu tương lai giảm; Thị trường thận trọng về báo cáo việc làm của Mỹ

  5. Thước đo lạm phát chính của Fed tăng 0,2% trong tháng 10, thấp hơn dự kiến

  6. Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu giảm sau 17 tháng

  7. Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau báo cáo lạm phát, giá dầu lưỡng lự dù Trung Quốc nới hạn chế chống Covid

  8. Hàn Quốc càng thêm khủng hoảng khi nhiều nhóm lao động tham gia đình công

  9. Reuters: Trung Quốc sẽ nới lỏng kiểm soát COVID-19 trong vài ngày tới

  10. Ấn Độ có thể vượt qua Nhật Bản và Đức, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào 2030

  11. WB cảnh báo nguy cơ vỡ nợ đột ngột tại những nước nghèo

  12. Công ty mẹ của Gojek mất hơn nửa giá trị sau IPO, trở thành thương vụ chào sàn tệ nhất năm 2022

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Mỹ đặt chiến lược dài hạn về sáng kiến tiền điện tử, ưu tiên trong 4 năm tới

  2. Ngân hàng Shinhan của Hàn Quốc bắt đầu các dịch vụ ‘metaverse’

  3. Ngân hàng Sber của Nga tích hợp ví Metamask

  4. Troy Stangarone, giám đốc cấp cao tại Viện Kinh tế Hàn Quốc của Mỹ (KEI), cho rằng sự sụp đổ của FTX.com sẽ cản trở khả năng kiếm lời từ các vụ hack tiền điện tử của Triều Tiên.

  5. Apple vừa khóa phiên bản ví Coinbase mới, đòi Coinbase chia 30% phí gas giao dịch qua hệ thống Thanh toán Trong Ứng dụng.

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về ngay sát 17.000 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Khi hạn chót vào ngày 5/12 sắp đến, các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) nhiều khả năng sẽ ấn định giá trần dầu Nga ở ngưỡng 60 USD/thùng, thấp hơn dự kiến trước đây nhằm làm hài lòng một số thành viên.

  2. FT: Nhật Bản “không thể tồn tại” nếu thiếu dầu và khí đốt của Nga - Lộ điểm yếu chí mạng của quốc gia giàu có hàng đầu thế giới

  3. Reuters: Sản lượng dầu tháng 11 của OPEC giảm sau cam kết cắt giảm nguồn cung​

  4. Giá dầu dao động trong biên độ hẹp, do đồng USD suy yếu và kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc được cải thiện, sau khi các hạn chế Covid-19 được nới lỏng tại 2 thành phố lớn của nước này.

  5. Cả hai loại dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên sau 3 tuần giảm liên tiếp. Trong phiên ngày 28/11/2022, giá dầu Brent chạm 80,61 USD/thùng – thấp nhất kể từ ngày 4/1/2022.

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,01 USD (+0,01%), lên 81,23 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,03 USD (+0,03%), lên 86,91 USD/thùng.

_

  1. Giá USD chợ đen giảm sâu về gần giá trong ngân hàng

  2. USD chạm đáy 16 tuần do lạm phát chậm lại, vàng, euro, yen Nhật đồng loạt tăng

  3. Trong tháng 11, đồng đô la Mỹ đã giảm giá mạnh nhất kể từ năm 2009 sau khi có những tín hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất nhờ lạm phát dịu lại. Đà giảm giá của đồng đô la Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại vì các nhà đầu tư tổ chức và các quỹ quản lý tiền tệ đang “đồng lòng” bán khống đồng bạc xanh.

  4. Đồng USD giảm hơn 1% xuống mức thấp nhất gần 4 tháng so với các đồng tiền chủ chốt, khiến vàng trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

  5. Giá vàng tăng 2% vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce, bạc cao nhất 7 tháng

  6. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 34,3 USD/ounce lên 1.803 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và gần như đi ngang quanh 1.800 USD/ounce cho đến cuối ngày.

_

  1. Trung Quốc thi triển những bước đi rất vững chắc trên lộ trình thâu tóm năng lượng hóa thạch cũng như khoáng sản không tái tạo trên phạm vi toàn cầu.

  2. Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sau gần ba tháng áp đặt

  3. Giá gạo đồng loạt tăng tại Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ

  4. Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 3%, do dự báo thời tiết ít lạnh hơn và nhu cầu khí đốt trong hơn 2 tuần tới thấp hơn so với dự kiến.

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 24,240 đồng

Bảng Anh 29,995 đồng

EUR 26,077 đồng

Nguồn: Redirecting...

1 Likes

TCBS huy động thành công thêm 125 triệu USD vốn vay tín chấp từ định chế tài chính nước ngoài

(ĐTCK) Ngày 02/12/2022, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) thành công ký kết hợp đồng vay hợp vốn tín chấp trị giá khoảng 125 triệu USD (khoảng 2.900 tỷ đồng) nâng tổng giá trị huy động thị trường vốn quốc tế lên hơn 300 triệu USD trong một năm qua, cao nhất ngành chứng khoán.

Bốn định chế tài chính lớn gồm Ngân hàng CTBC Bank, Taishin International Bank, Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC - Singapore) và Chứng khoán Maybank (Singapore) – thành viên của Tập đoàn Ngân hàng đầu tư Maybank cùng tham gia với vai trò đồng thu xếp cho khoản vay hợp vốn tín chấp trị giá 125 triệu USD trên.

Việc huy động thành công cho một khoản vay tín chấp, không tài sản đảm bảo với quy mô lớn đã chứng tỏ vị thế và uy tín của TCBS trong mắt các định chế tài chính nước ngoài và khẳng định niềm tin của các tổ chức quốc tế vào sự tăng trưởng bền vững dài hạn của TCBS nói riêng, cũng như thị trường chứng khoán khoán Việt Nam nói chung.

Khoản vay hợp vốn 125 triệu USD nói trên là nguồn vốn quốc tế được TCBS huy động thành công thứ 3 trong năm 2022, sau khoản vay hợp vốn 170 triệu USD (khoảng 3.900 tỷ đồng) vào tháng 4 vừa qua từ 4 định chế hàng đầu Đài Loan (Cathay United Bank, CTBC Bank, Taipei Fubon Bank và Taishin International Bank), và hợp tác vay song phương với Ngân hàng HSBC Singapore với hạn mức 30 triệu USD (khoảng 700 tỷ đồng) vào tháng 9. Tất cả các khoản huy động trên đều là các khoản vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo.

TCBS hiện đang là công ty chứng khoán có định mức tín nhiệm cao nhất dựa trên giá trị những khoản vay tín chấp quốc tế (khoảng 8.000 tỷ đồng) tiếp cận được.

Ông Nguyễn Tuấn Cường – Phó Tổng Giám đốc TCBS chia sẻ: “Uy tín và định mức tính nhiệm tín dụng của một doanh nghiệp là điều kiện đầu tiên để các định chế tài chính quốc tế cân nhắc đến khoản vay. Việc TCBS liên tiếp huy động thành công nhiều hợp đồng vay vốn tín chấp từ các tổ chức tài chính lớn khẳng định năng lực và uy tín của TCBS trên thị trường quốc tế. Việc chủ động đa dạng hóa nguồn vốn cả trong và ngoài nước là một trong những bước đi chiến lược nhằm đưa TCBS trở thành công ty công nghệ quản lý gia sản (Wealthtech) có quy mô lớn nhất Việt Nam về vốn chủ sở hữu, về lợi nhuận và hiệu quả hoạt động các mảng kinh doanh cốt lõi”.

Mới đây, TCBS cũng thông báo về kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá hơn 10.000 tỷ đồng, đẩy tổng nguồn vốn chủ sở hữu của TCBS dự kiến vượt 21.000 tỷ đồng thuộc những công ty có vốn chủ sở hữu cao nhất ngành.

Sau khi bổ sung nguồn vốn, TCBS sẽ tiếp tục sử dụng để phân bổ vào các hoạt động ngân hàng đầu tư, tăng cường năng lực cạnh tranh trong ngành chứng khoán và hỗ trợ tài chính cho khách hàng với mức chi phí tốt nhất thị trường như Miễn phí giao dịch Zero-fee, hay Vay ký quỹ với lãi suất thấp linh hoạt. Nguồn vốn mới này sẽ giúp TCBS đẩy mạnh tiến độ đầu tư vào hạ tầng và nền tảng công nghệ tiên tiến theo chiến lược Wealthtech đến năm 2025.

Nhờ liên tục cải tiến công nghệ và chuyển đổi số trong kinh doanh, năm 2022, TCBS liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực ở đa dạng các mảng nghiệp vụ fintech, với liên tiếp 2 giải thưởng quốc tế công nghệ hạng mục Ứng dụng Big Data trong Ngân hàng tại Asian Technology Excellence Awards 2022, Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất tại FinanceAsia Country Awards 2022, đồng thời được UpGuard xếp hạng A+ hệ thống bảo mật thông tin mạng an toàn cấp độ cao nhất.

Nguồn bài viết: TCBS huy động thành công thêm 125 triệu USD vốn vay tín chấp từ định chế tài chính nước ngoài | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes

Dragon Capital vừa bỏ ra 75,8 tỷ đồng để mua vào gần 5,2 triệu cổ phiếu Gelex (GEX)

## Sau khi giảm sở hữu xuống dưới 5% vốn điều lệ, nhóm Dragon Capital đã quay lại mua vào gần 5,2 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Gelex (mã GEX – sàn HoSE) và trở thành cổ đông lớn.

Cụ thể, ngày 29/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua vào 5.156.900 cổ phiếu GEX để nâng sở hữu từ 4,74% lên 5,16% vốn điều lệ và chính thức trở thành cổ đông lớn tại Gelex.

Trong đó, quỹ Amersham Industries Limited mua vào 4.156.900 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0,83% lên 1,32% vốn điều lệ; và quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited mua vào 1 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 1,77% lên 1,88% vốn điều lệ.

Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 29/11 là 14.700 đồng/cổ phiếu, ước tính nhóm Dragon Capital vừa bỏ ra số tiền hơn 75,8 tỷ đồng để mua vào 5.156.900 cổ phiếu GEX và trở thành cổ đông lớn.

Trước đó, ngày 18/11, nhóm Dragon Capital lại bán ra 5,2 triệu cổ phiếu GEX để giảm sở hữu từ 5,3% về 4,69% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán ra 3 triệu cổ phiếu; Amersham Industries Limited bán ra 2 triệu cổ phiếu; và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) bán ra 0,2 triệu cổ phiếu.

Lãnh đạo và người thân liên tục mua vào cổ phiếu GEX

Cụ thể, bà Nguyễn Liên Hương, con gái ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch HĐQT vừa mua vào 1 triệu cổ phiếu GEX để nâng sở hữu từ 654 cổ phiếu lên 1.000.654 cổ phiếu, tương ứng 0,12% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 21/10 đến ngày 16/11.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc GEX vừa mua vào 10 triệu cổ phiếu GEX để nâng sở hữu từ 22,58% lên 23,75% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 4/5 đến ngày 24/5.

Ngoài ra, bà Nguyễn Bích Hà, con gái ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch HĐQT Gelex vừa mua xong 850.000 cổ phiếu như đăng ký để nâng sở hữu từ 0,024% lên 0,124% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 18/7 đến ngày 20/7.

Công ty cổ phần Chứng khoán VIX (mã VIX – sàn HoSE) vừa mua vào xong 15 triệu cổ phiếu GEX để nâng sở hữu từ 0% lên 1,76% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 24/6 đến ngày 22/7. Như vậy, sau giao dịch, nhóm cổ đông liên quan ông Nguyễn Văn Tuấn đã sở hữu 41,89% vốn điều lệ tại Gelex.

Được biết, bà Nguyễn Thị Tuyết đang là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán VIX. Ngoài ra, bà Tuyết là chị gái ông Nguyễn Văn Tuấn, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Gelex. Từ ngày 2/11, bà Tuyết sẽ giữ chức danh Chủ tịch HĐQT VIX.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Gelex ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.014 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 282 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ.

Cơ cấu doanh thu thuần quý này có sự đóng góp chính từ mảng thiết bị điện với 3.339 tỷ đồng. Các mảng kinh doanh khác của Gelex đều có sự tăng trưởng, đóng góp vào cơ cấu doanh thu như sau: mảng vật liệu xây dựng đạt 2.611 tỷ đồng, bất động sản và khu công nghiệp 628 tỷ đồng, năng lượng & nước sạch 362 tỷ đồng.

Xét về 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Gelex là 24.729 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Gelex đạt 1.767 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ 2021, hoàn thành 68% kế hoạch cả năm 2022.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/12, cổ phiếu GEX tăng trần 950 đồng lên 15.150 đồng/cổ phiếu.

1 Likes

HoREA kiến nghị ‘bơm’ hơn 100.000 tỷ đồng tín dụng trước Tết Nguyên đán

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề nghị xem xét nới trần (room) tín dụng thêm 1% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 đến trước Tết Quý Mão 2023.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền. Nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, có thể kéo theo khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.

“Các giải pháp xử lý không phải là để “giải cứu” thị trường, doanh nghiệp bất động sản mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý”, ông Châu cho hay.

Do đó, doanh nghiệp bất động sản phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất để thị trường và doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư vượt qua khó khăn, phục hồi, tăng trưởng, phát triển minh bạch, bền vững.


Theo HoREA, rất cần nới trần tín dụng thêm 1% cho giai đoạn trước Tết

Theo HoREA, 11 tháng đầu năm 2022, chỉ số CPI chỉ tăng 3,02%, khả năng cả năm tăng dưới 4% như mục tiêu đề ra, thu ngân sách nhà nước đạt 116% kế hoạch cả năm cho thấy nền kinh tế nước ta có sức chống chịu khá vững chắc và đang trong quá trình phục hồi, tăng trưởng trở lại. Một trong các giải pháp có tác động lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất chính là giải pháp tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà từ nay đến Tết Quý Mão 2023.

Tuy nhiên, mà năm nay thì Tết dương lịch và Tết Nguyên đán liền kề nhau, hầu như mọi hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường bất động sản chỉ còn tập trung trong tháng 12/2022 đến ngày 6/1/2023, tổng cộng 36 ngày tới đây.

“Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới trần tín dụng thêm 1% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 đến trước Tết Quý Mão 2023”, HoREA kiến nghị

Cũng theo kiến nghị của HoREA, các tiêu chí để doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng là các dự án có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi hoặc đang xây dựng dở dang, nhất là các dự án sắp hoàn thành xây dựng, các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở giá vừa túi tiền của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động, có nhiều hoạt động xã hội thiện nguyện.

Hiệp hội đánh giá nguồn vốn tín dụng bổ sung này còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay để dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng, để các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng chủ yếu là cung ứng vốn lưu động cho nền kinh tế và chỉ nên sử dụng tối đa không quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn (tiền gửi tiết kiệm) để cho vay trung hạn, dài hạn theo lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản của Ngân hàng Nhà nước

Nguồn bài viết: HoREA kiến nghị 'bơm' hơn 100.000 tỷ đồng tín dụng trước Tết

1 Likes

10 năm nữa, ngành công nghiệp hàng không sẽ thay đổi hoàn toàn nhờ ‘taxi bay’

Các công ty trên khắp nước Mỹ đang phát triển taxi bay chạy điện nhằm mục đích loại bỏ bớt ô tô và đưa mọi người lên bầu trời.

Tờ CNBC nhận định, tương lai về một thế giới với các phương tiện bay có thể ở gần hơn bạn nghĩ.

Các công ty trên khắp nước Mỹ, bao gồm một số công ty mới thành lập, đang phát triển taxi bay chạy điện nhằm mục đích loại bỏ bớt ô tô và đưa mọi người lên bầu trời.

Cụ thể, các hãng hàng không thương mại đang đầu tư vào loại công nghệ này để thực hiện các chuyến đi đến và đi từ sân bay ngắn hơn và nhanh hơn cho người tiêu dùng.

Vào tháng 10, Delta Air Lines đã gia nhập danh sách các hãng hàng không rót tiền cho các công ty khởi nghiệp công nghệ EV, với khoản đầu tư 60 triệu USD vào Joby Aviation, một công ty phát triển máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL), dự định hoạt động như một dịch vụ taxi hàng không.

Vào năm 2021, khi Joby công bố kế hoạch ra mắt taxi hàng không giống Uber vào năm 2024, họ đã khơi mào sự chỉ trích từ các nhà phân tích trong ngành về khả năng ra mắt vào ngày đó. Nhưng khoản đầu tư của Delta vào Joby là một quan hệ đối tác kéo dài 5 năm để vận hành eVTOL độc quyền trong mạng của Delta.

United Airlines cũng đang hợp tác với một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Thụy Điển có tên Heart Aerospace, để có máy bay điện bay trên các tuyến đường trong khu vực vào năm 2030, bổ sung vào hai khoản đầu tư eVTOL khác của hãng hàng không. Một là 15 triệu USD với Eve Air Mobility cho 200 máy bay và một khoản khác là 10 triệu USD với Archer Aviation cho 100 chiếc eVTOL.

American Airlines đã đầu tư 25 triệu USD vào Vertical Aerospace, một công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh, với đơn đặt hàng 50 máy bay.

"Taxi bay" có thể tung ra thị trường vào những năm 2030

Mặc dù các hãng hàng không lớn tham gia thỏa thuận với các công ty khởi nghiệp toàn cầu, nhưng điều quan trọng cần nhớ là các thỏa thuận đều bao gồm các điều kiện. Chuyên gia Savanthi Syth cho biết điều đó phụ thuộc vào chứng nhận của những chiếc máy bay này và tốc độ sản xuất của các công ty.

Sau khi những chiếc máy bay này được chứng nhận và bắt đầu tăng cường sản xuất, Syth cho biết quy mô thị trường tiềm năng phần lớn phụ thuộc vào mức độ dễ dàng của các công ty có thể đưa eVTOL đến với người tiêu dùng.

Syth cho biết: “Ban đầu, eVTOL được cho là sẽ thay thế ô tô cá nhân của bạn. Nhưng nó sẽ khác đối với mọi người, dựa trên vị trí của eVTOL”.

Các công ty hình dung eVTOL sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có để vận hành, chẳng hạn như tạo ra “vertistop” - nơi máy bay hạ cánh trên nóc các tòa nhà trong khu vực đô thị để sạc giữa các khoảng cách ngắn hoặc “vertiport” – nơi sử dụng các sân bay trong khu vực để sạc giữa các khoảng cách dài hơn, khoảng hơn 100 dặm.

Syth cho biết, nếu các công ty có thể đặt vertistop và vertiport gần với người tiêu dùng trong khu dân cư, thì quy mô thị trường có thể lớn.

“Chúng tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy một lượng nhỏ các eVTOL bắt đầu trong khung thời gian năm 2025, với các chứng nhận hy vọng được thiết lập vào năm 2024”, Syth nói. “Nhưng để nhìn thấy rất nhiều máy bay bay trên bầu trời, có lẽ nhiều khả năng là vào những năm 2030”.

Beau Roy, giám đốc điều hành cấp cao của FTI Consulting, chuyên về ngành hàng không, cho biết trong khi các hãng hàng không phải đối mặt với những thách thức về chi phí và tính khả dụng để trở nên bền vững hơn, thì đầu tư vào eVTOL là một nỗ lực mà các hãng hàng không có thể cố gắng bù đắp lượng khí thải carbon.

“Các hãng hàng không không có nhiều lựa chọn bền vững. Lựa chọn lớn nhất là nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), nhưng, năm ngoái, có thể cứ 1.000 gallon nhiên liệu máy bay thì có một gallon là SAF”, Roy nói.

Mặc dù eVTOL ban đầu cung cấp cho các hãng hàng không một bổ sung cho danh mục bền vững của họ, nhưng chúng cũng cung cấp cho họ khả năng tận dụng việc thay thế các chuyến đi ô tô dài bằng tùy chọn chuyến bay cho người tiêu dùng.

“Một khả năng sử dụng thú vị của eVTOL là nghĩ đến việc đưa mọi người ra khỏi ô tô trong các chuyến đi 100, 200 hoặc 300 dặm mà chúng tôi thực hiện”, Roy nói. “Gần 200 triệu chuyến đi mỗi năm bằng ô tô với quãng đường từ 100 đến 500 dặm”.

Roy cho biết các hãng hàng không không chỉ loại bỏ ô tô trên đường vì lợi ích của môi trường mà còn mở ra cơ hội cho người tiêu dùng trả tiền cho một giải pháp thay thế ô tô nhanh hơn và hiệu quả hơn.

“Các hãng hàng không đang xem xét: Làm thế nào để chúng tôi có được mức chi phí và tính dễ sử dụng được phổ biến rộng rãi hơn cho mọi người?’” Roy nói. “Nếu đủ rẻ và đủ tiết kiệm thời gian, mọi người sẽ thay đổi hành vi và rời khỏi ô tô”.

Roy cho biết việc bay ra khỏi các sân bay khu vực từ các thị trấn nhỏ hơn không còn được thấy nhiều trên khắp cả nước. Hầu hết giao thông diễn ra tại các sân bay lớn, vì vậy các hãng hàng không có thể tận dụng lợi thế của công nghệ mới nổi như eVTOL và các sân bay khu vực hiện có để phát triển

Những rào cản

Delta và Joby đang lên kế hoạch để eVTOL tấn công các thành phố lớn, như Thành phố New York và Los Angeles, trong lần ra mắt đầu tiên.

Ranjan Goswami, phó chủ tịch cấp cao về thiết kế trải nghiệm khách hàng của Delta, cho biết công ty đã nhắm đến NYC và LA vì tình trạng tắc nghẽn và giao thông gia tăng ở những khu vực đô thị đông đúc này, cũng như vì mức độ nổi bật của Delta ở những thị trường này.

“Thành phố lớn là nơi bạn có các trường hợp sử dụng tốt nhất và nhiều người sử dụng dịch vụ eVTOL nhất,” Goswami nói. Cuối cùng, đó cũng là nơi có quy mô kinh tế để giúp mang lại mức chi phí hợp lý, có thể tiếp cận được với nhiều người hơn.

Goswami cho biết việc đến và đi từ sân bay là một trong những phần căng thẳng nhất khi đi du lịch và eVTOL sẽ giảm bớt sự tồi tệ của trải nghiệm đó.

Goswami cho biết: “Chúng tôi sẽ không nói chuyện về các mức giá ngay bây giờ, nhưng chúng tôi tin rằng đó cần phải là một mức giá có thể tiếp cận được. Không giống như máy bay trực thăng, vốn rất đắt đỏ, mục tiêu là làm cho eVTOLs có thể tiếp cận và giá cả phải chăng đối với đại đa số người đi du lịch”.

Mặc dù Roy nói rằng anh ấy lạc quan về việc nhìn thấy eVTOL trong thập kỷ tới, nhưng những chiếc taxi hàng không này sẽ không ra mắt nhanh như các công ty khởi nghiệp và hãng hàng không có thể hy vọng.

Ngoài việc sản xuất và sau đó xin chứng nhận những chiếc máy bay này, Roy cho biết việc sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có để chứa eVTOL cũng là một trở ngại.

Roy cho biết, nếu eVTOL đáp xuống các mái nhà, thì sẽ có rất nhiều công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng mới sẽ chuyển đổi các mái nhà thành nơi đỗ. Với eVTOL hoạt động bằng pin điện, các tòa nhà này cũng phải tạo ra năng lượng và điện năng đáng kể cho các trạm sạc.

“Những chiếc máy bay này sẽ hoạt động và Cục Hàng không Liên bang sẽ thực hiện công việc của họ để đảm bảo chúng hoạt động”, Roy nói. “Sẽ phải mất một khoảng thời gian để có thể tiến đi từ nơi chúng ta đang ở hôm nay đến nơi chúng ta cần đến”.

Nguồn: CNBC

1 Likes

Thị trường ngược dòng ngoạn mục, nhiều “cá mập” bớt lỗ sau tháng 11

VN-Index đảo chiều tăng gần 2% trong tháng 11 cùng hàng loạt nhóm cổ phiếu hồi phục mạnh từ đáy đã giúp hiệu suất của hầu hết các quỹ đầu tư lớn được cải thiện đáng kể.

Sau khởi đầu khó khăn và có thời điểm rơi xuống đáy 2 năm, thị trường chứng khoán đã có một pha ngược dòng đầy ngoạn mục trong nửa sau tháng 11, đặc biệt là cú nước rút trong những ngày cuối cùng. VN-Index đảo chiều tăng gần 2% cùng hàng loạt nhóm cổ phiếu hồi phục mạnh từ đáy. Hiệu suất của hầu hết các quỹ đầu tư lớn cũng theo đó được cải thiện đáng kể.

Nổi bật nhất là Pyn Elite Fund khi quỹ ngoại đến từ Phần Lan đạt hiệu suất tăng trưởng xấp xỉ 11%. Top tỷ trọng cao trong danh mục của quỹ hiện gồm nhiều cổ phiếu ngân hàng như CTG, TPB, MBB, HDB và chứng chỉ quỹ mô phỏng nhóm tài chính VNFinLead. Các cổ phiếu này đều đã có nhịp tăng mạnh từ đáy hồi giữa tháng 11 với mức tăng hàng chục %.

thang-11.png

Ngoài Pyn Elite, các quỹ chủ động như JPMorgan VOF, Lion Global Vietnam Fund, KIM Vietnam Korea cũng có hiệu suất khả quan hơn so với 2 chỉ số VN-Index và VN30. Trong khi đó, VEIL Dragon Capital, DCDS và VOF VinaCapital lại không thể chiến thắng thị trường dù hiệu suất vẫn dương.

Hiệu suất của VEIL chịu ảnh hưởng đáng kể bởi diễn biến kém sắc của MWG – cổ phiếu chiếm tỷ trọng hàng đầu trong danh mục sau thông tin có thể tăng trưởng âm trong năm 2022 và Bách Hóa Xanh, Nhà thuốc An Khang phải kéo dài lộ trình hòa vốn. Trong khi đó, việc nắm giữ trái phiếu với tỷ trọng khá lớn trong danh mục cũng đã tác động đến hiệu suất của DCDS và VOF VinaCapital trong tháng vừa qua.

Nhóm các quỹ ETF cũng chia nửa buồn vui trong tháng 11 với một vài sự khác biệt nhất định về cấu phần danh mục. VNM ETF, SSIAM VNFinLead ETF, FTSE Vietnam ETF và VN30 ETF chiến thắng thị trường trong khi 2 thỏi nam châm hút vốn ngoại là Fubon ETF và Diamond ETF cùng với tân binh VNMidcap ETF lại có hiệu suất âm.

Diamond ETF cũng chịu ảnh hưởng bởi diễn biến của “viên kim cương” lớn nhất là MWG. Trong khi đó, đà lao dốc của NVL trong tháng 11 đã tác động mạnh đến hiệu suất của Fubon ETF. Trước khi liên tục giảm sàn, cổ phiếu bất động sản này còn nằm trong top 5 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ với tỷ trọng hơn 8,5%. Với VNMidcap ETF, việc dòng tiền tập trung giải phóng vào nhóm vốn hóa lớn đã phần nào khiến một số cổ phiếu trong danh mục của quỹ khó hút tiền.

Sóng gió mở ra cơ hội

Mặc dù “gỡ gạc” được phần nào trong tháng 11 nhưng các quỹ đầu tư lớn trên thị trường vẫn còn lỗ nặng từ đầu năm. Hiệu suất của hầu hết các “cá mập” đều tệ hơn cả mức giảm 30% của VN-Index. Chỉ có VOF VinaCapital và Pyn Elite Fund khả quan hơn đôi chút nhưng cũng đều lỗ trên 28% sau 11 tháng.

Với đặc thù mô phỏng theo rổ chỉ số nhất định, các quỹ ETF có phần khó xoay sở hơn trước những biến động không thuận lợi của thị trường chung. Hầu hết các ETF đều lỗ sâu hơn mức giảm của VN-Index, thậm chí một số cái tên như VNM ETF, FTSE Vietnam ETF còn có hiệu suất âm đến hơn 40% từ đầu năm.

11-thang.png

Dù vậy, triển vọng của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá lạc quan minh chứng là việc các quỹ ETF liên tục hút tiền rất mạnh thời gian gần đây. Trong tháng 11, dòng vốn vào thị trường qua kênh ETF lên đến hơn 8.000 tỷ đồng, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lũy kế 11 tháng, các quỹ ETF đã hút ròng hơn 17.000 tỷ đồng, con số kỷ lục trong lịch sử.

Theo đánh giá của Fubon ETF, VN-Index đã điều chỉnh về sát với đường trung bình 10 năm, độ lệch chuẩn trong ngắn hạn là lớn và các khía cạnh kỹ thuật đều cho thấy những tín hiệu tích cực. Định giá P/E cũng đã giảm xuống mức thấp lịch sử và tạo cơ hội tốt cho một sự phục hồi mạnh từ vùng đáy ngắn hạn. “Thời điểm hiện tại cho tới tháng 2/2023 sẽ là giai đoạn vô cùng tốt để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam” – quỹ đầu tư nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Petri Deryng – nhà sáng lập và quản lý Pyn Elite Fund chia sẻ rằng các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang xem Việt Nam là cơ hội tuyệt vời để rót tiền nhiều hơn nữa khi triển vọng trong 5 năm tới được đánh giá rất cao. Về câu chuyện nâng hạng, ông Petri Deryng cho rằng MSCI mới là chìa khóa chính.

“Nhiều quỹ thị trường mới nổi hiện chưa thể tiếp cận vào Việt Nam khi mới chỉ là thị trường cận biên (Frontier market). Việc nâng hạng sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt nam mở rộng quy mô gấp 5 thậm chí gấp 10 lần so với hiện tại. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, giá IPO sẽ tốt hơn rất nhiều nếu như được nâng hạng” – nhà quản lý Pyn Elite Fund nhấn mạnh.

Nguồn bài viết: Thị trường ngược dòng ngoạn mục, nhiều “cá mập” bớt lỗ sau tháng 11

1 Likes

Chưa từng lộ diện nhưng có khả năng làm khuynh đảo sàn chứng khoán Nhật Bản: Người đàn ông sử dụng tư duy game thủ để lãi hàng tỷ yên

Trong suốt một thập kỷ đầu tư vào chứng khoán, bắt đầu từ con số 0, người đàn ông này đã tích luỹ được khối tài sản ước tính khoảng 16 tỷ yên. Dẫu vậy anh chưa từng lộ diện trước công chúng. Mọi người chỉ biết anh dưới tên gọi CIS.

Vào ngày 4/2/2014, sau 6 phút trôi qua kể từ khi tiếng chuông mở cửa sàn giao dịch Tokyo hàng chục cổ phiếu lớn vẫn bất động. Đại gia viễn thông Softbank là một trong số đó. Giá chào bán đã giảm 5% những vẫn không có người mua.

Tuy nhiên sau đó, một lệnh mua 30.000 cổ phiếu Softbank với tổng giá trị khoảng hơn 2 tỷ yên đã được thực hiện. Hiện tượng này đã khiến người mua khác ào vào theo, đà mua hình thành và cổ phiếu này chốt phiên là một trong những mã hiếm hoi tăng điểm của Nikken 225.

Người đàn ông đã thu hút người mua cho Softbank vào buổi sáng mùa đông đó vẫn đang mặc bộ đồ ngủ ngồi trong căn phòng chất đầy truyện tranh. Anh nhìn chăm chú vào màn hình máy tính và nhấm nháp cà rốt để chống đói.

Chưa từng lộ diện nhưng có khả năng làm khuynh đảo sàn chứng khoán Nhật Bản: Người đàn ông sử dụng tư duy game thủ để lãi hàng tỷ yên - Ảnh 1.

Kỳ vọng mã này tăng trở lại là việc rất rủi ro. Nhưng khi nhận thấy SoftBank đã mất 20% giá trị trong 9 ngày, và sự sụt giảm trên thị trường Mỹ càng khiến cổ phiếu này mất giá, anh cảm thấy đã đến lúc mã này bật tăng. Thế là anh quyết định ra tay.

Song 90 phút sau đó, người đàn ông có tên là CIS đã lãi 140,6 triệu yên. Nhà giao dịch 35 tuổi này cho biết trong năm 2013 anh đã kiếm được 6 tỷ yên sau thuế nhờ đặt niềm tin vào chứng khoán Nhật Bản.

Trong suốt một thập kỷ đầu tư vào chứng khoán, bắt đầu từ con số 0, CIS đã tích lũy được khối tài sản ước tính khoảng 16 tỷ yên (2014). Anh trở thành thần tượng của giới đầu tư lướt sóng Nhật Bản về khả năng tự học và tồn tại ở một trong những thị trường khắc nghiệt nhất thế giới.

Dẫu được nhiều người ngưỡng mộ như vậy song chỉ có một số ít đồng nghiệp biết đến tên thật của CIS. Theo tài liệu CIS cung cấp, năm 2014 tài sản lưu động của anh dao động từ 4,4 - 4,8 tỷ yên. Trong tờ khai thuế năm 2013 cho thấy CIS đã giao dịch 1.700 tỷ yên cổ phiếu, tương đương 0,5% tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán Tokyo. CIS cho biết vào ngày bận rộn anh có thể giao dịch đến 70 tỷ yên cổ phiếu.

Từng là một game thủ, CIS cho biết chơi game giúp anh suy nghĩ nhanh và giữ bình tĩnh. Xuất hiện tại bữa tiệc tại khách sạn Grand Place ở Tokyo vài ngày sau thương vụ Softbank, người ta thấy CIS có dáng vẻ gầy gò, mái tóc xù, mặc áo đen và quần jean, đi giày thể thao. Ít ai nghĩ anh là một triệu phú. Song CIS cho biết anh muốn mọi người biết đến những gì anh đã làm được thay vì biết anh là ai. Ngay cả sau 6 cuộc phỏng vấn trực tiếp trong nhiều tháng, CIS cũng yêu cầu giấu tên thật. Đã kết hôn và có 3 người con, anh cho rằng mình lo lắng về việc trở thành mục tiêu tấn công của các vụ cướp và tống tiền.

Cú ăn đậm đầu tiên

Cú ăn đậm đầu tiên của CIS đến vào 8/12/2005 nhờ lỗi đánh máy của một nhân viên Công ty chứng khoán Mizuho. Thay vì bán mỗi cổ phiếu của công ty J-Com với giá 610.000 yên, người này lại ghi thành bán 610.000 cổ phiếu với giá 1 yên. CIS là một trong số ít người nhận ra sai sót này, vì số cổ phiếu đang lưu hành của J-Com chỉ hơn 14.500. Vì vậy, anh đã mua 3.300 cổ phiếu và bỏ túi 600 triệu yên. Ngay cả đến bây giờ, giao dịch J-Com vẫn được CIS xếp hạng là 10 phút tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình.

CIS còn nổi tiếng bởi những phát ngôn ấn tượng trên 2channel - diễn lớn nhất Nhật Bản. Trong đó có những câu như: “Kể cả Goldman Sachs cũng không thể đánh bại tôi khi giao dịch”.

Năm 2011, CIS từng xuất hiện trong một chương trình truyền hình nhưng không ai biết anh là ai. CIS dùng màn che mặt và máy biến đổi giọng nói để giữ kín danh tiếng. Khi người dẫn chương trình hỏi: “Anh là ai”, CIS đã trả lời: “Tôi là người kiếm được 10 tỷ yên nhờ lướt sóng chứng khoán”. Để chứng minh, anh đưa ra bản sao kê một trong những tài khoản của CIS tại ngân hàng, cho thấy số dư của anh khi đó là 1,27 tỷ yên.

Chưa từng lộ diện nhưng có khả năng làm khuynh đảo sàn chứng khoán Nhật Bản: Người đàn ông sử dụng tư duy game thủ để lãi hàng tỷ yên - Ảnh 2.

Bạn bè của của CIS cũng chủ yếu là những nhà giao dịch có nét tương đồng, như Kenji Uemura, cựu kỹ sư của Sony và là tác giả của cuốn sách hướng dẫn đầu tư đã được in tái bản đến lần thứ 5. Một người đàn ông 39 tuổi với kiểu tóc Elvis, Uemura nói rằng anh đã gom góp được 300 triệu yên trong một thập kỷ giao dịch nhưng cũng giống như CIS anh không tiêu tiền cho sự hào nhoáng bên ngoài.

“Kiểu người lãng phí tiền vào những thứ đó sẽ không bao giờ tiến xa. Tự kiểm soát là rất quan trọng. Bạn phải bảo toàn tài sản của mình. Đó là thứ bảo vệ bản khỏi suy thoái và cung cấp cho bạn vũ khí để kiếm tiền”, Uemura nói.

Tư duy của game thủ

CIS cho biết anh đã không lấy được bằng kỹ sư cơ khí bởi dành phần lớn thời gian cho game nhập vai Ultima Online. Ẩn mình trong phòng, anh dành nhiều ngày để lang thang trong vũ trụ ảo của trò chơi, tích trữ kho báu và thức ăn. Anh gọi đây là một bài tập sớm trong việc xây dựng và bảo vệ tài sản sau này.

CIS có thể ghi nhớ 100 phím tắt để thao tác mà không cần rời mắt khỏi màn hình. Chơi game đã giúp anh luyện được kỹ năng biết lúc nào nên ngừng và giải thoát. “Tôi là người chơi khá tự tin. Nhưng cũng như trong thế giới thực vậy, bạn càng có nhiều đối thủ, cơ hội của bạn càng nhỏ. Cứ bỏ chạy, bạn cũng đâu có mất gì”, anh nói.

Đây cũng là chiến thuật được anh áp dụng để đầu tư chứng khoán. CIS nói rằng cứ 10 lần đầu tư anh sẽ đạt được 6 lần. Bí quyết của anh là bán nhanh những cổ phiếu xuống giá và giữ nguyên cổ phiếu đang lên. Với anh, bán cắt lỗ luôn là giao dịch tuyệt vời nhất.

Chưa từng lộ diện nhưng có khả năng làm khuynh đảo sàn chứng khoán Nhật Bản: Người đàn ông sử dụng tư duy game thủ để lãi hàng tỷ yên - Ảnh 3.

CIS đầu tư vào cổ phiếu vào năm 20 tuổi và làm tại một nhà xưởng sản xuất nhỏ. Anh bắt đầu với một công ty được cho là định giá thấp và đã thua lỗ. CIS chỉ thành công sau khi được một người bạn khuyên nên tập trung lắng nghe tin tức từ các diễn đàn, theo dõi bảng điện tử trên sàn chứng khoán để dự đoán xu hướng của thị trường.

Anh chỉ có một nguyên tắc duy nhất, đó là mua một cổ phiếu đang được mua và bán cổ phiếu đang được bán. CIS cho biết, 2 năm sau khi chạy theo đà, anh đã kiếm được 80 triệu yên/ngày. Cuối năm 2003, anh đã từ bỏ công việc đang làm để tập trung đầu tư chứng khoán.

CIS ước tính anh đã thực hiện một triệu giao dịch. Nếu như trước đây anh chỉ duy trì trạng thái trong vài giây và đặt hàng trăm lệnh mỗi ngày. Khi có nhiều tiền hơn anh duy trì trạng thái lâu hơn, do giao dịch khối lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Phần lớn tài sản của CIS là cổ phiếu và tiền mặt. Anh cũng nắm trái phiếu doanh nghiệp, vàng và cổ phần trong vài doanh nghiệp nhỏ. Bản kê khai thuế còn cho thấy CIS sở hữu 2 căn chung cư, trong đó, một căn ở trung tâm Tokyo có giá ước tính 700 triệu yên.

Nhiều người cho rằng thành công của CIS đến từ khả năng phát hiện lỗ hổng trong thuật toán giao dịch được các ngân hàng sử dụng. Hoặc, chỉ đơn giản là anh ta không bị rối loạn bởi các thông tin trên thị trường, Masahiro Kawata - một nhà đầu tư thân quen với CIS cho biết. Kawata tiết lộ CIS “có thể suy nghĩ như một cỗ máy”.

Theo Washington Post

Nguồn: Chưa từng lộ diện nhưng có khả năng làm khuynh đảo sàn chứng khoán Nhật Bản: Người đàn ông sử dụng tư duy game thủ để lãi hàng tỷ yên

1 Likes

Giải ngân đầu tư công 2023 có thể tăng trưởng mạnh, ước đạt 650.000 tỷ

VNDirect dự báo giải ngân vốn đầu tư công thực hiện năm 2022 sẽ đạt khoảng 90% kế hoạch năm, tương đương 520.000 tỷ đồng và năm 2023 sẽ tăng trưởng tiếp 20-25% so với con số này lên 624.000 - 650.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo “Chiến lược đầu tư 2023: Đầu tư có trách nhiệm - Xây tương lai vững bền” do VNDriect vừa công bố, vốn đầu tư công thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước lên 387.700 nghìn tỷ đồng và đạt 67,1% kế hoạch cả năm (trong khi cùng kỳ năm 2021 giảm 7,0%).

VNDirect dự báo kết thúc năm 2022, vốn đầu tư công thực hiện tăng 20-22% so với năm 2021 và đạt khoảng 90% kế hoạch cả năm. Báo cáo cũng lưu ý rằng, đầu tư công 6 tháng cuối năm 2021 đã sụt giảm nghiêm trọng do dịch COVID-19 bùng phát và giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến các công trình xây dựng trên cả nước bị đình trệ.

VNDirect cho rằng, năm 2023, Việt Nam vẫn sẽ duy trì chính sách thúc đẩy đầu tư công để hỗ trợ nền kinh tế. Chính phủ đã công bố dự toán ngân sách năm 2023, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (hay còn gọi là đầu tư công) dự tính đạt gần 699.000 tỷ đồng, tăng 28,9% so với kế hoạch năm trước.

Con số này bao gồm vốn phân bổ cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

(Nguồn: Báo cáo từ VNDirect).

Để đạt được kế hoạch đầy tham vọng này, Chính phủ Việt Nam đã nới lỏng mục tiêu lạm phát bình quân so với cùng kỳ năm trước từ 4% vào năm 2022 lên 4,5% vào năm 2023; và dự báo mức thâm hụt ngân sách cao hơn trong năm 2023 là 4,5%, từ mức 4% của năm 2022.

Một yếu tố khác hỗ trợ đầu tư công trong năm 2023 là giá vật liệu xây dựng giảm trong những tháng gần đây.

Cụ thể, sau khi đạt đỉnh vào tháng 4, giá thép xây dựng trong nước giảm 19,7% so với mức đỉnh. Giá vật liệu xây dựng cũng đã giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước và giảm 6,7% so với cuối năm 2021.

Các chuyên gia tại VNDirect kỳ vọng giá vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục giảm trong các quý tới do nhu cầu yếu.

Giá vật liệu xây dựng giảm có thể giúp các doanh nghiệp xây dựng cải thiện biên lợi nhuận và đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công bởi trong năm 2022. Một trong những nguyên nhân khiến các dự án đầu tư công chậm tiến độ là giá vật liệu tăng quá cao, nhà đầu thi công cầm chừng chờ giá xuống.

(Nguồn: Báo cáo từ VNDriect)

Các dự án đầu tư công trọng điểm sẽ được đẩy mạnh thực hiện trong năm 2023 bao gồm: Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 và 2, Sân bay quốc tế Long Thành.

Theo mục tiêu của Chính phủ, vốn đầu tư công 2023 dự kiến đạt 699.000 tỷ đồng, tăng 28,9% so với kế hoạch năm trước. Theo dự báo của VNDirect, vốn thực hiện sẽ chỉ tăng trưởng 20-25% so với mức thực hiện của năm nay, tức là tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công có thể đạt từ 624.000 tỷ đồng đến 650.000 tỷ đồng.

Nguồn: vietnambiz

1 Likes

Đâu là ‘công thần’ giúp VN-Index có tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 2009?

Trong tuần VN-Index có nhịp tăng gần 110 điểm, các cổ phiếu lớn trong danh mục VN30 đóng góp trên 60% mức tăng điểm của chỉ số. Trong đó, VCB là động lực chính đưa VN-Index vượt mốc 1.080 điểm

Thị trường trong nước hoàn tất tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp kể từ khi tạo đáy, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất của VN-Index kể từ năm 2009. Hỗ trợ đà tăng là dòng tiền chảy mạnh vào thị trường, trong đó có sự đóng góp rất lớn từ hoạt động mua ròng từ khối ngoại. Theo thống kê khối ngoại mua ròng 266 triệu USD trong tuần, nâng tổng giá trị mua ròng hơn 500 triệu USD trong tháng 11.

Kết tuần, VN-Index có thêm 108,55 điểm, tương đương 11,17% lên 1.080,01 điểm. Chỉ số tăng mạnh với đà tăng trên diện rộng của 333/401 cổ phiếu và 18/19 ngành tăng điểm. Các nhóm ngành ngân hàng, bán lẻ, tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính, dầu khí, hóa chất, bất động sản, xây dựng và vật liệu đều tăng trên 10%

Theo dự báo của công ty chứng khoán, việc các quỹ ngoại đẩy mạnh giải ngân đẩy chỉ số ra khỏi vùng đáy và hỗ trợ cho dòng tiền tăng trưởng sau quá trình dài nén chặt. Xu hướng tăng điểm mạnh và duy trì trong tuần này, nhà đầu tư có thể canh mua ở vùng thấp tại những dịp rung lắc trong quá trình chỉ số tiến tới các vùng điểm cao mới.

Trong tuần VN-Index có nhịp tăng gần 110 điểm, các cổ phiếu lớn trong danh mục VN30 đóng góp trên 60% mức tăng điểm của chỉ số. Trong đó, VCB là động lực chính đưa VN-Index vượt mốc 1.080 điểm với mức đóng góp 14,25 điểm. Cổ phiếu của Vietcombank có nhịp tăng gần 16,3% lên 85.000 đồng/cp.

Theo báo cáo cập nhật mới đây của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt 17,4% từ đầu năm, Vietcombank vẫn còn 1,2% hạn mức tín dụng chưa sử dụng tới sau hai lần được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức.

KBSV kỳ vọng VCB sẽ được Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao và ưu tiên cấp room tín dụng ở mức cao cho năm 2023, nhờ chất lượng tài sản tốt, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở mức thấp; tham gia tiếp nhận chuyển giao một tổ chức tín dụng yếu kém và cung cấp các gói hỗ trợ theo yêu cầu của chính phủ.

Bên cạnh ông lớn VCB, VHM và VIC cũng là các trụ đỡ tích cực trong tuần vừa qua khi lần lượt giúp chỉ số chính có thêm 11,41 điểm và 3,92 điểm. VRE cũng thuộc Top12 trong danh mục trụ đỡ tích cực, nếu tính thêm mã này bộ ba cổ phiếu “họ Vingroup” đóng góp hơn 17,7 điểm.

Cùng chiều, giao dịch khởi sắc của các bluechip như HPG, TCB, MSN, MWG, GAS, VPB, MBB, … cũng góp sức trong quá trình đưa chỉ số đi lên.

10 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho đà đi lên của thị trường kéo VN-Index tới hơn 57 điểm. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Ngược lại, danh mục 10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index lấy đi chưa tới 1 điểm của chỉ số chính. Trong đó, SAB là lực cản chính của VN-Index, ghi nhận mức giảm gần 4,5% kể từ đầu tháng 11. Các mã khác tập trung ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, bao gồm PDN, IBC, SVC, HRC, HPX, SVI, TNC, AST, LCG, …

Trong số này, cổ phiếu HPX của Đầu tư Hải Phát dẫn đầu danh sách rút vốn của khối ngoại tuần qua với giá trị bán 328 tỷ đồng, đây cũng là giao dịch thoái toàn bộ 11,91% vốn của Dragon Capital tại công ty.?

Nguồn bài viết: Đâu là 'công thần' giúp VN-Index có tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 2009?

1 Likes

Khối ngoại mua ròng “Kỷ lục” 2 tháng gần đây và đây chính là lý do

10 phiên gần đây khối ngoại vẫn miệt mài gom ròng

## Chớp thời cơ mua chứng khoán Việt Nam với giá rẻ, khối ngoại đã đổ hàng nghìn tỷ đồng vào thị trường qua các quỹ ETF.

Ảnh shutterstock

VN-Index vừa ghi nhận tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp và là tuần có mức tăng % mạnh nhất kể từ 5/6/2009. Cùng với đó, dòng tiền tham gia thị trường đã có sự cải thiện rõ rệt với mức thanh khoản khớp lệnh trung bình tại HoSE đạt trên 1 tỷ cổ phiếu mỗi phiên, tương ứng với giá trị trên 15.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh diễn biến khởi sắc đó, khối ngoại đã tích cực giải ngân hơn 9.300 tỷ đồng vào thị trường trong tuần qua với cả 5 phiên mua ròng.

Cụ thể, trên sàn HoSE khối ngoại đã mua ròng 314,08 triệu đơn vị, với giá trị mua ròng lên tới 9.181,88 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần cả về lượng và giá trị so với tuần trước đó (từ 21-25/11), HPG và VHM là hai mã được khối này ưa thích nhất với giá trị giải ngân lần lượt 1.436 tỷ đồng và 1.308 tỷ đồng. Còn trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng trong cả 5 phiên giao dịch, với khối lượng tổng cộng hơn 5,92 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 245,27 tỷ đồng, giảm 28,87% về lượng và 10,3% về giá trị so với tuần trước.

Tính từ đầu tháng 11 đến nay, tổng giá trị mua ròng trên toàn thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 19.000 tỷ đồng. Con số này chỉ thấp hơn đôi chút so với mức mua ròng hơn 22.800 tỷ đồng hồi tháng 5/2018. Tính riêng tháng 11, VNM ETF hút ròng 34 triệu USD, còn FTSE Vietnam ETF hút ròng lần lượt 16 triệu USD. Những quỹ ETF này tập trung chủ yếu vào những cổ phiếu bluechip, đầu ngành, như rổ VNDimond, VN30.

Đặc biệt tại Fubon FTSE Vietnam ETF, giá trị dòng tiền vào đã lên đến 133 triệu USD (~3.300 tỷ đồng) trong tháng 11. Thời gian tới con số này sẽ còn tăng lên khi Fubon đã được Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính thông qua đợt huy động vốn bổ sung lần thứ 4 với số vốn khoảng 4.000 tỷ đồng. Đây sẽ là một nguồn vốn ngoại quan trọng hỗ trợ thị trường đầu tháng 12.

Tại thời điểm bắt đầu rót vốn, ông Yang Yining – nhà quản lý quỹ Fubon FTSE nhìn nhận sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam từ cuối tháng 9 chủ yếu do áp lực bán giải chấp tại nhóm cổ phiếu bất động sản và Ngân hàng Trung ương Việt Nam tăng lãi suất hai lần trong vòng một tháng. Sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu, thị trường đã tạo cơ hội cho một sự phục hồi từ đáy trong ngắn hạn.

“Đây quả thực là thời điểm tốt để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam”, đại diện quỹ nhấn mạnh.

Tương tự, nhà sáng lập quỹ PYN Elite, ông Petri Deryng cũng chỉ ra rằng một trong những lý do khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu là những sai phạm trên thị trường chứng khoán như việc thao túng giá cổ phiếu, thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Điều này tác động đến tâm lý của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường.

Tuy nhiên về tổng quan khi so sánh các thông tin về thị trường tài chính, kinh tế vĩ mô với những quốc gia khác trong khu vực Asean, Việt Nam vẫn được đánh giá hấp dẫn dựa trên nhiều khía cạnh. Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đang xem thời điểm hiện tại là cơ hội tuyệt vời để rót tiền nhiều hơn nữa vào TTCK Việt Nam, nhất là khi nhìn vào triển vọng kinh tế 5 năm tới.

“Hiện nay, nhiều quỹ thị trường mới nổi chưa thể tiếp cận vào Việt Nam khi chúng ta mới chỉ là thị trường cận biên (Frontier market). Một khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI sẽ trở thành bước tiến lớn. Đồng thời, việc nâng hạng sẽ giúp thị trường chứng khoán nước ta mở rộng quy mô gấp 5 thậm chí gấp 10 lần so với hiện tại. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, nếu như được nâng hạng sẽ có giá IPO rất nhiều”, ông Petri Deryng chia sẻ tại Chương trình Bí mật đồng tiền ngày 2/12.

Ngoài ra, tại Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết lần thứ 15- năm 2022, ông Dominic Scriven, Chủ tịch HĐQT Dragon Capital Group cho rằng thị trường đang bắt đầu phản ánh sự hạ nhiệt của nhiều thách thức, như tỷ giá VND đang ổn định lại so với đồng USD, sự hoang mang đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đang bình ổn lại cùng thanh khoản trên thị trường chứng khoán chạm ngưỡng 1 tỷ USD/phiên.

“Nhà đầu tư lừng danh Warren Buffett có phương pháp đầu tư dựa trên giá trị dài hạn, nghĩa là mua cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị nội tại. Thị trường chứng khoán Việt Nam sau đà giảm mạnh, giá trị vốn hoá chỉ còn bằng 50% GDP, tương ứng 200 tỷ USD. Vậy những người theo quan điểm của Warren Buffett xem đây là cơ hội rất đáng để xem xét”, ông Dominic nói.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý đang nỗ lực cùng HoSE để đưa Việt Nam lên thị trường mới nổi. Tổng giá trị AUM vào các thị trường mới nổi là 25.000 tỷ USD. Vậy nếu thị trường Việt Nam được nâng hạng vào thị trường mới nổi (EM) thì sẽ tiếp cận được dòng vốn này, dù rằng tỷ lệ không lớn, nhưng chỉ cần 0,4-0,5% cũng có thể thu hút được 100 tỷ USD vào thị trường. Hiện nay dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào khoảng 40 tỷ USD.

“Điều này mở ra cơ hội tiếp cận vốn nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam, và khi họ muốn tìm cơ hội đầu tư thì chắc chắn họ chỉ muốn gặp các doanh nghiệp mạnh, có quản trị công ty tốt”, ông Dominic nói.

Công bố chi tiền mua cổ phiếu “đỡ giá” nhưng hàng loạt lãnh đạo lại chỉ mua chưa đến một nửa

Lý do các lãnh đạo này đưa ra là thị trường không thuận lợi, không thu xếp được tài chính, thay đổi kế hoạch cá nhân, …

Ông Nguyễn Quang Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (mã CK: TNA) vừa mua vào 1.090.500 cổ phiếu, nâng sở hữu từ 15,07% lên 17,27% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 1/11 đến 30/11. Tuy nhiên, trước đó ông Nguyễn Quang Hòa đăng ký mua 2,2 triệu cổ phiếu TNA. Bên cạnh đó, từ ngày 21/11 đến 22/11, ông Hòa đã bị bán giải chấp 472.100 cổ phiếu.

Như vậy, nếu tính cả lượng bị bán giải chấp, thực tế, ông Nguyễn Quang Hòa chỉ mua được 618.400 cổ phiếu TNA, bằng 28,1% tổng lượng đăng ký. Ông Nguyễn Quang Hòa không đưa ra lý do giải thích cho việc không mua hết lượng đăng ký nói trên.

Tương tự, ông Trần Văn Mười, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (mã CK: ABS) đã mua vào 390.000 cổ phiếu ABS trong tổng số 3 triệu cổ phiếu đã đăng ký, tương ứng tỷ lệ mua thành công 13% tổng lượng đăng ký để nâng sở hữu từ 19,33% lên 19,81% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 31/10 đến 28/11. Lý do ông Mười không mua hết lượng đăng ký được đưa ra là do diễn biến thị trường chưa thuận lợi.

Thực tế, trong thời gian từ 31/10 đến 28/11, đã giảm 34%, còn nếu tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu ABS đã giảm đếnn 77%.

Ông Phan Tấn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần DRH Holdings (mã DRH) đã mua vào 978.000 cổ phiếu DRH trên tổng số 2 triệu cổ phiếu đăng ký từ ngày 17/10 đến 16/11. Nguyên nhân là vì ông Đạt thay đổi kế hoạch cá nhân. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Đạt tăng từ 3,47% lên 4,25%.

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (mã TVC) – ông Phạm Thanh Tùng đã mua vào 617.900 cổ phiếu TVC trên 1 triệu cổ phiếu đã đăng ký trước đó. Lý do ông Tùng không mua hết số cổ phiếu như đã đăng ký do biến động thị trường. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Tùng tại doanh nghiệp tăng từ 6,1% lên mức 6,62%. Thời gian hoàn tất giao dịch từ 30/9 - 14/10/2022.

Trước đó, từ ngày 19 - 23/9, ông Phạm Thanh Tùng cũng đã mua vào 345.000 trong khi đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu TVC. Lý do không mua hết được đưa ra là bởi cung cầu thị trường.

Gần đây, ông Tùng đã đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu TVC từ ngày 8/11 đến 7/12.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) cũng đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu DIG tuy nhiên, thực tế bà Huyền chỉ mua hoàn tất 4,57 triệu cổ phiếu từ ngày 7/10 đến 4/11. Lý do bà Huyền không mua đủ là vì không thu xếp được tài chính.

Ngoài ra, có trường hợp người nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp có liên quan lãnh đạo doanh nghiệp cũng không mua hết số cổ phiếu đăng ký. Ví dụ như từ ngày 25/10 đến 23/11, ông Nguyễn Đức Luyện, anh ruột ông Nguyễn Thành Đức, thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (mã CK: PHR) đã mua vào 28.900 cổ phiếu trong tổng đăng ký 50.000 cổ phiếu. Lý do được đưa ra là do điều kiện thị trường không phù hợp. Sau đó ông Luyện đã đăng ký mua thêm 20.000 cổ phiếu PHR từ 30/11 đến 29/12.

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương - tổ chức liên quan ông Nguyễn Minh Tùng, thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần SAM Holdings (mã CK: SAM) chỉ mua 857.200 đồng/cp từ ngày 17/10 đến 15/11 trong số 1 triệu cổ phiếu đăng ký do điều kiện thị trường không thuận lợi.

1 Likes

Không chỉ ETF, dòng vốn P-Notes mới cũng đang vào Việt Nam

Ước tính quy mô mua ròng khổng lồ của vốn ngoại gần đây có đóng góp từ quỹ ETF ngoại mà phần lớn là của Fubon ETF khoảng 4.500 tỷ, ETF nội khoảng 1.100 tỷ. Như vậy, các quỹ ETFs chỉ chiếm khoảng hơn 30% giá trị mua ròng của tổng giá trị khối ngoại mua ròng khớp lệnh…

Vn-Index đã có một tuần giao dịch đầy bất ngờ khi chỉ số bật tăng trở lại thành công về vùng 1.080 điểm tương ứng tăng thêm 108 điểm, 11,17%. Như vậy, đây là tuần thứ 3 liên tiếp chỉ số tăng điểm mức tăng % theo tuần mạnh nhất kể từ 5/6/2009. Sau 3 tuần tăng liên tiếp, Vn-Index đã tăng được 23,6% kể từ mức thấp nhất 873,78 điểm thiết lập ngày 16/11/2022.

Đà tăng của thị trường được hỗ trợ chính bởi dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài. Động thái mua ròng trở lại của khối ngoại được bắt đầu từ 03/11/2022, đặc biệt đà mua ròng mạnh mẽ bắt đầu từ 10/11/2022. Giá trị mua ròng tính từ 03/11 đến 02/12 là hơn 19.000 tỷ đồng.

TIỀN CHỦ YẾU ĐẾN TỪ DÒNG VỐN P-NOTES

Phân tích chi tiết về dòng vốn của khối ngoại, theo ông Huỳnh Minh Tuấn, chuyên gia lâu năm trên thị trường chứng khoán, sáng lập Công ty cổ phần FIDT, trong tổng giá trị mua ròng của khối ngoại có đóng góp từ quỹ ETF ngoại mà phần lớn là của Fubon ETF khoảng 4.500 tỷ, ETF nội khoảng 1.100 tỷ. Như vậy, các quỹ ETFs chiếm khoảng hơn 30% giá trị mua ròng của tổng giá trị khối ngoại mua ròng khớp lệnh. Vậy phần khối ngoại mua ròng khớp lệnh còn lại đến từ đâu?

Chỉ tính riêng trong tuần đầu tháng 12 (từ 28/11-02/12), khối ngoại đã mua ròng khớp lệnh gần 8.000 tỷ, trong đó các mã được mua ròng mạnh nhất HPG (1.435,5 tỷ), VHM (1.308,5 tỷ), STB (801,5 tỷ), SSI (558,9 tỷ), VIC (684,9 tỷ), MSN (564 tỷ), CTG (354,9 tỷ), KBC (279,9 tỷ), KDH, (305,1 tỷ), VND (243,2 tỷ), VNM (242,6 tỷ), VRE (226,1 tỷ), VCB (255,5 tỷ), GEX (194,8 tỷ).

Giá trị mua ròng của khối ngoại theo tháng.

Hiện tại quy mô danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF đạt xấp xỉ 20 tỷ Đài tệ, tương ứng hơn 15.900 tỷ đồng. Đây là quỹ ETF bám sát theo chỉ số FTSE Vietnam 30 và đã giải ngân gần hết số tiền trên nên quy mô khối ngoại mua ròng trong tuần vừa qua cho thấy có dấu chân của một nhóm khối ngoại khác.

Cụ thể, theo ông Huỳnh Minh Tuấn, tiền này nằm ở một loại công cụ tài chính phái sinh được gọi là chứng chỉ tham gia đầu tư được gọi là Participatory Notes hay còn gọi là P-Notes, được các tổ chức đầu tư phát hành dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Để phát hành P-Notes, các định chế tài chính lớn thường tích lũy một số lượng cổ phiếu đủ lớn, bao gồm các cổ phiếu lớn, có thanh khoản tốt, hoạt động hiệu quả và mang tính đại diện cho thị trường để lập thành một danh mục. Trên danh mục đó, các tổ chức tài chính này sẽ phát hành P-Notes cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư vào thị trường chứng khoán của nước sở tại.

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, cả 4 ngân hàng đầu tư nước ngoài có quy mô lớn là Deutsche Bank, HSBC, Citigroup và Merrill Lynch (nay là một bộ phận của Bank of America) đều triển khai phát hành các P-Notes cho khách hàng của mình ở nước ngoài.

P-Notes đặc biệt thu hút nhà đầu tư nhờ đặc điểm vừa mang tính chất của một chứng chỉ quỹ (CCQ), vừa mang tính chất của một công cụ thanh toán tương tự như thương phiếu. Theo đó, chủ thể sở hữu P-Notes không cần phải đăng ký thông tin với cơ quan quản lý và vẫn được hưởng đầy đủ quyền nhận cổ tức và lãi vốn từ danh mục chứng khoán đầu tư.

Vì vậy, đây là dòng tiền khó lường và tốc độ ra vào nhanh nên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của thị trường trong ngắn hạn và thường được cho là mang tính đầu cơ cao. Rủi ro của P - Notes là sự biến động rất khó dự báo, sự luân chuyển dòng vốn không rõ nguồn gốc và nguy cơ bùng phát tội phạm rửa tiền.

Với cơ chế chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa và thanh khoản lớn, có ảnh hưởng mạnh đến các chỉ số vào thời điểm mua thì một số mã được khối ngoại mua ròng mạnh thời gian qua như HPG, VIC, VHM, MSN, CTG, SSI, VRE gần như chắc chắn có trong danh mục của P - Notes.

P-NOTES MUA NHANH MÀ BÁN RÒNG CŨNG CỰC RÁT

Giai đoạn cuối 2009 đến 2010, khối ngoại mua ròng liên tục 15 tháng. Chỉ tính riêng trong năm 2010, khối ngoại đã mua ròng 15.250 tỷ đồng. Thời điểm đó các quỹ ETF chỉ đóng góp khoảng hơn 3.000 tỷ đồng trong tổng số 15.250 tỷ đồng mua ròng của khối ngoại trong năm 2010. Như vậy phần khối ngoại khuyết danh mua ròng là dấu chân của P - Notes.

Trước đó sau giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến Vn-Index rơi không phanh từ gần 1.180 điểm về 235 điểm và đến năm 2009 là giai đoạn bơm tiền mạnh đẩy chỉ số từ 235 điểm lên 632 điểm và rơi lại về 427 điểm cuối năm 2009.

Đó là thời điểm dòng tiền từ P-Notes đổ bộ lần đầu vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu vốn hóa lớn được P - Notes mua mạnh vào thời điểm đó là HPG, VIC, BVH, HAG, VNM, VCB, PVD, SSI, MSN. Các cổ phiếu tăng mạnh nhất giai đoạn này có thể kể đến HPG tăng 3,5 lần, BVH tăng 5 lần, VIC tăng 10 lần,…

Ông Huỳnh Minh Tuấn, chuyên gia lâu năm trên thị trường chứng khoán, sáng lập Công ty cổ phần FIDT.

Có thể thấy mặc dù chỉ số trong năm 2010 không tăng nhiều nhưng các cổ phiếu được P - Notes mua đều tăng rất mạnh trong năm 2010 và thanh khoản giai đoạn này gần như gấp đôi so với trước đó.

Giai đoạn tiếp theo có thể có dấu chân của P - Notes là 2016, đây là giai đoạn chỉ mua và gần như không bán.

Một giai đoạn nữa gần đây cũng khá rõ ràng có dấu chân của P - Notes là cuối 2018 đến tháng 03/2019.

“Đặc điểm không lẫn vào đâu được trong cách giao dịch của P - Notes là tấn công cực mạnh, các cổ phiếu hầu như kéo thẳng tắp không có nhịp chỉnh và gần như không có cơ hội cho nhà đầu tư chậm chân có thể mua. Thanh khoản thường khi P - Notes vào tăng rất mạnh, cứ ngỡ như là thanh khoản trong uptrend. Một đặc điểm nữa là P - Notes thường vào ở những thời điểm thị trường trông rất yếu, thanh khoản thì lẹt đẹt hoặc sau đoạn vừa giảm mạnh”, ông Tuấn lưu ý.

Về bối cảnh cũng khá tương đồng khi cuối 10/2010, VCB hạ lãi suất cho vay và cuối 11/2022 vừa rồi VCB cũng giảm lãi suất cho vay tới 1%.

Về thời gian giao dịch nhìn vào đồ thị quá khứ của Vn-Index và các mã như HPG, SSI, VIC, VHM,… có thể thấy P - Notes thường mua rất mạnh vào các tháng cuối năm hoặc các tháng đầu năm.

Ngoài ra dòng vốn P - Notes này đầu cơ cực cao, vào rất nhanh và ra cũng rất nhanh nên đến khi nó bán ròng thì cũng cực kì rát.

Mặc dù khó dự đoán chính xác nhưng khoảng thời gian mua mạnh nhất của P - Notes thường kéo dài khoảng 1,5-2 tháng.

Một số mã hiện tại như HPG, SSI, CTG,… đang lặp lại khá giống cách đánh năm 2019. Ngoài ra có thể xem thêm một số mã khác như VIC, VHM, VRE để thấy sự tương đồng.

Các cổ phiếu sau khi đạt đỉnh thường không rơi ngay mà sẽ có một đoạn co giật và rung lắc cực mạnh ở vùng đỉnh, đây có thể là đoạn phân phối hàng.

Nhìn quá khứ có thể thấy một số mã cổ phiếu sau khi được P - Notes mua thường sau khi tạo đỉnh và rớt lại thì tạo mặt bằng đáy cao hơn như các mã nhóm ngân hàng hoặc nhóm VIN, với HPG thì có thể tạo đáy bằng, còn đối với các mã thuộc nhóm chứng như SSI sẽ sideway down và sau đó thủng rất mạnh khỏi đáy cũ.

“Hiện tại dòng vốn này có thể đã vào đâu đó khoảng 2 tuần và theo dự đoán chủ quan dòng vốn này sẽ còn kéo dài đến giữa tháng 12 và cuối tháng 12”, ông Tuấn kỳ vọng.

Nguồn: vneconomy

1 Likes

SAB: Cổ đông Sabeco nhận về hơn 2.000 tỷ đồng cổ tức tiền mặt cho năm 2022

HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã SAB) vừa thông qua nghị quyết tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt lần 2 năm 2022 với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng).

Ngày đăng ký cuối cùng là 3/3/2023, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/3/2023. Ngày thanh toán dự kiến là 24/3/2023. Với hơn 641 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Sabeco phải chi khoảng 641 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức vào tháng 3 năm sau. Trong đó, công ty TNHH Vietnam Beverage là cổ đông lớn nhất của Sabeco khi sở hữu 53,59% vốn, dự kiến nhận về khoảng 344 tỷ đồng. Bộ Công Thương với 36% vốn, nhận về 231 tỷ đồng tiền cổ tức.

Trước đó, hồi tháng 10, công ty đã thông báo ngày 21/12 sẽ chốt danh sách tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt 1 năm 2022. Tỷ lệ thực hiện là 25%. Ngày chi trả cổ tức dự kiến là 11/1/2023. Với 641,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, SAB cần chi 1.603,2 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này.

Tại ĐHCĐ thường niên 2022, SAB thông qua phương án chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 35% bằng tiền mặt. Như vậy, tổng cộng công ty này sẽ chi hơn 2.000 tỷ đồng chia cổ tức cho cổ đông năm 2022.

Sabeco tích cực trả quyền lợi cho cổ đông trong bối cảnh tình hình kinh doanh của công ty khởi sắc sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Trong quý 3/2022, Sabeco ghi nhận doanh thu đạt 8.635 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.395 tỷ đồng, tăng 196% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, biên lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện từ 26,7% lên 31,2%.

Sabeco cho biết, doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý 3 được cải thiện và cao hơn năm ngoái khi cả nước thoát khỏi tình trạng đóng cửa và nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Ngoài ra, trong thời gian này cùng kỳ năm 2021 cũng thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế Covid-19, đặc biệt là ở TP HCM bị phong tỏa toàn bộ từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 10 năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Sabeco ghi nhận doanh thu đạt 24.950 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 4.424 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 44% và 75% so với 9 tháng đầu năm 2021.

Trên thị trường chứng khoán, phiên 5/12, SAB đang giao dịch ở vùng giá 180.000 đồng/cp. Đây là một trong những mã tránh được những cơn sóng dữ của thị trường thời gian qua, thậm chí còn tăng hơn 22% so với đầu năm.

1 Likes

Tăng chỉ tiêu tín dụng thêm 1,5 – 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng

Trước tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hơn. Hôm nay, ngày 5/12/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các TCTD.


Trụ sở NHNN

Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các TCTD theo hướng, các TCTD có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…, các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Việc mở rộng tín dụng đi đôi với việc kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng chi trả cho doanh nghiệp và người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Thống đốc cũng yêu cầu NHNN theo dõi sát diễn biến tình hình, có giải pháp hỗ trợ thanh khoản kịp thời qua các kênh, trường hợp cần thiết hỗ trợ với kỳ hạn dài hơn, kể cả kéo dài thời hạn qua Tết để các TCTD yên tâm hơn khi cấp tín dụng.

Đây là những giải pháp linh hoạt trong tình hình hiện nay. Thời gian tới, NHNN sẽ bám sát những dự báo, tình hình, đặc biệt là diễn biến của lạm phát để xây dựng chỉ tiêu định hướng và các giải pháp điều hành tiền tệ, tín dụng năm 2023.

NHNN

Nguồn bài viết: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWidth=20%&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV549416&rightWidth=0%&centerWidth=80%&_afrLoop=6234806840075794#%40%3F_afrLoop%3D6234806840075794%26centerWidth%3D80%25%26dDocName%3DSBV549416%26leftWidth%3D20%25%26rightWidth%3D0%25%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D1bpdj2y2nr_58

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 5/12

=> DOANH NGHIỆP

  1. Dragon Capital gom hàng triệu cổ phiếu PVD, đưa tỷ lệ sở hữu lên vượt 10%

  2. L14: Chủ tịch Licogi 14 chậm trễ báo cáo giao dịch khi bắt đúng ‘đáy’ L14

  3. Thanh khoản thị trường cải thiện, cổ phiếu VietinBank Securities (CTS) tăng 70% chỉ sau ít phiên giao dịch

  4. KBC: Doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm vay hơn trăm tỷ từ công ty con

  5. FMC: VDSC - Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng trưởng kép 15% giai đoạn 2021 - 2026

  6. PDR: Phát Đạt công bố chuyển nhượng xong gần 89% cổ phần tại Địa ốc Hòa Bình

  7. IBC: Vụ Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders Biên Hòa chưa hoàn lại học phí: Công an tỉnh chuyển nguồn tin tội phạm cho Công an TP.Biên Hòa giải quyết

😎 VFS: Thị trường không thuận lợi khiến một công ty chứng khoán phải rút hồ sơ niêm yết

  1. TNH: Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đầu tư thêm bệnh viện tại Lạng Sơn

  2. SSB: DFC giải ngân 100 triệu USD cho SeABank hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

  3. HAG: Lộ diện thương hiệu bò Lào Đặc Sản bán tại Bapi HAGL, bầu Đức hoàn thiện nhóm sản phẩm cho chuỗi thịt sạch

  4. VKC: Lỗ gấp 8 lần sau soát xét nhưng vẫn “khai gian” số cũ, một công ty bị UBCKNN xử phạt

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Chủ tịch VIG Nguyễn Phúc Long ký quyết định mua 2,9 triệu cổ phiếu TIG cũng do chính mình làm Chủ tịch

  2. L14: Tăng hơn 3 lần từ đáy, chủ tịch Licogi 14 giảm mua cổ phiếu đăng ký

  3. Dragon Capital mua 3,7 triệu cp DPM khi giá phục hồi, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 8%

  4. Mua bán không báo cáo, hai cổ đông lớn của MST và ATG bị phạt tiền

_

  1. Cổ phiếu DAG mất 75% giá trị, Nhựa Đông Á tạm dừng phát hành 29,8 triệu cổ phiếu ra công chúng

_

=> CỔ TỨC

  1. SAB: Cổ đông Sabeco nhận về hơn 2.000 tỷ đồng cổ tức tiền mặt cho năm 2022

  2. NTC trả cổ tức 60%, PHR nhận về 47 tỷ đồng

  3. HTN: Lần thứ hai, Hưng Thịnh Incons xin gia hạn thời gian trả cổ tức năm 2021

  4. EVNGenco2 (GE2) chốt danh sách cổ đông để chi 600 tỷ đồng trả cổ tức trước ngày rời sàn

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng giá mạnh, LPB tăng 56% trong 3 tuần

  • Bộ đôi LPB, STB tăng kịch trần hôm nay (2/12) trong đó LPB được nhà đầu tư “xếp hàng” dư mua hàng triệu đơn vị. Thanh khoản toàn ngành cao đột biến, đạt hơn 4.500 tỷ đồng.

  • Dòng tiền có tín hiệu chững lại trong phiên chiều nay, khi giao dịch xuống mức thấp nhất 3 phiên chiều gần đây. Tuy vậy sự ủng hộ từ phía người cầm cổ tiếp tục giúp thị trường thăng hóa, VN-Index lấy lại độ cao và tăng 1,26% so với tham chiếu lúc đóng cửa

  • Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán hút dòng tiền, vốn ngoại mua ròng gần 1.400 tỷ đồng, đánh dấu phiên thứ 6 liên tiếp mua ròng trên nghìn tỷ đồng

  • Thanh khoản HOSE đạt 20.974 tỷ đồng với 351 mã tăng và 135 mã giảm

  • Phiên 05/12, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 185 tỷ đồng. Trong đó, STB, HPG được mua ròng lần lượt gần 51 tỷ đồng và gần 46 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VHM là mã bị bán ròng nhiều nhất với giá trị giao dịch hơn 208 tỷ đồng. Theo sau là PDR với hơn 97 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Kido, Vincom Retail, PNJ, REE… và loạt DN vượt bão 2022: Vốn hoá tăng hàng chục nghìn tỷ đồng từ đầu năm bất chấp sóng giảm dài 7 tháng

  2. VN-Index tăng hơn 200 điểm từ đáy ngắn hạn, 95% cổ phiếu trên HOSE vượt cản MA20

  3. Chứng khoán vừa có tuần tăng kỷ lục từ 2009, cơ hội nào cho nhà đầu tư?

  4. Thêm 213 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch chứng khoán

  5. Quỹ ngoại đầu tiên tuyên bố “về bờ” sau gần một năm lỗ “chỏng vó”; Lumen Vetnam Fund cho biết quỹ đã có lãi 5,7% trong tháng 11 vừa qua sau khi âm nặng 15,26% vào tháng 10 trước đó.

  6. VNM ETF sẽ mua bán cổ phiếu ra sao trong kỳ cơ cấu quý 4/2022?

  7. BSC dự báo 5 cổ phiếu sẽ rời rổ MVIS Vietnam Index trong kỳ cơ cấu quý IV

  8. Công bố chi tiền mua cổ phiếu “đỡ giá” nhưng hàng loạt lãnh đạo lại chỉ mua chưa đến một nửa

_

  1. Vì sao gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 32 tỷ đồng?

  2. Ngân hàng Nhà nước: Đưa lãi suất về tương đương giai đoạn trước dịch là phù hợp

  3. Lãi suất cho vay tại các ngân hàng đang tăng nhanh. Tại một số ngân hàng, lãi suất cho vay đã lên mức 15-16%/năm khiến nhiều người choáng váng. Tuy nhiên, hiện đã có một vài tín hiệu tích cực về việc giảm lãi vay.

  4. Sau 11 tháng, thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước chỉ đạt 11% dự toán

_

=> VIỆT NAM

  1. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản miền Tây ‘ngấm đòn’ lạm phát

  2. Nhu cầu toàn cầu suy yếu, đơn đặt hàng sản xuất của Trung Quốc, Việt Nam giảm mạnh

  3. Xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ, EU đang bị chững lại

  4. Giá xuất khẩu gạo Việt Nam cao nhất thế giới

  5. Thái Nguyên: Quyết tâm hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

  6. Việt Nam - Hàn Quốc còn nhiều dư địa trong phát triển thương mại

  7. Sau khi chứng kiến những gì đã xảy ra tại nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn tại Trịnh Châu, gã khổng lồ Apple đã quyết định sẽ đẩy nhanh việc chuyển một phần sản xuất sang các quốc gia khác, trong đó Việt Nam và Ấn Độ được coi là những điểm đến tiềm năng.

  8. VNDirect: Điện gió sẽ là điểm nhấn trong giai đoạn sau giá FIT

_

=> THẾ GIỚI

  1. Trong vòng 17 tháng qua, kết thúc tháng 11/2022, chỉ số lạm phát giảm lần đầu tiên ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu

  2. Chi phí chống dịch Covid-19 làm cạn kiệt tài chính của các thành phố Trung Quốc

  3. Ngay cả khi số ca mắc Covid-19 đạt mức cao nhất mọi thời đại, Bắc Kinh, Thâm Quyến và nhiều thành phố lớn khác của Trung Quốc đã quyết định nới lỏng các yêu cầu xét nghiệm và quy tắc kiểm dịch.

  4. Đồng nhân dân tệ và nhiều chỉ số chứng khoán Trung Quốc tăng trở lại sau thông tin Bắc Kinh đẩy nhanh quá trình mở cửa nền kinh tế.

  5. Hang Seng Index của Hồng Kông tăng gần 3.4% ngay đầu phiên giao dịch. Riêng nhóm các chỉ số công nghệ trên Hang Seng đã tăng 5.94%.

  6. Công ty Sản xuất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đã và đang mở rộng sản xuất sang nhiều quốc gia để phòng ngừa rủi ro khi Đài Loan bị tấn công hoặc phong tỏa.

  7. Nền kinh tế Anh đang trên đà giảm 0,4% trong năm tới, khi lạm phát vẫn ở mức cao và các công ty dừng kế hoạch đầu tư, gây ra những tác động tiêu cực cho tăng trưởng dài hạn, Liên đoàn Công nghiệp kinh doanh (CBI) nhận định trong dự báo đưa ra ngày 5/12.

  8. Loạt ‘đại gia’ địa ốc Trung Quốc bán tháo tài sản ở Mỹ

  9. EU thừa nhận thiệt hại nhiều hơn Mỹ trong cuộc xung đột tại Ukraine

  10. Hàn Quốc: Đường cong lợi suất đảo ngược với lợi suất trái phiếu chính phủ Hàn Quốc kỳ hạn 3 năm cao hơn lợi suất trái phiếu 10 năm, mối lo ngại đang gia tăng rằng nền kinh tế sẽ bước vào giai đoạn suy thoá

  11. BofA: Dòng vốn chảy khỏi các quỹ tín dụng năm 2022 lên tới 316 tỷ USD và xóa hết toàn bộ dòng tiền đổ vào của năm trước.

  12. Trung Quốc: Hoạt động dịch vụ tiếp tục giảm trong tháng 11

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Genesis có thể nợ khách hàng lên tới hơn 1,8 tỷ USD, trước đó là 900 triệu USD

  2. Temasek, GIC mất uy tín vì đầu tư vào lĩnh vực tiền điện tử

_

  1. Tại cuộc họp ở Vienna, Áo, ngày 4/12, Bộ trưởng các nước thành viên OPEC+ đã quyết định giữ nguyên sản lượng dầu, sau khi Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đồng thuận áp trần giá đối với sản phẩm dầu của Nga.

  2. Nga thà giảm sản lượng chứ không bán dầu bị ép giá - Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định hôm 4/12

  3. Ấn Độ tiếp tục mua dầu của Nga bất chấp lệnh trừng phạt của EU

  4. EU áp giá trần với dầu Nga: Vẽ lại bản đồ năng lượng toàn cầu, thách thức trật tự kinh tế thế giới

  5. Iran triển khai các dự án hóa dầu với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD

_

  1. Nga tiết lộ tốc độ loại bỏ đồng USD và euro khỏi thị trường giao dịch. Tỉ lệ thanh toán bằng đồng USD và euro trong các giao dịch quốc tế của Nga đã giảm hơn 1/3 kể từ đầu năm nay, từ 79% xuống còn khoảng 50%.

  2. Đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài liên tục tăng giá so với USD

  3. Tỷ giá VND/USD bắt đầu lao dốc mạnh kể từ ngày 30/11 cho đến nay. Chỉ trong chưa đầy 1 tuần, giá USD tại các ngân hàng đã giảm hơn 700 đồng, tương đương giảm 2,9%. Nếu so với đỉnh gần 24.900 đồng/USD (cuối tháng 10) thì tỷ giá đã quay đầu giảm khoảng 3,05%.

  4. Giá vàng thế giới thấp hơn vàng SJC trên 14 triệu đồng/lượng

_

  1. Cấm than và dầu Nga nhưng châu Âu lại tranh nhau mua và không có ý định cấm vận khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ Moscow

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 24,070 đồng

Bảng Anh 29,813 đồng

EUR 25,950 đồng

Nguồn: Thông Tô - TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 5/12 => DOANH NGHIỆP 1)... | Facebook

1 Likes

Chứng khoán Trí Việt có tân Chủ tịch

Ông Bùi Minh Tuấn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty vì lý do sức khoẻ và điều kiện cá nhân, kể từ ngày 2/12…

TVB thông báo bổ nhiệm ông Phạm Thanh Tùng - Phó Chủ tịch HĐQT được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty, từ ngày 2/12.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (mã TVB-HOSE) công bố đơn từ nhiệm của Chủ tịch HĐQT.

Theo đó, ông Bùi Minh Tuấn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty vì lý do sức khoẻ và điều kiện cá nhân.

Ông Bùi Minh Tuấn mới đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) từ ngày 06/07/2022. Đồng thời Ông là Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC).

Đồng thời, TVB thông báo bổ nhiệm ông Phạm Thanh Tùng - Phó Chủ tịch HĐQT được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty, từ ngày 2/12.

Ông Phạm Thanh Tùng đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của TVB từ năm 2010 đến nay. Ông đồng thời là thành viên sáng lập, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (TVC).

Ông Tùng có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Chứng Khoán. Được biết, ông Tùng đã đưa Tập đoàn trở thành đơn vị tiên phong về QLTS với trụ cột chính là: Tài chính – Chứng khoán và các dịch vụ khác trong hệ sinh thái QLTS.

Trước đó, ngày 02/11/2022, Chứng khoán Trí Việt đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 791/QĐ-XPVPHC ngày 26/10/2022 của ủy ban chứng khoán Nhà nước. Theo đó, công ty bị phạt tiền 150 triệu đồng do vi phạm quy định về nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng (căn cứ điểm g khoản 3 Điều 26 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020). Cụ thể: tại một số thời điểm từ ngày 29/06/2020 đến ngày 18/01/2021, Công ty đã cho một số khách hàng đặt lệnh mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định.

Ngay sau đó, Phó Chủ tịch HĐQT TVB là ông Phạm Thanh Tùng đã đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu TVB theo phương thức giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh trên sàn. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 29/11 đến ngày 18/12. Mục đích giao dịch để đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân. Nếu giao dịch thành công, lượng cổ phiếu ông Tùng nắm giữ sẽ giảm từ gần 2,8 triệu cổ phiếu, chiếm 2,48% xuống còn 777.387 cổ phiếu, chiếm 0,69%.

Được biết, vào tối ngày 20/4, Bộ Công an đã có quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt.

Liên quan đến sự việc này, Chứng khoán Trí Việt cho biết, vụ việc nêu trên có liên quan đến hành vi của cá nhân ông Đỗ Đức Nam. Công ty đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra làm rõ các vấn đề liên quan.

Công ty xin khẳng định vụ việc nêu trên không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng trong kinh doanh của Công ty. Đồng thời không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và các đối tác đang có giao dịch, hợp tác với Công ty.

Theo thông tin từ Bộ Công an, kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ đã thu thập có căn cứ xác định trong thời gian từ 4/1/2021 đến ngày 6/10/2021, ông Đỗ Thành Nhân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Louis Holdings, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Louis Capital, Công ty cổ phần Louis Land đã thông đồng với ông Đỗ Đức Nam - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt và các đối tượng khác sử dụng nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán thực hiện mua, bán và lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Louis Capital (mã TGG), Công ty Cổ phần Louis Land (mã BII) và các mã chứng khoán khác trái quy định pháp luật, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu quý 3/2022 của TVB đạt 19,33 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ (83,67 tỷ); lợi nhuận sau thuế -6,16 tỷ trong khi cùng kỳ lãi 38,68 tỷ đồng. Theo TVB doanh thu giảm 77% so với cùng kỳ là do thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, giá trị và khối lượng giao dịch giảm nhiều dẫn đến các khoản thu từ tự doanh, phí môi giới và margin đều giảm. Cụ thể: doanh thu tự doanh quý 3/2022 lỗ 3,8 tỷ; doanh thu môi giới chứng khoán chỉ đạt 8,8 tỷ, giảm tới 22,2 tỷ so với cùng kỳ…

Lũy kế 9 tháng đầu năm, TVB ghi nhận doanh thu đạt 127,4 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 34,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 58% và 83% so với cùng kỳ.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/12, giá cổ phiếu này giảm 6,32% xuống còn 5.420 đồng/cổ phiếu và giảm 76% trong vòng 1 năm qua.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Trí Việt có tân Chủ tịch - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes