Phát Đạt công bố chuyển nhượng xong gần 89% cổ phần tại Địa ốc Hòa Bình
Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) vừa thông báo về việc hoàn tất chuyển nhượng gần 89% cổ phần tại Công ty cổ phần Địa ốc Hòa Bình.
Theo công bố, Phát Đạt đã hoàn tất chuyển nhượng 28.476.800 cổ phần phổ thông, tương đương với 88,99% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Địa ốc Hòa Bình.
Công ty Cổ phần Địa ốc Hòa Bình là chủ đầu tư dự án tại 197 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh hay còn được biết đến với tên gọi “Khu phức hợp Hòa Bình - Thanh Yến”. Đây là dự án về tay Phát Đạt sau khi công ty chuyển nhượng thành công dự án Astral City và mang về 3.340 tỷ đồng tiền mặt.
Theo đại diện PDR, việc chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Địa ốc Hòa Bình nằm trong chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư của Phát Đạt với mục đích tối ưu nguồn lực đầu tư, đảm bảo dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản nợ vay và tất toán trái phiếu trước hạn.
Ông Bùi Quang Anh Vũ - Tổng Giám đốc Phát Đạt đánh giá dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp không quá lớn trên tổng tài sản công ty. Bên cạnh đó, với chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư, công ty đang tập trung triển khai các dự án tiềm năng trong năm 2023. Cụ thể, Phát Đạt có kế hoạch triển khai ra thị trường hơn 12.000 sản phẩm đến từ các dự án tại Bình Định, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đà Nẵng… với doanh thu dự kiến khoảng 30.000 tỷ đồng.
Dự án Cadia Quy Nhon của Phát Đạt có vị trí ngay quảng trường trung tâm thành phố. Ảnh phối cảnh dự án
Tính từ cuối tháng 10/2022 đến nay, Phát Đạt công bố tất toán tổng cộng 558,7 tỷ đồng các khoản vay. Trong đó có 338,7 tỷ tất toán trước hạn trái phiếu. Theo báo cáo tài chính quý III/2022 của Phát Đạt, ước tính đến hiện tại tổng nợ vay giảm từ mức 5.265 tỷ đồng xuống khoảng 4.700 tỷ đồng, trong đó số dư nợ trái phiếu xuống còn 2.500 tỷ đồng. Ban Lãnh đạo công ty cho biết đã chuẩn bị kế hoạch và lộ trình để thanh toán đúng hạn các khoản vay, cũng như đảm bảo quyền lợi của các trái chủ.
Chuyên gia chỉ ra danh mục cổ phiếu tiềm năng trong thời điểm “10 năm có 1”
## Sau những ngày dài u ám, thị trường chứng khoán bắt đầu xuất hiện những tín hiệu phục hồi mới. Cùng với việc định giá thị trường đang vô cùng hấp dẫn, các chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm tích sản “10 năm có 1”.
Gần đây, các quỹ đầu tư ngoại tham gia vào thị trường khá sôi động phần nào giúp chỉ số hồi phục với những phiên tăng điểm tích cực. Nhưng, áp lực chốt lời ngắn hạn vẫn rất cao và thanh khoản còn rất hạn hẹp.
Tại Talkshow Chọn danh mục kỳ 6 với chủ để: Kỳ vọng phá vỡ xu hướng downtrend, ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Phân tích, CTCK Maybank Invesment Banking (MSVN) cho rằng, khi thị trường suy giảm, tâm lý bi quan nhiều, bởi cơ cấu thị trường Việt Nam là 88% nhà đầu tư cá nhân, còn nhà đầu tư tổ chức rất ít, và tổ chức cũng gặp vấn đề về room nước ngoài.
Trong giai đoạn thị trường xuống 874 điểm rồi bật lại, dòng tiền nước ngoài, cụ thể là quỹ ETF Fubon Đài Loan (Trung Quốc) vào rất đúng lúc, có thể quỹ này đã nhìn thấy cơ hội rẻ. Việc thị trường phục hồi giai đoạn này với dòng tiền đầu tư nước ngoài hỗ trợ sẽ giúp thị trường tìm lại một chút cân bằng và niềm tin.
Nhà đầu tư cá nhân mua được giai đoạn này cũng có lời tầm 10 - 15%, thậm chí nếu bắt đúng cổ phiếu như HPG sẽ hoàn toàn muốn chốt lời, vì triển vọng trong ít nhất 6 tháng tới vẫn còn biến động chưa chắc chắn. Tuy nhiên, chính áp lực chốt lời sẽ giúp thị trường kiểm chứng lại xem đáy 874 điểm liệu đã vững. Nếu đáy sau cao hơn đáy trước, thì tâm lý thị trường đã vững hơn và hồi phục tốt hơn rất nhiều.
***“***Thay vì đi theo đám đông, đi theo dòng tiền, room như lúc thị trường hưng phấn, lúc này chúng ta cần đánh giá cơ bản, tìm ra định giá hợp lý doanh nghiệp mạnh để đầu tư tích sản. Quan điểm của tôi, đây là giai đoạn chúng ta kiên trì tìm cơ hội đầu tư tích sản, là cơ hội 10 năm có 1 lần. Còn giao dịch ngắn hạn, xác suất là 50 - 50”, ông Thành nói.
Đây là giai đoạn chúng ta kiên trì tìm cơ hội đầu tư tích sản, là cơ hội 10 năm có 1 lần
Để dự báo các tín hiệu cần có để dòng tiền quay trở lại thị trường chứng khoán, chuyên gia MSVN cho rằng, cần nhìn vào yếu tố chi phí vốn, tín hiệu là lãi suất trái phiếu điều chỉnh lại. Thực tế, lãi suất trái phiếu sau khi đạt đỉnh cách đây 3 tuần đã giảm, điển hình là lãi suất trái phiếu NVL có tín hiệu giảm là điều tích cực, phản ánh tâm lý lo sợ, yếu tố thanh khoản đã được nới ra.
Ngoài ra, các thành viên thị trường kỳ vọng, các ngân hàng sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái bơm tiền. Điều này thể hiện qua thanh khoản trên thị trường dễ thở hơn và lãi suất trái phiếu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi hạ nhiệt bớt sẽ là tín hiệu cho thị trường phục hồi.
Ngay trong chiều tối hôm qua, Ngân hàng Nhà nước đã công bố điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng thêm 1,5 - 2% cho toàn hệ thống. Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng theo hướng, các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Phân tích MSVN.
Chính động thái này của cơ quan quản lý đã mang lại hy vọng cho thị trường chứng khoán hồi phục vững chắc, sau những phiên tăng điểm trong nghi ngờ thời gian qua.
Ông Thành cũng khẳng định: “Tôi cho rằng thị trường đã cảm nhận thấy điều này và cũng có sự phục hồi hơn 1 tuần nay. Để tạo được con sóng lớn, dài, nếu bước vào giai đoạn lãi suất, chính sách được điều chỉnh, tức là chu kỳ tiền tệ bước vào giai đoạn nới lỏng, thì chúng ta thấy con sóng lớn và dài hơn”.
Cơ hội tiềm năng
Ông Nguyễn Duy Anh, Trưởng phòng quản lý danh mục đầu tư VCBF cũng có quan điểm, để giải ngân trong giai đoạn này, yếu tố định giá là quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đang có định giá rẻ, dễ dàng hơn khi thị trường cao, doanh nghiệp có mức định giá hợp lý.
Các năm tiếp theo, ông Duy Anh dự báo, kinh tế thế giới sẽ tương đối khó khăn, nhà đầu tư có thể tập trung vào các ngành mà kinh tế Việt Nam có lợi thế. Cụ thể, Việt Nam là đất nước sản xuất và xuất khẩu, do đó, chúng ta có thể quan tâm các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp xuất khẩu đang khó khăn, nhưng dài hạn vẫn là triển vọng. Khi thị trường chung khó khăn, không chỉ Việt Nam gặp khó, mà các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu cũng sẽ khó. Nước nào không vượt qua được sẽ trở thành cơ hội cho Việt Nam, quan trọng là nội lực doanh nghiệp.
Một nhóm nữa mà ông Duy Anh cho rằng nên tập trung là doanh nghiệp công nghệ bởi công nghệ đang là xu hướng trên thế giới, doanh nghiệp cũng phải đầu tư để giảm thiểu chi phí. Những doanh nghiệp có thể đầu tư vào công nghệ thì tiềm năng tăng trưởng rất cao, đơn cử như FPT. Nhà đầu tư có thể nhìn những doanh nghiệp công nghệ trên thế giới, so sánh 10 năm trước đến nay để đánh giá tiềm năng của một ngành.
“Còn các ngành khác, hãy nhìn lại các thị trường đã phát triển hơn chúng ta, ngành nào 10 năm trước họ phát triển thì 10 năm sau có thể là ngành của chúng ta, ngành đấy có thể hưởng lợi”, ông Duy Anh dự báo.
Ngoài ra, một yếu tố có thể liên quan đến cổ phiếu là lãnh đạo doanh nghiệp. Những lãnh đạo tốt có thể lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hãy xem trong lịch sử, lãnh đạo đó có đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn không để dự báo cho chu kỳ khó khăn này.
Với việc luôn bám sát những tiêu chí này, từ khi thành lập đến nay, lợi nhuận trung bình của VCBF là 15%/năm. Ông Duy Anh cho rằng, nếu nhà đầu tư cá nhân đầu tư có nguyên tắc và đảm bảo tiêu chí đề ra, lợi nhuận cũng có thể đạt 15%/năm.
Ông Nguyễn Duy Anh tại Talkshow Chọn danh mục.
Trong khi đó, ông Quản Trọng Thành cho biết, nhà đầu tư nước ngoài nhìn Việt Nam là thị trường 100 triệu dân, dân số trẻ nên tiềm năng phát triển liên quan đến tiêu dùng, dịch vụ tài chính và bất động sản là rất lớn.
Mặt khác, sau chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2019, Việt Nam đã đón nhận dòng vốn FDI đổ vào rất nhiều. Chính phủ Việt Nam cũng nhìn nhận, để nâng tầm chất lượng đất nước thì cần thu hút được FDI vào Việt Nam nhiều hơn nữa. Để làm được điều này, nước ta phải đầu tư vào hạ tầng.
Ông Thành phân tích, chúng ta có lợi thế về ổn định chính trị, quy mô thị trường, về dân số, nhưng chi phí logistics lại rất cao. Vì vậy, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ trong 5 năm tới, đặc biệt là năm 2023, khi các động lực tăng trưởng khác tạm thời bị gián đoạn, thì đầu tư công là yếu tố giúp chúng ta vừa đạt được mục tiêu GDP, vừa đạt mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút FDI.
Nếu nhìn vào đó, ông Thành đánh giá cao những ngành sẽ hưởng lợi là khu công nghiệp, logistics như GMD, ACV; hạ tầng như HPG, PLC,… Còn những ngành lớn được nhà đầu tư luôn yêu thích là ngân hàng, tiêu dùng, bất động sản sẽ gặp khó khăn tạm thời về chính sách, thị trường, giống như xuất khẩu chỉ khó khăn một năm nhưng năm sau sẽ lại phục hồi.
Do đó, nhà đầu tư có thể tập trung lựa chọn những cổ phiếu của những công ty có thế mạnh về mô hình kinh doanh giúp họ tồn tại được. Ngoài ra, cũng giống ông Duy Anh, ông Thành đề cao ban lãnh đạo của doanh nghiệp, những người có khả năng ứng biến với thách thức, có uy tín đứng ra thương lượng với ngân hàng, người cho vay, bạn hàng để vượt qua khó khăn giai đoạn này và cơ hội thâu tóm thị trường.
Nhựa Đông Á (DAG) dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng
## CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HoSE: DAG) thông qua việc tạm dừng hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (HoSE: DAG) cho biết việc tạm dừng trên để điều chỉnh phương án sử dụng vốn chi tiết đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của công ty và mang lại hiệu quả cho công ty.
Sau khi có phương án sử dụng vốn mới, Nhựa Đông Á sẽ nộp lại hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước theo quy định và sẽ báo cáo lại vào kỳ họp ĐHĐCĐ gần nhất.
Được biết, tại Đại hội cổ đông thường niên đầu năm, DAG thông qua việc chào bán hơn 29,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu (tỷ lệ 2:1, cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới). Giá trị dự kiến thu được từ đợt chào bán này là khoảng 297,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã thông qua kế hoạch huy động 100 tỷ đồng qua kế hoạch chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Tổng số tiền huy động từ phát hành riêng lẻ và chào bán cho cổ đông hiện hữu dự kiến dùng để đầu tư vốn mở rộng các Nhà máy sản xuất của các công ty con; đầu tư vốn vào công ty con, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác; bổ sung vốn lưu động; và thanh toán nợ vay ngân hàng và các khoản nợ đến hạn khác.
Nhựa Đông Á mới hoàn thành 44% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm
Trong quý III/2022, Nhựa Đông Á ghi nhận doanh thu đạt hơn 546,5 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kì năm 2021. Trong đó giá vốn bán hàng 517,1 tỷ tăng 26,8%; lợi nhuận gộp tăng 2,1% lên 29,4 tỷ đồng doanh thu tài chính giảm 16,3% xuống còn 2,7 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm còn 14,8 tỷ đồng tương đương 3,2%. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Nhựa Đông Á đạt 3,35 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kì năm trước.
Lũy kế 9 tháng, DAG ghi nhận doanh thu đạt hơn 1.762 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 316% so với cùng kỳ.
Kế hoạch kinh doanh năm 2022, DAG đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.250 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu đạt 120 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng DAG thực hiện được 78% kế hoạch doanh thu và 44% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm.
Được biết, từ ngày 6/1 đến ngày 15/11, cổ phiếu DAG giảm 82,1% từ 16.600 đồng/cổ phiếu về 2.970 đồng/cổ phiếu và sau đó hồi phục dần. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 05/12, giá cổ phiếu DAG hiện đang ở mức 4.170 đồng/ cổ phiếu.
Vì sao giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước?
## Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền, quy định đối tượng áp dụng có trách nhiệm báo cáo khi khách hàng thực hiện giao dịch có tổng giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.
Theo Ngân hàng Nhà nước, Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2022 thay thế cho Luật Phòng chống rửa tiền năm 2012. Trong đó, Khoản 2 Điều 25 Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022 quy định: Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Việc xây dựng quyết định nhằm hướng dẫn chi tiết mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền; phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền và công tác phòng chống tội phạm.
Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Phòng chống rửa tiền
Dự thảo Quyết định quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối tượng áp dụng là tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền.
Về mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo: đối tượng áp dụng có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi một khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc quy định mức giá trị phải báo cáo là 300 triệu đồng và giữ nguyên mức giá trị này như quy định trước đó phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đồng thời, theo Lực lượng Đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) thì ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo được khuyến nghị là 15.000 USD (tương đương 375 triệu đồng, cao hơn mức quy định tại dự thảo quyết định).
“Tuy nhiên, nếu tăng mức giao dịch phải báo cáo lên 400 triệu đồng sẽ cao hơn ngưỡng của giá trị giao dịch phải báo cáo của FATF nên Ngân hàng Nhà nước kiến nghị giữ nguyên mức giá trị trên để phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu khuyến nghị” – Ngân hàng Nhà nước nêu rõ trong tờ trình.
Nhóm quỹ Dragon Capital gom thêm 3.7 triệu cp DPM trong 3 tuần
Trong vòng 3 tuần qua, nhóm quỹ Dragon Capital đã mua vào gần 3.7 triệu cp DPM khi giá cổ phiếu này trên đà hồi phục mạnh.
Nhóm quỹ dưới sự quản lý của Dragon Capital đã mua tổng cộng 422,000 cp DPM trong phiên 30/11.
Cụ thể, quỹ thành viên KB Vietnam Focus Balanced Fund mua 122,000 cp, Norges Bank mua 200,000 cp và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) mua 100,000 cp.
Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu DPM mà Dragon Capital nắm giữ là 31.71 triệu cp, tương ứng tỷ lệ sở hữu 8.1%. Tính theo giá kết phiên 30/11 là 40,900 đồng/cp, nhóm quỹ này đã chi hơn 17 tỷ đồng để thực hiện các giao dịch trên.
Xét theo số lượng nắm giữ vào ngày 11/11 là 27.6 triệu cp, Dragon Capital đã mua tổng cộng khoảng 3.68 triệu cp DPM trong giai đoạn từ 11/11-05/12.
Giai đoạn giao dịch sôi động của Dragon Capital
Diễn biến tại DPM tiếp nối giai đoạn giao dịch sôi động của nhóm quỹ Dragon Capital.
Trước đó, nhóm này cũng vừa mua 900 ngàn cp PVD, 930 ngàn cp DCM và 5.1 triệu cp GEX.
Ở chiều ngược lại, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 8.5 triệu cp DGC, 760 ngàn cp DXG, 1.3 triệu cp NLG và đáng chú ý nhất là thoái sạch hơn 26 triệu cp HPX.
KBC: Thu hút LG, Foxconn, Luxshare, Canon và GoerTek nhưng Kinh Bắc đang đối mặt với tiến độ đàm phán giữa công ty và các khách thuê chậm hơn dự kiến trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chững lại
VGC: Viglacera báo lãi 11 tháng vượt 27% kế hoạch năm 2022
VGC: VCBS - Sau 1 năm thuận lợi, các quý tới của Viglacera sẽ không còn nhiều động lực tăng trưởng. Trong mảng BĐS dân cư, Viglacera đã hạch toán phần lớn các khu đô thị đã bán như KĐT Đặng Xá và còn lại các dự án nhà ở xã hội do đó tiềm năng hạch toán trong năm 2023 sẽ không nhiều.
CEO - L14 “sinh lời” trên 200% sau 3 tuần, nhóm trụ bất động sản bắt đầu rung lắc
L14 có lúc giảm sàn, chấm dứt chuỗi ngày tăng trần với lượng khớp lệnh cao kỷ lục
VJC: Ghi nhận số chuyến bay 9 tháng đầu năm nay hồi phục mạnh nhất trong các hãng hàng không lớn của Việt Nam, dự kiến lãi ròng 1.300 tỷ đồng năm 2022
_
IBC: Cổ phiếu IBC của Shark Thuỷ mất 56% giá trị sau hơn một tháng, báo cáo tài chính chỉ ra doanh nghiệp còn lại bao nhiêu tiền?
IBC: “Shark” Thủy phủ nhận tin đồn làm hồ sơ định cư ở châu Âu, mong NĐT giảm lãi suất, cho thêm cơ hội và thời gian khoảng 2-3 năm
1.500 tỷ đồng tiền ngoại đổ vào SSI từ đầu tháng 11, lực bán mạnh xuất hiện quanh vùng giá 20.000 đồng
PNJ: Góp mặt trong top 5 doanh nghiệp niêm yết quản trị tốt năm 2022
HPG: Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 6,6 triệu tấn thép sau 11 tháng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do không còn đơn hàng xuất khẩu phôi thép. Tiêu thụ thép Hòa Phát tháng 11 giảm 30% so cùng kỳ
Xi măng Sài Sơn (SCJ): Chủ tịch sắp “cấp” trăm tỷ cho công ty để trả nợ ngân hàng
JVC: Chưa khắc phục được tình trạng cổ phiếu bị kiểm soát
HPM: Khoáng sản Hoàng Phúc bị phạt 100 triệu do ‘ém’ loạt tài liệu
Lợi nhuận bốc hơi 166 tỷ sau kiểm toán, VKC Holdings bị xử phạt vì công bố thông tin sai lệch
VMD: Đề nghị truy tố nữ Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan
Ông Phạm Thanh Tùng trở lại ghế chủ tịch Chứng khoán Trí Việt
VDL: HNX cắt margin đối với 1 cổ phiếu ngành bia rượu
_
=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
PDR: Trong 9 phiên giao dịch, Chủ tịch Phát Đạt đã bị các công ty chứng khoán bán giải chấp gần 40 triệu cổ phiếu PDR, hạ tỷ lệ sở hữu từ 48,99% còn 43,48%.
Licogi 14: Chị gái thầy A7 thoái vốn trước thềm L14 đảo chiều, Chủ tịch HĐQT chậm công bố giao dịch
Thị giá IPA giảm sâu 75%, công ty riêng bà chủ VNDirect muốn bán hết 1,5% vốn IPA, tương đương 3,2 triệu cổ phiếu
IDC: Thiếu hồ sơ, Idico quyết định tạm ngừng mua cổ phiếu quỹ và giảm vốn điều lệ
Gia đình Chủ tịch Hải Phát (HPX) bị bán giải chấp thêm gần 14 triệu cổ phiếu từ 8/12/2022 đến 6/1/2023
Giao dịch chui cổ phiếu, 2 cổ đông lớn tại MST và ATG bị “gõ đầu”
Cổ phiếu FPTS (FTS) tăng hơn 50% từ đáy, cổ đông lớn vẫn muốn gom thêm
PDR, VIB, SBT, DPM, FTS, IPA, L14, EVS, DHM: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
_
HBC: Phát hành thành công 94,6 tỷ đồng trái phiếu
Chứng khoán SmartInvest (AAS) muốn mua lại trước hạn gần nửa số trái phiếu đã phát hành
_
=> CỔ TỨC
SAB: Liên tục chia cổ tức trong năm 2022 và dự kiến đến hết quý 1/2023, Thaibev dự sẽ thu được tổng hơn 2.405 tỷ đồng cổ tức.
VIB: Dự báo lợi nhuận sau thuế 8.400 tỷ đồng năm 2022, muốn chi hơn 2.100 tỷ đồng tạm ứng cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 10%
VNM: Chốt ngày tạm ứng cổ tức đợt 2/2022 tỷ lệ 14%
DRC: Cổ phiếu hồi phục, Cao su Đà Nẵng chốt ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức, 1 cổ nhận 500 đồng
DHC: 70 tỷ đồng sắp về túi cổ đông Dohaco cuối tháng 12 thông qua việc trả cổ tức tỷ lệ 10%
Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 10 doanh nghiệp trong tháng 12
Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!
_
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
Từ cực kỳ hưng phấn khi VN-Index tăng 4,2% phiên thứ Sáu tuần trước, chỉ đúng một vòng T+2,5, thị trường lại đảo chiều cực sốc với mức giảm 4,11%
Lại tranh nhau bán tháo, gần 150 mã giảm sàn, VN-Index bốc hơi gần 45 điểm
Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng giảm sàn phiên 6/12, chỉ duy nhất LPB đóng cửa trong sắc xanh
VN30-Index đóng cửa giảm 5,12%, là mức giảm trong nhóm kỷ lục của năm 2022. Kể từ đầu năm tới giờ, chỉ số này chỉ có 2 phiên giảm quá 5% giá trị một ngày, là các phiên 25/4 với mức giảm 5,4% và ngày 12/5 với mức giảm 5,2%.
Thanh khoản thị trường lại tăng mạnh với giá trị khớp lệnh trên HoSE lên đến hơn 21.730 tỷ đồng, cao hơn 21% so với phiên trước. Đây cũng là mức thanh khoản cao nhất trong hơn 7 tháng.
Trái với đà giảm mạnh của chỉ số chính, giao dịch khối ngoại trở thành điểm sáng khi họ mua ròng với tổng giá trị hơn 817 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào SSI, VHM trong khi bán ròng DCM, VRE. So với những phiên gần đây, lực mua của khối ngoại đã có phần suy yếu.
Phiên 06/12, khối tự doanh bán ròng tổng cộng hơn 194 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc bán ròng gần 580 tỷ đồng NVL. Ngược lại, chiều mua ròng khá đồng đều, top 10 mã mua ròng mạnh nhất đều nằm trong rổ VN30. Mức mua ròng từ 20 đến khoảng 35 tỷ đồng.
_
=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
Ngành thép 2023: Được hỗ trợ bởi đầu tư công, nhưng giá và lợi nhuận sẽ hồi phục chậm
HoSE: Hơn 15 tỷ cổ phiếu được giao dịch trong tháng 11, thị phần khối ngoại tiếp tục tăng mạnh
Nhiều lãnh đạo công ty không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký do giá không như kỳ vọng và chưa thu xếp được tài chính
Nhóm bất động sản đồng loạt giảm sâu sau chuỗi hồi phục: Cổ đông vừa đọc giải trình tăng trần 5 phiên, quay lại đã thấy cổ phiếu “nằm sàn”
Vietcombank, PV Gas, BIDV, Becamex IDC và EVN Genco2 - Nhóm có cổ phần Nhà nước trở thành bệ đỡ “cứng” khi thị trường chứng khoán lao dốc trong năm 2022
Tính đến 2/12: 27 DN giảm trên 20.000 tỷ đồng vốn hoá, riêng 3 cái tên giảm hơn 100.000 tỷ nhưng cổ đông Thaiholdings mới “đau đầu”
Dòng vốn toàn cầu qua ETF vào Việt Nam lập kỷ lục mới gần 19.000 tỷ đồng sau 11 tháng, vượt xa năm 2021
Được cấp thêm hạn mức tín dụng năm 2022, ngân hàng nào hưởng lợi nhất?
VN-Index hồi phục 20% từ đáy, nhà đầu tư cầm tiền có nên “lên tàu” vào thời điểm này?
Giải trình cổ phiếu tăng trần, giảm sàn đang làm khó doanh nghiệp
_
HOREA: Nới room tín dụng, tín hiệu sáng cho thị trường bất động sản
Được nới room tín dụng, ngân hàng vẫn gặp áp lực cân đối vốn để cho vay. Theo SSI Research, việc nới hạn mức tín dụng trong năm 2022 sẽ chỉ giải quyết một phần nhỏ vấn đề ở thời điểm hiện tại. Dư địa để các ngân hàng thương mại cấp tín dụng tại thời điểm hiện tại là có, tuy nhiên vấn đề phần nhiều đến từ các tiêu chí cho việc giải ngân cho vay có được nới ra không.
Tổng ‘room’ tín dụng cho tháng 12 sẽ vào khoảng hơn 400.000 tỷ đồng
Nhiều khả năng NHNN sẽ tiếp tục hạ giá bán USD trong thời gian tới với bước giá cao hơn
_
=> VIỆT NAM
Thu thuế phí từ bất động sản 11 tháng đạt hơn 222.600 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ
Mùa địa ốc cuối năm: Sàn giao dịch thưa thớt, thầu xây dựng lao đao
Giá xăng dầu thế giới liên tục biến động, cùng với các chi phí tăng mạnh, khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ghi nhận lỗ nặng, mặc dù doanh thu vẫn tăng trưởng cao.
Kiến nghị “gỡ khó” về hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp gỗ
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc chững lại trong tháng 10
Năm 2022, kinh tế Đồng Nai bị rơi vào guồng xoáy khó khăn chung từ nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tỉnh đã kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân vượt qua để về đích với nhiều chỉ tiêu kinh tế có mức tăng trưởng khá.
Đà Nẵng giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 78%
Hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bất động sản niêm yết tốt hơn giai đoạn 2011-2013, do đó tình trạng “đóng băng” nếu xảy ra có thể ngắn hơn trước đây, theo VNDirect.
Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (6/12) tăng giảm không đồng nhất 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg
Đất công nghiệp phía Nam có thể khan hiếm giai đoạn 2023-2026
Sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu và số lượng đơn đặt hàng mới chậm lại đã ngày càng tác động sâu rộng hơn tới hầu hết các nhóm ngành chế biến chế tạo.
Ngày 5/12/2022, Tập đoàn BMW xác nhận hợp tác với Thaco sản xuất và lắp ráp 4 dòng sản phẩm chính gồm BMW X3, X5, 3-Series và 5-Series tại nhà máy ở Chu Lai, Quảng Nam, Việt Nam.
Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội duy trì thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu năm 2023 ở mức thấp như năm 2022.
_
=> THẾ GIỚI
Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều với VN-Index nổi bật nhất Châu lục khi giảm 4,11%
Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch giằng co với sắc đỏ bao trùm
Dữ liệu nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành dịch vụ Mỹ tháng 11 do ISM công bố cho thấy lĩnh vực này tăng trưởng tốt hơn dự báo.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (5/12) vì lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ cho tới khi đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái
Cổ phiếu Tesla giảm 6,4% sau khi có thông tin hãng xe điện này phải cắt giảm sản lượng tại nhà máy ở Thượng Hải.
Chỉ số chứng khoán Nifty 50 của Ấn Độ đã tăng 7% trong năm nay. Trong khi đó, chỉ số thị trường mới nổi của MSCI giảm 16%. Nhiều công ty đa quốc gia đã chuyển đầu tư sang Ấn Độ như một giải pháp thay thế cho Trung Quốc. Mục đích nhằm mở rộng thị trường quốc tế và tiếp cận với nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình hiện đang rất phát triển. Chính điều này đã giúp chứng khoán Ấn Độ lập đỉnh mới.
Lãi suất tiền mặt tại Australia tăng cao lên mức kỷ lục trong 10 năm qua
BoJ có thể bỏ giới hạn lợi suất trái phiếu vào năm tới khi lạm phát tăng lên
Bản đồ thương mại toàn cầu đang được vẽ lại trong bối cảnh hoạt động thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) - Mỹ tăng lên, còn quan hệ kinh tế giữa phương Tây và Trung Quốc bị siết chặt
Kinh tế Eurozone đối mặt nguy cơ suy thoái nhẹ
CBI cho biết Anh đã rơi vào cơn suy thoái “ngắn và nông”, khiến đầu tư kinh doanh thấp hơn 9% so với mức của năm 2019 và năng suất thấp hơn 2% so với xu hướng trước đại dịch.
Lo thiếu điện, Thụy Sĩ muốn cấm sử dụng xe điện trong mùa đông
Nguy cơ từ khối nợ 65.000 tỷ USD nằm ngoài báo cáo tài chính
_
=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
Goldman Sachs được cho là sẽ bơm tiền để “gom” các công ty crypto giá rẻ sau khủng hoảng FTX
Khối lượng giao dịch trên Binance tăng 30% sau khi FTX sụp đổ
Nexo ngừng cung cấp dịch vụ tại Hoa Kỳ sau khi đi vào ‘ngõ cụt’ với các cơ quan quản lý
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) khởi động điều tra quảng cáo crypto
Gate dot io công bố quỹ giải cứu thị trường 100 triệu USD
GameStop tiếp tục sa thải nhân viên
_
Châu Âu cắt giảm 1/4 tiêu thụ khí đốt trong tháng 11 cho dù nhiệt độ giảm xuống. Đây được xem là bằng chứng mới nhất cho thấy châu Âu đang đạt bước tiến trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng Nga…
G7 áp trần giá đối với dầu Nga: Con dao hai lưỡi
Dầu kết phiên 5/12 giảm mỗi loại trên 3,4%
_
USD, nhân dân tệ, bảng Anh và BTC bật tăng mạnh, vàng kết phiên 5/12 lao dốc 1,6%
Trong nước, giá đô la lùi về sát mức 24.000 đồng, giảm hơn 800 đồng so với đầu tháng 11
_
Mỹ, EU cân nhắc áp thuế môi trường với thép và nhôm Trung Quốc
Đường thô tăng trong bối cảnh lo lắng về triển vọng nguồn cung tại Ấn Độ, Brazil
Lúa mì xuống thấp nhất 13 tháng, đậu tương giảm bất chấp hy vọng nhu cầu
Một công ty chứng khoán bị xử phạt gần 1 tỷ đồng do hàng loạt vi phạm trong lập hồ sơ chứng khoán, cho khách hàng vay tiền, tài liệu phát hành trái phiếu…
Công ty chứng khoán này còn báo cáo không chính xác về tỷ lệ an toàn tài chính hay sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã được ĐHĐCĐ thông qua.
Ngày 5/12/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán APG (mã chứng khoán APG).
Chứng khoán APG bị phạt tiền 60 triệu đồng do lập, xác nhận hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin không chính xác. Công ty đã lập, xác nhận Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin không chính xác về giải pháp xác thực đặt lệnh sử dụng chứng thư số, chữ ký số và xác thực đặt lệnh trong giao dịch chứng khoán trực tuyến.
APG tiếp tục bị phạt tiền 100 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật. Cụ thể, Công ty không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội các tài liệu sau: Báo cáo Quý I/2021, Quý III/2021, Quý IV/2021, Báo cáo năm 2021, Quý I/2022 của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu; Báo cáo Quý I/2021, Quý II/2021, Quý III/2021, Quý IV/2021, Quý I/2022, Báo cáo năm 2021 của tổ chức cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu; Báo cáo Quý III/2021 và báo cáo năm 2021 của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu; Công ty báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội các tài liệu sau: Báo cáo Quý II/2021, Quý II/2022 của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu; Báo cáo Quý II/2022 của tổ chức cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu; Báo cáo Quý IV/2021, Quý I/2022 và Quý II/2022 của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu.
Đồng thời, công ty chứng khoán này còn bị phạt tiền 125 triệu đồng do không lưu giữ tài liệu về việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia mua chứng khoán chào bán hoặc phát hành riêng lẻ. Các trái chủ mua trái phiếu APGH2124001 phát hành trong năm 2021 của Công ty là 29 nhà đầu tư cá nhân trong nước; tuy nhiên, Công ty không lưu giữ tài liệu về việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với các cá nhân này.
Chưa dừng lại**, APG còn bị phạt tiền 175 triệu đồng do báo cáo có nội dung sai lệch.** Công ty báo cáo không chính xác về tỷ lệ an toàn tài chính tại các thời điểm 31/01/2022, 28/02/2022, 31/3/2022, 30/4/2022, 31/5/2022 và 30/6/2022). Kèm theo đó, APG còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là báo cáo thông tin chính xác.
UBCKNN tiếp tục phạt tiền 175 triệu đồng đối với APG do vi phạm quy định về hạn chế cho vay. Trong thời kỳ kiểm tra, Công ty đã cho một số khách hàng vay tiền thông qua các Hợp đồng đặt mua cổ phiếu, Hợp đồng đặt mua trái phiếu.
Ngoài ra, APG bị phạt thêm 350 triệu đồng do sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ngày 13/1/2022, Công ty hoàn thành đợt chào bán hơn 73 triệu cổ phiếu ra công chúng, tăng vốn điều lệ từ 732 tỷ đồng lên 1.463 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản giải ngân số tiền thu được từ đợt chào bán của Công ty không đúng như mục đích nêu tại Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 01/2021/NQ-ĐHĐCĐBT-APG ngày 6/10/2021 và Nghị quyết Hội đồng quản trị số 25/2021/NQ/HĐQT-APG ngày 11/10/2021 về việc thông qua phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, APG sẽ buộc phải thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Điểm b khoản 8 Điều 10 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
Như vậy, tổng cộng số tiền Chứng khoán APG bị xử phạt là 985 triệu đồng.
Về tình hình kinh doanh, Chứng khoán APG vừa ghi nhận khoản lỗ ròng 49 tỷ đồng trong quý 3 vừa qua. Đây là quý thua lỗ thứ 2 liên tiếp của APG sau quý 2/2022 lỗ 77 tỷ đồng. Đặc biệt, mảng tự doanh của APG hiện lỗ 150 tỷ đồng so với đầu năm.
VinFast Trading & Investment - công ty con của Vingroup đặt trụ sở tại Singapore - vừa nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ.
Việc nộp hồ sơ lên Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) này vừa được công ty công bố nhưng số lượng cổ phần chào bán và khoảng giá dự kiến vẫn chưa được xác định.
VinFast cũng cho biết dự kiến niêm yết cổ phiếu phổ thông trên sàn Nasdaq Global Select Market với mã VFS.
Citigroup Global Markets, Morgan Stanley & Co, Credit Suisse Securities (USA) và J.P. Morgan Securities sẽ đóng vai trò ngân hàng dựng sổ chính, kiêm đại diện của các nhà bảo lãnh phát hành cho đợt chào bán được đề xuất.
BNP Paribas Securities, HSBC Securities (USA), RBC Capital Markets và Wolfe | Liên minh Nomura sẽ là các bên đồng dựng sổ. Còn Robert W. Baird & Co. Incorporated sẽ đóng vai trò đồng quản lý.
Nasdaq là một trong hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Mỹ, cùng với Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Tính đến cuối tháng 10, hai sàn giao dịch này có tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 40.000 tỷ USD, trong đó quy mô vốn hóa của Nasdaq đạt hơn 17.000 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng, Nasdaq có tốc độ mở rộng quy mô nhanh hơn nhiều so với NYSE, khi vốn hóa thị trường của sàn này cách đây bốn năm chỉ hơn 11.000 tỷ đôla Mỹ. Kết quả này, phần lớn nhờ sự thành công của các cổ phiếu công nghệ thông tin trong giai đoạn hai năm gần đây.
Sàn Nasdaq chia làm ba phân khúc riêng biệt, gồm The Nasdaq Global Select Market, The Nasdaq Global Market và The Nasdaq Capital Market. Trong đó, yêu cầu để đưa cổ phiếu lên “The Nasdaq Global Select Market” - sàn giao dịch VinFast dự kiến niêm yết - nghiêm ngặt hơn hai sàn giao dịch còn lại.
Để chuẩn bị cho việc IPO VinFast, cuối năm 2021, Vingroup đã tái cấu trúc về sở hữu của doanh nghiệp sản xuất này.
Tập đoàn đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (51,52%) trong Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast Việt Nam) cho Công ty VinFast Trading & Investment, một công ty con của Vingroup có trụ sở chính tại Singapore (VinFast Singapore).
Sau tái cấu trúc, Vingroup và các cổ đông hiện hữu của VinFast Việt Nam trực tiếp sở hữu 100% cổ phần của VinFast Singapore, theo đó gián tiếp sở hữu 99,9% VinFast Việt Nam. Tập đoàn Vingroup vẫn duy trì tỷ lệ lợi ích 51,52% trong VinFast Việt Nam như hiện tại.
VinFast hiện sở hữu hệ sinh thái giao thông xanh gồm: dải sản phẩm xe điện đa dạng, trải rộng nhiều phân khúc và nhiều chủng loại từ ôtô điện, xe buýt điện tới xe máy điện cùng hệ thống xe buýt điện công cộng và mạng lưới trạm sạc điện rộng khắp toàn quốc. Ngoài Việt Nam, doanh nghiệp này đang mở rộng ra toàn cầu.
Huỷ đăng ký giao dịch với 3 mã cổ phiếu trên UPCoM từ ngày 14/12
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có các thông báo về việc hủy đăng ký giao dịch với 3 mã cổ phiếu của ba doanh nghiệp trên UPCoM vào ngày 14/12 tới đây.
Hủy đăng ký giao dịch với 300 cổ phiếu LYF của CTCP Lương thực Lương Yên. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu LYF đang ở mức 16.800 đồng/cổ phiếu.
Huỷ đăng ký giao dịch với 1.279.392 cổ phiếu SCV của CTCP Muối Việt Nam. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SCV đang ở mức 23.500 đồng/cổ phiếu.
Huỷ đăng ký giao dịch với 1.776.800 cổ phiếu IBN của CTCP In báo Nghệ An.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IBN đang ở mức 12.000 đồng/cổ phiếu.
Theo HNX, lý do huỷ đăng ký giao dịch các mã cổ phiếu LYF, SCV và IBN là do ba công ty này là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán và chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất đăng ký công ty đại chúng, thuộc trường hợp huỷ đăng ký giao dịch theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 137 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán./
Nới room tín dụng thêm 1,5-2%, nhóm cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi nhất?
Với việc nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay thêm 1,5-2%, ước tính quy mô tín dụng cho nền kinh tế có thể tăng thêm 156.000-200.000 tỷ đồng.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng (room) cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5 - 2%. Qua đó, nâng mức tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2022 lên mức 15,5-16%.
Thông tin này gây bất ngờ vì trước đó Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định không nới room quá 14% để kiểm soát lạm phát. Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước chỉ nới room cho một số ngân hàng thuộc nhóm Big 4 và các ngân hàng tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.
Với việc nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay thêm 1,5-2%, ước tính quy mô tín dụng cho nền kinh tế có thể tăng thêm 156.000-200.000 tỷ đồng. Vậy thông tin này tác động như thế nào đến TTCK và nhóm cổ phiếu nào sẽ được hưởng lợi?
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi?
Đưa ra góc nhìn về vấn đề này, ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng đây là thông tin rất tích cực, giúp khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Việc nới room tín dụng trong thời điểm này cho thấy chính sách của NHNN rất linh hoạt, mềm dẻo.
Về tác động đến TTCK, ông Khánh cho rằng thông tin này sẽ như “làn gió mới” giúp thị trường tiếp tục tích cực trong ngắn hạn, song mức độ ảnh hưởng sẽ không quá lớn. Bởi thị trường đã phục hồi mạnh trong thời gian vừa qua nên khó thể tiếp tục bứt phá khi dòng tiền có thể sẽ có sự chọn lọc, phân hoá.
Thông tin vừa rồi có thể tăng tích cực trong ngắn hạn, nhưng cũng chỉ một vài dòng có thể được hưởng lợi. Đồng thời, mức lãi suất hiện vẫn neo ở mức cao chưa có quá nhiều dấu hiệu hạ nhiệt.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng cho rằng đây là giải pháp linh hoạt hỗ trợ cho nền kinh tế, đảm bảo tính thanh khoản của nhiều ngân hàng.
Tuy vậy, điều quan trọng ông Minh cho rằng là room tín dụng phải chảy vào nhu cầu. Bởi dù còn dư room, nhưng việc xét duyệt cho vay còn khá nhiều khó khăn vì không đáp ứng đủ điều kiện của Thông tư 22.
Theo chuyên gia, thông tin nới room tín dụng sẽ giúp thị trường chứng khoán hưởng lợi trong ngắn hạn và một vài nhóm cổ phiếu cụ thể như ngân hàng, bất động sản, bán lẻ sẽ có thể tăng tích cực.
Đối với nhóm cổ phiếu bất động sản , ông Minh cho rằng mặc dù NHNN khẳng định sẽ tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, song cũng không đề cập đến việc hạn chế dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản. Điều này có thể khiến nhóm cổ phiếu bất động sản phản ứng tích cực trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, nhìn về dài hạn nhóm bất động sản vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi nút thắt về thanh khoản vẫn chưa được tháo gỡ, trong khi vấn đề đáo hạn trái phiếu vẫn chưa tìm được “đường ra”. Do đó, nhóm cổ phiếu bất động sản có thể “lướt sóng” ngắn hạn, về dài hạn chưa có nhiều thông tin hỗ trợ.
Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng , ông Minh cho rằng đây sẽ là nhóm cổ phiếu hưởng lợi lớn và dẫn dắt đà tăng của thị trường. Bởi một trong những nguyên nhân khiến lãi suất huy động tăng nóng trong thời gian gần đây là do thiếu room tín dụng. Khi nới room sẽ giảm bớt áp lực tăng lãi suất và giúp các ngân hàng có chiến lược dễ thở hơn, NIM cũng sẽ nới rộng hơn so với thời điểm trước. Đây là những động lực tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới.
Đối với nhóm cổ phiếu bán lẻ , chuyên gia Yuanta đánh giá cũng sẽ được hưởng lợi vì nhóm này phụ thuộc vốn lưu động rất nhiều. Khi lãi suất có xu hướng hạ nhiệt, nhóm cổ phiếu này cũng sẽ có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Bên cạnh đó, một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, vận tải hay các doanh nghiệp có dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng sẽ được hưởng lợi.
Nhà đầu tư không nên quá vội vàng
Tuy chung quan điểm thị trường sẽ có phản ứng tích cực với thông tin nới room tín dụng. Song các chuyên gia vẫn cho rằng nhà đầu tư không nên vội vàng, cẩn trọng trong việc “lướt sóng” để bảo toàn danh mục.
Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng ngắn và trung hạn, thị trường đang tăng, nhưng dài hạn vẫn có rủi ro khi những áp lực vẫn còn hiện hữu. Dù khó khăn lớn nhất của TTCK trong năm 2022 đang dần vơi bớt khi có nhiều tín hiệu tích cực cho thấy lãi suất sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ông Minh dự đoán vẫn còn nhiều yếu tố khó lường trong chính sách tiền tệ của Fed. Đặc biệt, thị trường có thể vẫn chưa phản ánh hết rủi ro trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Do đó, nhà đầu tư cần chờ hành động của Fed trong những cuộc họp đầu năm thì mới có thể xác định rủi ro trong dài hạn đã thực sự hết hay chưa.
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế trong năm sau sẽ có sự giảm tốc so với năm 2022. Việt Nam sẽ khó có chu kỳ tăng trưởng mạnh, tăng trưởng nóng đi ngược với xu hướng chung của thế giới. Đây cũng là một yếu tố khó lường trong dài hạn.
Theo chuyên gia Yuanta, để xác định đà tăng của thị trường có bền hay không cần phải quan sát khả năng vượt được 1.200 điểm. Nhà đầu tư không nên mua đuổi mà cần canh nhịp điều chỉnh sâu hơn để gom cổ phiếu.
Còn quan điểm của Phan Dũng Khánh là dù thị trường hồi phục mạnh, song con đường đi lên vẫn khá gập ghềnh chứ không bằng phẳng. Dòng tiền vào thị trường khá mạnh, nhưng không được đều nên đà tăng của thị trường cũng khó bền.
“Chưa kể loạt cổ phiếu đã tăng bằng lần kể từ đáy, những người có lời hay gỡ chút lỗ cũng sẽ có xu hướng bán ra để bảo toàn tài sản. Thực tế, nhiều cổ đông lớn và quỹ của doanh nghiệp cũng đã tranh thủ chốt lời cổ phiếu”, Giám đốc phân tích Maybank Investment Bank cho hay.
Hé lộ tâm thư ông Phạm Nhật Vượng viết gửi nhà đầu tư trong hồ sơ IPO tại Mỹ của VinFast
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã gửi thư tới các nhà đầu tư tiềm năng về hành trình của VinFast cũng như lan tỏa “tinh thần VinFast” tới tất cả mọi người.
Ngày 7/12 vừa qua, Công ty VinFast Trading & Investment Pte. Ltd. (VinFast Singapore) công bố đã nộp hồ sơ đăng ký theo Mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) để phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu ra công chúng.
Trong hồ sơ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã gửi thư tới các nhà đầu tư tiềm năng về hành trình của VinFast cũng như lan tỏa “tinh thần VinFast” tới tất cả mọi người. Dưới đây là nội dung bức thư của tỷ phú Việt:
Thư từ Phạm Nhật Vượng
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch VinFast
Kính gửi các nhà đầu tư tiềm năng,
Chào mừng đến với thành công liên tiếp của VinFast, của tất cả những gì mà công ty đã đạt được trong lịch sử còn non trẻ kể từ khi thành lập vào năm 2017. Hãy cùng Vingroup và tôi ca ngợi những nỗ lực và cống hiến thời gian qua trong việc tạo ra công ty xe điện đầu tiên của Việt Nam chỉ trong hơn 5 năm. Hãy cùng nhau chia sẻ niềm tự hào về hoài bão, tầm nhìn tương lai của VinFast và lan tỏa tinh thần VinFast tới toàn thế giới.
Trong tiếng Việt, từ “FAST” trong VinFast là viết tắt của từ Style (Fong cách) – Safety (An toàn) – Creativity (Sáng tạo) và Pioneer (Tiên phong). Những tính từ này đồng điệu với khát vọng trở thành công ty xe điện hàng đầu thế giới của chúng tôi. Sức bật của sự sáng tạo được thể hiện trong VinFast là dấu ấn cho sự đổi mới mà đội ngũ VinFast và Vingroup đã cùng nhau tạo nên dòng SUV điện hoàn toàn mới với chất lượng cao, thời trang và an toàn.
Chính niềm đam mê và tinh thần tiên phong của tập đoàn Vingroup và của cả Việt Nam, là những gì chúng tôi muốn giới thiệu với thế giới, với những chiếc xe điện tuyệt vời của chúng tôi. Thông qua những sản phẩm này, chúng tôi muốn thể hiện động lực đã giúp chúng tôi biến VinFast thành “ngôi sao” công nghệ trong hệ sinh thái của Vingroup.
Vingroup được thành lập năm 1993 với sứ mệnh tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người và tạo ra giá trị khi thực hiện điều đó. Với mục tiêu như vậy, chúng tôi đã được thúc đẩy để thành công, được thúc đẩy bởi tính cấp bách và nỗ lực trở thành người giỏi nhất có thể, bất kể ngành chúng tôi theo đuổi là gì, dù là công nghệ, đổi mới, công nghiệp hay doanh nghiệp xã hội.
Tinh thần đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, trong mỗi hoạt động mà chúng tôi theo đuổi. Ví dụ, tôi và vợ của tôi gần đây đã thành lập Quỹ VinFuture để tôn vinh các nhà lãnh đạo toàn cầu về công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Chúng tôi đã tổ chức lễ trao giải đầu tiên vào tháng 1 năm 2022 tại Hà Nội và mong muốn tiếp tục sự kiện này trong nhiều năm tới như một phần trong vai trò của Vingroup với tư cách là người tiên phong đổi mới và thúc đẩy các tiến bộ công nghệ. VinFast đã nhanh chóng trở thành niềm tự hào của công nghệ Việt Nam và chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ nền tảng của chúng tôi với cộng đồng toàn cầu.
Ngày nay, khi chúng ta đang đứng trước ngã ba đường của sự thay đổi lớn trong lĩnh vực ô tô toàn cầu, sứ mệnh của chúng tôi là cải thiện cuộc sống cho những người khác và góp phần thúc đẩy một tương lai xanh hơn và bền vững hơn, thể hiện qua dòng SUV chạy hoàn toàn bằng điện tuyệt vời mà chúng tôi đang đưa ra thị trường. Tại thời điểm quan trọng này, chúng tôi đã quyết tâm chuyển đổi VinFast thành nhà sản xuất chỉ sử dụng xe điện, tạm dừng sản xuất xe chạy bằng động cơ đốt trong đồng thời mong muốn được đưa những chiếc xe ấn tượng này tới đại đa số người dân trên thế giới, vì lợi ích của tất cả mọi người.
Khi nhìn thấy cái tên VinFast, cái chúng ta nghĩ đến không chỉ là trải nghiệm lái xe vượt trội mà quan trọng hơn là đơn vị mang giá trị cốt lõi của Vingroup: Uy tín, Chính trực, Sáng tạo, Tốc độ, Chất lượng và Nhân văn. Chúng tôi duy trì những giá trị này hàng ngày trong toàn bộ các công ty thuộc tập đoàn Vingroup. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục phát huy những giá trị này trong những mục tiêu hướng tới trong tương lai và thể hiện chúng trong từng chiếc xe ô tô VinFast mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng.
Tôi thay mặt cho mỗi thành viên của gia đình Vingroup chia sẻ với bạn lòng biết ơn của chúng tôi vì đã cùng đồng hành trong giai đoạn tiếp theo của hành trình VinFast.
Chủ tịch Đầu tư Hải Phát (HPX) chưa thoát cảnh “call margin”
## Nếu tính cả phiên 05/12, ông Đỗ Quý Hải đã bán giải chấp tổng cộng 49,7 triệu cổ phiếu HPX, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty từ 40,04% xuống còn 23,71%.
Theo báo cáo giao dịch, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) - ông Đỗ Quý Hải tiếp tục bán giải chấp 800.000 cổ phiếu trong phiên 05/12/2022. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Hải tại HPX giảm từ 23,97% xuống còn 23,71%, tương ứng 72 triệu cổ phiếu. Chiếu theo giá chốt phiên 05/12, ước tính giá trị giao dịch của Chủ tịch HPX gần 6,8 tỷ đồng.
Nếu tính cả phiên 05/12, ông Đỗ Quý Hải đã bán giải chấp tổng cộng 49,7 triệu cổ phiếu HPX, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty từ 40,04% xuống còn 23,71%.
Song song đó, các thành viên trong gia đình ông Hải gồm vợ là bà Chu Thị Lương và 2 em trai là ông Đỗ Quý Cường và Đỗ Quý Thành cũng đã bán giải chấp hơn 9,8 triệu cổ phiếu từ cuối tháng 11 đến nay.
Việc gia đình Chủ tịch HPX phải liên tiếp bán giải chấp cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu HPX “rơi thẳng đứng” kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Theo đó, cổ phiếu này đã trải qua chuỗi 13 phiên giảm sàn liên tiếp từ 11 - 29/11/2022. Sau đó, tưởng chừng như HPX đã lấy đà phục hồi với 2 phiên tăng trần 30/11 và 01/12 nhưng trong 3 phiên gần đây (05-07/12), giá cổ phiếu này lại tiếp tục chuỗi giảm sàn. Tính từ đầu tháng 11 đến nay, giá cổ phiếu HPX đã giảm gần 72%, xuống chỉ còn 7.310 đồng/cổ phiếu.
Trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục giảm, cổ đông lớn của HPX đồng thời là quỹ lớn nhất của Dragon Capital - Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) đã có động thái thoái toàn bộ gần 27 triệu cổ phiếu đang nắm giữ chỉ trong một phiên 30/11.
Diễn biến giá cổ phiếu HPX thời gian gần đây (Nguồn; TradingView)
Về tình hình kinh doanh của Hải Phát, quý III/2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần 725,7 tỷ đồng, tăng gấp 12,8 lần so với cùng kỳ năm 2021, lợi nhuận sau thuế đạt 92,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, Hải Phát đạt gần 1.308 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 30%. Song, lợi nhuận sau thuế giảm 35% so với cùng kỳ, đạt hơn 123 tỷ đồng do chi phí tài chính lũy kế tăng cao.
Tính tới 30/9/2022, Hải Phát đang có tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn là 4.754,7 tỷ đồng, chiếm 46,2% tổng nguồn vốn và bằng 1,31 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, 1.518,6 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 3.236,1 tỷ đồng là nợ vay dài hạn.
Theo thuyết minh của Báo cáo tài chính quý III/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ 2.650,04 tỷ đồng dài hạn liên quan tới 8 lô trái phiếu.
Cụ thể, lô trị giá 449,82 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Navibank; lô 349,79 tỷ đồng được tư vấn bởi Navibank; lô 300 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 255,47 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán MB; lô 496,45 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 298,73 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam; lô 249,78 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Dầu khí; và lô 250 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Bảo Việt.
Trung Quốc nới lỏng hạn chế phòng dịch, doanh nghiệp nào hưởng lợi khi xuất nhập khẩu bình thường trở lại?
Trung Quốc đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch nghiêm ngặt, điều này làm thị trường chứng khoán kỳ vọng giúp cải thiện một phần tình trạng xuất nhập khẩu đang chậm dần đi của Việt Nam do suy thoái toàn cầu…
Xuất nhập khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ suy yếu trong năm 2023 do cầu thế giới suy yếu. Theo Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của Fitch, tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng được dự báo đạt 2,5% trong năm 2022 trước khi giảm xuống còn 0,9% vào năm 2023 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Hai nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ là Amazon và Walmart đã công bố kết quả kinh doanh Q3/22 kém khả quan. Doanh thu và lợi nhuận ròng của Amazon trong Q3/22 lần lượt giảm 15,4% so với cùng kỳ và 9,6% so với cùng kỳ, trong khi Walmart ghi nhận khoản lỗ ròng 1,7 tỷ USD trong Q3/22.
NHỮNG MẶT HÀNG NÀO XUẤT NHẬP KHẨU NHIỀU NHẤT TỪ TRUNG QUỐC?
Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc dần nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện một phần tình trạng xuất nhập khẩu đang chậm dần đi của Việt Nam do suy thoái toàn cầu.
Theo tờ Financial Times, các thành phố của Trung Quốc đã đẩy nhanh việc nới lỏng biện pháp hạn chế phòng dịch nghiêm ngặt trong cuối tuần qua. Thành phố Thẩm Quyến và Thượng Hải đã bỏ yêu cầu người đi làm phải xuất trình kết quả xét nghiệm PCR để di chuyển trên phương tiện giao thông công cộng. Trước đó, Thiên Tân, Thành Đô và Trùng Khánh cũng có động thái tương tự.
Ở Bắc Kinh, một số khu chung cư cho phép cư dân được cách ly tại nhà, thay vì ở cơ sở cách ly tập trung, nếu họ có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Điều này đánh dấu sự nới lỏng đáng kể biện pháp hạn chế tại các khu dân cư ở thủ đô Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc đạt giá trị 147,1 tỷ USD, trong đó, Việt Nam nhập khẩu 100,1 tỷ USD tăng 12% so với năm 2021 từ Trung Quốc và xuất khẩu sang lục địa này 47,08 tỷ USD tăng 6% so với năm ngoái.
Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc nhiều nhất gồm điện thoại các loại và linh kiện giá trị xuất khẩu 12,99 tỷ USD chiếm 25,7% trong tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giá trị 9,81 tỷ USD tăng 12,9%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác 3,3 tỷ USD tăng 28,4%; giày dép các loại đạt 1,27 tỷ USD tăng 8,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,83 tỷ USD tăng 48,4%; Thủy sản đạt 1,35 tỷ USD, tăng 82,1%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập từ Trung Quốc nhiều nhất các mặt hàng gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc là 20,6 tỷ USD, tăng 17,7%. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 10 tháng/2022 với trị giá là 20,5 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam trong 10 tháng/2022, chiếm tỷ trọng 53%, với 12,03 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Mặc dù lộ trình mở cửa và phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn đang là một biến số nhưng việc mở cửa đại lục này được đánh giá sẽ là cú hích lớn cho ngành du lịch Việt Nam.
Trong suốt giai đoạn năm 2015-2021, người Trung Quốc chiếm trung bình 29.5% trong cấu phần lượng khách du lịch sang Việt Nam hàng năm. Kể cả trong giai đoạn 2 năm COVID-19, khách du lịch từ Trung Quốc chiếm cấu phần lớn, lần lượt là 34.1% và 43.5% trong hai năm 2020 - 2021. Các con số này cho thấy, Trung Quốc đóng góp một phần khá lớn vào hoạt động kinh ngành nghề du lịch và ăn uống tại Việt Nam.
Xét trên giai đoạn 9 tháng đầu năm, trong năm 2022, với chính sách đóng cửa của biên giới của Trung Quốc, số lượng khách du lịch suy yếu và giảm xuống chỉ còn chiếm 3,0% trong tổng số lượng khách du lịch đến Việt Nam, trong khi tỷ lệ này trung bình đạt 29,9% trong giai đoạn 2015- 2021.
Xét về giá trị lũy kế của ngành dịch vụ, mặc dù giá trị mảng dịch vụ lưu trú và ăn uống đã hồi phục gần như trở lại giai đoạn trước COVID-19 nhưng dịch vụ lữ hành vẫn còn cách một khoảng khá xa. Doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng năm 2022 ước đạt 22,9 nghìn tỷ đồng, gấp 4,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Kết quả tăng trưởng ấn tượng nhưng vẫn chưa thể hồi phục trở lại mức 2019 là 34 nghìn tỷ đồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích thuộc Chứng khoán BSC, lượng khách du lịch Trung Quốc quay trở lại Việt Nam sẽ giúp gia tăng tốc độ hồi phục của ngành dịch vụ lữ hành trong năm 2022 và 2023.
Ngoài ra, đội ngũ phân tích của BSC cũng kỳ vọng một số nhóm ngành được hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa gồm ngành tiêu dùng, lượng thực và chăn nuôi nhờ xu hướng giảm của chi phí vận chuyển khi vấn đề tắc nghẽn tại các cảng của Trung Quốc được giải quyết. Ngoài ra, các doanh nghiệp có đóng góp từ doanh thu xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ phục hồi đáng kể khi nhu cầu phục hồi như nhóm xuất khẩu lúa gạo.
Ngành hàng không cũng sẽ được hưởng lợi do các đường bay quốc tế phục hồi. Trung Quốc là thị trường hàng không lớn nhất đến Việt Nam. Cụ thể, Sản lượng khách du kịch đến từ Trung Quốc chiếm 32% tổng sản lượng khách quốc tế trước dịch.
Ngành cá tra cũng hưởng lợi khi Trung Quốc luôn thuộc nhóm thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất, việc tiêu dùng bị thắt chặt trong gần ba năm dịch khiến nhu cầu bị kiềm nén trong khi tồn kho ở mức thấp. Do đó, BSC kỳ vọng việc Trung Quốc mở cửa sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ cá tra tăng cao giúp cả ngành cá tra tăng trưởng.
Đồng quan điểm, Chứng khoán VnDirect kỳ vọng khi Trung Quốc mở cửa, việc giao thương qua biên giới hai nước dễ dàng hơn cũng sẽ hỗ trợ xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Cụ thể, xuất khẩu cao su, gạo, rau quả, thủy sản, gỗ & sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ xu hướng chi phí vận chuyển giảm và nhu cầu gia tăng từ thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng góp phần ổn định chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, nhất là ngành điện tử & linh kiện, máy móc thiết bị và dệt may.
Công văn giải trình cho biết giá cổ phiếu CEO và PET tăng hoàn toàn phụ thuộc cung - cầu thị trường và thị hiếu nhà đầu tư.
Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (mã CK: CEO) vừa có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu CEO tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 24/11 đến 30/11.
“Giá cổ phiếu CEO tăng hoàn toàn phụ thuộc vào cung – cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu của nhà đầu tư. Công ty không có bất cứ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch trên thị trường”, công văn giải trình nêu rõ.
Đồng thời, Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (mã CK: PET) cũng giải trình về giá cổ phiếu PET tăng trần 5 phiên liên tiếp kể từ ngày 25/11 đến ngày 1/12. Công ty cho biết nguyên nhân do cung cầu trên thị trường, quyết định mua bán cổ phiếu do nhà đầu tư quyết định nằm ngoài tầm kiểm soát của Tổng Công ty.
PET cũng thông tin thêm các hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường và không có sự kiện biến động đặc biệt nào.
“Văn mẫu” giải trình với nguyên nhân từ cung cầu thị trường và thị hiếu của nhà đầu tư đã không còn quá xa lạ.
Trên thị trường chứng khoán, 2 cổ phiếu CEO và PET đang có những nhịp tăng ấn tượng trở lại sau khi thiết lập đáy vào ngày 15/11.
Đà tăng trần nhiều phiên liên tiếp của cổ phiếu CEO diễn biến theo bối cảnh hồi phục của thị trường chung. Sau khi rơi không phanh về mức đáy 8.100 đồng/cp phiên 15/11, cổ phiếu này đang có nhịp hồi ấn tượng khi tăng trần 8/10 phiên gần nhất; tương ứng mức tăng 2,5 lần so với đáy. Hiện, CEO dừng ở mức giá tham chiếu 20.000 đồng/cp; tuy nhiên vẫn giảm tới 78% so với đỉnh hồi đầu năm.
Đối với PET, nhờ 5 phiên trần liên tiếp cổ phiếu này qua đó hồi về mức 19.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 43% so với đáy hồi giữa tháng 11. Tuy nhiên, so với đỉnh hồi đầu tháng 4, cổ phiếu PET vẫn còn thấp hơn khoảng 71%. Giá trị vốn hóa cũng theo đó “bốc hơi” khoảng 4.400 tỷ đồng sau 8 tháng, còn khoảng 1.800 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, C.E.O Group ghi nhận doanh thu thuần trong quý 3/2022 đạt 334 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, CEO báo lãi sau thuế 41 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 58 tỷ đồng. Song với với kế hoạch lợi nhuận cả năm thì CEO mới chỉ hoàn thành 37% mục tiêu đề ra sau 9 tháng.
Lũy kế trong 10 tháng đầu năm, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 14.494 tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế đạt 236 tỷ đồng, lần lượt tăng 8,8% và giảm 13,6% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm chủ yếu đến từ chi phí tài chính tăng do trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. Với kết quả đạt được công ty đã hoàn thành 72% kế hoạch doanh thu và 70% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Mới đây, PET bất ngờ thông báo về việc dừng hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo kế hoạch ban đầu, Petrosetco sẽ triển khai phương án chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ nhận quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng phát hành thêm 44,9 triệu cổ phiếu để huy động 673,78 tỷ đồng.
Lợi nhuận cao kỷ lục, Đạm Phú Mỹ (DPM) muốn nâng tỷ lệ cổ tức lên 70%
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của DPM tăng gấp 3 lần lên mức 5.369 tỷ đồng, vượt xa mức kế hoạch của cả năm 2022
Ngày 27/12 tới đây, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (Đạm Phú Mỹ, mã chứng khoán: DPM) sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2022.
Theo nội dung đã công bố, đáng chú ý là việc Đạm Phú Mỹ sẽ trình cổ đông thông qua việc điều chỉnh kế hoạch cổ tức năm 2022.
Cụ thể, ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 6 đã quyết định mức chi trả cổ tức năm 2022 là 50%, tương ứng 5.000 đồng/cp. Tuy nhiên, trên cơ sở kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm thì Đạm Phú Mỹ kiến nghị ĐHĐCĐ thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cổ tức năm 2022 lên mức 70%, tương ứng 7.000 đồng/cp.
Trước đó, Đạm Phú Mỹ đã công bố BCTC quý 3, ghi nhận doanh thu 3.930 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.213 tỷ đồng, tăng lần lượt 37% và 60% so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu tăng gấp đôi cùng kỳ lên xấp xỉ 14.900 tỷ đồng, thậm chí lãi trước thuế còn tăng gấp 3 lần lên mức 5.369 tỷ đồng, vượt xa mức kế hoạch của cả năm 2022 và là mức lãi kỷ lục công ty từng ghi nhận được.
Ngoài ra, trong đại hội bất thường tới đây, Đạm Phú Mỹ cũng sẽ trình cổ đông thông qua phương án giải quyết vấn đề tính toán và phê duyệt quyết toán cước phí vận chuyển phí cho hợp động mua bán khí giai đoạn 2014 - 2018 giữa Đạm Phú Mỹ và PVGas. Đây là vấn đề đã được các bên liên quan cùng giải quyết nhiều lần nhưng chưa được giải quyết, gây khó khăn cho phía bên bán là PV Gas trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, cũng như ảnh hưởng đến việc thu xếp hợp động cung cấp khi cho Đạm Phú Mỹ những năm tiếp theo.
HĐQT công ty nhận thấy vướng mắc giữa DPM và PVGas cần được tiếp tục giải quyết, nhằm hài hoà lợi ích trước mắt và lâu dài trong những năm tiếp theo với sự ủng hộ của PVN/PVGas. HĐQT công ty trình Đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua đồng thuận phương án giải quyết phù hợp, giải quyết dứt điểm việc tính toán bổ sung chi phí vận chuyển khí năm 2014-2018 với PVGas.
Công ty thành viên Hóa chất Đức Giang tiếp tục tạm ứng 100% cổ tức lần 2/2022 bằng tiền
(ĐTCK) Ngày 20/12 tới đây, CTCP Phốt Pho Apatit Việt Nam (PAT – UPCoM) sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức lần 2/2022.
Theo đó, cổ tức được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 10.000 đồng. Qua đó, với 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành, PAT dự chi 250 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 10/1/2023.
Trước đó, ngày 16/8 vừa qua, PAT cũng đã thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ 100%. Như vậy, tổng mức chi trả cổ tức năm 2022 của PAT qua 2 đợt tạm ứng là 200% bằng tiền (tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 20.000 đồng), hoàn thành kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2022.
Phốt Pho Apatit Việt Nam hiện có 3 cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Hoá chất Đức Giang - Lào Cai, công ty con của CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (DGC – sàn HOSE), nắm giữ 51% vốn; ông Đào Hữu Duy Anh - Tổng giám đốc DGC sở hữu 9,04% vốn và ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT DGC sở hữu 7,69% vốn điều lệ.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý III/2022, PAT ghi nhận doanh thu thuần đạt 741 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt gần 204 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, PAT ghi nhận doanh thu đạt 2.438 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 778,5 tỷ đồng, lần lượt tăng gấp 2 lần và 13 lần cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, với kế hoạch năm 2022 đề ra là lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, kết thúc 9 tháng, Phốt Pho Apatit Việt Nam đã vượt 29,75% mục tiêu cả năm.
Công ty hiện có vốn điều lệ 250 tỷ đồng và đã đưa cổ phiếu PAT giao dịch trên UPCoM từ 17/6/2022 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 168.000 đồng/CP. Sau khi chào sàn, PAT đã tăng tốc và xác lập đỉnh lịch sử tại mốc 231.000 đồng/CP, rồi đổ đèo và có thời điểm rơi xuống dưới mốc 65.000 đồng/CP.
Hiện đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/12, cổ phiếu PAT giảm nhẹ 0,44% xuống mức 90.000 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt 23.300 đơn vị.
VIC tăng kịch trần không ngăn được thị trường lao dốc, gần 120 mã giảm sàn
VN-Index chốt phiên hôm nay giảm tiếp 7,67 điểm tương đương -0,72%. Mức giảm khá nhẹ này là đã có sự “bọc lót” của VIC tăng kịch trần, đỡ được khoảng 4,5 điểm. Đa số cổ phiếu vẫn giảm rất mạnh, 3 sàn có tới 117 cổ phiếu rơi hết biên độ, riêng HoSE đóng góp 60 mã…
VN-Index giảm sâu hơn trong phiên chiều, bất chấp cổ phiếu VIC tăng kịch trần.
VN-Index chốt phiên hôm nay giảm tiếp 7,67 điểm tương đương -0,72%. Mức giảm khá nhẹ này là đã có sự “bọc lót” của VIC tăng kịch trần, đỡ được khoảng 4,5 điểm. Đa số cổ phiếu vẫn giảm rất mạnh, 3 sàn có tới 117 cổ phiếu rơi hết biên độ, riêng HoSE đóng góp 60 mã.
VIC tăng hết biên độ, VHM cũng tăng 0,91% giúp chỉ số đại diện nhóm bất động sản tăng 0,86%, trong khi tất cả các chỉ số nhóm ngành khác giảm. Thực ra VIC hay VHM cũng không đại diện được nhóm bất động sản, rất nhiều cổ phiếu ngành này cũng giảm cực sâu, thậm chí là giảm sàn.
NVL, HPX vẫn là hai cổ phiếu bất động sản giảm giá “nổi tiếng” nhất. HPX dư bán sàn còn trên 25 triệu cổ, NVL khoảng 17,9 triệu. Ngoài ra CII, QCG, VPH, DXG, KHG, SCR, NBB, DXS, LDG, OGC, DIG, HDC, CEO… cũng mất thanh khoản ở giá sàn.
Thực ra tình trạng cổ phiếu giảm nhiều hơn tăng trong cùng nhóm ngành hay trên toàn thị trường phiên này là bình thường. Vài ba mã đại diện tăng tốt không có nghĩa là nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu nào trong ngành cũng được trải nghiệm cảm giác tăng giá. Độ rộng sàn HoSE lúc đóng cửa lên tới 360 mã giảm/101 mã tăng. Với 60 mã giảm sàn, 120 mã giảm từ 2% trở lên, xác suất rất cao là nhà đầu tư bị thua lỗ hôm nay.
Nhóm trụ chống đỡ chỉ số buổi sáng khá tốt, vẫn giúp VN-Index xanh nhẹ, nhưng đến chiều thì áp lực giảm trên diện rộng đã vượt quá khả năng bù đắp điểm số. VIC chốt phiên sáng tăng 4,65%, đóng cửa chiều nay lên kịch trần, tương đương tăng thêm 2,15% nữa riêng phiên chiều. Thanh khoản tăng thêm 454,5 tỷ đồng nữa đưa VIC lên vị trí số 1 về thanh khoản phiên này, đạt 665,3 tỷ đồng, trong đó khối ngoại mua ròng 297,7 tỷ đồng. Lượng mua của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 59% thanh khoản của VIC, là một lực đẩy mang tính quyết định.
Dù VIC rất mạnh nhưng tổng thể nhóm blue-chips VN30 chiều nay cũng vẫn suy yếu. Thống kê cho thấy có 18/30 mã của rổ tụt giá so với buổi sáng, chỉ 8 mã có cải thiện. Ngoài VIC, MWG cũng khá mạnh, chốt phiên sáng đang giảm 0,11% thì đóng cửa tăng 1,13%. Tuy vậy cổ phiếu này chủ đạo là có đợt kéo giá ATC, vì giao dịch cuối cùng trong đợt khớp lệnh liên tục vẫn là giảm tới 1,24% so với tham chiếu. PDR cũng gây bất ngờ với mức tăng 1,94% lúc đóng cửa, nhưng cũng là nhờ 2,79 triệu cổ phiếu kéo vọt lên, còn giao dịch cuối đợt liên tục thậm chí đang giảm sàn -6,77%.
VN30-Index chốt phiên giảm 0,61% với hàng loạt mã giảm 2%-4% như VPB, GVR, PLX, HDB, TPB, GAS, TCB… Nhóm tài chính đuối nhất sàn HoSE với chỉ số VNFIN giảm 1,7%. Toàn nhóm ngân hàng có 21/27 cổ phiếu lao dốc, trong đó 14 mã giảm trên 2%. Nhóm chứng khoán có giao dịch cá biệt ở VCI tăng 1,6%, FTS tăng 3% nhưng hàng chục mã giảm 2%-10% trên các sàn.
Cổ phiếu bất động sản, xây dựng vẫn giảm cực mạnh dù VIC, VHM tăng.
Trong 101 cổ phiếu đi ngược dòng ở HoSE hôm nay cũng có khá nhiều cổ phiếu thanh khoản tốt và giá tăng cao. Tiêu biểu là nhóm PDR, FRT, VCI, HAH, CTG, MWG, thanh khoản trên trăm tỷ đồng và giá tăng trên 1%. Dĩ nhiên với số lượng cổ phiếu giảm giá quá áp đảo thì cơ hội cho nhà đầu tư kiếm lời phiên này rất hẹp. HoSE có 34 cổ phiếu đạt thanh khoản từ 100 tỷ đồng trở lên thì chỉ 10 mã là còn tăng giá.
Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi chiều nay giải ngân thêm trên HoSE tới 1.095 tỷ đồng nữa, trong khi chỉ bán thêm gần 519 tỷ đồng. Mua nhiều hơn bán đáng kể giúp vị thế ròng cả phiên lên tới +1.003 tỷ đồng. Như vậy khối này đã lại quay lại chuỗi ngày mua ròng ngàn tỷ đồng ở HoSE và chưa có dấu hiệu bán ra vượt trội.
Hôm nay VIC được mua ròng cực nhiều với 297,7 tỷ đồng, ngoài ra là VHM +119,1 tỷ, STB +83 tỷ, DXG +61,5 tỷ, SHB +52 tỷ, HPG +50,6 tỷ… Phía bán duy nhất VCB là đáng kể với -36,2 tỷ đồng.
Phiên giảm thứ hai liên tiếp hôm nay có điểm số khá tích cực, nên nếu nhìn từ góc độ chỉ số VN-Index thì dường như đà giảm chậm lại. Tuy vậy cổ phiếu không thật sự có giằng co về giá, hầu hết là tiếp tục suy yếu về cuối ngày, nhiều mã đóng cửa mức thấp nhất. Khả năng nâng đỡ trụ đang khiến nhịp điều chỉnh bớt xấu, nhưng cổ phiếu vẫn có thể gây thiệt hại lớn hơn.
DPM: Dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 70%, tương đương 7.000đ/1cp khi lợi nhuận cao kỷ lục, thị giá hiện tại của Đạm Phú Mỹ là 42.500đ
VIC: Vốn hóa Vingroup tăng thêm 17.000 tỷ đồng sau tin Vinfast chuẩn bị IPO trên sàn chứng khoán Mỹ với mã VFS
Được khối ngoại mua ròng 21 phiên liên tiếp, cổ phiếu VIC trở lại mốc 70.000 sau 5 tháng tuột tay, thanh khoản cao nhất 10 tháng.
ACB: Việt Nam có ngân hàng thứ 6 hoàn thành Basel III
TNH: Tham vọng mở 3 bệnh viện cùng lúc, TNH bị khuyến nghị kém khả quan
_
TNH: Kế hoạch tăng trưởng bị trì hoãn khi công suất bệnh viện gần đạt mức tối đa
Chứng khoán APG bị phạt gần 1 tỷ đồng với 6 vi phạm liên quan sử dụng tiền từ phát hành cổ phần, cho vay margin, bán trái phiếu
HAG: Bất ngờ với lai lịch công ty nhập bò Lào đặc sản cho chuỗi cửa hàng của bầu Đức: Sự xuất hiện của cựu lãnh đạo THACO
HVN: Vietnam Airlines đẩy mạnh chuyển đổi số với phần mềm quản lý kỹ thuật và bảo dưỡng tàu bay mới
MIC: Doanh thu bán bảo hiểm qua ngân hàng của MIC tăng 57% trong 9 tháng đầu năm
Nhiệt điện Nhơn Trạch (NT2) ước vượt 62% kế hoạch lợi nhuận năm
PVD: Giàn PV DRILLING V hoàn thành vượt tiến độ 2 giếng khoan cho BSP tại Brunei
GAS: Sản lượng LPG tại Nhà máy Chế biến Khí Dinh Cố vượt kế hoạch
Liên danh C47 - Tấn Thành trúng thầu thi công hệ thống thủy lợi hơn 278 tỷ đồng tại Bình Định
FPT Long Châu huy động vốn từ đâu để mở chuỗi thần tốc, từ 400 lên 1.000 nhà thuốc chỉ trong năm 2022?
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - PLX) dự kiến họp Đại hội cổ đông bất thường năm 2022 lần 2 để xin ý kiến cổ đông về một số vấn đề. Trong đó, Petrolimex đề xuất giảm 90% mục tiêu lợi nhuận trước thuế của năm 2022, từ kế hoạch 3.036 tỉ đồng xuống còn 300 tỉ đồng. Ngược lại, doanh thu tăng 29% so với kế hoạch, lên 240.000 tỉ đồng.
PLX: Vì sao Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đề xuất giảm 90% mục tiêu lợi nhuận năm?
FLC: Tập đoàn FLC nhận thêm 3 quyết định xử lý thuế
Nắm trong tay 1.000 tỷ tiền mặt, sức khỏe Viettel Construction ra sao?
_
=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
NVL: Bị bán giải chấp 40 triệu cổ phiếu NVL ngay trong phiên thị giá tăng trần với thanh khoản thoả thuận kỷ lục
Chứng khoán APG hoàn tất thoái vốn tại DDV
Dragon Capital chi thêm trăm tỷ để ngồi ghế cổ đông lớn tại STB
PDR: Thêm một lãnh đạo Phát Đạt đăng ký mua vào cổ phiếu PDR
TIX: Loạt cổ đông lớn của TIX thay đổi tỷ lệ sở hữu
Giao dịch lớn cổ phiếu NRC, MDA, SJC, PGT, CAG, NTF, TED, SGT, ACL, FTS, MWG
_
NVL: Sau tâm thư xin lỗi khách hàng, Novaland đã mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Kinh Bắc muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu KBC, hủy kế hoạch phát hành thêm
SGI: Sài Gòn 3 Group hoãn kế hoạch chào bán cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông
DIC Corp sắp chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cp, huy động 1.500 tỷ đồng cho Dự án Long Tân
_
=> CỔ TỨC
DGC: Hoá chất Đức Giang chi hơn 1.100 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2022. Tỷ lệ chi trả 30%
AVC: Chốt danh sách tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 5%
Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!
_
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
VIC tăng kịch trần không ngăn được thị trường lao dốc, gần 120 mã giảm sàn
Tiếp tục giảm sàn, cổ phiếu Novaland và Hải Phát lại xuống đáy lịch sử
15 phút ATC, cổ phiếu PDR chuyển từ giảm sàn sang tăng gần 2%
VN-Index chốt phiên hôm nay giảm tiếp 7,67 điểm tương đương -0,72%. Mức giảm khá nhẹ này là đã có sự “bọc lót” của VIC tăng kịch trần, đỡ được khoảng 4,5 điểm.
Thanh khoản phiên hôm nay ở mức trung bình. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 1,08 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị 16.184 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE hôm nay đạt 12.760 tỷ đồng, giảm 42% so với phiên trước đó.
Phiên 7/12: Khối ngoại mạnh tay “gom” hơn 1.000 tỷ đồng cổ phiếu trong ngày VN-Index điều chỉnh, tập trung giải ngân vào VIC, VHM trong khi bán ròng VCB, GAS
Phiên 7/12, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 32.2 tỷ đồng. DXG là mã được mua ròng nhiều nhất với gần 46 tỷ đồng. Ngược lại, mã bị bán ròng mạnh nhất là NVL (71 tỷ đồng), xếp sau là VPB (36.6 tỷ đồng).
_
=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
Nhìn lại 5 năm hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh
Ngành dầu khí năm 2023: Petrolimex và PV OIL sẽ phục hồi mạnh, BSR qua đỉnh lợi nhuận
Không chịu kém cạnh dòng vốn từ Đông Á, nhà đầu tư Thái Lan “đổ xô” mua chứng chỉ ETF Việt Nam
Hơn 88 nghìn tài khoản chứng khoán được mở mới trong giai đoạn thị trường chứng khoán tạo đáy, giảm hơn 8% so với tháng 10.
_
Áp lực NIM thu hẹp, ngân hàng trông ngóng vào cho vay bán lẻ và CASA
Nếu lạm phát vẫn kiểm soát tốt, NHNN tính đến việc bơm vốn cho nền kinh tế, tăng lượng cung tiền, tăng hạn mức tín dụng để hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục trong giai đoạn hiện nay là phù hợp.Hạn mức tín dụng cho nền kinh tế năm 2022, NHNN đưa ra định hướng tăng trưởng tối đa 14%. Trong bối cảnh nhiều lĩnh vực kinh tế đang thiếu vốn, cộng đồng doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào động thái nới hạn mức tín dụng (room tín dụng) của NHNN.
Room được nới thêm sẽ đưa tổng hạn mức tín dụng cho tháng 12 vào khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng. Thị trường kỳ vọng dòng vốn sẽ chảy mạnh vào nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp dễ thở hơn với bài toán tài chính.
_
=> VIỆT NAM
Năm 2023, TPHCM đầu tư xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn
Năm 2022, tổng sản phẩm của Bình Dương (GRDP) ước tăng hơn 8%. Hoàn thành 29/34 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Giữ mức sàn thuế bảo vệ môi trường xăng dầu năm 2023, ngân sách có thể hụt thu gần 51.000 tỷ
Cục Xuất nhập khẩu cho biết hiện tổng đàn heo cả nước khoảng 28,6 triệu con, sản lượng thịt ước đạt 3,23 triệu tấn. Với nguồn cung dồi dào, giá heo trong dịp cuối năm sẽ nhích lên nhưng mức tăng khó được như kỳ vọng.
Mía chục được giá, nông dân đón mùa mía ngọt
Bất động sản khó khăn, thu thuế vẫn tăng 30%
11 tháng đầu năm: Thu thuế, phí từ bất động sản hơn 220.000 tỷ đồng, bằng 136,9% so với dự toán, bằng 130,5% so với cùng kỳ.
HSBC: Lần đầu tiên trong 2 năm, xuất khẩu Việt Nam có dấu hiệu giảm tốc
Theo HSBC, trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều lần xảy ra, nhìn chung Việt Nam vẫn tỏ ra vượt trội. Tuy nhiên, các dấu hiệu giờ đây cho thấy đã đến lúc ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam cần chuẩn bị cho một đoạn đường không mấy bằng phẳng sắp tới.
Việt Nam nhập gần 1 triệu tấn gạo: Cần kiểm soát chặt
VNDirect: 2023 vẫn còn nhiều khó khăn, dệt may kỳ vọng phục hồi trong năm 2024, nhu cầu của các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, Mỹ, EU và thậm chí cả Trung Quốc, sẽ giảm hơn nữa vào năm 2023.
_
=> THẾ GIỚI
Thị trường chứng khoán Phố Wall tiếp tục giảm điểm phiên thứ 4 liên tiếp, sau khi các ngân hàng lớn cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng.
Khép lại phiên chiều ngày 7/12, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm, Hang Seng tại Hong Kong (Trung Quốc) giảm tới 3,2%
Những ‘bất ngờ’ chờ đón nhà đầu tư năm 2023: Giá dầu sụp đổ, Fed hạ lãi suất và cổ phiếu công nghệ cắm đầu
Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch giằng co bên dưới mốc tham chiếu
Trung Quốc tiến gần hơn đến chấm dứt hoàn toàn chính sách chống COVID-19 hà khắc
Trung Quốc đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch nghiêm ngặt, điều này làm thị trường chứng khoán kỳ vọng giúp cải thiện một phần tình trạng xuất nhập khẩu đang chậm dần đi của Việt Nam do suy thoái toàn cầu.
Bất động sản tại Mỹ bị rút khỏi thị trường giao dịch với tốc độ kỷ lục
Australia tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp
Lạm phát giá hàng tạp hóa tại Anh giảm lần đầu tiên trong gần 2 năm
Chỉ số Dow Jones đang có hiệu suất vượt xa Nasdaq và S&P 500. Sự chênh lệch này cho thấy trong thời kỳ lãi suất tăng và nguy cơ suy thoái kinh tế cận kề, các cổ phiếu giá trị truyền thống được đánh giá cao hơn cổ phiếu công nghệ rủi ro.
EU cấm các sản phẩm nông nghiệp có liên quan đến phá rừng
IATA: Sau 3 năm thua lỗ, ngành hàng không toàn cầu được dự báo có lãi trong năm 2023
Morgan Stanley có thể sắp cắt giảm 2% số nhân viên trên toàn cầu.
_
=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
Nigeria cấm rút tiền ATM hơn 225 đô la một tuần để khuyến khích sử dụng CBDC
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc ra tay điều chỉnh stablecoin
Toàn cảnh danh mục đầu tư 5,4 tỷ USD của FTX và Alameda Research
Sam Bankman-Fried thuê luật sư bào chữa khi chính quyền Mỹ bắt đầu “làm căng” về FTX
Nike lộ diện giày trên web3 dành riêng thị trường Mỹ
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên gần 17.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã đảo chiều giảm về gần 16.800 USD/BTC vào cuối ngày.
_
Hungary quyết định bãi bỏ mức trần giá xăng dầu do thiếu nhiên liệu
Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết Nga đang thay đổi các chuỗi logistic để ứng phó việc phương Tây áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga.
Tàu chở dầu kẹt cứng ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ vì thủ tục bảo hiểm liên quan đến lệnh trừng phạt dầu Nga
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt thấp hơn
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,26 USD (-1,70%), xuống 72,99 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,35 USD (-1,7%), xuống 78,00 USD/thùng.
Giá dầu Brent lần thứ hai xuống dưới ngưỡng 80 USD/thùng trong năm nay
Giá dầu đã giảm hơn 10% trong ba phiên liên tiếp từ bỏ hầu hết mức tăng trong năm nay. Một loạt tin tức tiêu cực đã khiến các nhà đầu tư lo lắng bất chấp xung đột đang tiếp diễn tại Ukraine và một trong những cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong những thập kỷ gần đây.
Tổng thống Venezuela sẵn sàng thiết lập hợp đồng dầu mỏ với đối tác nước ngoài, khẳng định rằng tất cả lượng dầu mỏ, các sản phẩm tinh chế, khí đốt mà thị trường năng lượng của Mỹ, châu Âu và thế giới thế giới cần đều ở Venezuela và nước này sẵn sàng trở thành nhà cung cấp an toàn dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế.
_
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 2,1 USD lên mức 1.771,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
USD chững lại, thị trường tiền tệ “nín thở” chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
_
Giá cao su tháng 11 biến động không đồng nhất do lo ngại về nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc
Giá lúa mì trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm sau phiên giao dịch trái chiều, do nguồn cung toàn cầu dồi dào tiếp tục gây áp lực lên thị trường Mỹ.
Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày 7/12, quỹ ngoại thuộc VinaCapital là VOF Investments Limited đã đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu KDH của Khang Điền, tương đương 1,41% vốn điều lệ tại công ty này.
Giao dịch được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận và khớp lệnh từ phiên 12/12/2022 – 10/1/2023. Tạm lấy giá chốt phiên 7/12 làm giá giao dịch, VOF Investments Limited dự kiến sẽ thu về gần 300 tỷ đồng cho số cổ phiếu nói trên.
Đáng chú ý, 10 triệu cổ phần này vừa mới được chính VOF Investments Limited mua vào từ 31/10 – 8/11.
Hiện nhóm quỹ VinaCapital đang sở hữu khoảng 13,4% vốn điều lệ tại Khang Điền. 2 đại diện của quỹ tại công ty này là Thành viên HĐQT Nguyễn Thị Diệu Phương và Thành viên Ban kiểm soát Vương Hoàng Thảo Linh.
Động thái “lướt sóng cổ phiếu” của VinaCapital diễn ra trong bối cảnh KDH đang ở trong nhịp hồi mạnh kể từ khi chạm đáy 2 năm 19.950 đồng/CP phiên 7/11. Chốt phiên 7/12, thị giá KDH tăng 1,2% lên 29.900 đồng/CP, tăng gần 50% so với đáy, tuy nhiên vẫn giảm 42% so với đỉnh hồi đầu năm.
Ở một diễn biến liên quan, Chủ tịch HĐQT Khang Điền, bà Mai Trần Thanh Trang vừa hoàn tất mua vào 100% số lượng cổ phiếu đã đăng ký là 10 triệu đơn vị. Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 4/11 đến 29/11. Sau giao dịch, lượng cổ phiếu bà Trang nắm giữ tăng lên 20,3 triệu đơn vị, tương ứng 2,84% vốn điều lệ của Khang Điền.
Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trong 9 tháng đầu năm, Khang Điền ghi nhận doanh thu 1.677,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 970,55 tỷ đồng, lần lượt giảm 46,7% và tăng 22,9% so với cùng kỳ 2021, tương ứng hoàn thành 41,9% kế hoạch doanh thu và 69,3% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4 vừa qua.
SGI Capital: Gần 20.000 tỷ mua ròng của khối ngoại đã giúp VN-Index xây nền đáy, bối cảnh đã thay đổi và việc cơ cấu danh mục là cần thiết
SGI Capital dự phóng nền lãi suất trong nước sẽ tăng tới quý 1/2023 và ổn định dần sau khi FED dừng tăng lãi suất.
Trong báo cáo mới đây, SGI Capital cho rằng sự hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11 được kích hoạt bởi dòng tiền ngoại. Trong cả tháng qua, nhà đầu tư ngoại mua ròng kỷ lục gần 20 nghìn tỷ đồng, giải ngân diện rộng trên các mã vốn hoá lớn.
Dòng vốn ngoại vào mạnh được cho là nhờ hai yếu tố bao gồm (1) rủi ro tỷ giá đã bộc lộ và dần ổn định và (2) định giá của chứng khoán Việt Nam về thấp nhất của nhiều năm trong khi chứng khoán thế giới đã bật lại rất mạnh từ một tháng trước.
Nhìn cho giai đoạn tiếp theo, đội ngũ phân tích của SGI Capital đánh giá sau khi đóng vai trò dẫn dắt dòng tiền giúp thị trường chứng khoán bật mạnh tháng qua, dòng vốn ngoại vào Việt Nam có thể giảm bớt. Tuy vậy, gần 20 nghìn tỷ mua ròng trong tháng11đã giúp VN-Index xây nền đáy ở vùng định giá rẻ lịch sử và hỗ trợ hấp thụ những dòng tiền cần phải rút khỏi thị trường giai đoạn cuối năm. Dòng vốn ngoại quý giá này cũng giúp ổn định thanh khoản và cả tâm lý ở cả thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ.
Về rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, SGI Capital nhận thấy căng thẳng đã giảm bớt khi lợi tức của các loại trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao hạ nhiệt từ vùng 25%/năm về dưới 16%/năm. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực tiếp xúc và đưa các phương án để đàm phán lại với nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó về thanh khoản và lãi suất tiền gửi tăng sẽ thúc đẩy xu hướng nhà đầu tư rút tiền để chuyển sang gửi ngân hàng. Áp lực đáo hạn hơn 21 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản trong tháng 12 và sau đó vẫn tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản các doanh nghiệp và tổ chức tài chính liên quan.
Một tâm điểm chính cần dành nhiều sự chú ý hơn trong giai đoạn này là mức độ tăng của lãi suất huy động. Đây là biến số lớn nhất quyết định dòng tiền vào thị trường chứng khoán cũng như triển vọng tăng trưởng 2023. Một năm qua, hệ thống ngân hàng đẩy nhanh tín dụng trong khi cung tiền (M2) hạn chế đã khiến khoảng cách giữa dư nợ tín dụng và vốn huy động (LDR) bị đẩy lên mức cao, gây căng thẳng thanh khoản và kích hoạt cuộc đua lãi suất.
Chỉ khi LDR quay trở lại mức trần quy định của NHNN, các ngân hàng mới dừng cuộc chạy đua tăng lãi suất hiện nay và xác lập đỉnh lãi suất huy động cũng như cho vay. Với tình hình hiện nay, SGI Capital dự phóng nền lãi suất trong nước sẽ tăng tới quý1/2023 và ổn định dần sau khi FED dừng tăng lãi suất.
Tổng kết lại, hai động lực quan trọng của giá và định giá cổ phiếu là lãi suất và tăng trưởng vẫn đang ở xu hướng tiêu cực, trong đó tác động của lãi suất tăng mạnh và căng thẳng thanh khoản gần đây đã thay đổi đáng kể bức tranh triển vọng tăng trưởng của nhiều ngành nghề và doanh nghiệp niêm yết trong năm 2023. SGI nhấn mạnh quan điểm "việc cơ cấu lại danh mục đầu tư trong giai đoạn này là rất cần thiết để phù hợp với bối cảnh mới".
Tâm điểm của 2023 có thể là sự tăng lên tỷ lệ thất nghiệp
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên chú ý tới bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu, khi sự dịch chuyển đang kéo dần từ lo sợ lạm phát cao kéo dài sang kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt nhanh và FED sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất ở quý 1/2023. Mặc dù FED tiếp tục hút tiền qua QT ở tốc độ nhanh, USD-Index và lãi suất trái phiếu của Mỹ đã tạo đỉnh và tiếp tục giảm mạnh trong tháng 11. Sự đảo chiều của đồng bạc xanh đã giúp dòng tiền ưa thích rủi ro lan toả khắp các thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam.
Theo nhiều khảo sát và thống kê từ các hãng lớn, dòng chảy vốn sang tài sản rủi ro đang ở mức trung tính, chưa đến cấp độ nóng. Đây là điểm tích cực có thể hỗ trợ thị trường chứng khoán toàn cầu cho tới lúc USD tăng trở lại hoặc rủi ro suy thoái rõ nét hơn đe dọa triển vọng lợi nhuận.
SGI Capital cho rằng tâm điểm của thị trường chứng khoán toàn cầu trong ba tháng tới sẽ chuyển dần từ kỳ vọng FED ngưng tăng lãi suất và đồng USD giảm giá sang mối lo về suy giảm tăng trưởng và suy thoái toàn cầu. Các chỉ số vĩ mô của Mỹ đang yếu đi khi các yếu tố đi trước gồm niềm tin doanh nghiệp, niềm tin tiêu dùng, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình, PMI đều đang tiếp tục tạo mức thấp mới của năm 2022. Những yếu tố này cùng với áp lực lãi suất cao sẽ tác động tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong 2023.
Từ đầu năm 2022, tồn kho cao tại các nước phát triển, rủi ro đứt gãy của chiến tranh cùng với chính sách tiền tệ xoay chiều khiến lãi suất tăng mạnh đã khiến khu vực sản xuất của toàn cầu suy giảm đồng pha. Thực tế này tiếp tục tạo nên rủi ro mất cân bằng vĩ mô của nhiều quốc gia và có thể dẫn tới sự suy yếu trong cả lĩnh vực tiêu dùng, khi thu nhập giảm, thất nghiệp tăng trong năm sau. Nếu như tâm điểm kinh tế và thị trường trong 2022 là sự tăng mạnh của lạm phát và lãi suất, thì tâm điểm của 2023 có thể là sự tăng lên tỷ lệ thất nghiệp.
Dù vậy, điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu 2023 có thể tới từ Trung Quốc với xu hướng mở cửa bình thường hóa hậu COVID và các chính sách nới lỏng và kích thích kinh tế. Trong đó những ngành nghề có liên quan tới nhu cầu Trung Quốc phục hồi sẽ có triển vọng tích cực hơn phần còn lại của thị trường.