Chứng sỹ săn tin!

Dragon Capital mua vào hàng triệu cổ phiếu STB và GEX ở đỉnh sóng hồi

Dragon Capital mua vào hàng triệu cổ phiếu STB và GEX ở đỉnh sóng hồi

Sau các giao dịch gần đây, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý đã trở thành cổ đông lớn tại Sacombank và nâng tỷ lệ sở hữu tại Gelex lên trên 6%.

Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa thông báo đã hoàn tất mua vào 5,1 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong ngày 5/12. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ ngoại tăng từ 4,98% lên 5,25% và trở thành cổ đông lớn của nhà băng này từ ngày 7/12.

Trong đó, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua 3.010.000 cổ phiếu, Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) mua 2.500.000 cổ phiếu và Wareham Group Limited mua 500.000 cổ phiếu. Ngược lại, Hanoi Investment Holdings Limited, Norges Bank và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust Equity lần lượt bán ra 500.000 cổ phiếu; 300.000 cổ phiếu và 100.000 cổ phiếu.

Động thái mua vào của nhóm quỹ ngoại diễn ra đúng đỉnh sóng hồi sau khi cổ phiếu này đã tăng gần 50% từ đáy hồi giữa tháng 11. Ước tính tại mức thị giá STB đóng cửa trong ngày diễn ra giao dịch (5/12), Dragon Capital có thể đã chi khoảng 114 tỷ đồng cho thương vụ trên.

Ngay sau khi nhóm quỹ ngoại trở thành cổ đông lớn, STB đã quay đầu giảm mạnh 2 phiên liên tiếp trong đó có 1 phiên sàn và hiện đang dừng ở mức 20.300 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa tương ứng gần 38.300 tỷ đồng, thấp hơn 43% so với thời điểm đạt đỉnh hồi đầu tháng 2 năm nay.

Dragon Capital mua vào hàng triệu cổ phiếu STB và GEX ở đỉnh sóng hồi - Ảnh 1.

Cùng ngày 5/12, các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital quản lý đã mua thêm 3 triệu cổ phiếu GEX của CTCP Tập đoàn Gelex qua đó nâng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm từ 5,68% lên 6,03%. Trong đó, Grinling International Limited mua 2 triệu cổ phiếu và VEIL mua 1 triệu cổ phiếu. Trước đó, nhóm Dragon Capital đã trở thành cổ đông lớn của Gelex từ ngày 1/12 sau khi mua gần 5,2 triệu GEX trong phiên 29/11.

Tương tự như STB, Dragon Capital mua thêm GEX cũng đúng vào đỉnh sóng hồi sau khi cổ phiếu này tăng hơn 40% từ đáy hồi giữa tháng 11. Ước tính tại mức thị giá đóng cửa trong ngày diễn ra giao dịch (5/12), Dragon Capital có thể đã chi 48,6 tỷ đồng cho thương vụ trên. Cổ phiếu này sau đó đã điều chỉnh giảm 2 phiên liên tiếp và hiện đang dừng ở mức 15.350 đồng/cổ phiếu.

Dragon Capital mua vào hàng triệu cổ phiếu STB và GEX ở đỉnh sóng hồi - Ảnh 2.

Thời gian gần đây, nhóm Dragon Capital đã liên tục có những động thái mua vào mạnh tay hàng loạt cổ phiếu như KDH, HDG, KBC, DGC, DPM, DCM, FRT, PVD, VHC,… Trong đó. quỹ tỷ USD VEIL là thành viên tích cực nhất khi mua gom nhiều cổ phiếu với khối lượng lớn từ hàng triệu đến hàng chục triệu đơn vị.

Lý giải về việc thường xuyên lướt sóng thời gian gần đây, chuyên gia của Dragon Capital cho biết, trong danh mục sẽ có những cổ phiếu đặt mục tiêu dài hạn và cũng có những cổ phiếu có mục tiêu ngắn hạn hơn. Ngược lại, danh mục của quỹ có những khoản đầu tư lại mang tính chất chu kỳ và cần hạ tỷ trọng khi hết chu kỳ tăng trưởng. Quỹ “trading” thường xuyên vì cần thay đổi chiến lược khi có những yếu tố tác động.

Theo Dragon Capital, với lượng tiền mặt cao, quỹ có thể nắm bắt cơ hội tốt khi thị trường bước vào chu kỳ tăng mới. “Khi thị trường có đủ 5 tiêu chí (1) lãi suất ngừng tăng (2) tỷ giá có dấu hiệu ổn định (3) thanh khoản không tệ đi (4) chính phủ bàn về giải pháp hỗ trợ những tổ chức có nguy cơ phá sản (5) kỷ vọng lợi nhuận yếu đi để xác lập vùng đáy, Dragon Capital sẽ giải ngân rất quyết liệt” – Chuyên gia nhấn mạnh.

Cắt lỗ HPG đúng đáy, quỹ của SGI Capital âm nặng tháng 11 dù thị trường hồi mạnh

## Sau khi đẩy mạnh mua vào cổ phiếu HPG hồi tháng 8 tháng 9, quỹ đầu tư cổ phiếu Ballad Việt Nam của SGI Capital đã phải cắt lỗ liên tục trong tháng 10 và tháng 11, tổng tài sản báo lỗ gần 5% và đưa tỷ trọng tiền mặt lên cao nhất.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Ballad Việt Nam được giới thiệu là hướng tới mục tiêu lợi nhuận vượt trội nhờ phân bổ tập trung vào 15-20 cổ phiếu có xếp hạng cao nhất trong danh mục theo dõi của SGI Capital. Đây đều là những doanh nghiệp năng động và hiệu quả nhất của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh trong 3-5 năm tới.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh gom cổ phiếu HPG đã mang lại trái đắng cho quỹ khi liên tục vài cắt lỗ trong 2 tháng vừa qua.

"TRÁI ĐẮNG" HPG VÀ MWG

Cụ thể, quan sát cho thấy, trong tháng 8, tỷ trọng tiền mặt/tổng tài sản của Ballad Việt Nam ở mức 57,6%, còn lại quxy tập trung phân bổ PNJ với tỷ trọng 8,7%; MWG 6,8%, TLG 6,26% và HPG chỉ khoảng 3,72% và là cổ phiếu nắm giữ tỷ trọng thứ 6 trong danh mục.

Tuy nhiên, bước sang tháng 9, quỹ này đã mạnh tay gom HPG, nâng tỷ trọng danh mục từ 3,72% lên 13,86% và nằm top 2 trong nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau MWG 16,41%. Thị giá của HPG ở thời điểm này 23.000 - 24.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ tiền mặt do đó cũng giảm chỉ còn 31,9%.

Do cổ phiếu HPG mang tính chu kỳ cao nên thị giá đã giảm mạnh trong suốt hai tháng qua. Kể từ thời điểm tháng 9 đến tháng 11, thị giá HPG giảm một nửa còn 12.000 đồng/cổ phiếu. Trong tháng 10, Ballad Việt Nam đã phải cắt lỗ HPG, giảm tỷ trọng xuống còn 4,48% và sang tháng 11 tiếp tục giảm tỷ trọng chỉ còn 1,70%.

Ngoài HPG, quỹ này cũng cắt lỗ, hạ tỷ trọng hàng loạt cổ phiếu khác như MWG, ACG. Quỹ đẩy mạnh mua MWG trong tháng 9 ở vùng giá 70.000 đồng/cổ phiếu với tỷ trọng khi đó lớn nhất danh mục, từ 6,8% lên 16,41%. Tuy nhiên, sau đó thị giá MWG giảm mạnh chỉ còn 37.000 đồng cuối tháng 11. Trong giai đoạn này, quỹ liên tiếp bán ra MWG giảm tỷ trọng về hiện tại còn 4,65%.

Trong tháng 10, Ballad Việt Nam đã phải cắt lỗ HPG, giảm tỷ trọng xuống còn 4,48% và sang tháng 11 tiếp tục giảm tỷ trọng chỉ còn 1,70%.

Do đó, Ballad Việt Nam tiếp tục báo âm 4,47% trong khi thị trường hồi phục tốt vào cuối tháng 11, Vn-Index tăng gần 2% trong tháng 11 và một số quỹ khác đã thông báo có lãi trong tháng 11 vừa qua. Tính từ đầu năm đến nay, quỹ âm 28,62%. Thời điểm hiện tại, Ballad đã đưa tiền mặt về tỷ trọng cao 56,1%.

SGI NHẬN ĐỊNH KHỐI NGOẠI SẼ GIẢM MUA RÒNG

Nhận định về thị trường trong thời gian tới, theo Ballad Việt Nam, sau khi đóng vai trò dẫn dắt dòng tiền giúp thị trường chứng khoán bật mạnh tháng qua, dòng vốn ngoại vào Việt Nam có thể giảm bớt theo đà tăng của thị trường. Tuy vậy, gần 20 ngàn tỷ mua ròng trong tháng qua đã giúp VN-Index xây nền đáy ở vùng định giá rẻ lịch sử và hỗ trợ hấp thụ những dòng tiền cần phải rút khỏi thị trường giai đoạn cuối năm. Dòng vốn ngoại quý giá này cũng giúp ổn định thanh khoản và cả tâm lý ở cả thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ.

Hiệu suất của Ballad Việt Nam so với Vn-Index.

Về rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, căng thẳng đã giảm bớt khi lợi tức của các loại trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao như của VIC, MSN hạ nhiệt từ vùng 25%/năm về dưới 16%/năm. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực tiếp xúc và đưa các phương án để đàm phán lại với nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong giai đoạn khó về thanh khoản và lãi suất tiền gửi tăng sẽ thúc đẩy xu hướng nhà đầu tư rút tiền để chuyển sang gửi ngân hàng. Áp lực đáo hạn hơn 21 ngàn tỷ trái phiếu bất động sản trong tháng 12 và sau đó vẫn tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản các doanh nghiệp và tổ chức tài chính liên quan.

Một tâm điểm chính cần dành nhiều sự chú ý hơn trong giai đoạn này là mức độ tăng của lãi suất huy động. Đây là biến số lớn nhất quyết định dòng tiền vào thị trường chứng khoán cũng như triển vọng tăng trưởng 2023.

Một năm qua, hệ thống ngân hàng đẩy nhanh tín dụng trong khi cung tiền (M2) hạn chế đã khiến khoảng cách giữa dư nợ tín dụng và vốn huy động (LDR) bị đẩy lên mức cao, gây căng thẳng thanh khoản và kích hoạt cuộc đua lãi suất. Chỉ khi LDR quay trở lại mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng mới dừng cuộc chạy đua tăng lãi suất hiện nay và xác lập đỉnh lãi suất huy động cũng như cho vay.

Với tình hình hiện nay, nền lãi suất trong nước sẽ tăng tới Q1/2023 và ổn định dần sau khi FED dừng tăng lãi suất.

“Hai động lực quan trọng của giá và định giá cổ phiếu là lãi suất và tăng trưởng vẫn đang ở xu hướng tiêu cực, trong đó tác động của lãi suất tăng mạnh và căng thẳng thanh khoản gần đây đã thay đổi đáng kể bức tranh triển vọng tăng trưởng của nhiều ngành nghề và doanh nghiệp niêm yết trong năm 2023. Việc cơ cấu lại danh mục đầu tư trong giai đoạn này là rất cần thiết để phù hợp với bối cảnh mới”, quỹ này nhấn mạnh.

Dragon Capital chi hơn trăm tỷ mua ròng 5 triệu cổ phiếu Sacombank

(VNF) - Các quỹ thành viên của nhóm Dragon Capital mới đây đã thực hiện các giao dịch mua – bán cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) với tổng khối lượng mua ròng là hơn 5,1 triệu đơn vị.

Dragon Capital chi hơn trăm tỷ mua ròng 5 triệu cổ phiếu Sacombank

Dragon Capital chi hơn trăm tỷ đồng mua ròng hơn 5 triệu cổ phiếu của Sacombank

Sacombank vừa công bố báo cáo về tỷ lệ sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn. Theo đó, nhóm Dragon Capital đã trở thành cổ đông lớn của ngân hàng này sau khi thực hiện các giao dịch mua – bán cổ phiếu STB vào ngày 5/12 vừa qua.

Cụ thể, 3 quỹ thành viên của Dragon Capital đã bán ra 900.000 cổ phiếu STB, 3 quỹ thành viên khác lại mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu STB. Tổng cộng, nhóm quỹ này đã mua ròng hơn 5 triệu cổ phiếu STB, nâng số lượng nắm giữ từ hơn 93,9 triệu đơn vị lên hơn 99 triệu đơn vị.

Tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng từ 4,98% lên 5,25%.

Tạm tính theo giá trị giao dịch trung bình của cổ phiếu STB phiên 5/12, nhóm Dragon Capital có thể đã chi hơn 111 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Lợi nhuận ròng của Sacombank trong quý III đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, tăng 89% so với cùng kỳ. Lợi nhuận tăng chủ yếu do thu nhập lãi ròng tăng.

Cho vay tăng 8,5% so với đầu năm, đạt 421 nghìn tỷ đồng, và huy động vốn tăng 7,1% so với đầu năm, đạt 458 nghìn tỷ đồng vào cuối quý III/2022. Thu nhập lãi ròng quý III/2022 đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ.

Thu nhập phí ròng quý III/2022 là 1 nghìn tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ. Thu nhập phí ròng 9 tháng năm 2022 tăng tăng 82% so với cùng kỳ và đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, với sự đóng góp phần lớn đến từ bancassurance.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận lãi 220 tỷ đồng trong quý III/2022, tăng 46% so với cùng kỳ.

Xử lý nợ xấu là khoản mục đóng góp nhiều vào thu nhập của Sacombank vào những năm gần đây, nhưng khoản mục này đang giảm dần do việc tái cấu trúc đã sắp hoàn thành. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 0,9% (giảm 37 điểm cơ bản so với quý trước/ giảm 66 điểm cơ bản so với cùng kỳ) trong quý III/2022.

Nợ xấu hơp nhất giảm giảm 34% so với đầu năm, còn 3,8 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) là 154%, tăng 41 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Tỷ lệ CASA giảm còn 21,4% vào cuối quý III/2022, giảm 80 điểm cơ bản so với cùng kỳ.

Nguồn bài viết: Dragon Capital chi hơn trăm tỷ mua ròng 5 triệu cổ phiếu Sacombank

Hoàng Anh Gia Lai hoàn thành 99% kế hoạch lãi ròng năm 2022

Tháng 11/2022, lợi nhuận sau thuế của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) tăng 6% so với tháng trước, qua đó nâng tổng lãi ròng lên mức 1.115 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 99% kế hoạch năm 2022.

Theo thông tin từ Hoàng Anh Gia Lai công bố ngày 8/12 về tình hình sản xuất kinh doanh tháng 11/2022, doanh nghiệp này tiêu thụ được 37.780 con heo thịt và ngành cây ăn trái tiêu thụ 26.661 tấn (chuối xuất khẩu 11.780 tấn; chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc 14.881 tấn).

Kết thúc tháng 11, Hoàng Anh Gia Lai đạt 450 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ 3% so với tháng 10/2022. Trong đó mảng chăn nuôi đạt 213 tỷ đồng, mảng cây ăn trái đạt 205 tỷ đồng, mảng phụ trợ đạt 32 tỷ đồng.

Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tháng 11/2022 đạt 114 tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với tháng 10/2022.

Lũy kế 11 tháng đầu năm, Hoàng Anh Gia Lai tiêu thụ được 243.050 con heo thịt; 268.085 tấn cây ăn trái (chuối xuất khẩu đạt 151.053 tấn; chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc 117.032 tấn). HAGL thu về 4.100 tỷ đồng doanh thu thuần, trong đó mảng chăn nuôi đạt 1.349 tỷ đồng, mảng ăn trái đạt 2.132 tỷ đồng, mảng phụ trợ đạt 619 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 1.115 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch năm đề ra trong năm 2022.

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu của HAG bắt đầu ghi nhận tín hiệu hồi phục sau giai đoạn rơi vào vùng giá thấp nhất từ tháng 11/2021. Vào thời điểm giá HAG rơi vào thị giá thấp 1 năm, tối ngày 15/11, thông tin tại thư gửi cổ đông của HAG được ký bởi Chủ tịch HĐQT HAG Đoàn Nguyên Đức, cho biết giá cổ phiếu giảm thời gian qua do phần lớn ảnh hưởng bởi thị trường chung. Thị trường chứng khoán khủng hoảng niềm tin, do cung cầu của thị trường và nằm ngoài kiểm soát của công ty.

Nhằm khẳng định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế và chứng minh sự tăng trưởng của công ty, HAGL sẽ mời các cổ đông và các đại diện nhóm cổ đông nhỏ lẻ sở hữu trên 500.000 cổ phiếu HAG tại thời điểm 15/11/2022 tham gia hành trình tham quan các dự án của tập đoàn tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Thời điểm dự kiến vào giữa tháng 12.

Tạm kết phiên sáng 8/12, giá cổ phiếu HAG ở mức 9.500 đồng/cp, tăng 60% so với đáy ngắn hạn phiên 15/11 và giảm 39% so với đỉnh lịch sử 15.650 đồng/cp phiên 17/01/2022.


Biến động giá cổ phiếu HAG thời gian qua. Ảnh: SSI

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của HAGL ở mức 19.338 tỷ đồng, tăng gần 5% so với ngày cuối năm 2021. Trong đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng thêm 151%, phải thu ngắn hạn của khách hàng lên gấp gần 3 lần. Ngược lại, cho vay dài hạn các bên của doanh nghiệp giảm 52%.

Nợ phải trả HAGL đạt 14.403 tỷ đồng, tăng 4% so ngày cuối năm 2021. Trong đó, chi phí trả lãi vay ngân hàng, trái phiếu lên 11%, đạt 4.134 tỷ đồng.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai có tiền thân là Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh Gia Lai. Ngành nghề kinh doanh chính của HAG là trồng cây ăn trái và chăn nuôi gia súc. Năm 2006, doanh nghiệp chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Năm 2008, HAG chính thức niêm yết trên sàn HoSE.

TS Nguyễn Đình Cung: ‘Doanh nghiệp hiện còn khó khăn hơn cả giai đoạn khủng hoảng 10 năm trước’

Bình luận về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đánh giá việc làm ăn của doanh nghiệp ngày càng khó khăn, thậm chí khó hơn cả giai đoạn khủng hoảng 10 năm trước.

TS Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Lý giải nguyên nhân gây ra những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, ông Cung khẳng định những khó khăn này đến từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài như nhu cầu thị trường thế giới giảm sút, giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng; việc tiếp cận vốn qua các kênh gặp nhiều hạn chế; giải ngân đầu tư công chậm… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phản ánh những quy định liên quan đến thủ tục đầu tư, đất đai… trở nên khắt khe, chi phí tuân thủ cao hơn trước.

“Việc làm ăn của doanh nghiệp ngày càng khó khăn, thậm chí khó hơn cả giai đoạn khủng hoảng 10 năm trước. Mặc dù kinh tế 9 tháng đầu năm phục hồi được xem là kỳ diệu, nhưng chỉ có tính nhất thời vì những yếu tố làm nên điều này không còn tiếp tục từ quý IV và các năm tiếp theo”, ông Cung nói.

Cũng theo ông Cung, tất cả vấn đề trên có thể làm xói mòn các thành quả cải cách mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

Bà Hoàng Minh Thảo, chuyên gia về Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM nói thêm, 2 năm qua, có thể do tác động của dịch bệnh nên tiến độ cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam bị chững lại.

Trên thực tế, qua 8 năm cải cách hướng tới thị trường tự do, cải thiện môi trường kinh doanh, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng toàn cầu đã được thăng hạng. Nếu năm 2014, môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 78 thì đến năm 2019 đã xếp thứ 6; chỉ số tự do kinh tế năm 2022 cũng tăng 6 bậc so với trước đó.

Trong bối cảnh đó, ông Cung cho rằng, yêu cầu thúc đẩy quyền tự do kinh doanh, nâng cao hiệu quả thị trường đang trở nên cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

“Theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định và thực thi pháp luật đang có chiều hướng giảm dần mức độ thuận lợi, tăng mức độ khó khăn phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Thực tế này có thể làm xói mòn thành quả cải cách đã xây dựng được trong nhiều năm qua. Từ năm 2020 đến nay, do tác động của đại dịch Covid-19 nên tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh đang bị chững lại, thiếu vắng những cải cách đột phá để tạo luồng sinh khí mới cho phát triển”, ông Cung nói.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Cung, sự lúng túng trong xử lý các tình huống, biến động bất thường như điều hành giá bán lẻ xăng dầu, trái phiếu doanh nghiệp xảy ra gần đây đã bộc lộ những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước. Hiện nay, doanh nghiệp có xu hướng phải giảm quy mô sản xuất, kinh doanh để cầm cự, hy vọng vượt qua thời điểm khó khăn này.

Ông Cung nhấn mạnh, đây là thời điểm Nhà nước cần tập trung 3 định hướng lớn. Đó là tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô bằng các giải pháp phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội; Cải cách thể chế đủ mạnh và nhất quán theo hướng thị trường đúng với vai trò là đột phá chiến lược. Trong đó, cần thực hiện ngay những giải pháp khôi phục niềm tin thị trường, niềm tin của nhà đầu tư; hóa giải nỗi sợ không dám làm của đội ngũ cán bộ công chức để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông qua các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương…

Nguồn: vietnamfinance

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 8/12

=> DOANH NGHIỆP

  1. VHM: Trở ngại từ yếu tố vĩ mô tác động đến doanh thu và lợi nhuận, lãi ròng 2022 của Vinhomes dự kiến đạt 31.000 tỷ đồng, giảm 20% so với năm trước

  2. VPB: Vượt qua Big4, một ngân hàng tư nhân chính thức có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống

  3. LTG: Vừa ký hợp đồng cung cấp 500.000 tấn gạo thành phẩm, giá trị 5.000 tỷ đồng

  4. HAGL đạt 99% mục tiêu lợi nhuận năm sau 11 tháng

  5. KBC: Kinh Bắc trình cổ đông kế hoạch lãi ròng 4.000 tỷ cho năm 2023, năm 2021, Kinh Bắc lãi 872 tỷ

_

  1. EIB: Chốt họp cổ đông bất thường cận Tết Nguyên đán, Eximbank bầu thay thế thành viên HĐQT

  2. ITA: Đã khắc phục hết những nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị đưa vào cảnh báo, Tân Tạo đề nghị HoSE xem xét để đưa công ty ra khỏi diện này theo quy định, cổ phiếu kịch trần

😎 NVL: 2 lãnh đạo Novaland từ nhiệm

  1. NVL: Thế chấp cổ phần tại hai công ty địa ốc Vạn Phát và Forest City để đảm bảo cho khoản vay 100 triệu USD

  2. NT2: Ước lãi vượt 62% chỉ tiêu - Các chuyên gia đưa khuyến nghị tích cực. Trái với sự lạc quan của chuyên gia, Nhơn Trạch 2 (NT2) đánh giá năm 2023 khó khăn của nền kinh tế tiếp tục kéo dài làm giảm nhu cầu phụ tải và sản xuất điện

  3. Cổ phiếu HAH tăng 54% sau 3 tuần tạo đáy

  4. IBC: Khánh Hòa - Một trung tâm Anh ngữ đóng cửa, chưa hoàn trả học phí, cổ phiếu đã IBC sàn 12 phiên liên tiếp

  5. SCR: Điều gì khiến cổ phiếu SCR của TTCLand giảm chỉ còn bằng ly trà đá?

  6. DGW: Chủ tịch HĐQT - “Nhiều tiền chưa chắc tốt, chúng tôi đủ tiền và không có kế hoạch kêu gọi đầu tư chiến lược”

  7. SDJ: Một cổ phiếu họ “Sông Đà” bị tạm dừng giao dịch trên sàn UPCoM

  8. Cơ cấu cổ đông VinFast khi IPO: Vingroup sở hữu 51,5%

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KDH: Vừa mua vào 10 triệu cổ phiếu KDH, VinaCapital đăng ký bán toàn bộ sau khi lãi khoảng 45% sau 1 tháng

  2. VPD: Tuấn Lộc muốn bán toàn bộ số cổ phiếu VPD trị giá 475 tỷ đồng, thoái vốn sau nhiều năm đồng hành

  3. STB: Dragon Capital gom thêm 5,1 triệu cổ phiếu STB của Sacombank ngày 5/12

  4. Dragon Capital mua vào hàng triệu cổ phiếu STB và GEX ở đỉnh sóng hồi

  5. TPB: FPT Capital muốn thoái hết vốn khỏi TPBank, khoảng 0,049% vốn điều lệ

  6. Nhóm cổ đông liên quan CEO Gelex Nguyễn Văn Tuấn đã sang tay hơn 134 triệu cổ phiếu VIX

  7. LPB: Anh trai Phó Chủ tịch LienVietPostBank muốn bán hơn 15 triệu cổ phiếu LPB

*) Giao dịch lớn cổ phiếu FRC, L14, DDV, VIX, FTS, TVB, TPB, CKG, TVC, PGT, HWS, HDC, PDR

_

  1. KBC: Muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu giảm vốn điều lệ, hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu

  2. Novaland (NVL) và Aqua City mua lại 2.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

  3. Tái bảo hiểm PVI (PRE) sắp chào bán 31,6 triệu cổ phiếu, giá chào bán 20.000 đồng

_

=> CỔ TỨC

  1. VIB: Tạm ứng cổ tức năm 2022 tỷ lệ 10%, dự chi 2.100 tỷ đồng
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Trái với diễn biến điều chỉnh trong hai phiên trước, VN-Index mở cửa tăng điểm trong tâm lý tích cực. Sắc xanh chiếm ưu thế ở hầu hết các nhóm ngành.

  • Lực cầu suy yếu, VIC đột ngột quay đầu giảm

  • Cổ phiếu ngân hàng tăng trở lại, STB tiếp tục hút dòng tiền ngoại

  • Đóng phiên hôm nay nhiều mã vẫn giữ được giá trần như nhóm chứng khoán, bất động sản, thép, bán lẻ, …

  • Dù có lúc tăng tới 2,2%, VN-Index đã phải thu hẹp lại thành quả khi kết phiên, chỉ còn tăng 9,51 điểm (+0,91%) lên 1.050

  • Giá trị giao dịch của HOSE đạt 15.450 tỷ đồng, tương đương 916,98 triệu cổ phiếu

  • Phiên 8/12: Khối ngoại mua ròng hơn 610 tỷ đồng, tập trung VIC, STB

  • Phiên 8/12, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng hơn 323 tỷ đồng. Trong đó, VCB là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với gần 35 tỷ đồng. Ngược lại, NBB là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với 12 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Sau một tuần vào dồn dập, dòng tiền từ Fubon FTSE Vietnam ETF chững lại

  2. Cắt lỗ HPG đúng đáy, quỹ của SGI Capital âm nặng tháng 11 dù thị trường hồi mạnh

  3. Nhà đầu tư mở mới chưa đến 90.000 tài khoản chứng khoán trong tháng 11, thấp nhất trong 21 tháng

  4. Tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường trong quý 4/2022 có thể chậm lại trước nhiều thách thức

  5. Không công bố thông tin theo quy định, DP2, SVC và HPM bị phạt tiền

_

  1. Tính đến hết tháng 11/2022, phát hành trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước chỉ đạt 45,6% kế hoạch Bộ Tài chính giao và 84,75% kế hoạch dự kiến điều chỉnh

  2. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Ưu tiên room tín dụng cho ngân hàng có thanh khoản cao và đang giảm lãi suất”

  3. Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Room tín dụng năm 2022 hiện tại còn khoảng 3,8%

  4. Lần đầu tiên trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua, NHNN sử dụng lại hợp đồng repo giấy tờ có giá với kỳ hạn lên tới 3 tháng

  5. Tổng giá trị đáo hạn trái phiếu năm sau khoảng 300.000 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2022

  6. NVB: Thêm ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi lên trên 10%

_

=> VIỆT NAM

  1. Các thương vụ M&A tại Việt Nam dịch chuyển từ ‘lượng’ sang ‘chất’

  2. Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu khởi công cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 trước Tết Nguyên đán 2023

  3. Truyền thông nước ngoài đánh giá cao triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam

  4. J.P. Morgan đánh giá cao chứng khoán Việt Nam, cho rằng các rủi ro đã được phản ánh vào giá

  5. Đầu tư công là động lực để phục hồi và tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, sau 11 tháng toàn quốc vẫn còn hơn 24.400 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ, trong đó, Tp.HCM chiếm đến 90% với hơn 22.300 tỷ đồng vốn nằm chờ được giao.

  6. Nguồn xăng, dầu sản xuất trong nước được đảm bảo, nguồn nhập khẩu đúng hạn ngạch phân, giao. Từ năm 2023, Bộ Công Thương sẽ áp dụng công nghệ, quản lý xăng dầu theo hệ thống từ doanh nghiệp đầu mối đến phân phối.

  7. Thanh Hóa, Nghệ An: Doanh nghiệp may mặc, giày da cắt giảm nhân sự vì thiếu đơn hàng

  8. Việt Nam sẽ thành “cứ điểm” toàn cầu của Nike? “Mỗi năm, Nike hiện đang sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày, trong đó có khoảng 300 triệu đôi giày đang được sản xuất tại Việt Nam, cùng với đó là 50% nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng đến từ Việt Nam”

  9. Khảo sát về tâm lý người tiêu dùng bất động sản (BĐS) Việt Nam của Batdongsan∘com∘vn cho thấy, tuy niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường này sụt giảm và hầu hết các bên đang giữ tâm thế nghe ngóng và quan sát diễn biến thị trường, song nhu cầu thực của thị trường vẫn lớn và xuất hiện tâm lý “bắt đáy” sau khi “cơn sốt” trên thị trường đang dần hạ nhiệt.

  10. Trà Vinh chấm dứt hoạt động 11 dự án đầu tư

  11. Ngành gỗ Việt Nam đang tìm nhiều giải pháp để duy trì sản xuất. Trọng tâm là đẩy mạnh xu hướng sử dụng gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước để giảm chi phí.

  12. Người tiêu dùng Mỹ chi 7,2 tỷ USD cho đồ nội thất gỗ Việt Nam, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2021.

  13. Doanh nghiệp bán lẻ “lội ngược dòng” sau "bão” COVID-19. Khảo sát doanh nghiệp Bán lẻ của Vietnam Report cũng cho thấy, 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ hiện đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch.

  14. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong tháng 11 vừa qua, cả nước đón khoảng 4,5 triệu lượt khách nội địa, nâng tổng số khách trong nước trong 11 tháng qua lên khoảng 96,3 triệu lượt, nhiều hơn đến 11,3 triệu lượt so với kết quả từng được cho là kỷ lục của năm trước đại dịch 2019.

  15. Cần cắt giảm thủ tục hải quan, giảm phiền hà cho doanh nghiệp

  16. Thị trường heo nội địa, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều tích cực tái đàn nên nguồn cung trong nước về cơ bản sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán. Trong khi đó, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi trong nước đã chuẩn bị lượng hàng tương đối lớn để sản xuất cho dịp cuối năm nên giá thức ăn chăn nuôi sẽ không tăng mạnh gây ảnh hưởng đến giá thành phẩm đầu ra.

  17. Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn: Nguồn cung thịt bò trong nước mới chỉ đáp ứng 40 - 45% nhu cầu tiêu thụ

  18. Hà Nội: Hàng chục xã “khát” nước sạch khi nhà đầu tư trả dự án

  19. VSIP nghiên cứu đầu tư KCN hơn 600 ha ở Hà Tĩnh

_

=> THẾ GIỚI

  1. Dow Jones ‘giậm chân tại chỗ’, S&P 500 giảm 5 phiên liên tiếp

  2. TSMC thông báo xây dựng nhà máy sản xuất chip thứ hai tại Mỹ, tăng gấp 3 khoản đầu tư lên 40 tỷ USD.

  3. Ngày 7/12, Trung Quốc thông báo nới lỏng nhiều hạn chế của zero-COVID

  4. Các ước tính được điều chỉnh lại cho thấy nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý III.

  5. Canada: Nợ tiêu dùng tăng cao kỷ lục trong quý 3 năm nay

  6. Canada đã tăng lãi suất tham chiếu qua đêm thêm 50 điểm cơ bản lên 4,25%, mức cao nhất trong gần 15 năm và báo hiệu chiến dịch thắt chặt tiền tệ đã gần kết thúc.

  7. Giá nhà tại Anh giảm 2,3% trong tháng 11, đây là tốc độ giảm nhanh nhất trong 14 năm

  8. Làn sóng sa thải lan đến ngành ngân hàng

  9. Suy thoái kinh tế Nhật Bản đã có những dấu hiệu chững lại so với dự kiến ban đầu trong quý III, khẳng định quan điểm nước này đang trên đà phục hồi sau đại dịch Covid-19, bất chấp các thị trường xuất khẩu lớn có dấu hiệu ngày càng suy yếu.

  10. EC yêu cầu lập hội đồng phân xử tại WTO để giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc

  11. Trung Quốc: Kim ngạch xuất nhập khẩu thấp nhất từ đầu năm 2020

  12. Nợ xấu của các ngân hàng Hàn Quốc giảm 5,5% trong quý III/2022

  13. Sau nhiều tháng chuẩn bị, công ty xe điện hàng đầu thế giới Tesla của tỷ phú Elon Musk đã chính thức tiến vào thị trường Đông Nam Á với điểm đến là Thái Lan.

  14. Apple hạ thấp tham vọng với ô tô điện, dự kiến ra mắt sau 4 năm tới với giá từ 100.000 USD

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. ‘Mùa đông’ tiền ảo ngày càng khắc nghiệt, nhiều công ty công bố cắt giảm 1/3 nhân sự

  2. CEO Coinbase dự kiến doanh thu của sàn năm 2022 sẽ giảm ít nhất 50% so với 2021

  3. CZ: Binance sẽ tìm nguồn thu khác nếu thị trường sideway quá lâu

  4. Quỹ hưu trí lớn nhất Canada ngưng đầu tư vào lĩnh vực tiền mã hoá

  5. Binance∘US miễn phí giao dịch Ethereum (ETH)

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co nhẹ quanh 16.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Giá dầu giảm sâu ngày thứ 4 liên tiếp, mỗi loại mất hơn 10%, chạm mốc thấp nhất 2022

  2. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây đã điều chỉnh hạ dự báo giá dầu Brent trên toàn cầu trong năm 2023, do dự trữ dầu thế giới cao hơn vào cuối năm 2023.

  3. Nga xem xét áp đặt giá cố định cho dầu thô xuất khẩu

  4. Giá trần đối với dầu Nga và chuyện gì sẽ xảy ra?

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,79 USD (+1,10%), lên 72,80 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,64 USD (+0,83%), lên 77,81 USD/thùng.

_

  1. Vàng thế giới tăng hơn 1% khi đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 15,3 USD lên mức 1.786,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và rung lắc quanh 1.785 USD/ounce cho đến cuối ngày.

_

  1. Glencore - “gã khổng lồ” ngành khai thác tài nguyên khoáng sản của Thụy Sĩ hôm 6/12 đã cảnh báo thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thâm hụt nguồn cung đồng, chủ yếu do nhu cầu cao hơn bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng ô tô điện.

  2. Khả năng Mỹ áp thuế mới đối với thép và nhôm dựa trên lượng khí thải carbon

  3. Theo MXV, triển vọng đà tăng của giá nông sản thế giới sẽ khó kéo dài do kỳ vọng về nguồn cung toàn cầu vẫn đang khá tích cực nhờ mùa vụ ở Brazil.

  4. Xuất khẩu tôm của Ecuador năm 2022 có thể vượt mốc 1 triệu tấn

  5. Nhôm giảm, gây áp lực lên thị trường này là số liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc yếu kém trong tháng 11. Giá nhôm đã tăng khoảng 12% kể từ đầu tháng 11, phần lớn do hy vọng nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc.

  6. Quặng sắt sụt giảm do số liệu thương mại của Trung Quốc xấu hơn dự kiến

  7. Năng lực suy yếu của đội tàu chở dầu trên thế giới khiến chi phí vận tải biển tăng cao, trong khi nhu cầu của châu Âu đang gây áp lực mạnh lên lĩnh vực vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Vàng SJC 67.2 tr/lượng

USD 23,920 đồng

Bảng Anh 29,496 đồng

EUR 25,746 đồng

Nguồn: Thông Tô

Phiên 8/12: Khối tự doanh mua ròng 320 tỷ đồng, tập trung VPB, DXG và VHM

Trong phiên hôm nay (08/12), khối tự doanh công ty chứng khoán mua vào 319,9 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường trong khi bán ra 225,5 tỷ đồng chứng chỉ quỹ, chứng quyền trên sàn HOSE.

Giao dịch khối tự doanh CTCK trên sàn HOSE. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Giao dịch chi tiết với cổ phiếu trên sàn HOSE, khối tự doanh công ty chứng khoán mua khớp lệnh 517 tỷ đồng và bán ròng 239 tỷ đồng. Giá trị mua thỏa thuận là 27 tỷ đồng. Tổng cộng cả hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, khối tự doanh mua ròng 304,9 tỷ đồng.

Với giao dịch chứng chỉ quỹ ETF nội, chứng quyền, khối tự doanh tiếp tục chuỗi bán ròng. Ghi nhận giá trị chiều mua vào, bán ra với sản phẩm chứng chỉ quỹ, chứng quyền hôm nay đạt 44 tỷ đồng và 269 tỷ đồng, tương đương bán ròng 225,5 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối tự doanh mua ròng 18 tỷ đồng. Đối với thị trường UPCoM, khối tự doanh bán ròng 3 tỷ đồng.

Những mã cổ phiếu được khối tự doanh mua ròng mạnh trên HOSE phiên 08/12 (Nguồn: Thu Hà tổng hợp).

Thống kê giao dịch theo từng mã, E1VFVN30 bị bán mạnh nhất với 113,1 tỷ đồng, theo sau là FUEVFVND (96,7 tỷ đồng). Các cổ phiếu còn lại ghi nhận giá trị bán ròng dưới 15 tỷ đồng là FUESSVFL, NBB, TCH, DGC, VTP, HPG, BMP và GKM.

Tại chiều mua, VCB dẫn đầu với 34,5 tỷ đồng, theo sau là DXG (22,2 tỷ đồng), VHM (21,9 tỷ đồng), STB (20,1 tỷ đồng). Những mã còn lại ghi nhận giá trị mua ròng từ 16 - 20 tỷ đồng có DDG, VIC, FPT, VNM, VPB và MSN.

Giao dịch cổ phiếu của khối tự doanh trên HOSE. (Nguồn: Thu Hà tổng hợp).

Giao dịch trên thị trường phái sinh, thanh khoản từ khối tự doanh giảm so với phiên trước (07/11). Trong phiên hôm nay, khối tự doanh CTCK ưu tiên vị thế Bán (Short) trên thị trường phái sinh.

Cụ thể, khối này Mua (Long) 6.051 hợp đồng (tương đương 650 tỷ đồng), Bán (Short) 6.550 hợp đồng (tương đương 710 tỷ đồng). Tổng khối lượng giao dịch cả phiên là 12.601 hợp đồng với tổng giá trị 1.360 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Phiên 8/12: Khối tự doanh mua ròng 320 tỷ đồng, tập trung VPB, DXG và VHM

Kinh Bắc (KBC) muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu giảm vốn điều lệ, hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu

Kinh Bắc (KBC) muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu giảm vốn điều lệ, hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu

Tổng lượng cổ phiếu đăng ký mua lại tương ứng 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, số tiền chi mua tối đa là 3.400 tỷ đồng.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã CK: KBC) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 02. Trong đó có tờ trình về việc thông qua mua phương án mua lại cổ phiếu quỹ, đồng thời hủy kế hoạch huy động vốn bằng cổ phiếu và chi trả cổ tức cho cổ đông.

Mua lại 100 triệu cổ phiếu giảm vốn điều lệ và hủy chào bán riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu

Một trong những nội dung quan trọng của cuộc họp, HĐQT Kinh Bắc sẽ trình cổ đông thông qua phương án mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, với tổng lượng cổ phiếu đăng ký mua là 100 triệu đơn vị tương ứng 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Phương thức giao dịch là khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch nhưng không cao hơn 34.000 đồng/cp, tương ứng với số tiền chi tối đa là 3.400 tỷ đồng.

Nguồn vốn thực hiện mua lại từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện. CTCP Chứng khoán Navibank sẽ là đại lý thực hiện giao dịch mua cổ phiếu.

Thời gian dự kiến giao dịch là sau khi UBCKNN thông báo về việc nhận được tài liệu báo cáo đăng ký mua cổ phiếu và công ty đã thực hiện công bố thông tin theo quy định. Thời gian giao dịch tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch.

Kinh Bắc (KBC) muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu giảm vốn điều lệ, hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu - Ảnh 1.

Đồng thời, HĐQT Kinh Bắc muốn xin ý kiến cổ đông thông qua việc hủy phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ năm 2022 theo Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 10/2/2022.

Kinh Bắc cho biết diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 bị sụt giảm mạnh, hầu hết các cổ phiếu bị giảm giá nghiêm trọng trong đó có KBC, không thuận lợi cho việc phát hành riêng cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ. Do đó, HĐQT chưa triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ trong năm 2022 như Nghị quyết ĐHĐCĐ đã phê duyệt.

Lên kế hoạch lãi sau thuế 4.000 tỷ đồng, trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20% năm 2023

Thêm vào đó, Kinh Bắc cũng lên kế hoạch doanh thu hợp nhất là 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 4.000 tỷ đồng trong năm 2023.

Về triển vọng kinh doanh, hiện nay KBC đang làm việc với các đối tác, ước tính khả năng cho thuê đạt 200 ha trong năm 2023 tại các dự án khu công nghiệp bao gồm Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Quang Châu, KCN Tân Phú Trung, KCN Tân Tập, KCN Lộc Giang, các cụm khu công nghiệp ở Long An, Hưng Yên và đặc biệt KCN Tràng duệ mở rộng giai đoạn 3 thì khách hàng đã sẵn sàng. Dự kiến KBC sẽ còn được phê duyệt mở rộng mới 3 KCN có diện tích khoảng 3000 ha.

Ngoài ra, Kinh Bắc dự kiến trình ĐHCĐ kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ là 20% (1 cổ phiếu nhận được 2.000 đồng). Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2023. Công ty có thể chi trả hoặc tạm ứng cho cổ đông thành một đợt hoặc nhiều đợt trong năm.

Nguồn vốn thực hiện trả cổ tức cho cổ đông được xác định căn cứ vào nguồn lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối lũy kế đến 31/12/2022 của công ty.

Mặt khác, HĐQT công ty còn trình cổ đông thông qua việc niêm yết các trái phiếu cần phải niêm yết theo quy định của pháp luật do Tổng công ty đã phát hành và phát hành mới trong năm 2023 cho đến thời điểm của kỳ họp ĐHĐCĐ gần nhất năm 2024 (bao gồm cả các trái phiếu do HĐQT thông qua phương án phát hành). Và ủy quyền cho HĐQT thực hiện các thủ tục cần thiết để niêm yết các trái phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Trên thị trường, kết phiên 7/12 cổ phiếu KBC dừng ở mốc tham chiếu 22.100 đồng/cp, tương ứng hồi phục 58% kể từ đáy giữa tháng 11. Tuy nhiên, tính từ vùng đỉnh hồi tháng 1/2022, thị giá của KBC đã giảm 52%, vốn hóa thị trường còn lại gần 17.000 tỷ đồng.

Kinh Bắc (KBC) muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu giảm vốn điều lệ, hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu - Ảnh 2.

Nguồn bài viết: Kinh Bắc (KBC) muốn mua lại 100 triệu cổ phiếu giảm vốn điều lệ, hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu

Tâm loạn quá, nay thế này mai thế khác… cứ như gà đang phải nước sôi. Dẹp.

1 Likes

Chóng cả mặt bác nhỉ :smiley: sợ

1 Likes

IBC: Sử dụng đòn bẩy tài chính cao, mỗi ngày Apax Holdings của Shark Thuỷ phải trả gần nửa tỷ đồng tiền lãi vay

Tại thời điểm cuối quý 3, tổng nợ vay của công ty đang lớn gần gấp 2 lần vốn chủ sở hữu.

Gần đây, hệ thống Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders vướng vào nhiều lùm xùm về nợ nần khi bị nhân viên tố nợ lương; phụ huynh đã đóng học phí nhưng trung tâm ngừng hoạt động hoặc chuyển từ học trực tiếp trực tuyến không đúng như cam kết.

Lý giải về khó khăn của trung tâm, ông Nguyễn Ngọc Thuỷ (hay được biết đến với cái tên Shark Thuỷ) cho biết “Đại dịch kéo dài, diễn biến phức tạp hơn dự kiến nên Apax phải chịu những gánh nặng rất lớn về chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên… Sau khi mở cửa trở lại, khó khăn cũ chưa hết khó khăn mới đã phát sinh khiến một số trung tâm bị gián đoạn về hoạt động.”

Ông cũng chia sẻ rằng “Chúng tôi thực sự khó khăn. Tôi cũng đã đối thoại với các nhà đầu tư, cổ đông, đối tác để hoãn, giãn thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận để Apax tập trung nguồn lực cho việc tái cấu trúc.”

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 vừa công bố, Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (mã chứng khoán: IBC) - công ty mẹ sở hữu chuỗi Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders, tính đến hết quý 3 năm nay, IBC ghi nhận tổng tài sản tăng gần 181 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm lên 4.809 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tăng 53 tỷ đồng lên 1.618 tỷ đồng.

Trong cơ cấu tài sản của IBC, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 39%. Các khoản thu ngắn hạn của công ty là 1.839 tỷ đồng và các khoản phải thu dài hạn là 532 tỷ đồng. Các khoản tiền mặt và tiền gửi của IBC là 464 tỷ đồng, giảm 48% so với đầu kỳ.

Nợ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của IBC. Tính đến hết tháng 9/2022, tổng nợ IBC là 3.191 tỷ đồng, tăng 128 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm hơn 66% tổng nguồn vốn.

Trong đó, tổng nợ vay là 1.984 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với đầu năm. Như vậy, tổng nợ vay của công ty đang lớn gần gấp 2 lần vốn chủ sở hữu.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, IBC thu lãi từ tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay khoảng 26 tỷ đồng nhưng phải trả chi phí lãi vay 124 tỷ đồng. Ngoài ra còn phải trả 2,4 tỷ đồng lãi trái phiếu phát hành. Tính bình quân, mỗi ngày IBC trả tiền lãi vay gần 470 triệu đồng/ngày.

Báo cáo quý 3 không ghi rõ các khoản nợ của công ty, còn theo báo cáo tài chính hợp nhất đã soát xét bán niên năm 2022, IBC đang nợ trái phiếu hơn 1.200 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trái phiếu phát hành 1.131 tỷ đồng bao gồm các lô trái phiếu có mã IGECH2124001, IGARTEN_BOND2020, AECH2123001, AECH2123002 và lô trái phiếu riêng lẻ phát hành theo mệnh giá đều có lãi suất 12,5%/năm. Ngoài ra, còn hơn 72 tỷ đồng là nợ trái phiếu chuyển đổi, lãi suất 5%/năm.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần trong quý 3 của IBC đạt gần 374 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Công ty giải thích nguyên nhân doanh thu hợp nhất giảm chủ yếu do doanh thu công ty mẹ giảm. Trong quý 3, theo báo cáo tài chính riêng, công ty mẹ Apax Holdings không có doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh thu đến từ hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Lợi nhuận sau thuế IBC chỉ đạt 776 triệu đồng trong khi quý 3/2021 lãi sau thuế 5,3 tỷ đồng. Trong quý này, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 6,4 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần IBC đạt 1.043 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ chi phí bán hàng giảm 115 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm vẫn tăng 12% đạt 38,5 tỷ đồng.

1 Likes

Cổ phiếu nào đã giúp “cá mập” Pyn Elite Fund lãi ngoạn mục trong tháng 11?

## Sau gần một năm hiệu suất âm nặng, tháng 11 vừa qua cá mập Pyn Elite Fund đã ghi nhận hiệu suất dương mới mức tăng tương đương với mức tăng của tháng 11/2020 cũng là mức cao nhất của những tháng 11 kể từ khi quỹ này đầu tư vào Việt Nam năm 2013.

Ông Petri Deryng, người đứng đầu quản lý quỹ Pyn Elite Fund.

Báo cáo hiệu suất đầu tư tháng 11 của Pyn Elite Fund ghi nhận trong tháng vừa qua quỹ đã ghi nhận tăng trưởng 11 % là mức tăng trưởng cao nhất trong những tháng 11 kể từ khi quỹ này đầu tư vào Việt Nam năm 2023. Trước đó, từ đầu năm 2022 đến nay, quỹ đã ghi nhận hiệu suất âm liên tục, tháng 10 trước đó quỹ âm 10,46% và tháng 9 âm 13,19%.

Nhờ mức tăng trưởng ngoạn mục trong tháng 11, hiệu suất âm giảm đáng kể từ đầu năm đến nay chỉ còn âm 29,09%.

3 cổ phiếu đóng góp mức tăng trưởng tốt nhất cho quỹ gồm VRE với mức tăng 24,2%; STB với mức tăng 13,8% và VHM với mức tăng 21,1%. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, ba cổ phiếu của quỹ âm nặng trong tháng qua gồm SCS giảm 1,3%; MBB giảm 1,7% và HDB giảm 5,2%.

Thời điểm 30/11, giá trị tài sản ròng (NAV) của PYN Elite đạt 390,85 triệu Euro tương đương với gần 9.800 tỷ đồng. Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục chiến 87,3% NAV, trong đó có đến 5 cổ phiếu ngân hàng gồm CTG, TPB, STB, MBB, HDB. Ngoài ra còn có ACV, VRE, VEA, đáng lưu ý danh mục mới bổ sung thêm chứng chỉ quỹ VNFinLead ETF, đây là chứng chỉ mô phỏng nhóm tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).

Đánh giá riêng về Sacombank, theo Pyn Elite Fund, hiện là ngân hàng lớn thứ 6 về quy mô tín dụng và lớn thứ 4 về chi nhánh. Nhờ mạng lưới rộng lớn và cơ sở khách hàng dồi dào, bancassurance của nhà băng này đạt hiệu quả hoạt động đứng top 3. Mặt khác, Sacombank vẫn đang chịu gánh nặng lớn về tài sản không hoạt động (NPA) do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước. Hàng năm, ngân hàng này phải hy sinh lợi nhuận để trích lập dự phòng NPA, do đó tăng trưởng có vẻ yếu hơn so với thực tế.

Dù vậy, PYN Elite hy vọng tất cả NPA của Sacombank sẽ bị xóa trong năm 2023E. Ngoài ra, nhà băng này cũng ít liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp cũng như các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn. Đây cũng là lý do chủ yếu khiến quỹ đầu tư đến từ Phần Lan gia tăng đáng kể tỷ trọng cổ phiếu của ngân hàng này trong giai đoạn thị trường sụt giảm đầu tháng 11.

Trong tháng 11, thị trường chứng khoán biến động mạnh và có thời điểm giảm 15%. Đà bán tháo lan rộng ra gần như toàn bộ nhóm cổ phiếu bất động sản. Tuy nhiên, tâm lý thị trường đã dần được cải thiện vào cuối tháng khi các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn bước đầu tìm được giải pháp huy động vốn, cơ cấu lại nợ trả nợ, hoặc khả năng có được các khoản đầu tư vốn cổ phần mới. VN-Index cũng đảo chiều hồi phục mạnh mẽ và kết tháng với mức tăng 2%.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng lên đến 682 triệu USD, mức cao nhất kể từ tháng 5/2018. Từ cuối tháng 11, Fubon FTSE ETF tiếp tục huy động thêm 160 triệu USD để đầu tư vào Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố tích cực hỗ trợ cho sự hồi phục của thị trường trong nửa sau của tháng.

Về vĩ mô, nền kinh tế toàn cầu bất ổn đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu tháng 11 giảm 8,4% so với cùng kỳ chủ yếu đén từ ngành hàng máy tính và điện tử. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu 11 tháng vẫn tăng 13,4% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại tháng 11 đạt 780 triệu USD qua đó đẩy con số thặng dư lũy kế từ đầu năm lên 11 tỷ USD.

Trong tháng 11, doanh số bán lẻ tăng 17,5% so với cùng kỳ và tăng trưởng mạnh so với trước Covid, tương ứng 11% so với tháng 11/2020 và 20% so với tháng 11/2019. CPI tháng 11 tăng 4,4% so với cùng kỳ do giá nhiên liệu và chi phí thuê nhà cao hơn trong khi chỉ số PMI đạt 47,4. Giải ngân vốn FDI trong 11 tháng cũng tăng 15,1% và FDI đăng ký vào lĩnh vực sản xuất tăng 6,7% so với cùng kỳ.

2 Likes

TS. Lê Xuân Nghĩa: ‘Đừng quá sợ lạm phát, đừng quá lo tỷ giá’

## Bên cạnh giải pháp tăng lãi suất điều hành như đã làm thì việc phối hợp các chính sách khác, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái để hạn chế phải bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu là cần thiết.
TS. Lê Xuân Nghĩa: 'Đừng quá sợ lạm phát, đừng quá lo tỷ giá'

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng giải pháp của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là làm cho tỷ giá thuận theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Việc Việt Nam phải điều chỉnh giá trị đồng tiền là khó tránh. Bên cạnh giải pháp tăng lãi suất điều hành như đã làm thì việc phối hợp các chính sách khác, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái để hạn chế phải bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu là cần thiết.

- Bên cạnh cân bằng cung cầu để ổn định thị trường, việc nới biên độ tỷ giá và tăng lãi suất còn có tác động thế nào đối với việc ổn định vĩ mô và chống lạm phát, thưa ông?

TS Lê Xuân Nghĩa: Điều chỉnh tỷ giá là biện pháp nhằm đối phó với xu hướng đồng USD liên tục tăng giá mạnh, đồng thời nhằm ứng phó với khả năng FED tiếp tục tăng lãi suất cường độ cao. Lãi suất là giá của một đồng tiền, lãi suất tăng là đồng tiền đó tăng. Khi Fed tăng lãi suất nghĩa là tăng giá đồng USD, khiến cho khoảng cách giữa đồng USD và VND rộng ra. Do đó, Ngân hàng Nhà nước buộc phải tăng lãi suất của VND lên.

Khi áp dụng biện pháp này, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh cân bằng hơn, ổn định hơn, không bị giãn ra quá mức dẫn đến chuyện hàng nhập khẩu tăng giá.

Tác dụng của việc điều chỉnh tỷ giá còn khiến cho lạm phát suy giảm, được kiểm soát ở mức Quốc hội cho phép bằng cách không để cho giá hàng nhập khẩu tăng lên.

Lạm phát của Việt Nam chủ yếu do các tác động từ bên ngoài, đặc biệt là từ việc nhập khẩu. Tự chúng ta không thể tạo ra lạm phát. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước không in tiền, không tăng cung tiền thậm chí thời gian vừa qua còn thu hẹp cung tiền. Do đó, tỷ giá cân bằng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc kiềm chế lạm phát.

- Cùng với nới biên độ tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước liên tục tăng tỷ giá trung tâm khiến tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 10% tính từ đầu năm. Đây là một mức tăng rất lớn, theo ông, điều này sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp và nền kinh tế?

Hành động này dĩ nhiên có tác động trực tiếp lên các doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp có nợ nước ngoài. Các doanh nghiệp có nợ nước ngoài đang cần một lượng VND nhiều hơn để mua được USD trả nợ.

Cụ thể, doanh nghiệp nhập khẩu phải mua hàng hóa từ nước ngoài vào bằng tiền USD với lượng tiền Việt quy đổi cao hơn. Có thể nói, doanh nghiệp nhập khẩu bị thiệt hại do tỷ giá tăng, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại là bên được lợi. Khi doanh nghiệp xuất khẩu được 1 USD, quay về Việt Nam được lượng tiền Việt nhiều hơn.

Vì thế, biện pháp này cũng có cái 2 mặt, vừa hạn chế nhập khẩu, vừa khuyến khích xuất khẩu, làm cho thặng dư thương mại của Việt Nam tăng lên.

Để phòng ngự trước rủi ro USD tăng, trong trường hợp này, theo tôi, các doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều đồng tiền để thanh toán hàng xuất nhập khẩu của mình. Doanh nghiệp cần tính toán dùng thêm đồng tiền khác, không nên chỉ tập trung vào USD.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần mua hợp đồng phái sinh, các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng với tỷ giá hối đoái giả định trong tương lai để có thể hạn chế những rủi ro.

- Fed vẫn tiếp tục phát đi thông điệp tiếp tục tăng lãi suất và thị trường đang kỳ vọng tỷ giá có thể tiếp tục tăng. Ông có cho rằng tỷ giá USD/VND có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong dịp cuối năm?

Tôi nghĩ là không. Mức tăng của đồng USD theo tôi đã đến mức kịch trần, hiện đang có xu hướng giảm. Thực tế, những ngày gần đây, USD tuy có điều chỉnh tăng nhưng nhìn chung xu hướng đang giảm dần.

Bên cạnh đó, nhiều đồng tiền khác cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất, tăng giá so với đồng USD cho nên việc đồng USD giảm là điều chắc chắn xảy ra. Sau nhiều lần tăng lãi suất như vậy, áp lực lạm phát toàn cầu đặc biệt là của Mỹ và châu Âu cũng đang giảm dần. Do đó, có thể lạm phát đang tạo ra đỉnh, sẽ giảm đâu đó vào giữa hoặc cuối quý IV năm nay.

Cùng với lạm phát giảm, một số nước châu Âu có thể rơi vào suy thoái bởi vì tăng lãi suất làm cho cung tiền ít đi. Cung tiền ít đi thì doanh nghiệp ít có khả năng đầu tư. Kéo theo đó là việc kinh tế có thể tăng chậm lại hoặc suy thoái nhẹ. Chưa kể, khi lãi suất tăng thì người tiêu dùng cũng giảm tiêu dùng, giảm chi tiêu.

Ngoài ra, trong quý III/2022, tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt 2,6%, cao hơn mức dự báo trước đó là 2,4%. Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 3,6% nhưng thực tế cũng đã tăng 3,9%. Việc 2 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu phục hồi và có thể khiến tình hình không đến nỗi tồi tệ như dự báo của một số tổ chức quốc tế.

- Các quyết định điều hành tỷ giá và lãi suất vừa qua cũng gây không ít phản ứng trái chiều khi mức độ khá mạnh và tần suất dồn dập. Đã có những ý kiến về việc Ngân hàng Nhà nươc cần 1 lộ trình điều chỉnh tỷ giá minh bạch và linh hoạt hơn. Theo ông, đâu là điểm cần lưu ý trong điều hành tỷ giá trong thời gian tới?

Hiện tại, ở Việt Nam, chúng ta quá lo ngại về lạm phát. Lạm phát từ bên ngoài vào chứ không phải do chúng ta tạo ra. Hơn nữa đây là vấn đề toàn cầu, trong khi lạm phát tại các nước rất cao, chúng ta đang ở mức rất thấp.

Vì vậy, nếu Việt Nam quá sợ lạm phát, quá coi trọng vấn đề tỷ giá hối đoái dẫn đến chuyện thắt chặt tiền tệ quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang trong chu kỳ mở rộng đầu tư sẽ dễ dàng bị mất đà. Như tôi thấy, hiện nay, nếu ước lượng tăng trưởng kinh tế khoảng 8%, lạm phát khoảng 4%, tổng cộng 12% thì 12% này được coi là GDP danh nghĩa.

Trong khi đó, cứ cho là vòng quay của tiền không đổi, tăng trưởng cung tiền chỉ được 3% từ đầu năm tới nay. Một bên tăng trưởng 12%, một bên khác cung về tiền chỉ tăng trưởng 3%, điều đó cho thấy nền kinh tế thực sự thiếu tiền hay nói cách khác tiền trong lưu thông đang bị “nhốt” ở mức quá lớn.

Nơi “nhốt” tiền có thể gồm: Đầu tư công của Chính phủ không giải ngân được, nằm một chỗ; bên cạnh đó, một khối lượng ngoại tệ khá lớn đã được bán ra đồng nghĩa với việc rút VND về. Điều này làm cho tốc độ cung tiền M2 rất thấp, chỉ có 3% trong khi GDP danh nghĩa lại là 12%, rõ ràng thiếu rất nhiều tiền. Đây chính là khó khăn lớn của doanh nghiệp.

Chúng ta nói về tăng hạn mức (room) tín dụng, nhưng tăng room không gắn liền với tăng cung tiền chẳng những không tạo thêm tín dụng mới mà còn đẩy lãi suất huy động lên cao để thực hiện room và nguy cơ về thanh khoản còn lớn hơn.

Theo tôi, quan trọng nhất hiện tại vẫn là đừng quá sợ về lạm phát, đừng quá lo lắng về tỷ giá hối đoái. Việc cần làm lúc này là hỗ trợ quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Cùng với đó là tăng cung ứng tiền cho phù hợp với tốc độ tăng của GDP danh nghĩa.

1 Likes

Hơn 16.000 tỷ đồng vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán tháng qua: Từ đâu?

Tốc độ mua ròng hơn 16.000 tỷ đồng của nhà đầu tư nước ngoài trong 1 tháng trở lại đây được đánh giá là điều “chưa từng thấy”.

Con số chưa từng thấy

Tại talkshow với chủ đề “Lực đỡ từ vốn ngoại” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 8/12, hiện tượng mua ròng lớn và liên tục của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán thời gian dài vừa qua đã được phân tích kỹ. Theo ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán BSC, tốc độ mua ròng hơn 16.000 tỷ đồng của nhà đầu tư nước ngoài trong 1 tháng trở lại đây là “chưa từng thấy”. Bởi trước đây cũng có những thời điểm NĐT mua ròng 2- 3 tháng liên tiếp, nhưng khối lượng mua ròng từng phiên chỉ vừa phải. Còn chuỗi mua ròng kéo dài 10 phiên liên tiếp, hay mua ròng 1 tháng thì chưa có.

“Trong suốt thời gian vừa rồi, tôi cũng đã đi gặp gỡ nhà đầu tư nước ngoài, họ đã sang tìm hiểu lại thị trường chứng khoán Việt Nam sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhìn chung, đánh giá của họ là khả quan. Có thể chúng ta sẽ có một số lo lắng về thị trường trong nước liên quan đến trái phiếu, tín dụng, thanh khoản trên thị trường. Nhưng khi trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài, góc nhìn của họ tương đối dài hạn, họ thường nhìn về vĩ mô, liên quan đến tiềm năng, triển vọng của nền kinh tế trong 5 -10 năm để họ đưa ra quyết định đầu tư”, ông Long cho biết.

Nhìn chung, theo ông Long, nhà đầu tư nước ngoài nhận định thời gian qua là cơ hội để tăng tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam, giá không chỉ rẻ trong 2-3 năm mà là 5 – 6 năm trở lại đây.

Vậy đâu là động lực khiến nhà đầu tư nước ngoại tích cực mua ròng thời gian qua? Ông Long cho rằng ngoài định giá và sự ổn định trở lại của tỷ giá là điểm được nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, điều được quan tâm nhiều hơn là tăng trưởng. Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất tốt, với nhiều yếu tố quan trọng đang tốt hơn so với các thị trường khác lúc này. Do vậy, họ đánh giá rất cao tiềm năng tăng trưởng.

“Tất nhiên, khi đầu tư, ai cũng mong muốn có thể mua được một mức giá tốt, hợp lý để đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho khoản đầu tư đó. Khi thị trường rơi về 870 điểm là một định giá rất thấp, chúng tôi cũng tính toán lại, theo thống kê, mức đó thấp hơn 2 lần độ lệch chuẩn so với trung bình 5 năm định giá thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc này rất ít xảy ra trong quá khứ, những lần như vậy thì đều là cơ hội rất tốt cho dài hạn”, đại diện từ Chứng khoán BIDV cũng nhấn mạnh.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các trung tâm tài chính lớn trên thế giới và đang kết nối dòng vốn nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+ chỉ ra hai khía cạnh được nhà đầu tư nhìn thận thời gian qua, bao gồm giá trị, triển vọng của nó về nền kinh tế và sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam khi tăng trưởng dự kiến vẫn đạt hơn 7%, thậm chí là 8% trong các năm tiếp theo.

Ông Hoàng cũng cho rằng khi VN-Index giảm xuống 871 điểm như vừa qua thì P/E đang ở mức kỷ lục thấp. Nếu so với năm 2011 là kỳ điều chỉnh rất nặng của Việt Nam, thì kỳ này còn sâu hơn nữa vì độ rộng của thị trường hơn rất nhiều.

Tiền nóng có thể rút ra nhanh

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán BSC

Phân tích về dòng tiền khối ngoại, BSC từng thực hiện một nghiên cứu công phu trên cơ sở thống kê lại toàn bộ nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Chia sẻ về nghiên cứu này, Giám đốc phân tích Chứng khoán BIDV chỉ ra trong hơn 50 tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên TTCK VN thì có đến hơn một nửa nửa của các nhà đầu tư rất dài hạn, nhà đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp, ngân hàng trên thị trường. Đây là nhóm thường nắm giữ trong thời gian khá dài, thậm chí, họ có thể mua thêm cổ phiếu từ các đợt tăng vốn phát hành hay bán từ các đối tác khác.

Nhóm thứ hai là là những NĐT đến từ châu Âu, họ cũng là những quỹ đầu tư tập trung ở Việt Nam, phần lớn tài sản (lên đến 70%– 80%), thậm chí 90% tập trung ở Việt Nam. Đây là nhóm theo đánh giá của BSC sẽ luôn gắn bó với sự phát triển của TTCK Việt Nam, họ huy động được bao nhiêu từ nhà đầu tư bên ngoài thì sẽ lập tức đầu tư vào Việt Nam.

Thêm một nhóm hay nhắc tới là quỹ đầu tư chỉ số, nhóm này chiếm hơn 10% số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên TTCK VN. Nhóm này sẽ hoạt động linh hoạt, tức là khi thu được nhiều chứng chỉ quỹ từ bên ngoài họ sẽ mua vào Việt Nam và ngược lại.

Ngoài ra, theo ông Long, có một nhóm còn lại mà gần đây mọi người hay nhắc đến nhiều là việc đầu tư thông qua đến chứng chỉ P-notes. Đây có thể nói là dòng tiền khá nóng. Khi theo dõi một số thị trường khác thì họ mua nhanh rồi bán nhanh. Nhóm này khi mua bán trên thị trường sẽ trade nhiều hơn, còn các nhóm còn lại khá ổn định.

Nhận định về dòng tiền nóng này, ông Long cũng cho rằng khi nhà đầu tư ngoại đã tập trung vào P-notes thì cũng cần xác định họ là nhà đầu tư ngắn hạn. Vì nếu có kế hoạch dài hạn hơn thì họ sẽ đầu tư thông qua các công ty quản lý qũy có sẵn ở Việt Nam thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Còn đã đầu tư vào P-notes thì chỉ là thời gian ngắn, tất nhiên, không thể biết rõ thời gian của họ bao nhiêu, mục tiêu của họ bao nhiêu sẽ chốt lãi.

Cùng quan điểm, ông Hoàng cho biết dòng tiền ngắn hạn thì chắc chắn họ sẽ bán vào thời điểm nào đấy khi đủ lợi nhuận. Với mục tiêu ngắn, việc lãi 20 -30% trong 1-2 tuần thì “chẳng ai muốn cầm”.

Tuy nhiên, dòng tiền ngoại thời gian qua không chỉ P-notes mà rất nhiều dòng tiền khác nhau. Ông Long cho rằng dòng tiền chúng ta cần khuyến khích nhiều hơn, là dòng tiền đi cùng doanh nghiệp, không chỉ vào để kiếm lợi nhuận mà là thúc đẩy thay đổi của doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp thay đổi lên thì lợi nhuận họ thu được trong tương lai sẽ nhiều hơn.

1 Likes

Tổng công ty Sông Đà mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu 350 tỷ đồng

Sau khi mua lại toàn bộ lô trái phiếu mã SJGH2123001, Tổng công ty Sông Đà - CTCP (mã: SJG) sẽ không còn dư nợ trái phiếu.

Cụ thể, ngày 7/12, Tổng công ty Sông Đà vừa mua lại trước hạn 350 tỷ đồng trái phiếu mã SJGH2123001 phát hành năm 2021, dư nợ còn lại của lô trái phiếu là 0 đồng.

Trái phiếu mã SJGH2123001 được phát hành ngày 6/12/2021, kỳ hạn 24 tháng với mệnh giá 350 tỷ đồng.

Trong đó, tài sản bảo đảm bao gồm 14.280.000 Cổ phần thuộc sở hữu của Tổng công ty Sông Đà tại CTCP ĐT&PT điện Sê San 3A; 3.723.600 Cổ phần thuộc sở hữu của Tổng công ty Sông Đà tại CTCP Sông Đà 11; hoặc thỏa thuận nhà đầu tư.

Trường hợp sau khi phát hành tỷ lệ bảo đảm an toàn của tài sản bảo đảm thấp hơn 220% tại bất cứ thời điểm xác định lại giá trị tài sản bảo đảm thì Tổ Chức Phát Hành cam kết bổ sung cổ phần thuộc sở hữu của Tổng công ty Sông Đà tại Công ty cổ phần Điện Việt Lào tương ứng với giá trị còn thiếu.

Tổng công ty Sông Đà tất toán lô trái phiếu 350 tỷ đồng. Ảnh NĐT.

Tính tới 30/9/2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Tổng công ty Sông Đà giảm 11,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.126,08 tỷ đồng về 8.943,16 tỷ đồng, chiếm 35,1% tổng nguồn vốn. Trong đó, 3.783,96 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn và còn lại 5.159,2 tỷ đồng là nợ vay dài hạn.

Tổng công ty Sông Đà có thuyết minh cơ cấu nợ vay dài hạn chủ yếu 4.785,5 tỷ đồng là vay ngân hàng; 350 tỷ đồng là trái phiếu; và còn lại 23,64 tỷ đồng là nợ thuê tài chính dài hạn. Với việc mua lại toàn bộ lô trái phiếu 350 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Đà tạm thời sẽ không còn dư nợ trái phiếu.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Tổng công ty Sông Đà ghi nhận doanh thu đạt 1.537,84 tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 304,74 tỷ đồng, tăng 89,8% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 29,3% lên 34,5%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 11,2% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 53,5 tỷ đồng lên 531,26 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 192,9%, tương ứng tăng thêm 56,99 tỷ đồng lên 86,53 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 17,1%, tương ứng giảm 41,77 tỷ đồng về 202,57 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 23,7%, tương ứng tăng thêm 13,43 tỷ đồng lên 70,11 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận 4.088 tỷ đồng doanh thu, giảm 10% trong khi lợi nhuận sau thuế là 1.548 tỷ đồng, tăng 502% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, SJG đặt mục tiêu 6.500 tỷ đồng doanh thu, 385 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau 9 tháng, doanh nghiệp hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu, gấp 4 lần kế hoạch lợi nhuận.

Về tình hình tài chính, cuối quý III, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 25.488 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn là 4.304 tỷ đồng, tăng 3.776 tỷ so với đầu năm.

Tại ngày 30/9, hàng tồn kho của doanh nghiệp là 2.495 tỷ đồng tăng 7% so với đầu năm, chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu.

Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ vay của SJG tại ngày 30/9 là 8.943 tỷ đồng, chiếm 35% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay chủ yếu từ ngân hàng và có 350 tỷ đồng dư nợ trái phiếu. 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp vay thêm 1.754 tỷ đồng thời trả nợ gốc vay 3.034 tỷ. Chi phí lãi vay ba quý là 472 tỷ đồng.

Cuối quý III, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt 8.810 tỷ đồng, bao gồm 2.063 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Tổng công ty Sông Đà tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước thành lập từ năm 1961. Năm 2018, công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần và đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà – CTCP. Vốn điều lệ của công ty khoảng 4.495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính là tổng thầu xây lắp và thi công các công trình về các mảng khác nhau, sản xuất kinh doanh điện, vật tư thiết bị, đầu tư kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.

1 Likes

Kỳ vọng vào loạt dự án cao tốc, sân bay sắp được khởi công, cổ phiếu Hòa Bình, Coteccons, Vinaconex… đồng loạt tăng trần

Kỳ vọng vào loạt dự án cao tốc, sân bay sắp được khởi công, cổ phiếu Hòa Bình, Coteccons, Vinaconex… đồng loạt tăng trần

Nhiều mã cổ phiếu tăng hết biên độ, trắng bên bán trong phiên hôm nay như CTD, HBC, VCG, FCN, HHV.

Phiên giao dịch ngày 9/12, thị trường chứng khoán Việt Nam có diễn biến khá giằng co, Vnindex liên tục đổi chiều. Kết phiên giao dịch, chỉ số Vnindex dừng ở mức 1.051,8 điểm, tăng nhẹ 1,28 điểm (+0,12%) so với phiên hôm qua.

Trong phiên giao dịch hôm nay, tâm điểm thị trường đổ vào nhóm cổ phiếu xây dựng với nhiều mã cổ phiếu tăng hết biên độ như CTD, HBC, VCG, FCN, HHV.

Cụ thể, cổ phiếu CTD của Coteccons tăng 2.400 đồng/cp (+7%) lên 36.700 đồng/cp, cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tăng 660 đồng/cp (+6,67%) lên 10.550 đồng/cp, cổ phiếu VCG của Vinaconex tăng 6,8% lên 18.050 đồng/cp, Fecon (FCN) tăng 6,98% lên 9.190 đồng/cp và Giao thông Đèo Cả (HHV) lên 9.200 đồng/cp.

Dù giá cổ phiếu đã phục hồi trong thời gian gần đây, nhưng so với thời điểm đầu năm, giá các cổ phiếu trên đều đã giảm khoảng 65%, vốn hóa cũng giảm hàng nghìn tỷ đồng, trong đó vốn hóa VCG giảm tới 16.300 tỷ đồng.

Theo báo cáo mới công bố gần đây của CTCK Vndirect, các chuyên gia của Vndirect dự đoán ngành xây dựng sẽ phục hồi trong thời điểm khó khăn nhờ việc tăng cường đầu tư công và giá nguyên vật liệu đang điều chỉnh.

Theo báo cáo, nhằm bù đắp cho sự suy giảm của các động lực tăng trưởng khác, Chính phủ đang có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2023. Dự kiến sẽ có 793.000 tỷ đồng dành cho giải ngân đầu tư công vào năm 2023 (+34% so với kế hoạch đầu tư công năm 2022). Vndirecy kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ tăng 20-25% so với giải ngân thực tế năm 2022 nhờ nút thắt thiếu đá xây dựng và đất đắp đã được giải quyết khi Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới; và giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, đá xây dựng được dự báo sẽ giảm trong năm tới.

Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm sẽ được khởi công từ cuối năm 2022, bao gồm: CTBN giai đoạn 2 (tháng 12/2022); nhà ga hành khách và đường băng sân bay tại Sân bay Long Thành (tháng 12/2022); nhà ga T3 tại Sân bay Tân Sơn Nhất (tháng 12/2022); cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (tháng 4/2023) và cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

(tháng 6/2023). Trong khi đó, 11 dự án thành phần của CTBN giai đoạn 1 vẫn sẽ được đẩy mạnh thi công và hoàn thành lần lượt trong giai đoạn 2022-24.

Theo Vndirect, những công ty hàng đầu với năng lực đã được chứng minh bao gồm Vinaconex, CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả, Tập đoàn CIENCO4 … đã nắm nhiều lợi thế để giành được các gói thầu quy mô lớn.

https://share.f247.com/news/ky-vong-vao-loat-du-an-cao-toc-san-bay-sap-duoc-khoi-cong-co-phieu-hoa-binh-coteccons-vinaconex…-dong-loat-tang-tran-cafef291fb6675f2846eb86d707c8a9d34808

1 Likes

Nhà đầu tư nước ngoài nhìn ra cơ hội trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Vào thời điểm VN-Index rơi về vùng 870 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng đổ vốn vào Việt Nam và mua ròng gần 17.000 tỷ đồng chỉ trong tháng 11. Trong đó, có 4 nhóm chính nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên thị trường.

Tại Talkshow Chọn Danh mục kỳ 7 với chủ đề: “Lực đỡ từ vốn ngoại” do Báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức ngày 9/12, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCK BSC cho biết, thời gian vừa qua, tốc độ mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là chưa từng thấy.

Sau các cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài, ông Long cho biết, họ đã sang tìm hiểu lại thị trường chứng khoán Việt Nam sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhìn chung, đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam là khả quan.

Dù trong nước xuất hiện những lo lắng liên quan đến thị trường trái phiếu, tín dụng, thanh khoản, nhưng nhà đầu tư nước ngoài có góc nhìn tương đối dài hạn. Họ thường xem xét về vĩ mô, tiềm năng và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới để đưa ra quyết định đầu tư.

Còn về định giá, thị trường rơi về 870 điểm là một mức rất thấp. BSC cũng tính toán lại, theo thống kê, mức đó thấp hơn 2 lần độ lệch chuẩn so với trung bình 5 năm định giá thị trường chứng khoán Việt Nam, và việc này rất ít xảy ra trong quá khứ, những lần như vậy thì đều là cơ hội rất tốt cho dài hạn.

“Nhìn chung, nhà đầu tư nước ngoài nhìn ra cơ hội để tăng tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam. Định giá không chỉ rẻ trong 2 - 3 năm mà là 5 - 6 năm trở lại đây”, ông Long khẳng định.

Theo quan điểm của ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+, nhà đầu tư nước ngoài, nói chung là nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn nhìn nhận thị trường theo hai khía cạnh. Thứ nhất là giá trị thật, triển vọng của thị trường về nền kinh tế. Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Việt Nam vẫn có đà tăng trưởng hơn 7%, thậm chí là 8% trong các năm tiếp theo.

Khi VN-Index giảm xuống 871 điểm như vừa qua thì P/E đang ở mức thấp kỷ lục. Nếu so với kỳ điều chỉnh rất nặng của Việt Nam năm 2011, thì kỳ này còn sâu hơn nữa vì độ rộng của thị trường đã lớn hơn rất nhiều. Ông Hoàng cho rằng, đây là cơ hội nhà đầu tư nên nhìn nhận và các nhà đầu tư nước ngoài cũng thấy tăng trưởng kinh tế và sự ổn định chính trị của Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài nhìn ra cơ hội trên thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh 1
Ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+. (Ảnh: Dũng Minh)

Đặc điểm 4 nhóm nhà đầu tư nước ngoài

Trước đó, BSC có làm một nghiên cứu công phu trên cơ sở thống kê lại toàn bộ nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở thông tin mà các nhà đầu tư công khai, BSC nhận thấy có rất nhiều nhà đầu tư khác nhau và họ có mục đích khác nhau trên thị trường. Do đó, BSC đã phân làm 4 nhóm chính.

Nhóm thứ nhất là nhà đầu tư dài hạn. Trong hơn 50 tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có đến hơn một nửa là các nhà đầu tư rất dài hạn, các nhà đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp, ngân hàng trên thị trường. Thông thường, những nhà đầu tư này không bán ra cổ phiếu và nắm giữ trong thời gian khá dài, thậm chí, họ có thể mua thêm cổ phiếu từ các đợt tăng vốn phát hành hay bán từ các đối tác khác.

Nhóm thứ hai là những nhà đầu tư đến từ châu Âu. Đây cũng là những quỹ đầu tư tập trung ở Việt Nam, phần lớn tài sản lên đến 70 – 80%, thậm chí 90% tập trung ở Việt Nam. Ông Long đánh giá, nhóm này luôn gắn bó với sự phát triển của thị trường Việt Nam, họ huy động được bao nhiêu từ nhà đầu tư bên ngoài thì sẽ lập tức đầu tư vào Việt Nam.

Nhóm thứ ba là quỹ đầu tư chỉ số. Nhóm này chiếm hơn 10% số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm này hoạt động linh hoạt, tức là khi nhà đầu tư thu được nhiều chứng chỉ quỹ từ bên ngoài họ sẽ mua vào Việt Nam và ngược lại.

Nhóm thứ tư là đầu tư thông qua chứng chỉ P-notes, đây có thể nói là dòng tiền khá nóng. Khi theo dõi một số thị trường khác thì họ mua nhanh rồi bán nhanh. Nhóm này khi mua bán trên thị trường sẽ trade nhiều hơn, còn các nhóm còn lại khá ổn định.

Ông Long nhận xét, đã tập trung vào P-notes thì chắc chắn là nhà đầu tư ngắn hạn, vì nếu có kế hoạch dài hạn hơn, họ sẽ đầu tư thông qua các công ty quản lý quỹ có sẵn ở Việt Nam sẽ thuận lợi hơn nhiều. Thị trường không thể biết rõ thời gian của nhóm P-notes là bao nhiêu và mục tiêu của họ bao nhiêu sẽ chốt lãi. Dù vậy, chắc chắn họ sẽ bán vào thời điểm đủ lợi nhuận và thời gian.

Ông Hoàng cũng khẳng định rằng, đã là trading ngắn hạn thì nhóm P-notes sẽ bán, vì lãi 20 – 30% trong 1 – 2 tuần thì không ai muốn nắm giữ.

Nhà đầu tư nước ngoài nhìn ra cơ hội trên thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh 2
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCK BSC. (Ảnh: Dũng Minh)

Còn dòng tiền dài hạn, ông Long cho rằng, đó là dòng tiền mà thị trường cần khuyến khích nhiều hơn, là dòng tiền đi cùng doanh nghiệp, không chỉ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, mà là thúc đẩy thay đổi của doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp thay đổi tốt lên, thì lợi nhuận nhà đầu tư thu được trong tương lai sẽ nhiều hơn.

Đơn cử như trong thời gian khó khăn, BSC vẫn phát hành thành công cho nhà đầu tư nước ngoài là Hana Securities đến từ Hàn Quốc. Thực tế, Hana Securities đã nhìn vào cơ hội phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và cơ hội của ngành chứng khoán nói riêng còn rất lớn, nên họ quyết định đầu tư và tập trung vào tương lai dài hạn sắp tới.

1 Likes

Chứng khoán Mỹ kết thúc tuần với mức giảm khá lớn

(TBTCO) - Chứng khoán Mỹ sụt giảm vào phiên 9/12 và kết thúc tuần với mức giảm khá lớn, khi số liệu về giá sản xuất tại Mỹ cao hơn dự kiến khơi lại những lo lắng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ duy trì việc tăng mạnh lãi suất để kiểm soát lạm phát.


Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ (Ảnh: T.L)

Phiên này, chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 0,7% và đóng cửa ở mức 3.934,38 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,9% xuống 33.476,46 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq cũng giảm 0,7% xuống 11.004,62 điểm.

Trong khi lạm phát giá tiêu dùng có dấu hiệu giảm bớt, báo cáo mới công bố hôm thứ Sáu cho thấy giá sản xuất tại Mỹ vẫn tăng. Chuyên gia Edward Moya của nền tảng giao dịch OANDA cho biết Phố Wall đã có một ngày khá sóng gió với các số liệu kinh tế trái chiều.

Một mặt, báo cáo về chỉ số giá sản xuất vẫn tăng nóng đã khiến nhà đầu tư bất an. Mặt khác, báo cáo của Đại học Michigan cho thấy kỳ vọng lạm phát đang giảm nhanh chóng đã giúp nâng đỡ tâm lý thị trường phần nào.

Nhìn chung, yếu tố chính chi phối thị trường chứng khoán Mỹ tuần này là những lo ngại về suy thoái kinh tế kéo dài cùng khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh, khiến đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới “hạ nhiệt”.

Trong phiên đầu, chứng khoán Mỹ đi xuống khi các nhà đầu tư quan ngại trước dữ liệu kinh tế tốt hơn mong đợi từ lĩnh vực dịch vụ dẫn tới hoài nghi rằng liệu Fed có thể tăng lãi suất lâu hơn dự kiến hay không.

Kết thúc phiên này, Dow Jones giảm 482,78 điểm (1,4%), xuống 33.947,1 điểm. S&P 500 mất 72,86 điểm (1,79%) xuống 3.998,84 điểm, còn Nasdaq Composite hạ 221,56 điểm (1,93%) xuống 11.239,94 điểm.

Đà giảm của chứng khoán Phố Wall tiếp tục trong phiên 6/12, sau khi các ngân hàng lớn là JPMorgan và Goldman Sachs cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng. Phiên này, Dow Jones giảm 1%, S&P 500 giảm 1,4% và Nasdaq Composite mất 2%.

Sang phiên 7/12, hai trong số ba chỉ số chính của Phố Wall đã đóng cửa thấp hơn khi những lo lắng về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu đã xóa nhòa sự lạc quan trước việc Trung Quốc nới lỏng các chính sách hạn chế trong phòng dịch COVID-19. Kết thúc phiên, Dow Jones đi ngang trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt mất 0,2% và 0,5%.

Trong phiên 8/12, S&P 500 dứt chuỗi giảm điểm 5 phiên liên tiếp khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ gia tăng, làm dấy lên hy vọng về tốc độ tăng lãi suất có thể sớm chậm lại. S&P 500 tăng 0,76% trong phiên này, trong khi Dow Jones tiến 0,54% và Nasdaq Composite tăng 1,15%.

Với mức giảm trong phiên cuối 9/12, S&P 500 khép lại tuần giao dịch với mức giảm 3,4%, Dow Jones giảm 2,8% và Nasdaq Composite mất 4%.

Tuần tới, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ khá “sôi động” với số liệu lạm phát rất được chú ý và quyết định chính sách của Fed được công bố liền kề nhau.

Hai sự kiện này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng đi của thị trường trong những tuần tới - suy giảm sâu hơn hay sẽ khởi sắc như truyền thống mùa Giáng Sinh.

Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 được công bố vào thứ Ba (13/12). Thị trường dự kiến mức độ lạm phát sẽ vừa phải so với cùng kỳ một năm trước ở cả cấp tổng thể và cốt lõi - nhưng cả hai đều vẫn duy trì trên mức 6%./.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ kết thúc tuần với mức giảm khá lớn | Thời báo Tài chính Việt Nam

2 Likes

HSBC cảnh báo về thời kỳ “ngủ đông” của xuất khẩu Việt Nam

Với diễn biến các đơn hàng toàn cầu giảm mạnh, ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu châu Á, Việt Nam cũng không ngoại lệ và thuộc diện “đứng mũi chịu sào” xét về mức độ bị tác động…

Ảnh minh hoạ

Ngân hàng HSBC công bố báo cáo mới với những phân tích, nhận định về kinh tế Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới các rủi ro của thị trường xuất khẩu.

Theo HBSC, trong hai năm vừa qua, các nhà xuất khẩu châu Á đã hưởng lợi nhiều nhờ nhu cầu đối với một số sản phẩm tăng lên. Với bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều lần xảy ra, nhìn chung, Việt Nam vẫn tỏ ra vượt trội, tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu kể từ khi xảy ra căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đà tăng trưởng này kéo dài tới sáu tháng đầu năm 2022, tuy nhiên, các dấu hiệu giờ đây cho thấy đã đến lúc ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam cần chuẩn bị cho một đoạn đường không mấy bằng phẳng sắp tới.

Dữ liệu tháng 11 rất đáng lưu tâm gồm xuất khẩu giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhiều hơn so với dự báo của HSBC và thị trường. Đây là lần đầu tiên trong vòng hai năm Việt Nam ghi nhận mức sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước trong tăng trưởng xuất khẩu, chủ yếu do tình hình suy giảm ở tất cả các lĩnh vực.

Trong khi đó, là một ngôi sao đang lên và đã thâm nhập sâu vào hệ sinh thái sản xuất toàn cầu, Việt Nam không tránh khỏi những tác động do đợt thương mại toàn cầu chậm lại đáng kể này, nói cách khác, giai đoạn “chững lại” đã tới.

Cụ thể, chỉ số PMI đã liên tục giảm từ tháng 5 năm ngoái, đi sâu vào vùng thu hẹp sản xuất từ tháng 9 với số lượng đơn hàng mới sụt giảm. Việt Nam thuộc diện “đứng mũi chịu sào” xét về mức độ bị tác động. Kể từ tháng 9, hơn 630.000 công nhân bị ảnh hưởng do đơn hàng nước ngoài giảm sút, trong đó, khoảng 90% phải giảm giờ làm.

Rõ ràng, nguyên nhân chính đến từ lĩnh vực điện tử vốn chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đơn hàng điện tử mới trên thế giới đã bắt đầu giảm mạnh từ nửa cuối năm 2022, ảnh hưởng đến lĩnh vực điện tử tiêu dùng nhiều hơn là sản phẩm công nghiệp. Tác động xảy ra trên diện rộng tại ba điểm đến chính của xuất khẩu Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc đại lục và châu Âu. Mặc dù vậy, các lĩnh vực xuất khẩu khác của Việt Nam lại có xu hướng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế đặc biệt là ở Mỹ.

Kể từ khi xảy ra căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đã giành được thị phần lớn tại thị trường Mỹ, không chỉ thấy rõ trong những lĩnh vực xuất khẩu truyền thống sang Mỹ như hàng điện tử và dệt may/da giày mà còn mở rộng sang lĩnh vực mới như máy móc và sản phẩm gỗ.

Ví dụ, tỷ trọng xuất khẩu máy móc của Việt Nam đã tăng gấp đôi lên 13% tổng kim ngạch xuất khẩu trong vòng bốn năm qua, chủ yếu nhờ sự tham gia ngày càng nhiều của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ bởi phần lớn xuất khẩu máy móc của Việt Nam liên quan tới hàng điện tử. Đồng thời, thị trường Mỹ cũng chiếm thế thống lĩnh với thị phần đã tăng hơn gấp ba trong chưa đầy 10 năm.

Việt Nam cũng đã hưởng lợi nhờ thị trường bất động sản Mỹ bùng nổ khiến nhu cầu nội thất gỗ tăng lên. Kết quả là Mỹ đã củng cố vị thế thống lĩnh đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam, hiện đang chiếm 60% thị phần. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh nhà ở Mỹ đang bắt đầu chững lại trong bối cảnh lãi suất cầm cố tăng lên, xu hướng tương tự cũng đã thấy rõ ở thị trường bất động sản châu Âu. Tình trạng này đã dẫn tới sự suy giảm đáng kể trong xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Cuối cùng là xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, dệt may và da giày cũng đã bắt đầu đi xuống. Mặc dù hai lĩnh vực này vẫn hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng xuất khẩu trong quý 3, nhưng đó chủ yếu là do hiệu ứng cơ sở thấp mà giờ đây không còn nữa. Trong bối cảnh lạm phát cao và tiêu dùng dịch chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ ở các nước phương Tây (dịch vụ giờ đang chiếm khoảng 60%), HSBC dự báo Việt Nam sẽ còn chứng kiến tình hình sụt giảm trong lĩnh vực này.

Nguồn bài viết: HSBC cảnh báo về thời kỳ “ngủ đông” của xuất khẩu Việt Nam - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

BIWASE (BWE) nhận khoản vay 20 triệu USD từ ADB và JICA

(ĐTCK) Ngày 9/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE, mã chứng khoán BWE) đã ký kết khoản vay trị giá 20 triệu USD.

Theo hợp đồng, Biwase được vay vốn ưu đãi 20 triệu USD, trong đó gồm 7 triệu USD từ các nguồn vốn thông thường của ADB, 6 triệu USD từ Quỹ hạ tầng khu vực tư nhân hàng đầu châu Á do ADB quản lý và khoản vay song song trị giá 7 triệu USD từ JICA.

Đây là khoản vay không bảo lãnh của Chính phủ với mục đích đầu tư cho Dự án xử lý rác thải đô thị và rác công nghiệp - nguồn vốn sẽ phục vụ dự án Nhà máy sản xuất phân Compost công suất 840 tấn/ngày, lò đốt rác công suất 200 tấn/ngày có phát điện công suất 5MW/giờ. Khi dự án hoàn thành sẽ phân loại 2.520 tấn/ngày, tách lọc, phân loại tái chế phân hữu cơ và phần còn lại sẽ được tiêu hủy đốt và tận dụng nguồn nhiệt để phát điện công suất 5MW/h.

Tại buổi ký kết, ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase chia sẻ, trong những năm vừa qua ADB và JICA luôn đồng hành cùng Biwase trong nhiều dự án, trong đó có những dự án về cấp thoát nước. Từ nguồn vốn ODA, với lãi suất thấp, Công ty đã đầu tư nhiều dự án nước, đặc biệt tại khu vực Dĩ An, ADB đã tài trợ 2 dự án cấp nước, JICA đã tài trợ cho 3 dự án rác thải. Các dự án đó đã tạo hạ tầng tốt cho Bình Dương, đóng góp vào chương trình xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân.

Ông Thiền cho biết, mỗi ngày, khu liên hiệp xử lý rác Bình Dương tập kết 2.500 tấn/ngày rác sinh hoạt, và trên 300 tấn/ngày rác công nghiệp. Tuy nhiên, lượng rác được tách lọc xử lý tạo thành phân bón chỉ đạt 1.700 tấn/ngày, còn công suất của lò đốt chỉ được 25 tấn/ngày.

“Khi lò đốt rác công suất 200 tấn/ngày đi vào hoạt động, sẽ tận dụng nguồn nhiệt để phát điện góp phần giảm khối lượng chôn lấp. Trong khi giá phân vô cơ tăng cao, Biwase đã nỗ lực sản xuất phân hữu cơ với giá rẻ cung ứng cho thị trường khu vực phía Nam. Ngoài ra, tro xỉ sẽ tiếp tục tái chế để làm ra gạch, bê tông…”, ông Nguyễn Văn Thiền chia sẻ thêm.

Ông Jackie B.Surtani, đại diện ADB cho biết, việc hợp tác giữa Biwase và ADB đã bắt đầu từ năm 2002 khi ADB cung cấp khoản vay cho thành phố/tỉnh cấp 3 về cấp nước và vệ sinh môi trường, sau đó là khoản vay tiếp nối trong chương trình đầu tư cấp nước vào năm 2013. Dựa trên thành công này, ADB đã tiếp tục hỗ trợ cho Biwase và hỗ trợ khoản vay độc lập đầu tiên cho Biwase vào năm 2020, hỗ trợ cho việc mở rộng năng lực cấp nước.

Đại diện JICA, ông Jin Wakabayashi, Phó vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, cũng có đánh giá về tiềm năng của dự án. Ông cho rằng, Bình Dương chính là thủ phủ của các nhà máy công nghiệp Việt Nam, với tư cách là 1 tỉnh có sự phát triển dân số nhanh, và là tỉnh thu hút vốn đầu tư vốn nước ngoài lớn nhất Việt Nam, từ đó, nhu cầu xử lý rác thải đã tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua. Đây là dự án hỗ trợ kịp thời các nhu cầu cấp thiết, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển tương lai của tỉnh Bình Dương.

Nguồn bài viết:BIWASE (BWE) nhận khoản vay 20 triệu USD từ ADB và JICA | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes