Chứng sỹ săn tin!

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được “gom” mạnh nhất?

Đây cũng là tuần thứ 5 liên tiếp khối ngoại mua ròng trên tổng cả ba sàn của thị trường chứng khoán Việt Nam .

Tuần 5-9/12 ghi nhận chỉ số VN-Index đối mặt với áp lực chốt lời lớn ngay trước mốc kháng cự quan trọng 1.100 điểm. Thị trường giữ được đà tăng trong phiên đầu tuần tuy nhiên sau đó đã điều chỉnh mạnh rồi giằng co quanh 1.050 điểm.

Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 28,2 điểm, tương đương với 2,61% so với tuần trước; trong khi đó HNX-Index tăng nhẹ 1,04 điểm (0,48%) lên mức 217 điểm. Xét theo mức độ đóng góp, VCB, VHM, NVL, BID là những tác nhân tác động tiêu cực nhất đến thị trường; ngược lại STB, LPB, VJC và HVN trở thành lực đỡ chính giúp chỉ số thu hẹp đà giảm.

Trong bối cảnh chỉ số điều chỉnh, thanh khoản tiếp tục giữ ở mức cao so với giai đoạn trước cho thấy áp lực cung lớn ở những mốc điểm cao hơn. Giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn đạt gần 20.000 tỷ đồng/phiên.

Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng 4.335 tỷ đồng trên toàn thị trường trong cả 5 phiên giao dịch, nhưng giá trị đã thu hẹp còn phân nửa so với giá trị tuần trước đó. Nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng 4.318 tỷ đồng, đồng thời mua ròng thêm 17 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó nới rộng thêm đà gom ròng trong cả tuần.

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 1.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại bộ đôi Vingroup là VIC và VHM với giá trị đều trên ngưỡng 500 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom mạnh cổ phiếu SSI, chứng chỉ quỹ FUEVFVND, mã STB, HPG, giá trị đều trên 300 tỷ đồng tại mỗi mã. Giá trị mua ròng trăm tỷ ghi nhận tại hàng loạt cổ phiếu khác.

Ngược lại, cổ phiếu ngân hàng VCB tuần qua bị khối ngoạ i bán ròng mạnh nhất, giá trị đạt hơn 100 tỷ đồng. Mã bất động sản là PDR cũng bị khối ngoại bán ròng trong tuần này, giá trị cũng vượt ngưỡng 80 tỷ đồng, tập trung toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, các mã khác như BID, VRE, GAS, DCM,… cũng bị bán ròng trong tuần qua.

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 2.

Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục đà mua ròng song có dấu hiệu hạ nhiệt đôi chút, giá trị tuần này đạt 4.198 tỷ đồng. Cụ thể nhà đầu tư ngoại mua ròng 4.174 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, đồng thời mua ròng nhẹ 25 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.

Tại chiều mua, khối ngoại tuần này tỏ ra ưa thích bộ đôi nhà Vingroup gồm VIC và VHM, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng đạt lần lượt là 640 tỷ đồng và 526 tỷ đồng, gần như toàn bộ đều là mua ròng khớp lệnh. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại mã SSI với giá trị gần 442 tỷ đồng và chứng chỉ quỹ Diamonds FUEVFVND với hơn 433 tỷ đồng mua ròng.

Danh sách TOP 10 cổ phiếu được mua ròng trăm tỷ trong tuần qua tại sàn HoSE còn có STB (407 tỷ đồng), HPG (307 tỷ đồng), CTG (177 tỷ đồng),…

Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng ghi nhận tại mã ngân hàng là VCB và cổ phiếu bất động sản PDR, giá trị lần lượt đạt 134 tỷ đồng và 83 tỷ đồng tại mỗi mã. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại BID và VRE với giá trị lần lượt là 57 tỷ đồng và 51 tỷ đồng. Các mã khác như GAS, DCM, VSC, HNG… cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 3.

Tương tự, trên sàn HNX, khối ngoại giao dịch tích cực khi mua ròng 153 tỷ đồng trong cả tuần, toàn bộ trên kênh khớp lệnh.

Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX nhiều nhất tại cổ phiếu PVS với giá trị 102 tỷ đồng. Ngoài ra, IDC và PVI cũng lần lượt được mua ròng khoảng 39 tỷ đồng và 7 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có TNG, THD, HUT, NVB, SD5…

Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại CEO, giá trị khoảng gần 8 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có SHS, PLC, L14, IDJ, TVD…, giá trị bán ròng tại mỗi mã khoảng vài trăm triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 4.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này đã quay đầu bán ròng nhẹ 16 tỷ đồng , trong đó 8 tỷ đồng bị bán ròng trên kênh khớp lệnh và 8 tỷ đồng bị bán ròng trên kênh thoả thuận

Cổ phiếu VTP dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 6 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có VEA, QNS, QTP, BSR,… với giá trị vài tỷ đồng tại mỗi mã.

Tại chiều mua vài, cổ phiếu MCH và FOC tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 5 tỷ đồng tại mỗi mã, ACV cũng được mua ròng khoảng 2 tỷ đồnG. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến SIP, HU4, PAS, MPC…

Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được gom mạnh nhất? - Ảnh 5.

Nguồn bài viết: Khối ngoại tung thêm 4.300 tỷ đồng mua ròng trong tuần 5-9/12, cổ phiếu nào được "gom" mạnh nhất?

1 Likes

KDC muốn mua lại 10 triệu cổ phiếu để giảm vốn điều lệ

KDC công bố thông tin bổ sung nội dung xin ý kiến cổ đông về việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 …

Sơ đồ giá cổ phiếu KDC thời gian qua.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (mã KDC-HOSE) công bố thông tin bổ sung nội dung xin ý kiến cổ đông về việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 vào ngày 20/12 tại Tp.HCM theo hình thức họp trực tuyến.

Theo đó, kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu thuần hợp nhất của KDC ghi nhận đạt hơn 9.569 tỷ, tăng 28,5% so với cùng và lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm 2022 đạt hơn 369 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do các yếu tố vĩ mô của thị trường cũng như các yếu tố khách quan khác dẫn đến việc giá cổ phiếu KDC chưa phản ảnh hết giá trị thực tế cũng như tiềm năng phát triển của cổ phiếu KDC. Trên cơ sở đó, nhằm mục đích ổn định giá cổ phiếu, giảm bớt số lượng cổ phiếu đang lưu hành, HĐQT trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại và ủy quyền cho HĐQT triển khai các công việc trên.

Cụ thể: công ty dự kiến mua lại 10.000.000 cổ phiếu, tương ứng chiếm 3,57% tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành.

Nếu thành công, tổng số lượng cổ phiếu dự kiến sau khi hoàn tất mua lại cổ phiếu và giảm vốn điều lệ: 269.741.356 cổ phiếu, trong đó: số lượng cổ phiếu lưu hành là 269.741.356 cổ phiếu và số lượng cổ phiếu quỹ: 0 cổ phiếu.

KDC cho biết, công ty sẽ bán ra toàn bộ số lượng cổ phiếu quỹ đang nắm giữ hiện nay trước khi thực hiện phương án mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ).

Vốn điều lệ dự kiến sau khi hoàn tất mua lại cổ phiếu và giảm vốn điều lệ: 2.697.413.560.000 đồng. Vốn điều lệ thực tế tại thời điểm hoàn tất mua lại cổ phiếu và giảm vốn điều lệ sẽ căn cứ theo tổng giá trị tính theo mệnh giá sổ cổ phiếu đã được công ty mua lại. Mục đích là nhằm mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.

Nguồn vốn thực hiện mua lại được lấy từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc soát xét tại thời điểm gần nhất trước khi thực hiện. ĐHĐCĐ ủy quyền HĐQT cân đối và quyết định nguồn vốn sử dụng để mua lại cổ phiếu.

Thời gian dự kiến mua lại sẽ do Hội đồng Quản trị quyết định. Thời gian giao dịch dự kiến trong năm 2023, sau khi Công ty hoàn tất việc bán toàn bộ số lượng cổ phiếu quỹ hiện nay và sau khi nhận được văn bản thông báo của UBCKNN về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu.

Về việc gảm vốn điều lệ, KDC cho biết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phiếu, công ty sẽ tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị tính theo mệnh giá số cổ phiếu đã được công ty mua lại.

Hiện, vốn điều lệ hiện nay của KDC là 2.797.413.560.000 đồng. Tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành là 279.741.356 cổ phiếu - trong đó: số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 279.741.356 cổ phiếu và số lượng cổ phiếu quỹ là 22.517.346 cổ phiếu.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, công ty có 3.107 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, 74,8 tỷ quỹ đầu tư phát triển, 1.566 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, 15,9 tỷ đồng quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và công ty cũng ghi nhận cổ phiếu quỹ có trị giá hơn 865 tỷ đồng.

Được biết, KDC đã công bố nghị quyết HĐQT về việc triệu tập ĐHĐCĐ bất thường để xin thông qua phương án, phê duyệt cho việc chia cổ tức đặc biệt 5.000 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Theo công bố mới nhất, KDC có 257.224.010 cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, KDC sẽ chi hơn 1.286 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

Gần đây, ngày 30/11, HĐQT KDC đã họp và thông qua việc dừng và giải thể Công Ty TNHH Liên Doanh Thực Phẩm và Đồ uống Vibev do Vinamilk và KIDO đồng thành lập. Hai bên sẽ cùng phối hợp trên tinh thần hợp tác để thực hiện các thủ tục giải thế Vibev theo luật định.

Trước đó, từ ngày 26/7 đến ngày 24/8/2022 KDC cho biết đã bán 5,6 triệu cổ phiếu quỹ nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh với giá bình quân 65.000 đồng/cp. Qua đó, số lượng cổ phiếu quỹ giảm từ 28.117.346 cổ phiếu, xuống còn 22.517.346 cổ phiếu.

Chốt phiên ngày 9/12, giá cổ phiếu KDC giảm nhẹ xuống còn 61.500 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: KDC muốn mua lại 10 triệu cổ phiếu để giảm vốn điều lệ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Lần đầu tiên hàng Việt Nam xuất Mỹ đạt 101 tỷ USD

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 101 tỷ USD, chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước và trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11, xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 57,3 tỷ USD (giảm 1,7% so với tháng trước). Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 29 tỷ USD (giảm 4,4%), nhập khẩu đạt 28,3 tỷ USD, (tăng 1,3%).

Dù vậy, lũy kế 11 tháng, xuất nhập khẩu của cả nước đạt 673,7 tỷ USD (tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng gần 71 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt 342 tỷ USD (tăng 13,4%), nhập khẩu đạt 331,5 tỷ USD (tăng 10%).

Trong tháng 11, cả nước xuất siêu 742 triệu USD, đưa giá trị xuất siêu từ đầu năm đến nay đạt 10,7 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan đánh giá, với quy mô kim ngạch đạt bình quân hơn 61 tỷ USD/tháng, dự kiến trung tuần tháng 12, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt mốc mới 700 tỷ USD và cả năm ước đạt hơn 730 tỷ USD. Con số cao nhất từ trước đến nay trong hoạt động thương mại của Việt Nam.

Lần đầu tiên hàng Việt Nam xuất Mỹ đạt 101 tỷ USD - Ảnh 1.

Xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử năm nay tăng trưởng mạnh

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường quan trọng trong năm nay đều duy trì tăng trưởng hai con số. Đặc biệt, lần đầu tiên xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 101 tỷ USD (chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước) , trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Cùng gam màu sáng ở các thị trường, các nhóm hàng cũng có sự tăng trưởng ấn tượng, trong đó phải kể đến các nhóm hàng như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hay máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…

Đặc biệt, những tháng qua ghi nhận sự phục hồi ấn tượng đối với hoạt động xuất khẩu của ngành nông nghiệp, mặt hàng thủy sản lần đầu tiên gia nhập “câu lạc bộ” đạt giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD .

Kết quả tăng trưởng ấn tượng về hoạt động xuất nhập khẩu giúp thu ngân sách của ngành Hải quan trong 11 tháng đạt 401.221 tỷ đồng, bằng 114% dự toán và 95,5% chỉ tiêu phấn đấu (420.000 tỷ đồng), tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Đáng chú ý, trong khi thứ hạng của các nước ASEAN không tăng trong một vài năm qua, thứ hạng của Việt Nam lại tăng trưởng vượt bậc.

Năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa xếp vị trí thứ 23 trên thế giới, trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp vị trí thứ 20 trên thế giới. Trong khu vực ASEAN, từ năm 2019, Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong khối vượt qua cả Thái Lan, Malaysia và chỉ xếp sau Singapore.

Nguồn: cafef

FTSE ETF và VNM ETF sẽ mua mạnh những cổ phiếu nào sau kết quả review?

Sau kết quả review quý 4/2022, hai quỹ FTSE ETF và VNM ETF có thể mua mạnh HPG (8.4 triệu cp), VND (4.3 triệu cp), SSI (4 triệu cp), trong khi bán mạnh STB (5.26 triệu cp), ITA (5 triệu cp) và VRE (4.8 triệu cp).

Mới đây, FTSE ETF quyết định giữ nguyên danh mục, trong khi VNM ETF loại THD, BCG, ITA, DXG.

Sau kết quả review, ông Nguyễn Vũ Luân – Trưởng phòng Môi giới của Công ty chứng khoán VNDirect (VNDS) dự báo một số cổ phiếu sẽ được mua nhiều có: HPG (+8.4 triệu cp), VND (+4.3 triệu cp), SSI (+4 triệu cp), NVL (+3.7 triệu cp), VIX (+3 triệu cp), HNG (+2.6 triệu cp), POW (+2.3 triệu cp), SBT (+2.2 triệu cp), HAG(+2 triệu cp)…

Một số cổ phiếu sẽ được bán nhiều gồm: STB(-5.26 triệu cp), ITA (-5 triệu cp), VRE(-4.8 triệu cp), MSN (-3 triệu cp), BCG (-3 triệu cp), KDH (-2.8 triệu cp), THD (-1.9 triệu cp), DXG (-1.6 triệu cp)…

Theo ông Nguyễn Vũ Luân – Trưởng phòng Môi giới của Công ty chứng khoán VNDirect (VNDS) – hai quỹ FTSE ETF và FTSE ETF sẽ còn một tuần để cơ cấu danh mục của mình trong tuần này và kết thúc vào thứ 6 ngày 16/12, phần lớn các giao dịch sẽ tập trung phiên ATC.

Hiện tại quỹ FTSE ETF có tài sản 276.5 triệu USD với 26 cổ phiếu Việt Nam chiếm 100% danh mục, còn quỹ VNM ETF có tài sản 414 triệu USD với 44 cổ phiếu trong danh mục sẽ loại bớt trong kỳ này ra 4 cổ phiếu THD, BCG, ITA, DXG còn 40 cổ phiếu với tỷ trọng cổ phiếu VN giảm từ giảm 74.56% về 73.76%

Nguồn bài viết: FTSE ETF và VNM ETF sẽ mua mạnh những cổ phiếu nào sau kết quả review? | Fili

1 Likes

DGC: Hoá chất Đức Giang chi hơn 1.100 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2022

Hoá chất Đức Giang (DGC) sẽ chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền tỷ lệ 30%.

Ngày 20/12 tới đây CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC) sẽ chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền. Tỷ lệ chi trả 30%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 3.000 đồng. Thời gian thanh toán 10/1/2023.

Như vậy với gần 380 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Hoá chất Đức Giang sẽ chi khoảng 1.140 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

Kết quả kinh doanh, doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 của Hoá chất Đức Giang đạt 11.333 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ giá bán cao, chi phí giảm, cộng thêm phần doanh thu tài chính tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế đạt 4.917 tỷ đồng, gấp 4,4 lần so với số lãi 1.113 tỷ đồng đạt được trong 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 4.535 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2022 Hoá chất Đức Giang còn gần 5.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 632 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và 1.787 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

1 Likes

Mirae Asset muốn bán giải chấp 300.000 cổ phiếu Apax Holdings (IBC) nhưng không thể khớp lệnh

Mirae Asset muốn bán giải chấp 300.000 cổ phiếu Apax Holdings (IBC) nhưng không thể khớp lệnh

Đây là số cổ phiếu thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup - công ty mẹ của Apax Holdings.

CTCP Chứng khoán Mirae Asset vừa báo cáo kết quả giải chấp cổ phiếu IBC - cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings.

Theo đó, CTCK này đã thực hiện giải chấp 300.000 cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup - công ty mẹ của Apax Holdings. Việc bán giải chấp diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 9/12/2022, tuy nhiên không có cổ phiếu nào được bán khớp.

Không chỉ có Mirae Asset, cuối tháng 9, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã SHS) cũng thông báo bán giải chấp 2,5 triệu cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings đang được sở hữu bởi ông Nguyễn Ngọc Thủy. Thời gian dự kiến bán giải chấp cổ phiếu IBC từ 28/9 đến 31/12/2022.

Thực tế, việc đặt lệnh bán nhưng không thể khớp tại cổ phiếu IBC là điều dễ hiểu khi trên thị trường, cổ phiếu IBC đã đánh dấu hơn chục phiên liên tiếp giảm hết biên độ, trắng bên mua và vẫn chưa ngừng đà lao dốc. Kết thúc phiên 12/12, cổ phiếu tiếp tục giảm sàn xuống còn 5.700 đồng/cp.

Mirae Asset muốn bán giải chấp 300.000 cổ phiếu Apax Holdings (IBC) nhưng không thể khớp lệnh - Ảnh 1.

Theo văn bản giải trình 5 phiên giảm sàn liên tiếp gần đây (30/11 - 6/12/2022), Apax Holdings cho rằng giá cổ phiếu IBC giảm trong thời gian gần đây là do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế cũng như những tác động của bối cảnh vĩ mô. Đồng thời, nhà đầu tư cổ phiếu IBC có vay ký quỹ/thế chấp bị ép bán chủ động từ các Công ty Chứng khoán để nhanh chóng thu hồi vốn vay và hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra.

Trước đó, trong lần đầu giải trình 5 phiên giảm sàn từ 23-29/11, công ty lặp lại nguyên nhân “ giá cổ phiếu IBC giảm trong thời gian gần đây là do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế cũng như những tác động của bối cảnh vĩ mô ”.

Đà giảm của cổ phiếu IBC diễn ra sau hàng loạt lùm xùm, mới nhất hàng loạt các công ty thuộc sở hữu và liên quan đến ông Nguyễn Ngọc Thuỷ đều xuất hiện trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Hà Nội trong tháng 11 với số tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

Trước đó, ngày 16/11/2022, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của IBC (địa chỉ tại số 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) với tổng số tiền hơn 5,6 tỷ đồng.

Với nhiều diễn biến xấu, vừa qua ông Nguyễn Ngọc Thủy đã có buổi gặp gỡ và giải đáp thắc mắc của các cổ đông và nhà đầu tư liên quan đến các hoạt động đầu tư vào Tập đoàn Egroup. Ông Thủy cho biết Egroup đã và đang có kế hoạch phục hồi hệ thống và tái cấu trúc Apax English/Apax Leaders – đơn vị thành viên giáo dục lớn nhất của Egroup nhằm tối ưu hóa chi phí mặt bằng và vận hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

" Trước mắt, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường và nội lực hiện tại của doanh nghiệp, chúng tôi tha thiết mong muốn các cổ đông thấu hiểu, đồng thuận giảm lãi suất, cho thêm cơ hội và thời gian khoảng 2-3 năm để doanh nghiệp có thể phục hồi hoàn toàn và có điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với cổ đông, khách hàng và đối tác” - ông nói.

1 Likes

Dow Jones vọt hơn 500 điểm chờ số liệu lạm phát và cuộc họp của Fed

Chỉ số Dow Jones nhảy vọt trong phiên giao dịch ngày thứ Hai trong lúc nhà đầu tư đang dõi theo cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và số liệu lạm phát mới nhất.

Chỉ số Dow Jones cộng 528.58 điểm (tương ứng 1.58%) lên 34,005.04 điểm, đánh dấu lần đầu tiên chỉ số này đóng cửa trên mốc 34,000 điểm kể từ ngày 2/12. S&P 500 tăng 1.43% lên 3,990.56 điểm và Nasdaq Composite tiến 1.26% lên 11,143.74 điểm.

Đà nhảy vọt của cổ phiếu Boeing đã giúp Dow Jones tăng điểm sau thông tin hãng hàng không này sắp đạt được thỏa thuận với Air India. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu năng lượng cũng khởi sắc khi giá dầu tăng trở lại sau nhiều tuần sụt giảm.

Phố Wall vừa trải qua một tuần đầy sóng gió khi cả ba chỉ số chính đều giảm mạnh. Cả Dow Jones và S&P 500 đều chứng kiến tuần lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 9 với mức giảm lần lượt 2.77% và 3.4%, trong khi Nasdaq rớt 4%.

“Diễn biến của thị trường trong ngày hôm nay chính là cú bật nảy sau kết quả ảm đạm tuần trước”, nhận định của Yung-Yu Ma, Trưởng Bộ phận Chiến lược Đầu tư tại BMO Wealth Management. “Tâm lý‎ thị trường tương đối lạc quan nhưng vẫn có phần thận trọng và lo lắng trước báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chúng ta có thể nhận thấy mối lo lắng này trong ngày hôm nay khi thị trường tăng điểm trong bối cảnh chỉ số VIX (đo lường trạng thái biến động chung của thị trường chứng khoán) tăng khá mạnh”.

“Sau đà tăng trong tuần trước, thị trường châu Âu lại giảm điểm trong ngày thứ Hai trong khi chứng khoán Mỹ lại khởi sắc. Điều đó cho thấy một thị trường bấp bênh với niềm tin thấp vì một thị trường mạnh sẽ có sự đồng nhất tốt hơn”.

Một loạt thương vụ mua bán – sáp nhập cũng góp phần thúc đẩy niềm tin trên thị trường. Coupa Software và Horizon Therapeutics là hai trong những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường trong ngày thứ Hai sau khi hai công ty này cho biết đã đồng ý để được mua lại. Cổ phiếu Coupa tăng 26%, trong khi Horizon cộng 15%.

Ngoài ra, một khảo sát của Fed khu vực New York cho thấy người tiêu dùng đã lạc quan hơn về lạm phát trong tháng 11. Khảo sát về tâm lý‎ tiêu dùng của ngân hàng này cho thấy người tiêu dùng kỳ vọng lạm phát sẽ tăng với tốc độ 5.2%, giảm 0.7% so với tháng 10.

Vào ngày thứ Ba, số liệu CPI tháng 11 sẽ được công bố và nhà đầu tư sẽ tìm kiếm dấu hiệu cho thấy lạm phát đang chậm lại. Cùng ngày, Fed sẽ bắt đầu cuộc họp 2 ngày và dự kiến có thể nâng lãi suất vào ngày thứ Tư mặc dù các chuyên viên giao dịch dự báo đà tăng sẽ nhẹ hơn những tháng vừa qua.

Bên cạnh kỳ vọng nâng lãi suất, các dự báo mới về nền kinh tế Mỹ và buổi họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ là các tín hiệu quan trọng cho động thái của ngân hàng trung ương trong những tháng tới.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

https://fili.vn/2022/12/dow-jones-vot-hon-500-diem-cho-so-lieu-lam-phat-va-cuoc-hop-cua-fed-773-1023717.htm

1 Likes

Trí Việt lên tiếng về việc Chủ tịch Phạm Thanh Tùng bị khởi tố thao túng chứng khoán

CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (HNX: TVC) vừa công bố thông tin bất thường vào hôm nay 12/12 về việc Chủ tịch Phạm Thanh Tùng bị khởi tố vì thao túng thị trường chứng khoán.

Theo đó, TVC “gửi lời xin lỗi chân thành” đến các cổ đông, cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư, khách hàng và đối tác, “vì những tổn hại không đáng có” liên quan đến những vụ việc có yếu tố pháp lý đã và đang xảy ra tại Công ty và CTCP Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB).

Ngày 09/12/2022, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ra Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can số 298/QĐ-VKSTC-V5. Theo đó, phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Thanh Tùng về tội Thao túng thị trường chứng khoán căn cứ theo Quyết định khởi tố vụ án xảy ra tại CTCP Louis Holdings, CTCP Louis Capital, CTCP Louis Land, CTCP Chứng khoán Trí Việt ngày 20/04/2022.

Phía tập đoàn khẳng định vụ việc liên quan đến ông Tùng là trách nhiệm cá nhân của ông và chưa có kết luận chính thức. Trên tinh thần minh bạch và trung thực, đơn vị sẽ tiếp tục cập nhật thông tin chính xác các diễn tiến sự việc.

“Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý tài sản Trí Việt xin khẳng định vụ việc nêu trên không tác động hoặc không làm thay đổi các định hướng trong kinh doanh của công ty. Đồng thời không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của quý cổ đông, quý khách hàng đang có giao dịch, hợp tác với công ty”, thông cáo của TVC nêu.

Đồng thời, Công ty cũng đã có các biện pháp, kế hoạch nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định theo đúng mục tiêu và kế hoạch của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo đã đặt ra.

Nguồn bài viết: Trí Việt lên tiếng về việc Chủ tịch Phạm Thanh Tùng bị khởi tố thao túng chứng khoán  | Fili

1 Likes

Kích hoạt dòng vốn tỷ USD từ châu Âu chảy vào Việt Nam

Với lợi thế từ Hiệp định EVFTA, cùng dư địa phát triển các ngành kinh tế xanh, Việt Nam có tiềm năng lớn trong thu hút dòng vốn đầu tư từ châu Âu. Tuy vậy, dòng vốn FDI từ châu Âu hiện vẫn còn rất khiêm tốn, một trong những nút thắt đến từ rào cản khung khổ pháp lý, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU tại Brussels (Bỉ) vào ngày 14/12 và thăm chính thức Luxembourg, Hà Lan và Bỉ từ ngày 9-15/12, theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo.

Mở đường cho vốn châu Âu vào Việt Nam

Trong chuyến công du, Thủ tướng đã và đang làm việc trực tiếp với nhiều tập đoàn lớn ở châu Âu. Trong đó có SMS - tập đoàn lớn của Luxembourg cung cấp công nghệ luyện kim trên toàn cầu, có doanh thu khoảng 2,6 tỷ EUR vào năm 2021.

Thủ tướng gặp gỡ với các doanh nghiệp hàng đầu tại châu Âu (Ảnh: VGP).

Trong đó, Paul Wurh (1870) là công ty thành viên thuộc SMS chuyên cung cấp dịch vụ và công nghệ cao, hiện đại về thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thiết bị và nhà máy luyện gang thép, cho hay đang có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong việc tìm kiếm nhà cung ứng thép trong nước và hỗ trợ tăng cường năng lực tự động hóa điện tử trong ngành thép.

Trong khi đó, CargoLux (thành lập năm 1970) là tập đoàn của Luxembourg về vận tải hàng không và là một trong những hãng hàng không vận chuyển hàng hóa lớn nhất châu Âu với doanh thu 4,4 tỷ USD. Tại cuộc làm việc, lãnh đạo tập đoàn báo cáo thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, giải quyết vấn đề vướng mắc liên quan quy định kỹ thuật vận hành máy bay hạng nặng tại sân bay Tân Sơn Nhất…

Đáng chú ý, trong chương trình thăm chính thức Hà Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Dolf van den Brink, Tổng Giám đốc Heineken toàn cầu. Tập đoàn Heineken (1864) là một trong những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bia lâu đời và lớn nhất thế giới. Đến nay, đầu tư của Heineken vào Việt Nam đạt 1 tỷ USD và trong vòng 10 năm tới, dự kiến đầu tư tiếp 500 triệu USD.

Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư châu Âu đang rất quan tâm vào thị trường Việt Nam. Nổi bật trong các quốc gia châu Âu là Đan Mạch. Trong năm nay, Đan Mạch đã nổi lên là 1 trong 5 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng đầu tư mới đạt 1,32 tỷ USD. Một trong những lý do Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn Đan Mạch là các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Tháng 11 vừa qua, trong chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Đan Mạch Frederik , ngoài 3 quỹ đầu tư, có đến hơn một nửa trong tổng số 35 doanh nghiệp đi theo đoàn là doanh nghiệp trong lĩnh vực điện gió. Đồng thời, tại tỉnh Bình Dương, Thái tử Đan Mạch đã dự lễ khởi công nhà máy thứ 6 và là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới của Tập đoàn LEGO. Với tổng mức đầu tư 1 tỷ USD, đây là dự án số vốn đầu tư lớn nhất do một DN Đan Mạch thực hiện tại Việt Nam; dự kiến sẽ tạo ra 4.000 việc làm khi đi vào hoạt động năm 2024.

Trước đó, công ty Spectre Đan Mạch chuyên sản xuất quần áo thể thao ngoài trời đã khánh thành nhà máy đầu tiên tại tỉnh An Giang sau 2 năm thiết kế và xây dựng. Đây là nhà máy thứ ba của Spectre tại Việt Nam và cũng là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên của Đan Mạch tại An Giang với tổng vốn đầu tư lên tới 17 triệu USD. Dự kiến nhà máy sẽ tạo ra 2.500 việc làm tại địa phương.

Nhà đầu tư mong chính sách ổn định

Ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, chia sẻ những con số trên là một minh chứng rõ ràng về xu thế tăng mạnh mẽ của dòng vốn FDI Đan Mạch đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, các dự án cũng cho thấy tầm quan trọng của cam kết giảm thiểu phát thải khí carbon của Chính phủ Việt Nam trong việc thu hút đầu tư có chất lượng vào Việt Nam. Những dự án đầu tư sản xuất bền vững đều yêu cầu sử dụng năng lượng xanh khi đi vào vận hành.

Tuy vậy, dòng vốn đầu tư từ châu Âu vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng. Theo số liệu thống kê, FDI của EU vào Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 6,41% tổng số vốn Việt Nam thu hút được; còn xét về mặt dự án, chỉ chiếm khoảng 6,69%. Đây là một tỷ lệ rất nhỏ so với tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và EU. Tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam chỉ dao động từ 2-5% so tổng số vốn FDI mà EU phân bổ trên thế giới.

Một khảo sát về chỉ số môi trường kinh doanh của Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng cho thấy, khoảng 42% lãnh đạo DN châu Âu được khảo sát cho biết sẽ tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam cuối năm 2022. Họ cũng chỉ ra rằng Việt Nam có thể tăng mức vốn FDI bằng cách giảm bớt khó khăn về hành chính (68%), cải thiện cơ sở hạ tầng (53%), phát triển năng lực nguồn nhân lực (39%), giảm rào cản thực thi cho các chuyên gia nước ngoài (39%).

Theo các doanh nghiệp, trong trường hợp những trở ngại nói trên được giải quyết, Việt Nam sẽ có vị trí thuận lợi để thu hút thêm nhiều công ty nước ngoài chuyển địa điểm ra khỏi Trung Quốc.

Có thể thấy những hạn chế trong thu hút FDI từ EU hiện nay không phải là mới nhưng để tạo sự đột phá trong việc hấp dẫn dòng vốn châu Âu rõ ràng cần tìm ra căn nguyên, do yếu tố văn hóa đầu tư hay do yêu cầu cao của các nhà đầu tư EU về thể chế, môi trường kinh doanh mà Việt Nam chưa đáp ứng được.

Liên quan tới băn khoăn trên, Chủ tịch EuroCham - ông Alain Cany, đánh giá Việt Nam có thể thu hút hàng trăm tỷ EURO vào lĩnh vực phát triển xanh. Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam cũng phải giải quyết những thách thức như khung khổ pháp lý ổn định. 92% số người được hỏi về Chỉ số môi trường kinh doanh của EuroCham cho rằng để phát triển xanh nhanh hơn, Việt Nam cần có một khung pháp lý mạnh mẽ hơn. Khung pháp lý có thể dự đoán được để các dự án năng lượng, DN châu Âu có thể cho vay công nghệ, chuyên môn và tài trợ.

“Cần làm rõ khung pháp lý cho quan hệ đối tác công tư, điều này sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng xanh của Việt Nam. Nếu có một cơ chế hợp tác khả thi, các công ty châu Âu chắc chắn sẽ muốn đóng góp vào sự phát triển của mạng lưới năng lượng và hệ thống lưu trữ pin của Việt Nam”, ông Alain Cany chia sẻ.

Ông Alesandro Palin

Phó Chủ tịch Tập đoàn ABB

Gần 26 năm có mặt tại Việt Nam, nhà máy của ABB tại Việt Nam trở thành nhà máy trọng tâm của tập đoàn trên thế giới. Việt Nam sở hữu vị trí chiến lược trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đang hình thành nhiều trung tâm logistics. Bởi vậy, việc đặt nhà máy tại Việt Nam sẽ giúp chúng tôi cắt giảm chi phí vận tải và logistics khi xuất khẩu sang các thị trường khác trong khu vực.

TS. Nguyễn Quốc Việt

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)

Hiện vẫn chưa có nhiều dự án FDI từ châu Âu đổ vào các ngành, lĩnh vực chất lượng cao, công nghệ sạch, nông nghiệp, đem lại giá trị gia tăng cao. Thời gian qua FDI của EU vào Việt Nam chủ yếu đang tập trung vào 3 ngành công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản nhằm khai thác nguồn lao động giá rẻ và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nói điều này để thấy rằng cần khai thác đầu tư vào những lĩnh vực còn dư địa ở trên.

TS. Mạc Quốc Anh

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội

Việt Nam có nhiều lợi thế để thu hút nguồn vốn đầu tư từ châu Âu, nhất là những thuận lợi trong thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam với các nước EU. Chúng tôi hy vọng chuyến thăm của Thủ tướng tới 3 nước châu Âu sẽ góp phần thúc đẩy sự quan tâm hơn nữa của các nhà đầu tư châu Âu tới Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời giải quyết được những vấn đề còn là rào cản mà DN Việt Nam chưa tận dụng tốt được từ ưu đãi thuế quan trong EVFTA.

1 Likes

Mối lo suy thoái kinh tế toàn cầu có thể nâng giá đồng USD trong năm 2023

Bạc xanh đã giảm giá trong mấy tuần gần đây, nhưng giới phân tích cho rằng mối lo suy thoái kinh tế toàn cầu có thể giữ tỷ giá đồng tiền này ở mức cao trong năm 2023…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Xu hướng tăng giá chóng mặt của đồng USD trong năm nay đã đẩy đồng tiền của các quốc giá khác rớt giá mạnh, gây suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng mang lại một điểm sáng hiếm hoi trong danh mục của giới đầu tư toàn cầu. Bạc xanh đã giảm giá trong mấy tuần gần đây, nhưng giới phân tích cho rằng mối lo suy thoái kinh tế toàn cầu có thể giữ tỷ giá đồng tiền này ở mức cao trong năm 2023.

Ở mức đỉnh thiết lập vào tháng 9, tỷ giá đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đạt mức cao nhất trong 2 thập kỷ, tăng khoảng 20% so với thời điểm đầu năm. Đến hiện tại, thành quả tăng năm nay của USD đã giảm còn một nửa, vì giới đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp đến lúc hãm bớt tốc độ tăng lãi suất - nhân tố quan trọng “tiếp lửa” cho sự tăng giá của USD trong năm nay.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng là một chất xúc tác chính cho đà lên giá của bạc xanh, nhưng các yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích xu hướng tăng. Giới đầu tư đã đổ xô mua USD, bởi đồng tiền này vốn được xem là một “hầm trú ẩn” trong những trường hợp kinh tế bất ổn, njawmf bảo toàn giá trị tài sản trước những biến động thị trường trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng vọt, giá năng lượng leo thang, và cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.

Sức hấp dẫn của đồng USD còn tăng cao nhờ nền kinh tế Mỹ “khoẻ” hơn tương đối so với các nền kinh tế khác, khi nỗi lo về khủng hoảng năng lượng nhấn chìm giá nhiều tài sản ở châu Âu, còn chiến lược chống dịch hà khắc Zero Covid bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Diễn biến chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt qua các năm - Nguồn: Reuters.

Dù đã để mất một phần thành quả tăng, đồng USD vẫn đang trên đà hoàn tất năm tăng giá mạnh nhất kể từ 2014. Các nhà quản lý quỹ được khảo sát bởi BofA Global Research cho biết giao dịch USD là giao dịch đông đúng nhất trên thị trường tài chính tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 11 vừa qua. Ngoài ra, một con số kỷ lục các nhà quản lý quỹ được khảo sát nói rằng đồng USD đang được định giá quá cao so với giá trị thực.

Dù vậy, một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters với sự tham gia của 66 chiến lược gia ngoại hối cho thấy sau 1 năm nữa, tỷ giá đồng USD vẫn ở vùng hiện tại. Nhiều chiến lược gia trong số này dự báo chính sách tiền tệ thắt chặt của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng và một lần nữa lại tạo ra môi trường để đồng USD phát huy vai trò kênh đầu tư an toàn.

Dự báo chuẩn xác về đường đi của đồng USD là một vấn đề rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, bởi tỷ giá bạc xanh có ảnh hưởng đến mọi thứ từ lợi nhuận của doanh nghiệp cho tới giá của các hàng hoá cơ bản như dầu thô và vàng.

Đồng USD mạnh sẽ khiến cho sản phẩm của các nhà sản xuất Mỹ kém sức cạnh tranh ở nước ngoài, đồng thời gây thiệt hại cho các công ty đa quốc gia của Mỹ khi chuyển đổi lợi nhuận từ ngoại tệ sang USD. Theo ngân hàng Bank of America, mức độ chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá của chỉ số chứng khoán S&P 500 là 30%, trong đó công nghệ và nguyên vật liệu là những nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất. Nhưng mặt khác, đồng USD mạnh cũng giúp Mỹ giảm bớt áp lực lạm phát vì giảm chi phí nhập khẩu hàng hoá.

Nike, IBM và Meta Platforms là vài trong số những công ty đã lên tiếng cảnh báo về thiệt hại lợi nhuận trong năm nay do đồng USD tăng giá. Theo trưởng nghiên cứu Tom Lee của Fundstrat Global Advisors, sự tăng giá của USD sẽ bào mòn khoảng 8% lợi nhuận của các công ty niêm yết thuộc chỉ số S&P 500 trong năm 2022.

Đối với phần còn lại của thế giới, một đồng USD mạnh làm gia tăng sức ép lạm phát vì khiến đồng nội tệ của các quốc gia khác mất giá và làm cho dầu thô và các hàng hoá cơ bản khác định giá bằng USD trở nên đắt đỏ hơn khi mua bằng các đồng tiền khác. Bình quân, đồng USD tăng giá 10% sẽ gây lạm phát 1% trên toàn cầu - theo ước tính mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hồi tháng 10. USD tăng giá cũng lam gia tăng gánh nặng nợ nần đối với các doanh nghiệp và chính phủ đi vay bằng USD.

Biến động tỷ giá đồng tiền một số nền kinh tế phát triển (màu xanh) và đang phát triển (màu tím) so với USD từ đầu năm tới nay - Nguồn: Reuters.

Gần đây, có những dấu hiệu cho thấy tâm lý ở Phố Wall về tỷ giá USD có thể đang dịch chuyển. Dữ liệu công bố vào tháng trước cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của Mỹ tăng yếu hơn dự báo, khiến chỉ số Dollar Index giảm 5% trong tháng trước, mức giảm tháng mạnh nhất kể từ năm 2010. Cũng trong tháng 11, các nhà đầu cơ trên thị trường tương lai chuyển sang bán khống ròng USD lần đầu tiên trong 16 tháng.

Trong ngắn hạn, liệu USD có tiếp tục mất giá hay không sẽ tuỳ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát lạm phát của Fed đến đâu và liệu lạm phát có hạ nhiệt đủ nhanh để Fed sớm tiến tới nới lỏng chính sách tiền tệ. Báo cáo CPI tháng 11 công bố ngày 13/12 nếu tiếp tục cho thấy sự xuống thang của lạm phát sẽ gây thêm áp lực giảm giá lên USD. Ngoài ra, những tín hiệu từ Fed khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 13-14/12 cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá bạc xanh.

Nhưng trong dài hạn hơn, những mối lo về tăng trưởng kinh tế mới có thể là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến đồng USD. Gần 80% chiến lược gia được Reuters khảo sát nói rằng dư địa để USD tăng giá trong dài hạn do chính sách tiền tệ là hầu như không còn. Thay vào đó, vấn đề tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chiếm vị trí tác động lớn hơn cả.

Nguồn bài viết: Mối lo suy thoái kinh tế toàn cầu có thể nâng giá đồng USD trong năm 2023 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

2 Likes

VNM: Vinamilk chi 2.900 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2022

Kết quả kinh doanh gặt hái được nhiều “quả ngọt” trước những biến động của thị trường, Vinamilk dự kiến chi khoảng 2.900 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2022.

Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) đã đưa ra thông báo về ngày cuối cùng để thực hiện quyền nhận tạm ứng cổ tức đợt 2 của năm 2022 bằng tiền.

Theo đó, Vinamilk sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 23/12/2022 với tỉ lệ thực hiện tạm ứng là 14%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.400 đồng).

Với gần 2,09 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Vinamilk sẽ chi khoảng 2.926 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Ngày thanh toán dự kiến là 28/2/2023.

Vinamilk chốt danh sách cổ đông ngày 28/2/2023.

Trước đó, trong tháng 8, Vinamilk tạm ứng cổ tức đợt 1 của năm 2022 với tỉ lệ 15% bằng tiền và phần cổ tức còn lại của năm 2021 (9,5%) với tổng tỉ lệ 24,5% bằng tiền mặt, tương ứng 2.450 đồng/cp.

Như vậy, tổng hai đợt này, Vinamilk chi trả khoảng 8.000 tỷ đồng cho các cổ đông.

Cổ đông lớn nhất - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) dự kiến nhận về hơn 1.000 tỷ đồng; nhóm F&N có gần 600 tỷ đồng và quỹ Platinum Victory nhận về hơn 300 tỷ đồng tiền cổ tức.

Ngoài ra, công ty còn có 2 cổ đông lớn đến từ nước ngoài bao gồm F&N Dairy nắm giữ 369,8 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 17,69%) và Platinum Victory Pte. Ptd có 221,9 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 10,62%). 2 nhà đầu tư ngoại này sẽ nhận về lần lượt 518 tỷ và 311 tỷ đồng.

Năm 2022, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Vinamilk đã thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỉ lệ là 38,5%, tương ứng 3.850 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu VNM tăng từ mức 62.00 đồng/cp hồi đầu tháng 6 lên 78.500 đồng/cp như hiện tại. Các tổ chức và khối ngoại mua vào ròng VNM.

Theo báo cáo tài chính quý III/2022 với tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk đạt 16.094 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.363 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, công ty hoàn thành lần lượt 70,2% và 69,1% kế hoạch năm.

Kết quả kinh doanh này được củng cố nhờ mức tiêu dùng ngành sữa ổn định trở lại. Đồng thời, Vinamilk cũng đang triển khai nhiều dự án tái định vị, tái cấu trúc mạnh mẽ để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn và tối đa hóa các lợi thế sẵn có về thương hiệu, quy mô kinh tế, sức mạnh tài chính trong bối cảnh môi trường cạnh tranh tăng cao.

Thị trường Nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 2.304 tỷ đồng, trong đó Các chi nhánh nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 1.117 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 26,1% so với cùng kỳ.

Trong đó, 2 công ty con Driftwood ghi nhận mức tăng gần 30% nhờ nhu cầu từ các trường học đã phục hồi hoàn toàn và Angkormilk tăng trên 20% nhờ hoạt động phát triển thị trường hiệu quả. Xuất khẩu trực tiếp ghi nhận doanh thu thuần 1.187 tỷ đồng.

1 Likes

VNM ETF sắp rót thêm hơn 100 triệu USD vào chứng khoán Việt Nam

Với việc thay đổi chỉ số cơ sở từ MVIS Vietnam Index sang MarketVector Vietnam Local Index, VNM ETF dự kiến sẽ tăng tỷ trọng của Việt Nam lên 100%, tương đương với khoảng hơn 100 triệu USD sẽ đổ vào mua cổ phiếu Việt Nam. Ngày có hiệu lực dự kiến 17/3/2023.

Tại cuộc họp ngày 1/12, VanEck Vietnam ETF (VNM ETF) đã nhất trí thông qua (1) thay đổi chỉ số tham chiếu từ MVIS Vietnam Index sang MarketVector Vietnam Local Index; (2) thay đổi mục tiêu đầu tư và (3) thay đổi chiến lược đầu tư chính.

Tại thời điểm 9/12, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của VNM ETF đạt 414 triệu USD trong đó cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 73,7%. Trong kỳ cơ cấu quý 4 tới đây, chỉ số cơ sở của VNM ETF hiện tại là MVIS Vietnam Index đã loại 4 cổ phiếu THD, ITA, BCG, DXG ra khỏi danh mục qua đó giảm số lượng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục xuống con số 40.

Trong khi đó, Vietnam Local Index hiện bao gồm 100% cổ phiếu Việt Nam có thanh khoản cao. Các tiêu chí để lọt rổ chỉ số bao gồm: (1) quy mô vốn hóa tối thiểu 150 triệu USD; (2) khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày trong 3 tháng ít nhất 1 triệu USD tại lần đánh giá cũng như hai lần đánh giá trước đó; (3) Ít nhất 250.000 cổ phiếu được giao dịch mỗi tháng trong 6 tháng gần nhất tại lần xem xét và cả hai lần xem xét trước đó.

Thời điểm cuối tháng 11, Vietnam Local Index bao gồm 47 cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường nằm trong khoảng từ 118 triệu USD đến 15,6 tỷ USD.

VNM ETF sắp rót thêm hơn 100 triệu USD vào chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1.

Với việc thay đổi chỉ số cơ sở trên, VNM ETF dự kiến sẽ tăng tỷ trọng của Việt Nam lên 100%, tương đương với khoảng hơn 100 triệu USD sẽ đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày có hiệu lực dự kiến 17/3/2023.

Đây không phải lần đầu tiên các ETF ngoại thay đổi chỉ số tham chiếu. Trong quá khứ, iShare MSCI cũng đã từng thay đổi chỉ số cơ sở từ MSCI Frontier Markets 100 Index sang MSCI Frontier and Select EM Index.

2 Likes

Cổ phiếu OGC của Ocean Group nhận tin vui

Từ ngày 14/12, cổ phiếu OGC của Ocean Group sẽ chính thức thoát diện hạn chế, đồng nghĩa với việc sẽ được quay trở lại giao dịch toàn thời gian trên sàn HoSE.

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) đã đưa ra quyết định chuyển cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group; HoSE: OGC) từ diện hạn chế giao dịch sang diện kiểm soát kể từ ngày 14/12.

Nguyên nhân được HoSE lý giải là công ty đã khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch nhưng chưa đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.

Chính vì vậy kể từ ngày 14/12, cổ phiếu OGC sẽ được giao dịch toàn thời gian.

Trước thềm được giao dịch toàn thời gian, cổ phiếu OGC đang giao dịch quanh vùng giá 6.520 đồng/cổ phiếu trong sáng 13/12. Mức thị giá trên đã giảm hơn 68% sau khi lập đỉnh ở mức 20.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 5/4/2022.

Diễn biến thị giá cổ phiếu OGC (Nguồn: TradingView).

Mới đây, sau khi liên tục giảm sàn 5 phiên, đại diện Ocean Group cho biết, công ty vẫn hoạt động bình thường với kết quả kinh doanh có lãi trong quý III và tháng 9/2022. Công ty khẳng định không có các biến động xấu ảnh hưởng đến giá cổ phiếu OGC.

Ocean Group cho biết, giá cổ phiếu OGC giảm là do thị hiếu của nhà đầu tư và cung cầu thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.

Vào ngày 31/8, Ocean Group đã nhận quyết định từ HoSE về việc giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu OGC với lý do lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ 6 tháng đầu năm là âm 33,53 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/6/2022 là âm 2.759,65 tỷ đồng.

Đồng thời, cổ phiếu OGC vẫn thuộc diện chứng khoán bị hạn chế do tổ chức niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 của OGC, doanh thu hợp nhất của công ty trong kỳ đạt hơn 592 tỷ đồng, tăng vọt so với con số 85 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng, OGC ghi nhận doanh thu 851,5 tỷ đồng, gấp 1,7 lần cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 121 tỷ đồng, giảm 18%. Với kết quả này, OGC đã hoàn thành đến 89% kế hoạch doanh thu và vượt 76% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu OGC của Ocean Group nhận tin vui

1 Likes

20 quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới năm 2022

Trên thế giới có khoảng 15.000 quỹ phòng hộ (hedge fund), với tổng giá trị tài sản đang quản lý (AUM) là 4,5 nghìn tỷ USD - trong đó chủ yếu có trụ sở ở Bắc Mỹ…

Quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới năm 2022 là Bridgewater Associates của tỷ phú Ray Dalio. Tính tới tháng 6/2022, AUM của Bridgewater là hơn 126 tỷ USD. Quỹ này phục vụ nhiều loại khách hàng, từ các quỹ quyên góp của trường đại học, tổ chức từ thiện cho tới quỹ hưu trí, ngân hàng trung ương…

Xếp hạng dưới đây gồm 20 quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, tính theo AUM.

Nguồn: Visual Capitalist

Nguồn bài viết: 20 quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới năm 2022 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Grab Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Ông Alejandro Osorio - nguyên Giám đốc điều hành Grab Thái Lan vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Grab Việt Nam sau hơn 5 năm giữ các vị trí cấp cao…

Ông Alejandro Osorio trở thành Tân Giám đốc điều hành Grab Việt Nam.

Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2014, Grab đã phát triển và trở thành siêu ứng dụng hàng đầu Việt Nam, cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người Việt bao gồm giao nhận thực phẩm, đi chợ online, giao nhận hàng hóa và di chuyển.

Ngày 13/12/2022, Grab chính thức công bố việc bổ nhiệm ông Alejandro Osorio giữ vị trí Giám đốc điều hành (CEO) Grab tại Việt Nam.

Theo ông Russell Cohen, Giám đốc Vận hành Tập đoàn Grab, trên cương vị Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, ông Alejandro Osorio sẽ phụ trách tổng thể về tầm nhìn, chiến lược phát triển và vận hành cho tất cả hoạt động kinh doanh nhằm mang lại sự tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ cho toàn bộ hệ sinh thái Grab. Cụ thể, những dịch vụ từ kết nối di chuyển, giao nhận đến các dịch vụ tài chính.

Bên cạnh đó, ông Alejandro Osorio sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động vì cộng đồng (Grab for Good) và tận dụng các thế mạnh của ứng dụng để tạo ra nhiều tác động tích cực hơn nữa đến môi trường và xã hội, góp phần vào công cuộc thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam, cho biết quy mô hoạt động, phạm vi tiếp cận và những tiện ích của siêu ứng dụng Grab kết hợp cùng một đội ngũ nhân sự người Việt đầy tài năng sẽ thúc đẩy Tập đoàn tiếp tục phát triển một cách bền vững. Đội ngũ Grab và các đối tác cùng nhau sẽ tạo thêm nhiều tác động tích cực hơn nữa đến người dân Việt Nam cũng như góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Với kinh nghiệm 5 năm làm việc tại Grab, ông Alejandro Osorio từng là Giám đốc khu vực phụ trách xây dựng Chiến lược và Kế hoạch, và gần đây nhất là Giám đốc điều hành Grab tại Thái Lan. Grab cũng đặt kế hoạch tăng cường năng lực công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các đối tác, cung cấp nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người dùng cũng như thúc đẩy các quan hệ hợp tác trong hệ sinh thái.

Được biết, Grab đang cung cấp đa dạng các dịch vụ giao nhận, di chuyển và tài chính kỹ thuật số tại hơn 480 thành phố thuộc 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Mỗi ngày, Grab hỗ trợ hàng triệu người dùng tiếp cận với các đối tác tài xế và đối tác cửa hàng để đặt thức ăn, đi chợ hộ, gửi hàng hóa, đặt xe ô tô hoặc xe taxi, thanh toán trực tuyến hoặc tiếp cận với các dịch vụ cho vay, bảo hiểm, quản lý tài sản và khám bệnh từ xa… thông qua một ứng dụng Grab duy nhất.

Nguồn bài viết: Grab Việt Nam có tân Tổng giám đốc - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 nhằm “gỡ khó” cho thị trường trái phiếu

Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 nhằm “gỡ khó” cho thị trường trái phiếu

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 với một số đề xuất đáng chú ý như lùi một năm thực hiện quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm với nhà phát hành và cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu.

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Nâng tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp từ năm 2024

Theo dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất giãn thời gian thực hiện thêm một năm đối với quy định về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Nghị định 65, từ ngày 1/1/2023 sang ngày 1/1/2024. Nghị định 65 quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải đảm bảo danh mục nắm giữ có giá trị trung bình 2 tỷ đồng tối thiểu trong 180 ngày, không bao gồm tiền đi vay.

Trong tờ trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, bộ này báo cáo thị trường đang gặp khó khăn về thanh khoản. Việc giãn thời gian thực hiện quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm sẽ giúp thị trường có thêm thời gian điều chỉnh và có thể duy trì cầu đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân.

Giãn yêu cầu xếp hạng tín nhiệm thêm một năm

Bộ Tài chính cũng kiến nghị Chính phủ cho phép hoãn thực hiện quy định về yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín nhiệm trong vòng 1 năm, từ ngày 1/1/2024 sẽ thực hiện thay vì từ 1/1/2023 như quy định tại Nghị định 65. Đối với trái phiếu chào bán ra công chúng, doanh nghiệp phát hành vẫn phải xếp hạng tín nhiệm từ đầu năm sau.

Trước đó, Nghị định 65 yêu cầu từ ngày 1/1/2023, hồ sơ chào bán trái phiếu của doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm, được áp dụng với những doanh nghiệp có (i) tổng giá trị trái phiếu huy động trong 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu hoặc (ii) tổng dư nợ trái phiếu lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu.

Cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu

Đáng chú ý, Bộ Tài chính còn đề xuất cho phép doanh nghiệp được thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu đã phát hành theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư. Việc gia hạn phải được các chủ sở hữu trái phiếu đại diện trên 65% tổng số trái phiếu lưu hành chấp thuận.

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ gặp khó khăn về thanh khoản, doanh nghiệp khó phát hành trái phiếu mới trong khi lại có áp lực trả nợ đối với trái phiếu đáo hạn năm 2023-2024. Do đó, quy định này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm lượng trái phiếu đáo hạn đạt đỉnh vào 2 năm tới và có khả năng huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ.

Ngoài ra, trong dự thảo nghị định mới, Bộ Tài chính cũng kiến nghị cho phép doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu thỏa thuận về việc chuyển đổi khoản thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn thành khoản vay hoặc tài sản khác.

Bộ Tài chính nhận định thị trường trái phiếu đang gặp khó khăn do (1) sai phạm của một số doanh nghiệp bị cơ quan điều tra phát hiện và một số thông tin thất thiệt đã ảnh hưởng đến thị trường và niềm tin của nhà đầu tư; (2) thanh khoản của cả nền kinh tế gặp khó khăn nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền; (3) lãi suất ngân hàng tăng mạnh trong thời gian ngắn dẫn đến xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ thị trường chứng khoán sang kênh ngân hàng, nhà đầu tư bán TPDN để chuyển sang gửi tiết kiệm với lãi suất cao.

Do đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ và các có cấp thẩm quyền các giải pháp vĩ mô về chính sách tiền tệ, vấn đề truyền thông, thanh kiểm tra và tổ chức thị trường để lấy lại niềm tin và tháo gỡ khó khăn thanh khoản cho thị trường.

Nguồn bài viết: Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 nhằm “gỡ khó” cho thị trường trái phiếu

2 Likes

Thêm 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng cho nền kinh tế

Nhằm giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) có thêm nguồn lực, mở rộng tín dụng đối với những DN, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thêm từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các TCTD, tương ứng với khoảng 240 nghìn tỷ đồng được đưa vào nền kinh tế. Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú đã có cuộc trao đổi với báo chí về nội dung này.

Thưa Phó Thống đốc, vì sao NHNN lại lựa chọn thời điểm 5/12 để tăng room tín dụng?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Ngày 5/12, NHNN đã quyết định nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thêm từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các TCTD để có khả năng mở rộng tín dụng cho những DN, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.

Tại thời điểm quý 3 vừa qua, các chỉ số vĩ mô nói chung cho thấy không phải điều kiện thuận lợi để tăng room tín dụng, hơn nữa thanh khoản của một vài ngân hàng lúc đó chưa phải là đã đảm bảo cho việc tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, NHNN cũng thấy rằng vẫn đảm bảo được tất cả các chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất. Chính vì thế, thời điểm quý 3 chưa phải thời điểm thuận lợi để tăng trưởng tín dụng.

Còn 3 tuần nữa sẽ kết thúc năm 2022, tuy nhiên NHNN thấy rằng, tác động của tình hình thế giới đối với Việt Nam cũng đã dịu bớt. Đặc biệt, thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, bằng nhiều giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhiều chỉ tiêu vĩ mô đã cho thấy những dấu hiệu rất tích cực. Chình vì thế, NHNN cũng đã xem xét và quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại (NHTM) để tạo dư địa hỗ trợ cho các DN, dự án, chương trình, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.

Vì sao có ngân hàng được nới room tín dụng 1,5%, có ngân hàng thì 2% nhưng cũng có ngân hàng lại không được nới room tín dụng, thưa Phó Thống đốc?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Việc phân bổ tín dụng có nhiều mong muốn và mục tiêu đặt ra. Trước hết là làm sao tạo điều kiện có thêm dư địa để các NHTM mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết. Nhưng việc phân bổ tín dụng cũng khuyến khích dành cho những NHTM có khả năng thanh khoản dồi dào và có thực hiện chính sách giảm lãi suất hiện nay.

Một số ngân hàng không hẳn đã hết dư địa tín dụng bởi dư địa tín dụng của năm 2022 đã được phân bố chung cho cả hệ thống là 14% thì một số NHTM vẫn còn dư địa tín dụng khá dồi dào nên những ngân hàng đó không cần thiết phải nới room thêm lần này, hoặc một số ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao thì NHNN thấy rằng cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng…

Chính vì thế, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các NHTM tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho DN, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.

Phó Thống đốc có thể cho biết, với mức tăng 1,5% - 2% sẽ có khoảng bao nhiều tiền được đưa vào nền kinh tế?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Mức tăng trên tương đương với 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay, tăng trưởng tín dụng là 12,2%. Room tín dụng theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, vẫn còn 1,8% cộng gần 2% tăng thêm, như vậy có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian cuối năm kể cả qua Tết âm lịch. Có thể nói là dư địa khá lớn cho các NHTM cung ứng vốn cho các DN, nền kinh tế. Điều quan trọng có room tín dụng nhưng các NHTM vẫn phải chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo nguồn cho vay.

NHNN sẽ tiếp tục theo dõi việc hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng này và sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các NHTM để có điều kiện có nguồn vốn cung ứng vốn một cách ổn định đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.

Xin Phó Thống đốc cho biết NHNN kiểm soát nới room tín dụng như thế nào để nguồn vốn đi vào đúng lĩnh vực, đối tượng cần thiết?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Đối tượng NHNN muốn tập trung và cũng là chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, trước hết vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, DN nhỏ và vừa, DN phục vụ cho xuất khẩu, phụ tùng thay thế, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này. Do vậy, NHNN chỉ đạo các NHTM hướng dòng vốn vào lĩnh vực đó.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, Thủ tướng cũng có chỉ đạo quan tâm đến lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là lĩnh vực giúp cho người dân có tiền mua nhà ở xã hội cũng như nhà ở phục vụ thực sự cho nhu cầu đời sống của người dân. Từ trước đến nay, NHNN luôn coi đây là một trong những lĩnh vực quan tâm và vẫn chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện cho những lĩnh vực mua nhà ở xã hội của người dân được khơi thông cũng như có nguồn lực để người dân mua nhà. Chính vì thế, việc quản lý dòng tiền, theo dõi hoạt động của các NHTM rất cần thiết.

NHNN dành room tín dụng, ưu tiên thoả đáng cho những NHTM có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay. Đây là một trong những chính sách để khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay. Tất nhiên, bên cạnh cố gắng tích cực của các NHTM bằng mọi cách giảm chi phí hoạt động của mình để tạo điều kiện giảm lãi suất cho các DN, dự án, lĩnh vực cần thiết lúc này.

Nguồn: thuenhanuoc.vn

2 Likes

HAG: Bầu Đức chính thức bán bò Lào, chuỗi nông nghiệp khép kín có vai trò quan trọng của một công ty giấy

Trong lần hợp tác trở lại với bầu Đức, không chỉ nhập thương hiệu bò để phân phối tại Bapi HAGL (hoàn thiện chuỗi thịt theo kỳ vọng của HAGL), Giấy Đức Phú được biết có những giao dịch trước đó với HAGL liên quan đến xuất khẩu.

Thương hiệu bò Lamon đã chính thức lên kệ Bapi HAGL. Theo giới thiệu của đại diện, Lamon hướng tới đối tượng khách hàng là các bà nội trợ và người trẻ.

Các sản phẩm bò Lamon sẽ có mặt tại tất cả các cửa hàng Bapi HAGL tại Tp.HCM và Hà Nội. Dự kiến đến năm 2023, bò Lamon và heo ăn chuối Bapi sẽ phủ sóng tại 1.000 cửa hàng trên cả nước.

Thương hiệu bò Lamon đã chính thức lên kệ Bapi HAGL.

Đáng chú ý, đơn vị nhập khẩu bò là Giấy Đức Phú – đại diện là ông Đỗ Xuân Diện. Ông Diện từng là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Thaco, đồng thời là cầu nối trong “cuộc hôn nhân” giữa Thaco và HAGL năm 2018.

Cụ thể, ông Diện có vai trò dẫn dắt công ty nông nghiệp thuở đầu với tên Thadi (sau khi Thaco đầu tư chiến lược vào HAGL năm 2018). Trước khi ngồi ghế Chủ tịch Thadi, ông Đỗ Xuân Diện là nguyên Trưởng Ban quản lý Khu KTM Chu Lai. Sau khi Thaco có đợt thái cấu trúc toàn diện và sau đó chính thức tách bạch với HAGL, ông cũng ít xuất hiện.

Trong lần hợp tác trở lại với bầu Đức, không chỉ nhập thương hiệu bò để phân phối tại Bapi HAGL (hoàn thiện chuỗi thịt theo kỳ vọng của HAGL), Giấy Đức Phú được biết có những giao dịch trước đó với HAGL liên quan đến xuất khẩu.

Bên cạnh việc nhập khẩu bò, chi nhánh Hà Tĩnh của Giấy Đức Phú cũng được cấp giấp phép chăn nuôi, công suất tối đa 5.000 con bò thịt.

Trở lại với thương hiệu Bò Lamon, thịt được lấy từ giống bò bản địa truyền thống của người Mông ở Lào, nuôi ở độ cao 1.200m tại các vùng núi trải dọc phía Tây Trường Sơn – Lào. Chế độ dinh dưỡng của bò Lamon thuần thực vật từ cỏ voi, cám gạo, bắp, sắn, thảo mộc… Sau hơn 100 ngày chăm sóc, bò Lamon đạt chuẩn sẽ được xuất chuồng với trọng lượng 330-350kg.

Về phía HAGL, bầu Đức vừa đưa cổ đông đi thực địa dự án tại 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Một số điểm đáng chú ý như sau:

(i) HAGL đã đưa vào vận hành nhà máy đóng gói heo Bapi (tại trụ sở ban đầu của HAGL ở Gia Lai), đang xúc tiến hoàn thành nhà máy giết mổ gà với công suất 1.200-1.500 con/giờ (tại Gia Lai, bên cạnh xưởng sản xuất gỗ cũ).

(ii) Công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng cụm chăn nuôi heo ăn chuối, mục tiêu ít nhất phải đạt 700.000 con heo đến năm 2023 (tương đương 2.000 con/ngày, hiện tại đã đạt gần 1.300 con xuất chuồng/ngày).

(iii) Mở rộng diện tích trồng chuối. Bên cạnh xuất khẩu, nếu nhu cầu cho chăn nuôi tăng khi quy mô mở rộng, bầu Đức cũng có chủ trương trồng thêm chuối tại hai vùng Lào và Campuchia.

(iv) Trồng thí điểm bắp, nếu thành công có thể tăng lên 3.000ha bắp, mục tiêu là tự cung nguyên vật liệu cho mảng chăn nuôi. Hiện, đầu vào của thức ăn chăn nuôi Heo ăn chuối gồm: Chuối (>35%), bắp (35%, đang phải nhập khẩu), đậu nành cùng các vi lượng. Nếu tự cung được chuối và bắp, HAGL có thể tự chủ được 70% đầu vào trong thức ăn chăn nuôi.

(v) Riêng tại Lào, bầu Đức cho biết từ sau khi bàn giao công ty nông nghiệp cho Thaco (đầu năm 2021), HAGL đã bắt đầu lại từ con số 0. Sau 1,5 năm, HAGL đã trồng được hơn 2.000ha chuối, có xưởng phân loại, đóng gói trái cây và chế biến chuối thải thành thức ăn, nuôi keo và thả gà thí điểm…

Luỹ kế 11 tháng, HAGL đạt 4.100 tỷ doanh thu và 1.115 tỷ LNST - tương đương 99% chỉ tiêu cả năm đề ra.

Theo các cổ đông, HAGL đã cơ bản hoàn thiện được cơ sở cho chuỗi nông nghiệp khép kín, vấn đề bây giờ là có tiền đầu tư sẽ đẩy mạnh đồng thời quy trình hoá khâu vận hành, đưa công nghệ vào để quản trị chặt chẽ hơn.

Hiện, cùng với lợi nhuận tạo ra từ nông nghiệp, người đứng đầu HAGL đang kỳ vọng thúc đẩy tiến độ phát hành riêng lẻ sắp tới (đã có đối tác mua, phương án sử dụng vốn, chốt giá bán…).

2 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 13/12

=> DOANH NGHIỆP

  1. Viettel Construction ước lãi trước thuế hơn 500 tỷ đồng 11 tháng, tiến sát mục tiêu năm

  2. Đứt mạch tăng trưởng liên tục, doanh thu xuất khẩu tháng 11 của Vĩnh Hoàn sang các thị trường chính đồng loạt sụt giảm

  3. TVB: Chủ tịch Phạm Quang Tùng bị bắt tội thao túng cổ phiếu hệ sinh thái Louis, TVB giảm sàn ‘tắt’ thanh khoản

  4. POW: Sản lượng điện 11 tháng năm 2022 đạt 12,6 tỷ kWh, tổng doanh thu 11 tháng của PV Power ước đạt 25.387 tỷ đồng.

  5. DPM: Khoản ‘hồi tố’ tăng phí vận chuyển khí là rủi ro giảm giá với Đạm Phú Mỹ

_

  1. OGC của Ocean Group sẽ chính thức thoát diện hạn chế, đồng nghĩa với việc sẽ được quay trở lại giao dịch toàn thời gian trên sàn HoSE, cổ phiếu kịch trần phiên hôm nay

  2. HID: Tâm huyết từ những dự án năng lượng

😎 AGM: Sau Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT Louis Holdings từ nhiệm tại Angimex

  1. FLC: Thanh tra Chính phủ thanh tra 2 dự án lớn của FLC tại Thanh Hóa

  2. VIC: ‘‘Soi’’ các chi tiết quan trọng trong bản cáo bạch của VinFast

  3. FCN: Chính thức đặt chân vào dự án Cảng quốc tế lớn với hợp đồng trị giá gần 400 tỉ đồng

  4. TVB: Chủ tịch bị khởi tố, Trí Việt bổ nhiệm người đại diện pháp luật mới

  5. TDH: Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu điều tra bổ sung vụ Thuduc House

  6. Doanh thu tháng 11 của PV Power tăng 92% so với cùng kỳ

  7. TVB: Công ty Trí Việt ‘bơm tiền’ cho Chủ tịch Louis Holdings ‘thổi giá’ cổ phiếu thế nào?

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. HPX: Chủ tịch Hải Phát tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu

  2. CII: Vợ Tổng Giám đốc dồn dập tăng sở hữu, đăng kí mua thêm 1 triệu cổ phiếu

  3. GIL: Xuất hiện cổ đông lớn đứng sau Chủ tịch HĐQT Gilimex về tỉ lệ sở hữu

  4. TIG: Công ty Chứng khoán liên quan Chủ tịch Nguyễn Phúc Long đăng ký mua 2,9 triệu CP TIG

  5. Thị giá 8.000 đồng, Anphat Holding sắp mua lại hơn 7 triệu cổ phần ưu đãi giá 29.239 đồng/cp

  6. DXG, GEX, NLG, NVL, CII, DC4, DTT, HAX, PVV, TIG, HMH: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu

_

  1. HHV: Đèo Cả hủy bỏ 85% cổ phiếu phát hành thêm

  2. NVL: Novaland sẽ mua thêm 300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

_

=> CỔ TỨC

  1. BFC: Phân bón Bình Điền dự chi 34,3 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt, 1 cổ phiếu nhận 600 đồng
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Chỉ trong gần 20 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục và 15 phút ATC, chỉ số VN-Index tăng dựng ngược hơn 21 điểm, tương đương 2,06%. Diễn biến rất bất ngờ này tuy diễn ra chớp nhoáng, nhưng lại kích thích tâm lý rất hưng phấn. Cổ phiếu lũ lượt đảo chiều tăng theo, với nhiều mã nhóm chứng khoán còn kịch trần

  • Kết phiên VN-Index tăng 15,38 điểm (+1,49%) lên 1.047,45 điểm

  • Về thanh khoản, giá trị giao dịch toàn thị trường suy giảm so với phiên trước còn gần 15.186 tỷ đồng trong đó thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE chỉ đạt hơn 12.111 tỷ đồng - giảm hơn 11%.

  • Giao dịch khối ngoại tiếp tục trở thành điểm sáng khi họ mua ròng hơn 876 tỷ đồng trên HOSE. Đây cũng là phiên mua ròng thứ 16 liên tiếp của nhóm nhà đầu tư này. Tâm điểm rót vốn là NVL (157 tỷ đồng), VHM (109 tỷ đồng), VND (86 tỷ đồng), SSI (63 tỷ đồng),…

  • Phiên 13/12, khối tự doanh mua ròng tổng cộng gần 188 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc NVL được mua ròng mạnh 186 tỷ đồng. Ngược lại, ACB bị bán ròng 35 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Ông Huỳnh Minh Tuấn: Tăng tỷ lệ ký quỹ phái sinh giúp hãm dòng tiền đầu cơ, hỗ trợ thị trường cơ sở

  2. Tỷ lệ ký quỹ chứng khoán phái sinh tăng lên 17% sẽ tác động ra sao tới thị trường cơ sở?

  3. UBCKNN tăng cường thanh tra, kiểm tra vi phạm trên thị trường chứng khoán

  4. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục “điệp khúc” điều chỉnh kế hoạch kinh doanh vào quý cuối năm

  5. Tốc độ hồi phục mạnh mẽ hậu Covid, nhất là khi Trung Quốc rục rịch tái mở cửa nền kinh tế đang được đánh giá là động lực quan trọng thúc đẩy giá cổ phiếu hàng không “bay” cao, giúp cổ phiếu nhóm này trở thành tiêu điểm của thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn còn tồn tại.

_

  1. Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán

  2. Lãnh đạo NHNN khẳng định vốn tín dụng không thiếu, room 3,5-4% trong 3 tuần cuối năm là rất lớn

  3. Ngân hàng Nhà nước sắp có thêm Cục Quản lý dự trữ ngoại hối

  4. SSI: VND đã quay về quanh vùng mất giá kỳ vọng hàng năm của Ngân hàng Nhà nước

  5. Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định số 65: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sắp được cứu?

_

=> VIỆT NAM

  1. Hiện cả nước sản xuất được khoảng 6,5 triệu tấn thịt các loại và 17 tỷ quả trứng gia cầm, thủy cầm mỗi năm. Phần lớn là sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa, nguồn cung quá dồi dào, nên một số mặt hàng chăn nuôi đang bán dưới giá thành sản xuất.

  2. Xuất nhập khẩu Việt Nam- Trung Quốc đạt 162 tỷ USD. Hiện, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, 11 tháng qua riêng thị trường này chiếm tới 24% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

  3. Doanh nghiệp xuất khẩu “đuối dần”, Bình Dương tìm nhiều giải pháp trợ lực

  4. An Giang thực hiện đạt, vượt 100% chỉ tiêu năm 2022

  5. Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức

  6. Linh kiện lắp ráp ô tô nhập khẩu về nước liên tục tăng mạnh

  7. “Cá mập” ngoại ồ ạt dự kiến đổ hàng chục tỷ đô vào Việt Nam sau những chuyến thăm ngoại giao của Lãnh đạo nhà nước

  8. Vì sao Việt Nam sẽ trở thành công xưởng sản xuất chip của thế giới?

  9. Cá tra xuất sang Trung Quốc đang tăng vọt đột ngột lao dốc

  10. EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện như cơ chế giá xăng, dầu

_

=> THẾ GIỚI

  1. CK Châu Âu tương lai tăng; Thị trường chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ

  2. Phố Wall phục hồi chờ dữ liệu lạm phát, Dow Jones tăng vọt lên mốc 34.000 sau 1 năm

  3. Hàn Quốc quá tải, Trung Quốc ‘vớ bẫm’ lượng lớn đơn hàng đóng tàu chở LNG

  4. Cuộc đua sản xuất chất bán dẫn và chip đang ngày càng nóng trên toàn cầu trong bối cảnh tất cả các nước lớn đều muốn tự chủ và không ‘chậm chân’ trong lĩnh vực này.

  5. Trung Quốc cảnh báo làn sóng dịch chạm đỉnh, bác thông tin sai lệch về Covid-19

  6. Nhật Bản, Hà Lan bắt tay Mỹ siết kiểm soát xuất khẩu công nghệ chip sang Trung Quốc

  7. Để đáp trả, Bắc Kinh đã kiện Washington ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

  8. Samsung thất bại trong việc thu hẹp khoảng cách với TSMC trên thị trường bán dẫn

  9. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell và các đồng nghiệp đang có quan điểm trái chiều đối với Phố Wall về việc nên duy trì lãi suất ở mức cao bao lâu trong năm 2023. Tuy nhiên, lịch sử đang đứng về phía Fed với thông điệp lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao thay vì giảm xuống trong năm 2023

  10. Nợ công và nợ tư nhân toàn cầu giảm mạnh nhất trong 70 năm

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Cảnh sát Bahamas đã bắt giữ cựu giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ, chuẩn bị dẫn độ về nước này.

  2. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cân nhắc việc buộc tội Binance về các vi phạm rửa tiền

  3. Lượng rút tiền trên Binance tăng đột biến

  4. BUSD depeg nhẹ, Binance tạm ngừng cho rút USDC vì thiếu thanh khoản

  5. Hoạt động NFT trên Polygon tăng trưởng mạnh bất chấp “mùa đông crypto”

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên 17.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng khác lên 17.400 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. “Vắng mợ chợ vẫn đông”: Dầu Nga ế ở châu Âu nhưng lại có “khách sộp” ở nơi khác. Gần 90% lượng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga hướng tới châu Á trong tuần tính đến ngày 9/12.

  2. Phá thế độc quyền của đô la Mỹ, Trung Đông “nổ phát súng đầu tiên” giao dịch dầu mỏ bằng Nhân dân tệ

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,61 USD (+0,83%), lên 73,78 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,85 USD (+1,09%), lên 78,84 USD/thùng.

_

  1. Đồng USD tăng giá tác động tiêu cực đến các hãng hàng không

  2. Vàng phiên Mỹ chạm mức thấp nhất 1 tuần trước khi Mỹ công bố dữ liệu CPI

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 16,1 USD xuống mức 1.781,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên gần 1.790 USD, trước khi bị ép trở lại dưới 1.785 USD/ounce vào cuối ngày

_

  1. Giá quặng sắt giảm từ mức cao nhất 6 tháng, thép tăng

  2. Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng hơn 10% lên mức cao nhất hơn 1 tuần, được thúc đẩy bởi dự báo thời tiết lạnh hơn bình thường và nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới tăng cao.

  3. Châu Âu đứng trước nguy cơ thiếu hụt khí đốt, giá gas duy trì mức cao

  4. Ở Anh, lượng khí đốt tiêu thụ trong tuần vừa qua đã tăng 44% so với giữa tháng trước. Theo trích dẫn từ dữ liệu từ cơ quan báo giá ICIS. Công ty National Grid PLC, nhà điều hành hệ thống năng lượng của Anh, cho biết họ dự kiến nhu cầu khí đốt ở nước này tăng lên 417 triệu mét khối mỗi ngày, tăng 65% so với giữa tháng trước.

  5. Giá lúa mì và ngô trên sàn Chicago tăng, khi tạm thời đóng cửa cảng xuất khẩu quan trọng của Ukraine, dấy lên mối lo ngại về sự gián đoạn hoạt động chuyên chở ngũ cốc.

Vàng SJC 66.9 tr/lượng

USD 23,750 đồng

Bảng Anh 29,455 đồng

EUR 25,617 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô - TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 13/12 => DOANH NGHIỆP... | Facebook

2 Likes

Doanh thu 11 tháng của PV Power đạt gần 25,400 tỷ đồng

Theo báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh, tháng 11, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, HOSE: POW) ghi nhận doanh thu 2,759 tỷ đồng, vượt 5% kế hoạch doanh thu tháng. Lũy kế 11 tháng, tổng doanh thu đạt 25,387 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.

Tháng 11, PV Power ghi nhận sản lượng điện khoảng 1.4 tỷ kWh, thực hiện 89% kế hoạch sản lượng điện tháng. Tổng sản lượng điện 11 tháng hơn 12.6 tỷ kWh.

Trong tháng 11, có 4 nhà máy điện gồm: Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Hủa Na, Đăkđrinh đều vượt kế hoạch sản lượng điện và doanh thu.

Đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu tháng 11 của PV Power là nhà máy điện Cà Mau 1&2 (chiếm 33% doanh thu, đạt 906.4 tỷ đồng). Xếp sau là nhà máy điện Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 khi mang về lần lượt 230 tỷ đồng và 800 tỷ đồng, vượt 54% và 51% kế hoạch tháng.

Dẫn lời Ban lãnh đạo PV Power, tháng 11 là thời điểm mùa khô tại miền Bắc và miền Nam, các hồ chứa thủy điện đang trong giai đoạn giữ nước cho năm vận hành sau mùa lũ 2022. Tại miền Trung là thời điểm giữa mùa mưa, các hồ chứa đang trong giai đoạn tích nước và cân đối vận hành tối đa sản lượng để đạt hiệu quả cao nhất.

Sang tháng 12, PV Power dự kiến tổng sản lượng điện hơn 1.7 tỷ kWh, doanh thu 2,789 tỷ đồng.

Về tình hình đầu tư các dự án mới, Nhà thầu EPC của Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 hiện đang xử lý nền, hoàn tất thiết kế để triển khai các bước tiếp theo. Đồng thời, PV Power đang tiếp tục thực hiện công tác thu xếp vốn, đàm phán hợp đồng mua bán khí và hợp đồng mua bán điện cho dự án theo đúng tiến độ.

Nguồn bài viết: Doanh thu 11 tháng của PV Power đạt gần 25,400 tỷ đồng | Fili

1 Likes