Chứng sỹ săn tin!

Chứng khoán Mỹ xanh rực sau báo cáo CPI, giá dầu cũng tăng mạnh

Giá các tài sản như cổ phiếu và dầu thô đồng loạt tăng mạnh sau khi số liệu thống kê cho thấy lạm phát xuống thang nhanh hơn dự báo và trong bối cảnh nhà đầu tư đợi kết quả cuộc họp Fed…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (13/12), sau khi số liệu thống kê cho thấy lạm phát xuống thang nhanh hơn dự báo và trong bối cảnh nhà đầu tư đợi kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Giá dầu thô cũng tăng mạnh, lấy lại mốc 80 USD/thùng.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 103,6 điểm, tương đương tăng 0,3%, đạt 34.108,64 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,73%, đạt 4.019,65 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,01%, đạt 11.256,81 điểm.

Ở mức đỉnh của phiên, Dow Jones tăng hơn 700 điểm, tương đương tăng gần 2,1%; S&P 500 tăng xấp xỉ 2,8%; và Nasdaq tăng hơn 3,8%. Thành quả tăng này không được duy trì cho tới hết phiên do nhà đầu tư ít nhiều thận trọng trước khi Fed đưa ra quyết định lãi suất và những tín hiệu mới về đường đi của chính sách tiền tệ.

Cuộc họp của Fed đã bắt đầu vào ngày thứ Ba và sẽ kết thúc vào ngày thứ Tư. Sau cuộc họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ có một cuộc họp báo.

Chất xúc tác cho phiên tăng ngày thứ Ba là báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, các chuyên gia kinh tế được khảo sát bởi Dow Jones dự báo mức tăng tháng 0,3% và mức tăng năm 7,3%.

Không tính giá hai nhóm mặt hàng có mức độ biến động lớn là giá lương thực-thực phẩm và giá năng lượng, chỉ số CPI lõi tăng 0,2% trong tháng và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đều ít hơn mức dự báo tương ứng là tăng 0,3% và 6,1%.

Lạm phát giảm nhiệt là cơ sở quan trọng để Fed giảm bớt sự cứng rắn trong chính sách tiền tệ. Điều này làm gia tăng mức độ ham thích rủi ro của nhà đầu tư, khuyến khích họ mua vào những tài sản được cho là có độ rủi cao hơn như cổ phiếu và hàng hoá cơ bản. Tuy nhiên, sự tăng giá phiên này diễn ra ở cả những tài sản giữ vai trò kênh đầu tư an toàn như vàng, bởi thời gian qua, những tài sản này cũng bị bán mạnh vì nỗi lo lãi suất tăng cao. Riêng đồng USD rớt giá mạnh.

Về kết quả cuộc họp của Fed, thị trường vẫn đang nghiêng về khả năng Fed lần này sẽ nâng lãi suất với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm - một sự giảm tốc sau 4 lần liên tiếp nâng 0,75 điểm phần trăm. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng là điều dễ thấy nhất trong phiên này, thể hiện qua việc các chỉ số chỉ giữ được cho tới hết phiên một phần mức tăng ghi nhận ở đỉnh của phiên.

“Dữ liệu lạm phát đầu vào cho cuộc họp của Fed là lạc quan hơn so với dự báo, chúng ta vẫn chưa biết chắc liệu Fed có tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm hay không và liệu họ có nâng dự báo lãi suất cực đại của chu kỳ thắt chặt này hay không. Bởi vậy, thị trường đã nhanh chóng chuyển sang trạng thái ‘chờ xem’ trước khi Fed công bố kết quả họp vào ngay mai”, chiến lược gia Art Hogan của B. Riley Wealth nhận định.

Cũng nhờ lực hỗ trợ từ báo cáo CPI Mỹ, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London và giá dầu thô WTI giao sau tại thị trường New York cùng có phiên tăng mạnh nhất trong vòng hơn 1 tháng.

Lúc đóng cửa, giá dầu Brent tăng 2,69 USD/thùng, tương đương tăng 3,5%, chốt ở 80,68 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 2,22 USD/thùng, tương đương tăng 3%, chốt ở 75,39 USD/thùng. Cả hai loại dầu cùng đánh dấu phiên tăng mạnh nhất kể từ hôm 4/11.

“Phiên tăng này của giá dầu chủ yếu do đồng USD rớt giá. Xét tới tình trạng giảm liên tục gần đây của giá dầu, bất kỳ tin tốt nào cũng có thể đưa giá hồi phục. Vẫn phải chờ xem liệu sự phục hồi này có duy trì hay không”, chiến lược gia Eli Tesfaye của RJO Futures nhận định.

Ngoài ra, phiên tăng này còn có thể do các nhà giao dịch đóng trạng thái bán khống để chốt lời sau khi giá của cả hai loại dầu cùng giảm hơn 10% trong tuần trước.

“Sau đợt bán tháo tuần trước, các nhà giao dịch có vẻ đang quay lại mua dầu ở vùng giá thấp”, nhà phân tích Matt Smith của Kpler nhận định.

Giá dầu vẫn đang đương đầu với áp lực giảm từ triển vọng u ám về nhu cầu. Ngày 13/12, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) lại một lần nữa cắt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu quý 1/2023, nói rằng sự giảm tốc kinh tế toàn cầu đang ngày càng trở nên rõ rệt hơn.

Liên quan đến tình hình Trung Quốc, các nhà lãnh đạo nước này được cho là đã hoãn một cuộc họp chính sách kinh tế quan trọng do số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh. Thông tin này làm dấy lên lo ngại về sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ dầu tại nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ xanh rực sau báo cáo CPI, giá dầu cũng tăng mạnh - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp

Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp

Theo Dragon Capital, định giá thấp sẽ là cơ sở vững chắc để thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trở lại khi sự hoảng loạn qua đi và các áp lực suy thoái đã giảm bớt.

Trong báo cáo tháng 11 mới công bố, Dragon Capital cho rằng thị trường trải qua tháng 11 đầy biến động với áp lực bán giải chấp chéo đến từ cổ phiếu nhóm bất động sản là nguyên nhân chính. Giá nhiều cổ phiếu bất động sản như NVL, PDR, HPX giảm sàn nhiều phiên liên tiếp với thanh khoản thấp, phản ánh rủi ro đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp trên. Đặc biệt, khi các CTCK không thể giải chấp các cổ phiếu bất động sản này, họ đã thực hiện bán các cổ phiếu khác trong danh mục của khách hàng để thu hồi nợ. Đồng thời, các quỹ trái phiếu cũng chịu áp lực rút vốn mạnh, dẫn tới lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp chạm ngưỡng 30 – 40%.

Dù vậy, sau đó, lực mua mạnh đến từ khối ngoại tạo nên đà phục hồi ấn tượng. Các quỹ đầu tư chủ động đã giải ngân lượng tiền mặt dự trữ cùng sự hậu thuẫn bởi nguồn tiền mới từ các quỹ ETF. Đồng thời, các công ty BĐS gặp khó khăn bắt đầu tìm ra giải pháp để cơ cấu lại các khoản nợ và huy động được nguồn vốn mới. Chính phủ cân nhắc sửa đổi Nghị định 65 về phát hành trái phiếu mới và khả năng tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy định mới về việc một số loại giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành có thể đăng ký và sử dụng trong hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước. Nhờ đó, thị trường trái phiếu đã bắt đầu được cải thiện, lợi suất ổn định ở vùng 18-20%. Việc Chính phủ đã thảo luận và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện thanh khoản thị trường cũng giúp nhà đầu tư trong nước cũng tích cực tham gia vào xu hướng phục hồi của thị trường.

“Hiện, có khả năng đỉnh điểm của sự bi quan đã qua khi Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, áp lực bán giải chấp giảm mạnh, và Trung Quốc sắp mở cửa trở lại”, Dragon Capital lạc quan cho biết.

Tuy nhiên, tâm lý chung vẫn tương đối thận trọng khi thị trường bất động sản vẫn gặp khó khăn và rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng. Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam cho thấy tăng trưởng bắt đầu chậm lại, phần lớn đến từ hoạt động xuất khẩu. Lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngay cả khi áp lực tăng giá của đồng USD có những dấu hiệu lắng xuống. Từ đó, Dragon Capital đã điều chỉnh dự phóng lợi nhuận cho năm 2023, song vẫn nhìn thấy cơ hội để lựa chọn cổ phiếu của doanh nghiệp vượt qua suy thoái.

Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp - Ảnh 1.

Nguồn: Dragon Capital

Về định giá, chỉ số PE dự phóng chỉ ở mức 9,4 lần, thấp hơn đáng kể so với các thị trường trong khu vực. Định giá này sẽ là cơ sở vững chắc để thị trường tăng trở lại khi sự hoảng loạn qua đi và các áp lực suy thoái đã giảm bớt.

Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp - Ảnh 2.

Nguồn: Dragon Capital

Về tình hình vĩ mô, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phục hồi một cách ấn tượng. Doanh số bán lẻ đạt 21,4 tỷ USD tương ứng với mức tăng 17,5% đồng thời lạm phát được kiểm soát tốt, chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 597 nghìn, tăng 23% so với tháng trước và du khách trong nước đạt 4,5 triệu lượt, đưa số lượng khách du lịch nội địa trong 11 tháng đạt 96,3 triệu lượt và cao hơn cả năm 2019 (mức trước dịch). Tuy nhiên, Dragon Capital nhận thấy bắt đầu có những tín hiệu rõ ràng hơn về việc tác động của thị trường thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam. Sản xuất công nghiệp tăng 5,3% nhưng số lượng đơn hàng mới giảm. PMI giảm còn 47,4.

Tuy nhiên, vấn đề này phần lớn diễn ra tại các khu vực kinh tế thâm dụng lao động, và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Tổng vốn FDI giải ngân trong 11 tháng đầu năm ghi nhận mức cao kỷ lục, ước đạt 19,7 tỷ USD, đặc biệt là sự kiện Việt Nam - Hàn Quốc nâng cấp quan hệ lên thành “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.

Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp - Ảnh 3.

Nguồn: Dragon Capital

Dòng tiền bắt đầu chuyển từ USD sang các loại tài sản rủi ro hơn như thị trường hàng hóa hoặc các thị trường mới nổi/ cận biên, mà minh chứng là việc một lượng lớn vốn ngoại đã đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11. Với các yếu tố bên ngoài tích cực cùng tình hình vĩ mô ổn định, VND đã có sự hồi phục nhanh chóng với mức tăng 4,4%, từ đó thu hẹp đà mất giá so với USD về mức 4% tính từ với đầu năm. Ngoài lượng tiền đầu tư vào cổ phiếu, các dòng vốn vào các thương vụ mua bán sáp nhập, giải ngân FDI và thặng dư xuất nhập khẩu vẫn đang hỗ trợ cho tiền Đồng trong dài hạn. Dragon Capital cho rằng điều này giúp Ngân hàng Nhà nước sẽ có rất nhiều dư địa để tập trung vào các mục tiêu khác, khi mà vấn đề về tỷ giá đã được kiểm soát.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục đưa ra những thông điệp trong suốt tháng 11 về việc khơi thông vốn cho thị trường. Hiện tại có một vài đề xuất hướng giải quyết trong ngắn hạn: nâng hạn mức tín dụng lên thêm 1,5% đến 2% và sửa đổi Nghị định 65 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Về mặt dài hạn, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ban ngành cần ban hành một Nghị định để điều chỉnh các nghị định liên quan đối với thị trường cổ phiếu, chứng khoán và bất động sản. Các biện pháp trên, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư công đang được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết vấn đề thanh khoản trong nước và tạo nền tảng ổn định để duy trì đà tăng trưởng vững chắc trong dài hạn.

Nguồn bài viết: Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp

1 Likes

Hàng loạt cổ phiếu tăng hơn 100% trong đợt hồi phục chóng vánh của VN-Index

Cầu bắt đáy nhập cuộc, cùng với sự hứng khởi từ khối ngoại giúp thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục theo hình chữ “V” trong hơn 3 tuần qua.

Kể từ phiên 16/11 – phiên đảo chiều ấn tượng của thị trường chứng khoán Việt, VN-Index đã tăng một mạch từ 880 điểm lên 1,093 điểm, trước khi quay đầu giảm. Thanh khoản cũng tăng mạnh trên cả 3 sàn, có lúc vượt 20,000 tỷ đồng/phiên.

Trên thị trường chứng khoán, nhiều cổ phiếu tăng hơn 100%, với nhiều phiên tăng trần liên tiếp. Chẳng hạn như trên sàn HNX, L14 tăng 200% nhờ hơn 14 cây trần liên tiếp. CEOAPS cũng tương tự với mức tăng 164% và 145%.

Top 20 cổ phiếu HNX tăng mạnh nhất trong gần 1 tháng qua

Nguồn: VietstockFinance

Trên sàn HOSE, MCG tăng mạnh nhất với 130%, APG vọt 127% và VOS tiến 92%. Trên sàn UPCoM, SQC tăng 133%, VHG tăng 125% và IDP tiến 116%.

Top 20 cổ phiếu HOSE tăng mạnh nhất trong gần 1 tháng qua

Top 20 cổ phiếu UPCoM tăng mạnh nhất trong gần 1 tháng qua

Nguồn: VietstockFinance

Mẫu số chung của những cú phi nước đại kể trên là đều diễn ra sau khi giá cổ phiếu đã giảm rất mạnh trước đó. Kể từ tháng 4/2022, thị trường chứng khoán Việt liên tục đón nhiều thông tin tiêu cực liên quan tới các sai phạm của các lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, gần đây nhất là sự vụ của Vạn Thịnh Phát.

Ngoài ra, rắc rối liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp càng rót thêm căng thẳng vào tâm lý nhà đầu tư. Phần lớn cổ phiếu nằm trong nhóm này đều giảm hơn 60% kể từ đầu tháng 4/2022, thậm chí L14 giảm tới 94%.

Dòng vốn ngoại cuộn trào

Ngoài ra, đà tăng ấn tượng còn diễn ra trong bối cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu và khối ngoại cũng tích cực gom mạnh. Tính từ đầu tháng 11/2022 đến nay, khối ngoại đã mua ròng hơn 20 ngàn tỷ đồng và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đà tăng lần này của thị trường.

“Tâm lý lạc quan quay lại chiếm ưu thế khi dòng tiền mới từ khối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh tạo động lực cho dòng tiền cá nhân tham gia tìm cơ hội ngắn hạn giúp thị trường giao dịch sôi động rõ rệt hơn vào tuần cuối tháng”, các chuyên viên phân tích tại SSI Research cho biết.

Đồng quan điểm trên, SGI Capital cho rằng, sự hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 11 được kích hoạt bởi dòng tiền ngoại. Theo quỹ đầu tư này, dòng vốn ngoại vào mạnh được cho là nhờ hai yếu tố bao gồm (1) rủi ro tỷ giá đã bộc lộ và dần ổn định (2) định giá của chứng khoán Việt Nam về thấp nhất của nhiều năm trong khi chứng khoán thế giới đã bật tăng trở lại rất mạnh từ một tháng trước.

“Gần 20 ngàn tỷ mua ròng trong tháng 11 đã giúp VN-Index xây nền đáy ở vùng định giá rẻ lịch sử và hỗ trợ hấp thụ những dòng tiền cần phải rút khỏi thị trường giai đoạn cuối năm. Dòng vốn ngoại quý giá này cũng giúp ổn định thanh khoản và tâm lý ở cả thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ”, SGI Capital cho biết.

Giai đoạn giông bão vẫn còn

Nhìn từ giai đoạn tiếp theo, đội ngũ phân tích của SGI Capital đánh giá sau khi đóng vai trò dẫn dắt dòng tiền giúp thị trường chứng khoán bật mạnh tháng qua, dòng vốn ngoại vào Việt Nam có thể giảm bớt. Bên cạnh đó, nhiều rủi ro vẫn đang chực chờ trên thị trường.

Về rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, SGI Capital nhận thấy căng thẳng đã giảm bớt khi lợi tức của các loại trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao đã hạ nhiệt từ vùng 25%/năm về dưới 16%/năm. Nhiều doanh nghiệp tích cực tiếp xúc và đưa các phương án để đàm phán lại với nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó về thanh khoản và lãi suất tiền gửi tăng sẽ thúc đẩy xu hướng nhà đầu tư rút tiền để chuyển sang gửi ngân hàng. Áp lực đáo hạn hơn 21 ngàn tỷ đồng trái phiếu bất động sản trong tháng 12 và sau đó vẫn tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản các doanh nghiệp và tổ chức tài chính liên quan.

Một tâm điểm chính cần dành nhiều sự chú ý hơn trong giai đoạn này là mức độ tăng của lãi suất huy động. Đây là biến số lớn nhất quyết định dòng tiền vào thị trường chứng khoán cũng như triển vọng tăng trưởng 2023. Một năm qua, hệ thống ngân hàng đẩy nhanh tín dụng trong khi cung tiền (M2) hạn chế đã khiến khoảng cách giữa dư nợ tín dụng và vốn huy động (LDR) bị đẩy lên mức cao, gây căng thẳng thanh khoản và kích hoạt cuộc đua lãi suất.

Chỉ khi LDR quay trở lại mức trần quy định của NHNN, các ngân hàng mới dừng cuộc chạy đua tăng lãi suất hiện nay và xác lập đỉnh lãi suất huy động cũng như cho vay. Với tình hình như vậy, SGI Capital dự phóng nền lãi suất trong nước sẽ tăng tới quý 1/2023 và ổn định dần sau khi Fed dừng tăng lãi suất.

Nhìn chung, hai động lực quan trọng của giá và định giá cổ phiếu là lãi suất và tăng trưởng vẫn đang ở xu hướng tiêu cực, trong đó tác động của lãi suất tăng mạnh và căng thẳng thanh khoản gần đây đã thay đổi đáng kể bức tranh triển vọng tăng trưởng của nhiều ngành nghề và doanh nghiệp niêm yết trong năm 2023. SGI nhấn mạnh quan điểm “việc cơ cấu lại danh mục đầu tư trong giai đoạn này là rất cần thiết để phù hợp với bối cảnh mới”.

Nguồn bài viết: Hàng loạt cổ phiếu tăng hơn 100% trong đợt hồi phục chóng vánh của VN-Index | Fili

2 Likes

Lãi suất biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo mới

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo lãi suất tiền gửi và cho vay của các giao dịch phát sinh mới trong kỳ trước 11h ngày thứ hai của tuần tiếp theo. Mục đích là để phục vụ công tác quản lý hoạt động ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ.

Cuối năm, ngân hàng đẩy mạnh giải ngân, giảm lãi suất cho vayDoanh nghiệp chê lãi suất cao, ngân hàng có động thái ‘nóng’

Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải thực hiện báo cáo lãi suất định kỳ hằng tuần, và phải gửi trước 11h ngày thứ hai của tuần tiếp theo cho Vụ Chính sách tiền tệ, thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Trường hợp ngân hàng có quyết định thay đổi về mức lãi suất trong kỳ báo cáo tuần thì phải gửi quyết định điều chỉnh lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước.

-2039-1670978903.jpg
Hiện có ngân hàng đã chào mức lãi suất huy động lên đến 12,7%/năm cho kỳ hạn từ 18 tháng. (Ảnh minh hoạ: Int)

Theo dõi thị trường có thể thấy, từ tháng 6 đến nay cuộc đua tăng lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngay trong tháng 12, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi tiết kiệm. Ngoài ra, các ngân hàng còn đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, cộng thêm lãi cho những khoản tiền gửi lớn.

Hiện có ngân hàng đã chào mức lãi suất huy động lên đến 12,7%/năm cho kỳ hạn từ 18 tháng. Còn nếu gửi từ 13 tháng lãi suất lên đến 12,5%/năm.

Lãi suất huy động tại một số ngân hàng lên cao sẽ khiến cho mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường bị đẩy lên, đồng thời dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về nợ xấu có thể phát sinh trong tương lai.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng, trong bối cảnh hiện nay, nhằm tiếp tục ổn định thị trường tiền tệ, các ngân hàng cần đồng thuận giữ mặt bằng lãi suất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp, người dân cũng như hỗ trợ nhau nguồn lực để thanh khoản hệ thống thông suốt.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đẩy mạnh truyền thông để dư luận hiểu và chia sẻ hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng qua tăng cường các công cụ thị trường mở (OMO), ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của các ngân hàng qua kênh này. Giải pháp này kỳ vọng làm giảm áp lực dự phòng thanh khoản cao của ngân hàng, góp phần làm giảm lãi suất giao dịch liên ngân hàng cũng như giảm lãi suất huy động từ khách hàng.

Báo cáo cập nhật về thị trường tiền tệ của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định nhu cầu vốn đáp ứng hoạt động kinh doanh và thanh toán thời điểm cuối năm kết hợp với áp lực từ việc rút vốn khỏi kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến cho vòng xoáy tăng lãi suất huy động tiếp diễn, kéo theo lãi suất cho vay tăng vượt qua mức trước đại dịch dù nền kinh tế chỉ mới vừa phục hồi sau COVID-19.

Tuy lãi suất huy động tăng nhanh trong 2 tháng gần đây nhưng huy động vốn trong trong nền kinh tế vẫn tăng rất chậm.

Theo VDSC, tính đến cuối tháng 10/2022, huy động vốn ước tăng 4,8% so với đầu năm, cao hơn mức tăng 4,3% cuối tháng 9/2022. Xét về số tuyệt đối, huy động vốn tháng 10 chỉ tăng thêm 50.383 tỷ đồng so với mức tăng 95.210 tỷ đồng của tháng trước.

Một trong những nguyên nhân chính khiến huy động vốn tăng chậm được nhóm phân tích đưa ra là do sức khoẻ doanh nghiệp suy giảm, sự chững lại của kênh bất động sản và tiết kiệm của người dân bị ảnh hưởng bởi giá cả tiêu dùng gia tăng.

Nguồn bài viết: Lãi suất biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo mới

Lãi suất đối với dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở trong năm 2023 là 5,0%

NHNN vừa ban hành Quyết định 2081/QĐ-NHNN ngày 12/12/2022 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016.


Trụ sở NHNN

Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại các Thông tư kể trên là 5,0%/năm

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023 và thay thế Quyết định số 1956/QĐ-NHNN ngày 03/12/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016.

Nguồn bài viết: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWidth=20%&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV551409&rightWidth=0%&centerWidth=80%&_afrLoop=6992512267242873#%40%3F_afrLoop%3D6992512267242873%26centerWidth%3D80%25%26dDocName%3DSBV551409%26leftWidth%3D20%25%26rightWidth%3D0%25%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D114i0gm69j_58

1 Likes

Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp

Theo Dragon Capital, định giá thấp sẽ là cơ sở vững chắc để thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trở lại khi sự hoảng loạn qua đi và các áp lực suy thoái đã giảm bớt.

Trong báo cáo tháng 11 mới công bố, Dragon Capital cho rằng thị trường trải qua tháng 11 đầy biến động với áp lực bán giải chấp chéo đến từ cổ phiếu nhóm bất động sản là nguyên nhân chính. Giá nhiều cổ phiếu bất động sản như NVL, PDR, HPX giảm sàn nhiều phiên liên tiếp với thanh khoản thấp, phản ánh rủi ro đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp trên. Đặc biệt, khi các CTCK không thể giải chấp các cổ phiếu bất động sản này, họ đã thực hiện bán các cổ phiếu khác trong danh mục của khách hàng để thu hồi nợ. Đồng thời, các quỹ trái phiếu cũng chịu áp lực rút vốn mạnh, dẫn tới lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp chạm ngưỡng 30 – 40%.

Dù vậy, sau đó, lực mua mạnh đến từ khối ngoại tạo nên đà phục hồi ấn tượng. Các quỹ đầu tư chủ động đã giải ngân lượng tiền mặt dự trữ cùng sự hậu thuẫn bởi nguồn tiền mới từ các quỹ ETF. Đồng thời, các công ty BĐS gặp khó khăn bắt đầu tìm ra giải pháp để cơ cấu lại các khoản nợ và huy động được nguồn vốn mới. Chính phủ cân nhắc sửa đổi Nghị định 65 về phát hành trái phiếu mới và khả năng tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy định mới về việc một số loại giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành có thể đăng ký và sử dụng trong hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước. Nhờ đó, thị trường trái phiếu đã bắt đầu được cải thiện, lợi suất ổn định ở vùng 18-20%. Việc Chính phủ đã thảo luận và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện thanh khoản thị trường cũng giúp nhà đầu tư trong nước cũng tích cực tham gia vào xu hướng phục hồi của thị trường.

“Hiện, có khả năng đỉnh điểm của sự bi quan đã qua khi Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, áp lực bán giải chấp giảm mạnh, và Trung Quốc sắp mở cửa trở lại”, Dragon Capital lạc quan cho biết.

Tuy nhiên, tâm lý chung vẫn tương đối thận trọng khi thị trường bất động sản vẫn gặp khó khăn và rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng. Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam cho thấy tăng trưởng bắt đầu chậm lại, phần lớn đến từ hoạt động xuất khẩu. Lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngay cả khi áp lực tăng giá của đồng USD có những dấu hiệu lắng xuống. Từ đó, Dragon Capital đã điều chỉnh dự phóng lợi nhuận cho năm 2023, song vẫn nhìn thấy cơ hội để lựa chọn cổ phiếu của doanh nghiệp vượt qua suy thoái.

Nguồn: Dragon Capital

Về định giá, chỉ số PE dự phóng chỉ ở mức 9,4 lần, thấp hơn đáng kể so với các thị trường trong khu vực. Định giá này sẽ là cơ sở vững chắc để thị trường tăng trở lại khi sự hoảng loạn qua đi và các áp lực suy thoái đã giảm bớt.

Nguồn: Dragon Capital

Về tình hình vĩ mô, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phục hồi một cách ấn tượng. Doanh số bán lẻ đạt 21,4 tỷ USD tương ứng với mức tăng 17,5% đồng thời lạm phát được kiểm soát tốt, chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 597 nghìn, tăng 23% so với tháng trước và du khách trong nước đạt 4,5 triệu lượt, đưa số lượng khách du lịch nội địa trong 11 tháng đạt 96,3 triệu lượt và cao hơn cả năm 2019 (mức trước dịch). Tuy nhiên, Dragon Capital nhận thấy bắt đầu có những tín hiệu rõ ràng hơn về việc tác động của thị trường thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam. Sản xuất công nghiệp tăng 5,3% nhưng số lượng đơn hàng mới giảm. PMI giảm còn 47,4.

Tuy nhiên, vấn đề này phần lớn diễn ra tại các khu vực kinh tế thâm dụng lao động, và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Tổng vốn FDI giải ngân trong 11 tháng đầu năm ghi nhận mức cao kỷ lục, ước đạt 19,7 tỷ USD, đặc biệt là sự kiện Việt Nam - Hàn Quốc nâng cấp quan hệ lên thành “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.

Nguồn: Dragon Capital

Dòng tiền bắt đầu chuyển từ USD sang các loại tài sản rủi ro hơn như thị trường hàng hóa hoặc các thị trường mới nổi/ cận biên, mà minh chứng là việc một lượng lớn vốn ngoại đã đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11. Với các yếu tố bên ngoài tích cực cùng tình hình vĩ mô ổn định, VND đã có sự hồi phục nhanh chóng với mức tăng 4,4%, từ đó thu hẹp đà mất giá so với USD về mức 4% tính từ với đầu năm. Ngoài lượng tiền đầu tư vào cổ phiếu, các dòng vốn vào các thương vụ mua bán sáp nhập, giải ngân FDI và thặng dư xuất nhập khẩu vẫn đang hỗ trợ cho tiền Đồng trong dài hạn. Dragon Capital cho rằng điều này giúp Ngân hàng Nhà nước sẽ có rất nhiều dư địa để tập trung vào các mục tiêu khác, khi mà vấn đề về tỷ giá đã được kiểm soát.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục đưa ra những thông điệp trong suốt tháng 11 về việc khơi thông vốn cho thị trường. Hiện tại có một vài đề xuất hướng giải quyết trong ngắn hạn: nâng hạn mức tín dụng lên thêm 1,5% đến 2% và sửa đổi Nghị định 65 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Về mặt dài hạn, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ban ngành cần ban hành một Nghị định để điều chỉnh các nghị định liên quan đối với thị trường cổ phiếu, chứng khoán và bất động sản. Các biện pháp trên, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư công đang được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết vấn đề thanh khoản trong nước và tạo nền tảng ổn định để duy trì đà tăng trưởng vững chắc trong dài hạn.

Nguồn: fireant

1 Likes

Chuyện gì đang xảy ra với Binance: 1,9 tỷ USD bị rút khỏi sàn trong 24 giờ, CEO dính tin đồn bị điều tra

Binance hứng chịu làn sóng rút tiền trong bối cảnh có báo cáo nói rằng thông tin tài sản dự trữ của họ có phần mờ ám

Theo dữ liệu của nền tảng phân tích dữ liệu trên blockchain Nansen vào sáng 13/12, khoảng 1,9 tỷ USD đã bị rút khỏi Binance trong 24 giờ qua.

Binance - sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch, hứng chịu làn sóng rút tiền trên trong bối cảnh có báo cáo nói rằng thông tin tài sản dự trữ của Binance có phần mờ ám.

Thống kê của Nansen cho thấy số tiền rút khỏi Binance trong 24 giờ qua cao hơn tất cả các sàn giao dịch tập trung khác cộng lại.

Theo nền tảng dữ liệu blockchain Arkham Intelligence, kể từ khi sàn FTX của Sam Bankman-Fried phá sản vào tháng trước, đây là lần rút có quy mô lớn thứ hai trên thị trường tiền số và nhiều nhất lịch sử Binance trong 5 năm qua.


Ảnh: Internet.

Thời điểm hiện tại, Binance chưa đưa ra bất cứ câu trả lời nào cho yêu cầu bình luận về việc rút tiền ồ ạt.

Tuy nhiên, một nhà phân tích của Arkham nhận định rằng điều này “có vẻ không quá bất thường” nếu so sánh với khối tài sản trị giá 64 tỷ USD mà Binance đang quản lý.

Đợt rút tiền này diễn ra sau một loạt báo cáo liên quan đến Binance và nhà đầu tư ngày càng thận trọng về tiền của họ trên sàn giao dịch tập trung. Sự sụp đổ nhanh chóng của FTX cùng thất bại của những công ty khác trong ngành đã thúc đẩy các sàn giao dịch phải chứng minh việc kiểm soát tốt tài sản của khách hàng.

Reuters cho biết các công tố viên của Mỹ đang xem xét các cáo buộc hình sự về khả năng rửa tiền của Binance và các giám đốc cấp cao của công ty, bao gồm cả CEO Changpeng Zhao.

Những công tố viên này tin rằng đã có đủ bằng chứng để buộc tội Zhao và cấp dưới nhưng một số khác cho rằng họ vẫn cần thêm thời gian để điều tra kỹ lưỡng hơn. Sau đó, luật sư của Binance đã có các cuộc gặp với đại diện Bộ Tư pháp Mỹ để giải giải vấn đề. Theo Reuters, hai bên đã đề cập đến khả năng Binance chấp nhận nộp phạt. Thông tin trên ngay lập tức gây ra biến động trên sàn.

Mặc dù vậy, Binance đã lên tiếng bác bỏ thông tin này nhưng không đưa ra bằng chứng rõ ràng nào. Zhao coi đây là cuộc tấn công FUD (thuật ngữ trong tiền số chỉ tâm lý sợ hãi và nghi ngờ) và kêu gọi người theo dõi mình trên Twitter “hãy phớt lờ FUD”.

Dữ liệu blockchain cho thấy các nhà tạo lập thị trường tiền số lớn Jump Trading và Wintermute là hai trong số những đối tương âm thầm chuyển số tiền lớn từ Binance trong 7 ngày qua.

Theo nhà phân tích Andrew Thurman của Nansen, Jump Trading dường như là đơn vị rút nhiều tiền nhất khỏi Binance. Cụ thể, số tiền rút bằng ví liên kết với Jump là 146 triệu USD, bao gồm 102 triệu BUSD, 14 triệu USTD và 10 triệu ETH. Jump Trading từng viết trên Twitter rằng công ty vẫn có vốn hóa tốt, nhưng không nêu rõ các khoản lỗ hoặc rủi ro vốn đối với FTX. Trong khi đó, Wintermute đã rút 8,5 triệu wBTC và 5,5 triệu USDC.

Hiện cả hai đơn vị này cũng chưa trả lời yêu cầu bình luận của các phương tiện truyền thông về vấn đề trên.

Nguồn: Coindesk, Reuters

Nguồn bài viết: Chuyện gì đang xảy ra với Binance: 902 triệu USD bị rút khỏi sàn trong 24 giờ, CEO dính tin đồn bị điều tra

2 Likes

Bloomberg: Việt Nam sắp ký thỏa thuận 15 tỷ USD để giảm phụ thuộc vào than

Việt Nam và các nhà tài trợ do Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu đã gần tiến tới gói tài trợ khí hậu trị giá 15 tỷ USD để giảm bớt sự phụ thuộc vào than.

Các bên có thể ký kết một biên bản ghi nhớ (MoU) ngay trong ngày 14/12 tại hội nghị thượng đỉnh EU-ASEAN, dựa trên nguồn tin thân cận. Hiện tại, Thủ tướng Phạm Minh Chính đang thăm Bỉ và dự thượng đỉnh EU - ASEAN.

Theo nguồn tin từ Bloomberg, hiện còn một số nội dung thảo luận nhằm làm rõ các khoản vay và viện trợ không hoàn lại. Câu hỏi là có bao nhiêu khoản tài trợ không hoàn lại và Việt Nam sẵn sàng gánh bao nhiêu nợ, ngay cả với lãi suất ưu đãi cao.

Việc sử dụng than đá tăng mạnh trên toàn thế giới vì nhiều lý do, bao gồm cả đà hồi phục trong thời hậu COVID và cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Điều này diễn ra ngay cả khi các quốc gia muốn giảm bớt tỷ trọng than để chống biến đổi khí hậu.

Gói tài chính của Việt Nam sẽ là gói thứ 3 trong một loạt thỏa thuận lớn nhằm giúp các quốc gia có thu nhập trung bình giảm phụ thuộc vào than, cũng như giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn.

Thỏa thuận trị giá 8.5 tỷ USD của Nam Phi là thỏa thuận đầu tiên, được công bố tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm ngoái. Thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD của Indonesia là thỏa thuận được công bố tại cuộc họp nhóm G20 ở Bali tháng trước.

Than chiếm khoảng một nửa nguồn cung năng lượng của Việt Nam, dù đất nước hình chữ S có điều kiện lý tưởng để phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.

Thỏa thuận cũng sẽ bao gồm các hỗ trợ về kỹ thuật nhằm giúp Việt Nam ban hành các quy định về năng lượng tái tạo, trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050.

1 Likes

Ông Lê Viết Hải bất ngờ từ nhiệm Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình

## Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) vừa công bố Nghị quyết HĐQT thông qua việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải.

Ông Lê Viết Hải (trái) và ông Nguyễn Công Phú

Ông Lê Viết Hải (trái) và ông Nguyễn Công Phú

Theo Nghị quyết số 50, HĐQT thông qua việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm (ký ngày 12-12) của ông Lê Viết Hải từ ngày 1-1-2023.

Theo HBC, việc từ nhiệm này nhằm đảm bảo tính pháp lý trong việc đề cử ông Lê Viết Hiếu (con trai ông Hải) đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc (theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2022/QH14) vào kỳ ĐHCĐ năm 2023 sắp tới và được đồng thuận tuyệt đối (8/8 thành viên).

Nghị quyết cũng thông qua việc thành lập Hội đồng sáng lập và ông Hải giữ vai trò Chủ tịch. Theo Quy chế tổ chức và hoạt động, Hội đồng sáng lập là cơ quan tham mưu, tư vấn và phản biện cho HĐQT và Ban điều hành về chiến lược kinh doanh và các quyết sách trong hoạt động quan trọng của HBC.

Đồng thời, HĐQT đạt được sự đồng thuận của 8/8 thành viên cùng thông qua Nghị quyết số 51 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú, Thành viên HĐQT độc lập, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT HBC kể từ ngày 1-1-2023.

Được biết, ông Phú (SN 1951) tốt nghiệp ngành Kỹ sư tạo tác - thủy lợi (Đại học Khoa học Huế). Năm 1993, ông trúng tuyển học bổng của Chính phủ Pháp để tiếp tục lấy TS về cơ học đất và công trình ngầm (Đại học Khoa học Paris - Trường Cầu đường Paris).

Tại ĐHCĐ năm 2021 của HBC, ông Phú được bầu vào Thành viên HĐQT độc lập, thành viên Ủy ban Kiểm toán. Với bề dày kinh nghiệm hơn 26 năm là người đứng đầu Tập đoàn Apave, ông đã tham gia nhiều công trình tầm vóc quốc gia như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Hầm Đèo Cả.

1 Likes

Điểm danh ba cổ phiếu bị tự doanh bán ròng nhiều nhất phiên 14/12

## Tự doanh hôm nay bán ròng gần 200 tỷ đồng. Trong đó, ba cổ phiếu bị tự doanh bán ròng nhiều nhất gồm VNM, VIC và MSN…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thị trường sẽ có một phiên đáo hạn phái sinh vào ngày mai và Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất thêm một lần nữa khiến tâm lý nhà đầu tư đã trùng xuống vào phiên giao dịch hôm nay. Mặc dù buổi sáng bật tăng rất tốt nhờ biến số tích cực từ chứng khoán Mỹ đêm qua nhưng ngay sau đó biên độ tăng hẹp dần, buổi chiều đã có hai nhịp chỉ số nhúng xuống dưới tham chiếu và kết phiên sideway ở vùng giá 1.050 điểm, tăng nhẹ chưa nổi 3 điểm.

Khối ngoại mua ít, giá trị ròng chỉ 27 tỷ đồng trong khi những phiên trước đó lên đến hàng trăm, nghìn tỷ đồng.

Tự doanh hôm nay cũng bán ròng gần 200 tỷ đồng. Trong đó, ba cổ phiếu bị tự doanh bán ròng nhiều nhất gồm VNM, VIC và MSN giá trị ròng lần lượt 50,7 tỷ đồng; 43,1 tỷ đồng và 36,8 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác cũng bị tự doanh bán ròng nhiều gồm VCB, SAB, MBB, TCB, DXG, FPT, VHM, SSI.

Giao dịch tự doanh phiên 14/12.

Ở chiều ngược lại, ba cổ phiếu được tự doanh gom ròng nhiều nhất gồm NVL, HPG, VND giá trị lần lượt 214 tỷ đồng; 47 tỷ đồng và 40,2 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác được tự doanh gom gồm VPB, ACB, EIB.

Trên thị trường phái sinh, tự doanh Long 9.282 hợp đồng giá trị ròng 979 tỷ đồng và Short 5.873 hợp đồng giá trị ròng 620 tỷ đồng. Như vậy, tự doanh Long ròng 300 tỷ đồng trên thị trường phái sinh.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 14/12

=> DOANH NGHIỆP

  1. PVD ký loạt hợp đồng cho thuê giàn khoan năm 2023

  2. GEX: Gelex đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn, giảm áp lực tài chính

  3. NLG: Doanh số bán hàng quý 4 đạt 2.400 tỷ đến từ dự án Cần Thơ và Izumi City

  4. PHP: Sản lượng và doanh thu tháng 11 đều vượt kế hoạch

  5. Xếp dỡ Hải An (HAH) ước lãi năm 2022 cao kỷ lục, dự kiến lợi nhuận 2023 “đi lùi” 64%

  6. FPT báo lãi sau thuế 11 tháng tăng trưởng 26%

_

  1. Doanh thu xuất khẩu tháng 11 của Vĩnh Hoàn (VHC) giảm ở nhiều “mặt trận”: Một tín hiệu đáng lo hiện hữu?

😎 BAF: Chuỗi thực phẩm SIBA Food độc quyền phân phối thịt heo ăn chay BaF Meat, SIBA Food đang phát triển mạng lưới hơn 300 điểm bán gồm 60 siêu thị, 250 MeatShop, đánh dấu sự có mặt tại các tỉnh, thành phố lớn.

  1. HBC: Ông Lê Viết Hải từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT

  2. HBC: Chân dung người thay thế ông Lê Viết Hải làm Chủ tịch HĐQT Hoà Bình

  3. Ông Lê Viết Hiếu: Chủ tịch Lê Viết Hải từ nhiệm là bước chuyển giao thế hệ, không hề có ý định thoái vốn hay đi khỏi Công ty

  4. TNC: Cao su Thống Nhất ước lãi 59 tỷ đồng năm 2022, tăng trưởng 40,1%

  5. LIG: Nợ bảo hiểm, Licogi 13 kinh doanh ra sao?

  6. KDC: Sản phẩm ăn vặt và bánh kẹo là động lực dẫn dắt lợi nhuận dài hạn

  7. VIC: Vingroup lập công ty con trong lĩnh vực y học công nghệ cao vốn điều lệ 300 tỷ đồng,

  8. HCM: Công bố thông tin không đúng quy định, Chứng khoán HCM bị phạt tiền

  9. EIB: Không muốn thanh lý khu đất 242 Bình Thới, muốn giữ lại làm trụ sở kinh doanh

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KBC: Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm hoàn tất chi 500 tỷ đồng mua 25 triệu cổ phiếu KBC

  2. TVC: Khẳng định đứng ngoài vụ thao túng cổ phiếu hệ sinh thái Louis, Thành viên HĐQT Trí Việt đăng ký mua 2 triệu cổ TVC

  3. HSG: Sếp Tập đoàn Hoa Sen bán bớt cổ phiếu khi thị giá HSG phục hồi

_

  1. Chứng khoán Bản Việt (VCI) mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu

  2. Thị giá giảm một nửa sau chưa đầy một tháng, Chứng khoán DSC (DSC) muốn phát hành 100 triệu cổ phiếu tăng vốn gấp đôi

_

=> CỔ TỨC

  1. Giống cây trồng Việt Nam (NSC) sắp trả cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền tỷ lệ 30%

  2. Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 9 doanh nghiệp. Đáng chú ý có Vinamlik trả cổ tức đợt 2 năm 2022 tỷ lệ 14%.

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng giữ nhịp thị trường, EIB tăng 35% trong 5 phiên

  • Cổ phiếu dầu khí tăng mạnh, khối ngoại xả hàng lớn nhất 18 phiên

  • Sắc xanh của thị trường duy trì chủ yếu ở nhóm đầu tư công, dầu khí và một số cổ phiếu bất động sản. Về thanh khoản thị trường phiên hôm nay nhỉnh hơn phiên trước với khối lượng giao dịch gần 923,7 triệu đơn vị, giá trị giao dịch lên tới 15.551 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 553 mã tăng giá, 291 mã giảm giá và 199 mã đóng cửa với giá không đổi.

  • Đóng cửa, VN-Index tăng 2,98 điểm (0,28%) lên 1.050,43 điểm

  • Khối ngoại phiên hôm nay vẫn 3 sàn với tổng giá trị hơn 23 tỷ đồng. Phiên hôm nay cũng đánh dấu chuỗi 18 phiên liên tiếp mua ròng nhà đầu tư nước ngoài. Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào VHM, NVL trong khi bán ròng VNM, HPG.

  • Tự doanh CTCK ghi nhận phiên mua ròng nhẹ với giá trị ròng 22,77 tỷ đồng trên sàn HoSE. Lực mua của khối tự doanh tập trung giải ngân vào NVL, HPG trong khi bán ròng VNM, VIC.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Thị giá tăng mạnh từ đáy, Dragon Capital tiếp tục mua gom 2 cổ phiếu hóa chất và bán lẻ

  2. Cán đích lợi nhuận năm 2022 sớm, doanh nghiệp đặt kỳ vọng trái chiều cho năm 2023

  3. VSD hủy đăng ký chứng khoán các cổ phiếu SCV, DNW và VNW

  4. Lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2023: Nghỉ từ thứ Sáu ngày 20/1/2023 (29/12/2022 Âm lịch) đến hết thứ Năm ngày 26/1/2023 (mùng 5 Tết Âm lịch) (tổng 7 ngày – bao gồm 2 ngày cuối tuần).

_

  1. ‘Còn 3 tuần để ngành ngân hàng tiêu 300.000 – 400.000 tỷ đồng’

  2. Nợ thuế 11 tháng tăng trên 126 nghìn tỷ đồng, ngành thuế sẽ hoãn xuất cảnh hàng loạt

  3. Từ năm 2019 đến nay, các thành viên Trungnam Group huy động gần 34.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

  4. NHNN tăng lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở từ 4,8% lên 5%/năm

_

=> VIỆT NAM

  1. Từ ao làng ra biển lớn, cá tra Việt vững ngôi số 1 thế giới

  2. Việt Nam có thể hưởng lợi nhờ các nhà sản xuất chip rời khỏi Trung Quốc

  3. ‘Xuất khẩu gạo đạt gần 7 triệu tấn không phải là yếu tố may rủi’

  4. Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc tăng 33% nhờ lực đẩy RCEP, VKFTA

  5. Xuất khẩu cà phê tiến gần đến kỷ lục 4 tỷ USD. Tính đến hết tháng 11, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 3,63 tỷ USD, vượt xa con số 3,07 tỷ USD của năm 2021

  6. Chờ tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc khi nới lỏng kiểm soát Covid. Trước khả năng Trung Quốc nới lỏng chính sách “Zero Covid” vào thời điểm cuối năm này, mối lo ùn ứ nông sản ở khu vực biên giới được kỳ vọng sẽ bớt tái diễn. Các ngành hàng rau quả, thuỷ sản, tiêu dùng, lương thực và chăn nuôi cũng sẽ “xuôi chèo” nhờ xu hướng giảm của chi phí vận chuyển khi vấn đề tắc nghẽn tại các cảng của Trung Quốc được giải quyết.

  7. Sau 4 tháng giảm liên tiếp, giá xăng dầu nhập khẩu trong tháng 11 đã nhích lên nhẹ. Cụ thể giá xăng dầu nhập khẩu ở mức 961 USD/m3, tăng 4% so với tháng 10 và tăng 33% so với tháng 11/2021.

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường lớn tăng điểm

  2. NHTW châu Âu tăng lãi suất 50 điểm với kỳ vọng lạm phát đã đạt đỉnh, chứng khoán Châu Âu giảm

  3. CPI của Mỹ tăng thấp nhất 1 năm

  4. CPI của Mỹ tăng 7,1% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 7,3% mà các nhà kinh tế dự báo và giảm mạnh so với mức tăng 7,7% của tháng 10. Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 12/2021.

  5. Ở mức đỉnh của phiên, Dow Jones tăng hơn 700 điểm, tương đương tăng gần 2,1%; S&P 500 tăng xấp xỉ 2,8%; và Nasdaq tăng hơn 3,8%. Thành quả tăng này không được duy trì cho tới hết phiên do nhà đầu tư ít nhiều thận trọng trước khi Fed đưa ra quyết định lãi suất và những tín hiệu mới về đường đi của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên kết phiên, các chỉ số chỉ còn tăng nhẹ 0,3% - 1%

  6. Bắc Kinh nới lỏng chống dịch: Số người sốt tăng 16 lần, cuộc gọi xe cứu thương tăng 6 lần

  7. Đài Loan lo mất ‘lá chắn silicon’ khi cả thế giới trải thảm đỏ với TSMC

  8. Trung Quốc tung gói hỗ trợ lớn gấp đôi Mỹ, quyết tự chủ ngành bán dẫn

  9. CNBC: Việt Nam và Ấn Độ sẽ hưởng lợi khi sản xuất chip dịch chuyển khỏi Trung Quốc

  10. Nikkei Asia đưa tin, công ty đến từ Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tăng hơn gấp 3 lần khoản đầu tư vào Mỹ, đưa con số này lên 40 tỷ USD. Đồng thời, công ty này dự kiến đưa công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới đến Mỹ vào năm 2026. Động thái này xảy ra sau khi Mỹ lên kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp chất bán dẫn.

  11. Đợt giảm lãi suất điều hành sớm nhất có thể diễn ra trong quý I/2024

  12. ECB tăng giám sát rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở châu Âu giữa nguy cơ suy thoái

  13. Thị trường BĐS ‘lạnh giá’, Thụy Điển đối mặt với suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong EU

  14. Hàng tỷ USD linh kiện điện tử vẫn tìm đường đến Nga, bất chấp muôn vàn lệnh cấm vận

  15. Nhiều đợt phát hành trái phiếu bị hủy, thị trường nợ toàn cầu mất 75 tỷ USD trong năm 2022

  16. Chỉ vài năm trước, số lượng startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên (kỳ lân) đã tăng chóng mặt. Tuy nhiên, làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ và rủi ro từ lạm phát, tăng lãi suất đã khiến nhiều “kỳ lân” sụp đổ trong năm 2022.

  17. Người Thái phát cuồng với Tesla: Mua hơn 800 chiếc/ngày vì giá rẻ

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Sam Bankman-Fried bị tạm giam tại Bahamas đến tháng 2/2023

  2. Phiên điều trần liên quan đến các cáo buộc dân sự và hình sự của nhà sáng lập FTX Sam Bankman-Fried vẫn đang diễn ra. Theo nguồn tin của CNN, SBF có thể phải nhận mức án tối đa 115 năm tù nếu bị kết án cả 8 tội danh.

  3. CFTC một lần nữa tuyên bố Ether là hàng hóa. Cộng đồng hy vọng rằng khẳng định của CFTC sẽ dập tắt các nghi ngờ cho rằng ETH là chứng khoán.

  4. Apple cho phép sử dụng ứng dụng bên thứ ba để giao dịch NFT

  5. Canada cấm giao dịch ký quỹ và đòn bẩy trong crypto

  6. Ngân hàng Trung ương Brazil lên kế hoạch ra mắt CBDC vào năm 2024

  7. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên 17.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích lên nhưng với biên độ không lớn và đạt mức trên 17.800 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. 2 loại dầu tăng mạnh phiên đêm qua, mỗi loại tăng trên 3%

  2. Ngoài USD giảm, khiến dầu trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác, điều này cũng thúc đẩy nhu cầu dầu, thị trường cũng được thúc đẩy bởi lo ngại gián đoạn nguồn cung, bao gồm việc ngừng hoạt động của đường ống dẫn dầu Keystone từ Canada đến Mỹ, sau 1 vụ rò rỉ lớn vào tuần trước.

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,45 USD (+0,60%), lên 75,54 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,36 USD (+0,46%), lên 81,11 USD/thùng.

  4. Hungary: EU không đạt được thỏa thuận mức trần giá khí đốt tại cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Năng lượng.

_

  1. Nga và Ấn Độ bắt đầu loại bỏ đồng USD trong giao dịch thương mại

  2. Đồng USD giảm hơn 1% xuống mức thấp nhất gần 6 tháng, khiến vàng trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm.

  3. Giá vàng bùng nổ sau báo cáo lạm phát Mỹ, SPDR Gold Trust mua ròng gần 3 tấn

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng vọt 28,7 USD lên mức 1.810,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Ấn Độ có kế hoạch đảm bảo nguồn cung phân bón và bảo hiểm chống tăng giá bằng cách mở rộng hoạt động ở các quốc gia giàu nguyên liệu thông qua các chương trình đầu tư và các hợp đồng nhập khẩu phân bón dài hạn.

  2. Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 5% lên mức cao nhất 2 tuần, do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm đến cuối tháng 12/2022 tăng cao.

  3. Giá đồng cao nhất gần 6 tháng

  4. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên và Singapore đều giảm, khiến các thương nhân giảm bớt lạc quan về triển vọng nhu cầu của Trung Quốc trong năm 2023, khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới gia tăng.

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 23,650 đồng

Bảng Anh 29,483 đồng

EUR 25,707 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô | Facebook

2 Likes

Amazon: Từ “người hùng” đưa Gilimex trở thành “ngôi sao sáng” những năm Covid đến kẻ bị kiện đòi 280 triệu USD

Thị giá cổ phiếu GIL dù đang điều chỉnh, song mặt bằng so với quá khứ (trước Covid-19) vẫn cao hơn gấp đôi. Amazon theo đó được ví von như “người hùng” đưa GIL thành “ngôi sao sáng” trong nhóm cổ phiếu dệt may.

Tờ Bloomberg vừa đưa tin CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HoSE: GIL) đâm đơn kiện đòi 280 triệu USD bồi thường từ gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ Amazon.

Lý do Gilimex đưa ra là Amazon đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng trong năm nay, khiến nhà sản xuất này gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái, Amazon cũng đang chịu tổn thất nặng nề. Minh chứng mới đây, Amazon đã công bố sa thải lượng lớn nhân sự và theo người đứng đầu, việc này sẽ còn tiếp diễn sang năm 2023 khi áp lực t hu hẹp kinh doanh ngày càng lớn.

Theo Amazon, hậu Covid-19, hành vi tiêu dùng thay đổi đột ngột (đi ngược với dự đoán xu hướng tiêu dùng trực tuyến sẽ thay thế trong tương lai), trong khi nhu cầu sụt giảm mạnh do suy thoái.

Người hùng” đưa GIL trở thành “ngôi sao sáng” những năm Covid-19

Trở lại với Gilimex, động thái đệ đơn kiện của Công ty diễn ra trong bối cảnh kinh doanh không còn điểm sáng. Đáng chú ý, Gilimex cũng đã và đang đẩy mạnh sang mảng bất động sản khu công nghiệp, chi phí đầu tư theo đó không nhỏ.

Trên thị trường, cổ phiếu GIL liên tục sụt giảm, từ mức đỉnh đầu năm gần 80.000 đồng/cp chỉ còn hơn 28.000 đồng/cp tính đến hiện tại, tức giảm 65% thị giá và đặc biệt thanh khoản giảm mạnh.

Từng nhớ, trong giai đoạn đại dịch căng thẳng, Gilimex vô cùng nổi bật khi kết quả kinh doanh liên tục tăng bằng lần, bất chấp doanh nghiệp nói chung và nhóm dệt may nói riêng rất khó khăn. Động lực lúc này không gì khác chính là Amazon. Nhờ đơn hàng online vẫn đều đặn, thậm chí tăng, Gilimex vẫn thu về mức doanh thu lợi nhuận ổn định trong lúc chuỗi cung ứng đứt gãy, loạt công ty đóng cửa “ngủ đông”.

Hơn nữa, thị giá GIL dù đang điều chỉnh, song mặt bằng so với quá khứ (trước Covid-19) vẫn cao hơn gấp đôi. Amazon theo đó được ví von như “người hùng” đưa GIL thành “ngôi sao sáng” trong nhóm cổ phiếu dệt may.

Amazon: Từ “người hùng” đưa Gilimex trở thành “ngôi sao sáng” những năm Covid đến kẻ bị kiện đòi 280 triệu USD - Ảnh 1.

Đơn hàng dệt may đã sụt giảm, và sớm được dự báo giảm mạnh càng về cuối năm

Hiện, Amazon là khách hàng lớn nhất của Gilimex, theo Công ty thống kê tổng giá trị các đơn đặt hàng trong năm 2021 là 146,6 triệu USD, tương đương 3.451 tỷ đồng. Năm 2021, Gilimex ghi nhận tổng doanh thu 4.150 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm ngoái.

Việc theo đuổi khách hàng lớn là điều đáng ghi nhận của Gilimex mà thực tế đã phản ánh vào giá trị Công ty, song theo giới phân tích, việc linh hoạt trong kinh doanh là cần thiết. Thực tế, đơn hàng dệt may đã sụt giảm, và sớm được dự báo giảm mạnh càng về cuối năm đồng thời kéo dài sang năm sau. Do đó, việc Amazon giảm đơn hàng cũng là điều dễ hiểu.

Theo Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS), ngành dệt may sẽ đối mặt với sự sụt giảm mạnh đơn hàng trong 2 quý tới trong bối cạnh lạm phát cao làm suy yếu nhu cầu may mặc toàn cầu. VITAS cho biết các công ty dệt may trong nước đã phải cắt giảm khoảng 10%-15% sản lượng và nhiều Công ty còn buộc phải cắt giảm lao động.

Tính đến quý 2/2022, Amazon vẫn là khách hàng lớn của Gilimex, theo báo cáo của Công ty Chứng khoán DSC, Amazon đã gia hạn hợp đồng với Gilimex từ tháng 7/2022, song giá trị và lượng đơn hàng có xu hướng giảm trong 2 quý cuối năm do lo ngại lạm phát hạn chế nhu cầu bán lẻ.

Amazon: Từ “người hùng” đưa Gilimex trở thành “ngôi sao sáng” những năm Covid đến kẻ bị kiện đòi 280 triệu USD - Ảnh 2.

Nguồn bài viết: Amazon: Từ “người hùng” đưa Gilimex trở thành “ngôi sao sáng” những năm Covid đến kẻ bị kiện đòi 280 triệu USD

2 Likes

Gilimex kiện Amazon 280 triệu USD

Amazon đang đối mặt với vụ kiện tụng trị giá 280 triệu USD từ nhà cung cấp của Việt Nam là CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HOSE: GIL).

Amazon đang phải đối mặt với vụ kiện trị giá 280 triệu USD. Ảnh: Forbes.

Theo Bloomberg, Gilimex cáo buộc ông lớn thương mại điện tử Mỹ đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng sau khi tăng trưởng chi tiêu trực tuyến hạ nhiệt trong năm nay, khiến nhà sản xuất này gặp tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.

Gilimex cho biết họ là đối tác chính của Amazon từ năm 2014 đến 2022 và đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất để xây dựng kho chứa để chứa hàng hóa của Amazon. Những kho chứa này được vận chuyển bởi robot, giúp đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các đơn đặt hàng trực tuyến.

Công ty có trụ sở tại TP.HCM cho biết họ đã tuyển dụng hơn 7,000 nhân viên tại nhiều nhà máy để sản xuất hơn một triệu đơn vị lưu trữ hàng năm. Hoạt động sản xuất cho Amazon đã tăng gấp 20 lần trong suốt 8 năm qua.

Bên cạnh đó, Gilimex đã điều chỉnh công suất nhà máy và sắp xếp nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu của Amazon, vốn đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch khi nhiều người mắc kẹt tại nhà và chủ yếu mua sắm trực tuyến.

Gilimex cho biết họ đã có một thỏa thuận lâu dài với Amazon về tính minh bạch về nhu cầu dự kiến để có thể mua nguyên liệu, điều chỉnh công suất nhà máy và sắp xếp nhân viên nhằm đáp ứng sự tăng trưởng ngày càng mạnh của Amazon trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, vào tháng 4-5 vừa qua, Amazon đã “bất ngờ thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến” trong thời gian còn lại của năm 2022-2023.

Theo đơn kiện của Gilimex, Amazon là khách hàng lớn nhất của họ, với các đơn đặt hàng trị giá 146.6 triệu USD vào năm 2021. Gilimex đã từ chối các khách hàng lớn như IKEA, Columbia Sportswear để đáp ứng nhu cầu của Amazon.

“Vì vậy, trong khi Amazon đạt được mức tăng doanh thu kỷ lục trong thời kỳ đại dịch chủ yếu do sự bùng nổ về lượng đặt hàng trực tuyến của người tiêu dùng thì ban lãnh đạo và người lao động của Gilimex đã mạo hiểm hàng ngày để lập kỷ lục đó theo đúng nghĩa đen”, đơn kiện viết.

Amazon hiện chưa bình luận về vụ việc trên.

Tranh chấp trên làm nổi bật việc sự thay đổi đột ngột trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng khi các hạn chế liên quan đến đại dịch được nới lỏng đã ảnh hưởng như thế nào tới các mối quan hệ kinh doanh toàn cầu.

Hồi tháng 5, Bloomberg đưa tin Amazon đang tìm cách cho thuê lại không gian nhà kho dư thừa sau khi xây dựng quá mức để đáp ứng nhu cầu tăng vọt trong đại dịch. Đến mùa thu, công ty đã bắt đầu loại bỏ các dự án thử nghiệm.

Giữ tháng trước, đại diện Amazon cho biết công ty đã bắt đầu sa thải nhân sự hàng loạt để cắt giảm chi phí và việc này dự kiến kéo dài đến sang năm 2023. Theo Phó chủ tịch Amazon, việc điều chỉnh nhân sự sẽ tác động nhiều nhất đến bộ phận phát triển thiết bị và dịch vụ.

“Sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định hợp nhất một số bộ phận và chương trình. Một số vị trí sẽ không còn cần thiết nữa”, vị Phó chủ tịch cho biết.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
Nguồn bài viết: https://f247.vn/news/gilimex-kien-amazon-280-trieu-usd-vtsk537871541dd84789b27397c96f717475

1 Likes

Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị mua vào ngoại tệ, bơm tiền đồng ra thị trường?

Sáng nay (15/12), Ngân hàng Nhà nước đã chính thức niêm yết lại tỷ giá mua vào USD tại Sở giao dịch sau khi dừng mua vào một thời gian.

Cụ thể, tỷ giá mua giao ngay USD được niêm yết ở mức 23.450 đồng/USD và bán ra là 24.830 đồng/USD.

Theo một số chuyên gia, động thái này có thể là tín hiệu NHNN sẽ bắt đầu mua ngoại tệ trở lại, bơm tiền đồng ra thị trường. Trước đó, do sức ép tỷ giá, NHNN đã phải liên tục bán can thiệp ngoại tệ kể từ đầu năm, đồng thời đến đầu tháng 9, cơ quan này cũng đã dừng niêm yết tỷ giá mua USD.

Theo một báo cáo của Chứng khoán ACB (ACBS) hồi giữa tháng 11, NHNN đã bán khoảng 22 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối, xuống còn khoảng 87 tỷ USD, tương đương với 12 tuần nhập khẩu.

Sau nhiều biện pháp can thiệp thị trường và đồng USD có xu hướng yếu đi trên thị trường quốc tế, kể từ cuối tháng 11 đến nay, tỷ giá trong nước đã hạ nhiệt đáng kể. Hiện giá USD niêm yết tại các thương mại chỉ còn 23.370-23.680 đồng/USD, giảm khoảng 4,9% so với mức đỉnh hồi cuối tháng 10. So với đầu năm, tỷ giá hiện chỉ còn cao hơn khoảng 3,3%. Theo đó, VND đã quay về vùng mất giá kỳ vọng hàng năm của NHNN. Trong tháng 11, NHNN cũng đã có 4 lần giảm giá bán USD tại Sở giao dịch, tổng cộng 40 đồng, cho thấy áp lực tỷ giá đã không còn căng thẳng như giai đoạn trước.

ADVERTISING

iTVC from Admicro
Ngoài ra, tỷ giá đang được hỗ trợ khi lượng kiều hối thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM, lượng kiều hối đổ về thành phổ cả năm có thể đạt khoảng 6,8 tỷ USD. Tuy tốc độ tăng trưởng năm nay thấp hơn cùng kỳ nhưng vẫn là mức tốt trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới. Ngăm ngoái, lượng kiều hối của TP.HCM đạt khoảng 6,5-6,6 tỷ USD.

Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng có động thái bơm thanh khoản cho thị trường, sau khi đã nới room tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, NHNN đã nới hạn mức tín dụng cho hệ thống thêm 1,5-2%, bổ sung vào chỉ tiêu định hướng đề ra từ đầu năm 14% để tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 của hệ thống có thể đạt khoảng 15,5-16%. Theo đó, mức dư nợ mà các ngân hàng có thể cho vay trong 3 tuần cuối năm lên đến 300.000 – 400.000 tỷ đồng. Nhà điều hành cũng cho biết sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực dài hạn cho các ngân hàng thương mại để có điều kiện cung ứng vốn một cách ổn định.

Trong tuần trước, NHNN đã bơm ròng 8.100 tỷ đồng VND ra thị trường thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Bên cạnh kỳ hạn 14 ngày thường thấy, NHNN đã phát hành thêm 9.000 tỷ đồng kỳ hạn 91 ngày với lãi suất 6,3-7%/năm. Việc phát hành thêm ở kỳ hạn 91 ngày cho thấy thông điệp của cơ quan quản lý về việc cung cấp thanh khoản dài hạn hơn, đảm bảo thanh khoản cho thị trường trong giai đoạn cao điểm cận Tết Nguyên đán.

Nguồn: cafef

2 Likes

FPT lãi ròng hơn 5.000 tỷ đồng 11 tháng, thực hiện được 94% kế hoạch năm

## 11 tháng đầu năm, khối công nghệ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế của FPT.

Một góc dự án Khu đô thị Công nghệ FPT City Đà Nẵng. (Ảnh: Minh Hằng).

Tập đoàn FPT (Mã: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2022 với doanh thu đạt 39.249 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.168 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,4% và 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 5.067 tỷ đồng, tăng 28,5%.

So với kế hoạch năm, tập đoàn đã thực hiện được gần 93% kế hoạch doanh thu và 94% mục tiêu lợi nhuận trước thuế sau 11 tháng. Tính riêng trong tháng 11, FPT ghi nhận 6.144 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 712 tỷ đồng.

Nguồn: FPT.

11 tháng đầu năm, khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế của tập đoàn, tương đương 22.477 tỷ đồng và 3.322 tỷ.

Trong đó, mảng xuất khẩu phần mềm tiếp tục đà tăng trưởng với mức doanh thu 17.107 tỷ đồng, tăng 31%, dẫn đầu bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 48,6%) và châu Á - Thái Bình Dương (tăng 47,3%).

Thị trường Nhật Bản chứng kiến sự phục hồi mạnh với mức tăng trưởng doanh thu theo đồng yen đạt 27,3%, thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho CNTT lớn tại thị trường này sau thời gian dài phong tỏa do dịch bệnh COVID-19.

Khối viễn thông ghi nhận 13.372 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 2.578 tỷ, lần lượt tăng hơn 16% và 17% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, mảng giáo dục, đầu tư và khác báo doanh thu tăng trưởng hơn 71% lên 3.400 tỷ đồng, đóng góp 9% vào doanh thu tập đoàn. Lợi nhuận trước thuế mang lại là 1.269 tỷ, tăng hơn 24%.

Nguồn: FPT.

1 Likes

Chứng khoán Bản Việt (VCI) sắp chi hơn 300 tỷ tạm ứng cổ tức cho cổ đông ngay đầu năm mới

Năm 2022, VCSC lên kế hoạch chi trả cổ tức với tỷ lệ 30%, tương ứng 3.000 đồng/cp.

Chứng khoán Bản Việt (VCI) sắp chi hơn 300 tỷ tạm ứng cổ tức cho cổ đông ngay đầu năm mới

Ngày 28/12 tới đây, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC, mã chứng khoán VCI) sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền. Tỷ lệ thanh toán 7%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 700 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 9/1/2023.

Như vậy với hơn 435 triệu cổ phiếu đang lưu hành, VCSC sẽ chi ra khoảng 305 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông.

Năm 2022, VCSC lên kế hoạch chi trả cổ tức với tỷ lệ 30%, tương ứng 3.000 đồng/cp. Nếu theo đúng kế hoạch, cổ đông VCSC còn 2.300 đồng/cp cổ tức sẽ có thể nhận về trong thời gian tới.

Về tình hình kinh doanh, quý 3 vừa qua, VCSC đạt doanh thu hoạt động hơn 561 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ. Kết quả, Công ty báo lãi sau thuế giảm 63% so với cùng kỳ, xuống mức 123 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu hoạt động đạt 2.360 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.027 tỷ đồng, tương ứng 54% chỉ tiêu lợi nhuận mục tiêu của cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 840 tỷ đồng, giảm 19% so với số lãi cùng kỳ năm ngoái.

Trên sàn chứng khoán, kết phiên 14/12, mã VCI đạt 26.350 đồng/cổ phiếu, giảm mạnh so với vùng đỉnh 60.990 đồng/cp hồi cuối năm trước.

https://markettimes.vn/chung-khoan-ban-viet-vci-sap-chi-hon-300-ty-tam-ung-co-tuc-cho-co-dong-ngay-dau-nam-moi-11459.html

1 Likes

Sudico (SJS) lần nữa “khất” trả cổ tức 2016 lần thứ 8 và cổ tức 2017 lần thứ 4

## CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HoSE: SJS) vừa công bố thông tin bất thường về việc tiếp tục kéo dài thời gian thanh toán cổ tức năm 2016 và năm 2017.

Kéo dài thời gian thanh toán cổ tức năm 2016 và năm 2017 thêm 6 tháng

Cụ thể, thay vì trả cổ tức như đã hẹn vào 30/12, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (Sudico; HoSE: SJS) vừa thông báo lùi ngày thanh toán sang 30/06/2023.

Như vậy, thời gian thanh toán cổ tức năm 2016 và 2017 sẽ trễ 6 tháng so với thông báo trước đó.

Trước đó, Sudico đã thông báo thay đổi thời gian trả cổ tức năm 2016 lần thứ 7 sang ngày 30/12/2021 và thay đổi thời gian trả cổ tức năm 2017 lần thứ 3 sang ngày 30/12/2022. Tổng cộng Sudico đã thay đổi thời gian trả cổ tức năm 2016 lần thứ 8 và cổ tức năm 2017 lần thứ 4 và vẫn chưa chắc là có tiếp tục dời thời gian trả cổ tức lần nữa hay không.

Được biết, HOSE đã có công văn nhắc nhở nghiêm túc thực hiện trả cổ tức cho cổ đông ngày 22/04/2019. Vì căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp: “Cổ tức phải thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên”. Căn cứ quy định, công ty đã vi phạm quy định về việc chi trả cổ tức.

Sudico thực hiện được hơn 18% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm, còn cách xa “đích”

Sudico (SJS) lần nữa khất lần trả cổ tức 2016 lần thứ 8 và cổ tức 2017 lần thứ 4 - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh 3 quý trong năm 2022 của Sudico

Trong quý III/2022, Sudico ghi nhận doanh thu đạt 130,6 tỷ đồng, giảm 29,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2,84 tỷ đồng, giảm 85,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 26,5% về còn 19,5%.

Do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh dẫn tới lợi nhuận gộp giảm 48,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 23,6 tỷ đồng về 25,43 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 57,1%, tương ứng giảm 1,4 tỷ đồng về 1,05 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 60,2%, tương ứng giảm 13,29 tỷ đồng về 8,8 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, mặc dù Sudico đã tiết giảm chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm 85,6%- đạt 2,8 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là hụt doanh thu và biên lợi nhuận gộp giảm mạnh.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Sudico ghi nhận doanh thu đạt 368,03 tỷ đồng, giảm 30,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 22,85 tỷ đồng, giảm 65,6% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, Sudico đặt kế doanh thu 1.181 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 264 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 48,14 tỷ đồng, Công ty mới hoàn thành 18,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/12, giá cổ phiếu SJS tăng 1,22% so với phiên giao dịch liền kề (tương ứng tăng 600 đồng) lên 49.900 đồng/cổ phiếu.

1 Likes

Đã có 16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay, mức giảm từ 0,5% - 3%/năm

Đã có 16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay, mức giảm từ 0,5% - 3%/năm

Số tiền lãi được các ngân hàng cam kết giảm vào khoảng 3.500 tỷ.

Theo thông tin từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đưa ra tại Hội nghị bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh sáng ngày 15/12, đến nay, đã có 16 ngân hàng đã cam kết giảm tiền lãi với số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng, với mức lãi suất giảm từ 0,5% - 3%/năm .

Cụ thể, BIDV giảm lãi suất giảm 0,5%- 2,5%/năm cho Khách hàng vay vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên; khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu; khách hàng doanh nghiệp nước ngoài, khách hàng cá nhân…

Agribank giảm 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng VND tại thời điểm 30/11. Với dư nợ phát sinh từ 1/12- 31/12/2022, Agribank giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất đang áp dụng với từng đối tượng, lĩnh vực.

Vietcombank giảm lãi suất tới 1% một năm đối với các khoản vay VND cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân hiện hữu, từ 1/11 đến hết 31/12/2022. Tổng số khách hàng được giảm lãi suất là 175.000 khách hàng với quy mô tín dụng hơn 500.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% dư nợ hiện hữu.

ACB giảm 1%/năm lãi vay cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đang có khoản vay và có giao dịch chính tại ACB từ 6/12/2022 đến 31/1/2023.

Eximbank giảm lãi suất giảm 1%/năm cho Doanh nghiệp SMEs, vay ngắn hạn bổ sung vốn phục vụ SXKD, Lĩnh vực kinh doanh: ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, SXKD lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu; Cá nhân; Hội kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân vay ngắn hạn, trung dài hạn bổ sung phục vụ sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh: hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Techcombank giảm lãi suất 0,25% - 1,92%/năm cho Khách hàng cá nhân sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ giảm 0,3-1,8%; có khoản vay lớn giảm 0,25-1,5%, hộ kinh doanh giảm 0,64-1,84%; Doanh nghiệp lớn: giảm bình quân 0,82%/năm; Doanh nghiệp giảm 1,92%/năm.

MB có những gói ưu đãi riêng, giảm từ 0,5 - 1%/năm cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, xuất nhập khẩu…

HDBank cam kết giảm 120 tỷ đồng với mức lãi suất giảm lên đến 3,5%/năm đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở các nhóm ngành nghề khác nhau từ 01/11 đến 31/12/2022.

VIB áp dụng chương trình giảm lãi suất đến 1,5% cho khách hàng trong thời gian từ 10/10/2022-30/06/2023 cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ (MSME) vay kinh doanh tại VIB.

SHB đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm lãi suất từ 1,5-2%/năm cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Theo đó, SHB ưu tiên hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án xanh… Các doanh nghiệp đang cần vốn để gấp rút sản xuất các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuối năm của người dân cũng được ngân hàng triển khai hỗ trợ.

Tuy nhiên, Hiệp hội ngân hàng cũng cho biết, theo báo chí và doanh nghiệp phản ảnh, lãi suất cho vay của các TCTD hiện nay vẫn còn ở mức tương đối cao: lãi suất cho vay trung bình tại các ngân hàng thường dao động từ 10 - 16%/năm (cho vay tín chấp), còn đối với vay thế chấp thì lãi suất dao động từ 10 - 14%/năm.

Hiệp hội Ngân hàng dự báo, trong những tháng cuối năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao, trong khi nguồn tiền của doanh nghiệp rất hạn hẹp vì khó có thể huy động được vốn từ phát hành trái phiếu, thậm chí còn phải mua trái phiếu trước hạn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Nhu cầu tín dụng ở mức cao trong khi hạn mức tín dụng vẫn bị kiểm soát sẽ tiếp tục gây áp lực lên lãi suất cho vay. Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, ngày 6/12/2022, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống lên 1,5 đến 2%, theo đó ngân hàng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn; các ngân hàng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…, theo đúng chủ trương của Chính phủ.

1 Likes

Masan Group mua lại trước hạn 1.700 tỷ đồng trái phiếu

Tập đoàn này tiếp tục giảm số dư trái phiếu đáo hạn trong năm sau bằng việc mua lại lượng lớn giá trị 18 lô trái phiếu phát hành tháng 8/2020.

Tập đoàn Masan (MSN) vừa thông báo đã mua lại 1.700 tỷ đồng trái phiếu trước hạn vào ngày 12/12. Đợt mua này gồm 18 mã trái phiếu này được phát hành vào 27/8/2020 và dự kiến đáo hạn đến ngày 27/8/2023.

Các lô này đều có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu và tổng giá trị tính theo mệnh giá 95 tỷ đồng. Trong đó, Masan mua lại toàn bộ giá trị của 17 mã trái phiếu nhưng riêng lô MSNH2023023 chỉ mua lại 85 tỷ đồng (tức còn 10 tỷ đồng chưa mua lại).

Theo điều khoản trước đó, các lô trái phiếu có thể được tổ chức phát hành mua lại một phần hoặc toàn bộ trước ngày đáo hạn theo các quy định và điều kiện của trái phiếu.

Lãi được thanh toán định kỳ vào ngày cuối cùng của mỗi kỳ tính lãi, tức mỗi 6 tháng một lần đến khi đáo hạn. Tập đoàn bán lẻ này thông tin đã thực hiện trả lãi đầy đủ cho các lô trái phiếu.

Ông lớn ngành bán lẻ tiếp tục trả trước hạn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu. Ảnh: Masan.


Ông lớn ngành bán lẻ tiếp tục trả trước hạn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu. Ảnh: Masan.

Masan Group gần đây là doanh nghiệp vẫn huy động được nguồn tiền lớn bất chấp thị trường vốn gặp nhiều khó khăn, bao gồm các khoản vay trái phiếu và vay hợp vốn nước ngoài.

Cụ thể, tập đoàn thực hiện thành công đợt huy động trái phiếu trị giá 1.700 tỷ đồng (kỳ hạn 5 năm) vào tháng 11 vừa qua cho các nhà đầu tư đa quốc gia. Đây là các tổ chức đang quản lý các quỹ trái phiếu có tổng tài sản cao đang hoạt động tại Việt Nam.

Masan Group cũng có thêm dòng tiền 2.500 tỷ đồng trái phiếu được phát hành thành công trong nước trong năm 2022. Đây là các trái phiếu kỳ hạn 5 năm nhằm gia tăng nguồn vốn dài hạn.

Mới nhất, ông lớn ngành bán lẻ còn nhận giải ngân thành công khoản vay hợp vốn trị giá 600 triệu USD (gần 15.000 tỷ đồng). Đây là khoản huy động nước ngoài kỳ hạn 5 năm có giá trị lớn nhất từ ​​trước đến nay trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam.

Masan Group khẳng định các khoản huy động vốn mới sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính, đồng thời tăng khả năng thanh khoản đáng kể nhờ thời hạn khoản vay dài hơn và hiệu quả hoạt động được cải thiện.

Tính đến tháng 11/2022, tập đoàn đã trả hết toàn nợ vay và lãi vay năm 2022 trị giá 6.915 tỷ đồng và còn trả trước hạn 6.660 tỷ đồng nợ đáo hạn vào năm 2023. Như vậy, với đợt trả nợ mới nhất, số dư trái phiếu đáo hạn trong năm tới của Masan tiếp tục được thu gọn.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 15/12

=> DOANH NGHIỆP

  1. GIL bị bán tháo sau khi Gilimex đâm đơn kiện Amazon đòi 280 triệu USD

  2. VIB và ACB vượt trội top ngân hàng Châu Á & Úc về hiệu quả và tăng trưởng

  3. MBB - MBS tung gói kích cầu, cấp hạn mức cho vay chứng khoán 15 tỷ đồng/tài khoản

  4. VPB: Trao tay hơn 66 triệu cổ phiếu, mức cao thứ 3 lịch sử niêm yết

  5. Xoay xở dòng tiền trả nợ trái phiếu và huy động vốn cho các dự án đầu tư dang dở đang là thách thức lớn đối với Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE: DIG).

  6. GIL: Amazon - Từ “người hùng” đưa Gilimex trở thành “ngôi sao sáng” những năm Covid đến kẻ bị kiện đòi 280 triệu USD

  7. L14: Đặt mục tiêu lãi hàng trăm tỷ năm 2022, Licogi 14 bất ngờ “quay xe” vào phút cuối

_

😎 SJS: Loạt dự án nghìn tỷ đồng “đắp chiếu” cả thập kỷ của Sudico tại Hà Nội

  1. PV GAS Trading: Giữ vững thị phần, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022

  2. HDG: Vì sao Hà Đô liên tục trì hoãn kế hoạch mở bán lần 3 dự án Charm Villas?

  3. VDS: Bị phạt vì vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu

  4. Becamex IDC lập công ty vốn điều lệ hơn 500 tỷ đồng đầu tư KCN tại Cần Thơ

  5. Kinh Bắc vay 460 tỷ đồng từ công ty con trong chưa đầy tháng

  6. VET: Navetco bị xử phạt, truy thu thuế hơn 1 tỷ đồng

  7. FPT lãi ròng hơn 5.000 tỷ đồng 11 tháng, thực hiện được 94% kế hoạch năm

  8. Tăng 39% chỉ 4 phiên sau xử phạt thuế, cổ phiếu VNT bị HNX cắt margin từ ngày 16/12

  9. Vinachem có thể “kiếm đậm” từ thương vụ thoái vốn Ắc quy Tia sáng (TSB)?

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Dragon Capital gom tiếp 7,5 triệu cp DXG, nâng sở hữu tại Đất Xanh lên hơn 18%

  2. Vicostone muốn mua lại 4,8 triệu cổ phiếu

  3. Cổ phiếu trôi về vùng đáy, cổ đông lớn nhất của Vietravel (VTR) muốn thoái bớt 11% vốn

_

  1. MSN: Masan Group mua lại trước hạn 1.700 tỷ đồng trái phiếu

  2. AGR: Agriseco phát hành gần 3,4 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 1,6%

  3. LienVietPostBank phát hành 1.950 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất trên 10%

_

=> CỔ TỨC

  1. TLG: Thiên Long dự chi 116,7 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt, tỉ lệ thực hiện tạm ứng là 15%/cổ phiếu

  2. SJS: Một doanh nghiệp bất động sản “năm lần bảy lượt” khất trả cổ tức

  3. Thực phẩm G.C (GCF) sẽ trả cổ tức ngay sau khi đưa cổ phiếu lên sàn, tỷ lệ 100:18

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • VPB kịch trần, cổ phiếu ngân hàng đẩy VN30-Index tăng mạnh phiên đáo hạn phái sinh

  • Ngoài ngân hàng, cổ phiếu các ngành mang tính dẫn dắt như chứng khoán, bán lẻ, thép, … cũng góp công lớn trong việc củng cố sắc xanh của thị trường chung.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,89 điểm (+0,47%) lên 1.055,32 điểm. Thanh khoản trên HoSE đi ngang so với phiên trước với giá trị khớp lệnh đạt 11.226 tỷ đồng; tổng giá trị giao dịch trên HoSE đạt 12.335 tỷ đồng.

  • Giao dịch khối ngoại tiếp tục trở thành điểm sáng khi họ mua ròng với tổng giá trị 303 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào VND, DXG trong khi bán ròng VNM, GAS. Dù vậy, so với những phiên gần đây, lực mua ròng của khối ngoại tiếp tục giảm đáng kể.

  • Phiên 15/12, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 140 tỷ đồng. Trong đó, VPB và HPG là 2 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt đạt gần 29 tỷ đồng và hơn 27 tỷ đồng. Ngược lại, cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là NVL với 29 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Trước Gilimex, loạt DN dệt may lớn của Việt Nam đối mặt rủi ro mất hàng trăm tỷ đồng vì phụ thuộc vào đối tác nước ngoài

_

  1. Bộ Tài chính yêu cầu các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu

  2. Phó Thống đốc: NHNN đã có chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng đều phải giảm lãi suất

  3. Đã có 16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay, mức giảm từ 0,5% - 3%/năm

  4. Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị mua vào ngoại tệ, bơm tiền đồng ra thị trường?

  5. Lượng kiều hối về TP HCM dự báo đạt 6,8 tỷ USD, thấp hơn năm ngoái nhưng vẫn là mức tốt.

_

=> VIỆT NAM

  1. Bà Rịa - Vũng Tàu: Muối khan hiếm, giá tăng cao

  2. Theo thông báo của Chính phủ Vương quốc Anh, các lãnh đạo của Việt Nam, Anh và Liên minh châu Âu vừa thỏa thuận Hợp tác chuyển đổi năng lượng công bằng giúp Việt Nam nhận được 15,5 tỉ USD để giảm phụ thuộc vào than đá.

  3. VNDirect: Xuất khẩu vật liệu xây dựng suy giảm do nhu cầu toàn cầu yếu

  4. Ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước nguy cơ ‘treo ao’

  5. 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu phân bón đã chính thức chạm mốc hơn 1 tỷ USD, gấp gần 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là thành tích xuất khẩu cao nhất của ngành phân bón cho đến thời điểm này.

  6. Bộ Tài chính rà soát Quỹ bình ổn của doanh nghiệp xăng dầu

_

=> THẾ GIỚI

  1. Lạm phát hạ nhiệt ở Mỹ và châu Âu

  2. Fed tăng lãi suất đúng kỳ vọng, chứng khoán Mỹ bất ngờ quay đầu giảm

  3. Cổ phiếu xe điện gặp áp lực: Tesla mất mốc vốn hóa 500 tỷ USD, Warren Buffett thoái vốn khỏi BYD

  4. Chứng khoán châu Á giảm điểm, Hang Seng mất 2% sau khi FED tăng lãi suất lên mức kỷ lục 15 năm

  5. Dù vẫn nằm trong dự đoán của đại đa số các chuyên gia, việc FED tăng lãi suất 0,5%, thấp hơn so với 4 lần tăng 0,75% liên tiếp, đã đẩy lãi suất của Mỹ lên mức cao nhất trong 15 năm.

  6. Theo dữ liệu chính thức, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 11 chỉ tăng 2,2% dù tăng 5% trong tháng trước đó. Con số của tháng 11 thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng 3,6% mà các nhà kinh tế đưa ra trước đó.

  7. Tại Châu Âu, các thị trường lớn biến động mạnh, STOXX 600 và DAX giảm 1% trước cuộc họp của ECB và BoE; Tâm lý bị ảnh hưởng bởi triển vọng lãi suất của Fed

  8. Powell khẳng định Fed sẽ không thay đổi mục tiêu lạm phát 2%

  9. Báo cáo mới đây của Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Ngavề tình hình giá cả hiện tại cho hay lạm phát tính theo năm tại nước này trong tuần từ ngày 6/12-12/12/2022 đã tăng lên mức 12,6% so với mức 12,5% của một tuần trước đó.

  10. Anh: Lạm phát tháng 11 giảm xuống 10,7% do chỉ số giá hàng năm tăng chậm lại

  11. Nhật Bản lần đầu tiên đề cập đến chiến lược toàn diện thúc đẩy chuyển đổi số

  12. Peru ban bố tình trạng khẩn cấp trước các cuộc biểu tình ở nhiều nơi trên cả nước

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Fan token của tuyển Argentina tăng 70% sau khi lọt vào trận chung kết World Cup

  2. PayPal tích hợp với ví MetaMask

  3. Nhà đầu tư rút 1,9 tỷ USD khỏi sàn tiền ảo lớn nhất thế giới trong 24 tiếng

  4. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên 17.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã lùi về 17.700 USD/BTC và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. 89% dầu Nga được chuyển đến châu Á sau lệnh cấm

  2. Theo Bloomberg, tính đến ngày 9/12, xuất khẩu dầu thô trên biển trung bình trong 4 tuần của Nga sang các nước châu Âu đã giảm xuống còn 215.000 thùng/ngày. Trái lại, khối lượng dầu thô sang châu Á, cùng với những chuyến hàng trên các tàu không có điểm đến cuối cùng, thường kết thúc ở Ấn Độ hoặc Trung Quốc, đã tăng lên hơn 2,5 triệu thùng mỗi ngày.

  3. EU huy động thêm 20 tỷ euro cho kế hoạch giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga

  4. OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2023 tăng mạnh

  5. Pháp và Đức đều khẳng định không thiếu năng lượng và khí đốt trong mùa Đông nhưng vẫn kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng.

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,22 USD (-0,28%), xuống 77,06 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,19 USD (-0,23%), xuống 82,51 USD/thùng.

_

  1. Goldman Sachs: Đà tăng của các tiền tệ châu Á có thể tiếp tục vào năm 2023

  2. Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ 6 đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ - kết thúc phiên 14/12 giảm 0,39% xuống 103,622. Chỉ số Dollar Index đã giảm 9% kể từ khi đạt mức cao nhất trong 20 năm vào tháng 9 khi kỳ vọng về lãi suất của Mỹ - vốn đã cao sẽ tiếp tục tăng nữa thúc đẩy đồng đô la tăng giá - bắt đầu giảm bớt.

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ quay đầu giảm nhẹ 2,7 USD xuống mức 1.807,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng bật lên trên 1.790 USD, nhưng đã dần hạ nhiệt và giảm xuống ngưỡng 1.775 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Cổ phiếu công ty than Indonesia tăng giá mạnh nhất thế giới năm nay

  2. Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 7%, do dự báo thời tiết cuối tháng 12/2022 ít lạnh hơn so với dự kiến trước đó.

  3. Giá nhôm và giá các kim loại công nghiệp khác đều giảm, do lo ngại các trường hợp nhiễm Covid-19 tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – tăng, sau khi nước này nới lỏng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ.

  4. Giá đậu tương tăng, khi các nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu xuất khẩu đối với nguồn cung của Mỹ sẽ vẫn tăng mạnh, cho đến khi Brazil bắt đầu vụ thu hoạch mới.

Vàng SJC 66.8 tr/lượng

USD 23,630 đồng

Bảng Anh 29,571 đồng

EUR 25,741 đồng

Nguồn: Thông Tô | Facebook

2 Likes