Chút gieo duyên! Kỳ 01. Tính Sai thì Phải Tái Sinh

Bác giải thích tính chất tam độc thật sự hay ạ. Nó làm rõ hơn rằng tích cực/tiêu cực là ở mức độ ra sao. Như mọi thứ đều có 2 mặt tương hỗ vậy.
Em nghĩ

Liệu là tam độc có dẫn đến vô minh, hay là mức độ của chúng có thể đưa ta đến khai minh hoặc khoá chặt ta hơn trong vô minh?

Dường như việc học từ sự ham học cũng có thể đưa ta tới 2 đường khác nhau vậy. Say mê học có lẽ là Si. Thế nhưng lại có những ng bị ngộ chữ, mặc lại với chữ mà nhầm tưởng rằng đã hiểu đạo, dẫn tới nhầm đường. Và cũng có người học được phần đạo, thấy được phần quy luật, để khai minh. Vậy làm sao để mức độ đúng, vừa, đủ?

Từng được nghe rằng, tham sân si có thứ tự là si-tham-sân, với giải thích rằng từ cái ham muốn của si mà ko rõ mức độ có thể dẫn ta đến tham. Khi tham mà ko được thoả mãn cũng vì ko có mức độ, thì ta có thể nổi sân. Để rồi sân mà cũng ko được, thì đành si mê cái khác nhằm khoả lấp. Cứ như vậy mà quẩn quanh liên hồi.

Mong dc bác chia sẻ thêm giúp.

4 Likes

Để hiểu nó, Em phải tìm hiểu để hiểu về định nghĩa, khái niệm Số mệnh là cái gì đã.
Theo Đạo Phật, Lão thì vốn dĩ không có gì cả, nghĩa là không có số mệnh, nhưng lại là có Luân Hồi. Mà luân hồi thì mặt nhiên như chịu chi phối nhân quả tiền kiếp.
Số, là một con số, là 1 sự cố định, mệnh là sứ mạng, tính cách con người. Theo tử vi lý số hay đẩu số, thì con người vốn dĩ khi sinh ra thì Con người có số mệnh trời đã định! Nhưng cũng không đủ… bởi vì theo tử vi như thế, nhưng ko lý giải đc tại sao những người sinh cùng ngày giờ tháng năm nhưng kết quả thành quả nó khác.
Xét một khía cạnh khoa học nào đó, số mệnh của con người theo tử vi thì khi sinh ra, nó bị chi phối nguồn năng lượng từ các ngôi sao trong vũ trụ. Nguồn năng lượng này như 1 từ trường chi phối…nó hình thành nên tính cách của con người…
Tuy nhiên, thực tế, Số Mệnh nó chỉ là 1 phần trong luật Nhân Quả luân hồi kiếp và Nghiệp Duyên.
Cho nên, vẫn có câu Đức Năng Thắng Số, nghĩa là Phúc Đức thì thắng trên cả Số Mệnh, muh Phúc Đức này do nhân quả hoặc du tu hành muh đạt.
Do đó, số mệnh, chỉ là 1 phép lặp của thống kê tử vi khi con người sinh ra chịu sự chi phối 1 phần của các tác động từ các sao chiếu ( sao trực ) của vũ trụ. Nhưng nó hok hẵn vậy, vì thống kê, nên xác xuất vẫn có phần sai biệt

  1. Sai biệt từ nhân quả luân hồi, nghĩa là kiếp trước tiền kiếp trước tu khác nhau, sống ăn ở khác nhau, học hành và sống khác nhau, kết quả kiếp này khác nhau.
  2. Sai biệt từ phúc đức
    a. Con người ta sinh ra, thừa hưởng 4 thứ:
    Gen giống di truyền khác nhau, dòng tộc khác nhau thì mức độ sức khỏe, thể trạng , thông minh, tư duy nó khác nhau, kết quả là thành tựu nó khác nhau,
    b. Sinh ra môi trường gia đình văn hóa khác nhau, tài sản ông bà cha mẹ để lại khác nhau, thì kết quả cũng khác nhau, đó là phước khác nhau thì số mệnh khác nhau. Cho nên, có người sinh ra từ đích, người thì sinh ra từ vạch xuất phát…
    c. Sống ở 1 quốc gia, dân tộc khác nhau thì kết quả cũng khác, sinh ở VN muh sống ở Mỹ kết quả khác sinh Mỹ sống VN, vì nếu W.B hay Bigates có sinh ra 100 lần ở VN thì ko bao giờ có cụ W.B hay Bilgates
    d. Trí huệ, tư duy rèn luyện khác nhau, sức học khác nhau, tu tập khác nhau, nỗ lực ý chí khác nhau, thì kết quả thiên số khác nhau.

Cho nên, số mệnh đa phần thì theo tử vi đẩu số, nó đúng nhưng hok là tất cả, và nó cũng chỉ là phép thống kê.

Bởi tử vi căn cứ ngày giờ sinh để xác định sao lưu chiếu, căn cứ hình thể số mệnh để dự vận mệnh… nhưng vẫn thiếu 1 thứ
Đó là… nếu căn cứ giờ sinh cũng chưa đúng, chưa đủ, vì có người cùng ngày giờ tháng năm sinh nhưng khác nhau về độ tuổi thai.
Có đứa bé thì đủ 9 tháng 10 ngày… 9h… có đứa thì 9 tháng vài ngày… rồi tháng thiếu tháng đủ…v.v kết quả là mức độ chín tròn trong thai mẹ khác nhau thì tư duy chi phối cũng khác nhau…
Và thực tế, ngày giờ thụ thai nó khác nhau, kết quả khác nhau mặt dầu cùng ngày tháng năm sinh… minh chứng là các cặp sinh đôi cùng giới, số mệnh khác nhau.

Như vậy, Thuyết Luân Hồi, Nhân Quả của Phật, và Nghiệp Duyên nó bao trùm cả trên cả tử vi và số mệnh. Số mệnh ta tin thì có, ta tu sửa mình thì cải mệnh gọi là đức năng thăng số…
Nhưng, chả có 1 cuộc đời nào giống nhau trên trái đất này…nên số mệnh cũng chỉ như phép thống kê.
Tặng em 2 câu:
Biển đông sóng ở mỗi nguồn
Con người mỗi kẻ mỗi tuần kịch luân ( luân = luân hồi) . Hy vọng hiểu tý thỏa mãn thắt mắt!

17 Likes

Bài đầu của chủ pic hay đấy, đọc mà nhận ra nhiều điều

3 Likes

Lâu ko vào F, này lướt f thấy có đồng chí bạn ở đây

Trước sinh hoạt bên kia, thỉnh cũng đọc pic

Bên đó chỉ có bài bạn này viết có nhiều thông tin hữu ích

6 Likes

Trời Đất vũ trụ có Đạo.
Đạo có Chánh đạo và Tà Đạo
Đạo có Ma Đạo và Phật Đạo
Giữa Ma với Phật , Chánh với Tà cách nhau chỉ 1 sắc na
Cho nên, đạt đạo thì khó muh đạt chánh đạo thì khó bao lần.
Bàn sự học,
Cái sự học của ta, thực ra, chỉ là cái cách tập thói quen và khai mở trí tuệ, trí huệ là chính, chứ bản thân cái sự học này, nó đã nằm trong tư duy của luân hồi tiền kiếp.
Để hình dung, bác cứ xem
Khi sinh ra trong kiếp này, ta chỉ là tờ giấy trắng…không có tỳ vết gì, phải viết lên đó, tập nó…
Nhưng kiếp trước hay trong muôn vàn kiếp, thân bác là cây gỗ, loại gỗ khác nhau, cho ra giấy khác nhau và kết quả khác nhau

Việc học, nó là cách tiếp cận tập thói quen tư duy lo gic theo diễn dịch ngôn ngữ để truyền đạt tri thức và thông tin tư duy loài người .
Thực tế, mọi thứ, khả năng con người có được là do năng lực tiềm ẩn, muh bản thân nó là do kiếp trước đã học , tu luyện đc rồi. Nó lý giải vì sao người này sở trường cái này, người kia sở trường món khác, hay có những đứa bé sinh ra sau 5 tuổi biết đánh nhạc Bét tô ven. Hay chơi nhạc giao hưởng…có đứa thì vẽ đc. Tôi đã gặp 1 cậu bé 12 tuổi nói tiếng Phạn cổ Pali hơn cả người bản xứ.
Cho nên, đạo thì cầu học, nhưng đạt được phải do tu luyện, do căn tu và cơ duyên, chứ ko phải do sự học. Sự học hiểu không phải là giác ngộ hay đạt đạo.
Đạo có pháp môn, đạt pháp chưa hẳn là ngộ đạo muh chỉ là hành trình đi đến các bậc của trở về giác ngộ.
Tham Sân Si không có thứ bậc, bở vì trú trong hồn, vía và tinh khí thần lưu chuyển muh kiểm soát
Nó do tiếp xúc và chế định hình thành.
Tham Đúng, Sân Đủ, Si Vừa thì quân bình cân bằng theo Dịch.
Trí huệ càng cao thì mức độ này càng giảm đến zero.
Bác cứ xem 1 tham sân si là 1 hàm số theo vật chất của tinh khí thần.
Giới hạn của trí huệ càng tiệm cận giác ngộ thì giới hạn của tham sân si tiến về zero.
Nhưng là thân người, thì điều ấy ko thể, vậy, khi xác thân còn thì điều ấy còn và cần khắc chế.
Tham Sân Si vượt quá muh trí hok đủ thì che mờ lý trí, vô minh là hiển nhiên.
Cho nên, tu, tiếp cận Phật, Đạo cũng là cách giãm tham sân si, tâm trong sáng, tham sân si giảm thì sáng suốt, quyết định đúng nhiều hơn, trí khai mở.

Cho nên, chứng sỹ ko tham lam thì trí sáng, biết bình tĩnh kiểm soát từng lệnh mua bán, hiểu rõ mục đích và vùng mua bán, mục tiêu của mình. Cầm tiền như không cầm tiền vậy

19 Likes

Một năm qua chứng trường sóng gió… dòng đời vẫn đứng đó đợi ta gieo Duyên. Thế thái nhân tình truyền miên kiếp. Tham Sân Si tam độc quá liều hại thân người. Than ôi tham đúng sân đủ si vừa tốt bao nhiêu!

12 Likes

Diễn đàn muốn có lượng view ổn định thì cần có các bài viết như này

Chứ hô hào hay tạo drama thì sử dụng face và Za,lo tốt hơn

Diễn đàn có cái hay là viết chia sẻ kiến thức nó cô đọng hơn

Trước bên kia có nick khingquen viết về vĩ mô cũng được

Như mình thấy bạn có kiến thức khá tốt nhiều lĩnh vực

Đọc còn hữu úch hơn mấy ông tiến sỹ giấy

7 Likes

Chút Duyên gieo thôi, hok có gì, cứ nhặt gì thì nhặt. Duyên thì nhặt, Phước ai nấy hưởng, cùng nhận Duyên như nhau nhưng nhân và quả khác nhau, do phúc đức tín tâm khác nhau! Chúc bác an lành!

10 Likes

Eo nghe anh nói cứ như người đã ngộ rùi ấy, đọc xong thấm quá, cho em hỏi xíu bữa nay đang đầu tư 3 chữ nào đấy ah,

4 Likes

Cảm ơn bác với chia sẻ rất hữu ích hôm nay!

Mong có cơ hội được học hỏi thêm nữa.

Chúc bác an lành!

3 Likes

Người thông mình chọn cái mình làm tốt nhất đẻ làm

Còn người trí tuệ sẽ biết việc gì họ không làm được

Thông mình nhiều người có, trí tuệ thì rất ít người đạt được vì trí tuệ đòi hỏi sự kiên trì rèn luyện

6 Likes

Đừng lầm lẫn giữa hiểu biết, kiến thức với Giác Ngộ
Hiện, lịch sử tôn giáo loài người ghi nhận chỉ vài người , trong Đó Đức Thích Ca, Chúa GiêSu, Lão Tử…còn lại , cũng chưa biết ghi nhận ai.
Một chút hiểu biết cảm nhận cỏn con này, chỉ gieo chút Duyên cho chứng sỹ tĩnh tâm tự tin và mạnh mẽ

8 Likes

Thanks bác, chuẩn như vậy

2 Likes

Em đang say say mà đọc mấy câu anh nói đỡ say hẳn anh ạ, em thích nhất mấy chữ giác ngộ anh nói, như kiểu bữa em đọc được mấy câu hồng trần như mộng ngừoi tỉnh mộng tan, nhân sinh như kịch ngừoi tản kịch tàn, cũng kiểu ngộ mà anh nói phải ko anh, mà sao đấng tạo háo ko để con ngừoi sống liên tục đi anh nhỉ, cứ để sống 1 thời gian lại bắt ngỏm rùi cho sống tiếp bằng 1 sự sống khác ấy nhỉ

2 Likes

Bank bên Mỹ họ cho mắt thành khoản vì tài trợ cho setup công nghệ của hàng xóm nhà mình nên Mẽo phải cắt động mạch chủ

Bank châu âu hắt hơi tý để lấy cớ bơm tiền định lượng, chạy vòng vèo để bù đắp khác khoản chi cho quốc phòng

Cán cân quyền lực đông tây cân bằng hơn

Chờ kết quả cuộc chiến U ngã ngũ

Nếu ngiêng về Đông thì thuật toán đầu tư của tớ cũng phải chỉnh các tham số

Đau đầu phết

5 Likes

đẳng cấp

2 Likes

Cái này ít người biết, lần đầu nghe được

Hì hì

Lão tử và Khổng tử là 2 trường phái ngược nhau

Lão tử mới đạt Giác ngộ, còn Khổng tử đạt là triết gia

5 Likes

Hiểu ra rồi, thì tự tin với các quyết định của mình, chớ báo chí đầy rận, biết đâu nẻo chánh lối tà tỏ phân!

7 Likes

Người thì hay lạm dụng ngôn từ thế thôi, chứ Giác Ngộ = Toàn Giác, Thông Thiên Vũ Trụ Triệt Địa Thấu Nhân Tâm. Muh vũ trụ thì chưa ai thấu đạt, còn mò mẫm…

7 Likes

Có lẽ như vậy, hok dám lạm bàn. !!!

4 Likes