Chút Gieo Duyên, Kỳ 2. Tái Sinh : Mầm Chồi Sinh Trưởng

Vâng cụ,lạm bàn tý thôi mà cụ,quốc thái dân an thì tài khí tự ắt thành,để hiểu thêm bát nhã nhờ cụ tham vấn là nên đọc thêm cái gì nữa để hiểu hơn được không ạ,chứ ngần ấy chữ cô đọng quá,xem qua các YouTube giải nghĩa chiết từ thì quanh đi quẩn lại cũng là duyên khởi.

2 Likes

Bát Nhã chỉ có thể hiểu được khi:

  1. Khai Tâm, Phát Bồ Đề Tâm bằng sự yêu thương tất cả chúng sanh bá tánh. Khi đấy Tâm Mới Tịnh. Tâm Không Từ Bi thì Trí Không Sáng, Huệ sao mở?
  2. Nên khởi từ Đại Bi trước rồi mới tới Bát NHã xong đi kèm Kinh Kim Cang, rồi qua Thủ Lăng Nghiêm, Mới Quay về được Bát Nhã! Phải 1 Vòng liên tục.
4 Likes

Cảm ơn cụ chỉ dẫn.kỳ vọng khi nào đủ duyên thì cafe cùng cụ để thêm phần hiểu biết.

1 Likes

Lòng Thương Yêu Tất Cả Chúng Sanh, Phát Bồ Đề Tâm, Từ Bi Hỷ Xả, Thì Khai Tâm, Khai Mở Được Tâm Rồi, Mới Khai Trí. Trí Mở, Tâm Tịnh, Trí Mở, Định Tâm thì Huệ tự Khai , Huệ Khai thì trước tiên, mọi thứ bỗng bừng tỏ sáng muh thấy điều cần thấy trong phạm vi nhất định. Cơ bản thì ở mức độ này bác cần Huệ Khai trước, còn bước vào Kiến Tánh Thành Phật thì quãng đường cách xa lắm.

Như vậy:

  1. Khai Tâm thì phải Phát Bồ Đề Tâm, Muốn Phát Bồ Đề Tâm thì học yêu thương hết thảy chúng sanh bá tánh. Cái này khó nhưng đây là con đường duy nhất cầu Đạo.

Cho dù hành theo bất kỳ đạo nào, pháp môn nào, công phu nào, muh không có cái này, thì ranh giới giữa tà đạo và chánh đạo như 1 sắc na, và thứ đạt được chỉ là Pháp thuật chứ không phải Đạo, người ta hay lầm lạc chổ này. Nếu tu tắt hay tu gì đó ko cần biết, muh bỏ qua bước Khai Tâm này, buông bỏ cái Tánh Bồ Đề Tâm Thì mãi, không bao giờ Cầu được Đạo, có chăng, chỉ là Pháp thuật, tà môn, hoặc là một dạng pháp thuật mà thôi, và tự biến mình thành một pháp sư chứ không phải Cầu Đạo. Nếu một Thiền gia muh không có Bồ đề Tâm, thì cho dù hành thiền muôn kiếp cũng không bao giờ Kiến Tánh được, cho dù Đạt Định, vào Định và hành công phu kiểu gì, cũng chỉ như một người bình thường hít thở không khí. Vì vốn dĩ hít thở không khí cũng là… Thiền mà như Không Thiền.

Chúng ta thấy
Đạo Chúa thì có Từ: Cứu Rỗi, Chúa được gọi là Đấng Cứu Thế
Đạo Phật thì có Từ: Giải Thoát, Phật được gọi là Bậc Giác Ngộ, Toàn Giác.
Như vậy: Cứu Rỗi và Giải Thoát có cùng 1 Mẫu Số Chung là: Lòng Yêu Thương, Tình Yêu Thương Tất Cả Chúng Sanh.
Chúa thì có Tình Yêu Thương
Phật : thì có Bồ Đề Tâm.

Lòng yêu thương có sức mạnh khủng khiếp nhường nào!

Vậy , Để cầu Đạo, Thì Khai Tâm, Khai Tâm, thì bắt đầu từ Phát Tâm Bồ Đề, Tâm Bồ Đề thì bắt đầu từ Yêu Thương Tất Cả Chúng Sanh Bá Tánh Muôn Loài, Muốn Yêu Thương thì phải Học Cách Yêu Thương.

Quay lại, Bồ Đề Tâm, chính là Tâm Từ Bi mà Phật giác ngộ dưới cội Bồ Đề. Chính là lòng yêu thương, cho đi, trí tuệ, đạt huệ, giác ngộ = Đắc Đạo.
Cây Bồ Đề là 1 cây rất từ bi, cho đi tất cả, ban đêm nó cũng nhả ôxi, ban ngày cũng nhả ô xi… do đó, ngồi dưới cội bồ đề, đêm ngày đều có đủ dưỡng khí mát mẽ là vậy. Khác với loài cây khác: đêm thì thải Co2, ngày nhả ô xi theo quang hợp.

  1. Muốn Khai Trí thì phải học hành, trãi nghiệm, nghiên cứu, đọc, nghiền ngẫm, quán tưởng ( nghĩa là phải hơn cả sự suy nghĩ)

Học, bao gồm học kiến thức khoa học, XH loài người, tri thức khoa học,
Học Pháp môn cầu Đạo

Nếu học, chỉ học khoa học, thì chỉ có trí tri thức, không có trí ngộ
Mà ko học khoa học thì khi học đạo, cầu đạo thành, ngộ chứng đắc, thì lại rơi và trạng thái ngộ nhưng không kiến giải được theo ngôn ngữ khoa học loài người thời nay.

  1. Khai Tâm, Khai Trí, Cần Khai Huệ, muốn khai huệ, nhất định phải khai trí trước, vì nếu huệ mở, nhưng trí không theo kịp thì cái Biết, Thấy, chỉ là Thấy Biết, Ngộ, nhưng không giải thích được, không kiến giải bằng ngôn ngữ được, thành ra, ai tu nấy chứng, ai ngộ nấy biết, và kết quả là, chả có cái Ngộ nào như ngộ nào! Ấy là do trí mở, huệ mở nhưng trí không theo tri thức khoa học nên không diễn tả đc bằng ngôn ngữ. Đây là 1 dạng Chấp Kiến của Đạo.

Muốn khai huệ, thì phải hành pháp, công phu tu tập theo các pháp môn từ căn bản đến nâng cao.

Mức thành tựu là do Căn Cơ Ngộ Tánh và Duyên của mỗi người, Duyên và Luân Hồi mỗi người khác nhau, nhân quả luân hồi nhau, hạnh nguyện khác nhau, căn cơ khác nhau, mức ngộ và khai huệ khác nhau!

Vài dòng nhập môn, bác xem, tham khảo thử xem muh không bỏ gốc tìm ngọn, không trụ chấp tà kiến, chúc bác Ngày một thăng tiến con đường Đạo của mình, được thành tựu.

  1. Như vậy, Cầu Đạo ngày nay, cần rất nhiều tri thức khoa học, phải học gọi là Sói đầu ù tai, Học Khoa học XH, khoa học kinh tế, học y học, học khoa học tự nhiên… học cả thần học…
    Rồi học Đạo, Tu Tập pháp môn, công Phu theo Đạo, thì cái ngộ, thấy, biết này, mới kiến giải và giúp ích làm lợi lạc cho chúng sanh bá tánh.

Nhưng, sự học khoa học vốn dĩ đã khó rồi, vì học khoa học, nhưng đừng chấp vào nó, vốn như : “Đọc sách thời không đòi nghĩa sách, chăn dân mạ để mất lòng dân”

Đọc sách, học, nhưng không Chấp, đã rất khó rồi, mà Học Đạo Hành Pháp, nội cái Học Yêu Thương, Tâm Từ Bi, Phát Bồ Đề Tâm cũng là cả 1 vấn đề khó trên muôn vạn cái khó.
Học được tâm yêu thương rồi, phải học hạnh bồ đề, phải hành pháp, công phu tu tập theo pháp môn, rồi cho đi cho bá tánh chúng sanh.

Cho nên, Cầu Đạo, Muôn vạn ức người trong một, dễ muh không dễ, cứ từ từ, thấy con đường rồi, túc tắc muh đi sớm, đừng chần chừ trễ nãi!
Đạo không đâu xa, ngay từ Tâm muh sanh ra
Đạo không đâu xa, chỉ tình yêu bao la mà ra!
Đạo không đâu xa, từ mỗi hơi hít vào thở ra
Đạo không đâu xa, mỗi bước chân ta ở cõi ta bà
Đạo không đâu xa, chỉ là nhắm mắt mở mắt ra…
Đạo Không đâu xa, An trú tại Thân thể ta
Đạo là ta, ta là đạo, chỉ 1 mà ra!

9 Likes

“Cho nên, Cầu Đạo, Muôn vạn ức người trong một, dễ muh không dễ, cứ từ từ, thấy con đường rồi, túc tắc muh đi sớm, đừng chần chừ trễ nãi!”
Ai đã đạt đạo như bác Hổ mới nói dễ được, còn ai chưa đạt thì khó vô cùng. Nên các tổ tu Tiên có câu: Người học Đạo thì nhiều như lông trâu mà người thành Đạo thì hiếm như sừng lân

Con người vốn chịu sự tác động của Âm Dương, Ngũ hành bởi thân người được sinh ra từ đó, nên thoát khỏi sự chi phối của nó là rất khó. Muốn thoát khỏi nó thì phải rèn Tâm rất kĩ lưỡng như Phật dạy cách Thiền quán để tránh sự chi phối của nó….

Mong bác Hổ chỉ dẫn thêm. Cám ơn bác nhiều

2 Likes

“Đạo không đâu xa, ngay từ Tâm muh sanh ra
Đạo không đâu xa, chỉ tình yêu bao la mà ra!
Đạo không đâu xa, từ mỗi hơi hít vào thở ra
Đạo không đâu xa, mỗi bước chân ta ở cõi ta bà
Đạo không đâu xa, chỉ là nhắm mắt mở mắt ra…
Đạo Không đâu xa, An trú tại Thân thể ta
Đạo là ta, ta là đạo, chỉ 1 mà ra!”

4 Likes

Mấu chốt là đây rồi, đúng không bác Hổ

1 Likes

Đúng rồi, Chìa khóa Khai Tâm. Chỉ Nhiêu Đó, Rồi Tự Mở Cửa Mà Bước Vào. Chỉ Cần Phát Tâm Mong Cầu, Gõ Cửa, Cửa Sẽ Mở.

4 Likes

Cả Nhà Đọc Báo rồi Ngủ Ngon !

5 Likes

Cảm ơn bác, mời bác cafe.

1 Likes

Cảm ơn bác khai đường chỉ lối.công đức của bác thật vô lượng.

1 Likes

Bàn Đạo thì Pic vắng, thiên hạ còn Tham, Sân Si, Chấp Kiến Nhiều muh Đạo thì gắn với Đời, cho nên, hòa nhập Đạo vào Đời cho an lạc ngay tại cõi ta bà.

  1. Thôi thì Hòa Nhập Bồ Đề Tự Tánh Thanh Tịnh vào với Chúng Sanh đi hỷ? Hòa Nhập Bồ Đề Tự Tánh Thanh Tịnh vào Chúng Sanh, Giữa cái Động của XH, của muôn người Chúng Sanh để thấy cái tĩnh, Gieo chút Duyên, Ai có Tâm mong cầu Đạo thì Hữu Cầu Tất Ứng.

  2. Muh Cái Động từ Tâm hiện nay lớn nhất của XH loài người bá tánh chúng sanh chính là CK, chứng khoán là nơi Tham Sân Si hiện hữu rõ nhất của bá tánh, là nơi muh Tâm động nhiều nhất.
    Hãy tưởng tượng, ngày ngày, có hàng triệu triệu lệnh mua mua bán bán, cào vào ra ra thành dòng chảy, với hơn triệu người như thế Tâm suy nghĩ, treo lệnh mua bán với bao la thuyết âm mưu và trò chơi tâm lý.
    Cho nên, chút Duyên lành, Được gieo ngay trên nền nơi Tâm Động nhất của loài người.

  3. Như đã nói, bàn đạo thì thiên hạ chán vì chúng sanh còn Chấp, Tham Sân Si phủ bóng hồng trần, thôi ta bàn chứng

VNI index = bank index ( có cả CK, BH) + BDS INDEX ( bao gồm BDS KCN, Hạ Tầng, XD…năng lượng điện)+ Râu Ria Index

xuyên suốt vừa qua thì Rác BDS index hiện hữu và vẫn tiếp diễn Tham khảo bài Báo:

Nay tiếp nhân câu hỏi anh chị em, xin bàn bàn tý Bank, và tất yếu, bank rác chắc cũng thú vị.

Nào, cùng xem một vài ví dụ và View:

Câu hỏi của 1 anh chị em đầu tư như sau:
" e xin phép hỏi a Hổ 1 chút ạ. a cho e hỏi với việc lãi suất giảm như hiện tại thì lợi nhuận ngân hàng có ảnh hưởng không ạ và tích cực hay tiêu cực ạ? e cám ơn a ạ"

Nay xin trả lời, cũng là chút Duyên để anh em tỏ ngành bank toàn thế giới!

Bank huy động và sử dụng nhiều nguồn để cho vay, gọi nôm na là Tài Sản Có, TS Nợ có Sinh Lời.

VD vầy để dễ hiểu, tất nhiên, đây là VD

  1. Bank huy động 10 tỷ, 9% 1 năm từ cụ Thật, ông Thà với kỳ hạn 12 tháng , bank trả LS cụ ấy 9% 1 năm
  2. Bank huy động Ông A ls mới , 10 tỷ , 6 tháng, LS chỉ có 4%
  3. Bank nó Phát hành Trái phiếu 10 tỷ LS chỉ 7% 1 năm, kỳ hạn 24 tháng
  4. Bank Nó có khách hàng là DN A, DN A mới XK lô hàng, tiền USD về DN Bán USD và tạm để TK DN là 3 tỷ LS ko kỳ hạn là 1%.
  5. Ông Chính phủ vui mồm , Thúc dí đầu tư công, Kho bạc Tỉnh X mở TK tại Bank, treo tiền đầu tư công sẵn sàng giải ngân 10 tỷ , 1%
  6. Ông Ngân hàng nhà nước vừa rồi hạ Ls OMO kỳ hạn qua đêm chỉ có 0.5%, Bank A vay 10 tỷ LS 0.5% cho vui cửa vui nhà.
  7. Bank A có hệ khách hàng DN tầm 1 tr khách, trong 1tr k , có 50% là 500 nghìn KH hoạt động, số dư duy trì mỗi TK là 1 tr VND ls là 1% Vậy Bank A có 500 tỷ
    Bank A có 1tr KH Bank A có 50 tỷ LS 1% sài thẻ, Tiền duy trì TK là 50k, vậy,

LS nguồn TS sinh lợi giá vốn bình quân:
(10x9+10×7+ 10x4+ 3x1+10×1+10×0.5+ 500x1+ 50×1): ( 10+10+10+10+3+10+10+500+50) = 1.273%.

Như vậy, LS huy động ko phải là câu chuyện kinh khủng trong bank hiện nay.

Muh vấn đề, tùy bank. Bank nào xây dựng Được Khách hàng, đón được tiền đầu tư công và Cung tiền của Chính Phủ Bank đó có chi phí giá vốn thấp nhất Gọi là Casa.
Đương nhiên, thực tế, công thức có khác đi tý và còn tính dự trữ bắc buột và trích dự phòng thanh khoản cùng chi phí quản trị và lương nhân sự phân bổ tài sản như phần mềm công nghệ, mặt bằng thuê…v.v sẽ khác

Như vậy, Bank A huy động của ông Thật, ông Thà 9% thì bô bô cái mồm ls cao, Nhưng 5 thằng còn lại, LS cho ko biếu ko, ai thấy?

Đấy là LS Chi Phí Đầu vào

Còn đầu ra:
LS khoản vay Cũ= đang dư nợ từ 10.x% đến 16%, thậm chí 18%…28% tùy món
LS này áp dụng = LS 12 tháng ( hoặc 13 tháng + Biên độ 2.5 đến 4.5 đến…6.5 tỷ bank tùy khoản vay)

LS Khoản vay mới = LS áp dụng chi phí vốn + Lợi nhuận
3, 6 tháng sau = LS 12/13 tháng + Biên độ 2.5 đến 4.5%.

Như vậy, trong mọi trường hợp, hoạt động về ngành Bank VN gần như là 1 nơi có bảo kê lợi nhuận. Bởi vì, Cái Tư Tưởng Không Chấp Nhận Rủi Ro Trong Kinh Doanh Bank đã dẫn đến thực trạng này.
Vậy, Lợi nhuận của bank luôn có bảo kê trong mọi tình huống lS tăng giảm vì đã fix theo biên độ đa phần từ 1.5%…2.5%…4.5%, Nhưng tại sao lợi nhuận bank vẫn biến động tăng giảm?

Ấy là do cái Trích lập dự phòng, gọi là nợ đẹp nợ xấu.
Như vậy, Lợi Nhuận Bank hoàn toàn phụ thuộc vào việc phân bổ trích lập, co giản nợ đẹp xấu tốt. Muh bản chất các món nợ này, phụ thuộc Tài Sản , Phụ thuộc vào cái tính chất món hàng tài sản đảm bảo.
Như vậy, Khi Cung tiền tăng mạnh, Dòng Tiền như thác lũ, sẽ cuốn phăng các khoản nền nợ, và Nợ sẽ trở về trong hạn, trong hạn thì bank hoàn nhập dự phòng, Hoàn toàn có thể phân bổ lợi nhuận co giãn từ đây.
Như thế, 1 bank, Việc Lợi nhuận Nhu Cương là tùy ý chí quản trị và chiến lược phòng thủ của bank.

Tuy nhiên, Xét tổng thể, ngành bank quý 1, 2 đã phản ánh cái Trích lập, quý 3, 4 này thì Tổng dư nợ sẽ phình to hơn vì room nới và Vốn Điều lệ tăng từ 10%…50% tùy bank.
Như vậy, Tổng TD sẽ tăng thêm, Đảo nợ cũ cho LS vay nền kinh tế giảm đồng thời tổng huy động TS có sinh lợi sẽ có chi phí thấp nhất nhờ các cung tiền treo từ đầu tư công và các khoản như VD trên.
Hứa hẹn quí 3 và đến 2024 là 1 năm rực rỡ của Bank Index
Ấu là chưa kể Ngoại tệ tăng từ XNK, dịch vụ tăng, KD ngoại hối và nhiều mảng khác.
Kết quả, Bank là 1 cuộc chiến ngầm của bất kỳ Tư Bản Thân Hữu Nào của bất kỳ nền kinh tế nào. Nơi hội tụ Trí Tuệ Đỉnh Cao sau lưng của Tài Phiệt và TTCK.
Vậy Tùy theo bank, tủy theo kỹ năng quản trị, nguồn khách hàng cũng như chiến lược.
Nhưng với quan điểm Kinh Doanh không Chấp Nhận Rủi Ro và 1 Tiệm Cầm Đồ Tốt nhất thì lợi nhuận bảo kê này, Chưa bao giờ là 1 yếu tố rủi ro thực sự cho bank. Nền kinh tế phụ thuộc vào Bank, Bank phụ Thuộc vào cung tiền từ Vĩ Mô
1 Vòng Tròn khép kín
Và tất yếu, nó sẽ theo chu kỳ vĩ mô
lợi nhuận bank là lợi nhuận phân bổ và lợi nhuận bảo kê,
Vậy thì, Lúc nào thì xem xét bank? Vậy, lúc nó tạo đáy xong và chu kỳ vĩ mô giản nở cung tiền.

Hãy Nhớ nguyên tắc của Bank: Hậu Giản Nở Cung tiền thì đi kèm phân bổ lợi nhuận, hậu thu hẹp cung tiền thì kèm phân bổ chi Phí.

KL: Nguyên tắc vàng đẻ ra tiền với cổ bank không chỉ ở VN mà toàn thế giới ngày nay:
Khi Vĩ mô Thu hẹp Cung Tiền, Bank Phân Bổ Chi Phí tăng, Lợi Nhuận giảm, Định Giá Giảm, Và Tất yếu thị giá giảm giá cổ bank giảm.

Khi Vĩ Mô Nở Cung tiền, Bank sẽ Phân bổ lợi Nhuận , Khi phân bổ lợi nhuận thì định giá lại cổ phiếu sẽ tăng, tất yếu thị giá vào chu kỳ tăng.

Vậy Thấy rồi, thì tự hành động phù hợp cho riêng mỗi nhà đầu tư! Ko khuyến nghị mua hay bán!

9 Likes

Cụ giải nghĩa chi tiết này tốt quá,hết banks rồi thì phân tích tiếp râu ria index cụ à,bds thì cụ nói vụ địa tô rồi,chắc vậy là ổn.thanks

2 Likes

Bank rác index , BDS rác index đang tích lũy và duỗi mùa lũ và nước nỗi muh! Hết bank, bds rồi thì tính tiếp.

3 Likes

Vâng cụ,đúng chủ trương theo cụ nên tạm thời múc bank và bds nằm vùng chờ mua nước nổi thôi.thanks

1 Likes

Bác Cầu Đạo thì lo muh học đạo, tìm cầu đạo đi, Đạo Chứng chỉ nên thấy cái cần thấy là đủ. Bớt động theo bá tánh.

3 Likes

Vâng cụ,đang mong cầu đạo là chính mà bác.

2 Likes

Đọc lại mấy bài viết dẫn nhập khai tâm mở cửa vào Bờ Đề Tâm ở trên , rồi phát nguyện, học yêu thương tất cả chúng sanh đi. Ắt rồi, Đạo tự Thấy.

Thế gian này, nếu hết tất thảy loài người đều yêu thương chúng sanh bá tánh và phát Bồ Đề Tâm, Thì Ta Bà chính là Cực Lạc , ko chiến tranh, ko trộm cướp…! Thương thay!

4 Likes

Chơi duỗi thế này thì phải hội 2 yếu Tố: KRX + Binden qua mang Tổng USD ÂU MỸ QUAY lại, hok thì cứ tà tà nhiu thôi…

4 Likes

Bận đi kiếm miếng cơm ăn trong đầu vẫn nhẩm học cách tĩnh tâm, tối về mới vào hóng được. Chạ biết nói gì thôi thì vẫn câu cũ : hay quá a ôi !

2 Likes