Chuyện gì đang xảy ra với Thế giới? - Chuyển động toàn cầu

Căng thẳng Nga- Phần Lan

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo về “các vấn đề” với Phần Lan , cáo buộc phương Tây đã “kéo” nước láng giềng Bắc Âu của Nga vào NATO. Ông đưa ra tuyên bố trên sau khi Phần Lan đóng cửa biên giới với Nga, nói rằng Điện Kremlin đã dàn dựng một cuộc khủng hoảng di cư ở đó. Ông Putin cho biết sẽ điều động “các đơn vị quân đội” tới biên giới Nga-Phần Lan. Bị thúc đẩy bởi cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Phần Lan đã gia nhập NATO vào tháng 4 sau nhiều thập kỷ duy trì chính sách không liên kết.

Chiến sự ở Gaza: Một cuộc chiến mới

Quan hệ của Israel với thế giới Ả Rập đáng lẽ sẽ bình thường hóa trong năm 2023. Thậm chí còn có tin đồn về một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa nhà nước Do Thái và Ả Rập Saudi. Nhưng vào ngày 7 tháng 10, Hamas, nhóm dân quân Palestine điều hành Dải Gaza, đã phát động một cuộc tấn công vào Israel khiến 1.200 người thiệt mạng và bắt cóc hàng trăm người khác. Các cuộc không kích đáp trả của Israel và cuộc xâm lược Gaza đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng.

Israel đặt mục tiêu truy tìm các thủ lĩnh của Hamas và phá hủy các trung tâm chỉ huy của tổ chức này, phần lớn nằm trong mạng lưới hầm ngầm bao la. Vấn đề là thường dân đang bị kẹt giữa hai làn đạn. Quốc tế đang ngày càng bất bình khi không kích đổ xuống các trại tị nạn và quân đội Israel tiến vào bệnh viện al-Shifa, bệnh viện lớn nhất ở Gaza. Những cảnh báo về xung đột quy mô lớn có thể lan rộng khắp Trung Đông cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Lệnh ngừng bắn tạm thời đã giúp một số con tin được thả, nhưng nhiều người vẫn bị giam giữ và cuộc chiến ở Gaza còn lâu mới kết thúc.

Nội chiến ở Sudan

Vào năm 2021, quân đội quốc gia Sudan và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), một nhóm bán quân sự, đã cùng nhau tiến hành đảo chính nhằm ngăn chặn một chính phủ dân sự. Nhưng chỉ chưa đầy hai năm sau, họ dắt tay nhau vào một cuộc tranh giành quyền lực hồi tháng 4 và dẫn đến nội chiến ở quốc gia lớn thứ ba châu Phi.

Trong bảy tháng đầu, xung đột đã cướp đi ít nhất 10.000 sinh mạng và khiến khoảng 6,3 triệu người phải di dời. Một phần thủ đô Khartoum bị san phẳng. RSF hiện kiểm soát hầu hết Darfur, một khu vực phía tây rộng lớn, nơi có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy lực lượng dân quân đã gây ra các vụ diệt chủng chống lại người Masalits, một nhóm sắc tộc da đen châu Phi.

Đàm phán giữa quân đội và RSF, do Mỹ và Ả Rập Saudi làm trung gian, đã diễn ra tại Jeddah. Nhưng RSF khó có thể lùi bước trước cuộc chiến mà họ đang giành thế thắng. Nhiều người lo ngại thế giới đang để cho nhà nước Sudan sụp đổ mà không hề chú ý.

Áp lực quốc tế gia tăng đối với Israel

Lloyd Austin , Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho biết ông sẽ không “quyết định các mốc thời gian hoặc điều khoản” cho Israel chiến tranh ở Gaza sau cuộc gặp với thủ tướng nước này, Binyamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác. Nhưng ông Austin nhấn mạnh sự cần thiết phải “chuyển từ hoạt động cường độ cao hơn sang hoạt động cường độ thấp hơn”. Bình luận của ông phản ánh áp lực quốc tế ngày càng tăng đối với Israel nhằm giảm thương vong cho dân thường. Trước đó hôm thứ Hai, Bộ y tế do Hamas điều hành ở Gaza cho biết 19.453 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel kể từ ngày 7 tháng 10.

EU thông qua các biện pháp trừng phạt chống lại Nga

EU đã thông qua gói các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga . Các biện pháp này áp đặt lệnh cấm nhập khẩu kim cương của Nga vào khối từ đầu năm 2024, cũng như hạn chế đối với một số kim loại.

Mỹ thành lập một lực lượng hàng hải mới để bảo vệ Biển Đỏ

Mỹ thành lập một lực lượng hàng hải mới để bảo vệ Biển Đỏ , huyết mạch quan trọng cho thương mại thế giới. Các tàu từ Mỹ và hơn chục quốc gia khác sẽ bảo vệ các tàu thương mại đi qua tuyến đường thủy này và tiến hành tuần tra chung. Chín quốc gia công khai cam kết tham gia liên minh; những người khác được cho là đã ký hợp đồng một cách lặng lẽ. Trong tuần trước, người Houthis, một nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn có trụ sở tại Yemen, đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các tàu buôn đi qua biển, khiến giá năng lượng tăng vọt. Một số công ty, bao gồm BP và Maersk, cho biết họ sẽ định tuyến lại các tàu của mình để đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.

Mình nghĩ điều này cũng là tất yếu thôi, hôm trước có tin Úc sẽ gia nhập với Mỹ rồi

1 Likes

vậy chắc sắp chấm dứt, tàu biển lưu thông bình thường

1 Likes

Liên Hợp Quốc chưa thể thông qua lệnh ngừng bắn ở Gaza

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lần thứ ba trì hoãn cuộc bỏ phiếu về đề xuất do UAE đệ trình kêu gọi ngừng bắn ở Gaza để cho phép viện trợ. Ban đầu được lên kế hoạch cho thứ Hai, cuộc bỏ phiếu hiện dự kiến ​​sẽ diễn ra vào thứ Năm, khi các thành viên tiến hành đàm phán để tránh quyền phủ quyết từ Mỹ. (Trước đây Mỹ đã phủ quyết hai nghị quyết tương tự.) Trong khi đó Ismail Haniyeh, lãnh đạo Hamas, đến Cairo để thảo luận về cuộc chiến ở Gaza với các quan chức Ai Cập. Trước đây Ai Cập từng giúp làm trung gian cho lệnh ngừng bắn vào tháng 11 giữa Hamas và Israel. Theo bộ y tế của Hamas ở Gaza, số người Palestine thiệt mạng hiện đã vượt quá 20.000 người.

Trump không đủ điều kiện ra tranh cử ở Colorado

Tòa tối cao bang Colorado ra phán quyết Donald Trump không đủ điều kiện tranh cử tổng thống lần nữa và không thể xuất hiện trong lá phiếu sơ bộ của bang. Phán quyết rất quan trọng này, mà ông Trump chắc chắn sẽ kháng cáo lên Tòa Tối cao Hoa Kỳ, là quyết định đầu tiên tại toà loại ông Trump theo Tu chính án thứ 14, vốn cấm những người từng nổi dậy chống lại nước Mỹ nắm giữ chức vụ liên bang.

Kinh tế toàn cầu đã thoát suy thoái trong năm 2023

Chỉ cách đây một năm người ta vẫn cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ sớm rơi vào suy thoái. Nhưng rồi kinh tế Mỹ bùng nổ trong năm 2023, tăng trưởng với tốc độ năm đáng kinh ngạc là 5,2% trong quý 3. Và ngay cả khi không có suy thoái toàn cầu, lạm phát vẫn giảm trên toàn thế giới.

Tuy vậy, niềm vui tốt đẹp này không thể kéo dài. Nền tảng cho sự tăng trưởng hiện nay có vẻ không ổn định. Một lý do khiến nền kinh tế Mỹ hoạt động tốt hơn mong đợi là vì người tiêu dùng nước này đã chi tiêu số tiền họ tích lũy được trong đại dịch. Do đó, khi khoản tiền này vơi đi, lãi suất cao sẽ gây ảnh hưởng nặng nề, buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu. Rắc rối cũng sẽ xuất hiện nếu lãi suất duy trì ở mức cao trong thời gian dài – với một điển hình là tình trạng phá sản của các doanh nghiệp đang gia tăng.

Nền kinh tế thế giới cũng đang được nâng đỡ bởi nguồn tài chính khổng lồ không bền vững. Nhìn chung, nợ chính phủ ở các nước giàu hiện nay tính theo tỷ trọng GDP đang cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ sau Chiến tranh Napoléon đầu thế kỷ 19…

Khoảng cách tiền lương thu hẹp ở các nước phát triển

Niềm tin rằng chủ nghĩa tư bản được thiết kế để mang lại lợi ích cho người giàu và gây hại cho người lao động đã định hình thế giới quan của hàng triệu người trên thế giới. Nhưng nó có thể không đúng sự thật. Khoảng cách tiền lương đang thu hẹp trên khắp các nước phát triển. Ở Mỹ, thu nhập thực tế hàng tuần của nhân công thu nhập thấp đang tăng nhanh hơn những người có thu nhập cao nhất. Đâu là động lực của xu hướng này?

Các chính phủ đã mở hầu bao trong đại dịch Covid-19, trong khi Mỹ tiếp tục thâm hụt ngân sách lớn. Hệ quả là nhu cầu lao động vẫn ở mức cao. Hơn nữa, năng suất cao hơn trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi AI sẽ thúc đẩy nhu cầu việc làm trong các lĩnh vực mà AI không thật sự hữu dụng (ví dụ như lao động chân tay). Nhu cầu cao hơn trong khi nguồn cung thì hạn chế, được đánh dấu bởi tỉ lệ tăng dân số trong độ tuổi lao động chính xuống mức thấp chưa từng thấy ở các nước phát triển.

Thời kỳ hoàng kim hiện nay dành cho người lao động cổ cồn xanh vẫn còn ngắn ngủi và hoàn toàn có thể thay đổi. Nhưng ít nhiều nó đã chứng tỏ con đường tốt nhất dẫn tới thịnh vượng trong tương lai cho tất cả mọi người. Các chính phủ không nên thu hẹp, mà hãy chia đều miếng bánh.

chưa biết bác ơi, mình không phải người trong cuộc

Thị trường quản lý tài sản bùng nổ

Các công ty quản lý tài sản là điều hấp dẫn nhất ở Phố Wall. Với mức phí hàng năm khoảng 1% tài sản đầu tư, họ đang ngày càng tỏ ra hiệu quả trong việc giúp khách hàng phân bổ tài sản, giảm thiểu hóa đơn thuế và lập kế hoạch nghỉ hưu. Các công ty đang đổ xô vào mảng quản lý tài sản, nhờ tiềm năng to lớn khi thế giới ngày càng giàu có hơn. Ví dụ, năm ngoái ở Ấn Độ có 849.000 triệu phú đô la, gấp gần 23 lần so với năm 2000.

Sự bùng nổ này là tin tốt cho các công ty và cơ quan quản lý. Người đánh cược cũng được hưởng lợi. Các công ty quản lý tài sản có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ và phải hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng khi đưa ra lời khuyên tài chính. Họ không phải là những tay đánh cổ phiếu với tham vọng đánh bại thị trường (lợi nhuận chủ động thật ra cũng không thể đánh bại được lợi nhuận thụ động sau phí). Đối với những người muốn bảo tồn và phát triển tài sản cá nhân, các nhà quản lý tài sản là lựa chọn hàng đầu.

Khủng hoảng toàn cầu thách thức sức mạnh của Mỹ trong 2024

Còn lâu mới chấm dứt cuộc xung đột tại dãi Gaza

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu vừa đưa ra một thông điệp rõ ràng tới những người đang mong ông xem xét ngừng bắn. Sau chuyến thăm ngắn hạn tới Gaza, ông nói với các nghị sĩ trong đảng Likud của ông là cuộc giao tranh ở Gaza vẫn “chưa đi đến hồi kết.” Ông nói trước quốc hội Israel rằng “áp lực quân sự” là rất quan trọng để giải thoát hơn 100 con tin vẫn đang bị Hamas giam giữ. Trước đó, chính quyền Palestine cho biết ít nhất 100 người đã thiệt mạng do không kích của Israel trong đêm, trong đó hơn 70 người đang trú tại một trại tị nạn ở trung tâm Gaza. Israel cho biết họ đang xem xét tuyên bố này.

Giao tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và PKK

Lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêu diệt 26 phiến quân người Kurd trong các cuộc không kích ở miền bắc Iraq và Syria. Trước đó đã có 30 chiến binh thiệt mạng vào Chủ nhật. Đòn tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ là lời đáp trả cho cái chết của 12 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq hôm thứ Sáu và thứ Bảy dưới tay Đảng Công nhân người Kurd PKK. Giao tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và PKK, bên muốn đòi quyền tự trị rộng rãi cho 30 triệu người Kurd trong khu vực, gần đây đã lan từ đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và vùng núi phía bắc Iraq sang Syria.

1 Likes

2024 hứa hẹn bị phủ bóng bởi bầu cử Mỹ

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024, cho tới nay tất cả đều cho thấy khả năng cao sẽ có màn tái đấu giữa Joe Biden và Donald Trump. Có thể đoán chiến thuật của cả hai vị sẽ là tìm cách thuyết phục cử tri rằng người kia không phù hợp cho vị trí tổng thống. Ông Biden sẽ lập luận rằng người tiền nhiệm của ông là một mối đe dọa sống còn cho nền cộng hòa. Ông Trump, không hề xấu hổ bởi vụ bạo loạn 6 tháng 1 năm 2021 hay nhiều cáo trạng hình sự mà ông đang đối mặt, sẽ nói chính tổng thống hiện tại mới là mối đe dọa cho đất nước và rằng Biden đã quá già để giải quyết các vấn đề của nước Mỹ. Những người ủng hộ ông Biden rất muốn thấy ông Trump tự dẫm lên chân mình.

Cử tri Mỹ đang chán nản. Hồi tháng 9, 65% số người được hỏi đã nói với Trung tâm Nghiên cứu Pew rằng họ luôn hoặc thường xuyên thấy kiệt sức vì nền chính trị Mỹ; 55% cho biết họ thường dễ tức giận vì chính trị. Phải một năm nữa mới có kết quả bầu cử. Nhưng cuộc tranh cử chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất ổn.

Chính trị trong nước sẽ ảnh hưởng ra sao tới các quyết sách địa chính trị của Mỹ?

Liệu Mỹ có thể duy trì được vai trò là kho vũ khí của nền dân chủ trong năm 2024? Đảng Cộng hòa với phương châm “nước Mỹ trên hết” đã cản trở tiến trình lập ngân sách thông thường và ngăn cản rót thêm tiền cho cuộc chiến ở Ukraine. Nếu họ tìm cách cắt viện trợ, các đồng minh ở khắp mọi nơi sẽ rùng mình – thậm chí còn hơn thế nữa nếu Donald Trump tái đắc cử tổng thống.

Một bài thử quan trọng chính là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đầu tư của Mỹ vào thiết bị quân sự ở khu vực này sẽ không mang lại kết quả đầy đủ cho đến những năm 2030. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình muốn quân đội của ông có khả năng xâm chiếm Đài Loan vào năm 2027. Khoảng cách này và sự thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực khiến cho mạng lưới liên minh của Mỹ ngày càng trở nên quan trọng. Ông Biden đã nỗ lực khắc phục những thiệt hại mà ông Trump đã gây ra. Ông cũng đang dệt nên một “mạng lưới” các mối quan hệ đối tác đặc biệt, chẳng hạn như thỏa thuận AUKUS với Anh để cung cấp cho Australia các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Dự kiến Mỹ sẽ bổ sung thêm nhiều thoả thuận như vậy trong năm 2024, với một số sẽ không cần được thông qua bởi một Quốc hội đầy hỗn loạn.

lâu quá không thấy cập nhật pic này thớt?

Bỏ quên topic này lâu quá!

1 Likes