Bác cho em xin tên cuốn sách , đọc nghe quen lắm mà ko nhớ nổi tên
TTCK VN 10-15 năm nay nhiều chủ DN tranh thủ vơ vét bằng cách in giấy ngập mồm nhét vào họng cổ đông. Họ chơi bài phát hành giá 0 đồng như ROS FLC. Bán giá nào cũng lãi.
Không bán được sẽ có người thầu hết giá 0 đồng
Rồi lại phân phối ra trên sàn.
Nhiều năm rồi Chun né hàng giấy lộn.
Dễ hiểu thôi anh à. Cũng ngôi nhà mặt tiền quận nhất. Con một thừa hưởng thì ngon. Còn nhà từ đường của cả dòng họ thì đến lúc bán phải chia cho cô dì chú bác, con cháu chắt chút chít tổng cộng 169 người thì không còn ngon nữa.
Cổ cánh cũng thế. Cũng từng đó tài sản mà số lượng cổ phiếu sau 10-15 năm cháo loãng thêm 50-800 lần thì không còn thơm ngon nữa ! Lạt nhách luôn !
Mỗi lần ngồi nói chuyện với anh em về vấn đề “Chất lượng doanh thu, Chất lượng lợi nhuận, lợi nhuận ảo, phải thu, phải thu khác” Chun hay ví von hình ảnh thế này cho dễ hiểu, có cặp vợ chồng kia, cuối năm rồi, giờ giao thừa 2 vợ chồng ôm nhau tổng kết thành quả một năm qua của 2 vợ chồng, ông chồng mới thủ thỉ: Năm nay 2 vợ chồng mình trừ chi tiêu dành dụm được 500 triệu em à… Nhưng ông chồng lại cố tình quên, cố tình lờ đi khoản cho thằng hàng xóm, mới đi tù về, nghe nói tội giết người sao đó, đi 20 năm giờ được ân xá, bữa nhậu say tí bỉ nó thủ thỉ sao đó mà về lén vợ rút 150 triệu cho nó vay, nó bảo vài hôm em giả, giờ 9 tháng rồi chưa thấy nó giả. Mỗi lần hỏi nó thì nó không giả lời mà lại xắn tay áo lên lòi mấy cái hình xăm hổ báo trâu ngựa vằn vện thấy mà kinh, nổi hết cả da gà, chưa kể mặt thằng này thẹo chằng chịt, đầu cạo trọc, kinh bỏ bố… nhìn đã thấy rờn rợn rồi, có mà dám đòi nó.
Giờ vợ bảo vậy mình lấy 500 triệu cuối nằm làm con xe, vợ chồng mình ước ao khát khao bao nhiêu năm anh nhỉ. Lúc này ông chồng mới thú thật cho vợ nghe câu chuyện cho thằng hàng xóm đi tù về vay 150 triệu. Lý thuyết thì thằng hàng xóm nó không nói nó quỵt hay xù gì đâu mà cho nó khất thêm vài hôm, vài hôm của nó khi khi là vài thập kỷ, thiên niên kỷ. Có lợi nhuận mà không có tiền, có tiền mà đ.ế.ch có tiền, có tiền mà đ.ế.ch thu được, nói sẽ thu được, hứa sẽ thu được nhưng vĩnh viễn không thu được. Đó, anh em hiểu bản chất vấn đề chưa?
DDV nhìn PE EPS ROA ROE không chơi được đâu
DDV PET 48 năm rồi chưa hề in giấy
Mảnh đất mua hai trăm năm muơi hai triệu sáu trăm bốn mươi hai đồng hồi 1986 khi chưa cổ phần hoá giờ trên BCTC vẫn ghi sổ giá hai trăm năm mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi hai đồng. Dù sau 38 năm giá mảnh đất đã tăng sáu mươi tám ngàn chín trăm hai mươi lăm lần. Em hờn.
@Ntd úi! Nhà nước có bán được đâu mà. Như mấy ông khu Cao Xà Lá Hà Nội đó
@Ntd chẳng lẽ giờ lấy mảnh đất đó đi phân lô à bác?
@Thien Hung
Nếu một ngày đẹp trời, ai đó mua đứt con DDV luôn thì sao bác. Khả năng đó có không?
@Tan Anh
Nếu một ngày đẹp trời, ai đó mua đứt con DDV luôn thì sao bác. Khả năng đó có không?
DDV PET 48 năm rồi chưa hề in giấy
Em mê lắm !
Em ghét in giấy !!!
Điều đó khiến lòng em quặn đau !!!
Em khiếp sợ những con hàng in giấy ngập mặt nhét vào họng cổ đông !!!
Em xợ !!!
DDV nhìn PE EPS ROA ROE không chơi được đâu
TTCK VN 10-15 năm nay nhiều chủ DN tranh thủ vơ vét bằng cách in giấy ngập mồm nhét vào họng cổ đông. Họ chơi bài phát hành giá 0 đồng như ROS FLC. Bán giá nào cũng lãi.
Không bán được sẽ có người thầu hết giá 0 đồng
Rồi lại phân phối ra trên sàn.
Nhiều năm rồi Chun né hàng giấy lộn.
Dễ hiểu thôi anh à. Cũng ngôi nhà mặt tiền quận nhất. Con một thừa hưởng thì ngon. Còn nhà từ đường của cả dòng họ thì đến lúc bán phải chia cho cô dì chú bác, con cháu chắt chút chít tổng cộng 169 người thì không còn ngon nữa.
Cổ cánh cũng thế. Cũng từng đó tài sản mà số lượng cổ phiếu sau 10-15 năm cháo loãng thêm 50-800 lần thì không còn thơm ngon nữa ! Lạt nhách luôn !
Mỗi lần ngồi nói chuyện với anh em về vấn đề “Chất lượng doanh thu, Chất lượng lợi nhuận, lợi nhuận ảo, phải thu, phải thu khác” Chun hay ví von hình ảnh thế này cho dễ hiểu, có cặp vợ chồng kia, cuối năm rồi, giờ giao thừa 2 vợ chồng ôm nhau tổng kết thành quả một năm qua của 2 vợ chồng, ông chồng mới thủ thỉ: Năm nay 2 vợ chồng mình trừ chi tiêu dành dụm được 500 triệu em à… Nhưng ông chồng lại cố tình quên, cố tình lờ đi khoản cho thằng hàng xóm, mới đi tù về, nghe nói tội giết người sao đó, đi 20 năm giờ được ân xá, bữa nhậu say tí bỉ nó thủ thỉ sao đó mà về lén vợ rút 150 triệu cho nó vay, nó bảo vài hôm em giả, giờ 9 tháng rồi chưa thấy nó giả. Mỗi lần hỏi nó thì nó không giả lời mà lại xắn tay áo lên lòi mấy cái hình xăm hổ báo trâu ngựa vằn vện thấy mà kinh, nổi hết cả da gà, chưa kể mặt thằng này thẹo chằng chịt, đầu cạo trọc, kinh bỏ bố… nhìn đã thấy rờn rợn rồi, có mà dám đòi nó.
Giờ vợ bảo vậy mình lấy 500 triệu cuối nằm làm con xe, vợ chồng mình ước ao khát khao bao nhiêu năm anh nhỉ. Lúc này ông chồng mới thú thật cho vợ nghe câu chuyện cho thằng hàng xóm đi tù về vay 150 triệu. Lý thuyết thì thằng hàng xóm nó không nói nó quỵt hay xù gì đâu mà cho nó khất thêm vài hôm, vài hôm của nó khi khi là vài thập kỷ, thiên niên kỷ. Có lợi nhuận mà không có tiền, có tiền mà ■■■■ có tiền, có tiền mà ■■■■ thu được, nói sẽ thu được, hứa sẽ thu được nhưng vĩnh viễn không thu được. Đó, anh em hiểu bản chất vấn đề chưa?
DDV PET 48 năm rồi chưa hề in giấy
Mảnh đất mua hai trăm năm muơi hai triệu sáu trăm bốn mươi hai đồng hồi 1986 khi chưa cổ phần hoá giờ trên BCTC vẫn ghi sổ giá hai trăm năm mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi hai đồng. Dù sau 38 năm giá mảnh đất đã tăng sáu mươi tám ngàn chín trăm hai mươi lăm lần. Em hờn.
@Ntd úi! Nhà nước có bán được đâu mà. Như mấy ông khu Cao Xà Lá Hà Nội đó
@Ntd chẳng lẽ giờ lấy mảnh đất đó đi phân lô à bác?
@Thien Hung
Nếu một ngày đẹp trời, ai đó mua đứt con DDV luôn thì sao bác. Khả năng đó có không?
@Tan Anh
Nếu một ngày đẹp trời, ai đó mua đứt con DDV luôn thì sao bác. Khả năng đó có không?
Trên thị trường chứng khoán này thì không thiếu chuyên gia, có rất nhiều những người giỏi, phân tích rất hay. Nhưng mà xưa nay em chỉ nể những người oánh thật, show tài khoản và đi lệnh, càng thường xuyên càng tốt, đó là lý do em có tk thị phạm cho anh chị khách hàng.
Đơn giản là việc trade bằng miệng và xuống tiền thật nó khác nhau lắm. Nói thì bao giờ chẳng hay, nhưng cứ xuống tiền thì mới biết được, chứ ngồi phán thì dễ quá. Thị trường lúc nào cũng vận động lên xuống zíc zắc, nay hô xuống, không xuống thì mai xuống, cùng lắm thì tuần sau kiểu gì chả có phiên xuống, hô lên cũng vậy, ngày nào cũng hô, mà TK không dám mua cũng bằng thừa
Môn này mà phức tạp quá khó Trade anh chị à. Nhiều khi cứ đơn giản nhất có thể lại hay.
Đừng có tìm một chính kiến rõ ràng ở phố Wall. Lúc nào cũng có vài chục bài theo trường phái khác nhau và nghịch ý kiến nhau, và vừa miệng tất cả các đối tượng nhà đầu tư đang tìm lý lẽ biện hộ cho quan điểm của mình.
Chỉ có đồ thị và bảng điện cho ta thông tin chính thống nhất.
Bảng điện nói lên tất cả !
Còn để mà tìm lý do tốt/xấu thì lúc nào cũng viết được 50 trang giấy để chứng minh cho luận điểm của mỗi bên. Chỉ là quan điểm, góc nhìn, tâm thế, trạng thái, tình trạng của mỗi nhà đầu tư lúc đó thế nào. Phàm là con người ai cũng cảm tính và bị cảm xúc chi phối.
Ví dụ khi ta full tiền thì bộ não ta có xu hướng tìm những tin xấu và tin nó là xấu, rồi đi đến kết luận là thị trường xấu mà lờ đi những tin tốt đang hiện hữu. Ngược lại khi ta Full cổ thì bộ não ta có xu hướng đi tìm những tin tốt và kết luận là thị trường tốt mà lờ đi những tin xấu hiện hữu.
Một số cụ, lẳng lặng, không nói gì cả, ăn hết mã này đến mã khác, bụng trương lên.
Thặc ra mà nói thì: Trái đất này có bao giờ hoàn hảo đâu mà giờ bảo nó xấu, oan cho nó quá.
Cuộc sống vốn đơn giản. Chỉ tại loài người làm cho nó phức tạp. Hết hạ rồi đến thu, hết thu lại sang đông, chứng khoán cũng thế, giảm chán lại tăng, tăng chán lại giảm, thế thôi.
Các bác đầu tư mà cứ hay lo rủi ro. Tôi nói thật, việc các bác đến trái đất cũng là một rủi ro vĩ đại.
Trái đất này từ tạo thiên lập địa chưa một ngày bình yên & mãi mãi sẽ như thế. Rồi chúng ta vẫn phải sống, phải chiến đấu, phải trading, phải tung tóe…
Thị trường này ai lý trí quá, “khôn” quá thì lại không ăn được nhiều, thậm chí không có ăn, không dám mua hoặc có xu hướng mua những mã “ăn chắc mặc bền” thì lại không có ăn.
Nên dại khờ một tí, say mồi một tí, máu me một tí, liều lĩnh một tí, phiêu lưu một tí… thì lại có ăn, có khi là ăn rất đậm.
Cả nhân loại tỉnh mình nó say
Cả nhân loại say mình nó tỉnh
Cả nhân loại say mình cũng say
Anh chị chọn đi ạ.
Các giáo trình kinh điển chứng khoán người ta cứ hay khuyên: Không nên chạy theo đám đông !
Theo Chun, nếu đám đông quá đông và hung hãn thì mình nên chạy theo họ một đoạn !
Trên TTCK thì có nhiều cái vô lý lắm các bác à, mình cứ đi tìm cái lý của nó thì nó đã tăng 100 - 200% rồi các bác à. 100 - 200% là lớn lắm các bác à, nhiều người đi làm dành dụm cả đời cũng không có được các bác à.
Suy cho cùng, mua cổ phiếu là mua sự kỳ vọng vào tương lai chứ không mua cái sự đã rồi. Mua khi nó xấu xa bỉ ổi, để đến lúc nó bớt xấu xa thì nó đã tăng 100-200%. Và khi tốt lên thì nó đã kịp làm cú nước rút 1.800%. 1.800% là lớn lắm các bác à, có khi cả đời người quần quật cũng không có được số tiền ấy quý vị à. Lãi suất tiền gửi bây giờ cũng chỉ 6%/năm thôi quý vị à.
Đã qua rồi cái thời cờ bạc dạo. Giờ người khôn của khó. Thời của tiền rẻ qua rồi. Giờ phải đãi cát tìm vàng thôi ạ. Phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt lùng sục từng con số trong BCTC các DN chất lượng, tăng trưởng mạnh, ngành nghề đang gặp thời thế thuận lợi để bùng nổ trở mình thành DN lớn trong ngành.
Có nhiều mã không thể xem qua Chart mà phán liền được mà cần phải quan sát theo dõi giao dịch nó một thời gian. Ngoài ra còn phải soi BCTC và tìm hiểu thêm nhiều thông tin về nó. Tiền mồ hôi xương máu đâu có thể vội vàng vô trách nhiệm như thế được.
Giai đoạn này : Nhà đầu tư BẾ TẮC Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ !!!
Vì tất cả mọi ngành nghề, nhìn đâu cũng khó khăn bủa vây.
Thật sự không có nhiều ngôi sao sáng.
Cổ cánh nhìn thì có vẻ rẻ. Nhưng không có nhiều món hời.
Nếu để chia sẻ vài dòng ngắn gọn cho người mới tham gia thị trường thì mình muốn nhắn gửi anh chị ý này :
Chỉ phân tích kỹ thuật thôi là không đủ để tồn tại trên thị trường này, mà cần phải biết biết phân tích cơ bản, đủ am hiểu sâu sắc để đọc và hiểu một BCTC căn bản nhất.
Lên rồi xuống, xuống chán lại lên, là sự vận động liên tục của thị trường, hãy nắm bắt các tín hiệu tạo đáy mà thị trường đưa ra để có phản ứng tốt nhất. Một lưu ý nhỏ cho các bạn từ kinh nghiệm của mình. Hãy lấy vĩ mô & nền tảng cơ bản của DN làm kim chỉ nam mới đi được đường dài và xa, còn kỹ thuật, chỉ như chiếc kính chiếu hậu nhìn ra đằng sau. Không thể lái xe đường trường chỉ nhờ chiếc kính chiếu hậu.
Một con voi trưởng thành một ngày phải ăn 150kg cỏ mới đủ no. Một con thỏ trưởng thành thì ăn đâu đó khoảng 0,15kg một ngày là đã thấy ổn. Mọi chuyện bao năm qua vẫn vậy, cho đến khi có Facebook.
Một hôm thỏ lướt face, xem được ảnh của voi chụp bữa ăn của mình, thỏ choáng váng lắm, bởi nó lớn gấp cả ngàn lần bữa ăn của thỏ. Tự nhiên thỏ thấy bữa ăn của mình thật xoàng xĩnh, cuộc sống của mình thật kém cỏi, thỏ nghĩ phải là bữa ăn 150kg kia mới đáng gọi là bữa ăn, thế nên mỗi ngày dù vẫn ăn 0,15kg cỏ (vì có nhiều hơn cũng chả ăn nổi) nhưng thỏ không còn thấy vui nữa, chỉ mơ có ngày được ăn bữa ăn như của voi.
Voi thực ra cũng không sướng như thỏ nghĩ. Bữa ăn của nó đúng là hoành tráng thật, nhưng chỉ cần hôm nào đó ăn ít hơn 150kg cỏ thì chắc chắn là đói, nên nếu có một thảm họa nào đó như hạn hán, cỏ không còn nhiều thì voi mới là con dễ chết vì đói chứ không phải thỏ. (65 triệu năm trước, đội khủng long tuyệt chủng phần lớn là vì đói chứ vì thiên thạch thì chắc cũng chẳng nhiều)…
Bữa ăn của thỏ và voi có thể khác nhau đến cả ngàn lần, nhưng cảm giác no và đói của hai con đều giống nhau. Cảm giác hạnh phúc của chúng ta cũng vậy, một chị nông dân bán hết được mẻ rau lãi vài trăm ngàn thì lòng cũng lâng lâng sung sướng như một anh buôn bất động sản vừa sút được căn chung cư lãi vài trăm triệu.
Cảm giác hạnh phúc của chúng ta giống nhau, nhưng ai cũng có một định mức hạnh phúc riêng, phù hợp với điều kiện cuộc sống của mình. Voi không thể ăn theo mức no của thỏ, và ngược lại, thỏ cũng không ăn được theo mức no của voi. Hãy sống đúng với định mức hạnh phúc của mình, như vậy sẽ dễ tìm được hạnh phúc nhất. Đừng mê mải lướt face để rồi cứ phải sống theo định mức hạnh phúc của người khác, như vậy thì khó mà hạnh phúc lắm.
Nhất là trên facebook ai trông cũng có vẻ hạnh phúc cả.
Đầu năm chúc mọi người hạnh phúc theo đúng định mức của riêng mình !
Người có tiền hợp tác với người có kinh nghiệm. Thì kết quả là “Người có tiền thì có kinh nghiệm, còn người có kinh nghiệm thì có tiền”. Những người góp tiền giờ đã có kinh nghiệm rồi đó. Kinh nghiệm không phải là miễn phí.
Người có tiền hợp tác với người có kinh nghiệm. Thì kết quả là “Người có tiền thì có kinh nghiệm, còn người có kinh nghiệm thì có tiền”. Những người góp tiền giờ đã có kinh nghiệm rồi đó. Kinh nghiệm không phải là miễn phí.
Trò chơi này không giống như những trò chơi khác. Không cho ai xin lỗi, cũng không bắt ai phải rút kinh nghiệm, cảnh cáo hay kiểm điểm nghiêm túc gì cả. Sai thì bay ngay vài chục triệu, vài trăm triệu, vài tỷ… đúng thì bỏ túi vài chục triệu, vài trăm triệu, vài tỷ…
Thế giới đầy những con người tài năng nhưng nghèo khổ. Và rất thường, họ nghèo phải đấu tranh tài chính hay chỉ có thể kiếm được ít hơn thực lực của mình không phải vì những gì họ biết mà chính vì những điều họ không biết. Họ tập trung vào việc hoàn thiện các kỹ năng để làm một chiếc bánh hamburger ngon hơn là kỹ năng bán và phân phối chiếc bánh hamburger đó. Có thể Mcdonald’s không làm nên chiếc bánh ngon nhất, nhưng họ có thể bán và phân phối những chiếc bánh trung bình tốt nhất. (Rich dad poor dad)
Trích lập/Hoàn nhập tồn kho >>> Giá vốn hàng bán
Trích lập/Hoàn nhập phải thu >>> Chi phí quản lý
Trích lập/Hoàn nhập khoản đầu tư >>> Chi phí tài chính
Trong PTKT, lưu ý là “xu hướng quá xấu nhưng không giảm sẽ thành quá tốt khi giá tăng, xu hướng quá tốt nhưng không tăng sẽ thành quá xấu khi giảm”
Phân tích biểu đồ các cổ phiếu TTCKVN từ trước đến nay, tôi nhận ra rằng. Phân tích về xu hướng sẽ chính xác và không bị lỗi nhiều. Phân tích về mẫu nến là cực kỳ rủi ro, nó thể hiện sự thao túng rất lớn, không nên tin tưởng vào mẫu nến trong thị trường này.
Mẫu nến rất tốt để nhận biết hành động giá ngay sau đó, xu hướng giá không phải từ một mẫu nến mà thành. Điều tôi muốn lưu ý là, rất nhiều người giao dịch ngắn, mua bán liên tục theo tín hiệu nến. Qua thực tế, tôi thấy rằng tín hiệu nến rất rủi ro ở thị trường này. Có nhiều mẫu nến rất tuyệt vời, khối lượng cực lớn, nhưng thất bại. Thường với những mẫu nến này, trong thị trường TG, hơn 90% đúng hướng (đó là tôi nói nhẹ, vì tôi còn không nhớ nổi mẫu nến thất bại). Điều này thể hiện sự thao túng quá lớn, cầu là không thật nên thất bại.
Một con voi trưởng thành một ngày phải ăn 150kg cỏ mới đủ no. Một con thỏ trưởng thành thì ăn đâu đó khoảng 0,15kg một ngày là đã thấy ổn. Mọi chuyện bao năm qua vẫn vậy, cho đến khi có Facebook.
Một hôm thỏ lướt face, xem được ảnh của voi chụp bữa ăn của mình, thỏ choáng váng lắm, bởi nó lớn gấp cả ngàn lần bữa ăn của thỏ. Tự nhiên thỏ thấy bữa ăn của mình thật xoàng xĩnh, cuộc sống của mình thật kém cỏi, thỏ nghĩ phải là bữa ăn 150kg kia mới đáng gọi là bữa ăn, thế nên mỗi ngày dù vẫn ăn 0,15kg cỏ (vì có nhiều hơn cũng chả ăn nổi) nhưng thỏ không còn thấy vui nữa, chỉ mơ có ngày được ăn bữa ăn như của voi.
Voi thực ra cũng không sướng như thỏ nghĩ. Bữa ăn của nó đúng là hoành tráng thật, nhưng chỉ cần hôm nào đó ăn ít hơn 150kg cỏ thì chắc chắn là đói, nên nếu có một thảm họa nào đó như hạn hán, cỏ không còn nhiều thì voi mới là con dễ chết vì đói chứ không phải thỏ. (65 triệu năm trước, đội khủng long tuyệt chủng phần lớn là vì đói chứ vì thiên thạch thì chắc cũng chẳng nhiều)…
Bữa ăn của thỏ và voi có thể khác nhau đến cả ngàn lần, nhưng cảm giác no và đói của hai con đều giống nhau. Cảm giác hạnh phúc của chúng ta cũng vậy, một chị nông dân bán hết được mẻ rau lãi vài trăm ngàn thì lòng cũng lâng lâng sung sướng như một anh buôn bất động sản vừa sút được căn chung cư lãi vài trăm triệu.
Cảm giác hạnh phúc của chúng ta giống nhau, nhưng ai cũng có một định mức hạnh phúc riêng, phù hợp với điều kiện cuộc sống của mình. Voi không thể ăn theo mức no của thỏ, và ngược lại, thỏ cũng không ăn được theo mức no của voi. Hãy sống đúng với định mức hạnh phúc của mình, như vậy sẽ dễ tìm được hạnh phúc nhất. Đừng mê mải lướt face để rồi cứ phải sống theo định mức hạnh phúc của người khác, như vậy thì khó mà hạnh phúc lắm.
Nhất là trên facebook ai trông cũng có vẻ hạnh phúc cả.
“Con mong cho mọi người được hạnh phúc"
Bí quyết kiếm được số tiền lớn trên thị trường không phải là đúng 100% ở mọi lần mua - vì đó là điều không thể, cũng không phải biết quá nhiều thứ vĩ mô to tát ở tận trên trời để rồi nay mua mai bán, long short các sản phẩm phái sinh loạn cào cào vì sợ hãi những đợt điều chỉnh tự nhiên vài % của thị trường. Điều thực sự quan trọng là chọn các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá mạnh dựa vào yếu tố cơ bản và nền giá kỹ thuật, sau đó xử lý đúng cách sau khi mua. Việc xử lý đúng cách này gọi là Quản lý danh mục đầu tư.
Quản lý danh mục các cổ phiếu bạn đang đầu tư cũng giống chăm sóc một khu vườn. Nếu không giữ gìn, những khóm hoa đáng yêu bạn trồng sẽ mọc um tùm cỏ dại, khiến bạn nhức đầu, mất hết hứng thú. Các cổ phiếu trong danh mục đầu tư cũng cần được theo dõi sát sao như chăm sóc vườn hoa, thậm chí còn hơn thế. Và nếu cỏ dại xuất hiện, đừng ngần ngại “nhổ tận gốc”.
Làm thế nào để phân biệt cỏ dại với hoa? Dễ lắm! Hãy để thị trường cho bạn biết. Cổ phiếu tăng giá nhiều nhất từ nơi bạn mua là hoa; cổ phiếu giảm giá nhiều nhất, hoặc tăng giá ít nhất, là cỏ dại. Giả sử bạn có 5 cổ phiếu, trong đó 1 cổ phiếu tăng 15%, 1 cổ phiếu khác tăng 7%, 1 cổ phiếu hòa vốn, 1 cổ phiếu giảm 5% và 1 cổ phiếu khác giảm 10%. Hãy bắt đầu nhổ cỏ từ vị trí cuối cùng, là cổ phiếu thua lỗ 10%.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đối với hầu hết nhà đầu tư thì không. Thật tự nhiên khi hy vọng cái cành khẳng khiu đáng thương trong góc vườn, cái thứ đang chật vật để theo kịp những cây trồng khác, sẽ sớm trở thành một khoản đầu tư thành công. Tuy nhiên, như chúng ta đã tìm hiểu, thị trường không quan tâm bạn hy vọng những gì. Thị trường chứng khoán là một sàn đấu giá, hành động giá của nó cho bạn biết rằng một hoặc nhiều cổ phiếu của bạn là món hàng khiếm khuyết. Giờ đây bạn phải chấp nhận thực tế đó, hành động theo thực tế và bước tiếp. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể giữ cho danh mục đầu tư của mình khỏe mạnh và luôn nở rộ với những cổ phiếu chiến thắng.
Các thương gia thông thái cũng tiến hành công việc kinh doanh của họ theo cách nói trên. Nếu một loại hàng hóa ế ẩm, họ sẽ hạ giá để có thể nhanh chóng bán chúng đi rồi bỏ tiền vào các loại hàng hóa đang có nhu cầu nhiều hơn. “Hàng hóa” bạn sở hữu cũng cần được giám sát như thế. Bạn nên kiểm tra hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm, để danh mục đầu tư không có những khoản thua lỗ. Làm như vậy giúp bạn thoát khỏi tình trạng thua lỗ triền miên. Bạn không bao giờ nên có một khoản thua lỗ dài hạn trong tài khoản.
Theo thời gian, bạn sẽ biết rằng chỉ 1 hoặc 2 trong số 10 cổ phiếu bạn mua thực sự nổi bật và có khả năng tăng gấp đôi, gấp ba hoặc hơn thế nữa. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhận biết được những cổ phiếu này khi bạn nhìn thấy chúng. Có một phương pháp là theo dõi cẩn thận cách cổ phiếu hoạt động trong giai đoạn đầu tăng giá. Những cổ phiếu có tiềm năng chiến thắng lớn, sau khi phá vỡ thoát khỏi các nền giá hình thành thích hợp, sẽ bắn vọt từ 20% trở lên trong 1 hoặc 2 hoặc 3 tuần. Khi điều đó xảy ra với cổ phiếu mà tôi vừa mua, tôi luôn đặt nó sang một bên và nắm giữ lâu hơn. Nói cách khác, cổ phiếu đó trở thành ngoại lệ, không áp dụng quy tắc bán và thu lợi nhuận ở mức 20 – 25%. Chẳng có gì tệ hơn việc sở hữu một “phiên bản tiếp theo” của siêu cổ phiếu như Microsoft hay Apple nhưng lại bán nó với mức lợi nhuận 20 hoặc 30%, rồi đau đớn nhìn nó tăng gấp đôi hoặc gấp ba sau đó. Bán quá sớm siêu cổ phiếu luôn khiến nhà đầu tư đau khổ.
Một chìa khóa khác để quản lý danh mục đầu tư hiệu quả cao là hiểu được mục tiêu của bạn trên thị trường không chỉ là đúng, mà là kiếm được số tiền lớn khi đúng. Để kiếm được số tiền lớn, bạn cần đầu tư tập trung và sáng suốt, mua theo phương pháp trung bình giá lên đúng đắn, thay vì đa dạng hóa vào một danh mục dài dằng dặc và khó quản lý.
Hầu như tất cả mọi người đều như bị tẩy não khi tin rằng đa dạng hóa vào một danh mục rộng, tức là chia lẻ tiền vào nhiều cổ phiếu thay vì một số ít, là bí quyết để đầu tư an toàn và thận trọng. Nhưng điều này chỉ đúng một phần. Đúng vậy, càng đa dạng hóa danh mục đầu tư, bạn càng có ít rủi ro trong bất kỳ một loại cổ phiếu nào. Nhưng cách này không thể bảo vệ bạn khỏi những đợt điều chỉnh đáng kể của thị trường chung, và chắc chắn bạn chưa nghĩ đến việc cần phải kiếm được số tiền lớn khi bạn đúng.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, theo như tôi nghĩ, chỉ là cách phòng ngừa rủi ro cho những người thiếu kiến thức. Bạn không chắc mình nên sở hữu những cổ phiếu nào, vì vậy bạn mua rất nhiều cổ phiếu khác nhau, đều là những cổ phiếu mà bạn không biết nhiều về chúng. Bằng cách đó, những vị thế sai sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bạn như khi bạn đầu tư tập trung hơn.
Nếu bạn muốn đa dạng hóa để phòng ngừa rủi ro, có một cách tốt hơn nhiều. Khi quyết định số tiền phải đầu tư, hãy luôn đặt ra giới hạn nghiêm ngặt cho số lượng cổ phiếu bạn sẽ sở hữu trong danh mục đầu tư của mình. Sau đó, thực thi giới hạn đó bằng cách từ chối mua thêm loại cổ phiếu mới cho đến khi bạn đã bán đi một cổ phiếu trong danh mục. Nếu đã quyết định sở hữu không quá 10 cổ phiếu và bạn muốn thực hiện một giao dịch mua mới, bạn nên buộc mình phải bán những cổ phiếu kém hấp dẫn nhất trong số 10 cổ phiếu bạn có và sử dụng số tiền thu được để mua mới. Nếu không đặt giới hạn, bạn sẽ thấy rằng mặc dù chỉ dự định sở hữu 10 cổ phiếu, nhưng cuối cùng bạn sẽ có 15, 20 rồi 25 cổ phiếu. Và trước khi nhận ra, bạn đã có đầy rẫy những khóm cỏ dại trong vườn hoa của mình.
Không ai có thể hiểu cặn kẽ và theo dõi sát một loạt vài chục cổ phiếu. Qua nhiều năm, tôi nhận thấy tốt hơn hết bạn nên cho tất cả trứng vào một vài chiếc giỏ và sau đó quan sát những chiếc giỏ đó thật kỹ, biết rõ những cổ phiếu nào trong số chúng đang tiến bước, và những cổ phiếu nào đang lùi bước.
Nếu tôi chỉ sở hữu bốn cổ phiếu và thị trường chung bắt đầu đi vào một đợt suy giảm quan trọng, tôi có thể sẽ bán một trong bốn cổ phiếu vì một quy tắc bán nào đó bị kích hoạt, như quy tắc đỉnh cao trào cổ điển, hoặc quy tắc chốt lãi ở mức 20 đến 25%, hoặc quy tắc cắt lỗ. Một cổ phiếu khác có thể đã được bán vì tôi không thích cách thị trường chung hoạt động, ví dụ thị trường có quá nhiều ngày phân phối với khối lượng cao. Bằng việc bán ra 2 cổ phiếu, tôi đã có 50% tiền mặt trên con đường bảo vệ bản thân bằng cách mua bảo hiểm để tránh khả năng thị trường mất giá nghiêm trọng. Sở hữu đến cả chục cổ phiếu sẽ khiến bạn khó hành động hơn rất nhiều. Về lâu dài, bạn cần phải thực hành thói quen chỉ sở hữu 4-6 cổ phiếu tốt nhất mà thôi.
Nếu tôi rải tiền vào 50 cổ phiếu, khi thị trường quay đầu đi xuống, việc bán một hoặc hai cổ phiếu sẽ không giúp tôi bảo vệ được gì cả. Tôi hầu như vẫn đầu tư toàn bộ giá trị tài sản ròng, và sẽ phải hứng chịu toàn bộ tác động từ sự sụt giảm của thị trường chung. Hãy nhớ rằng: khi thị trường đi xuống, ba trong số bốn cổ phiếu của bạn sẽ đi xuống theo thị trường. Các nghiên cứu toàn diện lịch sử thị trường cũng cho thấy rằng nhiều cổ phiếu khi đã trải qua một đợt sụt giảm nghiêm trọng sẽ không tăng trở lại. Do đó, một nhà đầu tư có danh mục đầu tư đa dạng hóa rộng có thể kết thúc với nhiều cổ phiếu có thể từng là cổ phiếu dẫn đầu trong quá khứ, nhưng hiện tại đã trở nên lỗi thời, không còn được thị trường quan tâm. Các khoản nắm giữ này có thể bào mòn tài khoản trong nhiều năm, làm loãng hiệu suất đầu tư tổng thể mà một nhà đầu tư có thể đạt được.
Bạn cũng có thể đa dạng hóa khôn ngoan hơn bằng cách xây dựng các vị thế cổ phiếu của mình một cách thận trọng và có cân nhắc hơn. Đừng bao giờ đặt cược toàn bộ tiền vào một quyết định. Thay vào đó, hãy buộc bản thân phải thực hiện xây dựng vị thế từng phần theo thời gian, và chỉ mua thêm vị thế sau khi các khoản nắm giữ khác trong danh mục đầu tư của bạn bắt đầu có tiến triển. Bằng cách này, bạn đang đa dạng hóa theo thời gian và chỉ mua thêm khi mọi thứ diễn ra theo ý bạn. Nếu không, chẳng có lý do gì để tiếp tục bỏ thêm tiền! Bạn không bao giờ nên đầu tư toàn bộ tiền cho đến khi bạn đang kiếm được lợi nhuận và nhìn thấy một số cổ phiếu bạn sở hữu tiến bước.
Giả sử bạn có 1 tỷ đồng và quyết định bỏ phần tiền bằng nhau vào không quá 5 cổ phiếu, tức là mỗi cổ phiếu sẽ đầu tư 200 triệu. Bạn không cần giải ngân toàn bộ 200 triệu trong lần đầu tiên mua mỗi cổ phiếu. Bạn có thể giải ngân một nửa số tiền, và sau đó nếu 100 triệu ban đầu bắt đầu cho thấy hiệu quả, hãy từ từ giải ngân bổ sung số tiền còn lại cho đến khi đạt được vị thế đầy đủ 200 triệu.
Nếu bạn bán các cổ phiếu hoạt động kém nhất của mình khi thực hiện quản trị danh mục đầu tư, một phần tiền đó có thể được chuyển không chỉ vào các vị thế mới mà còn vào các cổ phiếu tốt hơn mà bạn sở hữu, nếu chúng đang ở các điểm mua mới. Theo thời gian, bạn sẽ thấy rằng danh mục đầu tư đa dạng gồm 10 cổ phiếu sẽ được xén bớt lại thành 6, 7 hoặc 8 cổ phiếu. Danh mục đầu tư của bạn vẫn đa dạng, nhưng sẽ mạnh hơn vì bạn chuyển tiền từ những cổ phiếu hoạt động kém hơn sang những lựa chọn tốt hơn. Tôi gọi đây là phương pháp “vỗ béo ép buộc”. (Thông thường, tỷ lệ tốt nhất là 25% tổng tài khoản cho một vị thế, có nghĩa sở hữu 4 cổ phiếu là tốt nhất, vừa đủ để tập trung lớn để kiếm được nhiều khi đúng, vừa đủ để tránh những khoản lỗ lớn khi bạn không may chọn sai).
Chính thị trường sẽ giúp bạn trong quá trình này bằng cách phân loại danh mục đầu tư của bạn và tách thóc (những cổ phiếu tăng giá) ra khỏi vỏ trấu (những cổ phiếu không tăng giá). Bạn chỉ cần đảm bảo bản thân không tranh cãi với các quyết định của thị trường.
Có một số cách để mua bổ sung các vị thế dài hạn. Nếu bạn là một nhà đầu tư rất thận trọng, bạn có thể chỉ mua một nửa trong những lần mua đầu tiên, sau đó chờ xem liệu chúng có tăng 20 đến 25% hay không. Nếu chúng tăng 20-25%, sau đó xây dựng những nền giá hoàn toàn mới có vẻ vững trãi, bạn có thể thực hiện mua lần thứ hai, với số lượng ít hơn một chút khi chúng phá vỡ từ nền giá đó.
Các nhà đầu tư năng động hơn nên bổ sung ngay lập tức các vị thế sau lần mua đầu tiên khi cổ phiếu tăng từ 2 đến 3% so với giá mua ban đầu. Chỉ cần đảm bảo bạn mua số lượng tiền ít hơn ở lần mua thứ hai, để không làm tăng giá vốn trung bình quá nhanh. Ví dụ: nếu mua ở mức 50, sau đó cổ phiếu tăng lên 51, bạn có thể tiếp tục mua thêm, lý do chỉ đơn giản vì nó đã tăng lên 51, là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang đi đúng hướng. Nếu bạn đã mua 10.000 cổ phiếu ở lần mua đầu tiên, bạn có thể mua 6.500 cổ phiếu lần thứ hai, để giải ngân thêm một ít tiền vào một vị thế có thể đúng, số lượng ít hơn lần mua đầu. Lần mua thứ hai của tôi hầu như luôn diễn ra một cách tự động và được thực hiện ngay khi giá tăng 2 đến 3 % so với giá mua ở lần mua đầu tiên. Bằng cách đó, tôi sẽ không bao giờ bỏ lỡ việc mua thêm một cổ phiếu có tiềm năng chiến thắng. Lần mua thứ ba có thể được thực hiện sau đó với số lượng 3.500 cổ phiếu khi giá tăng lên mức 52. Nhưng đừng mua bình quân giá lên kiểu kim tự tháp nếu giá đã vượt quá 5% so với điểm mua đúng của bạn là 50. Trong trường hợp này, đừng mua khi cổ phiếu đã tăng quá 52,5 nếu không bạn sẽ có nguy cơ bị gia tăng rủi ro trong đợt giảm giá tự nhiên kế tiếp, là điều thường xuyên xảy ra.
Nếu sau lần mua đầu tiên tại mức 50, giá nhanh chóng giảm xuống còn 48, hãy bỏ nó lại đó. Đừng mua thêm với lý do cổ phiếu đang rẻ hơn. Làm như vậy có nghĩa là bạn đang tranh cãi với thị trường, bạn tuyên bố rằng thị trường đang sai. Như tôi đã nói trước đây, chống lại thị trường là hành động dại dột, tiềm ẩn nguy hiểm.
Sẽ luôn có những trường hợp cổ phiếu tăng từ 50 lên 51, sau đó lao dốc rồi cuối cùng sụp đổ. Nhưng đó chỉ là thiểu số, còn xét về lâu dài, phương pháp mua thêm vị thế ở cổ phiếu tăng giá có hiệu quả tốt hơn, giúp bạn đầu tư nhiều tiền hơn vào những cổ phiếu bạn có thể đúng, và đầu tư ít tiền hơn vào những cổ phiếu có thể sai. Hãy luôn tăng thêm tiền cho những cổ phiếu hiệu quả và cắt giảm những cổ phiếu không hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp mua kim tự tháp chỉ áp dụng trong thị trường bò tót. Phương pháp này hoàn toàn không hoạt động tốt trong thị trường gấu, vì trong thị trường gấu hầu như mọi điểm mua phá vỡ hay những đợt phục hồi đều thất bại.
Trong thị trường gấu, bạn chủ yếu nên giữ tiền mặt. Khi xu hướng tăng được xác nhận, hãy quay lại thị trường bằng cách giải ngân từng phần, và nếu những lần đầu giải ngân hiệu quả bạn mới giải ngân tiếp. Nếu giải ngân một vài lần đầu mà bị thua lỗ, các quy tắc bán dừng lỗ sẽ đẩy bạn ra mà không phải chịu tổn hại lớn.
Có một điều khác cần cân nhắc khi quản lý danh mục đầu tư, đó là bạn nên dành bao nhiêu tỷ trọng cho cổ phiếu trong một nhóm ngành hoặc một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, tỷ trọng bao nhiêu cho cổ phiếu ngành công nghệ, bao nhiêu cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bao nhiêu cho bán lẻ? Bạn không nên đầu tư quá nhiều vào bất kỳ nhóm nào, bởi vì bạn sẽ bị tổn thương nếu nhóm đó đột nhiên không còn được ưa chuộng hay bị điều chỉnh mạnh. Giống như việc xác định số lượng cổ phiếu riêng lẻ bạn sẽ sở hữu trong danh mục đầu tư của mình, bạn nên đặt giới hạn về tỷ trọng đầu tư vào một ngành đơn lẻ.
Giới hạn của tôi là khá cao từ 50% đến 60% cho một ngành. Nhưng tôi là người đã có kinh nghiệm đầu tư nhiều năm. Hầu hết mọi người có lẽ nên đặt giới hạn thấp hơn. Tôi biết bạn đang nghĩ gì: việc phân bổ vốn vào nhiều nhóm ngành thế này là đi ngược lại với khái niệm về đầu tư tập trung mà chúng ta mới nói vài phút trước, vốn là chìa khóa để kiếm tiền lớn khi bạn đúng. Và thực sự là như vậy. Nhưng ở đây, tôi nói một lần nữa, bạn có thể đưa ra các ngoại lệ nếu bạn có kinh nghiệm, biết mình đang làm gì và luôn sẵn sàng thực hiện các kỷ luật bán nghiêm ngặt để bảo vệ bản thân.
Nếu bạn sở hữu những cổ phiếu tốt nhất trong nhóm ngành tốt nhất và nếu bạn là người đi đầu với một khoản tiền lãi ngọt ngào trong những cổ phiếu đó, thì không có gì sai khi nâng tỷ trọng lên 50% hoặc 60% trong một lĩnh vực. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không thể xử lý được khi đầu tư tập trung nhiều như vậy vào một nhóm ngành. Bạn phải nhanh chân vì về cơ bản bạn có nhiều rủi ro hơn. Bởi vậy, tỷ trọng đầu tư giới hạn điển hình cho một ngành có lẽ nên là 25 đến 30%. Bạn có thể bị tổn thương nặng nếu đầu tư quá tập trung vào một lĩnh vực, hoặc tệ hơn nữa là sở hữu chúng bằng tiền vay ký quỹ.
Một nguyên tắc đã được đề cập là: đừng bao giờ mua trung bình giá xuống với bất kỳ cổ phiếu nào trong danh mục đầu tư của bạn. Nếu bạn mua một cổ phiếu với giá 50 và nó giảm về 45, đừng bao giờ mua thêm. Vâng, đôi khi bạn sẽ tháo chạy khỏi cổ phiếu này, nhưng thỉnh thoảng bạn sẽ mua thêm để trung bình giá xuống. Về lâu dài, cách mua trung bình giá xuống này sẽ chống lại bạn, và bị tổn thương nặng nề chỉ là điều sớm muộn.
Hãy cảnh giác với bất kỳ nhà môi giới nào khuyên bạn mua thêm một cổ phiếu đã giảm giá so với giá mua ban đầu; về bản chất, nhà môi giới này đang bảo bạn ném tiền qua cửa sổ. Hãy tìm một nhà môi giới khác thông minh hơn. Ở đây, một lần nữa, bản chất con người đang chi phối cuộc chơi. Sẽ dễ dàng hơn khi nói với bạn rằng cổ phiếu mà họ đã giới thiệu giờ đây là một món hàng thậm chí còn tốt hơn để mua, vì giá rẻ hơn, trong khi đáng ra họ phải thừa nhận sai lầm và khuyên bạn phải bán để cắt lỗ. Ngay cả những người môi giới biết rõ điều này cũng sẽ gặp khó khăn khi nói ra, vì đó là điều cuối cùng mà khách hàng của họ muốn nghe. Các chuyên gia giỏi nhất đều mua trung bình giá lên, chứ không mua trung bình giá xuống.
Đừng bao giờ mua một cổ phiếu trên đường đi xuống, đừng bao giờ trung bình giá xuống. Hãy nhanh chóng cắt bỏ tất cả các vị thế thua lỗ… Nếu không, bạn hoàn toàn có thể lỗ nặng với tỷ lệ mất mát có thể lên tới 50-90%.
Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa trung bình giá xuống với việc mua gia tăng các cổ phiếu trong những lần kéo ngược sau khi chúng đã tăng lên một chút. Ví dụ, bạn mua một cổ phiếu khi nó rời khỏi nền giá thích hợp tại mức 50, sau đó cổ phiếu tăng lên, chẳng hạn như mức 57, rồi kéo ngược trở lại mức 53 hoặc 54, về đường trung bình động 10 tuần, kế đó cổ phiểu bật tăng lên từ đường 10 tuần với khối lượng tăng mạnh mẽ, bạn mua thêm ngay tại thời điểm này. Cách mua thêm này là trung bình giá lên chứ không phải là trung bình giá xuống (lần mua đầu tiên của bạn là 50). Chỉ cần nhớ rằng: không bao giờ bỏ thêm nhiều tiền hơn vào thứ gì đó trừ khi khoản tiền đầu tiên có hiệu quả. Nói chung, bạn có thể mua gia tăng tỷ trọng một công ty dẫn đầu thị trường xuất sắc trong hai lần kéo ngược đầu tiên về đường trung bình động 10 tuần, sau khi đã mua tại điểm mua phá vỡ nền giá.
Một nguyên tắc chắc chắn khác để quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp là tránh những cổ phiếu được bán với giá rất thấp hoặc được giao dịch với thanh khoản rất mỏng (khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày thấp). Luôn có những trường hợp ngoại lệ, nhưng theo nguyên tắc chung, mọi thứ đều được bán đúng với giá trị của nó vào thời điểm đó. Một cổ phiếu đang giao dịch ở mức 20 đáng giá 20, một cổ phiếu giao dịch ở giá 10 đáng giá 10, và một cổ phiếu đang giao dịch ở giá 5 đáng giá 5. Xác suất để hầu hết các cổ phiếu giá rẻ đang được bán ở mức 2 hoặc 5 tăng giá lên rất nhiều là thấp. Nó giảm về mức giá đó vì có gì đó không ổn với nó ngay từ đầu. Ngược lại, cổ phiếu đang giao dịch ở giá 50, 75 hoặc 100 được bán ở mức giá đó vì nó thành công hơn. Và trong điều kiện thị trường bò tót, khả năng để những cổ phiếu này tiếp tục tăng giá là cao hơn.
Thông thường, các tổ chức lớn không thể xây dựng những vị thế hàng triệu cổ phần trong các cổ phiếu giá 2. Họ có tổng số tiền lớn để đầu tư, và họ không thích tham gia vào các cổ phiếu chất lượng thấp hơn, là những cổ phiếu có tính thị trường kém và có mức bảo trợ của các tổ chức thấp. Nếu bạn sở hữu một cổ phiếu trị giá 2 hoặc 5, bạn sẽ bán nó cho ai khi có sự cố? Không có nhiều tay chơi chuyên nghiệp xung quanh sẵn sàng mua những cổ phiếu trong danh mục đó. Những gì bạn muốn đằng sau các công ty của mình là hoạt động mua của những thế lực chuyên nghiệp quy mô lớn, có hiểu biết và có sự bảo trợ mạnh mẽ bởi các tổ chức. Và bạn sẽ nhận được điều đó chủ yếu trong các cổ phiếu chất lượng cao, được định giá cao hơn. Bạn phải tìm kiếm công ty tốt nhất trong một ngành, chứ không phải công ty tệ nhất.
Nhiều người có kinh nghiệm lâu năm đặt ra quy tắc không bao giờ mua cổ phiếu dưới 20. Bạn hoàn toàn có thể mua cả các cổ phiếu giá dưới 10, nhưng đòi hỏi phải thẩm định kỹ càng, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Nhìn chung, nên tránh những cổ phiếu chất lượng thấp, giá rẻ. Việc loại bỏ các cổ phiếu giá thấp giúp bạn tiết kiệm thời gian quý báu khi kiểm tra các danh sách các cổ phiếu chính quan trọng hơn.
Bản tính con người khiến bạn cho rằng nếu giao dịch cổ phiếu giá thấp bạn có thể mua nhiều cổ phiếu hơn và kiếm được nhiều tiền nhanh chóng. Hầu hết các nhà đầu tư nghiệp dư hoặc các nhà đầu tư mới đều nghĩ theo cách này. Nhưng suy nghĩ này chỉ đơn giản là không đúng sự thật. Những gì bạn thực sự đang giao dịch là những cổ phiếu mang tính đầu cơ cao, không có nội tại vững vàng, và ít khi có sự bảo trợ của các tổ chức. Vì vậy, xác suất để bạn đầu tư thành công bền vững dài hạn là thấp hơn, và nguy cơ thua lỗ lớn cao hơn. Tôi đã thấy nhiều người thông minh, nhưng sự thông minh của họ không giúp họ nhận ra hoặc phá vỡ thói quen cờ bạc tồi tệ này.
Đừng nghĩ về số lượng cổ phiếu bạn có thể mua, mà hãy nghĩ: “Tôi có rất nhiều tiền để đầu tư, và tôi sẽ đặt số tiền đó vào những khoản đầu tư tốt nhất mà tôi có thể tìm thấy.” Các khoản đầu tư tốt nhất thường không có giá dưới mệnh giá, chính xác là thường không dưới 20. Và nếu đã không mua cổ phiếu giá 5, bạn chắc chắn nên tránh đầu tư những cổ phiếu giá thấp hơn. Chúng thậm chí còn rất rất rất tệ.
Hãy đầu tư số tiền mồ hôi nước mắt của bạn vào những cổ phiếu tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy, với bất kỳ số lượng cổ phần nào bạn có thể mua được. Nếu bạn chỉ đủ tiền để mua 100 hoặc 200 cổ phần, hãy cứ mua chừng đó.
Bạn cũng không cần nhiều tiền để bắt đầu tham gia thị trường. Theo thời gian, bạn có thể bỏ thêm vốn vào những khoản đầu tư của mình, giống như khi gửi tiết kiệm. Và khi bạn học được cách đầu tư tốt hơn thông qua đọc và nghiên cứu, tiền vốn của bạn sẽ tăng lên theo thời gian. Tôi cũng khuyên bạn không nên cố gắng làm giàu nhanh chóng bằng cách giao dịch vô độ chứng quyền hoặc hợp đồng phái sinh. Những công cụ này có đòn bẩy quá cao, và việc chú trọng quá mức hoặc giao dịch vô tội vạ những thứ này sẽ dẫn đến nguy cơ thua lỗ lớn.
Một khái niệm quan trọng khác được quảng bá rộng rãi, tương tự như đa dạng hóa danh mục đầu tư, gọi là phân bổ tài sản. Cách làm này thoạt nghe có vẻ mang lại sự an toàn và thận trọng, nhưng thực tế không thể tạo cho bạn được mức lợi nhuận tối ưu, nên không thể coi là một cách để quản trị danh mục đầu tư. Đúng vậy, mọi người đều phải xác định rõ họ cần chi bao nhiêu tiền cho cuộc sống, bao nhiêu cho những trường hợp khẩn cấp, cần tiết kiệm bao nhiêu và sẽ đầu tư bao nhiêu. Và sau đó, từ “ổ trứng” dùng để đầu tư này, họ lại phải tính toán bao nhiêu sẽ đầu tư vào cổ phiếu.
Nhưng nhiều nhà đầu tư, với sự thúc giục của các cố vấn tài chính, đã đi quá xa. Họ sẽ xác định tỷ lệ bao nhiêu phần trăm vốn đầu tư được phân bổ cho cổ phiếu thường, bao nhiêu cho trái phiếu, bao nhiêu cho cổ phiếu quốc tế, bao nhiêu cho vàng, vân vân và vân vân. Ở đây, một lần nữa, mục đích lại là đa dạng hóa rộng: bạn càng đầu tư vào nhiều loại tài sản, bạn càng an toàn. Nếu bạn là người rất, rất thận trọng, thì điều này có giá trị. Nhưng phân bổ tài sản theo cách này chắc chắn dẫn đến một cái kết tất yếu là hiệu quả sinh lời tổng thể rất tầm thường. Nếu bạn sử dụng các quy tắc bán đã được thực tế chứng minh để giảm rủi ro cho danh mục đầu tư ở những thời điểm thích hợp, tôi thấy có rất ít lý do để phân bổ vốn đầu tư vào các trái phiếu doanh nghiệp hoặc các quỹ trái phiếu.
Phân bổ tài sản chắc chắn phải có, miễn là giới hạn chủ yếu ở các cổ phiếu phổ thông và tiền mặt. Nói cách khác, phân bổ tài sản phải thực hiện một cách đơn giản. Bạn có được sự bảo vệ trong giai đoạn thị trường xấu nhờ bán cổ phiếu phổ thông và chuyển trở lại tiền mặt. Sự bảo vệ không đến từ việc giảm tỷ trọng từ 55% cổ phiếu xuống 50% và tăng vị thế trái phiếu lên 5 hoặc 10%. Các nhà đầu tư theo chiến lược phân bổ tài sản cũng có thể gặp rủi ro từ việc tăng hoặc giảm phân bổ quá muộn hoặc sai thời điểm. Bên cạnh đó, phân bổ không đảm bảo chống lại thua lỗ trong thị trường gấu: nếu bạn đang sở hữu 70% cổ phiếu, bạn cắt giảm phân bổ xuống còn 60%, và bạn đang ở trong một thị trường gấu khủng khiếp, bạn vẫn có thể thua lỗ nặng nề, bởi vì tỷ trọng thay đổi là quá nhỏ để tạo ra sự khác biệt đáng kể. Các nhà đầu tư cũng có thể sai lầm khi giảm phân bổ vốn đầu tư vào cuối thị trường gấu, rồi chuyển nhiều tiền hơn vào trái phiếu, sau đó không quay trở lại cổ phiếu kịp thời khi thị trường chắc chắn đã chạm đáy và bắt đầu một xu hướng tăng mới. Do đó, một nhà phân bổ phải đưa ra hai quyết định chính xác: khi nào lùi bước và khi nào trở lại.
Hơn nữa, một số khoản đầu tư có thể hoạt động kém hiệu quả ngay cả trong thời kỳ thị trường chứng khoán tăng giá. Ví dụ như Vàng, vàng là thứ sẽ chẳng đi đến đâu trong nhiều năm thị trường chứng khoán bùng nổ, vàng chỉ tạo được một đợt tăng giá mạnh khi thị trường gấu ngắn ngủi dịch chuyển, sau đó nằm im, và người ta lại biện minh rằng đây là loại tài sản phải sở hữu lâu dài.
Cũng giống như đa dạng hóa, phân bổ tài sản quá mức là cách phòng ngừa rủi ro của những người thiếu hiểu biết. Trong trường hợp này là sự thiếu hiểu biết về cách đầu tư đúng đắn. Nhưng nó cung cấp cho một số nhà cố vấn tài chính lý do để thực hiện các điều chỉnh trong tài khoản với hy vọng cải thiện kết quả hoặc bảo vệ thành quả, và lý do này được người ta chấp nhận rộng rãi. Việc phân bổ tài sản mà họ đề xuất có luôn mang lại hiệu quả cho hầu hết các nhà đầu tư hay không phụ thuộc vào kinh nghiệm thực tế của người cố vấn được công ty tư vấn đầu tư tuyển dụng.
Tuy nhiên, đừng nhẫm lẫn, quản lý một danh mục cổ phiếu phổ thông với tính tập trung cao hơn đòi hỏi phải có kỷ luật và kỹ năng. Bạn phải giữ tỷ lệ lãi/lỗ ở mức 3 trên 1 bằng cách cắt lỗ ở mức 7% đến 8%, và thường xuyên chốt lãi một số vị thế sinh lời ở mức 20% đến 25%, đồng thời phải nhận ra và nắm giữ một số cổ phiếu chiến thắng thực sự trong thời gian lâu hơn theo quy tắc 8 tuần. Thực hiện được những quy tắc này đòi hỏi bạn phải kiên trì. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ bị thua lỗ, và cổ phiếu đột ngột giảm 15% hoặc 20% so với giá vốn, trong khi thị trường chung không có sự điều chỉnh nào đáng kể và các cổ phiếu dẫn dắt vẫn giao dịch bình thường. Khi điều này xảy ra, không có sự tác động của thii trường chung, thì việc bán cổ phiếu đó càng trở nên cấp bách hơn. Sự đổ vỡ quá mức và bất ngờ dẫn đến tỷ lệ thua lỗ bất thường có thể báo hiệu công ty đó có lẽ đang gặp rắc rối thực sự nghiêm trọng, và bạn đã mắc vào một cái bẫy.
Tôi đề cập đến điều này bởi vì một khi nó xảy ra, nhiều người bị cóng tâm lý. Họ quyết định sẽ đợi cổ phiếu tăng trở lại để có thể bán tại nơi đáng lẽ họ phải bán ngay từ đầu. Hoặc họ sẽ nghĩ cổ phiếu đã xuống quá nhiều nên không thể giảm được nữa, hoặc sự mất mát xảy ra quá nhanh và quá lớn khiến họ không muốn chấp nhận. Dù thế nào đi nữa, họ cũng không hiểu được sự thật là cổ phiếu càng giảm nhiều bao nhiêu, thì càng có nhiều lý do để bán trước khi nó gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn nữa. Một ngọn lửa trại nhỏ nếu không được dập tắt có thể trở thành một trận cháy rừng tàn khốc.
Có một điểm nữa cần chú ý. Đó là mỗi khi bạn quyết định mua hoặc bán một cổ phiếu, hãy thực hiện theo giá thị trường, nghĩa là mua hoặc bán với bất kỳ giá nào mà cổ phiếu đang giao dịch vào thời điểm đó. Nếu sử dụng lệnh giới hạn ấn định giá bán hoặc giá mua ở một mức cụ thể, sẽ có ngày bạn bị bỏ rơi, tức là không khớp được lệnh, và do đó không thoát được khỏi thứ bạn muốn bán hoặc không sở hữu được cổ phiếu bạn muốn mua. Bạn không đầu tư để vắt lấy từng giọt lãi nhỏ nhoi. Bạn đang đầu tư để kỳ vọng mức lãi tiềm năng lớn hơn thế nhiều.
Trung thực, đạo đức và khiêm tốn là những phẩm chất quan trọng hơn nhiều đối với nhà đầu tư thành công. Cái tôi lớn hay chỉ số IQ cao chẳng giúp ích được gì. Bạn phải luôn sẵn sàng phân tích, thảo luận và thừa nhận nhiều sai lầm của mình trên thị trường. Đó thực sự là cách tất cả chúng ta học hỏi và thông minh hơn. Đó cũng có thể là lý do tại sao phụ nữ đầu tư tốt như nam giới, hoặc đôi khi tốt hơn cả nam giới. Họ dường như ít bướng bỉnh hơn, cái tôi nhỏ hơn, và dễ tiếp thu hơn khi đọc và học các phương pháp đầu tư đúng đắn hơn.
Sau nhiều năm, tôi đã kết luận rằng lựa chọn cổ phiếu thành công phụ thuộc 60 đến 65% vào sự hiểu biết mọi yếu tố cơ bản chủ chốt về một công ty và ngành của nó, 35 đến 40% phụ thuộc vào hiểu biết về biểu đồ và hành động thị trường. Tất cả những cổ phiếu chiến thắng tốt nhất của tôi trong những năm qua đều có sự gia tăng lớn về lợi nhuận và doanh số bán hàng, biên lợi nhuận mạnh mẽ, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao. Vào thời điểm đó, chúng là những công ty hàng đầu trong ngành theo các phép đo cơ bản đó, và hầu như tất cả đều được bán với tỷ lệ PE cao hơn bình thường. Ban đầu tôi có thể bị biểu đồ hoặc hành động thị trường của nhiều cổ phiếu trong số chúng thu hút, nhưng chúng sẽ không bao giờ hoạt động tốt như vậy nếu không sở hữu các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ cần thiết, sự bảo trợ của tổ chức và các sản phẩm hoặc dịch vụ mới mang tính cách mạng.
Mọi nỗ lực và cố gắng mà bạn bỏ ra đều sẽ luôn được đền đáp. Tất cả những chi tiết quan trọng bạn học được bằng cách nghiên cứu và quan sát lặp đi lặp lại sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng, tạo ra sự thành công khác biệt trong thế giới đầu tư.
Khi đã lựa chọn đúng cổ phiếu và xác định đúng thời điểm mua, bạn sẽ thấy cổ phiếu của mình tăng ngay sau lần mua ban đầu, cung cấp cho bạn tấm đệm. Một tấm đệm tốt cho phép bạn có lợi nhuận để thực hiện một vài lần mua tiếp theo sau lần mua đầu tiên.
Để trở thành một nhà đầu tư thành công, bạn cần phải làm bài tập về nhà và đánh giá càng nhiều thông tin liên quan càng tốt. Bằng cách đó, bạn sẽ tự tin hơn vào khả năng của chính mình, và bạn sẽ không còn bị dao động bởi ý kiến của người khác, bất kể những ý kiến đó đanh thép hay được chấp nhận rộng rãi như thế nào, bất kể nó đến từ từ nguồn hoặc phương tiện nào .
Sẽ có hàng chục cổ phiếu dẫn dắt thị trường mới tuyệt vời trong mọi thị trường bò tót trong tương lai. Cơ hội sẽ là không giới hạn, nhưng tất cả đều phụ thuộc vào bạn. Nắm bắt được các cơ hội đó không phải là dễ dàng, bởi vì bạn cần phải đọc đi đọc lại để hiểu được tất cả. Lặp đi lặp lại là cách bạn học bất kỳ kỹ năng mới nào – và đầu tư thành công là kỹ năng bạn có thể học nếu bạn có mong muốn cháy bỏng cho đến khi bạn thành công. Chứng khoán thực sự là vùng đất của cơ hội cho tất cả mọi người.
Nguồn: The Successful Investor - Nhà đầu tư thành công
Tôn Vận Tuyền là một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan và các con khi còn nhỏ “Các con thân mến, Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên ba nguyên tắc như sau :
- Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần, nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.
- Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu !
- Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.
Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :
-
Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con.
-
Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu ,bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý này, thì sau này trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập. Cựu thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuyền và phu nhân.
-
Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn.
-
Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi.
-
Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công.
-
Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại của cha sau này. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nửa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình.
-
Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ tín, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ tín với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử tốt với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với mình.
-
Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều này chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được.
-
Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân trọng khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu”.
xxx : lãi suất cao ngành bán lẻ không triển vọng, dân giờ thắt chặt chi tiêu.
Thường em hay nói : Hãy nói chuyện bằng con số (trong BCTC)
Đầu tư, đầu cơ : ĐỊNH TÍNH & ĐỊNH LƯỢNG
Định tính là cảm xúc yêu ghét, là cảm thấy, cảm nhận là nghe nói, nghe đồn… (có phần cảm tính, mù mờ)
Định lượng : Là nói chuyện bằng con số - chấm hết
Mở BCTC ra mà NÓI CHUYỆN VỚI NHAU BẰNG CON SỐ.
Nhưng em nghe ngoài chợ huyện người ta kháo nhau năm nay kinh tế khó khăn nên người ta không mua AI PHÔN bác ơi !
Ờ…
Niềm tin là một thứ gì đó rất xa xỉ ở cái thị trường này. Một nơi sục sôi tiền. Tôi thấu hiểu các bạn !
Niềm tin là một thứ gì đó xa xỉ giữa chợ người, chợ đời.
Ai rồi cũng sẽ khát !
Ai rồi cũng sẽ khác. Cả em - Em cũng vậy PET à.
Anh đừng tìm PET thú của anh ngày xưa nữa. PET thú của anh ngày xưa đã chết rồi.
Niềm tin là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ ở cái thị trường này. Một nơi sục sôi tiền. Tôi thấu hiểu các bạn !
Niềm tin là một thứ gì đó xa xỉ giữa chợ người, chợ đời.
SỰ BẤT ĐỘNG TRONG ĐẦU TƯ
Thị trường chứng khoán Việt có tổng cộng trên dưới 1500 công ty đang niêm yết.
Nhà đầu tư dài hạn hàng ngày rảo bước, tìm xem thử có bông hoa nào đẹp hơn bông hoa mình đang sở hữu hay không. Ngày qua ngày, công việc nhàm chán của anh ta vẫn cứ thế.
Mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi quí một ngôi sao mới ư? Doanh nghiệp không thể lớn nhanh như thế.
Warren nói rằng mỗi năm tìm được 1 cơ hội đầu tư mới đã là một sự thành công. Và nếu cổ đông thúc bách ông ta tìm hơn 1 thì ông ấy xin 2 năm tìm 1 cơ hội. Phố Wall kiếm tiền nhờ năng động, Berkshire kiếm tiền nhờ bất động.
Đừng quá lo lắng khi sở hữu cổ phiếu quá lâu và không tìm ra cơ hội mới. Bởi vì khi đó, chúng ta đã chọn cổ tốt nhất cho vườn hoa của mình. Việc còn lại là tiếp tục hoàn thiện bản thân, chờ đợi cho đến khi cơ hội tốt hơn ta đang nắm giữ xuất hiện.
Ngày mới đầu tư, tôi nghĩ rằng đầu tư cổ phiếu thì mua loại nào cũng được miễn là chúng tăng giá sau khi mua. Nhưng sau nhiều năm, nhận ra rằng nếu chỉ tăng giá mà không có cơ sở để mình tin tưởng vào nó thì sẽ không thể ôm được hàng qua những đợt rung lắc của bản thân cổ phiếu và những đợt rung lắc của thị trường chung, nên không thể lãi to được. Những trận thắng lớn trong nhiều năm qua đều nằm ở những siêu cổ phiếu tạo dựng cho tôi niềm tin lớn để có thể ôm chặt vị thế của mình.
Khí chất đầu tư sẽ quyết định vận mệnh của bạn có giàu có được hay không?
Thông minh, tài giỏi chỉ là tìm được ra mã tốt thế nhưng với khí chất thất thường thì không bao giờ cầm được 1 tháng, chính vì lý do đó mà việc phớt lờ được những rung động của TT mới là cái cần phải có của NĐT. Tất nhiên, mua Cổ là phải đứng trên giác độ mua DN dù là 1 phần rất nhỏ của DN thì mới thấu hiểu được hoạt động kinh doanh của DN mình sở hữu, khác hẳn quan điểm mua cổ phiếu là chờ ít ngày tới để bán.
“Bằng cách sở hữu những công ty tuyệt vời, bạn có thể quên đi mọi ồn ào và những biến động phi lý của thị trường - và từ từ trở nên giàu có.”
Francois Rochon
Đầu tiên bạn có đam mê, sau đó bạn có kỹ năng… rồi bạn có tiền !
Làm việc trên 1 và 2… rồi 3 tự động đến.
Mark Minervini
Khả năng tách mình ra khỏi đám đông. Tôi không biết khả năng đó là bẩm sinh ở mức độ nào hay học được ở mức độ nào. Nhưng đó là phẩm chất mà bạn cần có.
Warren Buffett
“Số tiền lớn không được tạo ra bằng cách mua những gì mọi người thích - chúng được tạo ra bằng cách mua những gì mọi người đánh giá thấp.”
Howard Marks
“Bạn phải tự nhủ: ‘Nếu tôi đúng, tôi sẽ kiếm được bao nhiêu? Nếu tôi sai, tôi sẽ mất bao nhiêu?’ Đó là tỷ lệ rủi ro/phần thưởng.”
Peter Lynch
Người có tiền hợp tác với người có kinh nghiệm. Thì kết quả là “Người có tiền thì có kinh nghiệm, còn người có kinh nghiệm thì có tiền”. Những người góp tiền giờ đã có kinh nghiệm rồi đó. Kinh nghiệm không phải là miễn phí.
Nhiều anh chị chat riêng với Chun tâm sự rằng, nhìn con PET tăng miệt mài mà anh/chị tiếc quá em à.
Anh chị có đọc được topic về PET thấy nó tốt nên mua vào vùng 12-13 mà bán non lúc nó lên 14-15 giờ nhìn nó phi mà tiếc quá…chỉ tại anh chị không đủ kiên nhẫn em à.
Chun mới nói với các anh/chị là không phải anh chị không đủ kiên nhẫn đâu mà:
Chun ngẫm kỹ rồi, anh chị không giữ được PET khi thị trường rung lắc dữ dội, khi báo chí đăng đủ thứ tin xấu xa bỉ ổi về con PET, rồi anh chị nghe người này người kia, room này room kia bảo là nó gãy trend rồi, chart xấu lắm rồi, rồi tin A, tin B này xấu lắm, nguy hiểm lắm nên bán sạch PET vì anh chị không có niềm tin vào PET. Niềm tin giữa người với người, niềm tin của nhà đầu tư vào một doanh nghiệp đầy triển vọng như PET với doanh thu 18.000 tỷ/năm trong khi vốn hóa chưa tới 2.000 tỷ. Còn tại sao không có niềm tin vào PET là do anh chị không hiểu về PET, không định giá được PET. Nói mãi thì lại phải quay về cái cơ bản nhất là: Tư duy, trình độ, kiến thức PHÂN TÍCH CƠ BẢN, ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP.
Nếu để chia sẻ vài dòng ngắn gọn cho người mới tham gia thị trường thì mình muốn nhắn gửi anh chị ý này :
Chỉ phân tích kỹ thuật thôi là không đủ để tồn tại trên thị trường này, mà cần phải biết biết phân tích cơ bản, đủ am hiểu sâu sắc để đọc và hiểu một BCTC căn bản nhất.
Lên rồi xuống, xuống chán lại lên, là sự vận động liên tục của thị trường, hãy nắm bắt các tín hiệu tạo đáy mà thị trường đưa ra để có phản ứng tốt nhất. Một lưu ý nhỏ cho các bạn từ kinh nghiệm của mình. Hãy lấy vĩ mô và nền tảng DN làm kim chỉ nam mới đi được đường dài và xa, còn kỹ thuật, chỉ như chiếc kính chiếu hậu nhìn ra đằng sau, không thể lái xe đường trường chỉ nhờ chiếc kính chiếu hậu.
Không phải mình chém gió ba hoa bốc phét, dạy đời gì đâu. Chỉ là sống lâu, chết nhiều, trả giá nhiều, trải nghiệm nhiều bài học đau đớn nên giờ mình khôn ra một tí thôi ạ.
Với lại nghề này, môn này không có lý thuyết được đâu, không có đốt cháy giai đoạn được đâu ạ, không có chuyện đi tắt đón đầu đâu ạ. Cũng không có chuyện đọc dăm ba cuốn sách, học vài khóa học ngắn hạn mà giỏi được, mà thấm được & miu sinh kiếm sống với nghề này được đâu ạ. Làm gì có chuyện đó. Nó cần thời gian và sự trải nghiệm sâu sắc ạ. Thường là 5 năm trở lên ạ. Cần trải qua ít nhất một chu kỳ của nền kinh tế, của thị trường ạ.
Không có bài học nào đáng giá bằng bài học thực tế trường đời ạ.
Phải trả giá, phải thua đau nhiều ván, nhiều năm tháng mới khôn ra một tí ạ.
Ở đời có những việc không khó nhưng bạn phải trải nghiệm. Chứng khoán cũng vậy, để biết đạo đức của chủ DN thì bạn phải tham gia thị trường 10-20 năm để biết quá khứ 10-15-20 năm trước chủ DN họ đã làm gì, đã từng đối xử với cổ đông ra sao. Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời. Lòng tham của con người là vô đáy.
Hoạt động đầu tư là một hoạt động dựa trên những phân tích kĩ lưỡng, phải đảm bảo sự an toàn vốn và hứa hẹn mức lợi nhuận đạt yêu cầu. Hành động nào không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên gọi là đầu cơ.
BẠN CÓ PHẢI LÀ MỘT NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH KHÔNG?
Hãy trả lời một câu hỏi quan trọng thiết yếu. Graham coi một nhà đầu tư “thông minh” là như thế nào?
Trong phiên bản đầu tiên của cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” Graham đã định nghĩa khái niệm này, và ông nói rõ là kiểu thông minh này không liên quan gì tới chỉ số IQ hay điểm thi SAT. Nó chỉ có nghĩa là bạn kiên nhẫn, kỷ luật, và ham học hỏi. Bạn cũng phải biết cách kiềm chế cảm xúc. Kiểu thông minh này, Graham giải thích là “phẩm chất của tính cách chứ không hẳn là của bộ não”.
Lời cuối, nhiều người sẽ cho rằng tôi đầu tư mà lúc nào cũng thận trọng, bảo thủ, định kiến đến nỗi nghi ngờ mọi thứ, kể cả những doanh nghiệp tên tuổi lẫy lừng vạn người mê. Song khi nhìn lại chặng đường 18 năm đầu tư của bản thân và chứng kiến những cú ngã ngựa đầy tức tưởi của những người từng được xem là cao thủ nhiều năm lăn lộn chứng trường. Điều đó khiến tôi nhớ đến câu châm ngôn nổi tiếng của triết gia Ralph Waldo Emerson: “Thật dễ dàng để sống theo quan điểm chung của xã hội. Cũng thật chẳng khó khăn gì để sống một cách cô độc theo chủ nghĩa cá nhân. Song một người vĩ đại là người mà ngay ở giữa đám đông, vẫn giữ được tư duy độc lập hoàn hảo của mình”.
Khi nhà đầu tư càng mua được giá thấp hơn so với giá trị thực của doanh nghiệp thì biên an toàn càng lớn. Nói cách khác là nhà đầu tư sẽ có khả năng mua cổ phiếu đó với giá đủ rẻ để không chịu một khoản lỗ nào, ngay cả sai khi đưa ra quyết định mua cổ phiếu này. Chiến lược của Phil Town là chờ đợi đến khi giá cả của doanh nghiệp tuyệt vời đó thấp hơn từ 25%-50% so với giá trị thực, ông sẽ bắt đầu mua tích trữ một cách tự tin. Giá càng điều chỉnh, ông lại càng hăng hái mua thêm.
Tất nhiên, việc thực hành các triết lý đầu tư là không hề đơn giản. Ngoài hiểu biết toàn diện về đánh giá doanh nghiệp, Phil Town chia sẻ nhà đầu tư cần có bản lĩnh vững vàng để giữ tâm trí mình độc lập trước hành động của đám đông. Đồng thời cũng cần tỉnh táo khi xem xét diễn biến của thị trường để vừa nắm bắt được tâm lý đại đa số đám đông, vừa kiểm soát được lý trí và kỉ luật của bản thân để sẵn sàng trước một phi vụ đang tới.
Khi bạn muốn rèn luyện làm sói thì không thể sinh hoạt như những chú cừu. Làm trader chuyên nghiệp phải trải qua sự nhàm chán, cô đơn thường xuyên đi ngược đám đông, của việc lặp đi lặp lại không còn cảm xúc. Và đặc biệt phải bước qua những ồn ào nhốn nháo của đám đông ngoài kia. Tôi rèn việc nhàm chán mỗi ngày.
Trong một buổi họp mặt cổ đông gần đây, một vị lãnh đạo lí trí đã phát biểu một câu chúng tôi cho là chí lí vô cùng: “Trong một môi trường đầu tư có integrity (đạo đức) kém thì ta không thể tin được ai cả. Nhất thiết ta phải biết kiểm soát các rủi ro.”
Nhìn đến tương lai:
Ở thời điểm hiện tại, trực giác của chúng tôi cho thấy rằng mức độ cạnh tranh (competition) ở lĩnh vực đầu tư chứng khoán dường như đang ở mức tối đa ! Việc lựa chọn một doanh nghiệp tuyệt vời, bán ở giá hấp dẫn là một thách thức không hề nhỏ: Những công ty tuyệt vời thì được định giá rất cao, những công ty định giá thấp thì cơ bản rất kém.
Vì vậy, đầu tư chứng khoán chưa bao giờ dễ dàng, nó đòi hỏi những con người với phẩm chất lí trí, kiên nhẫn, và biết cách tích lũy tiền nhàn rỗi một cách thông minh để đón chờ những cơ hội mà đám đông thường bỏ qua vậy.
Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, anh chị mà tham gia mấy cái room. Chủ room tính cách, trình độ, kinh nghiệm, tư duy… như thế nào, thì lâu ngày các bác cũng bị ảnh hưởng những phẩm chất đó của người ta. Nó như mưa dầm thấm lâu, nói mãi thì người ta phải tin, không tin cũng phải tin, ngày này qua tháng nọ nó ngấm vào máu anh chị. Chỉ có lọc máu may ra mới thay đổi được anh chị.
Có những mã thị giá 2.000 - 5.000 trong khi giá trị sổ sách 15.000 - 20.000 mình vẫn không bao giờ ham rẻ.
Có những mã PE = 1-2-3 mình cũng không ham.
Có những mã nó loè cục tiền 1.000 - 2.000 - 3.000 tỷ vẫn không loè được mình, he he…
Ảo lòi cả, thủ thuật cả, xào nấu cả. Đỉnh cao của nghệ thuật xào nấu.
Cái này cần trình & kinh nghiệm chinh chiến trận mạc nhiều năm để biết đâu là thật, đâu là giả (thường trên 15 năm để biết ai ra sao, ai ra sao…)
Ở đời có những việc không khó nhưng bạn phải trải nghiệm. Chứng khoán cũng vậy, để biết đạo đức của chủ DN thì bạn phải tham gia thị trường 10-20 năm để biết quá khứ 10-15-20 năm trước chủ DN họ đã làm gì, đã từng đối xử với cổ đông ra sao. Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời. Lòng tham của con người là vô đáy.
Còn đã đánh bạc thì mình vẫn đánh bạc thôi. Nhưng phải tách bạch rõ ràng cái gì ra cái đó.
Trong đầu tư. Tôi thích nói chuyện với nhau bằng con số. Tôi sợ cảm xúc yêu ghét cổ cánh !!!
Hãy nói chuyện bằng con số.
Đầu tư, đầu cơ : ĐỊNH TÍNH & ĐỊNH LƯỢNG
Định tính là cảm xúc yêu ghét, là cảm thấy, cảm nhận (có phần cảm tính, mù mờ), nghe đồn, nghe nói, nghe báo nói, nghe tivi nói, nghe chuyên gia nói…,
Định lượng : Là nói chuyện bằng con số ! Chấm hết !!!
Mở BCTC ra mà NÓI CHUYỆN VỚI NHAU BẰNG CON SỐ
Và một điều vô cùng quan trọng : Bạn phải đủ kiến thức, kinh nghiệm để nhận biết đâu là con số đáng tin cậy, đâu là con số không đáng tin cậy. Người ta hơn nhau chỗ này !!!
Môn này suy cho cùng là sự đánh cược. Mà đánh cược thì có xác suất đúng sai. Đúng thì được bao nhiêu, sai thì mất bao nhiêu. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân.
Niềm tin là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ ở cái thị trường này. Một nơi sục sôi tiền. Tôi thấu hiểu các bạn !
Niềm tin là một thứ gì đó xa xỉ giữa chợ người, chợ đời.
Tư duy đầu tư là một cái gì đó rất khó gặp nhau.
Nói mãi thì cũng phải quay về một thứ :
Bạn phải định giá được DN một cách tương đối & khả năng tạo tiền của DN.
Đầu tư - Đầu cơ mỗi người một quan điểm, góc nhìn, suy nghĩ, tư duy.
Suy cho cùng, mua cổ phiếu là mua sự kỳ vọng vào tương lai chứ không mua cái sự đã rồi. Mua khi nó xấu xa bỉ ổi, để đến lúc nó bớt xấu xa thì nó đã tăng 100-200%. Và khi tốt lên thì nó đã kịp làm cú nước rút 800%.
Bài này Chun viết hồi 2014 :
Đôi lời tâm sự cùng anh chị em:
TTCK VN - 3 sàn 900 mã, giai đoạn này không còn nhiều mã có thể đầu tư anh chị à. Thế nào là đầu tư? Mua và nắm giữ 6 tháng đến 1 năm gọi là đầu tư, cứ tạm gọi như thế đi. Mỗi người một quan điểm, nhưng với em đã đầu tư thì kỳ vọng lớn hơn đầu cơ lướt lát T+, +5 hay + 10 cũng là T+. Đầu cơ thì kỳ vọng 5-10% nhưng đầu tư thì kỳ vọng con số lớn hơn thế nhiều ạ. Khi mình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng, soi từng con số trong BCTC, mình phải được đền đáp thành quả xứng đáng. Thậm chí lặn lội xuống tận doanh nghiệp, tham quan nhà máy, nhà xưởng, văn phòng, gặp lãnh đạo DN và hỏi thật nhiều những thứ chúng ta chưa được giải đáp thỏa đáng, những thứ chúng ta nghi ngờ.
TTCK VN đang bị một tình trạng bi đát : “ở trển” quá dễ dãi trong quản lý dẫn đến tình trạng in giấy tràn lan vô tội vạ, hàng ■■■■■■■■ tràn ngập thị trường. Dẫn đến nhà đầu tư mất niềm tin trầm trọng. Hàng giấy, hàng rác thì họ bán giá nào cũng lãi. Họ ở đây là những người in giấy bán cho đám đông. Giấy thì không có giá. Nói chung, 2 năm qua hàng đầu cơ chết thảm, nhiều mã cách đây 1-2 năm giá còn 20-25-30 giờ còn 1.000 - 5.000 - Quá thê thảm. Vì đâu nên nỗi?
Bỏ qua hàng đầu cơ. Vậy hàng trăm Blue chip thì thế nào? Chỉ nói một câu ngắn gọn: Ở ngoài nhìn thì dễ ăn vào là ôm đầu máu ngay, số mã kiếm ăn cả đầu cơ lẫn đầu tư chỉ đếm trên đầu ngón tay !!! Vì sao lại thế? Có vẻ thời của chúng đã hết, hoặc: Chúng nó ngon, rất ngon, cực ngon, very ngon nhưng giá của chúng không còn thơm ngon nữa !!!
Cổ cánh cũng như con người:
Thời để sinh ra
Thời để lớn lên
Thời để thịnh vượng
Thời để lụi tàn
Thời để hồi sinh
Vấn đề đặt ra là bạn đến với nó vào thời nào?
TTCK VN - gần 900 mã trên 3 sàn, số DN làm ăn đàng hoàng tử tế, lãnh đạo hết lòng vì cổ đông chỉ được khoảng tròm trèm 20% con số này. Đó là những DN chia cổ tức đều đặn bằng tiền năm này qua năm khác (có thể bằng cổ, nhưng chắc chắn phải bằng tiền trước đã).
PS: Tôi không sợ hàng rác, hàng giấy lộn vì chúng sờ sờ ra đấy ai cũng thấy, ai cũng biết, con nít cũng biết luôn. Thứ làm tôi sợ nhất là hàng rác, hàng giấy lộn đội lốt hàng cơ bản, Blue chip. Điều này được ví như mặt sông phẳng lặng nhưng phía dưới là những dòng nước ngầm chảy xiết, nó là cái bẫy, giết chết bao nhiêu thế hệ nhà đầu tư chứng khoán VN mười mấy năm qua, kể cả những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm. 23 năm qua ở TTCK VN có khoảng 400-500 mã thuộc dạng này. Vô số nhà đầu tư lâu năm, mười mấy năm qua chết tức tưởi vì những cổ phiếu dạng này. Suy cho cùng đầu tư chứng khoán không phải là chọn và lựa mà là chọn và loại bỏ. Loại bỏ ■■■■■■■■ & giấy lộn. Điều đó không bảo đảm cho bạn chiến thắng thị trường nhưng ít nhất giúp bạn tránh được những cú chết thảm không còn đường về quê ngoại. Tôi không tiện kể ra đây những cổ phiếu dạng này, vì nó sẽ xát muối vào vết thương còn đang rỉ máu của anh chị. Tôi tin chắc anh chị cũng hình dung tôi đang nói về những cổ phiếu nào.
Những điểm trọng yếu khi soi BCTC một DN :
NỢ/VCSH (nợ vay)
TIỀN MẶT/TÀI SẢN NGẮN HẠN
CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI THU KHÁC/Doanh thu (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
TỒN KHO/Doanh thu
CHI PHÍ XD CƠ BẢN DỞ DANG
LỢI NHUẬN GỘP BH & CCDV
SOI KỸ MỤC VCSH, BẢN CHẤT NHỮNG CON SỐ HÌNH THÀNH NÊN VCSH (Để tìm ra mấy ông tăng vốn ảo)
DÒNG TIỀN VÀO RA, SOI KỸ 3 CỘT CỦA BC LCTT.
Mục THUYẾT MINH BCTC đọc thật kỹ :
GIAO DỊCH CÁC BÊN LIÊN QUAN (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC ĐẦU TƯ (BCC - Nếu ai có kiến thức tài chính kế toán sẽ hiểu được BCC không khác mấy với răng nanh ma cà rồng, là con đường dễ nhất, hợp lý nhất để cash out và hút máu của nhỏ lẻ. Các công ty BĐS niêm yết đều sử dụng thủ thuật này rất nhuần nhuyễn.
Quan trọng nhất:
CHẤT LƯỢNG VỐN HÓA
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
Các quỹ lớn người ta quan tâm :
Chất lượng vốn góp
Chất lượng tài sản
Chất lượng lợi nhuận
Nói chung là một DN có BCTC đơn giản, dễ hiểu, sạch sẽ, lãnh đạo đáng tin cậy.
Ở VN người ta mua cổ phiếu vì cái nhất thời, kiểu như quý này, quý kia, năm này năm kia EPS cao, lợi nhuận khủng gì đó. Nó giống như việc chọn lấy một người vợ vì nó mới đại phẫu, hoặc nó mới trúng số, chứ không phải một tiểu thư giàu từ trong trứng, gia đình gia giáo, ngon lành bao đời ở phố cổ, đại loại thế.
Ở VN khi xem xét 1 DN đầu tư người ta ít quan tâm tới:
CHẤT LƯỢNG VỐN GÓP
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
Vì thế mới có tình trạng nhiều DN BV 10.000 - 20.000 mà giá cổ cánh 2.000 - 5.000, nhiều mã EPS = 2.000 - 4.000 mà giá cổ cánh ì ạch 3.000 - 10.000 >>> PE = 1-2-3 mà chả ma nào thèm mua. Nhiều nhà đầu tư xem đây là sự phi lý của thị trường nhưng thật ra cái gì cũng có nguyên do của nó. Những định chế tài chính lớn họ có cái nhìn khác với đám đông nhỏ lẻ ở điểm này.
Chiều buồn, lục cơm nguội, anh chị đọc chơi. Mười lăm năm ấy, biết bao mặn nồng - chan cả nước mắt !!! Em có biết không?
Mình không cần ba cái danh hão nữa bạn à, nó không làm bụng mình bớt cồn cào. Mình chém gió vì cơm áo, vì miu sinh, vì đam mê, vì muốn chia sẻ, hay đơn giản nó là tính cách của mình.
Thắng hay thua thì đêm về, một mình bạn trong bóng đêm, bạn vắt tay lên trán: Bạn biết, vợ con bạn biết, mùa xuân này gia đình bạn có sung túc hay không? Còn ba cái danh ảo, ồn ào, ảo vọng, sĩ diện hảo rồi cũng qua đi như sương khói.
Giờ đi đâu mình cũng khai thật, khai rất nhiều lần là quá khứ 10-15 năm trước tôi từng cháy TK rất nhiều lần. ĐỜI TRADER AI CŨNG TỪNG BÉ THƠ, AI CŨNG TỪNG DẠI KHỜ. Cái nguy hiểm nhất của sới bạc không phải là khiến cho con người ta cháy túi mà nó tạo ra một lớp người sống ảo. Nghe thì rất chua chát, rất cay đắng nhưng ngẫm kỹ sẽ thấy đúng anh chị à. Không chơi chứng ảo, sai thì nhận là sai, đúng thì nhận là đúng, sai thì sửa, sai thì cắt lỗ, chứng khoán là việc cả đời, không việc gì phải xấu hổ, mắc cỡ hay ngại ngùng e thẹn gì cả.
Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, không có chuyện tốt khoe xấu che. Không được to mồm: ăn vài xu lẻ thì cả Châu Phi đều biết, cháy tám chục cái tài khoản thì vợ không biết, con không biết, tám chục con bồ nhí cũng không biết nốt, dĩ nhiên là bá tánh, chúng sanh, con nhang đệ tử lại càng không.
Không vẽ ra viễn cảnh mơ mộng cho khách hàng, cho nhà đầu tư… Trước khi mua con nào thì việc đầu tiên là dặn đi dặn lại : Nó mà thủng mốc XYZ là phải cắt lỗ nha anh chị, nhớ nha, nguyên tắc là nguyên tắc, không được lẫn lộn, lập lờ giữa đầu tư & đầu cơ. Không được kẹp bi rồi tìm một tỷ lý do bào chữa, ngụy biện, thủ dâm là đầu tư.
Đánh bạc bịp cùng chứng vịt ung thì không nên câu nệ theo những nguyên tắc thông thường mà nên bồi dưỡng kỹ xảo đánh bạc, khi thua lỗ cố gắng hạn chế tối thiểu rủi ro.
PS1 : 3 năm qua, Chun cứ nhai đi nhai lại ý này với anh em: 5 năm vừa qua (2012 - 2017) có thể ví là tuần trăng mật của TTCK VN. Hàng triệu nhà đầu tư, cũng như các bạn môi giới trẻ mới vào nghề vài năm nay được trời đãi, thời thế đãi, thị trường đãi cho bữa tiệc no nê & thịnh soạn, rồi họ ngộ nhận mình thật giỏi giang & vĩ đại. Thế rồi tuần trăng mật qua đi, để lại đống tro tàn.
PS2 : Từng là Admin rất nhiều diễn đàn chứng khoán nhiều năm liền, từ thế hệ đầu tiên của TTCK VN nên mình rất thấu hiểu tâm lý đám đông. So với giờ này năm ngoái hay đầu năm nay, chợ chứng ngày càng thưa vắng người. Những nhà đầu tư non trẻ, những bạn trẻ háu thắng không biết người biết ta, giờ này năm ngoái còn hung hãn lắm, giờ thì đã đi xa, xa mãi về phía mặt trời lặn, đi mãi không về. Trò chơi này khắc nghiệt & tàn nhẫn.
Những dòng này được viết ra bằng sự đánh đổi của những năm tháng tuổi trẻ đầy sương gió !
Bạn cần kiếm được bao nhiêu tiền là đủ?
Gần 20 năm trước, tôi đến thủ đô Kathmandu, Nepal để tham dự khoá đào tạo của APO (Tổ chức Năng suất Châu Á). Sau khi học xong, tôi mua vé chuyến bay Everest Mountain Flight. Chuyến bay kéo dài 1 giờ, bay qua 8 đỉnh núi cao nhất trong dãy Himalaya trong đó có Everest.
Giờ xuất phát ghi trên vé là 6g sáng nhưng sương mù dày đặc đến nổi tôi không thể thấy gì quá nửa mét. Phải đợi ở sân bay 8 tiếng đồng hồ, đến 14g máy bay mới cất cánh. Tôi háo hức lên máy bay và đó là kỷ niệm đáng nhớ vì tôi đã quan sát, chụp hình được đỉnh núi Everest.
Vài tuần sau, khi đã về lại Saigon, tôi đọc tin tức và thấy tai nạn máy bay ở Nepal. Tìm hiểu thì biết Nepal là quốc giá ‘kỷ lục’ về tai nạn máy bay. Chợt rùng mình. Lỡ chuyến bay của mình rơi thì sao?
Tôi nhớ, đó là lần đầu tiên trong đời, tôi tự hỏi về cái chết. Tất nhiên, với mình, chết là hết. Nhưng còn những người thân ở lại. Mình cần có những trách nhiệm gì, với ai để không may, khi mình mất đi, cuộc sống của họ không quá bị ảnh hưởng.
Đó cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi tự hỏi mình cần kiếm được bao nhiêu tiền để lo được cuộc sống cơ bản cho những người thân yêu - nếu như chẳng may mình chết. Tôi tính toán ra số tiền cụ thể, sắp xếp mở tài khoản tiết kiệm, mua bảo hiểm… Và sau khi đã hoàn tất những việc này, tôi yên tâm hơn mỗi khi lên máy bay.
Cho nên, tôi nghĩ câu hỏi: bạn cần kiếm được bao nhiêu tiền là một câu hỏi nên đặt ra liên tục trong mỗi giai đoạn cuộc đời. Nó sẽ là mục tiêu rõ ràng để bạn phấn đấu. Quan trọng hơn, nó giúp bạn trả lời câu hỏi: về kiếm tiền, có được bao nhiêu là đủ? Để nếu may mắn có được con số an toàn, bạn sẽ tận hưởng cuộc sống chứ không để phải thốt lên: nhiều tiền để làm gì? Ngược lại, nếu còn phải phấn đấu kiếm tiền, bạn phải nỗ lực hết sức, chứ không thể lười biếng hoặc phung phí, sống qua loa, thiếu trách nhiệm…
Bạn cần kiếm được bao nhiêu tiền là đủ?
Chào ngày mới !
Rất hiếm công ty nào được như TVC tự doanh trúng đậm cả MWG lẫn FPT ==> từ đầu năm miếng nào ngon nhất thì TVC húp hết. EPS của TVC cả năm nay 4500 mà giá 1x quá hấp dẫn, P/B còn đang dưới 1 lần
Tại Sao Chiên Trứng ko có Thần Đồng ?
-
Tại vì Thần Đồng là những người có KHẢ NĂNG TIẾP THU TỐT kiến thức, thực hành xuất sắc các kỹ năng ĐƯỢC TRUYỀN DẠY qua Sách vở cô thầy.
-
Lamine Yamal có thể tiếp thu tốt lý thuyết sách vở về bóng đá, có thể thực hành xuất sắc các Skill được truyền dạy => Trở thành Thần Đồng Bóng Đá.
-
Một cậu bé 6 tuổi có thể tiếp thu cực tốt sách vở thầy cô dạy ngoại ngữ => Thông thạo 6 ngoại ngữ và trở thành Thần Đồng ngoại ngữ.
Nhưng … nhưng 1 Trứng thủ IQ cực cao, bụng đầy sách vở nghệ thuật chiên Trứng Kim Cổ Đông Tây, Bái 9x9 = 81 Sư phụ … Nhưng … Khi Thực tế bước vào lãnh vực chiên Trứng thì ko những thua lỗ te tua mà còn rơi vào trạng thái HOANG MANG NHÂN SJNH BẢN THÂN.
Tại sao ? Tại sao lại lạ vậy ?
Câu trả lời thật ra rất đơn giản:
Tại vì những món trên lý thuyết và thực hành nó ko hề Vênh nhau. Còn Trứng trường thì cái bạn đọc, bạn học, bạn thực hành kỹ năng chỉ là CHIÊN TRỨNG LÝ TƯỞNG. Còn thực tế trứng trường SẦN SÙI PHŨ PHÀNG thì hình như KO AI viết hay truyền cho bạn?
Thế nên …
Càng mang mớ lý thuyết thiếu thực tế Áp vào trứng trường bạn sẽ càng Thua đau.
Và để TRẢI NGHIỆM TIẾP THU THỰC TẾ ĐẦY ĐỦ thì bạn sẽ mất 5-10 năm => Ko còn là Thần Đồng
( Internet )
Những điểm trọng yếu khi soi BCTC một DN :
NỢ/VCSH (nợ vay)
TIỀN MẶT/TÀI SẢN NGẮN HẠN
CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI THU KHÁC/Doanh thu (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
TỒN KHO/Doanh thu
CHI PHÍ XD CƠ BẢN DỞ DANG
LỢI NHUẬN GỘP BH & CCDV
SOI KỸ MỤC VCSH, BẢN CHẤT NHỮNG CON SỐ HÌNH THÀNH NÊN VCSH (Để tìm ra mấy ông tăng vốn ảo)
DÒNG TIỀN VÀO RA, SOI KỸ 3 CỘT CỦA BC LCTT.
Mục THUYẾT MINH BCTC đọc thật kỹ :
GIAO DỊCH CÁC BÊN LIÊN QUAN (Cái này rất quan trọng, xào nấu nó nằm ở đây)
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC ĐẦU TƯ (BCC - Nếu ai có kiến thức tài chính kế toán sẽ hiểu được BCC không khác mấy với răng nanh ma cà rồng, là con đường dễ nhất, hợp lý nhất để cash out và hút máu của nhỏ lẻ. Các công ty BĐS niêm yết đều sử dụng thủ thuật này rất nhuần nhuyễn.
Quan trọng nhất:
CHẤT LƯỢNG VỐN HÓA
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
Các quỹ lớn người ta quan tâm :
Chất lượng vốn góp
Chất lượng tài sản
Chất lượng lợi nhuận
Nói chung là một DN có BCTC đơn giản, dễ hiểu, sạch sẽ, lãnh đạo đáng tin cậy.
Ở VN người ta mua cổ phiếu vì cái nhất thời, kiểu như quý này, quý kia, năm này năm kia EPS cao, lợi nhuận khủng gì đó. Nó giống như việc chọn lấy một người vợ vì nó mới đại phẫu, hoặc nó mới trúng số, chứ không phải một tiểu thư giàu từ trong trứng, gia đình gia giáo, ngon lành bao đời ở phố cổ, đại loại thế.
Ở VN khi xem xét 1 DN đầu tư người ta ít quan tâm tới:
CHẤT LƯỢNG VỐN GÓP
CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
Vì thế mới có tình trạng nhiều DN BV 10.000 - 20.000 mà giá cổ cánh 2.000 - 5.000, nhiều mã EPS = 2.000 - 4.000 mà giá cổ cánh ì ạch 3.000 - 10.000 >>> PE = 1-2-3 mà chả ma nào thèm mua. Nhiều nhà đầu tư xem đây là sự phi lý của thị trường nhưng thật ra cái gì cũng có nguyên do của nó. Những định chế tài chính lớn họ có cái nhìn khác với đám đông nhỏ lẻ ở điểm này.
Việc đầu tư thành công trong cuộc đời không đòi hỏi một chỉ số IQ cao chót vót, tầm hiểu biết kinh doanh sâu sắc khác thường, hay thông tin nội bộ. Những gì cần có là một khuôn khổ trí tuệ sáng suốt để đưa ra quyết định, và khả năng khiến cho cảm xúc không phá huỷ nền tảng đó. Cuốn sách này đưa ra khuôn khổ trí tuệ chuẩn mực một cách chính xác và rõ ràng. Bạn phải tự đưa ra kỷ luật cho cảm xúc.
Tôi không sợ hàng rác, hàng giấy lộn vì chúng sờ sờ ra đấy ai cũng thấy, ai cũng biết, con nít cũng biết luôn. Thứ làm tôi sợ nhất là hàng rác, hàng giấy lộn đội lốt hàng cơ bản, Blue chip. Điều này được ví như mặt sông phẳng lặng nhưng phía dưới là những dòng nước ngầm chảy xiết, nó là cái bẫy, giết chết bao nhiêu thế hệ nhà đầu tư chứng khoán VN mười mấy năm qua, kể cả những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm. 24 năm qua ở TTCK VN có khoảng 400-500 mã thuộc dạng này. Vô số nhà đầu tư lâu năm, mười mấy năm qua chết tức tưởi vì những cổ phiếu dạng này. Suy cho cùng đầu tư chứng khoán không phải là chọn và lựa mà là chọn và loại bỏ. Loại bỏ hàng rác & giấy lộn. Điều đó không bảo đảm cho bạn chiến thắng thị trường nhưng ít nhất giúp bạn tránh được những cú chết thảm không còn đường về quê ngoại. Tôi không tiện kể ra đây những cổ phiếu dạng này, vì nó sẽ xát muối vào vết thương còn đang rỉ máu của anh chị. Tôi tin chắc anh chị cũng hình dung tôi đang nói về những cổ phiếu nào.
Một cổ phiếu nó sẽ tập hợp quanh nó những nhà đầu tư có chung một phương pháp, một duy nào đó.
Cổ phiếu tăng trưởng thì tập trung quanh là những nhà đầu tư tăng trưởng, họ sẽ thích mua vượt đỉnh, vào tiền mạnh mẽ, càng tăng càng thích, giữ càng lâu càng tốt
Cổ phiếu giá trị sẽ tập trung những nhà đầu tư giá trị, họ thích mua khi giảm, thích những công ty nhiều tiền mặt, kinh doanh bền vững tập trung, càng giảm càng hưng phấn, mua xong họ cũng không muốn bán, mua đều đặn.
Cổ phiếu T+ thì sẽ thu hút những nhà đầu tư thích T+, hàng về là bán, ra nhanh vào nhanh, margin các thứ. Nên nó vô cùng biến động. Cổ phiếu đánh bạc thì thu hút những nhà đầu tư bắt đáy vô tổ chức, con bạc, kho bãi.
Nên bạn là nhà đầu tư theo trường phái nào, thì nên chọn dạng cổ phiếu như vậy. Đến nơi tập trung những nhà đầu tư giống mình, chung tư duy, phương pháp. Và nên hướng tới nhóm tích cực như tăng trưởng, giá trị… bản thân một sự vật doanh nghiệp tốt mình nắm giữ, mua vào sẽ đỏ hơn là nắm giữ những thứ năng lượng thấp, tiêu cực.
Buôn vàng cũng giàu. Buôn sắt vụn cũng rất giàu. Chả ai nói gì cả nhưng nếu lựa chọn thì mình thích mua vàng hơn hihi.
Một tuần nữa Hà Nội sẽ bước vào mùa thu rồi, bạn có hay?
Thời gian trôi nhanh như gió thoảng, vừa mới đây mà đã sắp sửa bước vào những ngày thu mát mẻ, dịu dàng. Hà Nội mùa thu luôn mang đến một vẻ đẹp quyến rũ, một sự thanh bình khó tả. Những con đường rợp bóng cây, lá vàng rơi nhẹ nhàng trên những con phố cổ kính, làm lòng người xao xuyến.
Mùa thu Hà Nội là mùa của những cơn gió nhẹ nhàng lướt qua, mang theo hương hoa sữa thoang thoảng. Mùa thu là khi những hàng cây thay lá, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với màu vàng, màu đỏ xen lẫn màu xanh.
Thu Hà Nội còn là mùa của những thức quà quê giản dị mà đậm đà. Những chiếc bánh cốm xanh mướt, ngọt ngào vị nếp, những trái hồng giòn tan, và không thể thiếu những chiếc bánh trung thu với nhân đậu xanh, trứng muối thơm lừng. Mỗi món quà đều mang trong mình hương vị của quê hương, của ký ức.
Một tuần nữa thôi, Hà Nội sẽ vào thu. Mùa thu đến không chỉ mang theo vẻ đẹp của thiên nhiên, mà còn là thời điểm để mỗi người chúng ta nhìn lại bản thân, cảm nhận sự chuyển mình của thời gian. Thu đến, mang theo cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, giúp ta tạm quên đi những lo toan, bộn bề của cuộc sống.
Trong khoảnh khắc chuyển giao này, hãy dành chút thời gian để đi dạo trên những con đường quen thuộc, cảm nhận hơi thở của mùa thu, và lắng nghe những tiếng rì rào của lá cây. Để tâm hồn mình được thư thái, để cảm nhận sự bình yên giữa lòng thành phố nhộn nhịp.
Một tuần nữa, Hà Nội vào thu rồi. Hãy chuẩn bị đón nhận mùa thu với tất cả sự yêu thương và trân trọng, bởi mùa thu không chỉ là một mùa trong năm, mà còn là một phần của ký ức, của tình yêu và sự gắn bó với mảnh đất này.
(Sưu tầm )
Môn này suy cho cùng là sự đánh cược. Mà đánh cược thì có xác suất đúng sai. Đúng thì được bao nhiêu, sai thì mất bao nhiêu. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân.
Bối cảnh lúc này - 2024 - mình nghĩ VNI xoay quanh cái trục 1200
VNI = 1200 là điểm cân bằng. Càng lên cao xa quá mốc này càng rủi ro. Và ngược lại càng giảm mạnh dưới 1200 càng hấp dẫn.
Một ý vô cùng quan trọng. Chọn mã còn quan trọng hơn cả điểm số VNI. Quan trọng là bạn nắm mã nào !!!
TTCK Hoa Kỳ neo cứng vùng cao áp sát đỉnh mọi thời đại 3 năm nay bất chấp tất cả. Mình nghĩ TTCK VN cũng sẽ đến lúc như vậy. Không bằng Hoa Kỳ nhưng cũng xoay quanh cái trục 1200. Cổ phiếu tốt, tăng trưởng sẽ tách đàn. Đừng sợ hãi. Cơ hội cho TTCK VN là rất lớn trong 5-10 năm tới. Nhìn quanh không một ngành nghề nào có cửa sáng như chứng khoán. Xét trên tất cả mọi yếu tố. Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà.
Ví dụ : so với đáy covid thì những siêu cổ như FRT DGC có lúc đã tăng 15-20 lần. Rồi cú giảm 2022 khủng khiếp như thế nhưng kể cả lúc tạo đáy 11.2022 FRT DGC vẫn còn tăng trên 10 lần so với đáy covid và lúc này - 22.02.204 - FRT vượt đỉnh mọi thời đại, còn DGC đã áp sát về đỉnh cũ mọi thời đại. Giá trị những DN tăng trưởng nó khác biệt ở chỗ đó - rất khó giảm.
Nhà đầu tư bán sạch cổ phiếu xong cầm tiền đi :
A> Gửi Bank
B> Mua vàng, mua đô
C> Mua Nhà, đất
D> Mở công ty, quán xá
E> Giả nợ
F> Rình tiếp, hí hí
G> …