Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam đang thể hiện rất nhạy cảm!

, , , , , , , , ,

Trong bối cảnh Mỹ - Trung Quốc “ăn miếng, trả miếng” trong cuộc đấu thuế quan. Hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đang chịu thuế suất tổng cộng 145%, khi Tổng thống Donald Trump không ngừng tăng thuế. Bắc Kinh đáp trả bằng mức thuế bổ sung 125% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ nền kinh tế số một thế giới.

Giờ không phải lúc để quan tâm Mỹ còn áp thuế TQ thêm bao nhiêu nữa hay là TQ đáp trả mức thuế bao nhiêu nữa. Vì giờ những con số 150%; hay 1000% thì cũng đều tương tự nhau thôi.

Khi Mỹ - TQ áp thuế 80-100% trở lên, cũng đồng nghĩa hàng hóa xuất khẩu không thể cạnh tranh nổi tại thị trường Mỹ nội địa → Chẳng khác nào việc cấm vận, đóng cửa gián tiếp.
image

Hiện giờ tiếp tục nâng lên 150% hay 1000% thì chỉ là mang tính biểu tượng để thể hiện thái độ căng thẳng, chứ tác động thực tế cũng không khác gì cả – Hai ông lớn số 1 số 2 TG đang thể hiện “Nghỉ chơi” rồi. (Mỹ căng thẳng lên Trung Quốc và Trung Quốc k cần phụ thuộc vào Mỹ). Xét về kinh tế Mỹ là QG nhập siêu nên người dân mỹ phải chịu sức ép từ giá cả tăng lên.

Đây là đòn mang tính chất địa chính trị nhiều hơn là kinh tế thuần túy . Khi tầm ảnh hưởng của TQ lên Thế giới là quá lớn. Mà Mỹ là quốc gia in tiền + nhập siêu nên khi đồng tiền USD bị lung lay thì ảnh hưởng cực lớn đến với nước Mỹ (đây giống như bước đi trước để Mỹ khẳng định vị thế số 1)

Mục đích không phải để tăng thu ngân sách mà là ép buộc doanh nghiệp Mỹ thoát khỏi phụ thuộc Trung Quốc, DN quay trở lại sản xuất tại Mỹ. Đồng thời phát tín hiệu các quốc gia trung lập (như Việt Nam, Mexico, Ấn Độ…) không “lách luật”, tránh bị gắn nhãn “made in China trá hình”.

Đây là bước đi chiến lược để cô lập Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng công nghệ, năng lượng mới, và bán dẫn.

Thời điểm này nên không nên quá quan tâm, lý lo lắng theo dõi thuế suất TG. Giờ là lúc cần lên chiến lược đầu tư bài bản.Tìm chuỗi cung ứng khi dịch chuyển, Mỹ xuất khẩu sang TQ hàng gì và ngược lại.

Việt Nam giờ mới là lúc cần thể hiện sự bản lĩnh, khôn khéo với phong cách ngoại giao cây tre . Đúng với câu “Ngư ông đắc lợi” khi 2 ông lớn không thể ngồi lại với nhau, rất khó để 1 trong 2 ông lớn phải hạ mình (Mỹ thì vẫn cần hàng hóa giá rẻ, TQ thì cũng cần bán hàng).

Sẽ có những kịch bản khác nhau và tùy thuộc vào từng nhóm ngành và từng loại hàng hóa:

  • Việt Nam tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ (không phụ thuộc vào nguyên vật liệu TQ)

  • Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

  • Hoặc có thể là trung gian sản xuất “chuyển nhãn” một cách minh bạch và hợp pháp.

Việt Nam đang ở giữa tâm điểm của sự dịch chuyển địa chính trị và chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là thời cơ “vàng” nhưng cũng rất “nhạy cảm” . Nếu Việt Nam xử lý tốt mối quan hệ song phương, giữ cân bằng giữa hai cường quốc, thì sẽ tận dụng được làn sóng đầu tư dịch chuyển, thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế – Điều quan trọng nhất là các bác rất quyết tâm để đạt mục tiêu GDP 8% mà không thay đổi.