Khi nào CII được cấp lai margin các bác?
Cứ hold chặt, vốn hoá x5 lần hiện tại hãy tính bán. Anh A8
Thứ bảy, 30/7/2022, 14:40 (GMT+7)
CII lập kỷ lục lợi nhuận
Doanh thu giảm nhưng lãi bán niên của CII lại tăng đến 7 lần so với cùng kỳ nhờ mảng bất động sản có tỷ suất lợi nhuận cao.
Trong quý II, doanh thu của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) giảm nhẹ hơn 5% về mức 948 tỷ đồng. Nhờ tiết giảm giá vốn bán hàng mà công ty lãi gộp gần 453 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. CII tạo ra 10 đồng doanh thu, có thể mang về gần 5 đồng lợi nhuận gộp.
Kỳ này, hoạt động tài chính sụt giảm hơn 40% doanh thu chủ yếu do lãi từ hoạt động đầu tư tài chính và hợp tác kinh doanh đi lùi. Bù lại, nhóm các chi phí thường xuyên được CII cắt giảm mạnh. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 127 tỷ đồng, tăng 89% so với cùng kỳ.
Ban lãnh đạo CII cho biết lợi nhuận tăng cao do các dự án bất động sản có tỷ suất lợi nhuận cao được bàn giao và chi phí hoạt động kinh doanh giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong quý II, doanh nghiệp này bước vào công đoạn xây dựng cuối cùng và chuẩn bị bàn giao một dự án căn hộ hạng sang tại khu “đất vàng” Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Mở bán từ cuối năm 2020, mỗi sản phẩm tại dự án này được bán với giá khởi điểm 100 triệu đồng một m2. Bên cạnh đó, công ty cũng đưa tòa nhà văn phòng tại số 152 Điện Biên Phủ (Bình Thạnh) vào vận hành cho thuê.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, CII có doanh thu gần 1.660 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 812 tỷ đồng. Mảng thu phí giao thông và kinh doanh bất động sản vẫn là xương sống của doanh nghiệp này. Cả hai đều có biên lãi gộp cao, lần lượt là 62,4% và 55,8%. Ngoài ra, việc thoái vốn khỏi Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) mang về cho doanh nghiệp này phần lợi nhuận gần 776 tỷ đồng.
So với 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu giảm khoảng 15,5% nhưng lợi nhuận lại tăng vọt lên gấp 7 lần. Công ty chỉ mới hoàn thành hơn 20% chỉ tiêu doanh thu, song lợi nhuận lại vượt kế hoạch cả năm hơn 7%. Lãi bán niên 2022 cũng cao hơn tổng lợi nhuận sau thuế cả năm của 4 năm liền trước.
tỷ đồngLợi nhuận bán niên 2022 của CII lập mức kỷ lụcDoanh thuLợi nhuận sau thuế20182019202020216 tháng 2022-2k02k4k6kVnExpress
Song song với hoạt động kinh doanh thuận lợi, CII cũng công bố thanh toán đầy đủ nợ gốc trái phiếu trong năm nay và thanh toán trước hạn một phần các trái phiếu đến hạn vào năm sau. Tính từ đầu năm đến nay, công ty mẹ đã thanh toán tổng cộng hơn 1.450 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu. Trợ lực cho động thái này là nhờ hoạt động thu phí giao thông bước vào giai đoạn ổn định trở lại và dự án cao ốc văn phòng 152 Điện Biên Phủ bắt đầu vận hành khai thác.
Tính đến cuối tháng 6/2022, CII ghi nhận hơn 15.000 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính, chủ yếu là dài hạn. Trong đó, công ty vay ngân hàng gần 6.800 tỷ đồng và phát hành trái phiếu khoảng 4.384 tỷ đồng.
Từ nay đến cuối năm, một số dự án trọng điểm sẽ bước vào giai đoạn bàn giao và khai thác, trong đó có dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (dự kiến thu phí vào ngày 1/8). Nhờ đó, công ty sẽ lên kế hoạch thanh toán trước hạn trái phiếu đáo hạn trong năm 2023.
Kinh doanh khởi sắc nhưng thị giá cổ phiếu CII vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Gần đây, mã này vẫn giao dịch dưới mốc 20.000 đồng một đơn vị, vùng giá phổ biến của CII trong giai đoạn 2018-2020. Mức này giảm đến 3 lần so với đỉnh giá 60.000 đồng hồi cuối năm ngoái. Trước đó vào cuối tháng 6, có lúc CII lùi về dưới 16.000 đồng một cổ phiếu, bằng mức đáy của 7-8 năm trước. Cổ phiếu công ty tạo đáy vào thời điểm thị trường chứng khoán xuống giá mạnh và nhóm bất động sản hứng chịu nhiều tin tức xấu.
Tất Đạt
Giá đất bán đảo Quảng An tăng vọt, có nơi lên 1 tỷ đồng/m2 sau công bố quy hoạch chi tiết
Thái Nguyễn Chủ nhật, ngày 31/07/2022 07:00 AM (GMT+7)
Aa Aa+
Sau khi có đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực bán đảo Quảng An, thị trường bất động sản khu vực này được nhiều nhà đầu tư, cò đất quan tâm và tìm kiếm nhiều hơn. Giá đất khu vực bán đảo Quảng An cũng tăng vọt sau thông tin này.
Bình luận 4
-
Quận Tây Hồ lấy ý kiến người dân về nhà hát Opera ở bán đảo Quảng An
-
Hà Nội: Lấy ý kiến quy hoạch bán đảo Quảng An, quận Tây Hồ
Giá đất khu vưc bán đảo Quảng An tăng vọt, có nơi lên 1 tỷ đồng/m2
Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 có tổng diện tính nghiên cứu khoảng 77,46ha. Trong đó, quy mô diện tích lập quy hoạch 45,3ha thuộc địa giới hành chính phường Quảng An và một phần của phường Tứ Liên, quận Tây Hồ.
00:01:08
Giá đất khu vực bán đảo Quảng An, quận Tây Hồ luôn giữ mức cao “chót vót” (Video: Thái Nguyễn)
Chức năng sử dụng đất chính trong khu vực nghiên cứu quy hoạch được định hướng bao gồm: Đất công cộng đô thị, đất cây xanh đô thị, đất công viên chuyên đề, đất ở, đất trường học, đất quốc phòng, đất bãi đỗ xe và đất giao thông.
Phạm vi ranh giới lập quy hoạch bao gồm: Phía Đông Bắc giáp đường Xuân Diệu. Phía Tây Bắc giáp các khu đất ven đường Đặng Thai Mai và giáp hồ Thuỷ Sứ. Phía Tây Nam giáp mặt nước Hồ Tây. Phía Đông Nam giáp các khu đất ven trục không gian Đặng Thai Mai, khu biệt thự Tây Hồ.
Theo một số người dân khu vực bán đảo Quảng An chia sẻ thì hiện nay, giá đất thổ cư khu vực này dao động từ 500 triệu đồng – 700 triệu đồng, thậm chí một số nơi có giá lên tới 1 tỷ đồng/m2. Giá đất cao như vậy là bởi khu vực này có địa thế phong thủy tốt cùng với quy hoạch hạ tầng cơ sở đồng bộ và hiện đại đem lại giá trị tang trưởng bền vững theo thời gian.
Giá đất bán đảo Quảng An có vị trí lên tới 1 tỷ đồng/m2 (Ảnh: Thái Nguyễn)
Ông Văn Mạnh (phường Quảng An, quận Tây Hồ) cho biết giá đất quanh khu vực Đầm Trị (là nơi được quy hoạch xây nhà hát opera) có giá rất cao. Bởi người dân sống tại đây họ không có nhu cầu bán, cùng với môi trường sống lý tưởng.
“Tôi sinh sống tại đây khoảng 30 năm rồi, nhiều lần có người đến hỏi mua nhà nhưng tôi không bán. Đầu năm nay, một số người cũng đến hỏi giá nhà tôi và một số nhà xung quanh với giá hơn 600 triệu đồng/m2, nhưng không có nhu cầu nên tôi không bán”, ông Mạnh chia sẻ.
Cùng quan điểm, ông Hoàng Dũng (phường Quảng An, quận Tây Hồ) cho biết nhiều khu vực đắc địa có giá 1 tỷ đồng/m2. Giá đất những năm gần đây ở khu vực bán đảo Quảng An trung bình cũng hơn 750 đồng/m2.
“Giá đất bán đảo Quảng An vốn đã cao rồi nên có tăng hay giảm cũng không biến động lớn. Thời gian gần đây có một số thông tin về quy hoạch nên giá đất có tăng thêm cùng với thị trường nhà đất tại đây thu hút được nhiều nhà đầu tư đến tham khảo”, ông Dũng cho biết thêm.
Giá đất bán đảo Quảng An luôn giữ mức cao làm “chùn tay” giới đầu tư
Nhiều môi giới bất động sản khu vực quận Tây Hồ nhận định thị trường bất động sản tại khu vực bán đảo Quảng An luôn giữ giá rất cao so với mặt bằng chung của quận Tây Hồ. Cách đây khoảng 3 năm, giá đất khu vực bán đảo Quảng An từ 200 – 500 triệu đồng/m2, đối với khu biệt thự. Nhưng hiện nay, giá đất tại đây đã tăng hơn 50%, bất chấp các thông tin liên quan đến quy hoạch.
Giá đất bán đảo Quảng An sau khi có thông tin quy hoạch xây dựng nhà hát Opera, dao động từ 500-700 triệu đồng/m2 (Nguồn ảnh: batdongsan.com.vn)
(Nguồn ảnh: batdongsan.com.vn)
Anh Quốc Nam, nhà môi giới bất động sản chia sẻ giá đất bán đảo Quảng An vốn đã rất cao từ trước đây, nhiều nhà đầu tư tìm kiếm để mua nhưng nguồn cung rất hạn chế và đây cũng là một trong những nguyên nhân giá đất luôn giữ mức cao.
“Giá đất bán đảo Quang An không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thông tin quy hoạch. Nhiều nhà đầu tư đến đây khảo sát giá xong cũng không dám xuống tiền”, anh Nam chia sẻ.
Anh Nam cho biết thêm giá căn hộ chung cư khu vực bán đảo Quảng An cũng dao động từ 60-80 triệu đồng/m2, tùy từng vị trí. Đây cũng là mức giá cao so với mặt bằng chung thị trường.
Trong Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của UBND thành phố Hà Nội, khu vực Hồ Tây được hoạch định để trở thành trục không gian lịch sử, văn hóa, cảnh quan lớn của Thủ đô. Trong đó, khu vực trọng tâm sẽ là bán đảo Quảng An, Sông Hồng và Thành Cổ Loa, với các tuyến đường quan trọng như: vành đai 2 đi Nhật Tân, tuyến đường xung quanh Hồ Tây,… được xây dựng không gian cảnh quan mở, có nhiều điểm nhìn rộng.
Bất động sản bán đảo Quảng An sau thông tin quy hoạch được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn (Ảnh: Thái Nguyễn)
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng giá đất khu vực bán đảo Quảng An cao như vậy là do quận Tây Hồ là nơi sở hữu vị trí huyết mạch của thủ đô cùng với hệ thống giao thông cực thuận lợi và được quy hoạch đồng bộ. Cùng với, nguồn cung nhà liền kề, đất thổ cư, biệt thự và căn hộ chung cư cao cấp tại Quận Tây Hồ hiện tại chỉ chiếm 1% liền kề biệt thự và 3% chung cư trong tổng nguồn cung tại Hà Nội. Đặc biệt, khu vực bán đảo Quảng An có cảnh quan môi trường, diện tích mặt nước, cây xanh lớn, được coi là địa điểm sống lý tưởng, thu hút rất nhiều người có điều kiện đến đây sinh sống.
khu này đường bé tý tẹo giá đất khu này như vậy thì thủ thiêm 2.5 tỷ/m2 còn rẻ
cii gía 1 triệu hơi lâu chứ 250k thì nhanh lắm Bắt tay nhau đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 TP.HCM
Chủ Nhật, 12:00, 31/07/2022
VOV.VN - Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đang trong giai đoạn gấp rút triển khai sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Với một dự án có quy mô lớn, trải dài qua 4 tỉnh thành thì việc làm sao để triển khai đồng bộ là hết sức quan trọng để dự án có thể hoàn thành đúng thời hạn.
0 seconds of 6 minutes, 41 secondsVolume 90%
00:00
06:41
TP.HCM, Bình Dương, Long An và Đồng Nai cũng đã cụ thể hoá bằng việc ký kết kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện dự án cùng với quy chế phối hợp, trong đó vai trò của TP.HCM được nhấn mạnh như là một “nhạc trưởng”.
Đảm bảo tính đồng bộ giữa các địa phương
Dự án Vành đai 3 TP.HCM được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư bằng Nghị quyết số 57 ngày 16/6/2022. Dự án có tổng chiều dài hơn 76km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến là 75.378 tỷ đồng, tổng kinh phí giải phóng mặt bằng là 41.589 tỷ đồng.
Bình đồ Vành đai 3 (Ảnh: Ban Giao thông)
Đây là dự án mang tầm quốc gia, được kỳ vọng là động lực thúc đẩy vùng Đông Nam bộ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Dù chi phí thực hiện lớn nhưng nhận thức được đây là dự án trọng điểm, cấp bách, các địa phương cũng thể hiện quyết tâm rất lớn qua việc HĐND TP.HCM và các tỉnh: Long An, Bình Dương, Đồng Nai đều có Nghị quyết riêng về dự án, đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua, các địa phương cũng đã nhanh chóng triển khai. Với một dự án tầm quốc gia, xuyên qua nhiều địa phương thì tính đồng bộ là cực kỳ quan trọng để bảo đảm cho thành công của dự án. Do đó, ngày 5/7/2022, 4 địa phương có dự án đi qua đã cùng ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai và Quy chế phối hợp, trong đó khẳng định sẽ “triển khai dự án đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, tiến độ và phát huy hiệu quả đầu tư khi đưa dự án vào khai thác sử dụng”.
Vành đai 3 khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực ĐNB (Ảnh: G.L)
Theo quy chế phối hợp thì UBND TP.HCM là cơ quan đầu mối, thay mặt các địa phương để làm việc với các bộ, ngành, Chính phủ, Quốc hội trong các trường hợp phát sinh các vấn đề cần tháo gỡ cũng như trình Chính phủ báo cáo Quốc hội theo định kỳ.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, dù khối lượng công việc lớn nhưng với việc xây dựng các kế hoạch cụ thể, quy chế phối hợp rõ ràng, đồng bộ…và cả kinh nghiệm của mình, TP sẽ làm tốt vai trò “nhạc trưởng”.
“Chúng tôi thấy việc phải phối hợp nhiều địa phương, khối lượng công việc lớn trong khoảng thời gian ngắn rõ ràng là có khó khăn, nhưng với trách nhiệm và kinh nghiệm trong thời gian qua, TP.HCM sẽ làm tốt việc này” - Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết.
Bình Dương thành lập 6 tổ chỉ đạo, Long An giải quyết việc thiếu nguyên vật liệu
Trong dự án lớn này, mỗi địa phương đảm nhận 2 dự án thành phần. Do khối lượng công việc, nhất là công tác giải phóng mặt bằng là vấn đề rất phức tạp, nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, làm sao phải đồng bộ về thời gian, tiến độ, cơ chế, chính sách để có mặt bằng để thi công…
Tại Bình Dương, đoạn Vành đai 3 đi qua dài hơn 26 km. Thuận lợi là tỉnh đã chủ động đầu tư và đưa vào sử dụng 15,3 km, đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn nên chỉ còn 10,7 km chưa đầu tư với nhu cầu vốn khoảng 19.300 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương phân bổ 50%. Theo kế hoạch thì việc phân bổ vốn nói trên trong giai đoạn 2022 - 2027 nhưng để đẩy nhanh dự án, tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương bố trí vốn trong giai đoạn 2023 - 2024, phần vốn còn lại tỉnh sẽ quyết tâm bố trí để hoàn thành trong năm 2024 (sớm hơn 3 năm).
Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Nguyễn Văn Lợi (áo xanh) đi thực địa (Ảnh: T.L)
Để đảm bảo đồng bộ việc khởi công vào tháng 6/2023, Bình Dương cũng đặc biệt chú trọng và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, trong đó đã thành lập 6 tổ chỉ đạo để kiểm tra, đôn đốc toàn diện việc triển khai dự án, đảm bảo đúng quy định pháp luật. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên tại các địa phương có tuyến đường đi qua là TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An, TP Dĩ An, người dân rất đồng thuận.
Các địa phương này đang chờ bàn giao mốc ngoài thực địa để thống kê cụ thể số trường hợp bị ảnh hưởng tiến đến việc đền bù, hỗ trợ tái định cư.
Ông Võ Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Dĩ An cho biết, qua kiểm đếm sơ bộ, thành phố có 150 cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng. Thành phố đã chuẩn bị khu tái định cư ở phường Đông Hòa với cơ sở hạ tầng hoàn thiện, gần Quốc lộ 1K để hỗ trợ chỗ ở cho người dân, đảm bảo nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.
Theo ông Tuấn: “Chấp hành sự chỉ đạo của tỉnh, Dĩ An trong tâm thế sẵn sàng để hoàn thành nhiệm vụ. Khi được bàn giao mốc ngoài thực địa thì thành phố sẽ triển khai các bước theo quy trình. Tinh thần chậm nhất đến tháng 5/2023 có thể đạt chỉ tiêu bàn giao 70% mặt bằng sạch để thi công dự án”.
Tại Long An, tỉnh đã giao dự án thành phần về xây dựng cho Sở Giao thông vận tải và dự án thành phần về giải phóng mặt bằng cho UBND huyện Bến Lức. Thuận lợi là 6,8km đi qua địa phương chủ yếu là đất trống, dân cư không nhiều. Đến nay, các thủ tục về giải phóng mặt bằng cũng như hồ sơ về xây dựng đã được triển khai cơ bản đảm bảo đúng tiến độ và dự kiến tỉnh cũng sẽ thành lập Ban Chỉ đạo để triển khai, đôn đốc.
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên. (Ảnh: HK)
Khó khăn lớn nhất của Long An là nguồn nguyên vật liệu để san lấp bởi địa phương này không có các mỏ đá, mỏ cát… Do đó, phía Long An đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương có mỏ nguyên liệu tham gia hỗ trợ.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An cho biết: “Về vấn đề vật liệu lần này, Nghị quyết Chính phủ đã chỉ đạo yêu cầu các địa phương không có tuyến đường này đi qua, nhưng có các nguồn nguyên vật liệu thì cũng phải hỗ trợ cho các địa phương mà có dự án”.
Còn tại Đồng Nai, dự kiến sẽ thực hiện thu hồi diện tích đất hơn 49ha của 457 hộ dân (378 hộ dân có đất bị thu hồi và 79 hộ có tài sản trên đất) trên địa bàn 2 xã Long Tân và Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch.
Khoảng 100 hộ dân sẽ phải thực hiện bố trí tái định cư. Các hộ dân có đất bị thu hồi thuộc dự án sẽ được bố trí tái định cư tại 2 khu tái định cư ở xã Phú Hội (16ha) và Phước An (44ha), huyện Nhơn Trạch. Hiện các cơ quan chức năng của địa phương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục để khởi công xây dựng 2 khu tái định cư này, đảm bảo tiến độ chung.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM được đánh giá sẽ giúp cho hạ tầng giao thông tại khu vực Đông Nam bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam được cải thiện đáng kể, qua đó sẽ góp phần đưa kinh tế TP.HCM cũng như của các địa phương trong vùng “cất cánh”.
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên cũng khẳng định, dự án Vành đai 3 là trách nhiệm chính trị cũng như là sự cam kết của TP và các địa phương trước Trung ương.
Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn đã hoàn thành (Ảnh: G.L)
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên cho biết: “Vành đai 3 đã 10 năm. Nếu hôm nay không được triển khai như thế này nó sẽ chậm sang nhiệm kỳ sau. Thời gian thì ùn tắc, khó khăn, vướng mắc, cho nên tất cả chúng ta phải đặt ra trong tình thế buộc phải hành động. Không giải quyết được thì nó đồng nghĩa với đánh mất cơ hội. Mà đánh mất cơ hội cho mình thì còn có thể chấp nhận nhưng mà đánh mất cơ hội cho địa phương, cho đất nước không biết điều gì sẽ xảy ra”.
Với những sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản cùng quyết tâm chính trị ở mức cao nhất, TP.HCM và các địa phương trong vùng cam kết bắt tay nhau thực hiện thành công dự án trọng điểm quốc gia này. Đó như là lời cam kết trước Trung ương và đáp lại sự kỳ vọng của hơn 20 triệu nhân dân ở khu vực Đông Nam bộ, nhất là trong bối cảnh vùng này đang cần có một “lực đẩy” mạnh mẽ hơn nữa để bứt phá ở thời điểm sau đại dịch COVID-19./.
Hà Khánh- Thiên Lý - Nguyễn Quang - Duy Phương/VOV-TP.HCM
CII vô chủ chuẩn bị về một mối game M&A
lên 10x game M&A
đè mút gom
mốc 20.3 đè… cục này vét sạch trước 11h30
Vét chưa tới 5p giá còn quá rẻ
T+ khôn lõi, bán xanh chờ đỏ cover lại hàng; lái giữ luôn, neo luôn… thế là mất hàng
Các bác rớt hàng hết rồi sao… cổ đất đang sôi động mà nhà CII vắng quá! mua và ôm, các bác canh bán lúc sáng, phiên chiều lái kéo mất hàng hết… trên tam sàn được mấy em tiềm năng như CII Giá này còn quá rẻ! Nên nhớ quỹ đất CII toàn vị trí kim cương + một chuỗi BOT thu phí đều đều nên không sớm thì muộn cũng vượt đỉnh cũ
Cổ tốt k cần phải pr nhiều làm gì. Cứ để em nó lên trong nghi ngờ
Xúc bị ysl roi
a.Bình cao to - đẹp trai, nhìn vạm vỡ lắm! mà sao cổ đông cứ truyền tai nhau: trông thế chứ bé, yếu lắm có phải vậy không a.Bình ơi?!?!