CII tiết lộ "mỏ vàng" mới, thương vụ huy động vốn 9.500 tỷ đã chính thức chốt được 2.450 tỷ, tuần sau có thể chốt gói 7.050 tỷ

Sáng ngày 24/5, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: CII) tổ chức thành công phiên họp ĐHCĐ thường niên lần hai sau lần đầu bất thành.

Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII cho biết tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên lần đầu đã tiết lộ đang theo đuổi thương vụ huy động vốn lên đến 9.500 tỷ đồng. Đến nay, công ty đã nhận được quyết định chính thức tài trợ 2.450 tỷ đồng từ một tổ chức tài chính lớn, gói 7.050 tỷ đồng còn lại kỳ vọng có thể được chốt vào tuần sau. Đây là một tổ chức tài chính nằm trong tốp 3 trên thị trường tài chính Việt Nam.

Công ty thu xếp vốn để tái cấu trúc hai dự án lớn. Theo ông Bình, việc này giúp chi phí lãi vay của CII giảm một chút. Đồng thời, đối tác cho phép CII rút tiền thu phí tại hai dự án này song song theo tỷ lệ giữa nợ vay và vốn tự có của dự án. Qua đó, CII có thể tham gia dự án Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 2 với tổng đầu tư lên đến 1 tỷ USD.

Bên cạnh đó, CII còn đón tin vui khác là cuối tháng 4 vừa qua, tổ công tác thúc đẩy dự án hạ tầng của TP HCM đã đến khảo sát dự án BT ở khu vực Thủ Thiêm của CII. Các lãnh đạo thành phố đã đồng ý thay đổi biện pháp thi công, việc này giúp cho vấn đề vướng vài hộ dân trong khu vực không bị ảnh hưởng tiến độ. Sau 4 năm dừng thi công, dự án hạ tầng BT Thủ Thiêm có thể được khởi động lại.

Vào năm 2015, CII được chấp thuận đầu tư hạ tầng trong khi dân cư phía Bắc và hoàn thiện trục Bắc – Nam trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, được thanh toán bằng giao đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ông Bình thông tin công ty có 9,6 ha đất ở Thủ Thiêm, đã khai thác khoảng 4,3 ha. Với 5,3 ha đất còn lại, CII đã có quyết định giao đất nhưng sau 5 năm vẫn chưa thể triển khai đầu tư.

Ngoài ra, ban lãnh đạo vừa phát hiện dự án hạ tầng giao thông có thể đầu tư. Ông Bình ví von dự án này như “mỏ vàng”. Tổng đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, có vị trí địa lý mang tính huyết mạch giao thông của TP HCM. Ban lãnh đạo đang nghiên cứu dự án để làm hồ sơ tham gia thầu, dự kiến tháng 7 có thể đề xuất Ủy ban Nhân dân TP HCM đầu tư.

"Mỏ vàng" mới của CII

Ông Bình chia sẻ về một số vấn đề phát sinh sau lần họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 lần 1 cho đến nay. Thứ nhất, về thương vụ 9,400 tỷ đồng, hiện đã duyệt 2,400 tỷ đồng; gói tiếp theo 6,950 tỷ đồng sẽ có kết quả vào tuần sau. Sau khi được duyệt gói 6,950 tỷ đồng, CII sẽ công bố tên của tổ chức tài chính này, hiện nay chỉ có thể bật mí tổ chức này nằm trong top 3 tổ chức trên thị trường tài chính Việt Nam.

Thứ hai, cuối tháng 4, TPHCM thành lập một số tổ đầu tư hạ tầng trên địa bàn TPHCM. Dự án BT Thủ Thiêm đã được xem xét thay đổi cách thi công để tránh ảnh hưởng đến các hộ dân không chịu đền bù. Do đó, dự án chuẩn bị sẽ được khởi động lại.

Thứ ba, HĐQT đã tìm được một một dự án hạ tầng đầy tiềm năng, có thể xem là “mỏ vàng” cho CII nếu thắng thầu. Tổng mức đầu tư khoảng 4,000 tỷ đồng. Về vị trí, ông Bình nhấn mạnh, dự án nằm ở nơi huyết mạch của TPHCM, đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế thành phố. Nếu nhanh thì tháng 7, CII sẽ kiến nghị TPHCM về đầu tư cơ sở hạ tầng cho dự án này.

Thoái vốn SII có lãi, đã được thanh toán 50%

Năm nay, HĐQT trình kế hoạch doanh thu 5.155 tỷ đồng, lãi ròng 469 tỷ đồng; lần lượt giảm 30% và 50% so với thực hiện năm trước. Do trong năm 2022, CII có doanh thu tài chính lớn đến từ thoái vốn công ty con và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.

CEO CII cho biết doanh thu năm nay sẽ đến từ thu phí BOT khoảng 3.200 tỷ đồng nhờ hợp nhất BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, một phần bất động sản bàn giao khoảng 1.000 tỷ, phần còn lại doanh thu xây dựng hạ tầng và ngành nước. Với thương vụ thoái vốn Sài Gòn Water (HoSE: SII), lãnh đạo CII khẳng định có lãi, đã được thanh toán 50% và 50% còn lại thanh toán trong năm nay.

Ông Bình nhận định năm 2023 vẫn là năm khó khăn, không phù hợp để bung tiền ra làm giàu. Những vấn đề doanh nghiệp tập trung gồm thúc đẩy giải quyết vấn đề pháp lý, duy trì hiệu quả các dự án thu phí giao thông và cuối cùng thực hiện tái cấu trúc nguồn vốn.

HĐQT đưa ra phương án phát hành 4.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần phổ thông cho cổ đông hiện hữu (mệnh giá 100.000 đồng/tp) để trả hết nợ cho 2 trạm thu phí là dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội mở rộng và mở rộng quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Ninh Thuận.

Theo tài liệu, trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, chia làm 2 đợt phát hành, lãi suất 10%/năm cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên (3 tháng/lần), các kỳ tính lãi tiếp theo bằng 2,5%/năm cộng thêm lãi suất tham chiếu (lãi suất tiết kiệm bằng VND, kỳ hạn 12 tháng). Giá chuyển đổi 10.000 đồng/cp, nghĩa là mỗi trái phiếu được chuyển đổi thành 10 cổ phiếu.

Với đợt đầu, công ty phát hành 2.522,2 tỷ đồng, tỷ lệ thực hiện 10:1, 1 cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ có quyền mua 1 trái phiếu. Đợi 2, công ty phát hành 1.977,8 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, tỷ lệ 20:1 (20 cổ phiếu được quyền mua 1 trái phiếu). Quyền mua trái phiếu được chuyển nhượng 1 lần. CII sẽ thực hiện đợt 1 ngay sau khi cổ đông thông qua trong kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 và được UBCK chấp thuận, đợt 2 tối đa không quá 24 tháng.

Trái phiếu được bắt đầu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau 1 năm kể từ ngày hoàn thành phát hành, sẽ có tổng cộng 10 đợt diễn ra vào ngày tròn năm của đợt phát hành.

Cổ tức năm 2022 và năm 2023 sẽ được chi trả bằng tiền tỷ lệ 15%. Song, CII chỉ trả cổ tức khi đảm bảo các nghĩa vụ nợ tài chính, thuế, trích lập quỹ và bù lỗ trước đó. Đồng thời, ngay sau khi chia cổ tức, công ty vẫn đảm bảo được dòng tiền thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Ngoài ra, HĐQT cũng trình phương án phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14%, trong đó 2% cổ tức còn lại năm 2019 và 12% cổ tức của năm 2020.

Ông Bình cho biết việc chia cổ phiếu thưởng không vướng mắc và sẵn sàng thực hiện sau khi được cổ đông thông qua. Riêng cổ tức tiền mặt thì doanh nghiệp gặp áp lực dòng tiền để đưa các dự án về đích nên bị trì hoãn.

2 Likes

CII sẽ bức phá, go to moon