CKVN - Big Uptrend trở lại VNindex1000 -1500 -2000 -2500 -2800 sau cú sập đổ kinh hồn! Bơm Tiền & Nâng Hạng

Minh chủ phe bull phát động phong trào đánh chiếm các cứ điểm quân short trên đường chinh phục đỉnh Everest!

1 Likes

Anh Pynn dự VNINDEX uptrend đẹp mà rất nhiều người mắng anh Pynn chắc vì short hay lướt lát mất hàng, cầm cash canh mua nhiều !

Mọi người bình tĩnh nhìn em HVN lỗ lả từ dưới gầm cầu chui lên từ 10 nay chấtce giá 26.x thì dễ lý giải những gì Pynn đang dự nhé

Tin tốt

Hy vọng thầy bói Ngao Pynn Elite lần này bói đúng!
Hôm nay các tổ chức có vẽ đổ bộ tổng tấn công ! Hihi

1 Likes

Tiền sẽ đổ vào CK ngày càng nhiều!

1 Likes

Thật sự không thể tưởng tượng nổi khi nhĩn hình này…
Thôi, so với hình này thì các anh lớn cho vnindex test 1500 nhanh đi chứ để tiền đầu cơ ngáo vàng quá! Hihi

1 Likes

Tham khảo các bác

NHNNVN nên chỉ đạo các NH quốc doanh phát hành TÍN CHỈ VÀNG & đánh thuế mua bán thay vì bán vàng vật chất

Như vậy NHNN có thể kiểm soát giá vàng & cân bằng cung-cầu.

EU đánh thuế cao nên dân họ không quan tâm đến tích trữ vàng.

1 Likes

Target đẹp quá

Lại phải tiếp tục khen Thủ Tướng VN quá giỏi!

2 Likes

Tiền đề để VNINDEX tiến bước đến 2000, 3000 …. đây nè các bác

TRỞ LẠI TRANG CHỦ

18:27 10/07/2024

Việt Nam là một “mắt xích” trong chiến lược “ngoại giao chip” của Hoa Kỳ

Thanh Minh

Chính phủ Hoa Kỳ đang nỗ lực tạo ra chuỗi cung ứng chip toàn cầu linh hoạt hơn …

Chính phủ Hoa Kỳ đang tìm kiếm các quốc gia đối tác để phát triển chuỗi cung ứng. Ảnh minh họa

Theo New York Times, chính quyền Hoa Kỳ đang thực hiện kế hoạch sản xuất chip bán dẫn tại các nhà máy ở Texas hoặc Arizona. Sau đó, chúng sẽ được chuyển đến các nước đối tác, như Costa Rica, Việt Nam hay Kenya, để lắp ráp lần cuối và từ đó tung ra thế giới để vận hành mọi thứ từ tủ lạnh đến siêu máy tính.

CHIẾN LƯỢC “NGOẠI GIAO CHIP” CỦA HOA KỲ

Những quốc gia đối tác như Costa Rica, Việt Nam hay Kenya có thể không phải là nơi đầu tiên người ta nhớ đến khi nghĩ về chất bán dẫn. Nhưng các quan chức Hoa Kỳ đang cố gắng chuyển đổi chuỗi cung ứng chip thế giới.

Yếu tố cốt lõi của kế hoạch này là kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chip tại Mỹ, sau đó tìm kiếm các quốc gia khác để thành lập nhà máy và hoàn thành công việc. Các quan chức và nhà nghiên cứu Washington gọi đây là một phần chiến lược “ngoại giao chip” mới.

Chính quyền Tổng thống Biden lập luận rằng việc sản xuất nhiều bộ não nhỏ bé của các thiết bị điện tử ở Hoa Kỳ sẽ giúp đất nước trở nên thịnh vượng và an toàn hơn.

New York Times cho rằng nếu nỗ lực này tiến triển, chính quyền có thể đạt được một số mục tiêu chiến lược lớn, như xoa dịu những lo ngại về an ninh liên quan đến Trung Quốc, giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng chip như đã từng xảy ra trong đại dịch Covid-19 và chiến tranh ở Ukraine khiến hoạt động vận chuyển và sản xuất toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Ramin Toloui, giáo sư Stanford, người vừa giữ chức trợ lý thư ký Cục Kinh tế và Kinh tế của Bộ Ngoại giao, cho biết: “Trọng tâm là mở rộng năng lực ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm làm cho các chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên linh hoạt hơn”.

Chính phủ Hoa Kỳ đặt mục tiêu làm điều đó không chỉ đối với chip mà còn đối với công nghệ năng lượng xanh như pin xe điện, tấm pin mặt trời và tua-bin gió. Trung Quốc cho đến nay là người chơi lớn nhất trong các ngành công nghiệp này.

Trong ba năm dưới thời chính quyền Tổng thống Biden, Hoa Kỳ đã thu hút được 395 tỷ USD đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn và 405 tỷ USD để sản xuất công nghệ xanh và tạo ra năng lượng sạch.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực củng cố chuỗi cung ứng chip và đang giải ngân 50 tỷ USD cho các công ty và tổ chức để nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip.

MỖI QUỐC GIA ĐỀU ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CHIP

Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại, đã dẫn đầu một nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi cung ứng chip toàn cầu để xác định các lỗ hổng và làm việc với các chính phủ nước ngoài để thảo luận về cơ hội đầu tư bổ sung ra nước ngoài.

Chính phủ ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và các nơi khác cũng đang tích cực trợ cấp cho ngành công nghiệp chip của họ.

Tuy nhiên, hàng tỷ USD đầu tư mới của Mỹ dự kiến ​​sẽ phần nào thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo một báo cáo tháng 5 từ Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn và Tập đoàn Tư vấn Boston, thị phần sản xuất chip toàn cầu của Hoa Kỳ được dự đoán sẽ tăng lên 14% vào năm 2032, từ mức 10% hiện nay.

Các quan chức chính phủ liên quan đã đến nhiều nơi trên thế giới để tìm kiếm các quốc gia và công ty có thể đầu tư vào ngành công nghiệp Mỹ và thành lập các nhà máy tạo thành điểm cuối của chuỗi cung ứng.

Ramin Toloui, giáo sư Stanford, cho biết trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ là mở rộng năng lực ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm làm cho các chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên linh hoạt hơn. Ảnh: New York Times

Đạo luật CHIPS của Hoa Kỳ bao gồm 500 triệu USD tài trợ hàng năm cho chính quyền nhằm tạo ra chuỗi cung ứng an toàn và bảo vệ công nghệ bán dẫn. Bộ Ngoại giao dùng số tiền đó để tìm nước phát triển chuỗi cung ứng. Các quan chức đang tổ chức các nghiên cứu ở nhiều quốc gia để xem làm thế nào cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động có thể đạt được các tiêu chuẩn nhất định nhằm đảm bảo quá trình lắp ráp, đóng gói và vận chuyển chip diễn ra suôn sẻ.

Các quốc gia hiện tham gia chương trình là Costa Rica, Indonesia, Mexico, Panama, Philippines và Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ đang đưa Kenya vào.

Đào tạo nghề là ưu tiên hàng đầu trong việc tạo ra chuỗi cung ứng này. Chính vì thế, các cuộc đàm phán, trao đổi giữa các trường đại học của Hoa Kỳ như Đại học bang Arizona để hợp tác với các tổ chức nước ngoài phát triển chương trình đào tạo.

Các chuyên gia cho rằng công nghệ ngày nay đã phổ biến trên toàn cầu hơn nhiều so với vài thập kỷ trước, mỗi quốc gia đều đóng vai trò quan trọng khác nhau trong chuỗi cung ứng chip.

1 Likes

VN cố giắng để nằm trong chuỗi sản xuất CHIP của Mỹ + NHẬT + HQ + TAIWAN THÌ TƯƠNG LAI VN HOÁ RỒNG

1 Likes

Mình dự Trump đâu có ngu ngơ, vận động tranh cử thì thế nhưng khi thực tế điều hành thì khác…
Trump mới tuyên bố giữ CT FED POWER làm hết nhiệm kỳ vì ông làm tốt …cho thấy ý đồ thực tiễn của Trump

Trump chọn Jamie Dimon vốn rất cẩn trọng trong các chiến lược kinh tế làm bộ trưởng BTC nếu tái đắc cử cho thấy Trump cực kỳ thận trọng chứ không phải như các chuyên gia gào lên Trump lên là lạm phát phi vọt…hihi

1 Likes

Ủng hộ UBCKVN vì những điều tốt đẹp

‘TTCK Việt Nam như người mặc áo chật, cần bước tiến mới’

Thanh Long - 19/07/2024 15:42 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương ví thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam như người mặc áo chật, cần bước tiến mới và bước tiến đó là nâng hạng.

Nâng hạng lên thị trường mới nổi, TTCK Việt Nam có thể thu hút khoảng 25 tỷ USD đến năm 2030

Tác giả Hoàng Anh

20/07/2024 03:11

0:00/ 0:00

0:00

Nam miền Bắc

(ĐTCK) Theo đánh giá của Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương, khi được nâng hạng từ TTCK cận biên lên mới nổi, TTCK Việt Nam sẽ thu hút một lượng vốn, thúc đẩy tăng trưởng quy mô và thanh khoản thị trường.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII), TTCK Việt Nam có thể thu hút khoảng 25 tỷ USD đến năm 2030.

Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch UBCKNN cho biết, việc nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi không những đem lại nhiều cơ hội cho TTCK Việt Nam, các chủ thể tham gia thị trường nói riêng, mà còn góp phần nâng cao hình ảnh, môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung.

Nhằm đáp ứng các tiêu chí của các tổ chức đánh giá xếp hạng thị trường hướng tới mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi, UBCKNN đang triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, UBCKNN đang dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung 4 thông tư về giao dịch, về đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ, về hoạt động của công ty chứng khoán và về công bố thông tin nhằm sửa đổi 2 quy định về yêu cầu ký quỹ trước trước giao dịch và yêu cầu công bố thông tin bằng tiếng Anh. Đến nay, Bộ Tài chính đang trong quá trình hoàn thành dự thảo cuối cùng của thông tư. Dự kiến trong tháng 7 này, bộ sẽ đăng tải toàn bộ nội dung của dự thảo này cùng các nội dung tiếp thu, giải trình lên trang web của Bộ Tài chính trước khi ban hành. Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, các giải pháp, quy định mới trong dự thảo thông tư là phù hợp và có tính khả thi cao. UBCKNN kỳ vọng việc ban hành Thông tư sẽ tác động tích cực đến quá trình xét nâng hạng TTCK Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, UBCKNN đã và đang tiếp tục làm việc với bộ ngành có liên quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cùng phối hợp đưa ra các giải pháp đáp ứng các tiêu chí nâng hạng. Các bộ, ngành đang tích cực triển khai các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, như việc sửa đổi quy định pháp lý liên quan đến thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp theo hướng giảm thiểu thủ tục và rút ngắn thời gian mở tài khoản, cập nhật và công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tiếp cận đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trong câu chuyện nâng hạng thị trường, chuyên gia chứng khoán Nguyễn Đức Hùng Linh lưu ý 2 vấn đề. Thứ nhất là hàng hóa. Năm 2017, chỉ có 3 cổ phiếu Việt Nam trong rổ MCSI, lượng tiền thu hút được rất nhỏ. Thứ hai là nâng hạng rồi nhưng có thể sẽ rớt hạng, điển hình như Pakistan. Chúng ta rất cố gắng để nâng hạng, nhưng quan trọng là đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường Việt Nam cần ổn định để duy trì được sau khi nâng hạng.

Cũng theo ông Linh, có những thị trường không thoả mãn nhiều yếu tố, nhưng vẫn nâng hạng do sức ép của nhà đầu tư, như Trung Quốc, Ả rập Xê út… Quay lại thị trường Việt Nam, chúng ta cần xây dựng những yếu tố nền tảng tốt để nâng hạng và duy trì được nâng hạng.

“Về sức hút của nhà đầu tư nước ngoài, nếu chúng ta có công ty tốt, hàng hóa tốt, nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cách để tăng tỷ lệ sở hữu. Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia đang nổi lên là thị trường hấp dẫn và Việt Nam cần xây dựng lợi thế thị trường mới có thể cạnh tranh, thu hút được vốn ngoại.

Hiện tại, UBCKNN đang rất tích cực trong việc thực hiện cải tổ thị trường, đặc biệt trong việc tháo gỡ nút thắt pre-funding và chuẩn mực công bố thông tin đại chúng. Mới đây, UBCKNN đã hoàn thành bản cuối dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về giao dịch chứng khoán, trong đó nội dung quan trọng trong lần sửa đổi này là đề xuất cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mà không ký quỹ 100% tiền. Bên cạnh đó, việc áp dụng IFRS bắt buộc từ 2025 sẽ giúp cải thiện đáng kể luồng thông tin tới các nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi tiếp cận thông tin bình đằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Liên quan tới yếu tố tỷ lệ sở nước ngoài, Chính phủ cũng đang tiến hành rà soát về tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các ngành nghề & đơn giản hóa quy trình mở tài khoản cho nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo gỡ bỏ một cách tích cực các rào cản cản trở việc đáp ứng các tiêu chí nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE vào năm 2025.

Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC)\ 640x465
Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC)

Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) chia sẻ, thông qua cơ chế ký quỹ khi triển khai mô hình CCP cho phép thành viên bù trừ được quyết định mức ký quỹ đối với nhà đầu tư căn cứ vào kết quả đánh giá tín nhiệm, thị trường kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề prefunding, giúp nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường.

“Trong khi chờ sửa các quy định của pháp luật ngân hàng, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và UBCKNN, VSDC đang hướng tới điều chỉnh quy trình thanh toán nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc ký quỹ (prefunding) của nhà đầu tư nước ngoài, nhằm hỗ trợ cho mục tiêu nâng hạng TTCKVN từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi”, ông Nguyễn Sơn cho biết.

NĐT cá nhân quá nhiều gây biến động khó quản lý ở TTCKVN.

Nhà đầu tư nước ngoài được ‘ưu ái’ thế nào khi đầu tư chứng khoán tại Việt Nam?


Báo Công Luận

4 giờ trước741 liên quanGốc

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa 4 Thông tư liên quan tới thị trường chứng khoán. Trong dự thảo này, nhà đầu tư nước ngoài dành được nhiều ‘ưu ái’.

Trong một sự kiện diễn ra vào sáng 19/7, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch UBCKNN đã tiết lộ: Bộ Tài chính, UBCKNN sẽ sớm công bố dự thảo Thông tư sửa 4 Thông tư về giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ, hoạt động của các công ty chứng khoán và yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.

Trong thông tư đặt ra 2 vấn đề lớn, làm thế nào có giải pháp bỏ prefunding và làm thế nào tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có quyền tiếp cận thông tin bình đẳng với các thành viên khác trên thị trường.

“Hiện nay chúng tôi đang chỉnh lại một số câu chữ bằng tiếng Anh, đúng tinh thần của dự thảo thông tư khi công bố cho các thành viên cũng sẽ đồng thời công bố bản tiếng Anh. Đến thời điểm này vẫn còn một số ý kiến nhưng về cơ bản nội dung chính đều có sự đồng thuận của các nhà đầu tư quốc tế, trong kỳ review tháng 9 tới, chúng tôi kỳ vọng sẽ có kết quả tích cực”, ông Hải nói.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa 4 Thông tư liên quan tới thị trường chứng khoán. (Ảnh: ST)

Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, các giải pháp, quy định mới trong dự thảo Thông tư là phù hợp và có tính khả thi cao. Ủy ban chứng khoán Nhà nước kỳ vọng việc ban hành Thông tư sẽ tác động tích cực đến quá trình xét nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chỉ sau 1 ngày, Bộ Tài chính, UBCKNN đã công bố toàn bộ nội dung dự thảo thông tư sửa 4 thông tư sau khi tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá nhân, các thành viên thị trường.

Theo đó, dự thảo dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung vào Thông tư 120 quy định nhà đầu tư phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua chứng khoán, ngoại trừ các giao dịch sau: Giao dịch ký quỹ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; Giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNNLTC) là tổ chức theo quy định tại Điều 9a Thông tư này.

Dự thảo bổ sung Điều 9a sau Điều 9 quy định giao dịch mua cổ phiếu của NĐTNN là tổ chức.

Công ty chứng khoán (CTCK) thực hiện đánh giá rủi ro thanh toán của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) là tổ chức để xác định mức tiền phải có khi đặt lệnh mua cổ phiếu (nếu có) theo thỏa thuận giữa công ty chứng khoán (CTCK) và NĐTNN là tổ chức.

Trường hợp NĐTNN là tổ chức không thực hiện thanh toán đủ cho giao dịch mua cổ phiếu, nghĩa vụ thanh toán phần còn lại được chuyển cho CTCK nơi NĐTNN là tổ chức đặt lệnh thông qua tài khoản tự doanh.

CTCK được bán thỏa thuận trên hệ thống giao dịch hoặc chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch theo quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với số cổ phiếu đã chuyển về tài khoản tự doanh của mình cho NĐTNN là tổ chức thiếu tiền thanh toán giao dịch mua cổ phiếu chậm nhất vào ngày giao dịch liền kề sau ngày cổ phiếu được hạch toán vào tài khoản tự doanh của CTCK trong trường hợp giao dịch này không làm vượt quá hạn mức tối đa về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật đối với cổ phiếu đó.

Các khoản tài chính phát sinh khi thực hiện giao dịch được thực hiện theo thỏa thuận giữa CTCK và NĐTNN là tổ chức hoặc đại diện theo ủy quyền của NĐTNN là tổ chức.

Ngoại trừ giao dịch được quy định tại khoản 3 Điều này, CTCK thực hiện bán cổ phiếu trên hệ thống GDCK. Các khoản tài chính phát sinh khi thực hiện giao dịch được thực hiện theo thỏa thuận giữa CTCK và NĐTNN là tổ chức hoặc đại diện theo ủy quyền của NĐTNN là tổ chức.

Ngân hàng lưu ký nơi NĐTNN là tổ chức mở tài khoản lưu ký chứng khoán chịu trách nhiệm thanh toán số tiền thiếu hụt và các chi phí phát sinh (nếu có) trong trường hợp xác nhận sai số dư tiền gửi của NĐTNN là tổ chức với CTCK dẫn tới thiếu tiền thanh toán giao dịch mua cổ phiếu.