CMX:Dự báo xuất khẩu tôm sẽ tốt hơn từ quý 3-2023

,

:point_right:Nguyên nhân giá tôm liên tiếp sụt giảm do sau tác động của dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng của chiến tranh, các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu lạm phát ở mức cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, sức tiêu thụ hàng hóa giảm. Bên cạnh đó, các nước Ecuador, Ấn Độ sản lượng tôm đạt cao nên nguồn tôm cung ứng cho thị trường lớn, dẫn đến cung vượt cầu.
:point_right:Hiện tại, giá thành sản phẩm tôm Việt Nam khá cao so với mặt bằng chung trên thế giới. Để cạnh tranh ký kết hợp đồng xuất khẩu, bên cạnh chất lượng sản phẩm, vấn đề cạnh tranh về giá mang tính quyết định, buộc các DN chế biến, xuất khẩu tôm trong nước buộc phải giảm giá thu mua nguyên liệu đầu vào.

:point_right:Tại Diễn đàn tôm Việt lần thứ 8 tổ chức ở tỉnh Bạc Liêu ngày 23-6, ông Trương Đình Hòe - tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết xuất khẩu tôm của Việt Nam hiện nay đang có dấu hiệu khởi sắc.
Sự khởi sắc này dựa trên cơ sở số liệu xuất khẩu tháng 3, 4 và 5 tại thị trường Hoa Kỳ cho thấy họ bắt đầu tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam và từ các nước khác, khi vấn đề tồn kho bắt đầu được giải quyết.
:point_right:Thứ nhất, từ quý 3, trên thị trường, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, tôm sẽ tiêu thụ được và có thể sẽ có nhu cầu tốt hơn.
:point_right:Thứ hai, thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên sản phẩm tôm cần có thời gian, bởi hiện nay qua việc thử nghiệm tháng 3, tháng 4 cho thấy thị trường này đang cần thêm thời gian để điều chỉnh lại thói quen tiêu dùng.

Thị trường Mỹ: Nhu cầu NK tôm của Mỹ có thể tăng nhẹ từ tháng 8 trở đi để phục vụ nhu cầu lễ hội cuối năm. Giá tôm cũng tăng nhẹ vì tồn kho nhiều, lạm phát và nguồn cung dồi dào từ Ecuador, Ấn Độ.
Thị trường EU: Từ tháng 7, khi thu hoạch tôm từ các nước giảm, các nhà NK EU bắt đầu tăng nhẹ sức mua từ Việt Nam để chuẩn bị cho dịp cuối năm
Thị trường Nhật Bản: XK tôm Việt Nam sang Nhật tương đối thuận lợi hơn các thị trường khác do tôm từ các nước Ecuador, Ấn Độ chưa đáp ứng được bằng hàng Việt Nam về hàng giá trị gia tăng. Dự kiến quý cuối năm nay, nhu cầu NK từ Nhật Bản sẽ tăng nhẹ.
Thị trường Trung Quốc &HK:Từ tháng 8 trở đi, nhu cầu NK tôm từ Việt Nam vào Trung Quốc dự kiến tăng nhẹ để phục vụ dịp Trung thu, Quốc Khánh và dịp lễ hội cuối năm.
Thị trường Hàn Quốc:Từ nay đến cuối năm, dự kiến nhu cầu không biến động nhiều và tăng nhẹ để phục vụ dịp cuối năm.

Về mặt PTKT , CMX sau 1 giai đoạn tích lũy chặc chẽ rất lâu và đã chính thức break qua vùng kháng cự 9.8-10.0. ở tuần trước và ở phiên đầu tuần 10/7 dòng tiền vào khá tốt giúp cho CMX tiếp tục tăng . Tuy nhiên, để CMX tiếp tục tăng bền vững hơn cần có sự điều chỉnh re-test lại vùng hỗ trợ 9.8-10.0 và đây chính là cơ hội cho NĐT muốn gia tăng hay mua mới .Chúc Anh Chị thành công với CMX trong 6 tháng cuối nắm 2023

CMX cơ hội đầu tư 6 tháng cuối năm 2023