Mở lại góc nhận định nhanh về NGÀNH và góc khuất của BCTC (Tiếp theo))

Đây là câu hỏi hôm thứ 5 của đứa em đầu tư CK :slight_smile:

11 Likes

Hello welcome back.
Khi rảnh nhờ b view bctc của cp Pgv / mbg nhé ạ.
Many thanks !

5 Likes

chào e ngày mới an lành nhé :slight_smile:

3 Likes

Như vậy để trả lời câu hỏi trên tớ sẽ có 1 và các luận điểm liên quan đến rủi ro nhé:

  1. Banks Mỹ
    Nhiều Bank đầu tư vào Trái phiếu, khi Fed tăng ls giá trị trái phiếu đang nắm giữ sụt giảm → bao gồm doanh thu, chi phí, lãi/lỗ chưa thực hiện(OCI) Bản chất là các khoản TS trái phiếu nếu nắm giữ đến ngày đáo hạn(HTM) thì không lỗ nhưng nếu vì lý do nào đó như tăng thanh khoản, tăng thanh toán nhanh, chống bank run … mà họ phải bán ra thì chắc chắn ghi nhận lỗ.
    Chúng ta có thể nhìn số liệu này của các ngân hàng Mỹ năm 2022 tạm ghi nhận khoản lỗ trên 600 tỷ.
    Nhiều Bank để tăng lợi nhuận để làm đẹp báo cáo có thể sử dụng khá nhiều chiêu mà phổ biến là:
  • Giảm trích lập dự phòng(Nhiều bank như VCB bộ đệm trích lập trên 400% nhưng nhiều bank chỉ 40%).
  • Biến những khoản nợ xấu thành các khoản nợ nhóm 1,2 → Dùng chiêu đáo hạn
  • Biến TS AFS sẵn sàng để bán thành TS HTM đến thời điểm đáo hạn( Vì danh mục AFS chắc chắn ghi nhận lỗ, nhưng HTM hold đến thời điểm đáo hạn chưa ghi nhận lỗ )
    image

b. Như vậy Rủi ro với Bank Mỹ đặc biệt là các bank thuộc nhóm vừa và nhỏ( TS dưới 250 tỷ USD): (Nhóm Banks này không bị kiểm soát các chỉ số thanh toán nhanh) là khá lớn
→ Để hỗ trợ thanh khoản của các nhóm Banks này FED đã "Bơm gần 400 tỷ usd trong mấy tuần qua cho các banks này vay với LS phạt tương đối cao và chủ yếu là kỳ hạn ngắn → Như vậy khoản “Bơm” này của Fed là giúp thanh khoản các banks tốt hơn giúp chống chọi tốt hơn chứ ko phải cấp vốn cho các Banks này rồi từ đó các bank này cho vay hoặc đầu tư → Khác hoàn toàn 2020 đó là bơm tiền ra nền KTe.
c. Sau khi thanh khoản các bank này về trạng thái bình thường, tránh đỗ vỡ dây chuyền → Fed tiếp tục tăng thêm 1, 2 lần ls, ls cao duy trì từ giờ đến cuối năm việc thu hẹp định lượng vẫn tiếp tục( Tối thiểu đến cuối năm 2023 đầu 2024 mới kỳ vọng Fed giảm ls) và buộc các banks này phải tái cơ cấu trong đau đớn.

7 Likes

3 Likes

theo mình bơm tiền là đến từ khoản cho vay nên sẽ ko lạm phát như hồi covid

2 Likes
  1. Bank Châu Âu:
  • Mặc dù Credit suisse đã được giải cứu trong thời gian kỷ lục cũng như cách giải cứu khá đặc biệt, nhưng tồn tại của nó vẫn còn đó là nguy cơ mất trắng của những trái chủ đầu tư trái phiếu AT1 rủi ro(17 tỷ usd) → Làm cho lo ngại gia tăng và khả năng kênh huy động vốn này về sau sẽ biến mất.
  • Lo ngại gia tăng khi CP các banks lớn như UBS, Deutsche banks, HSBC … giảm điểm mạnh, các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng của CDS tăng cao
1 Likes

Từ những rủi ro đó cũng như biết được lộ trình Fed tăng ls mà thị trường ts đã phản ứng: Vàng tăng(Từ ls, từ rủi ro banks), giá dầu giảm)

2 Likes

Đó là 1 số nguyên nhân giải thích cho câu hỏi trên của đứa em tớ.

1 Likes

Vậy sắp tới sẽ như thế nào có đáng ngại như nhiều người nhận định sẽ quay về 2008 hay ko? vân theo cá nhân tớ nhận định nhé đúng sai tương lai trả lời :slight_smile:

Thế giới:

  • Việc đổ vỡ như năm 2008 khả năng cao sẽ không xảy ra:
    Mỹ:
  • Bản chất lần này là đỗ vỡ trong phạm vi hẹp, không phải các khoản lỗ do cho vay dưới chuẩn mà là chủ yếu do mất cân đối trong các khoản huy động/ cho vay.
  • Fed đã kịp thời bơm thanh khoản(AE đừng hiểu nhầm 2k tỷ dự kiến là bơm tiền ra thị trường nhé :)) → Trên tớ đã giải thích → Điều này cũng ko làm tăng LP mà chỉ cứu Thanh khoản trong ngắn hạn.
  • Sức chịu đựng của các bank, bộ đệm cũng tốt hơn 2008 rất nhiều cũng như ko xuất hiện đổ vỡ của thị trường tài sản như BDS.
    Quan trọng nữa trươc tác động của " Khủng hoảng " hệ thống banks, lạm phát khả năng giảm(Giá dầu quay đầu giảm) → lộ trình tăng LS của Fed cũng được rút ngăn lại.
    Khả năng kinh tế Mỹ cũng sẽ giảm tốc việc mở rộng sxkd sẽ co hẹp, người tiêu dùng giảm sức mua( LS huy động ở mức khá cao > LP). Quan sát thêm các chỉ số, nhà ở, thất nghiệp, sức mua, công nghiệp …
    → Cái tốt nhất là biết lộ trình tăng LS của FED và áp lực về tỷ giá sẽ giảm và là biến số ko quá quan trọng như năm 2022 nữa
    –>Cái xấu là sức mua thị trường Mỹ giảm → Xuất khẩu giảm --. LN của các doanh nghiệp XK giảm mạnh → Nhưng điều này cũng đã phản ánh vào giá CP và đã phản ánh cho q1,2 2023

Châu Âu:

  • Lo ngại nhất là đổ vỡ nếu có của Credit suisse sẽ khéo theo đổ vỡ dây chuyền đã được NHTW Thụy Sỹ giải quyết → Nhưng vẫn còn khoảng 17 tỷ usd của trái chủ trái phiếu AT1 mất trắng → Niềm tin bị ảnh hưởng phần nào và sau vụ này khả năng huy động TP AT1 để tăng vốn cho banks sẽ rất khó(Thị trường này khoảng 260 tỷ usd).
    Ngân hàng lớn nhất Đức Deutsche bank CP giảm chủ yếu là niềm tin phản ứng về dây chuyền sau vụ Credit suisse chứ bản chất bank này tốt hơn Credit nhiều nó nhiều quý liên tiếp có lợi nhuận, sau tái cơ cấu Deut đã làm ăn có hiệu quả, bộ đệm vốn cũng tốt hơn. nên khả năng đổ vỡ như Credit là rất thấp.
    → Qua bài học phá sản của SVB các bank lớn cũng đã có sự chuẩn bị phần nào tốt hơn rồi.
    LP Châu Âu, Anh, Đức… vẫn cao, bất ổn đình công Pháp, Đức vẫn tiếp diễn
    → Khả năng cao kinh tế Châu Âu giảm tốc → Châu Âu, Mỹ là các thị trường XK lớn của VN điều này ảnh hưởng là ko thể tránh khỏi.
7 Likes

Trong nước:
→ áp lực vĩ mô lớn nhất là yếu tố bên ngoài, theo dõi diễn biến của: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc
Nhiều người nhận định đợt hạ lãi suất này của NHNN là sai lầm? nào là áp lực tỷ giá vẫn lớn? nào là ngân hàng vẫn yếu nào là … → Nhưng theo các bạn có sai lầm ko?
Sai lầm hay ko tương lai quyết định nhé nhưng theo tớ.
Việc Hạ Lại suất này là đương nhiên và rất tốt chẳng có gì là sai lầm cả(Ví dụ thế giới có bất ổn dxy nếu tăng lại quá cao thì ta lại đảo ngược chính sách thôi có gì đâu phải lo):

  • Tớ đã nói hàng trăm lần việc tăng LS cuối 2022 là áp lực cực chẳng đã nên đã phải tăng quá nhanh và quá sốc với biện độ đặc biệt thị trường 1 rất lớn( Huy động 9-10% cho vay 13-15%, lạm phát lúc đó tầm 4%): Đó là áp lực từ tỉ giá khi Fed tăng ls nhanh và mạnh, áp lực lạm phát các tháng cuối năm tăng và đặc biệt khủng hoảng niềm tin thanh khoản các banks vừa nhỏ có vấn đề → Buộc tăng ls điều hành, tăng ls huy động → Chạy đua về tăng ls → Nên giờ cả 3 áp lựu trên đều giảm thì ko giảm LS thì nền kinh tế sẽ đi về đâu??? Đà tăng ls của fed cũng đã biết rồi, áp lực về sức mạnh đồng usd cũng giảm → Giới đầu cơ chắc cũng ko găm nhiều USD nữa.
    Để giúp duy trì tăng trưởng KTe( Dự kiến 6-6,5%) sẽ kỳ vọng vào đâu khi xuất khẩu giảm:
  • Đầu tư công → Cần chỉ đạo quyết liệt hơn từ CP đảm bảo tăng giải ngân và tránh lãng phí thất thoát( Bài học trước nhãn tiền về lãng phí)
  • Kích thích tiêu dùng trong nước.
  • Kích cầu du lịch → Kỳ vọng khác du lich Trung Quốc sẽ tăng cao bắt đầu từ tháng 5.
  • Cải cách môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp VN, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc(Ví dụ: BDS, Trái Phiếu …)
6 Likes

Việc tháo gỡ phần nào về thị trường vốn cũng là tin tích cực: Bank hạ ls cho vay, thanh khoản tốt hơn; Trái phiếu trước việc chung tay giữa nhà nước(Chính sách sửa đổi) doanh nghiệp(Tự cứu mình hạ giá bán BDS, huy động tiền thanh toán trước và đúng hạn, đáo nợ …)) cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn( huy động hơn 1 tỷ USD trái phiếu → Thực tế có đến tay ndt cuối cùng hay ko thì chưa biết nhé :slight_smile: đó là uẩn khúc ) nhưng cũng góp phần mang lại niềm tin cho ndt.

1 Likes

vậy nhiều người sẽ đặt dấu hỏi? Tiền thì SBV đã bơm nhẹ liệu đáy của index có phải là đỉnh của Lãi suất hay chưa liệu uptrend chưa nhé?

2 Likes
  1. Tâm lý ndt vẫn khá thận trọng sau những cú sốc kinh hoàng của 2022, thị trường đầu cơ tâm lý này càng cực kỳ quan trọng: Nhiều người vẫn hoài nghi về bất ổn thế giới, hoài nghi về khả năng Nga ném bom hạt nhân vào uk hay Ba Lan hay 1 nước nào đó, vẫn hoài nghi vai trò của đồng USD giảm đồng nhân dân tệ lên ngôi…( Cái vấn đề này có thời gian tớ sẽ trả lời cho mọi người đưng lo lắng cái vấn đề thuyết âm mưu này quá)
    vẫn hoài nghi vì nợ trái phiếu đến Q2 và Q3 sẽ phải trả rất khủng.
    Vẫn hoài nghi về BDS đóng băng
    Vẫn hoài nghi về lợi nhuận ngân hàng giảm thảm bại
    → nhiều người cho rằng index sẽ giảm về 1000 -900- 800 thậm chí 500
3 Likes
  1. LS giảm nhưng chưa đủ hấp dẫn để kích thích dòng tiền đầu cơ: mọi người có thể xem lại ls của những đợt tăng giá CP, BDS là ntn?
  1. BDS vẫn chưa phá băng: Bán tháo vẫn chưa xảy ra khả năng người bán- vẫn gồng lỗ, người mua vẫn chờ thời điểm mua đẹp → Cung cầu chưa gặp nhau, thể hiện vẫn chưa xuất hiện bán tháo các phân khúc đầu cơ, giá BDS đầu cơ vẫn chưa giảm quá mạnh khi tăng quá mạnh từ 2019-đầu 2022(BDS vùng ven, BDS du lịch, villa, biệt thự, căn hộ cao cấp …–> Phân khúc này chúng ta đã cao hơn kha khá so với các nước ĐNA có nền KTe tương đương). → Phá băng sớm khả năng phân khúc vùng lõi các TP lớn: Hà Nội, HCM, các chung cư, các BDS vùng ven sát nội đô(bán kính dưới 20- 30km). → Tăng giá chưa quá nhiều đợt vừa rồi, tạo ra dòng tiền tốt hơn → Cho thuê.
    Mình cũng đang chờ thời điểm thích hợp để mua bds HCM nhưng giờ đang chờ chẳng việc gì phải vội cả tiền tươi thóc thật thì cũng ko phải lo lắng.
4 Likes
  1. Chắc chắn lợi nhuận của kha khá banks vừa và nhỏ sẽ giảm( Vì sao giảm tớ đã nói ở trên)
1 Likes
  1. Các doanh nghiệp Xuất khẩu đã biết tình hình năm nay sẽ ntn?
1 Likes

vậy index sẽ ra sao? trong vài tuần này chưa đến BCTC là vùng trống thông tin khả năng index chầm chậm đi lên sau khi(Đội gom hàng đã gom đủ vùng giá thấp).
Và sẽ có điều chỉnh ngắn hạn xác nhận những tin xấu vẫn còn khi ra BCTC ko dc tốt, PE lúc đó ko quá rẻ…(Nhưng giảm nếu có là cơ hội nhé) rồi đi lên.
Nói chung vẫn trong vùng sw. Trong vùng hấp thụ tin xấu, giờ tin xấu nhất đã ra các tin xấu có ra mà index ko giảm sâu đó là xác lập và chờ tín hiệu đảo chiều nữa thôi.
Thay vì quá quan tâm thị trường ae nên quan tâm đến CP những CP tốt trong vùng giá rẻ thì cứ tích sản dần ko việc gì phải lo lắng cả

1 Likes