Cổ bank đợi, cổ bank mua?

Hiện tại nhóm cổ phiếu ngành hàng một số cổ phiếu đang tiệm cận đỉnh và vượt đỉnh, có rất nhiều quan điểm cho rằng đó sẽ là những cổ phiếu rất rủi ro. Tuy nhiên, ngược lại cũng có nhiều nhà đầu tư cho rằng đó sẽ là cơ hội. Đều này không chỉ xảy ra ở nhóm cổ phiếu ngân hàng hiện tại mà còn xảy ra với hầu hết các nhóm cổ phiếu khác trên toàn thị trường. Đây là 2 quan điểm phổ biến, đối nghịch và luôn tồn tại trên thị trường chứng khoán mỗi ngày.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện nhiều cổ phiếu vượt đỉnh, thậm chí là đỉnh lịch sử, số khác yếu hơn đang chạm đỉnh, loanh quanh đỉnh. Vậy nhóm cổ phiếu này đang là rủi ro hay là cơ hội với nhà đầu tư trong những tháng còn lại của năm 2024?

Trong bài viết này, NgotMienTay và Anh Chị nhà đầu tư sẽ cùng nhau đi qua định giá cổ phiếu ngành ngân hàng cho cuối năm 2024, cùng nhau giải đáp thắc mắc: vượt đỉnh rồi thì nó là rủi ro hay là cơ hội?

Trên thị trường chứng khoán luôn tồn tại 2 quan điểm: (1) cổ phiếu vượt đỉnh là cổ phiếu rủi ro (2) cổ phiếu vượt đỉnh là cổ phiếu cơ hội. Thực ra trong đầu tư rủi ro hay cơ hội thực chất chỉ là một vấn đề. Vấn đề ở chổ là làm sao nhà đầu tư chúng ta giải quyết được thắc mắc, đâu sẽ là rủi ro, đâu sẽ là cơ hội?

Khi nói về nhóm cổ phiếu “vua” cho đến cuối năm 2024, phần lớn nhà đầu tư lúc này sẽ có 2 cảm giác: (1) cảm giác đầu tiên đó là sợ. Lý do tại sao nhà đầu tư có cảm giác sợ? Câu trả lời vì phần lớn các cổ phiếu thuộc nhóm ngành ngân hàng lúc này điều đang có chung một mẫu hình theo PTKT là vượt đỉnh hoặc đang chạm đỉnh cũ, cổ phiếu tích lũy tại vùng đỉnh. Nghĩa là lúc này nhà đầu tư chúng ta có cảm giác là giá cổ phiếu đã tăng cao và nhiều. (2) cảm giác thứ hai là nhà đầu tư chúng ta nhìn vào cổ phiếu đang thấy cơ hội mới, giá sẽ còn tăng cao hơn.

I. Định giá cổ phiếu
Trong kinh doanh và trong đầu tư, lúc nào rủi ro cũng đi kèm với cơ hội và cơ hội lúc nào cũng đi kèm với rủi ro. Thế cho nên một cổ phiếu lúc nào cũng thấy không có rủi ro thì cơ hội cũng sẽ rất ít. Ngược lại một cổ phiếu chúng ta thấy cơ hội rất nhiều, thì chắc chắc là rủi ro kèm theo đó cũng rất nhiều.

Thị trường chứng khoán chạm mốc 1.300 điểm, nhà đầu tư chúng ta có nên bán chốt lời cổ phiếu hay không? Với những cổ phiếu chạm đỉnh cũ và vượt đỉnh, nhà đầu tư sẽ làm gì với những cổ phiếu này? Chúng ta sẽ có 2 dạng định giá cổ phiếu:

  1. Định giá dựa vào hoạt động kinh doanh
    Định giá dựa trên hoạt động kinh doanh, tức lợi nhuận sau thuế nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số P/E.
  2. Định giá dựa vào cấu trúc tài sản.
    Định giá dựa vào cấu trúc tài sản nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số book value(giá trị sổ sách), còn được gọi là chỉ số P/B.
    Đối với ngành ngân hàng nhà đầu tư nên định giá dựa vào cấu trúc tài sản hơn là dựa trên hoạt động kinh doanh.

    Cấu trúc tài sản của ngành ngân hàng

Ở hình trên nhà đầu tư có thể thấy cột tổng tài sản và cho vay khách hàng. Nhìn vào đây nhà đầu tư có thể thấy đa phần tài sản của doanh nghiệp là từ nghiệp vụ cho vay khách hàng và các nghiệp vụ về đầu tư. Đây là 2 nghiệp vụ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chất lượng doanh thu của ngành ngân hàng hầu hết là đến từ các hoạt động cho vay và đầu tư. Có nghĩa là các mô hình kinh doanh dựa vào cấu trúc tài sản để tạo ra dòng tiền, nhà đầu tư nên tập trung vào chỉ số P/B của cổ phiếu.

II. Mối quan hệ giữa giá và định giá cổ phiếu
Nhìn vào biểu đồ trên nhà đầu tư sẽ thấy một sự nghịch tương quan. Nghĩa là giá cổ phiếu đang chạm đỉnh(màu xanh lá cây) nhưng định giá cổ phiếu đang ở phía dưới(màu xanh đậm).


Sự nghịch tương quan giữa giá cổ phiếu và định giá cổ phiếu

Dưới đây là hình ảnh định giá của cổ phiếu MBB và đồ thị giá cổ phiếu MBB trên sàn.
Nếu như để nói cổ phiếu MBB đang ở mức định giá cao thì không phải. Vì một cổ phiếu ngân hàng được định giá cao khi chỉ số P/B rơi vào khoảng 2-2,2 lần, tức giá cổ phiếu trên sàn phải gấp từ 2 đến 2,2 lần giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Ở thời điểm hiện tại định giá cổ phiếu MBB rơi vào khoảng 1,5 lần so với giá trị sổ sách, đây không phải là mức định giá cao. Lúc này nhà đầu tư khi nhìn vào giá cổ phiếu trên bảng điện sẽ thấy rủi ro nhưng khi nhìn vào bản chất của vấn đề thì là cơ hội.


Giá cổ phiếu MBB và định giá cổ phiếu ở hiện tại

Đối với ngành ngân hàng và chứng khoán nhà đầu tư nên định giá dựa trên cấu trúc tài sản. Cấu trúc tài sản sẽ liên quan đến giá trị của một doanh nghiệp. Cấu trúc tài sản và định giá theo cấu trúc tài sản của ngành ngân hàng hiện tại đang giảm xuống chứ không tăng lên, vì chất lượng tài sản của các ngân hàng đang tăng lên.

Nhìn vào biểu đồ trên nhà đầu tư sẽ thấy cấu trúc tài sản của ngành ngân hàng. Cách đây khoảng 10 năm tài sản của doanh nghiệp rơi vào khoảng 200k tỷ đến nay thì lên đến 700-800k tỷ. Nghĩa là mức độ tăng của tài sản đã gấp 3-4 lần so với cách nay 10 năm, khi cấu trúc tài sản ngân hàng tăng lên thì định giá sẽ rẻ đi.


Chất lượng tài sản của ngành ngân hàng không ngừng đi lên

Đây chính là bản chất của vấn đề ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứ không phải do giá cổ phiếu cao hay thấp, nghĩa là chất lượng tài sản của nó có tăng lên hay không. Nếu giá cổ phiếu tăng, nhưng chất lượng tài sản không tăng, thì cổ phiếu bị định giá đắt. Nhưng giá cổ phiếu vượt đỉnh, tài sản của doạnh nghiệp vượt hơn cả giá cổ phiếu thì định giá của nó không hề cao.

Biểu trên trên cũng cho nhà đầu tư thấy nguyên nhân tài sản của ngành ngân hàng tăng lên là nhờ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Một năm doanh nghiệp này mang về 16k tỷ lợi nhuận sau thuế, số tiền này sẽ được doanh nghiệp chuyển vào cấu trúc của vốn chủ.

Một doanh nghiệp làm ăn tốt thì cấu trúc tài sản sẽ tăng lên dựa vào hoạt động kinh doanh. Do đó nhà đầu tư thường thấy giá cổ phiếu luôn vượt đỉnh nhưng định giá thì rẻ dần. Cổ phiếu MBB là một ví dụ.

III. Định giá cổ phiếu ngân hàng ở thời điểm hiện tại là cao hay thấp.
Nếu nhìn vào giá cổ phiếu ngành ngân hàng thì có 7/10 cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán đang tiệm cận đỉnh hoặc vượt đỉnh cũ, thậm chí là vượt đỉnh lịch sử. Tức khi xét về góc độ giá cổ phiếu thì đây là một trong những nhóm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất và đang hàm chứa nhiều yếu tố rủi ro.

Tuy nhiên khi xét về định giá chung của ngành ngân hàng thì không hề cao một chút nào. Trên biểu đồ nhà đầu tư có thể nhìn thấy rõ định giá của nhóm này chỉ 1,6 lần. Mức định giá cao của ngành này trong quá khứ là 2,2 lần, thậm chí có thời điểm lên đến gần 3 lần, nghĩa là từ đây cho đến mức cao nhất của ngành ngân hàng còn tăng hơn 70% nửa.


P/B của nhóm ngân hàng hiện tại

Và nếu tính từ hôm nay đến mức cao trung bình của nhiều năm, ngành ngân hàng phải còn tăng thêm 37% nữa. Như vậy ngành này vẫn còn dư địa tăng và loại bỏ các quan điểm chạm kháng cự, chạm đỉnh và vượt đỉnh là rủi ro, hết điểm mua, giá quá cao,…


Dư địa tăng của nhóm cổ phiếu ngân hàng

IV. Định giá cụ thể của từng cổ phiếu ngân hàng.
Nhà đầu tư có thể chú ý vào cột màu xanh, đây là cột định giá của trung bình ngành. Và có 3 nhóm cổ phiếu nhà đầu tư có thể theo dõi và quan tâm.


Mức độ phân hóa của nhóm ngân hàng

  1. Các doanh nghiệp được định giá cao, nhà đầu tư hạn chế chọn những doanh nghiệp này để đầu tư. Vì doanh nghiệp định giá cao mức tăng giá ở cổ phiếu sẽ ít và chậm đáng kể, trong ảnh là VCB LPB BID. Ngoài ra thì các ngân hàng quốc doanh thường có mức định giá cao hơn so với các ngân hàng thương mại.
  2. Các ngân hàng có mức định giá ngang bằng so với trung bình ngành, tức quanh mức 1.5-1.6 lần như ACB HDB CTG. Cả 3 ngân hàng này điều đã vượt đỉnh, trong đó HDB vượt đỉnh sớm nhất.
  3. Các ngân hàng đang có mức định giá thấp hơn trung bình ngành như MBB STB VIB TCB TPB VPB EIB,… gần đây là nhóm cổ phiếu có mức tăng giá tốt nhất và nhanh nhất.

Các ngân hàng có mô hình kinh doanh giống nhau nhưng định giá thì lại khác nhau, phần lớn do sự biến động của năm 2022 kéo dài cho đến hiện tại. Đó là các sự kiện liên quan đến trái phiếu, nợ xấu, chất lượng dự phòng, lợi nhuận,…

Năm 2022-2023 được xem là giai đoạn rất nhạy cảm đối lĩnh vực ngành ngân hàng khi hàng loạt các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đổ vỡ như SCB; Tân Hoàng Minh; Vạn Thịnh Phát; Novaland; bong bóng BĐS,… và làn sóng tháo chạy của nhà đầu tư khỏi thị trường trái phiếu. Vấn đề của năm 2023 là các mô hình cho vay ở một số ngân hàng hàm chứa nhiều rủi ro, dẫn đến trích lập dự phòng ở nhiều ngân hàng tăng cao.

IV. Cổ phiếu ngân hàng phân hóa
Xem xét lại có thể thấy những ngân hàng không dính đến trái phiếu thường có mức định giá cao.
Các ngân hàng có mức định giá ngang bằng so với trung bình ngành, phần nhiều là các ngân hàng không dính đến trái phiếu của năm 2022 và các chu kỳ trích lập dự phòng của các ngân hàng này trong năm 2023-2024 vẫn có, nhưng không cao và không ở mức đột biến. Đơn cử như ACB CTG HDB có mức trích lập dự phòng được xem là thấp.

Ngược lại các nhà băng có dính đến trái phiếu có mức định giá sẽ thấp hơn trung bình ngành, vì các ngân hàng này còn phải xử lý các khoảng nợ xấu và chu kỳ trích lập dự phòng các khoảng nợ xấu vẫn đang diễn ra. Chính những khoảng trích lập dự phòng trong chu kỳ đã ảnh hướng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và giá cổ phiếu cũng không tương xứng với quy mô và tài sản của doanh nghiệp(trừ những ngân hàng cổ phiếu có tính đầu cơ cao và không xác định rõ hoạt động kinh doanh cốt lõi).

Vấn đề tiếp theo là tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng có mức định giá thấp, nhóm này tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2024 không có mức đột biến. Nghĩa là tín dụng nền kinh tế tăng trưởng 6%, mức tăng tín dụng của các ngân hàng này cũng ngang bằng hoặc thấp hơn. Nên các ngân hàng này không tạo ra sự đột biến, do đó có mức định giá ngang bằng hoặc thấp hơn so với trung bình ngành.

Qua phân tích trên Anh Chị nhà đầu tư có thể thấy, một doanh nghiệp ngân hàng, cổ phiếu có mức định giá cao là những doanh nghiệp sạch, những ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong nửa đầu năm 2024. Còn những ngân hàng có mức định giá ngang bằng so với trung bình ngành cũng là những ngân hàng sạch, có mức tăng trưởng tín dụng trung bình so với ngành. Với những ngân hàng đang bị định giá thấp là các ngân hàng có nhiều nợ và mức tăng trưởng tín dụng không cao so với trung bình ngành.


Mức độ tăng trưởng tín dụng cổ phiếu ngân hàng

Kết luận: Với những quan điểm trên Anh Chị nhà đầu tư nên ưu tiên vào các ngân hàng có mức định giá ngang bằng hoặc thấp hơn trung bình ngành(trừ các ngân hàng quá bé) hơn là các ngân hàng có mức định giá cao hơn trung bình ngành, bởi mức kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tư ở nhóm này sẽ tăng tốt hơn .

Như vậy qua bài phân tích này cho chúng ta góc nhìn không phải cổ phiếu vượt đỉnh, tiệm cận đỉnh là cổ phiếu rủi ro. Cổ phiếu chỉ rủi ro khi giá cao và định giá cao, ngược lại cổ phiếu tăng vượt đỉnh nhưng định giá không cao thì chưa chắc là rủi ro. Trong đầu tư quan trọng là phải kiên nhẫn 3-6 tháng, vì cổ phiếu khi bước vào chu kỳ tăng trưởng cũng phải mất từ 3-6 tháng và chúng ta hãy đầu tư dựa vào hoạt động kinh doanh, vào triển vọng ngành, dựa vào định giá, ban lãnh đạo, nền kinh tế,… Hạn chế đầu tư vào việc VN-Index chạm 1.300-.1400 điểm hoặc cổ phiếu chạm kháng cự, tiệm cận đỉnh,…

Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, NgotMienTay chia sẻ đến ACE NĐT những phân tích trên, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Mọi nhận định trên là quan điểm cá nhân để ACE NĐT tham khảo, có thêm góc nhìn.

44 Likes

mbb msb ưu tiên con nào hơn bác ad ui. cho xin idea ạ

6 Likes

Giờ bank tìm được bank nào như STB hay LPB năm vừa qua nhỉ :upside_down_face::slightly_smiling_face:

8 Likes

MBB nhé

8 Likes

bài viết chất lượng nhỉ, thank ad <3

8 Likes

hy vọng sắp tới VPB tăng tốt

9 Likes

cảm ơn ad đã cho góc nhìn về bank

8 Likes

tính ra giờ lựa các cổ phiếu có P/E thấp hơn TB ngành là chơi đỡ sợ nhỉ

7 Likes

CTG và BID cổ nào có tiềm năng hơn ạ

6 Likes

bài viết chất lượng quá anh Ngọt uii

6 Likes

Ý kiến của mình như bạn @meogiaCK

4 Likes

STB theo phân tích của anh là còn tăng tiếp Cô Cô. Năm sau STB sẽ còn tăng mạnh hơn, dự kiến mức tăng cho năm sau quanh mốc 50%. Giá cho STB năm nay quanh 36-38.

4 Likes

Về mặt lý thuyết rất an toàn nhưng nếu so về giá sẽ rất đắt, vì những cổ như vậy hiệu suất đầu tư phần nhiều là rất kém. Ví dụ như SHB EIB,…

3 Likes

Đây là 2 cổ phiếu thuộc về nhóm ngân hàng Quốc doanh. P/B hiện tại của CTG đang ở mức trung bình ngành. Về lý thuyết CTG còn dư địa tăng tốt hơn BID ở hiện tại, tuy nhiên nếu xem xét lại trong 1 năm đầu tư thì BID luôn có hiệu suất tốt hơn CTG kể từ năm 2012.

4 Likes

STB có ổn ko ad

3 Likes

Có khi KQKD lần này của DN đã phản ánh hết vào giá. Những cổ có KQKD tốt quý 3 hầu như ko tăng mà còn giảm.

3 Likes

hết ham vs ttck vn

3 Likes

lpb vào mới đc k bác ad ơi. cho xin ý kiến ạ

4 Likes

cứ gần cuối năm là có sóng bank nhỉ, h em vào thì có muộn quá không các bác

3 Likes


TCB 9T2024 có tốc độ tăng trưởng cả huy động, tín dụng lợi nhuận vượt trội hơn cả một vài bank nhà nước. Từ đầu năm đến giờ cả trên BCTC và giá cổ phiếu nhóm bank vẫn vượt trội hơn cả.

7 Likes