To cao đẹp trai lừng lững mà anh
Anh có thấy CTR khoẻ mạnh không anh?
Chúc chị tuần mới tràn đầy năng lượng
Cảm ơn bạn nhiều nhé. Chúc bạn tuần mới vui vẻ và bình an,
Chúc c HHT tuần mới mạnh khỏe, bình an và thành công
Cảm ơn bạn! Chúc tuần mới đón nhận nhiều niềm vui và bình an nhé
Kho bạc Nhà nước bơm thêm hàng chục nghìn tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng trong tháng 12
Thứ 3, 21/12/2021, 18:40
Lũy kế từ tháng 10/2021 đến nay, KBNN đã có 5 đợt chào mua ngoại tệ từ các ngân hàng với tổng khối lượng 1,2 tỷ USD. Đây là tần suất và quy mô hiếm thấy trong những năm gần đây.
Ảnh minh họa
Từ đầu tháng 12 tới nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã ra 3 lần thông báo về nhu cầu mua ngoại tệ từ ngân hàng thương mại, với tổng khối lượng mua vào dự kiến là 800 triệu USD. Với loại hình giao dịch giao ngay và giá mua vào niêm yết trên NHNN là 22.650 VND/USD, lượng tiền VND được bơm ra NHTM tương đương là 18.120 tỷ đồng.
Trước đó, KBNN đã mua vào 150 triệu USD từ các nhà băng, tương đương khoảng 3.430 tỷ đồng theo tỷ giá cùng thời điểm vào tháng 10. Đến tháng 11, cơ quan này chào mua thêm 250 triệu USD, giá trị quy đổi tương đương 5.660 tỷ đồng.
Lũy kế từ tháng 10/2021 đến nay, KBNN đã có 5 đợt chào mua ngoại tệ từ các ngân hàng với tổng khối lượng 1,2 tỷ USD. Đây là tần suất và quy mô hiếm thấy trong những năm gần đây.
Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), động thái này của KBNN cho thấy thiện chí của các cơ quan chức năng trong việc duy trì thanh khoản thị trường dồi dào để hỗ trợ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, KBNN cũng có thể tận dùng thời điểm hiện tại khi giá mua vào ngoại tệ ở mức thấp (thấp nhất kể từ 2018 tới nay) để tăng dự trữ ngoại tệ và phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu bằng ngoại tệ.
Về phía NHNN, cơ quan này vẫn không thực hiện một hoạt động nào mới trên kênh thị trường mở trong suốt gần 10 tháng nay.
Ở một diễn biến khác, trong tuần trước (10/12 – 17/12/2021), lãi suất liên ngân hàng có chung diễn biến tăng. Theo đó, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần tăng lần lượt 0,21%; 0,48% và 0,24% lên mức 0,85%; 1,26% và 1,1%/năm.
Theo BVSC, yếu tố mùa vụ khi mùa mua sắm cuối năm cùng nhu cầu thanh toán chi trả tăng lên nhiều khả năng đã khiến cho lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn ngắn đồng loạt có diễn biến tăng nhanh trong tuần vừa qua. Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng ở thời điểm hiện tại vẫn đang duy trì ở mặt bằng tương đối thấp khi vẫn đang tương đương so với mức trung bình của năm 2020 và thấp hơn nhiều so với mức thấp nhất của năm 2019.
Quốc Thụy
Khối ngoại bán ra hơn 1 triệu cổ phiếu TPB sau khi lăn chốt cổ tức, CTG tiếp tục được gom mạnh
Thứ 3, 21/12/2021, 16:58
Dòng tiền chảy vào yếu khiến cho cổ phiếu ngân hàng trở nên mờ nhạt trong thị trường chung.
Hai phiên giao dịch đầu tuần này (ngày 20 và 21/12), cổ phiếu ngân hàng hầu hết sụt giảm khi thiếu dòng tiền đổ vào nhóm này.
Phiên hôm qua 20/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền của cổ phiếu TPB để chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%. Sau khi giá điều chỉnh, TPB kết phiên tăng mạnh nhất dòng ngân hàng với sự hứng khởi của nhà đầu tư.
Tuy nhiên sang phiên hôm nay 21/12, TPB lại quay đầu lao dốc khi trở thành 1 trong 2 cổ phiếu ngân hàng giảm sâu nhất, cùng với VIB, khi để mất 2,5% và lùi về 38.800 đồng/cổ phiếu. Cùng đà sụt giảm, khi đã lăn chốt cổ tức xong, khối ngoại bán ra hơn 1,2 triệu cổ phiếu TPB và mua vào chưa đến 40 nghìn đơn vị, tương đương lượng bán ròng hơn 1,16 triệu đơn vị.
Ngoài TPB và VIB (giảm 3,1%), hôm nay hàng loạt cổ phiếu ngân hàng có thanh khoản cao như STB của Sacombank, SHB của Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội, CTG của VietinBank hay LPB của LienVietPostBank cũng sụt giảm mạnh từ 1,4 - 1,6%, gây áp lực thêm lên dòng ngân hàng. Trong nhóm này, CTG có điểm cộng là được khối ngoại mua ròng mạnh xấp xỉ 1,5 triệu đơn vị.
Ngoài ra, hai cổ phiếu có thanh khoản tốt khác là HDB của HDBank và TCB của Techcombank cũng sụt giảm nhưng mức độ nhẹ hơn, chỉ 0,5 - 0,7%, trong đó HDB cũng được khối ngoại mua ròng hơn 700 nghìn cổ phiếu.
Tính chung phiên 21/12 chỉ có 6 mã ngân hàng tăng giá, trong đó đáng kể là MSB của Ngân hàng Hàng Hải khi tăng 1,1% lên 26.500 đồng/cổ phiếu kèm thanh khoản cao hơn 10 triệu đơn vị. Ngoài MSB còn có EIB cũng tăng 1,1% và PGB tăng 1,3%, ba cổ phiếu tăng giá khác là MBB của MB, SSB của SeABank và KLB của Kienlongbank tăng gần như không đáng kể.
VPB của VPBank hôm nay đã trở lại giao dịch bình thường với thanh khoản thấp hơn rất nhiều sau các phiên “xả” liên tục của khối ngoại trước đó. Đóng cửa phiên, VPB đứng giá tham chiếu 34.150 đồng cùng lượng giao dịch gần 11,7 triệu đơn vị. Dù đã hồi phục đôi chút so với mức đáy của tuần trước nhưng giá cổ phiếu VPB hiện vẫn ở vùng thấp nhất kể từ tháng 9.
Ngọc Phương
Nhà mình chú ý CTG nhé
Tiền vẫn ‘đổ’ mạnh vào bất động sản, chứng khoán
Thứ 3, 21/12/2021, 08:40
Hiện nay nguồn vốn đổ vào ngành bất động sản và chứng khoán dẫn đầu các ngành hồi phục sau đại dịch. Nhìn chung, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn trong trung và dài hạn, chuyên gia nhận định
Đánh giá về thị trường bất động sản thời gian tới, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, nhiều yếu tố vĩ mô, vi mô sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi tốt hơn trong năm 2022-2023.
Theo đó, ông Lực dẫn chứng một loạt các yếu tố như kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6-6,5% trong năm sau, thậm chí, nếu thực hiện tốt các chương trình phục hồi, GDP có thể tăng 6,5-7%. Do đó, khi kinh tế chuyển biến tích cực sẽ giúp sức cầu bất động sản bật tăng.
Tiền vẫn ‘đổ’ mạnh vào bất động sản, dòng tiền lớn đang ‘quẩn’ ngoài thị trường miền Bắc…
Đáng lưu ý, ông Lực cho hay, thời gian qua, nguồn vốn tín dụng đổ vào bất động sản khá dồi dào. Tính đến hết quý 3/2021, vốn tín dụng bất động sản tăng khoảng 6% so với cuối năm 2020. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ nền kinh tế, trong đó, cho vay nhà ở chiếm 64%, còn lại là tín dụng kinh doanh bất động sản. Vốn tư nhân và vốn FDI cũng đổ mạnh vào thị trường này, khi hết tháng 11, tổng vốn ngoại đăng ký mới đã đạt khoảng 2 tỷ USD, đứng thứ ba trong nhóm các lĩnh vực.
Bên cạnh đó, dòng vốn trong dân đổ về thị trường bất động sản cũng rất nhiều. Dòng vốn vào bất động sản vẫn đã và đang trên đà tăng lên, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư công, triển khai hàng loạt dự án hạ quy mô sẽ tạo động lực giúp thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng mạnh. Kỳ vọng sắp tới thúc đẩy đầu tư công, hạ tầng phát triển, thị trường bất động sản cũng sẽ được hưởng cú hích từ việc này.
“Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư công 2,87 triệu tỷ đồng, hy vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai đoạn 2016 - 2020. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp phải thích ứng và phải linh hoạt hơn.
Hiện nay nguồn vốn đổ vào ngành bất động sản và chứng khoán dẫn đầu các ngành hồi phục sau đại dịch. Nhìn chung, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn trong trung và dài hạn”, ông Lực nhận định.
Ở góc độ khác, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Kinh doanh Batdongsan.com.vn cho biết, lượng đầu tư tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đến từ người miền Bắc khá nhiều; tuy nhiên do yếu tố dịch bệnh và sự thận trọng vốn có nên người miền Bắc có xu hướng rút lại khoản đầu tư tương đối và dòng tiền lớn đang quẩn ngoài thị trường miền Bắc, thị trường Hà Nội khá lâu.
“Điều này cho thấy vì sao mặt bằng giá ở Hà Nội vốn đi ngang trong vòng 5 năm trước hiện đang tăng mạnh ở các mặt bằng liên quan đến nhà đất thổ cư, chung cư. Chung cư sau dịch ở Hà Nội cũng có xu hướng tăng nhẹ từ 5-10%. Chính vì dòng tiền đang quẩn ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc rất lớn nên tạo ra xu hướng giá tăng khá mạnh giai đoạn quý 1/2021, đi kèm các thông tin quy hoạch đưa ra nhiều ở giai đoạn đầu năm đã ‘đẩy’ mặt bằng giá lên rất cao.
Do vậy, năm 2021 đầu năm tăng giá một cách tràn lan, tuy nhiên sang năm 2022 tôi nghĩ sẽ mang tính chất trọng điểm và phù hợp với khu vực nào có công trình ra và hỗ trợ cho kinh tế địa phương phát triển bền vững”, ông Quốc Anh đánh giá.
Liên quan đến dòng tiền đầu tư, ông Quốc Anh đưa ra quan điểm: “Dòng tiền lớn trong ngắn hạn sẽ ở ngoài Bắc nhưng dài hạn vẫn sẽ quay trở lại khu vực phía Nam vì khu vực phía Nam có nhiều tiềm năng kinh tế phát triển tốt, cơ sở hạ tầng tốt… sẽ hút các nhà đầu tư quay trở lại và giúp mặt bằng giá tăng trưởng bền vững”.
Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong 11 tháng đầu năm 2021, bất động sản đứng thứ 3 trong danh sách các ngành thu hút vốn FDI với 2,41 tỷ USD. Theo đó, Việt Nam vẫn được đánh giá có vị thế tốt để thu hút vốn FDI vào ngành hàng bất động sản.
Theo Minh Thư
Chính sách tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam?
Thứ 3, 21/12/2021, 10:49
Sau cuộc họp của Fed và FOMC vào trung tuần tháng 12, Fed đã đưa ra quyết định sẽ tăng lãi suất vào năm 2022. Các quyết định của Fed tác động tới nhiều thị trường tài chính - tiền tệ…
Sau cuộc họp kéo dài hai ngày 14-15/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed ) cho biết sẽ kết thúc việc mua trái phiếu thời kỳ đại dịch vào cuối tháng 3, mở đường cho 3 đợt tăng lãi suất với biên độ 0,25 điểm phần trăm vào cuối năm 2022, khi nền kinh tế tối đa hóa việc làm và ngân hàng trung ương đối phó với sự gia tăng lạm phát.
Chia sẻ trên Cộng đồng Cố vấn Tài chính Việt Nam (VWA), ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO & Founder AFA Capital nhận định, với mức lạm phát năm 2022 nếu ở mức 2,6% và tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3,5%, dự kiến năm 2022 sẽ có 3 lần tăng lãi suất với mức trung bình 0,9%. Tới năm 2023 lãi suất trung bình là 1,6% với 3 lần tăng và tới năm 2024 lãi suất trung bình tăng 2,1% với 2 lần tăng.
“Như vậy, chu kỳ lãi suất tiếp tục giảm và chương trình nới lỏng định lượng chính thức dừng lại ở năm 2022, đây là điểm chúng ta cần phải lưu ý”, ông Tuấn nhận định.
Động thái thắt chặt tiền tệ trở lại của Fed nếu diễn ra khiến giới đầu tư đặt mối quan tâm về sự ảnh hưởng của nó tới thị trường tài chính – tiền tệ tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, không chỉ có động thái từ Fed mà một số quốc gia khác cũng có tín hiệu giảm chính sách nới lỏng, ví dụ như Ngân hàng Trung ương Na Uy trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên của phương Tây tăng lãi suất sau khoảng 1,5 năm duy trì mặt bằng lãi suất siêu thấp chỉ ở mức 0%.
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ tới Việt Nam là không đáng kể so với tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc tới Việt Nam, thì yếu tố này tác động nhiều hơn so với chính sách tiền tệ của Mỹ.
Ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc điều hành AFA Capital lý giải: “Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc và nhập siêu từ Trung Quốc cả tiểu ngạch và chính ngạch. Và với độ mở của nền kinh tế hiện nay ảnh hưởng của Trung Quốc tới Việt Nam là tất yếu”.
Tỷ giá VND/USD dự báo sẽ tăng trong năm 2022.
“Tuy nhiên chính sách tiền tệ của Mỹ là điểm tham chiếu cho toàn cầu và chúng ta sẽ phải xem các chính sách này sẽ ảnh hưởng ra sao tới các lớp tài sản. Có thể thấy nếu các con số đưa ra không vượt quá kỳ vọng trước thì mọi thứ vẫn đi đúng hướng”, ông Long nói thêm.
Cụ thể, quyết định của Fed có thể khiến một số tài sản biến động như cổ phiếu tăng, trái phiểu giảm, vàng đi ngang, bất động sản, lãi suất tiết kiệm và tỷ giá VND/USD sẽ đều tăng.
Ông Nguyễn Minh Tuấn dự báo về biến động tỷ giá trong năm 2022 cho rằng: “Nếu lãi suất đồng USD tăng mà lãi suất VND giữ nguyên năm sau, tỷ giá USD/VND tăng từ 1-2% sẽ hợp lý”.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cũng cho rằng lạm phát đang là vấn đề toàn cầu và ngân hàng trung ương các nước đang thu lại biện pháp nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát về nguy cơ lạm phát hiện hữu để kiểm soát tiền tệ.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì thanh khoản cho hệ thống, ổn định mặt bằng lãi suất, không chủ quan với lạm phát.
Theo Nguyễn Long
Nhà mình đọc kỹ bài phân tích về FED phía trên để không quá lo lắng nhé
Hà Nội vượt chỉ tiêu thu ngân sách năm 2021
Tính đến đầu tháng 12, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội ước thực hiện là 255.089 tỷ đồng, đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, đạt 101,5% so với dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao.
Trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến khó lường, trong khi đặc thù của thành phố Hà Nội là đầu mối giao thương đi lại của cả nước và quốc tế, mật độ dân số đông… Tuy nhiên, với nhiều giải pháp được thực hiện, Hà Nội vẫn thu ngân sách vượt chỉ tiêu cho thấy, thành phố đã bước đầu thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế mà Chính phủ đề ra.
Theo ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, tính đến đầu tháng 12 tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện là 255.089 tỷ đồng, đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, đạt 101,5% so với dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao.
Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 84.734 tỷ đồng, đạt 87,2% dự toán trung ương giao; trong đó chi đầu tư phát triển là 38.887 tỷ đồng, đạt 84,3% dự toán thành phố giao và đạt 93,3% dự toán trung ương giao, chi thường xuyên là 45.437 tỷ đồng, đạt 95,9% dự toán.
Để đạt được kết quả trên, Hà Nội đã thực hiện quản lý điều hành tài chính, ngân sách chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Các cấp, các ngành của thành phố đã chủ động điều chỉnh, tiết giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cấp bách với tổng số tiền qua 3 đợt tiết giảm là gần 2.700 tỷ đồng để bổ sung nguồn lực cho phòng, chống dịch và chi đầu tư phát triển.
Ông Hà Minh Hải đánh giá, hiện nay môi trường đầu tư kinh doanh tại thành phố tiếp tục được cải thiện với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp được triển khai đồng bộ. Đáng chú ý, trong 2 tháng gần đây, thành phố liên tiếp tổ chức 2 hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, thành phố đã thành lập “Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021”, “Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng do COVID-19”; thực hiện Kế hoạch tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ…
Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, thành phố có trên 25 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 345 nghìn tỷ đồng nên nhiều doanh nghiệp đã huy động vốn để sản xuất kinh doanh, phục hồi sản xuất.
Hiện nay, dư nợ cho vay trong năm 2021 của thành phố tăng 10,4%; riêng doanh số cho vay qua Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố đạt khoảng gần 4.700 tỷ đồng với trên 111 nghìn lượt khách hàng.
Theo Mạnh Khánh
Nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro của biến thể Omicron, Nikkei 225 tăng 2%, chứng khoán châu Âu phục hồi
Cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch 21/12 sau khi các nhà đầu tư đánh giá lại tình hình xung quanh biến thể Omicron.
Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu đà tăng trong khu vực với Nikkei 225 tăng 2,08% lên 28.517,59 điểm. Trong khi đó, Topix cũng tăng 1,47% lên 1.969,79 điểm. Kospi của Hàn Quốc tăng 0,41%, đóng cửa ở 2.975,03 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc cũng được bao trùm bởi sắc xanh. Shanghai Composite tăng 0,88% lên 3.625,12 điểm. Shenzhen Component tăng 0,822% lên 14.688,98 điểm. Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng 1%, lên 22.971,33 điểm. MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngoại trừ Nhật Bản cũng tăng 1,06%.
Tại châu Âu, chứng khoán cũng đang khởi sắc sau cú bán tháo ngày hôm qua. Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu đã tăng thêm 1% trong nhưng giờ đầu của phiên giao dịch ngày 21/12, phục hồi gần như toàn bộ so với mức giảm của ngày hôm qua. Một loạt chỉ số khác cũng đang tăng sau khi nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro từ biến thể Omicron.
Sau cuộc họp ngày 20/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã quyết định không áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn trong giai đoạn từ nay cho tới Giáng sinh. Tuy nhiên, ông Johnson không loại trừ khả năng này trong tương lai gần.
Cùng ngày, Moderna đã thông báo liều tăng cường cho thấy vắc xin Covid-19 mà họ sản xuất có thể chống chọi tốt hơn với biến thể. Liên minh châu Âu thì phê duyệt sử dụng vắc xin Novavax ở những người trên 18 tuổi, khiến đây là loại vắc xin thứ 5 được cấp phép sử dụng trong khối này.
Linh Anh
Hãng dược phẩm Nhật Shionogi công bố thuốc điều trị COVID-19 chủng Omicron
Theo báo Nikkei, thuốc chống virus cho những người ở giai đoạn đầu lây nhiễm chứng minh được hiệu quả để ngăn bệnh trở nặng và giảm các triệu chứng như ho hay sốt.
Ảnh: Nikkei
Hãng dược phẩm Nhật Shionogi vào ngày thứ Hai công bố rằng các kết quả thử nghiệm lâm sàng ban đầu cho thấy thuốc viên điều trị COVID-19 của hãng giúp ngăn chặn các triệu chứng nặng của biến chủng siêu lây nhiễm này, điều này giúp nhiều người hy vọng vào khả năng biện pháp chữa trị chi phí thấp sẽ có thể giúp ngăn được tỷ lệ nhập viện.
Theo báo Nikkei, thuốc chống virus cho những người ở giai đoạn đầu lây nhiễm chứng minh được hiệu quả để ngăn bệnh trở nặng và giảm các triệu chứng như ho hay sốt. Thuốc viên này giúp ức chế chức năng của enzyme có tên protease, làm chậm đà lây lan của virus.
Dữ liệu ban đầu của Shionogi cho thấy rằng thuốc S-217622, thuốc kháng virus sử dụng bằng đường uống giúp ngăn xúc tác protein 3CL, tăng cường hoạt động kháng virus chống lại biến chủng Omicron giống như với các chủng khác, theo tuyên bố của công ty.
Các cuộc thử nghiệm lâm sàng với bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được bắt đầu vào cuối tháng 9/2021 và đang trong giai đoạn cuối cùng. Công ty có kế hoạch nộp hồ sơ xin cấp phép tại Nhật trong tháng này. Dữ liệu mới nhất được đưa ra từ nghiên cứu các phòng khám sử dụng mẫu chủng Omicron mà Shionogi nhận được từ Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm trong tháng này.
Shionogi hiện cũng đang phát triển vaccine COVID-19 dành cho chủng Omicron đồng thời xây dựng hệ thống thử nghiệm vaccine với chủng Omicron. Trong trường hợp các loại vaccine hiện tại mất đi hiệu quả, công ty này cũng đã kết thúc phát triển loại vaccine dành riêng cho chủng Omicron.
Thông tin về thuốc điều trị COVID-19 của Shionogi như vậy đã tiếp nối cho việc hãng dược phẩm Mỹ Pfizer đã nộp hồ sơ xin cấp phép thuốc Paxloid, loại thuốc bao gồm 2 loại phụ với triệu chứng từ nhẹ cho đến trung bình. Ngày 14/12, công ty Mỹ này công bố thử nghiệm phân tích ban đầu với loại nirmatrelvir. Pfizer đã đồng ý cung cấp cho Nhật 2 triệu liều thuốc kháng virus.
Thuốc molnupiravir của hãng dược phẩm Merck được cấp phép tại Anh vào tháng 11/2021, hồ sơ xin cấp phép sản xuất và kinh doanh tại Nhật được nộp lên ngày 3/12/2021. Thuốc này được đánh giá hiệu quả với các biến chủng và nhiều khả năng sẽ có tác dụng với biến chủng Omicron.
Biến chủng Omicron mới đang lây lan mạnh giờ đây đã trở thành chủng chính tại Mỹ, chiếm khoảng 73% số lượng các ca nhiễm mới, theo nghiên cứu công bố ngày thứ Hai bởi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) được CNBC trích đăng.
Gần đây, CDC từng công bố số liệu trong tuần kết thúc ngày 11/12 cho thấy rằng chủng Omicron chiếm khoảng 2,9% số lượng ca nhiễm tại Mỹ, tuy nhiên giờ đây đã điều chỉnh lại số liệu của giai đoạn trên.
Biến chủng Omicron lần đầu được phát hiện tại Nam Phi vào cuối tháng 11/2021 và được coi như biến chủng đáng lo ngại bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 26/11/2021. Hiện chưa rõ biến chủng Omicron đã vào Mỹ bắt đầu từ khi nào. Dù rằng California là bang đầu tiên xác nhận trường hợp lây nhiễm COVID-19 vào ngày 1/12/2021, CDC cho rằng có một bệnh nhân có triệu chứng từ ngày 15/11/2021.
Dù rằng biến chủng Omicron bộc lộ khả năng lây nhiễm rất mạnh, hiện vẫn còn quá nhiều điều chưa biết về mức độ tệ hại của chủng này.
Tại một số khu vực của nước Mỹ, tỷ lệ số ca nhiễm chủng Omicron thậm chí còn cao hơn mức 73% trung bình toàn quốc. CDC ước tính số ca nhiễm chủng Omicron chiếm khoảng hơn 90% số ca nhiễm tại các bang vùng Tây Bắc, Đông Nam và Đông Bắc.
Theo Trung Mến
Không giống bất cứ cuộc khủng hoảng nào khác, những người nghèo nhất nước Mỹ đã giàu lên nhanh chóng trong đại dịch
Covid 19 khiến cho nhiều gia đình trên thế giới rơi vào túng quẫn, tuy nhiên ở Mỹ thì ngược lại. Tài sản của những người nghèo nhất ở Mỹ đang tăng lên ở mức cao kỷ lục trong đại dịch.
![Không giống bất cứ cuộc khủng hoảng nào khác, những người nghèo nhất nước Mỹ đã giàu lên nhanh chóng trong đại dịch
Ở Mỹ, sau khi khủng hoảng kinh tế diễn ra vào năm 2008, tỷ lệ tài sản của 50% dân số nghèo nhất so với tổng dân số đã sụt giảm xuống mức gần như bằng bằng không. Nhưng lần này, tình hình diễn ra hoàn toàn khác.
Theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào hôm thứ Sáu tuần này, kể từ khi đại dịch bùng phát, tỷ lệ tài sản này đã tăng lên mức cao kỷ lục. Từ cuối năm 2019 đến 30/9/2021, chỉ số này đã tăng từ mức 1.8% lên 2,5% . Trong khi đó, khoảng một thập kỷ trước, tỷ lệ này chiếm ở mức rất thấp (chỉ 0.3%).
Điều này có nghĩa là trong đại dịch, tài sản của 50% những người nghèo nhất nước Mỹ (khoảng 65 triệu hộ gia đình) đã tăng 1,5 nghìn tỷ USD lên mức 3,4 nghìn tỷ USD.
Tỷ lệ tài sản của 50% những hộ gia đình nghèo nhất nước Mỹ đang tăng rất nhanh.
Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang
Mặc dù tỷ lệ tài sản của một nửa dân số nghèo nhất nước Mỹ đang ở mức cao nhất trong giai đoạn từ 2004 đến nay, nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với thập niên 90. Đồng thời, tài sản của họ rất thấp so với giá trị tài sản ròng của 1% những người giàu nhất.
Tài sản của những người nghèo nhất tăng lên không gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người giàu nhất ở Mỹ.
Thực tế, tỷ lệ tài sản của 1% những người giàu nhất đã có bước nhảy vọt với mức tăng 1,3 điểm phần trăm. Tổng tài sản của 1,3 triệu hộ gia đình này đã tăng từ 34 nghìn tỷ USD lên đến gần 44 nghìn tỷ USD - tương đương với gần một phần ba tổng tài sản quốc gia… Trong khi đó, tỷ lệ tài sản của những người thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ giảm.
Hường Hoàng
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục lao dốc, CTG và EIB lội ngược dòng ngoạn mục
Thứ 5, 23/12/2021, 15:24
EIB của Eximbank tăng kịch trần bất chấp cổ phiếu các ngân hàng khác lao dốc trong khi CTG được kéo mạnh trong 15 phút ATC một cách ngoạn mục.
Phiên giao dịch ngày 23/12, thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ với các nhóm ngành đều điều chỉnh giảm, kể cả nhóm ngành “nóng” là bất động sản. Chốt phiên, VN-Index giảm 20,71 điểm về 1.456,96 điểm kèm thanh khoản đột biến hơn 45,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn gần gấp đôi so với các phiên trước. Áp lực bán của nhà đầu tư diễn ra trên diện rộng, đặc biệt là cuối phiên sáng và suốt cả phiên chiều.
Nhóm ngân hàng hôm nay cũng không đứng ngoài cuộc khi có tới hơn 20 mã giảm điểm, chỉ có 4 mã duy trì sắc xanh. Các cổ phiếu giảm đều với biên độ mạnh kèm thanh khoản lớn.
Trong phiên nay có 2 mã giảm 4,5% là BVB của Viet Captial Bank và VBB của VietBank - hai cổ phiếu giao dịch trên UPCoM. Nhóm giảm sâu tiếp theo gọi tên OCB, HDB, TPB, VPB, SHB, VIB, TCB khi để mất trên 3% cùng thanh khoản cao. Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn khác như MSB, LPB hay MBB cũng mất trên 2%, riêng STB giảm nhẹ hơn với 0,9%. Giảm ít nhất thuộc về NVB của NCB và VCB của Vietcombank với lần lượt 0,3% và 0,5%.
Các cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực giảm từ phiên sáng khi tâm lý nhà đầu tư biến động trước e ngại thị trường sẽ điều chỉnh dịp cuối năm. Thêm nữa, áp lực margin từ các công ty chứng khoán dịp cuối năm cũng khiến nhà đầu tư cân nhắc bán ra để chốt sớm tài khoản.
Đáng chú ý, phiên nay nhiều công ty chứng khoán không cho nhà đầu tư thực hiện sử dụng margin để mua cổ phiếu, thậm chí việc ứng trước tiền trong tài khoản cũng không thực hiện được ở phiên chiều khiến nhiều nhà đầu tư muốn bắt đáy cũng đành phải “bó tay”.
EIB của Eximbank là hiện tượng hiếm của sàn chứng khoán nói chung và nhóm ngân hàng nói riêng khi tăng kịch trần với khối lượng giao dịch cao gấp gần 8 lần bình quân 10 phiên gần nhất. Cổ phiếu này được nhà đầu tư đổ xô mua vào dù chưa có thông tin nào mới được chính thức công bố ra ngoài thị trường.
CTG của VietinBank cũng là một hiện tượng khác khi chìm trong sắc đỏ trong suốt cả phiên nhưng bất ngờ được kéo ngược trong 15 phút ATC, giúp cổ phiếu đóng cửa tăng tới 1,7% - trở thành 1 trong 2 cổ phiếu ngân hàng tăng tốt nhất phiên hôm nay. CTG cũng có khối lượng giao dịch lớn với gần 9 triệu đơn vị. Có lẽ nhu cầu bắt đáy với CTG tăng cao sau khi cổ phiếu rơi xuống vùng 31.500 đồng. Trước phiên hôm nay, CTG liên tục được khối ngoại mua ròng lượng lớn.
Một cổ phiếu khác là BID của BIDV cũng là mối quan tâm phiên nay. Ngày 23/12, BID giao dịch không hưởng quyền để chia cổ tức cho cổ đông tỷ lệ gần 26% khiến cổ phiếu điều chỉnh giá về 34.250 đồng, và cuối phiên tăng nhẹ 0,7% lên 34.500 đồng/cổ phiếu.
Nhìn chung ở nhóm ngân hàng, các cổ phiếu phần lớn sụt giảm liên tục trong các phiên gần đây, khiến cho nhiều mã rơi xuống đáy của nhiều tháng, điển hình trong số đó là SHB và LPB.
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng phiên 23/12
H. Kim
HHT Nhắc lại để đây: Hai bình thông nhau đó ạ.
Phó Thống đốc NHNN có đến một NH nói chuyện mà NH đó các nhà đầu tư đang thích thú ôm nhiều giá từ 20.x: Có nhấn mạnh Quý I /2022 Bank là mũi nhọn
Mà các Bank lợi nhuận tốt.
Nhưng toàn giấu nên chúng ta nên thì là mà nhé á…