Cơ cấu ETF!

, ,

Thủ tướng bổ nhiệm ông Tào Đức Thắng giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel

Chủ nhật, 26/12/2021, 02:44

Thủ tướng vừa bổ nhiệm ông Tào Đức Thắng giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel từ ngày 1/1/2022 thay ông Lê Đăng Dũng nghỉ hưu theo chế độ.

Thủ tướng bổ nhiệm ông Tào Đức Thắng giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel

Ngày 25/12, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký quyết định 2200 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Đại tá Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của tập đoàn này từ ngày 1/1/2022.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ quyết định cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nghỉ hưu theo chế độ từ 1/12022.

Ông Tào Đức Thắng sinh ngày 15/7/1973, quê Thanh Hóa, trình độ Thạc sỹ Điện tử Viễn thông. Ông Tào Đức Thắng cũng đã có thời gian làm việc tại Bưu điện Hà Nội.

Ông Tào Đức Thắng gia nhập Viettel năm 2005, từng giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật thuộc Viettel Telecom, Phó giám đốc Công ty Viettel Telecom và Tổng giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel. Từ năm 2014, trên cương vị Tổng giám đốc Tổng Công ty Viettel Global, ông Thắng đã góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường viễn thông của Viettel tại 9 quốc gia thuộc 3 châu lục với vùng phủ tới 175 triệu dân.

Cũng như VNPT, Viettel cũng bắt đầu một thế hệ lãnh đạo mới. Với cương vị mới, trách nhiệm đặt lên vai ông Tào Đức Thắng rất nặng nề khi phải giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường ICT Việt Nam, đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài.

Mới đây, Anphabe công bố, Viettel có môi trường làm việc tốt nhất ngành CNTT-Viễn thông Việt Nam năm 2021. Như vậy, 5 năm liên tiếp, Viettel được vinh danh là môi trường làm việc tốt nhất ngành CNTT-VT Việt Nam.

Cũng theo công bố của Anphabe, Viettel đứng thứ 3 trong danh sách môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, tăng thêm 1 bậc so với năm 2020.

Đây là kết quả khảo sát do Anphabe thực hiện hàng năm và hoàn toàn độc lập. Kết hợp giữa phỏng vấn chuyên sâu, khảo sát nhóm, khảo sát diện rộng, Anphabe đã ghi nhận những ý kiến khách quan nhất về hơn 500 doanh nghiệp thuộc 20 ngành nghề từ hơn 70,000 người đi làm trên toàn quốc, dựa trên các tiêu chí: Lương thưởng, danh tiếng công ty, cơ hội phát triển, đội ngũ lãnh đạo, chất lượng công việc và cuộc sống, văn hóa và môi trường.

Kiên trì với sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”, Viettel được công ty Clarivate là đơn vị dẫn đầu toàn cầu về cung cấp thông tin về chất lượng nghiên cứu khoa học công nhận là doanh nghiệp Việt Nam có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Viettel cũng là thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam với định giá hơn 6 tỷ USD theo công bố của Brand Finance.

Viettel liên tục áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá và đãi ngộ nhân sự nhằm tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho người lao động. Bên cạnh đó, Viettel triển khai nhiều chương trình phúc lợi tăng thêm nhằm giúp cán bộ, nhân viên an tâm công tác, tăng cường an ninh tài chính, sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Hiện nay, 40% lãnh đạo, quản lý Viettel đang ở trong độ tuổi dưới 35%. Thống kê cho thấy, 3% số nhân sự trẻ tài năng được tuyển vào Viettel trở thành lãnh đạo, quản lý ở cấp công ty trở lên.

Theo Thái Khang

4 Likes

Cổ phiếu ngành thép thế giới năm 2021 thắng lớn, dự báo năm 2022 thế nào?

THỨ 2, 27/12/2021, 07:21

Ngành công nghiệp thép đã bùng nổ trở lại vào năm 2021, sau khi chịu tổn thương nghiêm trọng bởi đại dịch trong năm 2020, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ nhu cầu ở các thị trường hạ nguồn và giá thép tăng mạnh. Triển vọng thị trường năm 2022 vẫn tích cực khi kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Cổ phiếu ngành thép thế giới năm 2021 thắng lớn, dự báo năm 2022 thế nào?

Đại dịch đã khiến hầu hết các mặt hàng rơi vào tình trạng lao dốc thảm trong năm 2020 và thép cũng không phải là ngoại lệ. Trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19, nhu cầu của các ngành công nghiệp hạ nguồn giảm mạnh đã tác động tiêu cực lên ngành thép trong gần suốt nửa đầu năm 2020. Đặc biệt, đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp thép của Mỹ, vốn bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhu cầu thép đã hồi phục nhanh chóng sau đó bởi hoạt động của các lĩnh vực tiêu thụ nhiều thép như ô tô, xây dựng và máy móc được khôi phục trở lại sau khi những biện pháp hạn chế trên toàn cầu được nới lỏng.

Sự phục hồi của các ngành công nghiệp quan trọng sử dụng thép như xây dựng và ô tô cho thấy thị trường thép đã đón những “làn gió” thuận lợi. Ngành ô tô đã hồi phục trở lại sau đại dịch, đơn đặt hàng trong lĩnh vực xây dựng và thiết bị phi nhà ở cũng mạnh mẽ. Nhu cầu xây dựng nhà cho các mục đích khác ngoài ở đã về gần bằng mức trước đại dịch. Thị trường năng lượng cũng dần bớt nóng.
giá thép tăng chưa từng có trong năm 2021 ở các thị trường chủ chốt giữa bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt và lượng tồn trữ của toàn bộ chuỗi cung ứng đều thấp. Giá thép tại Mỹ đạt mức cao nhất trong lịch sử do tình trạng thiếu nguồn cung kéo dài, giúp gia tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất thép, bất chấp chi phí nguyên liệu tăng, bao gồm cả phế liệu, và những khó khăn trong chuỗi cung ứng.

Còn nhớ trước đó, khi đại dịch Covid-19 mới bắt đầu bùng phát mạnh, giá thép cuộn cán nóng (HRC) giảm xuống chỉ khoảng 440 USD/tấn vào tháng 8/2020. Tuy nhiên, sau đó giá đã hồi phục đáng kể, vượt mức 1.900 USD/tấn vào tháng 8/2021 do cung và cầu vẫn cách xa nhau.

Đáng tiếc là sau khi đạt ‘đỉnh" vào tháng 9/2021, giá thép HRC đã một lần nữa chịu áp lực giảm kể từ tháng 10 do nhu cầu ô tô giảm sau khi các nhà sản xuất ô tô phải điều chỉnh giảm sản lượng vì thiếu hụt chất bán dẫn. Mặc dù vậy, giá thép HRC hiện vẫn đang dao động quanh mức 1.700 USD/tấn và đang có nhiều biểu hiện sẽ bước vào đợt tăng giá mới. Mức giá này vẫn cao hơn nhiều so với năm trước, và cao gấp 4 lần so với tháng 8/2020.

Cổ phiếu ngành thép thế giới năm 2021 thắng lớn, dự báo năm 2022 sẽ tiếp diễn - Ảnh 1.

Diễn biến giá sắt thép

Cổ phiếu của nhiều công ty thép cũng vì thế tăng mạnh theo xu hướng giá, nổi bật nhất là: Commercial Metals Company, TimkenSteel, EVRAZ plc và United States Steel Corporation X…

Lợi nhuận của TimkenSteel đã tăng 425,8% trong quý IV/2021, của EVRAZ tăng 244,8% trong năm nay, của EVRAZ tăng khoảng 36% trong quý 4/2021…

Mặc dù nhu cầu thép trong lĩnh vực ô tô đang chậm lại do cuộc khủng hoảng chip, song nhu cầu mạnh từ các thị trường hạ nguồn khác, bao gồm xây dựng, và sự gián đoạn nguồn cung có nhiều nhà máy ngừng hoạt động để bảo trì theo lịch trình, đã giữ giá thép HRC ở mức cao trong thời gian gần đây, dự báo sẽ tiếp diễn xu hướng này trong năm 2022, thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thép.

Mặc dù làn sóng Covid-19 mới đang làm mờ mịt tương lai của các thị trường hàng hóa, có thể làm giảm tốc độ hồi phục của ngành thép, MEPS vẫn lạc quan dự báo giá các sản phẩm thép phẳng trên toàn cầu sẽ tăng trong những tháng đầu năm 2022. Trong khi đó, giá thép trên thị trường Bắc Mỹ dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới do hoạt động mua đang yếu đi giữa bối cảnh lượng dự trữ của các nhà phân phối và trung tâm dịch vụ tăng cao. Các nhà sản xuất thép nước này có thể sẽ hạ giá bán để đẩy tăng doanh số bán hàng.

Tại Châu Á, giá trung bình các sản phẩm thép phẳng dự báo sẽ giảm trong tương lai gần. Những làn sóng bùng dịch dữ dội trong toàn bộ khu vực đang làm giảm hoạt động giao dịch cũng như tâm lý thị trường. Dự báo sẽ có đợt giá hồi phục nhẹ vào mùa xuân tới theo yếu tố mùa vụ.

Từ giữa năm 2022, dự báo giá thép sẽ giảm ở tất cả các khu vực. Mức tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm thép phẳng giảm dần do chi phí thép và các vật liệu khác tăng cao đúng như dự đoán từ trước. Áp lực lạm phát có khả năng làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Hơn nữa, nhu cầu phục hồi từ lĩnh vực ô tô dự kiến ​​sẽ còn kéo dài, và triển vọng kinh tế cho năm 2022 cũng tương đối mạnh mẽ, bất chấp rủi ro đi kèm với các biến thể mới của Covid-19 và dự kiến sẽ xảy ra việc thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ dự kiến ​​ở nhiều quốc gia.

Nhìn chung, MEPS không dự đoán thép sẽ quay đầu giảm giá, bất chấp nỗi sợ hãi của một số nhà giao dịch ngày càng tăng. Theo đó, giá trị giao dịch thép trên toàn cầu sẽ giảm chậm hơn so với mức tăng trong năm qua. Theo đó, giá trị giao dịch tổng hợp các sản phẩm thép phẳng do MEPS theo dõi được dự báo sẽ đạt trung bình khoảng 1220 USD/tấn vào năm 2022 - tăng gần 60% so với năm 2010/2019.

Giữa bối cảnh giá thép dự báo sẽ vẫn giữ ở trên mức trung bình của những năm gần đây do chi phí đầu vào của nhà máy tăng lên và các động thái vì mục tiêu giảm lượng cacbon của ngành thép, cổ phiếu ngành thép vì đó dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, mặc dù tốc độ chậm hơn năm 2021.

Tham khảo: Mepsinternational, Aisusteel

Vũ Ngọc Diệp

4 Likes

Hình ảnh ông Tất Thành Cang và các đồng phạm tại tòa sáng 27-12

THỨ 2, 27/12/2021, 10:22

Ông Tất Thành Cang có bút phê “Đồng ý” với tờ trình của đồng phạm và phải chịu trách nhiệm đối với số tiền thất thoát, thiệt hại tương ứng với phần sở hữu của Văn phòng Thành ủy TP HCM tại Công ty Sadeco (16,7%) là 184,2 tỉ đồng đồng.

Sáng nay, 27-12, TAND TP HCM đã đưa vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” đối với ông Tất Thành Cang (SN 1971, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020), ông Phạm Văn Thông (nguyên Phó chánh Văn phòng Thành ủy TP HCM) cùng 10 bị can khác.

Liên quan vụ án, ông Tề Trí Dũng (nguyên Tổng Giám đốc, thành viên HĐTV Công ty IPC, Chủ tịch HĐQT Công ty Sadeco), Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Sadeco), Đỗ Công Hiệp (nguyên kế toán trưởng Sadeco) cùng 5 bị can khác bị xét xử 2 tội “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Ngoài ra, bị can Nguyễn Văn Minh (nguyên Trưởng ban Kiểm soát Công ty Sadeco) bị xét xử tội "Tham ô tài sản ".

Hình ảnh ông Tất Thành Cang và các đồng phạm tại tòa sáng 27-12 - Ảnh 1.

Hình ảnh ông Tất Thành Cang và các đồng phạm tại tòa sáng 27-12 - Ảnh 2.

Hình ảnh ông Tất Thành Cang và các đồng phạm tại tòa sáng 27-12 - Ảnh 3.

Ông Tất Thành Cang (trái) cùng các đồng phạm

Tất cả các bị can này ra tòa do liên quan đến những sai phạm xảy ra tại Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC, 100% vốn nhà nước), Công ty Sadeco (công ty con của IPC). Phiên tòa dự kiến kết thúc vào ngày 10-1-2022.

Tề Trí Dũng được xác định có vai trò chủ mưu, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một số hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho Sadeco 1.103 tỉ đồng. Trong đó, thất thoát tài sản nhà nước là hơn 669 tỉ đồng, gồm vốn của UBND TP.HCM là hơn 485 tỉ đồng, tương đương 44%; vốn của Thành ủy TP HCM là hơn 184 tỉ đồng, tương đương 16,7%.

Hình ảnh ông Tất Thành Cang và các đồng phạm tại tòa sáng 27-12 - Ảnh 4.

Ông Tề Trí Dũng

Cụ thể, trong việc phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, các cá nhân có chức vụ tại Sadeco, IPC, và người đại diện vốn, căn cứ đề nghị của Công ty Nguyễn Kim về việc mua cổ phần của Sadeco để trở thành cổ đông chiến lược, đã thực hiện các thủ tục thông qua việc phát hành 9 triệu cổ phần Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim mà không thông qua đấu giá, đấu thầu là trái với quy định.

Bên cạnh đó, Tề Trí Dũng và Hồ Thị Thanh Phúc còn được xác định đã chi tiền của Sadeco cho một số cá nhân không thuộc diện du lịch nước ngoài nhưng vẫn đi dưới danh nghĩa “tham quan, khảo sát, học tập” trái quy định, gây thiệt hại cho công ty gần 3,6 tỉ đồng. Trong đó, thất thoát, thiệt hại cho vốn nhà nước gần 2,2 tỉ đồng.

Hình ảnh ông Tất Thành Cang và các đồng phạm tại tòa sáng 27-12 - Ảnh 5.

Ông Tất Thành Cang

Đối với hành vi “Tham ô tài sản”, các bị can bị truy tố về hành vi sai phạm trong việc sử dụng số tiền từ nguồn tiền thù lao và quỹ khen thưởng của người đại diện vốn không chuyên trách trong các năm 2016, 2017 và 2018.

Công an TP HCM kết luận với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM từ ngày 5-2-2016 đến ngày 7-1-2019, có trách nhiệm phụ trách Văn phòng Thành ủy; chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách đảng bộ được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua, việc thực hiện quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình, các chương trình đầu tư phát triển của Đảng bộ Thành phố; ngày 16-5-2017, ông Tất Thành Cang có bút phê “Đồng ý” vào Tờ trình số 1148 -TTr ngày 28-4-2017 của Văn phòng Thành ủy, với giá phát hành cổ phần được xác định cụ thể là 40.000 đồng/cổ phần cho 1 cổ đông chiến lược là sai theo quy định tại Điều 125 và điểm d khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp (thẩm quyền quyết định về giá bán thuộc về Hội đồng quản trị).

Ông Tất Thành Cang biết rõ việc phát hành cổ phần phải thực hiện đấu giá, thẩm định giá theo Điều 38 Nghị định 91/2015 của Chính phủ nhưng không chỉ đạo Văn phòng Thành ủy, người đại diện vốn có ý kiến về việc đấu giá, thẩm định giá theo quy định. Theo Cơ quan Điều tra, hành vi của ông Tất Thành Cang đã đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ông Tất Thành Cang phải chịu trách nhiệm đối với số tiền thất thoát, thiệt hại tương ứng với phần sở hữu của Văn phòng Thành ủy tại Công ty Sadeco (16,7%) là 184,2 tỉ đồng đồng.

Trong quá trình công tác, ôngTất Thành Cang có nhiều thành tích, có nhiều đóng góp cho TP HCM; trong quá trình làm việc với Cơ quan Điều tra, ôngTất Thành Cang nhận thức được thiếu sót của bản thân nên Cơ quan Điều tra đề nghị xem xét giảm nhẹ trong quá trình truy tố, xét xử.

Theo Phạm Dũng

5 Likes

Chúc c Tím ngày mới an lành, vui vẻ, giao dịch thành công

2 Likes

Cảm ơn bạn! Chúc bạn happy :blush::apple:

1 Likes

Chúc bạn HHT tuần mới vui vẻ, an lành :heart_eyes:

2 Likes

Cảm ơn bạn! Chúc bạn happy :blush::apple:

3 Likes

Ai thích thì nhích QCG! :christmas_tree::apple::bouquet::blush:
Phải tự chịu trách nhiệm TK của mình không được khóc nhè đấy nhé :blush:

6 Likes
5 Likes

Em đã lên tàu QCG, cảm ơn chị HHT

2 Likes

27 THÁNG 12, 14:35

Giám đốc WHO khu vực châu Âu cho biết các loại thuốc mới giúp chống lại COVID-19 vào năm 2022

Hans Kluge cũng lưu ý rằng vắc xin thế hệ tiếp theo sẽ hiệu quả hơn để chống lại các chủng mới xuất hiện

Giám đốc WHO khu vực Châu Âu Hans Kluge

© Văn phòng Báo chí Bộ Ngoại giao Nga / TASS

STOCKHOLM, ngày 27 tháng 12. / TASS /. Giám đốc khu vực Châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge cho biết các loại thuốc mới chống lại COVID-19 sẽ tăng đáng kể cơ hội sống sót cho những bệnh nhân bị nhiễm coronavirus trong tình trạng nghiêm trọng vào năm 2022.

Ông lưu ý: “Tôi cũng được khuyến khích bởi các loại thuốc kháng vi-rút mới có khả năng tung ra thị trường vào năm 2022, điều này sẽ làm tăng đáng kể cơ hội sống sót của những bệnh nhân phải nhập viện với COVID-19 nghiêm trọng”.

Quan chức này cũng nhấn mạnh rằng vắc xin thế hệ tiếp theo sẽ hiệu quả hơn để chống lại các chủng vi rút mới xuất hiện.

"Tôi không thể đoán trước được tương lai. Nhưng cần lưu ý rằng vắc xin hiện tại là thế hệ vắc xin COVID-19 đầu tiên. Các vắc xin trong tương lai sẽ được điều chỉnh và điều chỉnh cho phù hợp với các biến thể mới hoặc đang phát triển, do đó làm cho chúng hiệu quả hơn. Điều này không khác với những gì đã xảy ra với vắc-xin cúm, loại vắc-xin được điều chỉnh cho phù hợp với các chủng cúm mới hầu như diễn ra hàng năm, "ông giải thích.

4 Likes

KBC sắp họp ĐHCĐ bất thường, đàm phán bán buôn 50ha đất Tràng Cát, dự thu 10.000-12.000 tỷ đồng năm 2022

THỨ 2, 27/12/2021, 13:36

“Theo ban lãnh đạo, hiện nay tiến độ đàm phán chuyển nhượng 50ha đất thương phẩm đầu tiên (tương đương khoảng 100ha tổng diện tích đất) tại Khu đô thị Tràng Cát đang diễn ra tích cực. Công ty hiện đã nhận được phê duyệt san lấp mặt bằng tại dự án này và dự kiến có thể sẽ bàn giao trong năm 2022, thu về 10.000-12.000 tỷ đồng”

KBC sắp họp ĐHCĐ bất thường, đàm phán bán buôn 50ha đất Tràng Cát, dự thu 10.000-12.000 tỷ đồng năm 2022

KBC sắp họp Đại hội cổ đông bất thường

Công ty Chứng khoán VNDirect vừa có có báo cáo phân tích về Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) trong đó có những thông tin trao đổi với lãnh đạo KBC mới đây.

Cụ thể, theo VNDirect, KBC đã nhận được phê duyệt san lấp mặt bằng tại dự án Khu đô thị Tràng Cát và có thể sẽ bàn giao trong năm 2022, thu về 10.000-12.000 tỷ đồng. KBC dự kiến tổ chức Đại hội cổ đông bất thường 2022 lần 1 vào đầu năm 2022

“Theo trao đổi của chúng tôi với ban lãnh đạo KBC, nội dung cuộc họp là xin ý kiến Cổ đông một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, trong đó sẽ đề cập tới kế hoạch bán buôn 50ha đất thương phẩm/năm tại dự án Khu đô thị Tràng Cát. Theo ban lãnh đạo, hiện nay tiến độ đàm phán chuyển nhượng 50ha đất thương phẩm đầu tiên (tương đương khoảng 100ha tổng diện tích đất) tại Khu đô thị Tràng Cát đang diễn ra tích cực. Công ty hiện đã nhận được phê duyệt san lấp mặt bằng tại dự án này và dự kiến có thể sẽ bàn giao trong năm 2022, thu về 10.000-12.000 tỷ đồng”, báo cáo nêu.

VNDirect cho rằng tiến độ bán buôn tại Khu đô thị Tràng Cát nhanh hơn so với dự kiến, trong báo cáo trước VNDirect kỳ vọng việc tìm kiếm đối tác, đàm phán và các thủ tục pháp lý sẽ được hoàn thành trong trong nửa cuối 2022, thu tiền và ghi nhận lợi nhuận từ năm 2023. VNDirect cho biết, đang xem xét lại định giá và các dự báo năm 2022-2023.

KBC sắp họp ĐHCĐ bất thường, đàm phán bán buôn 50ha đất Tràng Cát, dự thu 10.000-12.000 tỷ đồng năm 2022 - Ảnh 1.

Khu đô thị công nghiệp Tràng Cát

Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng cho biết KBC hiện đang xin đầu tư 5 cụm khu công nghiệp tại Hưng Yên với tổng diện tích 375ha, trong đó 3 cụm khu công nghiệp với diện tích 225ha (gồm cụm công nghiệp Đặng Lễ, cụm công nghiệp Kim Động và cụm công nghiệp Chính Nghĩa) vừa được bổ sung vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Dự kiến trong năm 2021 KBC có thể nhận được giấy phép đầu tư và hiện đã có khách hàng quan tâm tại các cụm công nghiệp này.

Lợi nhuận ròng năm 2022 có thể tăng đột biến nhờ sự đóng góp từ Khu đô thị Tràng Cát.

Trong báo cáo cập nhật gần nhất, VNDirect hiện đang dự phóng doanh thu 2022 đạt 6.671 tỷ đồng (+35,9% so với cùng kỳ), và lợi nhuận ròng 2022 đạt 1.723 tỷ đồng (+44,1% so với cùng kỳ), chủ yếu đến từ ba Khu công nghiệp trọng điểm Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tân Phú Trung, Quang Châu, Khu đô thị Phúc Ninh và chưa phản ánh sự đóng góp của Khu đô thị Tràng Cát vào dự báo năm 2022. Các cụm công nghiệp tại Hưng Yên cũng chưa được đưa vào định giá và dự báo trước đó. Do đó, VNDirect nhận thấy tiềm năng tăng giá mục tiêu và dự báo cho năm 2022-2023, dù cần thêm các đánh giá chi tiết.

KBC sắp họp ĐHCĐ bất thường, đàm phán bán buôn 50ha đất Tràng Cát, dự thu 10.000-12.000 tỷ đồng năm 2022 - Ảnh 2.

Chỉ số tài chính dự phóng cho KBC của VND Research

Trước đó, KBC có kết quả kinh doanh đáng thất vọng trong quý 3 khi đạt doanh thu 329 tỷ đồng, tăng 60,6% nhờ cho thuê 1,9ha đất khu công nghiệp và 2,3ha đất nhà ở. Biên lợi nhuận gộp giảm 6,3% còn 48,9% do phân khúc nhà ở có biên lợi nhuận gộp thấp đóng góp nhiều hơn. Điều này cùng với việc chi phí tài chính tăng mạnh 135% so với cùng kỳ dẫn đến khoản lỗ ròng 68,4 tỷ đồng trong quý 3/2021 (so với mức lỗ ròng 20,8 tỷ đồng trong quý 3/20). Lũy kế, lợi nhuận ròng 9 tháng năm 2021 tăng 1.802,7% so với cùng kỳ lên 571,7 tỷ đồng/

VNDirect cho rằng với lợi thế nguồn lực lao động trẻ và dồi dào, cùng với chi phí hoạt động thấp và các ưu đãi thuế, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh chiến lược “Trung Quốc+1”. Thêm vào đó với các hiệp định thương mại mới như RCEP và EVFTA bên cạnh các FTA hiện hữu khác, sẽ giúp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư sản xuất và duy trì dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm tới. Do đó, dòng vốn FDI sẽ chảy vào Việt Nam mạnh mẽ hơn trong năm 2022.

KBC có vị thế tốt để nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng đối với các khu công nghiệp, nhờ sự gia tăng của nguồn vốn FDI tại Việt Nam và chiến lược "Trung Quốc +1:

KBC sở hữu quỹ đất có thể cho thuê lớn với hơn 807ha tính tới cuối quý 3/2021, trong đó khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (687ha) được kỳ vọng có thể khai thác từ 2023.

KBC giữ vị thế dẫn đầu trong việc thu hút FDI với danh mục khách hàng là những tập đoàn công nghệ lớn, bao gồm Samsung Electronics Việt Nam tại khu công nghiệp Quế Võ, LG Electronics tại khu công nghiệp Tràng Duệ, Foxconn tại khu công nghiệp Quang Châu và sắp tới là OPPO tại KCN NSHL. Thêm vào đó, LG Display Việt Nam cũng sẽ đầu tư thêm 1,5 tỷ USD vào Hải Phòng với diện tích thuê đất kỳ vọng khoảng 100-150ha. Điều này không chỉ giúp thu hút nhiều nhà cung cấp/nhà thầu phụ của các công ty này mà còn nâng cao và củng cố vị thế, thương hiệu của KBC với các nhà đầu tư quốc tế.

Theo VNDirect, điểm rơi lợi nhuận tại các dự án Khu đô thị của KBC sẽ là từ 2022. KBC hiện đang hoàn tất các thủ tục pháp lý tại dự án Khu đô thị Tràng Cát (581ha) với tổng giá trị phát triển ước đạt 55.829 tỷ đồng. KBC dự kiến sẽ mở bán buôn 50ha diện tích đất thương phẩm đầu tiên trong năm 2022. Bên cạnh đó, KBC cũng dự kiến bàn giao 6ha tại Khu đô thị Phúc Ninh vào quý 4/2021-2022, với doanh thu ước khoảng 1.300-1.400 tỷ đồng. Những dự án này sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trưởng doanh thu của KBC trong dài hạn.

Tuy nhiên, thị giá KBC đã tăng 82,3% từ ngày 19/07/2021 và hiện giao dịch ở mức giá hợp lý. “KBC có quỹ đất lớn, mang lại lợi thế nắm bắt nhu cầu khu công nghiệp đang gia tăng cùng với triển vọng tăng trưởng tốt, tuy nhiên chúng tôi tin rằng những điều tích cực đó đã được phản ánh vào giá. Tiềm năng tăng giá trong ngắn hạn có thể tới từ việc doanh số bán đất khu công nghiệp hoặc nhà ở nhanh hơn dự kiến; luận điểm đầu tư trong trung và dài hạn của chúng tôi phụ thuộc vào việc liệu KBC có thể xử lý các vấn đề pháp lý để khởi công dự án Tràng Cát và nhận được phê duyệt phát triển dự án khu công nghiệp Tràng Duệ 3. Rủi ro giảm giá gồm bán đất khu công nghiệp kém hơn dự kiến, chậm trễ hoàn tất thủ tục pháp lý tại các dự án khu công nghiệp Tràng Cát và Tràng Duệ 3 và chậm trễ ghi nhận doanh thu từ các dự án nhà ở”, báo cáo của VNDirect nêu.

Hiện KBC đang giao dịch trên sàn với thị giá 59.500 đồng/cổ phiếu, vốn hoá vượt 34.000 tỷ đồng. KBC đã tăng hơn 80% kể từ tháng 7 tới nay.

KBC sắp họp ĐHCĐ bất thường, đàm phán bán buôn 50ha đất Tràng Cát, dự thu 10.000-12.000 tỷ đồng năm 2022 - Ảnh 3.

Giá KBC đã tăng mạnh từ tháng 7 bất chấp kết quả kinh doanh thua lỗ

Bạch Huệ

5 Likes

NHNN và KBNN luân phiên bơm tiền cho hệ thống ngân hàng: Chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được duy trì?

THỨ 2, 27/12/2021, 15:05

NHNN và KBNN luân phiên mua ngoại tệ và bơm sang hệ thống ngân hàng hàng trăm nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm 2021. Động thái này thể hiện thiện chí của các cơ quan chức năng trong việc duy trì thanh khoản thị trường dồi dào để hỗ trợ cho nền kinh tế.

NHNN và KBNN luân phiên bơm tiền cho hệ thống ngân hàng: Chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được duy trì?

Hiếm thấy khi nào các đợt chào mua ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước lại diễn ra với tần suất dày và quy mô lớn như những tuần gần đây.

Chỉ tính từ đầu tháng 12, cơ quan này đã có 4 lần thông báo về nhu cầu mua ngoại tệ từ ngân hàng thương mại, tổng khối lượng mua vào dự kiến là 900 triệu USD. Với loại hình giao dịch giao ngay và giá mua vào niêm yết trên NHNN là 22.650 VND/USD, tương ứng lượng tiền VND được bơm sang hệ thống ngân hàng là 20.400 tỷ đồng.

Nếu tính cả tháng 10 và tháng 11, KBNN đã có 6 đợt chào mua ngoại tệ từ các ngân hàng với tổng khối lượng 1,3 tỷ USD, tương ứng lượng nội tệ đối ứng chuyển vào hệ thống ngân hàng đạt hơn 29.000 tỷ đồng.

Không chỉ KBNN, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng liên tục mua vào một lượng lớn ngoại tệ, qua đó đẩy hàng trăm tỷ đồng nội tệ vào hệ thống ngân hàng trong nửa cuối năm 2021.

Theo số liệu của SSI Research, chỉ riêng trong vòng 3 tuần đầu tháng 11, lượng VND bơm ra thị trường thông qua kênh mua ngoại tệ của NHNN lên tới hơn 60.000 tỷ đồng,

Trước đó, trong tháng 7 và tháng 8, hệ ngân hàng đã nhận thêm hơn 127.000 tỷ đồng thông qua kênh đáo hạn ngoại tệ. Đây là các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng cho NHNN với tổng giá trị thực hiện ước tính khoảng 5,5 tỷ USD.

Hoạt động mua ngoại tệ của hai cơ quan trên đã giúp hệ thống ngân hàng liên tục có thêm lượng tiền Đồng mới. Qua đó duy trì thanh khoản và ổn định mặt bằng lãi suất trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường huy động dân cư.

Thực tế, dù chịu tác động từ yếu tố mùa vụ do bước vào mùa cao điểm thanh toán và tín dụng cuối năm, lãi suất liên ngân hàng ở thời điểm hiện tại vẫn đang duy trì ở mặt bằng tương đối thấp khi vẫn đang tương đương so với mức trung bình của năm 2020 và thấp hơn nhiều so với mức thấp nhất của năm 2019.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng vẫn đang được duy trì ở trạng thái ổn định và dồi dào thể hiện qua việc NHNN gần như không sử dụng công cụ thị trường mở trong suốt gần 10 tháng nay.

NHNN và KBNN luân phiên bơm tiền cho hệ thống ngân hàng: Chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được duy trì? - Ảnh 1.

Công cụ thị trường mở gần như không được NHNN sử dụng trong suốt gần 10 tháng nay. (Nguồn: BVSC)

Trên thị trường huy động tiền gửi dân cư, lãi suất tiết kiệm tại một số ngân hàng có bước điều chỉnh tăng nhẹ đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm nhích tăng chủ yếu chỉ mang tính cục bộ, xuất hiện tại một số ngân hàng nhỏ trong khi biểu lãi suất tại các ngân hàng lớn vẫn được giữ nguyên so với những tháng trước.

Hiện, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây, dao động từ 3 - 4% đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7 - 5% đối với kỳ hạn 6 - 12 tháng và 4,2 - 6,5% đối với kỳ hạn trên 12 tháng.

NHNN và KBNN luân phiên bơm tiền cho hệ thống ngân hàng: Chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được duy trì? - Ảnh 2.

Chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục được duy trì?

Đánh giá về động thái mua ngoại tệ của KBNN, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng điều này thể hiện thiện chí của các cơ quan chức năng trong việc duy trì thanh khoản thị trường dồi dào để hỗ trợ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, KBNN cũng có thể tận dùng thời điểm hiện tại khi giá mua vào ngoại tệ ở mức thấp (thấp nhất kể từ 2018 tới nay) để tăng dự trữ ngoại tệ và phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu bằng ngoại tệ.

Trong khi đó, NHNN cũng tiếp tục truyền đi thông điệp tiếp tục duy trì thanh khoản dồi dào cho hệ thống ngân hàng nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Chia sẻ tại Diễn đàn bàn về phục hồi kinh tế do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết trong hai năm qua, NHNN đã mua thêm gần 25 tỷ USD ngoại tệ, tương ứng với lượng tiền đồng bơm ra nền kinh tế. Theo ông Hà, cung ứng tiền của NHNN đã thể hiện việc hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế khi duy trì thanh khoản tốt trên thị trường liên ngân hàng, cung ứng vốn đều đặn với mức lãi suất thấp so với mặt bằng trước đó.

‘’Điều hành của NHNN nhằm đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, cho hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như doanh nghiệp’’, Phó Thống đốc chia sẻ.

Dự báo về định hướng điều hành trong thời gian tới, giới phân tích cho rằng Chính phủ mà đại diện là Bộ Tài chính và NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới nới lỏng tài chính, tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Theo SSI Research, chính sách tiền tệ trong thời gian tới sẽ được duy trì nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt.

Các biện pháp của NHNN có thể bao gồm giảm lãi suất điều hành, tăng hạn mức tín dụng nhằm tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, các gói cho vay lãi suất thấp cũng có thể được triển khai đến các nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề như hàng không, du lịch hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

SSI Research cũng cho rằng chính sách tài khóa nới lỏng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ trong và sau dịch. Trong bối cảnh các nước trong khu vực đã phải tăng trần nợ công để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, không gian tài khóa của Việt Nam vẫn còn đủ mạnh để có thể thực hiện thêm các gói hỗ trợ tài khóa bên cạnh các gói chính sách như hiện tại.

Đồng quan điểm, BVSC nhận định chỉ số lạm phát CPI của Việt Nam đạt 1,84% trong 11 tháng đầu năm, thấp nhất kể từ năm 2016 tới nay. Với mặt bằng thấp này, nhóm phân tích dự báo lạm phát sẽ chỉ ở khoảng 2% cho năm 2021.

‘‘Đây là một yếu tố tích cực, cho phép NHNN tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế hồi phục trong những tháng cuối cùng của năm, đặc biệt khi nhiều tỉnh thành phố mới chỉ bắt đầu nới lỏng lệnh giãn cách từ đầu tháng 10. Do đó, chúng tôi tiếp tục đánh giá lãi suất ngân hàng sẽ duy trì ở mức thấp trong các tháng tới’’, nhóm phân tích cho biết.

6 Likes

Thaigroup của Bầu Thụy đề xuất chủ trương đầu tư Cảng Vũ trụ du lịch quy mô 30.000 tỷ tại Phú Quốc

THỨ 3, 28/12/2021, 11:15

Ngày 28/12, Hội đồng quản trị CTCP Thaiholdings (THD) đã thông qua chủ trương đầu tư dự án Cảng Vũ trụ du lịch tại Phú Quốc của công ty con là CTCP – Tập đoàn Thaigroup.

Thaigroup của Bầu Thụy đề xuất chủ trương đầu tư Cảng Vũ trụ du lịch quy mô 30.000 tỷ tại Phú Quốc

Ảnh minh họa

Dự án có quy mô 30.000 tỷ đồng, thực hiện trong khoảng thời gian từ 2022-2026; mục tiêu của dự án là xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ du lịch tầm quốc tế.

Trong văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Kiên Giang về việc chấp thuận cho phép khảo sát vị trí và đề xuất đầu tư dự án, Thaigroup cho biết hiện ngành công nghiệp hàng không vũ trụ đạt được nhiều bước tiến lớn về khoa học – kỹ thuật, theo đó đã mở ra một loại hình du lịch chưa từng có trong lịch sử là du lịch vũ trụ để đưa du khách tham gia trải nghiệm khám phá không gian, du lịch vũ trụ đã được các công ty tư nhân lớn trên thế giới quan tâm và đầu tư trong thời gian vừa qua.

Một trong những điều kiện chính để phát triển du lịch vũ trụ là xây dựng cảng vũ trụ, là nơi để phóng hoặc nhận tàu vũ trụ, tương tự như một cảng biển cho tàu biển hay cảng hàng không cho máy bay. Hiện tại trên thế giới chỉ có các cường quốc vũ trụ như là Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc… là đã xây dựng Cảng vũ trụ thương mại.

Các nước Đông Nam Á mặc dù nhu cầu đang rất cần thiết nhưng chưa triển khai được. Việc phát triển cảng vũ trụ phục vụ cho mục đích du lịch sẽ là bước ngoặt đột phá, mang tính lịch sử, mang lại lợi ích to lớn cho ngành du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu cũng như phân tích của các nhà khoa học Nga thì Phú Quốc, Việt Nam có đầy đủ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý cũng như tiềm năng phát triển để làm vị trí đặt Cảng vũ trụ Du Lịch (vị trí nằm gần đường xích đạo, nằm ở bờ phía Đông của vùng biển lớn, gần các tuyến giao thương, vận tải và du lịch…), đây là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam phát triển xây dựng Cảng Vũ Trụ Du Lịch.

Cũng tại Phú Quốc, hiện Thaigroup hiện đang triển khai Dự án Khu nghỉ dưỡng phức hợp Enclave Phú Quốc (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư 9.810 tỷ đồng.

Thaigroup của Bầu Thụy đề xuất chủ trương đầu tư Cảng Vũ trụ du lịch quy mô 30.000 tỷ tại Phú Quốc - Ảnh 1.

Dự án Enclave Phú Quốc

5 Likes

LIG thì sao bác

2 Likes

HHT không theo dõi mã này nên không biết để chia sẻ với bro. Mong bro thông cảm nhé.

2 Likes

Hôm nay QCG đỏ em lại tiếp tục nhặt thóc :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes

Bạn thích mua thì cứ chủ động mua HHT có phải sếp đâu mà bạn phải báo cáo á :rofl::blush:

3 Likes

:blush:

2 Likes