BAY BAY BAY!
Thì trường này buồn ngủ vào đây chém gió thôi
Nói về Vix dạo này ko thấy minh phương đâu
Hai tỷ phú ‘đua tranh’ vị trí kiếm tiền số 1 Việt Nam: Ai đang là người dẫn đầu?
Thứ 5, 02/12/2021, 14:46
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giành ngôi vị số 1 về lợi nhuận ròng với 27.084 tỷ đồng, xếp ngay sau đó là Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của đại gia Trần Đình Long với 27.051 tỷ đồng.
Vinhomes đạt lợi nhuận kỷ lục chủ yếu nhờ mở bán tại 3 đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park và các dự án mới. Trong khi đó, Tập đoàn Hòa Phát được hưởng lợi từ giá thép tăng cao, và sản lượng tăng nhờ dự án Dung Quất.
Việc nhà máy sản xuất thép của HPG đi vào hoạt động, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung về thép hồi đầu năm đã tạo lợi thế không nhỏ cho HPG. Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng mạnh từ 20 lên 30%. Điều này khiến cuộc đua về lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán ngày càng mạnh mẽ.
Ngoài ra, tính đến hết ngày 1/11/2021, theo thống kê của Chứng khoán SSI, Tập đoàn Hòa Phát công bố lợi nhuận sau thuế 10.351 tỷ đồng trong quý III vừa qua, tăng trưởng 173% so với cùng kỳ 2020, và cũng là lần đầu tiên đại gia ngành thép lãi trên 10.000 tỷ trong một quý.
Kết quả kinh doanh khả quan đến từ việc cả giá thép lẫn sản lượng tiêu thụ đều tăng mạnh. Sau khi tất cả 4 lò cao của Khu liên hợp Dung Quất đều đi vào hoạt động, Hòa Phát đã trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á với công suất 8 triệu tấn/năm.
Chỉ tính riêng trong quý III/2021, tuy Hòa Phát có tốc độ tăng trưởng rất cao, nhưng Vinhomes mới là quán quân về lợi nhuận. Ở quý III/2021, doanh nghiệp bất động sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng báo lãi sau thuế 11.195 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ 2020.
Trong lịch sử gần đây, Hòa Phát chỉ đứng trên Vinhomes một lần duy nhất vào quý I/2021. Ngay sau đó, Vinhomes đã vươn lên giành lại vị trí đầu bảng.
Hồng Nhuận
Ftse Etf xúc 6tr cổ Dig. Quá tuyệt
Bloomberg: Xu hướng dịch chuyển đơn hàng sẽ chỉ ngắn hạn, Việt Nam vẫn là điểm đến ưu tiên của các nhà đầu tư
“Thời gian tới, số lượng nhà đầu tư đến Việt Nam sẽ ngày càng nhiều. Vì vậy, tôi tin tưởng rằng Việt Nam vẫn sẽ là một địa điểm rất hấp dẫn và sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong tương lai”, Chủ tịch Eurocham tại Việt Nam nhấn mạnh.
Mới đây, Chủ tịch Eurocham Việt Nam, ông Alain Cany đã có buổi phỏng vấn với Bloomberg để chia sẻ về những khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất khi phải đối mặt với việc thiếu nhân lực, cũng như những thông tin về biến thể Omicron.
Theo ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham Việt Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn chống dịch vô cùng khó khăn, đặc biệt các địa phương ở khu vực phía Nam đã phải đối mặt với những đợt giãn cách kéo dài.
Điều này đã ảnh hưởng đến giao thương hàng hóa trong nước với quốc tế, và các thành viên trong EuroCham cũng không tránh khỏi một số khó khăn nhất định. Chưa kể, 3 tháng vừa qua cũng là khoảng thời gian cao điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, để phục vụ nhu cầu mua sắm mùa Giáng sinh của khách hàng.
Ông Alain cho hay, 20-30% số doanh nghiệp thành viên EuroCham đã phải chuyển các đơn đặt hàng, đặc biệt là các đơn hàng của những thương hiệu lớn sang các quốc gia khác, để đảm bảo rằng các đơn hàng có thể sản xuất kịp tiến độ. Tuy nhiên, ông nhận định, xu hướng này sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
“Việt Nam đã kiểm soát tình hình dịch bệnh tương đối tốt trong khoảng thời gian vừa qua, tôi đảm bảo rằng, các doanh nghiệp châu Âu đang tự tin trở lại”, Chủ tịch EuroCham nhấn mạnh.
Khi được hỏi về việc liệu Việt Nam có tăng cường việc siết chặt các quy định phòng dịch trước biến thể Covid-19 mới hay không, ông Alain cho biết, những thông tin về biến thể Omicron đang vô cùng khó đoán, không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia khác cũng sẽ gặp thách thức khi biến thể Covid-19 mới xuất hiện.
“Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các hướng dẫn để chủ động đối phó với biến thể Omicron. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, ở các thành phố lớn như Hà Nội, tỷ lệ bao phủ vaccine đã đạt khoảng 70%, tương đương với nhiều thành phố lớn khác trong khu vực”, Chủ tịch EuroCham nói.
Liên quan đến vấn đề lao động, ông Alain chia sẻ, sau khi Việt Nam nới lỏng các quy định về giãn cách, đã xuất hiện tình trạng người lao động về quê và không muốn quay trở lại nhà máy làm việc. Thế nhưng, hiện tỷ lệ người lao động quay trở lại sản xuất đã lên đến 80%.
“Tôi tin rằng, đến thời điểm Tết âm lịch, tỷ lệ người lao động quay trở lại sản xuất sẽ tăng lên 100%”, ông Alain Cany trả lời Bloomberg.
Về tiềm năng đầu tư vào Việt Nam trong dài hạn trước những thách thức kể trên, Chủ tịch EuroCham cho biết, một điều các doanh nghiệp đã học được từ Covid-19 đó là phải đa dạng hóa nguồn cung của công ty mình.
“Song, chúng tôi tin rằng Việt Nam vẫn là một điểm đến được ưu tiên”, ông Alain nhấn mạnh.
“Tôi nghĩ rằng, thời gian tới, số lượng nhà đầu tư đến Việt Nam sẽ ngày càng nhiều. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp sản xuất dịch chuyển sang Việt Nam, đặc biệt từ Trung Quốc. Vì vậy, tôi tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ vẫn là một địa điểm rất hấp dẫn và sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong tương lai”, Chủ tịch Eurocham Việt Nam nói.
Giang Anh (lược dịch)
Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ thảo luận giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế
Thứ 5, 02/12/2021, 13:36
Thủ tướng cho biết, qua gần hai tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tình hình dịch bệnh kiểm soát được trên phạm vi toàn quốc, tình hình kinh tế-xã hội khởi sắc với nhiều điểm sáng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021 - Ảnh: VGP
Ngày 2/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021.
Hiện Chính phủ và các cơ quan liên quan tích cực hoàn thành việc xây dựng dự thảo đề án về Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 và dự thảo đề án về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện có dịch COVID-19.
Do đó, tại phiên họp lần này, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, đặc biệt là về công tác phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế, các nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 12/2021.
Đồng thời, phiên họp cũng chuẩn bị một số nội dung cho Hội nghị Chính phủ với địa phương trong tháng 12/2021, thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
“Thời gian ít, công việc nhiều, đòi hỏi cao, đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ để thảo luận chất lượng, đi thẳng vào vấn đề, có trọng tâm, trọng điểm”, Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự phiên họp.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 11, cùng với kiểm soát dịch bệnh, mở cửa từng bước nền kinh tế, các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi sinh hoạt xã hội dần được nối lại theo hướng bình thường mới, tình hình kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực và tiếp tục khởi sắc.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số CPI tháng 11 tăng 0,32% so tháng 10; 11 tháng tăng 1,84% so cùng kỳ, thấp nhất từ 2016. Thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định, lãi suất tiếp tục duy trì mặt bằng thấp; tăng trưởng tín dụng đạt 9,65%. Hết tháng 11, thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 100% dự toán năm, kịp thời đáp ứng các nhiệm vụ chi và nguồn cho phòng, chống dịch cũng như cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác.
Sản xuất công nghiệp tháng 11 khởi sắc, hầu hết các ngành công nghiệp cấp I đều tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 tăng 5,5% so với tháng trước, 11 tháng tăng 3,6%. Nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng tăng 22,3%, trong đó xuất khẩu tăng 17,5%; tháng 11 là tháng thứ 3 liên tiếp xuất siêu góp phần vào kết quả 11 tháng xuất siêu 225 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 11 tăng 6,2% so tháng trước, trong đó nhiều ngành dịch vụ phục hồi tích cực.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 11 tăng 44,6% và tăng 38% về vốn, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng 10; 11 tháng có 146.100 doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11 tăng 14,7% so tháng 10/2021; đạt 73,8% kế hoạch năm. Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm 11 tháng tăng 11%; vốn thực hiện đạt 17,1 tỷ USD, cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam.
Cùng với đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội được chú trọng, đời sống người dân nhìn chung ổn định. Triển khai Nghị quyết 68 đã hỗ trợ được hơn 28.400 tỷ đồng cho trên 28 triệu người.
Theo H.Hà
Hơn 500 đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021
Thứ 5, 02/12/2021, 14:45
Chủ đề của diễn đàn sẽ tập trung vào phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhằm có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, thảo luận và ban hành chính sách tập trung hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 - Phục hồi và phát triển bền vững diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài, tác động nặng nề, toàn diện đến hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là đại biểu cấp cao tại sự kiện, bên cạnh đó, diễn đàn còn có sự tham dự của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh… cùng 20 diễn giả hàng đầu về lĩnh vực kinh tế, 500 đại biểu tham dự trực tuyến và hơn 80 đơn vị báo chí.
Theo dự kiến chương trình, vào sáng 5/12, phiên toàn thể diễn đàn sẽ diễn ra toạ đàm cấp cao - một số gợi ý đổi mới chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
Chiều cùng ngày, sẽ diễn ra 2 chuyên đề: Phối hợp các chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế; chuyên đề bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế.
Nhằm ứng phó với những tác động bởi dịch bệnh, các quốc gia đã triển khai nhiều gói hỗ trợ quy mô lớn, chưa từng có tiền lệ, tăng trần nợ công… để có nguồn lực thực hiện phòng, chống dịch bệnh, chống suy thoái, phục hồi kinh tế, đồng thời tận dụng cơ hội để giải quyết những hạn chế, thách thức, cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển các động lực tăng trưởng mới.
Ngay từ đầu năm 2021, các nền kinh tế lớn có xu hướng phục hồi nhanh trở lại. Trong nước, dịch bệnh ảnh hưởng cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến tất cả các khía cạnh kinh tế, y tế, văn hóa, an sinh xã hội; với kịch bản dự báo khả quan nhất, nếu không có các chính sách, giải pháp quyết liệt, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 có thể thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Nền kinh tế đối mặt với không ít rủi ro, thách thức về lạm phát, thiếu nguyên, vật liệu đầu vào, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, lao động việc làm, an sinh xã hội, an ninh, trật tự xã hội…
Mặc dù Chính phủ đã cố gắng, nỗ lực huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh nhưng quy mô các chính sách hỗ trợ còn tương đối thấp (năm 2021 ước chỉ khoảng 10,5 tỷ USD, tương đương 2,85% GDP, tổng nguồn lực cả 2 năm 2020 và năm 2021 khoảng 4% GDP), theo một số đánh giá thì mới chủ yếu tác động về phía cung, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân, doanh nghiệp; chưa có giải pháp tổng thể cùng với nguồn lực để thúc đẩy phục hồi đồng bộ cả về phía cung và phía cầu của nền kinh tế.
Nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế sẽ không thể sớm phục hồi và tăng tốc. Từ đó, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu hằng năm, 5 năm, 10 năm, làm suy yếu thành quả, nỗ lực của cả đất nước sau hơn 35 năm “đổi mới”, nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Do đó, chủ đề của diễn đàn sẽ tập trung vào phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhằm có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, thảo luận và ban hành chính sách tập trung hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới, không “lỡ nhịp” xu thế phục hồi và phát triển của thế giới.
Theo Luân Dũng
JPMorgan: ‘Thị trường lao dốc là cơ hội để bắt đáy, Omicron có thể là chất xúc tác để kết thúc đại dịch’
Các chiến lược gia của JPMorgan - Marki Kolanivic và Bram Kaplan, cho biết: “Chúng tôi coi đợt bán tháo gần đây là một cơ hội để bắt đáy các cổ phiếu chu kỳ, hàng hoá và cổ phiếu nhạy cảm với diễn biến nền kinh tế.”
Theo JPMorgan Chase & Co., sự hỗn loạn gần đây của thị trường do biến chủng Omicron xuất hiện có thể mang đến cơ hội. Do đó, nhà đầu tư có khả năng nhận thấy sự đảo ngược trong các giao dịch hàng hoá và cổ phiếu được hưởng lợi từ nền kinh tế mở cửa trở lại.
Các chiến lược gia của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ - Marki Kolanivic và Bram Kaplan, viết trong một ghi chú rằng dù biến chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn, nhưng những thông tin ban đầu cho thấy tỷ lệ tử vong lại thấp hơn. Theo đó, điều này sẽ giống như diễn biến của dịch bệnh chúng ta từng chứng kiến. Đây có thể là yếu tố tích cực đối với các tài sản rủi ro, bởi nó báo hiệu rằng đại dịch sắp kết thúc.
Các chiến lược gia cho hay: “Omicron có thể là chất xúc tác đưa đường cong lãi suất dốc hơn, xoay vòng xu hướng đầu tư từ tăng trưởng sang giá trị, bán tháo như trong thời kỳ đại dịch và giúp những công ty hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại hồi phục.”
2 chiến lược gia nói thêm: “Chúng tôi coi đợt bán tháo gần đây là một cơ hội để bắt đáy các cổ phiếu chu kỳ, hàng hoá và cổ phiếu nhạy cảm với diễn biến nền kinh tế. Hơn nữa, cơ hội cũng nằm ở thị trường trái phiếu khi lợi suất tăng.”
Sự xuất hiện của biến chủng mới đã khiến thị trường chao đảo trong những ngày gần đây, khi nhiều quốc gia lại siết chặt lệnh hạn chế đi lại. Một số quan chức y tế cho biết phải mất nhiều tuần để đưa ra kết luận đầy đủ. Song, Trưởng ban Y tế Australia Paul Kelly thông báo chưa có dấu hiệu nào cho thấy Omicron làm tăng tỷ lệ tử vong lên mức cao hơn các biến chủng khác.
Kolanovic - trở thành giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu của JPMorgan vào đầu năm nay, ủng hộ việc nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại và phòng hộ đối với các cổ phiếu giá trị khi đại dịch bùng phát. Ông cũng lập luận rằng, thị trường đã phản ứng quá mức với mức độ nghiêm trọng của biến thể Delta.
Các chiến lược gia của JPMorgan cho biết, quan điểm của họ phù hợp với bối cảnh có một loại virus không quá nghiêm trọng và có tốc độ lây lan nhanh hơn. Theo họ, biến thể Omicron có thể là chất xúc tác để biến đại dịch thành bệnh tương tự như cúm mùa.
Nhóm chiến lược gia cho hay: “Nếu viễn cảnh đó xảy ra, thay vì bỏ qua 2 chữ cái và đặt tên là Omicron, WHO có thể bỏ qua toàn bộ và đặt tên là Omega - chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái Hy Lạp.”
Tham khảo Bloomberg
Dow Jones futures tăng 200 điểm sau cú bán tháo vì ca mắc biến thể Omicron đầu tiên ở Mỹ
Thứ 5, 02/12/2021, 15:15
Chứng khoán tương lai của Mỹ đã phục hồi một phần những mất mát trong phiên giao dịch ngày 1/12 khi Mỹ phát hiện ca mắc biến thể Omicron đầu tiên.
Tính tới 15h04 theo giờ Hà Nội, Dow Jones Futures tăng 233,2 điểm, tương đương 0,69%. S&P 500 và Nasdaq cũng tăng lần lượt là 0,57 và 0,46%. Sắc xanh đã trở lại với chứng khoán Mỹ sau khi các nhà đầu tư đồng loạt bán tháo trong phiên giao dịch trước đó vì nước Mỹ phát hiện ca mắc Covid-19 biến thể Omicron đầu tiên.
Trong phiên giao dịch 1/12, Dow Jones đã giảm 461 điểm, tương đương 1,34%. S&P 500 và Nasdaq cũng giảm mạnh, lần lượt là 1,18% và 1,83%. Trước đó, việc Chủ tịch FED nói rằng cơ quan này sẽ bàn thảo về việc đẩy nhanh chương trình taper cùng với sự xuất hiện của biến thể Covid-19 mới đã khiến chứng khoán Mỹ mất mát nhiều trong những ngày qua.
Biến thể mới đã khiến các nhà đầu tư ngày càng thận trọng hơn cũng như tạo ra những biến động mạnh hơn với thị trường. Cổ phiếu các công ty du lịch, hàng không và khách sạn là những nạn nhân lớn nhất của đợt bùng phát này.
“Mọi việc có thể sẽ chỉ có thể ngã ngũ khi chúng ta đánh giá được sự nguy hiểm của biến thể này. Trong vài tuần tới, thông tin mới về biến thể Omicron, các vấn đề với chuỗi cung ứng và những chỉ số về lạm phát sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư”, Ed Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của Oanda, cho biết.
Linh Anh
TT hôm nay đạp quá đà! Mọi thông tin đều ổn. Tin nới room NH là điều tốt mà sao có gì mà phải chốt chạy như vậy.
Nhà đầu tư có thể chớp lấy cơ hội từ biến thể Omicron như thế nào?
Thứ 6, 03/12/2021, 14:04
Trong số thứ 3 của chuỗi talk show “Trỗi dậy sau khủng hoảng”, ông Andy Ho – Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng Bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital, người có 15 năm kinh nghiệm đầu tư trên thị trường Việt Nam đưa ra những bình luận chi tiết hơn về nhiều khía cạnh của hoạt động đầu tư PE tại Việt Nam.
Với thời gian ở Việt Nam tương đối dài, ở góc cạnh vĩ mô, ông có nhận xét gì về sự phục hồi kinh tế của Việt Nam sau khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19?
Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải nhìn vào giai đoạn 3 năm: 2020, 2021 và 2022. Cụ thể, vào năm 2020, Việt Nam đã rất may mắn khi đạt được mức tăng trưởng GDP dương.
Năm nay, mặc dù kinh tế Việt Nam trong quý 3 vô cùng khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng, GDP cả năm của Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng trong khoảng từ 2-3% so với năm 2020.
Đây là mức rất cao so với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Như bạn đã biết, rất nhiều quốc gia đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP giảm, và Việt Nam đã rất may mắn khi tiếp tục tăng trưởng. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng đã tăng trưởng ấn tượng trong 12-18 tháng qua. Động lực cho sự tăng trưởng của thị trường dường như đến từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Đây là khu vực đạt được những tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán, từ đó thúc đẩy toàn bộ thị trường.
Vì vậy, nền kinh tế đang rất mạnh mẽ và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022. Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng kinh tế từ 5 – 7%, tương đương với mức tăng trước đại dịch.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, thường phản ánh trước 6 – 12 tháng so với thị trường thực. Với niềm tin rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức 5 đến 7% trong năm tới, do vậy thị trường chứng khoán đã vượt lên và tiến đến vùng 1.500 điểm, tính đến hôm nay.
Nhìn chung, thị trường chứng khoán phản ánh rất sát sự tăng trưởng cũng như mức độ phục hồi của GDP.
Ngoài ra, một yếu tố cần phải lưu ý là đồng nội tệ. Theo đó, tỷ giá của VND so với USD cũng đang có xu hướng tăng lên. Và điều đó tốt cho cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư nội địa. Lãi suất thực vẫn ở mức dương. Nói cách khác, lãi suất tiền gửi tại ngân hàng cao hơn mức lạm phát.
Đó là những gì chúng tôi gọi là lợi tức thực tế, và điều đó là tích cực.
Tất cả những điều đó góp phần tạo nên một đồng nội tệ rất mạnh, mà chúng tôi tiếp tục thấy rằng nó sẽ tăng giá so với USD trong năm tới.
Tiếp xúc nhiều với các nhà đầu tư nước ngoài, theo ông, quan điểm đầu tư của họ với nền kinh tế Việt Nam trước và sau đại dịch COVID-19 có thay đổi hay không?
Từ khía cạnh đầu tư của chúng tôi, cần chia ra 2 kiểu đầu tư nước ngoài. Đầu tiên là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, Như Samsung, LG, Intel, các công ty đa quốc gia đến Việt Nam đầu tư và họ đầu tư lâu dài.
Chúng tôi gọi đó là dòng tiền đầu tư lâu dài (sticky money). Những doanh nghiệp này xây dựng các nhà máy, tạo ra công ăn việc làm ở Việt Nam…
Nhóm nhà đầu tư còn lại được gọi là FII - nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tôi cho rằng với nhóm các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, họ vẫn tiếp tục lạc quan vào triển vọng của Việt Nam.
Họ đánh giá những yếu tố như nhân khẩu học, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và tiềm năng sản xuất và xuất khẩu dài hạn của Việt Nam là rất mạnh. Vì vậy, “ông lớn” như Intel đến Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu chip ra toàn cầu. Họ cảm thấy Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và họ sẽ tiếp tục đến.
Còn với nhóm FII, như bạn có thể thấy, từ đầu năm 2021 đến nay, họ đã rút tiền ra khỏi thị trường, nhiều hơn những gì họ đã đầu tư vào. Tuy nhiên, đây không thực sự phản ánh bản chất của nền kinh tế Việt Nam. Nó chỉ phản ánh các lựa chọn và cơ hội mà các FII có trên khắp thế giới.
Giả sử như, bạn là một nhà đầu tư ở New York, bạn có các lựa chọn đầu tư vào Mỹ, vào Pháp, Anh, Úc và Việt Nam… Và bởi vì đại dịch xuất hiện, cơ hội mở ra cũng rất nhiều. Thị trường chứng khoán lúc lên, lúc xuống. Do đó, có rất nhiều cơ hội đầu tư trên khắp thế giới.
Và những gì đã xảy ra là các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi Việt Nam và phân bổ vào các nền kinh tế khác.
Tuy nhiên, tôi cho rằng trong vòng 6, 12 hoặc 18 tháng tới, các nhà đầu tư FII sẽ nhận thấy rằng: “OK, chúng ta đã kiếm đủ tiền từ những cơ hội này”. Do vậy, họ sẽ quay lại đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vậy đại dịch COVID-19, đặc biệt là làn sóng dịch lần thứ 4 tác động ra sao đến dòng vốn chảy vào Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng dòng vốn đã có xu hướng rời đi, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút tiền ra, điều đó thực sự không thay đổi hồi quý 3/2021. Tôi nghĩ rằng sang năm 2022, xu hướng này sẽ thay đổi dần.
Tuy nhiên, cần lưu ý điều này. Khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút tiền ra khỏi Việt Nam, nhà đầu tư trong nước thay thế một cách mạnh mẽ. Thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vào khoảng 1,2 đến 1,5 tỷ USD/ngày.
Trong khi đó, cách đây 18 tháng, giá trị thanh khoản chỉ đạt từ 150 đến 250 triệu USD/ngày. Như vậy các nhà đầu tư trong nước đã lấn át tác động tiêu cực từ việc nước ngoài rút ròng một cách đáng kể.
Ông là chuyên gia trong cả lĩnh vực đầu tư vào cổ phần đại chúng và vốn cổ phần tư nhân tại thị trường Việt Nam, cũng như một số thị trường mới nổi khác. Liên quan đến thị trường đầu tư vốn cổ phần tư nhân (PE), như mọi người đều thấy, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư tư nhân trên thế giới. Trước hết, ông có thể giải thích qua về định nghĩa PE của mình, với nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này?
Tôi nghĩ mỗi doanh nghiệp sẽ có những định nghĩa PE khác nhau. Nhưng nhìn chung, định nghĩa của chúng tôi về vốn cổ phần tư nhân là thế này. Tư nhân có nghĩa là chúng tôi có thể thương lượng cơ hội đề đầu tư vào một doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ở đây có thể là doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp chưa niêm yết, hoặc thậm chí là đã niêm yết, miễn là chúng tôi có thể thương lượng một giao dịch riêng tư với doanh nghiệp.
Chúng tôi gọi đó là giao dịch tư nhân. Chúng tôi mang tiền mặt hoặc vốn vào doanh nghiệp, đổi lại chúng ta nhận được vốn cổ phần trong doanh nghiệp. Đấy là về phần định nghĩa.
Về phần sản phẩm, những sản phẩm mà chúng tôi sử dụng theo vốn cổ phần tư nhân có thể ở dạng nợ có thể chuyển đổi. Cụ thể, có thể là trái phiếu chuyển đổi, vốn chủ sở hữu nợ có thể chuyển đổi, vốn cổ phần ưu đãi.
Có rất nhiều loại sản phẩm mà chúng tôi có thể nắm giữ khi đầu tư vào donah nghiệp. Nhưng quan trọng hơn cả, chúng tôi cũng có thể thương lượng với những giao dịch tư nhân. Ngoài ra, chúng tôi có quyền thực hiện thẩm định. Việc chúng tôi có thể mang đến 4 hãng kiểm toán lớn để thực hiện thẩm định tài chính.
Chúng tôi cũng sẽ thực hiện thẩm định về mặt pháp lý. Chúng tôi cũng sẽ thực hiện thẩm định về ESG, tức là thẩm định về môi trường, xã hội và quản trị để đảm bảo chúng tôi có thể hiểu rõ doanh nghiệp mà mình đầu tư.
Nó giống như việc bạn mua một chiếc xe hơi. Trước khi bạn mua xe, bạn muốn kiểm tra chiếc xe đó, hay mang thợ của mình đến xem xe. Thẩm định cũng như vậy.
Yếu tố thứ ba trong vốn cổ phần tư nhân là chúng tôi có thể tham gia vào hội đồng quản trị của công ty, hoặc một bộ phận quản lý của công ty.
Chúng tôi có thể tuyển Giám đốc tài chính, hoặc giúp họ tuyển một người để phát triển sản phẩm.Chúng tôi có thể trở thành thành viên trong hội đồng quản trị. Vì vậy, đó là một khoản đầu tư dài hạn. Chúng tôi gắn bó với doanh nghiệp từ 5 đến 10 năm, và chúng tôi không mua một hay 2 cổ phiếu. Chúng tôi mua 10%, 20%, 30% cổ phần một công ty.
Đó là các khoản đầu tư lớn, dài hạn được đàm phán tư nhân vào các doanh nghiệp này.
Vậy trong 15 năm qua, thị trường vốn cổ phần tư nhân đã thay đổi như thế nào?
Tôi nghĩ rằng, yếu tố thay đổi rõ ràng nhất mà mọi người có thể thấy được trong vòng 15 năm qua chính là kích cỡ của các thương vụ. Thời điểm tôi mới bắt đầu đầu tư PE ở Việt Nam, giá trị mỗi giao dịch trung bình chỉ khoảng từ 5-10 triệu USD.
Hiện nay, giá trị mỗi giao dịch mà VinaCapital thực hiện đã tăng lên khoảng 50 đến 100 triệu USD, tức là tăng khoảng 10 lần. Sự thay đổi thứ hai đó là kỹ năng quản lý. Trình độ quản lý của các doanh nghiệp tư nhân đã được cải thiện đáng kể.
Tôi nghĩ lý do là nhiều nhà quản lý trước đó đã tích luỹ kinh nghiệm, hoặc từ khi làm việc với những doanh nghiệp Việt Nam, hoặc là công ty đa quốc gia, sau đó họ điều hành công ty riêng.
Hoặc những người quản lý này là những người có cơ hội được học tập và có bằng cấp ở Mỹ, hoặc Anh, Úc… và đã từng làm việc ở những quốc gia đó.
Đến nay, họ trở lại điều hành một số doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp tư nhân. Bởi vậy, chất lượng quản lý được cải thiện đáng kể.
Vậy khi COVID-19 xảy ra thì sao? Ông có thấy xu hướng đầu tư vào thị trường PE ở Việt Nam chậm lại, hay bị ảnh hưởng ra sao?
Đúng là hoạt động trong thị trường PE tại Việt Nam đã chậm lại nhiều do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Lý do rõ ràng nhất là nhiều công ty đa quốc gia, hoặc các quỹ đầu tư PE toàn cầu không thể đến Việt Nam.
Bạn biết đấy, khi họ không thể đến Việt Nam, họ không thể làm công tác thẩm định, họ không gặp được đội ngũ quản lý, họ không thể làm gì cả.
Vì vậy, trở ngại lớn nhất là việc không thể đi lại.
Nếu bạn không thể đến Việt Nam, thì đây là trở ngại lớn trong việc thực hiện các giao dịch PE. Song ở VinaCapital, chúng tôi rất may mắn vì sống và làm việc tại Việt Nam, và điều đó tạo nhiều cơ hội đầu tư hơn cho chúng tôi.
Dường như hiện nay, bán cho nhà đầu tư trong ngành (trade sale) và mua lại thứ cấp là những chiến lược thoái vốn phổ biến nhất, trong khi IPO lại ngược lại. Có lý do cụ thể nào cho điều này không?
Thực ra, tôi phải thừa nhận rằng trong thời gian tôi ở Việt Nam, tỷ lệ này sẽ khoảng 50:50. Và điều này phụ thuộc vào môi trường kinh doanh. Ví dụ, năm 2021, chúng tôi đã có cơ hội niêm yết 2 công ty: ngân hàng OCB và Công ty Gỗ An Cường.
Chúng tôi đầu tư và họ đã IPO. Ngoài ra, nhiều năm qua, chúng tôi cũng bán nhiều công ty thông qua trade sale. Chúng tôi thoái vốn DHG thông qua bán thương mại (trade sale).
Vì vậy, đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi đã có khoảng 50-50 về số lượng thoái vốn thông qua giao dịch thương mại và IPO. Và nó thực sự phụ thuộc vào nền kinh tế.
Nền kinh tế lúc này đang chứng kiến thị trường chứng khoán “nóng”. Khi thị trường chứng khoán đang rất nóng, việc niêm yết cổ phiếu dễ dàng. IPO cũng vô cùng dễ. Khi thị trường chứng khoán không quá nóng, việc giao dịch mua bán doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn.
Bạn biết đấy, chúng tôi đã bán hệ thống bệnh viện có tên gọi Hoàn Mỹ. Chúng tôi đã bán nó cho Tổng công ty Richard Chandler. Quy mô của họ khi chúng tôi mối đầu tư là 6 bệnh viện, đến nay đã lên tới 11, 12 bệnh viện. Đó là một ví dụ về trade sales.
Vì vậy có rất nhiều công ty mà chúng tôi đã mua bán giao dịch và cũng có những công ty khác mà chúng tôi đã IPO.
Nhưng đó là trường hợp của VinaCapital. Ý tôi muốn nói là toàn bộ thị trường PE?
À, tôi nghĩ nếu thế bạn có thể đúng. Thực ra số lượng các quỹ PE thoái vốn theo hình thức mua bán thương mại hiện có thể lớn hơn IPO, và lý do thì khá đơn giản. Tôi cho rằng, nhiều nhà đầu tư PE tại Việt Nam tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ. Quy mô nhìn chung vẫn đang nhỏ.
Giả sử bạn đầu tư ngày hôm nay, khoảng 10 hay 20 triệu USD để đổi lại 20% hoặc 30% tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp, thì giá trị doanh nghiệp đang ít hơn 100 triệu USD.
Vì vậy, khả năng để công ty này tăng trưởng, giả sử hôm nay bạn đầu tư vào một công ty khoảng 100 tỷ, và 3 năm sau, lên mức 300 triệu. Một thương vụ như vậy, có thể lợi nhuận bạn đạt được khá tốt, phải không? 300 từ 100. Nhưng một doanh nghiệp 300 triệu USD trên thị trường chứng khoán, không ai quan tâm cả. Nó quá nhỏ. Thị trường chứng khoán của chúng ta đã phát triển hơn rất nhiều.
Do vậy, việc trade sale đã phổ biến hơn vì có nhiều doanh nghiệp nhỏ. Còn nếu bạn đầu tư 50, hay 100 triệu USD cho một doanh nghiệp, với tỷ lệ sở hữu 20%. Như vậy là cũng tương đối lớn. Doanh nghiệp như vậy trị giá khoảng 250 triệu USD. Giả sử 3 năm sau, lợi nhuận gấp 3 lần. Giá trị doanh nghiệp tăng lên 700, 800 triệu USD.
Như vậy, cơ hội để IPO, để được chú ý là lớn hơn nhiều.
Như khi chúng tôi đầu tư vào OCB, giá trị vốn hoá khi ấy chỉ 300 triệu USD. Khi ngân hàng này IPO, con số này đã lên đến 1,4 tỷ USD. Vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư đang quan tâm.
Vì vậy, nếu bạn đầu tư và bạn muốn đưa một công ty ra đại chúng, bạn phải suy nghĩ về 3 điều.
Một: Nó có thương hiệu không? Bởi vì nếu bạn là nhà đầu tư, nếu không nhận ra thương hiệu, tại sao họ lại mua cổ phiếu của công ty đó? Vì vậy, thương hiệu tốt là rất quan trọng.
Thứ hai, cần có sự tăng trưởng. Bạn phải có kết quả tăng trưởng rõ nét. Tôi cho rằng khoảng từ 20 đến 40% là hợp lý.
Thứ ba, bạn phải có quy mô.
Vì nếu nhỏ quá, người ta sợ mua xong nhưng bán không được vì không có thanh khoản.
Bạn đầu tư một công ty và sau đó 2 hoặc 3 tuần, hoặc bạn cần tiền để mua một chiếc xe hơi nhưng không thể bán cổ phần vì công ty quá nhỏ. Vì vậy, đó là những điều quan trọng để chúng ta nghĩ đến khi đầu tư.
Liệu công ty này có thể niêm yết cổ phiếu một cách hợp lý trong 3, 5 hoặc 7 năm tới hay không.
Như chúng ta đang chứng kiến, Việt Nam dần trở thành thiên đường cho các nhà đầu tư PE. Vậy để kết thúc chương trình, theo ông, tiềm năng nào để công ty Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của quỹ PE, về mặt thương hiệu, ESG và phát triển sản phẩm, như ông đã nói trước đó, trong thời kỳ hậu COVID?
Đầu tư PE là một hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp tư nhân. Nếu bạn có một công ty mỹ phẩm trị giá 200 triệu USD, PE chỉ là một hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể huy động vốn từ ngân hàng. Bạn có thể huy động thêm vốn từ bạn bè và gia đình của mình. Bạn có thể huy động vốn bằng nhiều cách. PE chỉ là một trong số đó.
Bạn sẽ phải tự hỏi, tại sao tôi muốn Andy hoặc VinaCapital, hoặc bất kỳ quỹ PE nào tham gia vào công việc kinh doanh của tôi?
À, bên cạnh tiền, tiền, còn rất nhiều tiền. Có rất nhiều loại hình vốn xung quanh.
Vậy tại sao bạn muốn VinaCapital tham gia?
Bạn muốn chúng tôi tham gia bởi vì, một là, bạn nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình từ 200 triệu lên 1 tỷ USD?
Bạn tin rằng chúng tôi có thể kết nối bạn với hệ thống mạng lưới khách hàng, bạn nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp bạn về chiến lược. Bạn nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp bạn cải thiện ESG. Bạn nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp bạn về nguồn nhân lực. Chúng tôi có thể tuyển một giám đốc tài chính giỏi cho bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp bạn trong nhiều lĩnh vực, thì bạn sẽ mời chúng tôi trở thành đối tác, đối tác góp vốn tư nhân để giúp bạn phát triển doanh nghiệp.
Công việc của tôi là thuyết phục bạn rằng tôi có thể giúp bạn trong tất cả các lĩnh vực này.
Bạn thấy đấy, không phải tôi là người quan trọng. Những người mà tôi mang đến mới là điều quan trọng. Tôi sẽ mời những người có chuyên môn về điều hành phát triển sản phẩm, bởi vì bạn có công ty mỹ phẩm nên bạn cần phát triển sản phẩm.
Vì vậy, tôi sẽ tìm một người giỏi phát triển sản phẩm. Tôi muốn tìm một người hiểu biết về tiếp thị trong thời đại mới.
Và sẽ không tiếp thị trên TV nữa. Chúng ta không tiếp thị trên báo hay tạp chí nữa. Chúng ta tiếp thị trên phương tiện truyền thông xã hội. Chúng ta cần hiểu KOLs.
Chúng ta cần hiểu các vị trí và chương trình khuyến mãi của sản phẩm. Vì vậy, nhân viên tiếp thị mới sẽ đến để giúp bạn điều hành công việc kinh doanh mỹ phẩm của bạn theo một cách khác để phát triển doanh nghiệp. Nếu bạn muốn ai đó cho bạn tiền, như bạn bè của bạn chẳng hạn, rồi bạn muốn tự mình xoay sở, vậy thì hãy đến với bạn bè của bạn.
Nếu bạn muốn ngân hàng cho bạn tiền vì lãi suất thấp, hãy đến ngân hàng. Họ muốn có tài sản thế chấp, hãy đưa cho họ tài sản thế chấp. Họ cho bạn vay tiền, sau đó sẽ chỉ có môt mình bạn xoay sở.
Nhưng nếu bạn cần một đối tác giúp bạn phát triển doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới, trở thành doanh nghiệp tỷ USD, thì dó là những gì chúng tôi làm.
Ông có lời cuối nào muốn gửi đến người xem không? Không nhất thiết là về thị trường PE, nhưng có thể là cơ hội đầu tư?
Tôi nghĩ rằng nhiều người, bạn biết đấy, vào cuối tuần qua, biến thể Omicron từ Nam Phi đã khiến rất nhiều nhà đầu tư từ Mỹ đến châu Âu lo lắng. Và tôi nghĩ chúng ta đang học cách sống chung với COVID. Tôi cho rằng thị trường đã phần nào phản ứng quá mức.
Tôi nghĩ đây cũng là cơ hội để mọi người tận dụng khi thị trường thấp, chớp lấy cơ hội và đầu tư vào một số công ty thực sự tốt, có giá trị thấp hơn bình thường. Bởi vì thị trường có xu hướng rất dễ biến động. Và tôi nghĩ trong những năm tới, chúng ta sẽ học cách sống và làm việc hiệu quả với COVID và nền kinh tế sẽ phát triển từ đó.
Và tôi cũng cho rằng chúng ta cần đầu tư tốt và chúng ta cần nghĩ về công nghệ, cách công nghệ giúp doanh nghiệp của chúng ta phát triển. Chúng ta cần suy nghĩ về mô hình mới mà chúng ta đang sống ngày nay.
Và hy vọng với điều đó và với tư cách là các nhà đầu tư PE, hy vọng chúng tôi có thể giúp các doanh nghiệp này suy nghĩ về một số vấn đề này và phát triển theo thời gian.
BBT
Chị HHT ơi. Dòng chứng bị đạp mạnh vậy em có thể xin nhận định của chị đk ko?
Nhà mình xem kỹ lại những mã làm ăn kinh doanh tốt vẫn rất ổn. Nhìn TT bị đạp.mạnh như thế, khối lượng khớp lớn như thế: Ai là người khớp hết? Nhỏ lẻ như chúng ta khớp à?
Bạn nhìn cách khớp lệnh của VIX khớp lớn như vậy ai là người khớp khối lượng lớn như vậy? Chúng ta các nhà nhỏ lẻ khớp chăng?
Việt Nam có bị bom nguyên tử tấn công đâu? Mà sao phải thi nhau chạy trối chết như vậy?
Nhưng với đà đạp mạnh vậy liệu dòng tiền có ở lại hay là từ bỏ cuộc chơi ạ trong khi tin tức về dịch covid vẫn chưa có lời giải
Tâm lý hoảng loạn. Nhất là trên các diễn đàn đua nhau hô TT sập
Bạn đừng lo lắng như vậy, đừng đặt những câu hỏi như vậy. Việt Nam có phải lần đầu tiên covid xảy ra không bạn? Không có chúng ta chợ vẫn đông bạn nhé.