Cổ đông “ăn HÀNG ở KHÔNG” bơi hết vào đây!

, , , , , , ,

#Nhìn vào quá khứ để nghĩ chuyện tương lai, triển vọng gì cho ngành HÀNG KHÔNG trong thời gian tới? Đầu tư thì đầu tư cổ nào thuộc cùng nhóm ngành nào?

Gần đây không ít NĐT xôn xao về sự tăng giá và dòng tiền đổ mạnh vào nhóm ngành HÀNG KHÔNG. Sau Tết vài ngày, theo câu chuyện du xuân ngày Tết, “tháng một là tháng ăn chơi” thì hàng loạt cổ phiếu nhóm ngành này tăng ấn tượng, thậm chí có vài bông hóa Tím trên nền cỏ Xanh.

HÀNG KHÔNG - GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NHẤT ĐÃ QUA CHƯA?

2020 - 2021 có lẽ là giai đoạn chạm đáy đến tận cùng, đau đến xót xa của nhóm ngành Hàng Không. Không Covid ập tới, bệnh tật diễn ra, giãn cách xã hội, kinh doanh trì trệ, chẳng được đi đây đi đó thì chắc chắn là nhóm ngày này bị ảnh hưởng trầm trọng thậm chí nặng nề. Hàng vạn giọt lệ đã rơi, hàng ngàn người thất nghiệp, và tất nhiên là câu chuyện kinh doanh không vì khới sắc thậm chí là lỗ đậm sâu.

Thôi thì chuyện cũ tạm gác lại. Vết thương là có giờ mình tìm cách chữa lành. Triển vọng gì cho Hàng Không trong thời gian tới?

(1) Khi không có gì xấu hơn có thể xảy ra.

Xấu vậy chứ tin ra xấu nữa thì cổ phiếu cũng chẳng giảm thêm được nữa. Người cần hàng bán thì cũng đã bán, thậm chí còn hàng cũng chán việc bán thêm nữa. Thì chỉ cần một chút chất xúc tác tích cực cũng đủ để cổ phiếu sẽ tăng giá.

(2) Nhu cầu đi lại du lịch được tháo gỡ, kỳ vọng phục hồi từ những chuyến bay nội địa.

Nói đâu xa, đợt Tết vừa rồi mới vài ngày qua, đi đâu ở vài tụ điểm du lịch nổi tiếng cũng kẹt cứ ùn tắc không có lối mà ra, không có chỗ mà đi.

Cụ thể thì đầu năm 2022, sản lượng hành khách nội địa của Việt Nam ước đạt 70% mức trước dịch Covid (từ 40% trong năm 2021), trong khi sản lượng hành khách quốc tế ước đạt 20% mức trước Covid (từ 0% trong năm 2021, theo SSI.

Cho nên là hợp lý khi kỳ vọng sự phục hồi hoàn toàn về mức trước Covid đối với lượng hành khách nội địa trong năm 2023 và đối với hành khách quốc tế trong năm 2024

(3) Chính phủ mở lại đường bay quốc tế: thị trường quốc tế hồi phục

Cụ thể hôm nay, Đại diện Vietnam Airlines cho hay, giai đoạn từ 1/1 đến trước ngày 15/2, trên cơ sở đồng ý của các nhà chức trách, hãng đã triển khai nối lại các đường bay quốc tế thường lệ đến và đi từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm Mỹ, Australia, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, Malaysia, Lào và Campuchia.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã giao Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) phát thông báo tin tức hàng không (NOTAM) về việc Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 từ ngày 15/2.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, đến thời điểm này, ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đã đồng ý. Hiện các đường bay tới châu Âu, Australia, Mỹ… Việt Nam đều đã có hoạt động khai thác. Tuy nhiên, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hiện vẫn hạn chế đối tượng nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.

Dự kiến từ 31/3, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn để đón khách du lịch quốc tế và đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế.

Link: Các hãng hàng không rục rịch nâng tần suất các đường bay quốc tế | Giao thông | Vietnam+ (VietnamPlus)

(4) Hưởng lợi từ câu chuyện Vận tải bằng đường Hàng Không

Khi giá cước cảng biển neo ở mốc cao mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa là bức thiết, chuỗi logistic container vẫn bị gián đoạn và nguồn cung không đáp ứng đủ, nhu cầu được làm đầy hàng tồn kho của các nhà bán lẻ trên thế giới là mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì vận chuyển bằng đường hàng không lại được hưởng lợi lớn.

Cụ thể thì tổng lượng hàng hóa qua đường hàng không tăng khoảng 15% so với cùng kỳ trong năm, nhanh hơn mức 10% của năm trước.

Vận tải hàng không đang chiếm lợi thế cạnh tranh hơn về chi phí so với vận chuyển container hàng hải nhờ:
(a) Lợi thế về thời gian của vận tải hàng không
(b) Tỷ lệ trọng lượng tính phí trên kg đối với vận tải hàng hóa hàng không thấp hơn so với vận chuyển container hàng hải

(5) Lợi nhuận năm 2021 không cải thiện đáng kể nhưng dường như đã chạm đáy.

Sẽ cần thời gian để các doanh nghiệp nhóm ngành Hàng Không hồi phục và sau đó là câu chuyện lợi nhuận tăng trưởng. Kỳ vọng 2 quý đầu năm là phục hồi và 2 quý cuối năm là tăng trưởng trở lại.

Lỗ thì cũng lỗ nhiều rồi. Câu chuyện bớt lỗ hơn thôi là bài toán sắp tới mà các doanh nghiệp này cần giải trong thời gian tới, và chắc chắn sẽ giải ra được để sinh tồn. Khi BCTC với đủ các thể loại chi phí cho lỗ nặng quá đáng với nhiều động cơ, xin cơ chế, thay lãnh đạo mới… việc hồi tố lại là chuyện tất yếu phải xảy ra thôi bạn ơi!!!

(6) Một vài yếu tố khác:

(a) Hoàn tất mũi tiêm tăng cường đầu tiên

Theo VCSC thì đối tượng khách quốc tế chính của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 32%), tiếp theo là Hàn Quốc (23.8%) thì cả hai quốc gia này đều có tỷ lệ tiêm chủng cao. Theo đó, Trung Quốc full 2 mũi là 96.4% còn Hàn Quốc là 56.2%.

Đối tượng khách nội địa là người Việt Nam thì hầu hết chúng ta cũng đều được tiên 2-3 mũi vaccine tính đến hiện tại. Và tỷ lệ ngày một tăng cao. Sống chung vỡi lũ, Covid không còn quá đáng sợ như trước nữa.

(b) Biên giới mở lại rộng hơn ở cả Việt Nam và các nước khác

(c) Hiệu suất/hệ số tải tốt hơn trong mùa lễ

(d) Dài hạn hơn một chút là câu chuyện về việc khách du lịch nội địa sẽ hồi phục và tiếp tục tăng trưởng trong theo năm nhờ tăng trưởng của dân số, thu nhập bình quân và cơ cấu dân số trẻ.

(7) CHƯA TĂNG RỒI THÌ… CŨNG SẼ TĂNG - CƠ HỘI NGÀN NĂM CÓ MỘT LÀ ĐÂY!

Ngành hàng không hoạt động kém khả quan hơn rất nhiều so với chỉ số VN-Index, do tổng vốn hóa thị trường của ngành đi ngang trong năm. Chỉ số VN-Index tăng +33,8% so với đầu năm (tính tại ngày 24/12/2021). Các hạn chế do ảnh hưởng của Covid-19 là yếu tố chính dẫn đến hoạt động kém khả quan của ngành.

8 Likes

Sẽ nhận định FA + TA và triển vọng từng mã cụ thể cho anh chị em quan tâm!!!

9 Likes

Trên đời này chẳng có gì là hiển nhiên. Người giàu thì lại càng thông minh. Đi theo dòng tiền thông minh thì không quên ngó ngành HÀNG KHÔNG.

8 Likes

Sự phục hồi của ngành Hàng Không là có nhưng có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp cùng ngành:

(a) Hưởng lợi nhiều nhất chắc là nhóm ngày vận tải hàng không

(b) Các doanh nghiệp phục vụ mặt đất, dịch vụ hàng không và suất ăn hàng không sẽ có tốc độ hồi phục chậm hơn do phụ thuộc vào hàng khách nội địa và quốc tế gia tăng

(c) Các doanh nghiệp vận tải hành khách do sự cạnh tranh là khá cao giữa các doanh nghiệp cùng ngành cố gắng thu hút khách hàng để cải thiện câu chuyện doanh thu - lợi nhuận

9 Likes

Cho mình view ACV với ạ

1 Likes

chắc hơi lâu :)))

hàng này thấy mỗi vjc là ok

1 Likes

bay qua ukr bắn cho rụng cái thì nhọc

yếu, mãi vẫn chưa bay được