HPG mới đây đã công bố ước tính doanh thu Q3/24 với 34 nghìn tỷ đồng (+19% yoy), tuy nhiên giảm 14% qoq do sản lượng bán hàng và giá bán thấp hơn. Dù chưa công bố ước tính lợi nhuận, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận ròng Q3/24 của HPG sẽ tiến sát mốc 3 nghìn tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp có thể bị thu hẹp qoq tuy nhiên công ty sẽ được hoàn nhập tỷ giá. Chúng tôi đánh giá thông tin trên là khá tích cực cho KQKD của HPG trong Q3/24 đặc biệt trong bối cảnh quý này không phải mùa cao điểm bán hàng và giá bán thép toàn cầu lao dốc.
Sản lượng HRC nhập khẩu vào Việt Nam ghi nhận mức rất cao trong tháng 9, đặc biệt là nguồn từ Trung Quốc.
Chúng tôi cho rằng xu hướng này xuất phát một phần từ việc tích trữ hàng tồn kho của một số công ty nội địa trước khi thuế HRC tạm thời được ban hành (kì vọng trong Q1/25), bên cạnh việc giá bán từ Trung Quốc rẻ hơn đáng kể.
Mặc dù vậy, xu hướng này có thể sẽ chậm lại trong tháng 10 khi giá HRC Trung Quốc giao ngay đã bật tăng (nhờ thông tin các gói kích thích của Chính phủ nước này) và thời hạn truy thu thuế chống bán phá giá HRC sẽ có hiệu lực 3 tháng trước thời điểm thuế tạm thời được ban hành.
Thép lại tăng giá bán
Sản lượng tiêu thụ tháng 9/2024 của HPG đạt hơn 773 nghìn tấn, tăng 16% svck nhưng giảm 8% so với tháng trước đó.
Tình hình bán hàng của công ty chịu ảnh hưởng 1 phần bởi cơn bão Yagi tại miền Bắc. Lũy kế Q3/24m sản lượng tiêu thụ tăng 22% svck (giảm 6% so với quý trước đó).
HPG ghi nhận lãi sau thuế 3.022 tỷ đồng trong Q3/24, tăng 51% svck. Mặc dù mức lợi nhuận này đã giảm 9% so với quý trước đó, tuy nhiên cao hơn consensus (kỳ vọng của thị trường) và khá phù hợp với ước tính trước đó của chúng tôi.
Thông tin tích cực trên sẽ hỗ trợ đáng kể giá cổ phiếu HPG trong những phiên sắp tới.
Bộ Công Thương khẳng định nếu điều tra sơ bộ về HRC nhập khẩu cho thấy đủ bằng chứng gây hại cho các nhà sản xuất trong nước, Bộ Công Thương sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời thông qua thuế nhập khẩu tạm thời. Và thông báo sẽ được đưa ra vào tháng 12/2024. Phù hợp với kỳ vọng trước đó của chúng tôi (ảnh 2)
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, Việt Nam đã nhập khẩu 8,8 triệu tấn HRC trong 9 tháng đầu năm 2024 và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng. Chỉ riêng trong tháng 9/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 1,2 triệu tấn.
Bộ Công thức vừa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép phủ màu & tôn màu của Trung Quốc và Hàn Quốc tại Việt Nam.
Theo đó từ ngày 24/10/2024 - 23/10/2029, tôn mạ màu nhập từ Trung Quốc bị áp thuế 2,53-34,27%, còn Hàn Quốc 4,95-19,25%. Chúng tôi cho rằng đây là thông tin tích cực cho các doanh nghiệp tôn mạ niêm yết, giảm áp lực cạnh tranh tại thị trường nội địa.
Theo số liệu chính thức của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, ngành thép nước này đã có quý thua lỗ thứ 2 trong 3 quý đầu năm 2024. Như vậy, ngành thép Trung Quốc cũng đã báo lỗ trong 4 trong số 9 quý gần đây. Sản lượng của ngành thép Trung Quốc đã giảm trong 9 trong số 13 quý gần đây.
Cùng với các biện pháp kích thích BĐS gần đây của chính phủ, liệu áp lực từ xuất khẩu thép ồ ạt Trung Quốc sẽ giảm trong thời gian tới?
Theo nội dung, Cơ quan điều tra xác định có khả năng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra sẽ tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nếu chấm dứt biện pháp CBPG. Do đó, Bộ Công Thương quyết định gia hạn áp mức thuế từ 2,56% đến 34,27% thêm 5 năm (đến tháng 10/2029) đối với 24 công ty xuất, nhập khẩu tại 2 quốc gia trên, cùng nhiều công ty liên quan. Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, sẽ áp dụng mức thuế CBPG là 34,27%.
trong giai đoạn 2017 - 2022, Bộ Công Thương đã từng áp dụng mức thuế CBPG 38,34% đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Mức thuế này đã được chấm dứt vào năm 2022 khi Bộ Công Thương đánh giá rằng nền sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại đáng kể và khó có khả năng tái diễn.
Trung hạn Q4 2026- Q1 2027, dự án Dung Quất 2 được ban lãnh đạo dự đoán sẽ chạy gần Full công suất, giúp sản lượng HPG x2 từ vùng 6.7 8 triệu tấn hiện tại lên ~14.5 triệu tấn
Mức công suất x2 này sẽ đem về lợi nhuận và ROE dự tính ít nhất 15 20% cho cổ đông, tức LNST ước tính từ trung bình 12k tỷ/ năm hiện tại lên ~24k tỷ/ năm
Lợi nhuận dự kiến x2 còn giá cổ phiếu thì ae tự tính…
Thị phần của Trung Quốc trong mức tiêu thụ thép toàn cầu sẽ giảm xuống còn 48% vào năm 2025
Theo số liệu do Hiệp hội Thép thế giới (WSA) dự phóng mới đây:
Trung Quốc hiện đang chiếm 55% sản lượng thép thô toàn cầu trong 9 tháng đầu năm 2024.
Dự kiến mức tiêu thụ thép của Trung Quốc sẽ giảm 3,0% vào năm 2024 (trong khi mức tiêu thụ của thế giới ngoài Trung Quốc sẽ tăng 1,2%) và thị phần của quốc gia này sẽ giảm từ 51% xuống 50%.
Trong năm 2025, mức tiêu thụ thép của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm thêm 1% (trong khi mức tiêu thụ của thế giới ngoài Trung Quốc sẽ tăng 3,3%) và thị phần của quốc gia này sẽ tiếp tục giảm xuống mức 48%.
Số liệu cũng cho thấy Ấn Độ đang tăng thị phần của mình trong mức tiêu thụ thép toàn cầu.
Nhật Bản tiếp tục có thị phần sản xuất cao hơn so với thị phần tiêu thụ.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc hướng đến kỷ lục mới trong năm 2024
Trong tháng 9/2024, xuất khẩu thép của Trung Quốc đạt mức cao thứ 2 trong lịch sử với 11,07 triệu tấn, chỉ thấp hơn tháng 9/2015 với 11,11 triệu tấn.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã xuất khẩu tổng 83,0 triệu tấn thép, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong cả năm 2024, tổng lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc có thể vượt qua kỷ lục của năm 2015 (110,7 triệu tấn).
Riêng tại Việt Nam, sản lượng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đã tăng đột biến trong thời gian qua. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, Việt Nam đã nhập khẩu 8,8 triệu tấn HRC trong 9 tháng đầu năm 2024 và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng. Chỉ riêng trong tháng 9/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 1,2 triệu tấn.
Báo cáo tài chính Q3/24 của các doanh nghiệp thép lớn đang dần được hé lộ, liệu lượng hàng tồn kho quý này sẽ tăng lên khi các công ty đẩy mạnh nhập hàng trước khi thuế tạm thời đối với HRC Trung Quốc được áp dụng (dự kiến trong Q1/25).
NKG ghi nhận lãi ròng 65 tỷ đồng trong Q3/24, phù hợp kỳ vọng của thị trường
NKG mới đây đã công bố báo cáo tài chính Q3/24 với doanh thu thuần đạt 5.188 tỷ đồng (-8% qoq; +22% yoy); lợi nhuận ròng đạt 65 tỷ đồng (-70% qoq; +170% yoy).
Biên lợi nhuận gộp Q3/24 đạt 8,7%, giảm nhẹ 0,3 điểm % so với Q2/24 và là quý thấp nhất năm 2024, tuy nhiên vẫn tăng 3,9 điểm % yoy. Trong bối cảnh giá thép biến động mạnh trong Q3/24, chúng tôi cho rằng mức biên lợi nhuận kể trên là khá ấn tượng.
Chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6% yoy lên 311 tỷ đồng, tương đương 6% doanh thu thuần, tăng 2 điểm % yoy và tăng 1 điểm % so với Q2/24. Phù hợp với tỷ trọng xuất khẩu lớn và giá cước tàu hàng rời cao trong kỳ.
Việc thuế chống bán phá giá tôn mạ màu nhập khẩu đã được gia hạn + tôn lạnh đang ở những bước cuối (dự kiến sẽ được ban hành cuối năm 2024) được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ việc kinh doanh tại thị trường nội địa của các doanh nghiệp mạ kể từ Q4/24, trong đó có NKG.
Biên gộp thu hẹp, chi phí bán hàng tăng mạnh, HSG báo lỗ trong Q3/24
HSG vừa mới công bố BCTC Q3/24 (Q4 trong niên độ tài chính của công ty), theo đó doanh thu thuần đạt 10.841 tỷ đồng (đi ngang so với Q2/24; +34% svck); trong khi lợi nhuận ròng lại ghi nhận lỗ 186 tỷ đồng (so với mức lãi 273 tỷ đồng của Q2/24 và 440 tỷ đồng của Q3/23). Đây là quý đầu tiên HSG báo lỗ sau 6 quý báo lãi liên tiếp.
- Biên lợi nhuận gộp Q3/24 giảm xuống 8,4% (-3,9 điểm % so với Q2/24; -2,1 điểm % svck), mức thấp nhất kể từ Q4/22.
- Lãi ròng tỷ giá Q3/24 đạt 72 tỷ đồng, tăng mạnh từ mức 5 tỷ đồng của Q2/24 nhưng giảm 19% svck.
- HSG ghi nhận trích lập 122 tỷ đồng giảm giá hàng tồn kho trong Q3/24.
- Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 66% svck lên 1.058 tỷ đồng, tương đương 10,5% doanh thu thuần (tăng so với mức 9,5% của Q2/24 và 7,8% của Q3/23). Trong đó chi phí chi nhân viên và chi phí xuất khẩu là 2 nguyên nhân chính. Tỷ trọng xuất khẩu lớn, giá cước tàu hàng rời cao đóng góp phần nào vào các chi phí kể trên.
Kết quả kinh doanh kể trên là khá thất vọng đối với HSG. Việc thuế chống bán phá giá tôn mạ màu nhập khẩu đã được gia hạn + tôn lạnh đang ở những bước cuối (dự kiến sẽ được ban hành cuối năm 2024) được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ việc kinh doanh tại thị trường nội địa, giúp HSG cải thiện biên lợi nhuận từ Q4/24.
GDA ghi nhận lãi ròng 54 tỷ đồng trong Q3/24, khá tích cực trong bối cảnh chung của toàn ngành
GDA mới đây đã công bố báo cáo tài chính Q3/24 với doanh thu thuần đạt 5.162 tỷ đồng (-14% qoq; +26% yoy); lợi nhuận ròng đạt 54 tỷ đồng (-69% qoq; -11% yoy).
Biên lợi nhuận gộp Q3/24 đạt 7,2%, giảm mạnh 1,9 điểm % so với Q2/24 và là quý thấp nhất năm 2024, tuy nhiên vẫn tăng 2,0 điểm % yoy. Trong bối cảnh giá thép biến động mạnh trong Q3/24, chúng tôi cho rằng mức biên lợi nhuận kể trên là khá tốt.
Chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 103% yoy lên 303 tỷ đồng, tương đương 5,9% doanh thu thuần, tăng 0,9 điểm % yoy và tương đương so với Q2/24. Phù hợp với tỷ trọng xuất khẩu lớn và giá cước tàu hàng rời cao trong kỳ.
Lãi ròng tỷ giá Q3/24 đạt 4 tỷ đồng, giảm so với mức 19 tỷ đồng của Q2/24 và 35 tỷ đồng của Q3/23.
Trong Q3/24, GDA ghi nhận hoàn nhập 75 tỷ đồng giảm giá hàng tồn kho. Và là doanh nghiệp tôn mạ duy nhất (trong số bộ 3 HSG NKG GDA) ghi nhận giá trị hàng tồn kho cuối kì giảm so với quý trước đó.
Việc thuế chống bán phá giá tôn mạ màu nhập khẩu đã được gia hạn + tôn lạnh đang ở những bước cuối (dự kiến sẽ được ban hành cuối năm 2024) được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ việc kinh doanh tại thị trường nội địa của các doanh nghiệp mạ kể từ Q4/24, trong đó có GDA.
Nhìn chung kết quả kinh doanh Q3/24 của GDA có nhiều nét tương đồng so với NKG, đều tích cực trong bối cảnh thị trường khó khăn. Trong khi HSG lại kém ấn tượng hơn khi báo lỗ.
Mùa của cổ đông thép tới rồi
BCTC Q3/24 của HPG: dồn lực cho Dung Quất 2; mảng Nông nghiệp & BĐS tăng trưởng hỗ trợ mảng Thép
KQKD Q3/24 đã được HPG sớm công bố ước tính từ tuần trước đó, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài ý chính đến từ BCTC mới “ra lò” gần đây:
Doanh thu thuần Q3/24 đạt 33.956 tỷ đồng, giảm 14% qoq do không phải mùa cao điểm của ngành xây dựng, khiến sản lượng suy giảm và giá bán thấp; tuy nhiên vẫn tăng trưởng 19% yoy.
Biên lợi nhuận gộp Q3/24 đạt 13,9%, tăng 0,6 điểm % qoq và 1,3 điểm % yoy. HPG là một trong những công ty thép hiếm hoi ghi nhận biên lợi nhuận gộp tăng trong quý này. Qua đây chúng ta có thể đánh giá tầm nhìn và khả năng mua bán nguyên vật liệu & thành phẩm của đội ngũ công ty là rất chất lượng; bên cạnh việc đóng góp lớn hơn vào lợi nhuận của mảng Nông nghiệp và BĐS.
Chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 19% yoy lên 1.042 tỷ đồng, tương đương 3,1% doanh thu thuần, tăng 0,2 điểm % qoq và tương đương so với Q3/23. Phù hợp với tỷ trọng xuất khẩu lớn và giá cước tàu hàng rời cao trong kỳ.
Lỗ ròng tỷ giá Q3/24 đạt 32 tỷ đồng, giảm so với mức lỗ 136 tỷ đồng của Q2/24 và lỗ 175 tỷ đồng của Q3/23.
Trong Q3/24, HPG ghi nhận hoàn nhập 8 tỷ đồng giảm giá hàng tồn kho.
Lợi nhuận ròng Q3/24 đạt 3.022 tỷ đồng (-9% qoq; +51% yoy). Trong đó mảng thép đóng góp 81% lợi nhuận, tương ứng 2.439 tỷ đồng (-20% qoq; +35% yoy); mảng Nông nghiệp & BĐS ghi nhận KQKD tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng lần lượt là 80% yoy và 778% yoy.
Tại Bảng cân đối kế toán, đáng chú ý khoản mục Xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh lên 55,6 nghìn tỷ đồng (+23% qoq) chủ yếu đến từ dự án Dung Quất 2. Theo phía HPG chia sẻ, đến nay dự án đã gần như hoàn thành lắp đặt các dây chuyền chính của phân kỳ 1 và đạt 50% tiến độ tại phân kì 2. Lò cao đầu tiên dự kiến khai lò vào cuối Q4/24, trong khi lò 2 sẽ là Q4/25, phù hợp với tiến độ công ty đặt ra trước đó.
Tổng nợ vay của HPG tăng lên 79 nghìn tỷ đồng tại cuối Q3/24, chủ yếu đến từ vay dài hạn (tài trợ cho Dung Quất 2). Chi phí lãi vay tiếp tục giảm xuống còn 525 tỷ đồng (-7% qoq; -39% yoy) do lãi vay của dư nợ dài hạn đang được vốn hóa.