CƠ HỘI cho một penny núp bóng "Cổ phiếu TĂNG TRƯỞNG" --- A7---

Xin chào các anh chị em !
Giới thiệu với các anh chị một cơ hội.

DL1: Tập đoàn Alpha Seven (A7) Group.

  • Kết quả kinh doanh: Bứt phá tăng trưởng
  • Quý:
    image
  • Năm:
    image

DL1 đang có những gì:

  • Hiện tại Doanh thu tập trung chủ yếu ở 2 mảng chính: ĐIỆN TÁI TẠOLINH KIỆN ĐIỆN TỬ đem nguồn thu và lợi nhuận ổn định với nhiều triển vọng.
    Trong đó NỔI BẬT (trong báo cáo tài chính Q1/2023): mảng ĐIỆN TÁI TẠO đang có sự tăng trưởng rất mạnh với Biên lợi nhuận rất cao 67%

Triển vọng mảng ĐIỆN TÁI TẠO của DL1: Quy hoạch điện VIII chính thức được Chính phủ phê duyệt
Hiện DL1 đang tiếp tục triển khai phát triển mở rộng các dự án năng lượng tái tạo và hoàn thiện các thủ tục để đầu tư các dự án tiếp theo ở Tây Nguyên.

  • Ngoài ra, mảng BOT từ liên kết đóng góp phần lớn cho lợi nhuận của DL1. Hiện tại DL1 đang sở hữu 29% và tương lai dự kiến có thể sẽ sở hữu tăng lên toàn bộ 100% BOT này.

Các mảng đánh giá tiềm năng khác: Cơ cấu DLG Ansen tăng lượng khách hàng từ Mỹ và Châu Âu, mảng BĐS và xây dựng đang trong quá trình cơ cấu hoàn thiện pháp lý → cũng sẽ là những mảng tiềm năng để góp phần cho DL1 có KQKD bứt phá tương lai.

=> DL1 xứng đáng là 1 cổ phiếu tiềm năng trong tương lai và có thể là một SIÊU CỔ. Hiện giá chỉ có 4.4k, Bookvalue: 11.1k.

Việc DL1 bị bán mạnh cuối tuần có thể chỉ là do NDT bán chốt lời và cũng là sự điều chỉnh sau 1 nhịp tăng khá mạnh. Cơ hội đang được nhìn thấy trở lại trong tuần tới khi giá được điều chỉnh giảm về mức giá quá thấp so với giá trị của Doanh nghiệp.

Chúc anh chị thành công !

1 Likes

CTCP Năng lượng tái tạo Chư Prông làm chủ đầu tư dự án điện gió 1.600 tỷ được UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận.

UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận cho nhà đầu tư là CTCP Năng lượng tái tạo Chư Prông làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Ia Boòng – Chư Prông, dự án có công suất 50MW, với tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng.

Ngày 16/11, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đã ký quyết định số 627/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió Ia Boòng – Chư Prông, nhà đầu tư là CTCP Năng lượng tái tạo Chư Prông (có trụ sở 90 Lê Duẩn, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai).

Dự án được thực hiện tại các xã Ia Me, xã Ia Boòng, xã Ia Drang, xã Ia O huyện Chư Prông; với diện tích đất sử dụng là 28,8ha (trong đó: 18,8 ha đất có thời hạn và 12ha đất tạm thời), thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án có công suất 50MW với các hạng mục như trụ gió, đường giao thông nội bộ, đường dây 22/220kV trên không, đường dây 220KV mạch đơn…

Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 1.664 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 499,18 tỷ đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư của dự án; vốn vay từ ngân hàng là 1.165 tỷ đồng, chiếm 70% tổng vốn đầu tư.

Thời gian hoàn thiện các thủ tục để triển khai xây dựng dự án bắt đầu từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021. Thời gian xây dựng dự án từ tháng 2/2021 đến tháng 5/2021. Thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ từ tháng 5/2021 đến tháng 10/2021.

CTCP Năng lượng tái tạo Chư Prông được thành lập vào ngày 1/9/2020, do ông Trần Đình Anh Dũng (SN 1988 – Gia Lai) làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty. Công ty này có vốn điều lệ 130 tỷ đồng, với 3 cổ đông sáng lập gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển điện năng Đức Long Gia Lai góp 13 tỷ (10%); CTCP Tập đoàn Năng lượng tái tạo Việt Nam góp 84,5 tỷ (65%), ông Bùi Minh Long góp 32,5 tỷ (25%).

Trong khi đó, CTCP Tập đoàn Năng lượng tái tạo Việt Nam (trước đây là CTCP Đầu tư Phát triển Dịch vụ công trình công cộng Đức Long Gia Lai) được thành lập vào ngày 21/12/2007, do ông Nguyễn Tường Cọt (SN 1984 – Gia Lai) làm đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty. Khi thành lập, công ty này có vốn điều lệ 28,5 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm: CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai góp 13,57 tỷ đồng (54,67%), ông Nguyễn Đình Trạc góp 1,15 tỷ đồng (4,67%), ông Đỗ Chiến Đấu góp 515 triệu đồng (2,07%), Lê Phú Hà góp 515 triệu đồng (2,07%). Đến tháng 9/2016, công ty này tăng vốn điều lệ lên 168,92 tỷ đồng.

1 Likes

Vừa lên 1 nhịp khá mạnh

đúng rồi bác. DN có lợi nhuận tốt mà giá thấp quá.

2 Likes

Dự kiến năm nay sẽ trả cổ tức 5-10%. Chuẩn bị đại hội cổ đông.

1 Likes

Dòng tiền bắt đầu chú ý tới DL1 bởi: Giá thấp + Tăng trưởng tốt + Triển vọng

Ok. I think so too.

Nhặt dép được

Chart y chang con L ồn mười bốn

ôi, bác Cá cũng quan tâm à

ừ nhỉ, nhìn giống bác nhỉ. :smiley:

Cấp bách đàm phán giá, đưa các dự án năng lượng tái tạo lên lưới điện


Báo Quân Đội Nhân Dân
6 giờ trước1 đăng lại77 liên quanGốc

Thời gian qua, nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời đã được đầu tư, với mục tiêu góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cho thấy còn nhiều dự án đã được doanh nghiệp hoàn thành nhưng chưa được đưa vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến độ khắc phục những vướng mắc liên quan đến dự án điện gió, điện mặt trời.

0:00/ 3:29

Nam miền Bắc

Hiện có 84 dự án năng lượng tái tạo (công suất hơn 4.670MW) bị chậm tiến độ vận hành thương mại so với kế hoạch. Trong đó, 34 dự án chuyển tiếp (28 dự án điện gió, 6 dự án điện mặt trời) tổng công suất khoảng 2.091MW đã hoàn thành thi công, thử nghiệm, bảo đảm đủ điều kiện vận hành nhưng chưa được huy động công suất, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư, lãng phí tài nguyên. Sau gần 2,5 năm chờ đợi chính sách giá mới đối với điện mặt trời và hơn 1,5 năm đối với điện gió, các chủ đầu tư kiến nghị Bộ Công Thương sớm tháo gỡ những khó khăn để thủ tục đàm phán hợp đồng mua bán điện đối với các dự án được sớm triển khai.

Liên quan đến những vấn đề này, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết, trước thực trạng căng thẳng nguồn cung điện cho cao điểm nắng nóng, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương đàm phán với các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo, để sớm huy động được nguồn điện này. “Đến nay, Bộ Công Thương đã thống nhất giá tạm thời của 8 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp. Theo đó, khi đáp ứng đầy đủ quy định, các nhà máy này sẽ được huy động điện lên lưới điện quốc gia”, ông Trần Việt Hòa nhấn mạnh.

Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: CÔNG BẮC

Cũng liên quan tới việc giải quyết khó khăn cho các nhà máy năng lượng tái tạo, ngày 18-5, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 182/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc thực hiện kết luận của lãnh đạo Chính phủ liên quan đến đàm phán giá bán điện đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư xây dựng song chưa được vận hành. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 3-10-2022 quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp; Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7-1-2023 về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp theo đúng quy trình, thủ tục và quy định.

Đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương có văn bản trước ngày 20-5-2023 chỉ đạo EVN đàm phán với các chủ đầu tư với mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới điện. Sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát lên lưới điện. Đối với dự án chưa đủ điều kiện vận hành, còn vướng mắc về thủ tục pháp lý, Bộ Công Thương và các địa phương nơi có dự án điện chuyển tiếp khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hồ sơ theo quy định.

Đối với các dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thủ tục đầu tư, đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030) nhưng đã hết kỳ quy hoạch, Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp và địa phương nơi có dự án thực hiện đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16-6-2022 của Quốc hội và các quy định có liên quan. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương có văn bản trước ngày 25-5-2023 hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố thực hiện việc xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án chuyển tiếp có thời gian thực hiện quá 24 tháng so với thời hạn được quy định tại giấy chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu theo đúng quy định.

15 nhà máy điện gió, điện mặt trời được duyệt giá mua điện

Phan Hậu

Phan Hậu

20/05/2023 10:28 GMT+7

Bộ Công thương đã phê duyệt giá mua điện tạm thời của 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời sau quá trình đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Các nhà máy này đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý, kỹ thuật để sớm hòa lưới điện quốc gia.

Chia sẻ với Thanh Niên sáng 20.5*,* ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), cho biết trong số 37 hồ sơ dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi EVN, có 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất khoảng 1.200 MW đã được Bộ Công thương thống nhất mức giá tạm thời.

Trong đó, có 3 nhà máy điện mặt trời, 7 nhà máy điện gió trên đất liền và 5 nhà máy điện gió trên biển.

Khẩn cấp bổ sung nguồn cungđiện, 15 nhà máy năng lượng tái tạo được duyệt giá muađiện - Ảnh 1.

Bộ Công thương đã phê duyệt thống nhất giá mua điện tạm thời của 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời

TN

Ngoài ra, 6 nhà máy khác đã được thống nhất mức giá tạm thời, dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Công thương phê duyệt trong tuần tới.

Bộ Công thương yêu cầu EVN và các chủ đầu tư khẩn trương ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện chuyển tiếp theo phương án giá điện tạm thời, hoàn thành các thủ tục pháp lý, yêu cầu kỹ thuật để đưa các nhà máy hòa lưới điện quốc gia trong bối cảnh nguồn cung điện đang gặp khó khăn.

Theo quy định tại luật Điện lực, các dự án điện trước khi được đưa vào khai thác phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực, nhưng đến nay chỉ có 16/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp (18,8%) đã được cấp giấy phép này. Ngoài ra, 12 nhà máy khác đã được chủ đầu tư nộp hồ sơ và đang hoàn thiện hồ sơ, đang được Bộ Công thương thẩm định.

Theo EVN, trong số 37 hồ sơ đàm phán đã nộp, còn 11 hồ sơ phải bổ sung và hoàn thiện. Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3 nhưng vẫn chưa thực hiện được. Trong khi đó, Bộ Công thương khẳng định, trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo đã được hướng dẫn tại Thông tư 21/2020/TT-BCT ngày 9.9.2020.

Còn theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, chỉ đạo tại cuộc họp về đảm bảo cung ứng điện mùa khô trong ngày 17.5 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu EVN khẩn trương hoàn tất đàm phán với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư xây dựng để có thể phát điện ngay lên hệ thống điện quốc gia.

DL1 với mức DT đều thì có thể dự phóng LN quý 2 của DL1 có thể đạt 25-30 tỷ, nhất là đợt này đang thiếu điện.

1 Likes

DL1 nay giá cân bằng tốt.

Có bác nào nay mua không ?

Trong bối cảnh kinh tế - chính trị - an ninh thế giới liên tục biến động, khi Fed liên tục tăng lãi suất, nguy cơ suy thoái kinh tế tiềm ẩn, môi trường đầu tư trở nên khắc nghiệt; Đây vừa là thử thách cũng vừa là cơ hội đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Alpha Seven (”Alpha Seven”) nhận định đây là một cơ hội - khi các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư lớn đang co lại, khép mình trong các khu vực an toàn, chừa ra các khoản hở thời cơ; nếu có thể nắm bắt tốt, giai đoạn này có thể là một bước tiến cho Alpha Seven, một trong những yếu tố tiên quyết để công ty có thể thuận lợi làm được điều này là yếu tố về nhân sự.

Hội đồng quản trị của Alpha Seven trước ngày 12/7/2022 bao gồm 5 thành viên với đa dạng kinh nghiệm trong thị trường kinh tế Việt Nam và thế giới – Nhìn chung cả 5 thành viên đều có một điểm chung là có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, chứng khoán, mua bán sáp nhập … Đội ngũ này sẽ rất phù hợp nếu thị trường thế giới đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ yêu cầu sự nhanh nhạy và quyết đoán trong việc đầu tư tài chính; Tuy nhiên, với tình hình kinh tế - chính trị thế giới hiện nay, kèm theo định hướng phát triển 5 năm từ năm 2022-2027 cũng như định hướng phát triển chiến lược 10 năm từ 2022-2032 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Alpha Seven: tập trung phát triển trong 3 mảng: Bất động sản, Đầu tư cơ sở hạ tầng, và phát triển trong mảng sản xuất linh kiện điện tử và các sản phẩm điện tử, Alpha Seven cần thêm nhân sự với nhiều kinh nghiệm từ các lĩnh vực liên quan.

Nhận ra điều đó trong một thời gian ngắn, các thành viên Hội đồng quản trị của Alpha Seven trước ngày 12/7/2022 đã đề cử một số thành viên với kinh nghiệm tương ứng để thay thế họ, bản thân các thành viên cũ sẽ giữ mối quan hệ với hội đồng mới ở mức độ các nhà tư vấn. Một số thông tin về các thành viên với của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Alpha Seven kể từ ngày 12/07/2022:

Ông Nguyễn Tân Tiến, sinh năm 1969, với trên 20 năm tham gia trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và xây dựng nhiều dự án lớn từ khách sạn 5 sao đến các dự án bất động sản văn phòng, khu công nghiệp … trước đây ông đã từng tham gia Hội đồng quản trị của công ty với vai trò Chủ tịch – Ông đã được bầu làm chủ tịch HĐQT mới của Alpha Seven từ ngày 12/07/2022.

Ông Nguyễn Văn Quý, sinh năm 1972 với trên 20 năm kinh nghiệm trong công tác xây dựng phát triển cơ sở hạ tâng, hiện đang là phó tổng thường trực một số dự án BOT nằm dọc quốc lộ 14 – Ông đã được bầu làm thành viên HĐQT Alpha Seven từ ngày 12/07/2022

Ông Đặng Công Bình, sinh năm 1980, Chuyên ngành luật dân sự và thương mại, với trên 10 năm kinh nghiệm quản lý điều hành các công ty trong lĩnh vực SX linh kiện, sản phẩm điện tử, hiện đang là giám đốc công ty TNHH điện tử DLG Ansen tại khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh – Ông đã được bầu làm thành viên HĐQT Alpha Seven từ ngày 12/07/2022.

Đội ngũ thành viên mới của HĐQT Alpha Seven với đa dạng kinh nghiệm trong các lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của Tập đoàn Alpha Seven sẽ là một bước tiến thúc đẩy sự phát triển bền vững, đưa tầm nhìn của công ty trở thành hiện thực.