CƠ HỘI cho một penny núp bóng "Cổ phiếu TĂNG TRƯỞNG" --- A7---

15 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

Tính đến sáng 23/5/2023, Công ty Mua bán điện (trực thuộc Tập đoàn Điện lực lực Việt Nam) và các chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã thống nhất mức giá tạm cho 20/85 dự án; trong đó, có 15 dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt mức giá tạm.

Trong 15 dự án đã được Bộ Công Thương duyệt giá tạm, có 3 dự án điện mặt trời và 7 nhà máy điện gió trên đất liền cùng 5 nhà máy điện gió trên biển.

Ngoài ra, hiện có 4 dự án đã được EVN và các chủ đầu tư thống nhất giá tạm thời đang được Bộ Công Thương xem xét phê duyệt.

Ảnh minh họa

Theo ông Trần Việt Hòa – Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, kết quả này là tín hiệu tích cực, thể hiện nỗ lực đàm phán của EVN và các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa các bên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Trần Việt Hòa cũng đánh giá cao sự nỗ lực, tinh thần làm việc không quản ngày đêm trong quá trình làm việc với các chủ đầu tư của Công ty Mua bán điện, với mục tiêu gấp rút hoàn chỉnh thủ tục cũng như thỏa thuận giá điện, nhằm rút ngắn thời gian đưa các dự án này vào vận hành.

Cũng theo Công ty Mua bán điện, hiện công ty đã nhận được hồ sơ của 37/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Công ty đã tổ chức làm việc với 24 chủ đầu tư có đầy đủ hồ sơ sơ. Đối với 9 chủ đầu tư hồ sơ chưa đầy đủ và cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến pháp lý của dự án, Công ty Mua bán điện đã đề nghị chủ đầu tư bổ sung các tài liệu còn thiếu và làm rõ các vấn đề liên quan. Ngoài ra, công ty đang rà soát hồ sơ của 4 dự án.

Tuy nhiên, trong số 20 dự án mà Công ty Mua bán điện và các chủ đầu tư đã thống nhất được mức giá tạm, mới có 16 dự án được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay, cấp giấy phép điện lực là điều kiện tiên quyết được quy định trong Luật Điện lực để các dự án điện nói chung, các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp nói riêng được huy động phát điện lên lưới. Do đó, các chủ đầu tư cần gửi đầy đủ hồ sơ để chứng minh dự án đã tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, để sớm được cấp giấy phép hoạt động điện lực, nhằm đưa các dự án này vào vận hành.

15 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương thống nhất mức giá tạm gồm: VPL Bến Tre, Nam Bình 1, Yang Trung, Chơ Long, Hưng Hải Gia Lai, Hanbaram, Lạc Hòa 2, Hòa Đông 2, Phù Mỹ 1, Phù Mỹ 3, Viên An, Trung Nam Thuận Nam 450MW, Hướng Hiệp 1, Tân Phú Đông, Hiệp Thạnh.

Thêm 430 MW điện tái tạo được phát

Bảy dự án điện tái tạo chuyển tiếp, tổng công suất hơn 430,2 MW, vừa hoàn thành thủ tục vận hành thương mại, phát điện lên lưới.

Theo số liệu cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến chiều 31/5, 9 dự án điện tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD) - đây là điều kiện để các dự án phát điện lên lưới.

Trong đó, 7 dự án, phần dự án với tổng công suất hơn 430,2 MW được phát điện lên lưới, tăng gấp đôi công suất vận hành so với cách đây hai ngày. Ngoài ra, 40 dự án khác được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.

Các dự án này nằm trong số 59 dự án điện tái tạo chuyển tiếp chưa có giá, gửi hồ sơ để đàm phán giá và hợp đồng mua bán điện (PPA). Chủ đầu tư của 85% dự án này đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá, tức 754-908 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tùy loại nguồn điện mặt trời hay gió.

EVN và chủ đầu tư đã đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 46 dự án.

Về phía Bộ Công Thương, cơ quan này đã nghiệm thu công trình, một phần công trình cho 19 dự án; cấp giấy phép hoạt động điện lực (thủ tục cần thiết theo Luật Điện lực để dự án điện được khai thác) cho 27 dự án và 22 dự án khác được gia hạn chủ trương đầu tư.

Việc gỡ vướng liên quan tới hồ sơ, trình tự thủ tục đàm phán giá tạm, hợp đồng mua bán điện được Bộ Công Thương, EVN và các đơn vị liên quan đẩy nhanh để sớm đưa các dự án điện tái tạo vận hành thương mại, phát điện trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện mùa khô 2023. Ít nhất hai cuộc đối thoại với các nhà đầu tư điện gió, mặt trời chuyển tiếp được cơ quan quản lý, EVN được tổ chức để gỡ khó cho các dự án này.

Hiện tổng công suất số dự án điện tái tạo bị chậm vận hành tiến độ là hơn 4.600 MW. Trong đó, gần 2.100 MW của 34 dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thi công, thử nghiệm. Các dự án này không được hưởng giá ưu đãi (giá FIT) trong 20 năm và phải đàm phán giá điện với EVN theo khung giá phát điện của Bộ Công Thương đưa ra đầu năm nay, với giá thấp hơn 20-30% so với trước đây.

Tuần trước, Bộ Công Thương giải thích chậm đàm phán, vận hành các dự án điện tái tạo chuyển tiếp do nhiều chủ đầu tư vi phạm các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng. Số khác chưa hoàn thiện hồ sơ để được cấp giấy phép hoạt động điện lực, nên dự án chưa đáp ứng thủ tục pháp lý.

1 Likes

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NĂNG LƯỢNG TẠI BÌNH THUẬN
Bao gồm 3 dự án thành phần:

1, Dự án Nhà máy sản xuất điện mặt trời:

  • Công suất: 200 MW

  • Vị trí dự án: Xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

  • Quy mô: Diện tích 309,26 ha

  • Tổng vốn đầu tư dự án: 6.000 tỷ đồng

  • Chủ đầu tư: Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai

2, Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp Điện Năng Lượng Tái Tạo Đức Phú Gia

  • Vị trí dự án: Xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

  • Diện tích: 131,21 ha

  • Tổng vốn đầu tư dự án: 2.800 tỷ đồng.

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Đức Phú Gia (Trực thuộc Tập đoàn ĐLGL)

3, Dự án Nhà máy sản xuất điện mặt trời

  • Vị trí dự án: Xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình và xã Thiện Nghiệp, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

  • Diện tích: 211,6 ha.

  • Tổng vốn đầu tư dự án: 5.000 tỷ đồng

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đức Thành Gia Lai (Trực thuộc Tập đoàn ĐLGL)

1 Likes

Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028 của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Ngày 30/5, Công đoàn Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã tổ chức Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028. Tham dự Đại hội có đồng chí Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương; đồng chí Hoàng Tiến Dũng, Bí thư Đảng uỷ Cục Điên lực và Năng lượng tái tạo, Đại biểu các Cục: Điều tiết điện lực, Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và các đồng chí Lãnh đạo Cục cùng toàn thể công chức, người lao động của 08 Tổ công đoàn trực thuộc.


Đoàn chủ tịch

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội gồm có các đồng chí Bùi Quốc Hùng, Chủ tịch công đoàn, Phó Cục trưởng; đồng chí Quách Quang Đông, Phó Chủ tịch công đoàn, Chánh Văn phòng và đồng chí Vũ Thị Thu Hà, Ủy viên BCH Công đoàn Cục nhiệm kỳ 2018 – 2022.

Theo Báo cáo tổng kết hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ 2018-2022 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Cục ĐL hiện có 08 Tổ Công đoàn trực thuộc với tổng số 60 công đoàn viên tham gia sinh hoạt. Trong những năm qua, trong điều kiện đơn vị có nhiều biến động của quá trình chuyển giao thế hệ, đội ngũ công chức và người lao động của Cục ĐL đã có nhiều thay đổi. Với vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn, Công đoàn Cục ĐL đã cơ bản hoàn thành tốt trách nhiệm là tổ chức đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho công chức, người lao động. Đời sống vật chất, tinh thần của công đoàn viên từng bước được nâng lên; Các đoàn viên công đoàn là công chức, viên chức và người lao động của Cục ĐL, trong nhiệm kỳ qua đã không ngừng nỗ lực, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao.


Đ/c Quách Quang Đông – Phó Chủ tịch Công đoàn trình bày Báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2018-2022 và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2023 – 2028 tại Đại hội

Thực hiện chức năng quan trọng hàng đầu của tổ chức công đoàn là chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động của đoàn viên công đoàn. Vì vậy, Ban chấp hành Công đoàn Cục đã thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công chức, viên chức; Thực hiện tốt công tác chăm lo vì đoàn viên công đoàn, người lao động của Cục như: Đề xuất, vận động lãnh đạo chính quyền chuyên môn đồng cấp ký bổ sung nội dung Thỏa ước lao động tập thể về chăm lo, nâng cao đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động; Tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời đoàn viên công đoàn, người lao động khi ốm đau hoặc gia đình có việc hiếu, hỷ; phối hợp với chính quyền chuyên môn đồng cấp tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất - tinh thần cho đoàn viên công đoàn, người lao động, đặc biệt là chăm lo cho các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.… Kết quả là các chế độ, đề xuất, kiến nghị của công đoàn viên nhìn chung đã được giải quyết kịp thời, đầy đủ. Công đoàn Cục ĐL đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền Cục ĐL, Công đoàn Công Thương Việt Nam ghi nhận những và đánh giá cao Ban chấp hành công đoàn nhiệm kỳ vừa qua.

Tuy nhiên, Ban Chấp hành Công đoàn cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức, hoạt động như: Tại một số thời điểm, việc tổ chức phát động hoặc đẩy mạnh các hoạt động phong trào còn gặp khó khăn; Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công đoàn viên còn hạn chế; Một số công đoàn viên chưa thực sự nhiệt tình trong hoạt động phong trào… Từ đó, Ban Chấp hành Công đoàn Cục ĐL đã phân tích các nguyên nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028.

Đồng chí Hoàng Tiến Dũng Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục ĐL phát biểu tại Đại hội

Sau khi nghe báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn và ý kiến tham luận của các Tổ Công đoàn: Trung tâm, Phòng NĐ&ĐHN, thay mặt Đảng ủy Cục, Bí thư Đảng Ủy – đồng chí Cục trưởng Hoàng Tiến Dũng nhấn mạnh một số giải pháp để Công đoàn Cục ĐL thực hiện tốt các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2023-2028:

  • Đảng ủy Cục, Lãnh đạo Cục đã lắng nghe, ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng của các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Cục, đồng chí khẳng định nhiệm vụ bảo vệ lợi ích người lao động, quyền lợi hợp pháp, xây dựng môi trường làm việc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của công chức, viên chức và người lao động… luôn là mục tiêu nỗ lực, quan tâm của Lãnh đạo Cục; nhấn mạnh về vai trò, tiếng nói, sự quan tâm của Lãnh đạo trong quan tâm, bảo vệ cán bộ công chức dám nghĩ, dám làm.

  • Đồng thời, đồng chí đánh giá rất cao đóng góp của Ban Chấp hành công đoàn nhiệm kỳ vừa qua, các Tổ công đoàn đã chăm lo các công đoàn viên;

  • Ban Chấp hành Công đoàn Cục cần chủ động, tích cực nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ổn định tư tưởng của công đoàn viên để cùng đồng lòng, chung sức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Cục; tích cực trong công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho Công đoàn viên;

  • Ban Chấp hành cùng các Tổ công đoàn tiếp tục cố gắng, duy trì truyền thống tốt đẹp của Công đoàn Cục, khắc phục các hạn chế, khó khăn, đồng hành cùng Đảng ủy Cục, Lãnh đạo Cục và các tổ chức chính trị của Cục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ tới.


Đồng chí Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

Đồng chí Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương phát biểu tại Đại hội:

  • Công đoàn Bộ Công Thương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của Công đoàn Cục ĐL đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua;

  • Luôn bám sát công tác chuyên môn, gắn liền với các hoạt động của công đoàn; Bám sát và thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng, công đoàn cấp trên;

  • Phối hợp chặt chẽ với Công đoàn Bộ Công Thương, triển khai đề án nhân sự Ban chấp hành Công đoàn Cục ĐL khóa II, nhiệm kỳ 2023- 2028 có tính kế thừa, đúng quy trình, quy định.

Qua đó, Công đoàn Cục ĐL đã hoàn thành và góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ Đại hội nhiệm kỳ 2023-2028. Trong thời gian tới, Công đoàn Bộ Công Thương đề nghị Công đoàn Cục ĐL tiếp tục làm tốt công tác quán triệt các các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, ngành, bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình; làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền hợp pháp chính đáng của người lao động; tổ chức tốt các phong trào thi đua, yêu nước, đẩy mạnh phong trào thi đua, phát huy và nâng cao tinh thần đoàn kết đơn vị.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Công đoàn Cục ĐL nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 05 đồng chí và bầu 05 đại biểu chính thức tham dự Đại hội Công đoàn Bộ Công Thương

Ban chấp hành nhiệm kỳ 2023-2028 và các Đại biểu

Đại diện các Tổ công đoàn phát biểu tham luận, Đại biểu tham dự Đại hội:


So với các cổ phiếu Penny thì DL1 vẫn là cổ phiếu rẻ nhất

DL1 nay rung lắc nhẹ. cơ hội cho việc Mua trước khi vượt 6

DL1 thuộc dang cổ phiếu điện (lai) có giá mini nhất sàn.

tiếp tục gom mua

Cơ hội chỉnh để Mua được

cơ hội mua DL1 đang tốt

Nay DL1 chỉnh đẹp quá

1 Likes

canh mua vào các bác nhé

1 Likes

DL1 xứng đáng có một mức giá cao hơn lúc này.

1 Likes

1 Likes

Năm trước bán điện tăng trưởng vừa vừa đến quý 1/2023 thì tăng đột biến .

1 Likes

image

1 Likes