Chủ trương sáp nhập tỉnh đã được thông qua, các doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất ở những tỉnh lụy được sáp nhập sẽ hưởng lợi lớn. Đây là 3 cái tên đáng chú ý.
Sáp nhập tỉnh bước vào giai đoạn thực thi
Chủ trương sáp nhập tỉnh đã bước vào giai đoạn thi hành sau khi Trung ương Đảng chính thức thông qua Nghị quyết 60-NQ/TW, cơ bản thống nhất phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đây là bước ngoặt đáng chú ý, chuyển từ định hướng sang hành động cụ thể, bước vào giai đoạn thi hành cải tổ bộ máy hành chính và phát triển không gian kinh tế mới.
Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ – đặc biệt là TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu – đang là tâm điểm với phương án hợp nhất ba địa phương này. Việc các tỉnh “lân cận” được sáp nhập vào TP.HCM không chỉ giúp mở rộng không gian phát triển đô thị, mà còn tạo cú hích lớn cho thị trường bất động sản, nhờ khả năng rút ngắn quy trình pháp lý, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và phát triển dự án.
Hạ tầng miền Nam được tăng cường kết nối
Bên cạnh đó, giai đoạn 2025–2028, đầu tư công tiếp tục đóng vai trò động lực tăng trưởng chủ chốt, đặc biệt tại khu vực phía Nam. Riêng ba địa phương TP.HCM – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được ưu tiên phân bổ nguồn vốn lên tới gần 1 triệu tỷ đồng cho loạt dự án hạ tầng trọng điểm: metro nội đô, cao tốc liên vùng, vành đai 3 – 4, và các tuyến giao thông kết nối khu công nghiệp – đô thị. Trong đó:
• Giai đoạn 2025–2026
Loạt công trình sẽ dần thành hình như: Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành, Sân bay Long Thành, Vành đai 3, metro nội tỉnh…
→ Doanh nghiệp bất động sản dân sinh, công nghiệp và du lịch có dự án nằm gần các trục kết nối này sẽ hưởng lợi rõ rệt.
• Giai đoạn 2026–2028
Tiếp tục bổ sung các tuyến chiến lược: Vành đai 4, cao tốc TP.HCM – Chơn Thành, TP.HCM – Mộc Bài, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây mở rộng, Trung Lương – Mỹ Thuận…
→ Hỗ trợ mạnh cho bất động sản công nghiệp tại Bình Dương, Bình Phước và mở rộng kết nối về Vũng Tàu – trung tâm du lịch phía Nam.
Ba doanh nghiệp đang nổi bật nhờ sở hữu quỹ đất tại các khu vực sáp nhập
Trong bối cảnh sức ép thuế quan từ phía Mỹ vẫn còn cao, cơ hội sẽ chỉ còn có thể đến với các doanh nghiệp bất động sản dân sinh và du lịch, đang nắm giữ quỹ đất lớn tại các tỉnh lụy mới được sáp nhập vào TP.HCM. Trong đó, đặc biệt là HDC, PDR và DXG.
PDR –Quỹ đất lớn tại cả Bình Dương và Vũng Tàu, pháp lý tiến triển mạnh, đang đàm phán bán Thuận An 1 & 2 cho đối tác Nhật.
Tại Bình Dương, PDR có dự án Thuận An 1,2 (~4.8 ha) – 2 dự án chung cư cao tầng với gần 5,970 căn hộ là trọng điểm . 2 tòa nhà này Được hỗ trợ bởi hạ tầng Đại lộ Bình Dương (QL13) mở rộng – giảm ùn tắc, tăng kết nối Thuận An – TP.HCM. Vành đai 3 đoạn qua TP.Thủ Đức – Bình Chuẩn – tạo lối đi mới từ Bình Dương sang Q9, Đồng Nai.
Đáng chú ý, PDR sắp được phê duyệt đơn giá đất, một bước pháp lý quan trọng để tiến đến việc có thể mở bán trong quý 2/2025.
Ngoài ra công ty đang đàm phán với các đối tác Nhật để mua lại 80% dự án. Đây là bước đi chiến lược giúp tạo khác biệt cho PDR trong bối cảnh thị trường Bình Dương đang có nhiều dự án chuẩn bị triển khai.
Tại Vũng Tàu, PDR có 3 dự án Serenity Phước Hải (55 ha), Khu du lịch Bến Thành Long Hải (Tropicana), Poulo Condor (120 ha) các dự án du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu tại Vũng Tàu. Đây cũng là các dự án chiến lược được Phát Đạt kỳ vọng đẩy nhanh trong năm nay để có thể sớm đưa vào kinh doanh.
Những dự án này đang có triển vọng sớm đi vào vận hành nhờ cú hích hạ tầng: Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Vành đai 4, đề xuất cao tốc Long Thành – Vũng Tàu, và đáng chú ý là dự án cấp điện quốc gia cho Côn Đảo khởi công tháng 11/2024 – gia tăng tiện ích và giá trị cho Poulo Condor.
HDC – hàng loạt dự án tập trung tại Vũng Tàu
Hodeco sở hữu loạt dự án phủ rộng TP.Vũng Tàu và thị xã Phú Mỹ:
- The Light City (49ha) – Khu đô thị gần 1.500 sản phẩm
- Ecotown Phú Mỹ (6,3ha) – 870 căn nhà ở xã hội
- West 3/2, Ngọc Tước 2, Sea Village, Đại Dương… – căn hộ, condotel, nghỉ dưỡng ven biển
Đây là những dự án sẽ được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công như Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Sân bay Long Thành, mở rộng cảng Cái Mép – Thị Vải. Đồng thời, cầu vượt biển Cần Giờ – Vũng Tàu, nếu được phê duyệt, sẽ là yếu tố thay đổi hoàn toàn vị thế Vũng Tàu và giá trị quỹ đất HDC.
DXG – nắm loạt quỹ đất vùng ven TP.HCM
DXG sở hữu hệ sinh thái quỹ đất trải dài ở vùng ven TP.HCM và các địa phương trọng điểm:
- Gem Sky World (92,2ha – Long Thành): Khu đô thị thương mại – giải trí với hơn 4.000 sản phẩm
- Gem Riverside (6,7ha – TP.Thủ Đức): 12 tháp chung cư cao tầng, hơn 3.100 căn hộ
- Loạt dự án Opal tại Thủ Đức, Dĩ An; quỹ đất tại Bình Phước ~400ha đang nghiên cứu phát triển
Lợi thế của DXG đến từ vị trí gần Sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, mở rộng HCM – Long Thành – Dầu Giây, và nút giao An Phú – các dự án nâng cao năng lực kết nối toàn vùng. Tuy nhiên, do Nhơn Trạch chưa nằm trong đề án sáp nhập lần này, kỳ vọng mở rộng địa giới hành chính cho một số dự án của DXG có thể bị hạn chế phần nào.