Cơ hội ngành thủy sản tại việt nam - quyết tâm gỡ “thẻ vàng” iuu

, , ,

Không thể chần chừ mãi khi chúng ta đã mất 6 năm để gỡ “thẻ vàng” IUU nhưng vẫn chưa thể!

Khi được gỡ “thẻ vàng”, nhưng do những năm gần đây; nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, giá nhiên liệu cao, lợi nhuận sau mỗi chuyến đi biển giảm sút khiến cho lực lượng ngư dân sẽ giảm đi ít nhiều.

Chính vì vậy, mình sẽ ưu tiên những doanh nghiệp có khả năng tự chủ được nguồn cung như: VHC, ANV.

(THÔNG TIN)

Vào chiều ngày 19/06, sau buổi làm việc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với thành phố Đà Nẵng đã chỉ ra là: “Kiểm soát chặt tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản) để gỡ thẻ vàng IUU.

Theo dự kiến, Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ thực hiện kiểm tra lần thứ 5 về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp từ 3-4 tháng tới. Theo ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhấn mạnh rằng: “đây có thể là đợt kiểm tra “sinh tử” nhưng cũng là thời cơ vàng để gỡ thẻ vàng”.

(CẬP NHẬT TÌNH HÌNH)

Đến thời điểm này, Đà Nẵng có 579/ 591 tàu cá chiều dài từ 15m trở lên đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, còn 12 tàu chưa lắp đặt thì có 9 tàu hiện tạm ngừng do xuống cấp và không đảm bảo an toàn.

Qua truy xuất dữ liệu từ hệ thống giám sát thì hiện đang có 24 tàu cá bị mất kết nối VMS (trên 6 tháng và 1 năm) do khó khăn trong tìm kiếm lao động, thu nhập không đảm bảo và đang trong quá trình sửa chữa,…

(MỘT SỐ HẠN CHẾ)

Hiện tại, thành phố Đà Nẵng phải xác minh là xử lý triệt để theo quy định các tàu cá mất kết nối với hệ thống VMS quá 6 giờ trên biển không báo vị trí theo quy định.

Ngoài ra, việc ghi nhật ký đi biển để truy xuất nguồn gốc thủy sản cần phải được làm nghiêm khi nhiều trường hợp không phải là ghi nhật ký mà là hồi ký hoặc nói là ở nhà vợ con ghi cho.

(PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC)

Qua số liệu báo cáo, ông Phùng Đức Tiến đã yêu cầu UBND TP Đà Nẵng cùng các ngành liên quan phải tập trung nguồn lực, xử lý hết tàu cá chưa có hồ sơ, chưa đăng kiểm cũng như chưa có giấy phép hoạt động và không để tàu cá không đầy đủ giấy tờ rời cảng ra biển đánh bắt thủy hải sản.

Cùng với đó, phải triển khai kiểm soát toàn bộ tàu đánh cá đang không hoạt động, xác định định vị trí tàu cá và tránh trường hợp “tàu ma” hoạt động trên biển.

Khi Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu lực lượng Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng phải tăng cường tuyên truyền, kiểm soát hơn nữa đối với các tàu thuyền ra vào cảng đã góp phần cho việc đánh bắt thủy hải sản tại Việt Nam trở nên minh bạch hơn và từng bước gỡ “thẻ vàng” IUU. Việc tích cực triển khai sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mạnh hơn vào thị trường EU (thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam chiếm từ 17% - 20% tổng giá trị đã tụt xuống thứ 5 từ sau khi bị áp “thẻ vàng”).

Việc chuyển đổi sang đánh bắt cá bền vững hơn bắt buộc phải có sự góp sức và quyết tâm cao của các bên liên quan, và chính việc thay đổi được ý thức của ngư dân và kiểm soát tàu “3 không” là mấu chốt để gỡ “thẻ vàng” và mang ngành thủy sản phát triển trở lại với tiềm năng ngành thủy sản của Việt Nam khi có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông và hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ.

(THÔNG TIN THÊM):

Nếu không được EC gỡ “thẻ vàng”, thủy hải sản của Việt Nam vào châu Âu bị kiểm hết tất cả các lô hàng (khi không vướng “thẻ vàng”, chỉ cần kiểm đại diện 1 lô) và chi phí kiểm hết các lô hàng cho 1 container hàng hóa tốn khoảng 800 bảng Anh và tất cả các chi phí thì doanh nghiệp và người nuôi trồng và khai thác đang phải gánh chịu!
Nguồn:

1 Likes

Bạn nào có góp ý nào hong, cho mình biết với để cải thiện!