Cơ hội nghành lương thực

, ,

CƠ HỘI NGHÀNH LƯƠNG THỰC

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo từ 9/9 , giá gạo tăng hưởng lợi cho các DN xuất khẩu gạo như: PAN, LTG, TAR

Ấn Độ hiện dẫn đầu xuất khẩu gạo toàn cầu, chiếm hơn 40% và cạnh tranh với các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Việt Nam, Pakistan, Myanmar trên thị trường quốc tế. Năm 2021, Ấn Độ xuất khẩu kỷ lục 21.5 triệu tấn gạo, nhiều hơn Tổng số của 4 quốc gia theo sau cộng lại

Động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự báo tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn
cầu lên cao. Ngày 12/9, tăng khoảng 20 USD so với mức giá 390 - 393
USD/tấn vào tuần trước.

PAN: mua vùng 26.2-26.5x, mục tiêu 32x

TAR: mua vùng 26.5-26.7x, mục tiêu 1: 29.5x, mục tiêu 2: 31x

LTG: mua vùng 36.8-37x, mục tiêu 41.9

PAN ước tính quý 3 năm nay, doanh thu thuần sẽ đạt 3.643 tỷ đồng (tăng 43% YoY) và lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng (tăng 92% YoY). Trong cơ cấu doanh thu mảng nông nghiệp chiếm 35% và đóng góp tới 41% lợi nhuận.

Lộc Trời (LTG), doanh thu nửa đầu năm tăng tốt, tuy nhiên do áp lực chi phí khiến lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ. Năm 2021, LTG xuất khẩu hơn 80,000 tấn gạo đến nhiều quốc gia châu Âu, châu Úc, châu Á, Trung Đông và châu Phi, tăng gấp 4 lần so với năm 2020

TAR, từ tháng 8/2020, Trung An cũng đã xuất khẩu gạo mang thương hiệu Trung An vào thị trường châu Âu. Đại diện Công ty chia sẻ với báo giới, hiện toàn bộ gạo của Công ty bán vào châu Âu đều được đóng bao bì nhãn mác thương hiệu Trung An. Sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu Trung An hiện chiếm khoảng 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của công ty

TAR tốt

1 Likes

mã này khỏe b ạ