múc
itc trần
ITC cơ hội đầu tư tuyệt vời
múc
công ty giá trị để đầu tư
múc
múc, con hàng giá trị
húc
Đất nền giá rẻ vẫn được “săn lùng”
![Đất nền giá rẻ vẫn được “săn lùng”](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2022/7/28/photo1659010920403-1659010920481822725002.jpeg “Đất nền giá rẻ vẫn được “săn lùng””)
Trong khi hầu hết các loại hình bất động sản đang chững lại thì đất nền giá rẻ khoảng 500 - 800 triệu đồng được đánh giá có mức thanh khoản ổn. Bởi người mua loại đất này đa phần để tích sản và không cần sử dụng đòn bẩy tài chính.
- 28-07-2022 Học đòi đầu tư bất động sản, nhà đầu tư mắc kẹt khi cơn sốt qua đi
- 28-07-2022 Giá bất động sản đã neo đậu ở mức cao, khó tăng tiếp trong 1-5 năm tới
- 28-07-2022 Nhiều điểm mới trong Dự thảo dự án Luật Đất đai sửa đổi
[TIN MỚI](javascript:void(0))
/30/photo1659138644663-16591386448471004360777.jpeg “Hậu Giang thu hồi các dự án liên quan FLC gần 800 hecta”)](Hậu Giang thu hồi các dự án liên quan FLC gần 800 hecta)
Hậu Giang thu hồi các dự án liên quan FLC gần 800 hecta
Cận cảnh Dự án Trung tâm thương mại Hanaka ngổn ngang gần 20 năm
Trong mấy năm trở lại đây, bất động sản tại khắp các nơi đều sôi sục, giá đất tăng mạnh không chỉ ở những khu vực trung tâm như Hà Nội và TP. HCM mà đã lan rộng ra cả vùng nông thôn, thậm chí vùng núi.
Theo đó, nếu ở thời điểm hiện tại dù thị trường bất động sản đã chững lại nhưng muốn mua đất đa phần đều phải tiền tỷ. ngay cả những quỹ đất ven đô như Hoài Đức, Thạch Thất, Sơn Tây, Gia Lâm… cũng có mức giá trên 1,5 tỷ đồng với những lô đất diện tích từ 30 - 40m2.
Trước nỗi lo lạm phát tăng cao, nhiều người vẫn cho rằng bất động sản là kênh giữ tiền hiệu quả. Tuy nhiên, ở những mảnh đất có giá trị cao vài chục triệu đồng/m2 thì gần như hiện nay người bán nhiều, người mua ít. Trái ngược cảnh này, ở phân khúc đất nền giá rẻ lại được nhà đầu tư tích cực “săn” lùng. Bởi hiện nay sử dụng đòn bẩy là tài chính khó nhưng đất giá rẻ số tiền bỏ ra nhỏ chỉ khoảng 500 - 800 triệu đồng. Số tiền này vừa miếng với đại đa số người đang giữ tiền mặt nên vẫn có tính thanh khoản tốt.
Gia đình tiết kiệm được khoảng 800 triệu đồng, anh Đức (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu tính chuyện đầu tư đất. Tuy nhiên, số tiền của anh đầu tư ở vùng ven cũng vẫn rất khó, không phù hợp với tiền.
“Thị trường bất động sản cũng chững, một số người ở vùng ven cắt lỗ nhưng giá cũng rất cao. Tôi được một người bạn mách nước về các tỉnh để săn quỹ đất giá rẻ. Chỉ cần đầu tư thời gian một chút là sẽ mua được mà không cần vay”, anh Đức nói.
Gần đây, anh Đức đã mua mảnh đất tại Duy Tiên (Hà Nam), diện tích 120m2, giá 7 triệu đồng/m2, tổng 840 triệu đồng. Người đàn ông cho biết, đã đi qua nhiều tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,… Với số tiền khoảng 500 - 800 triệu đồng vẫn có thể sở hữu đất rộng, ở trong khu vực dân cư. Bên cạnh đó, anh cũng tiết lộ, với số tiền nhỏ như vậy, ở phân khúc này vẫn có tính thanh khoản tốt.
Lo sợ tiền mất giá khi lạm phát gia tăng, nhiều người có tài sản tích lũy khoảng dưới 1 tỷ đồng đang chọn cách gửi tiền vào đất nền tại thị trường tỉnh khiến loại hình này gia tăng giao dịch các tháng đầu năm, giá cũng được đẩy lên.
Cùng chung lựa chọn, với số tiền 700 triệu đồng trong tay, chưa biết đầu tư kinh doanh vào đầu nên anh Nguyễn Kha, quê tại Nam Định, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội quyết định mua đất với tâm lý “ăn chắc mặc bền”.
“Đầu tư chứng khoán hơi mông lung, đặc biệt thời gian gần đây thị trường liên tục lao dốc, kinh doanh thì phải có kinh nghiệm và đòi hỏi phải tập trung thời gian, công sức. Tuy nhiên, tôi vẫn làm theo công ty nên tính chỉ có mua đất là vừa đảm bảo không mất vốn cũng có nhiều khả năng sẽ kiếm được lời cao”, anh Kha nói.
Anh Kha chia sẻ thêm: “Đất lên giá nhanh quá, quanh khu vực quê tôi giờ giá đất tăng mấy chục phần trăm chỉ sau có 1 - 2 năm. Nhiều người có tiền tiền đi mua đất cả vài trăm đến nghìn m2, tôi có ít tiền thì mua tầm mấy chục m2 để đó. Cũng không phải mục tiêu lướt sóng kiếm lời, nên lô đất nào vị trí ổn, sổ đỏ đàng hoàng, giá phải chăng thì mua để dành. Theo tôi về lâu về dài giá đất vẫn có thể tăng, khó giảm được”, anh Kha nói.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Theo anh Kha phân tích, hiện việc dùng đòn bẩy tài chính vào bất động sản rất khó nên những mảnh đất giá còn rẻ sẽ được ưa chuộng với nhà đầu tư có vốn mỏng. “Khi đó, người mua sẽ sử dụng hoàn toàn tiền thật, không sử dụng đòn bẩy tài chính. Do vậy, dù thị trường có thể không sôi động nhưng kể cả đi ngang một thời gian thì cũng không cần lo lắng cắt lỗ”, anh Kha nói.
Anh Nguyễn Văn Hải, nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội cho biết, việc vay tín dụng bất động sản khó đã khiến thị trường nhiều khu vực chững lại, thậm chí những người vay quá nhiều có tâm lý hoang mang cắt lỗ để thoát hàng.
Tuy nhiên, với phân khúc đất nền ít tiền, hầu hết những người đầu tư đều có tiền thật để mua mà không phải vay, đa phần là mục đích mua để dành. Bên cạnh đó, kể cả thị trường trầm lắng thời gian dài đất giá rẻ cũng khó bị thua lỗ nhiều.
“Kể cả nhà đầu tư có mức vốn tiền tỷ họ vẫn có thể chia ra mua nhiều lô ở nhiều khu vực khác nhau. Nếu bỏ vào cùng một khu vực nhưng khu vực đó càng ngày càng trầm lắng thì dễ dẫn tới thua lỗ rất nặng. Tuy nhiên, việc mua ở khu vực nào trong thời điểm này nhà đầu tư cũng cần xem xét kỹ về khả năng an toàn”, anh Hải nói.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhìn nhận, nước ta vẫn đang điều hành tốt để kiểm soát lạm phát ở mức ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng thế giới, nên xu hướng thị trường sẽ còn khó khăn là không tránh khỏi.
Do đó, theo vị chuyên gia, các nhà đầu tư nếu thực sự có tiềm năng, nên tham gia phân khúc bất động sản giá rẻ. Phân khúc này luôn có thanh khoản nhưng phải chấp nhận lãi chắc chắn sẽ dưới 10%, còn nếu kỳ vọng cao hơn nữa thì không có, vì thời điểm này cơ hội lướt sóng thấp.
múc
húc
múc
hucs
Nguồn cung bất động sản đã khó lại còn bị “bóp nghẹt”
30-07-2022 - 20:00 PM | Bất động sản
[Chia sẻ](javascript:
ĐỌC BÀI - 7:05
Quỹ đất hạn chế, tốc độ cấp phép dự án chậm chạp cùng với một số chính sách kiểm soát tín dụng bất động sản khiến thị trường cuối năm 2022 có thể lâm vào tình trạng hụt nguồn cung.
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm dùng hơn 2.500 tỷ trái phiếu để trả nợ và đầu tư phát triển dự án
Mải chạy theo vòng xoáy “sốt” đất, nhà đầu tư còng lưng gánh lãi, nguy cơ phải gán đất trả nợ
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, nguồn cung BĐS đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách thắt chặt nguồn vốn.
Đơn vị này chỉ ra, việc thắt chặt nguồn vốn đổ vào bất động sản, đặc biệt là kênh tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp là một tín hiệu tương đối rõ ràng đến từ các cơ quan chức năng. Tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đang là hai kênh huy động vốn chính cho các dự án bất động sản ở tất cả các phân khúc.
Về tín dụng ngân hàng, tính đến hết quý 1/2022, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 2,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,24% so với đầu năm, thấp hơn nhiều mức tăng trên 5% dư nợ tín dụng chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng dự nợ tín dụng bất động sản đã chậm lại sau nhiều năm, là kết quả của việc kiểm soát, thắt chặt nguồn tiền đổ vào ngành này.
Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng ngân hàng tài trợ cho hoạt động kinh doanh bất động sản hiện tại chỉ chiếm khoảng 35% - tương đương 0,78 triệu tỷ đồng, phần lớn là các khoản cho vay mua và sửa chữa nhà ở.
Như vậy, nguồn vốn tín dụng ngân hàng dành cho kinh doanh bất động sản (đầu tư các dự án bất động sản) không chỉ giảm tốc, mà còn giảm cả về tỷ trọng. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản muốn duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường, buộc phải tìm các nguồn vốn khác.
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp là một trong những lựa chọn hàng đầu, chỉ sau nguồn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, sau sự kiện hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu của nhóm doanh nghiệp Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ, cơ quan chức năng lẫn công chúng đang dần trở nên e ngại với hình thức huy động vốn này. Việc không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu trong tháng 4 có thể là hậu quả đầu tiên của những e ngại đó.
Các doanh nghiệp bất động sản sẽ không còn tự do phát hành trái phiếu như trước, bởi sự can thiệp hủy bỏ kết quả phát hành là điều khó dự đoán. Đồng thời, mục đích phát hành đang được các cơ quan chức năng kiểm soát gắt gao, tránh những hệ lụy có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư cá nhân - những người chưa thực sự hiểu về tình trạng trái phiếu cũng như khả năng thanh toán/ vỡ nợ của các tổ chức phát hành.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ vận hành lành mạnh và hiệu quả hơn, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân sau những động thái kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, theo đại diện Hội môi giới BĐS Việt Nam, nguồn vốn cho bất động sản cần được khơi thông, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển minh bạch và lành mạnh, là bệ đỡ cho nền kinh tế.
Nhu cầu bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà ở đang không ngừng tăng, với động lực chính đến từ cơ cấu dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. Nguồn cung bất động sản từ trước đến nay chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng nhu cầu, do những ách tắc trong các thủ tục cấp phép dự án…
“Thị trường nhà đất Tp.HCM chứng kiến mức tăng giá mạnh từ 5 - 10% chỉ trong vòng một tháng. Trong tình hình giá nguyên vật liệu đang có xu hướng tăng mạnh do bất ổn địa chính trị, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp bất động sản ngày càng trở nên cấp thiết. Việc tăng trưởng nguồn cung có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách “khóa van” tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp”, đại diện Hội môi giới BĐS nhấn mạnh.
Vì thế, chặn những nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp), trong khi việc thu hút nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư bất động sản - REIT, Quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản…), hay kênh khác (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài) cần nhiều thời gian để có thể vận hành ổn thỏa, khiến nguồn cung bất động sản bị thắt chặt, đẩy mức giá tăng lên một cách không hợp lý. Mức giá bất động sản tăng lên bất thường thúc đẩy chi phí sản xuất các ngành liên quan (bán lẻ, sản xuất công nghiệp…) - có thể gây tổn hại đến nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.
Cũng theo hội này, thị trường BĐS hiện nay quá nửa nguồn cung bất động sản nhà ở thuộc phân khúc căn hộ thấp tầng, đất nền trong khi căn hộ bình dân gần như vắng bóng. Bất động sản căn hộ có nhiều điều kiện để thiết lập mặt bằng giá mới trong nửa cuối năm nay.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Ngoài ra, việc cấp phép chậm cho các dự án một lần nữa khiến nguồn cung bất động sản nhà ở gặp khó. Với những nhà đầu tư cá nhân và hộ gia đình đang sở hữu bất động sản, nguy cơ lạm phát trên phạm vi toàn cầu khiến họ càng có nhu cầu nắm giữ tài sản thay vì bán ra và thu tiền.
Những yếu tố nói trên dự báo thị trường bất động sản nhà ở trong nửa cuối năm 2022 sẽ gặp khó về nguồn cung. Trong khi đó, lạm phát cũng đồng thời thúc đẩy người dân mua bất động sản để nắm giữ giá trị, trong đó đất nền và các căn hộ thấp tầng được ưu tiên.
Cùng nhận định, báo cáo mới đây nhất của Bộ xây dựng chỉ ra, nguồn cung mới các sản phẩm bất động sản ở tất cả các phân khúc trong nửa đầu năm 2022 đều hạn chế. Nguồn cung mới bị hạn chế chủ yếu là do việc siết chặt các thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản, ngoài ra việc dòng vốn cho thị trường bị thu hẹp từ nhiều phía như kiểm soát chặt nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sự suy giảm của thị trường trái phiếu,… cũng là nguyên nhân khiến nguồn cung hạn chế. Nhà ở, đất nền vẫn là loại hình bất động sản thu hút sự quan tâm nhiều nhất trong nửa đầu năm 2022, đặc biệt là phân khúc nhà ở thương mại trung cấp, bình dân và nhà ở xã hội, tuy nhiên, nguồn cung cho phân khúc này tương đối ít.
Theo Bộ này, quỹ đất hạn chế, tốc độ cấp phép dự án chậm chạp cùng với một số chính sách kiểm soát tín dụng bất động sản khiến thị trường cuối năm 2022 có thể lâm vào tình trạng hụt nguồn cung. Cùng với đó, nỗi lo lạm phát, nhu cầu tích lũy tài sản, trong đó có tài sản bất động sản lên cao, khiến nhu cầu bất động sản đầu tư tăng trưởng, thúc đẩy mặt bằng giá tại một số phân khúc.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm khi cho rằng, nguồn cung bất động sản nhỏ giọt, khiến giá tăng nhanh sau Covid-19.
Vị chuyên gia này cho rằng, trên thị trường đầu tư hiện nay, các kênh đầu tư phổ biến nhất vẫn là vàng, chứng khoán và bất động sản. Trong đó, bất động sản được xem như một kênh đầu tư an toàn, giúp tích trữ tài sản với tiềm năng tăng lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, từ đây đến cuối năm, nguồn cung sẽ không nhiều với bối cảnh cuộc chiến tranh Nga - Ukraine vẫn diễn ra, xăng, dầu sẽ tăng cao và không có nhiều thay đổi.
Bên cạnh đó, nguồn cung trên thị trường khá hạn chế dẫn đến việc tăng giá bất động sản từ 20-30% so với các năm trước. Việc tăng giá đến từ nhiều yếu tố khác như giá xăng dầu, vật liệu xây dựng và nhân công đều tăng, cuộc chiến tranh địa chính trị giữa Nga và Ukraine, lạm phát.
“Nguồn cung mới trên thị trường khá hạn chế, chủ đầu tư tăng giá bán, người mua sơ cấp kỳ vọng giá trị gia tăng do lạm phát, giá cả nguyên vật liệu xây dựng gia tăng. Đây là những diễn biến trong thị trường vừa qua và 1 năm trở lại đây, đặc biệt là bất động sản nhà ở”, TS Khương nhận định.
Vị chuyên gia này nhìn nhận giá bất động sản tăng trong thời gian vừa qua được coi là tăng theo tính tịnh tiến và tiệm cận. Điều đó có nghĩa giá bất động sản không tăng nóng như các năm trước(tăng một lúc từ 10-15%) mà giá sẽ tăng vài % hàng tháng. Tuy nhiên, khi nhìn lại thị trường trong suốt một năm thì bất động sản tăng giá từ 20-25%. Đây chính là diễn biến thị trường trong thời gian qua. Từ đây đến cuối năm, thị trường sẽ không thay đổi nhiều so với 6 tháng đầu năm khi nguồn cung bị hạn chế, ngân hàng vẫn mạnh tay thắt chặt tín dụng.
Tức là cp bds vẫn chết hả bạn ơi
doanh nghiệp như ITC thì tốt vì có hàng sẵn, còn những công ty đang muốn phát triển lên thì sẽ khó
Múc
tuần sau itc khả năng trần nhiều phiên
Để xem qua tuần itc thế nào