Có nên đầu tư cổ phiếu điện pow vào thời điểm này

ảnh

Lời đầu tiên, Bắc Cao Minh đăng tải bài viết này không nhằm mục đích khuyến nghị mua/bán cổ phiếu POW - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP, nhà đầu tư chỉ nên dừng lại ở mục đích tham khảo thôi.

Bắc Cao Minh rất mong giúp ích ít nhiều cho những nhà đầu tư đang quan tâm và có ý muốn sở hữu cổ phiếu POW đưa ra quyết định tối ưu.

Cổ nhân có câu nói rất hay “thời khắc đáng giá nghìn vàng”, có nghĩa là chúng ta lựa chọn đúng thời điểm đầu tư sẽ tối ưu về mặt thời gian, tránh việc lãng phí cơ hội, thu hồi vốn nhanh, mang về khoản lợi nhuận lớn, đầu óc cũng thảnh thơi.

Vậy thời điểm hiện tại có nên đầu tư vào cổ phiếu điện POW, để làm rõ câu hỏi này Bắc Cao Minh sẽ đi sâu phân tích một số yếu tố trọng yếu tác động đến triển vọng doanh nghiệp cũng như đường đi giá cổ phiếu POW.

Do thời gian có hạn, Bắc Cao Minh chỉ dừng lại ở việc phân tích kỹ lưỡng vài yếu tố trọng yếu dưới đây.

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM - CTCP

  • Là doanh nghiệp có Nhà nước sở hữu tỷ lệ cổ phiếu rất lớn, đứng tên đại diện là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 1.872.141.477 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 79,9%.

  • POW thành lập ngày 17/05/2007, IPO thành công vào ngày 31/01/2018, trở thành công ty đại chúng vào ngày 31/8/2018, chính thức giao dịch giao dịch cổ phiếu trên sàn Hose vào ngày 14/01/2019.

  • Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. POW đã đầu tư và vận hành các nhà máy điện trong tất cả các lĩnh vực nhiệt điện, thuỷ điện, điện khí hoá lỏng và điện năng lượng tái tạo.

  • Bên cạnh đó, POW cũng phát triển các dịch vụ như vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật điện, cung ứng nhiên liệu cho các nhà máy điện .v.v. và trở thành doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường điện Việt Nam.

- Chuỗi giá trị đầu vào của POW: Đầu vào là khí thiên nhiên, than và dầu Diesel (chiếm khoảng 75% chi phí sản xuất kinh doanh), trong đó Đơn vị GAS và TKV là hai đơn vị cung cấp chủ yếu nguồn nhiên liệu cho POW.

- Hoạt động sản xuất: Hiện tại POW sở hữu 8 nhà máy phát điện với tổng công suất là 4.208 MW (chiếm khoảng 7,5% tổng công suất của cả nước), trong đó: 4 nhà máy điện khí gồm Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2; 3 nhà máy thuỷ điện gồm Hủa Na, Đakđrinh, Nậm Cắt; 1 nhà máy điện than.

- Về tình hình đầu tư dự án của POW, thông tin cụ thể như sau:

  • POW đã tham gia góp 30% vốn thành lập Công ty Cổ phần Điện khí LNG Quảng Ninh căn cứ tại Nghị quyết số 60/NQ-ĐLDK ngày 23/8/2022 (Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh đạt công suất là 1.500 MW).

  • POW đang đầu tư vào hai Dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 có tổng vốn đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư bằng vốn chủ sở hữu/vốn vay tương ứng tỷ lệ 25%/75%, với quy mô công suất 1.500 MW, sử dụng công nghệ tân tiến nhất của Mỹ với hiệu suất sử dụng lên tới 62%, được hiểu là cứ đốt 100 m3 khí thì có tới 62 m3 khí được chuyển hoá thành điện, còn phần tiêu hao không chuyển hoá thành điện là 38 m3 khí. Hai nhà máy này nằm trong Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Khi hai dự án đi vào vận hành sẽ giúp công suất của POW tăng hơn 35%. Hai Dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 dự kiến thời gian vận hành thương mại năm 2024 và năm 2025, nhưng căn cứ theo số liệu trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán thì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang của nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 mới thực hiện được hơn 729 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022 là một con số rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng, cho thấy tình hình triển khai dự án rất chậm chạp, như vậy khả năng rất cao thời gian vận hành 2 nhà máy này theo kế hoạch dự kiến vào năm 2024 và năm 2025 sẽ bị chậm lại đáng kể.

  • Chuỗi giá trị đầu ra của POW: Các nhà máy của POW giao kết hợp đồng mua bán điện PPA với PVN, ngoài sản lượng điện được bao tiêu thì các nhà máy của POW cũng tham gia bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh.

  • POW là doanh nghiệp điện với cơ cấu điện khí chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng hơn 60% tổng công suất, điện than chiếm khoảng hơn 28% tổng công suất, thuỷ điện hơn 8% tổng công suất.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của POW như sau: Thứ nhất, nguồn cung của hệ thống điện quốc gia tăng đáng kể do bổ sung các nhà máy nhiệt điện mới và các nguồn năng lượng tái tạo nên ảnh hưởng bất lợi tới việc huy động sản lượng điện từ các nhà máy điện của POW; Thứ hai, nguồn khí cung cấp cho các nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 với giá cao nên ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường điện; Thứ ba, các nhà máy thuỷ điện phụ thuộc vào tình hình thuỷ văn liên quan đến lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện cao hay thấp kéo theo ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy thuỷ điện; Thứ tư, có thể nhà máy điện gặp sự cố dẫn tới hoạt động bị ảnh hưởng.

*** Như vậy, lợi thế cạnh tranh của POW:** Rào cảnh gia nhập ngành khá cao, POW là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 ở Việt Nam trong đó riêng mảng sản xuất điện khí là số 1 tại Việt Nam; có cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giúp nâng cao vị thế - uy tín - thương hiệu - cơ hội làm ăn cho POW.

2. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA POW

2.1. Cơ cấu tài sản:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền + tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng là hơn 9.901 tỷ đồng, chiếm gần 40% tài sản ngắn hạn, số liệu tính tại ngày 31/12/2022.

  • Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng mạnh so với đầu năm 2022 từ hơn 5.343 tỷ đồng lên hơn 9.767 tỷ đồng, tuy nhiên khách hàng là Tập đoàn điện lực Việt Nam nên không có nguy cơ phát sinh nợ xấu, số liệu tính tại ngày 31/12/2022.

  • Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng hơn gấp đôi so với đầu năm 2022 từ hơn 405 tỷ đồng lên hơn 935 tỷ đồng tính tại ngày 31/12/2022. Trong số đó chi phí xây dựng Dự án nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đạt gần 730 tỷ đồng, con số này rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với hơn 32.000 tỷ đồng.

**** Tóm lại cơ cấu tài sản nắm giữ nhiều tiền mặt, đảm bảo nguồn vốn lưu động, tài sản dở dang dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản, điều này cho thấy tình hình triển khai xây dựng các dự án đầu tư của POW trong năm 2022 diễn ra rất chậm chạp, kéo theo nguy cơ cao bị chậm tiến độ hoàn thành so với kế hoạch đề ra.***

2.2. Cơ cấu nguồn vốn:

  • Khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 5.635 tỷ đồng.

  • Khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn gần 3.382 tỷ đồng.

  • Vốn chủ sở hữu hơn 33.281 tỷ đồng, chiếm hơn 58% tổng nguồn vốn.

**** Tóm lại, cấu trúc nguồn vốn an toàn được tài trợ nhiều từ vốn chủ sở hữu, nợ vay ít, áp lực tài chính không lớn.***

3. YẾU TỐ TRỌNG YẾU THỨ NHẤT: ĐỀ ÁN QUY HOẠCH ĐIỆN VIII

  • Đề án Quy hoạch điện VIII định hướng phát triển sạch, tránh xu hướng tăng cao phát thái khí nhà kính CO2, hướng tới trung hoà các bon trong dài hạn đến năm 2050, do vậy kéo theo việc chuyển dịch năng lượng, giảm mạnh quy mô điện than, tăng điện khí và các nguồn năng lượng tái tạo đã được quy hoạch với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Như vậy quy hoạch điện VIII, cổ phiếu POW cũng được hưởng lợi ít nhiều từ cơ chế chính sách của Nhà nước.

4. YẾU TỐ TRỌNG YẾU THỨ HAI: POW ĐANG ĐẦU TƯ DỰ ÁN NHƠN TRẠCH 3 VÀ NHƠN TRẠCH 4 VỚI QUY MÔ CÔNG SUẤT LỚN

  • Hiện tại, POW đang triển khai dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. Hai nhà máy này nằm trong Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Khi hai dự án này đi vào vận hành sẽ giúp công suất của POW tăng hơn 35%, hứa hẹn câu chuyện tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

  • Hai Dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 dự kiến thời gian vận hành thương mại năm 2024 và năm 2025, nhưng căn cứ theo số liệu trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán thì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang của nhà máy Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 mới thực hiện được hơn 729 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022 là một con số rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng, cho thấy tình hình triển khai dự án rất chậm chạp, như vậy khả năng rất cao thời gian vận hành 2 nhà máy này theo kế hoạch đề ra vào năm 2024 và năm 2025 sẽ bị chậm lại đáng kể.

5. YẾU TỐ TRỌNG YẾU THỨ BA: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ĐANG Ở MỨC THẤP SO VỚI TIỀM NĂNG THỰC SỰ CỦA POW

  • Giá trị sổ sách P/B của POW là 0,93 tương đối thấp so với tiềm năng, triển vọng trong tương lai của POW, giá cổ phiếu POW tại ngày 31/03/2023 là 13.200 đồng/cổ phiếu.

***** Tóm lại, theo góc nhìn của Bắc Cao Minh, cổ phiếu POW rất có tiềm năng, triển vọng trong tầm nhìn trung hạn. Vì vậy, Bắc Cao Minh sẽ chưa đầu tư cổ phiếu POW vào thời điểm hiện tại, chỉ dừng lại ở việc đưa vào danh sách cổ phiếu tiềm năng.**

BẮC CAO MINH

  • Để nghiên cứu kỹ lưỡng về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.

Trích nguồn từ trang blog dưới đây của Bắc Cao Minh:

TRIẾT LÝ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU CỦA BẮC CAO MINH

  1. “Đối với tôi: Báo cáo tài chính được ví như một tấm bản đồ quý giá để tìm ra kho báu, thật đáng tiếc cho nhiều người không thèm quan tâm đến nó”.
    BẮC CAO MINH
  • Để tìm hiểu kỹ về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.

Trích nguồn từ trang blog dưới đây của Bắc Cao Minh:

1 Likes

KỲ VỌNG GÌ TỪ CỔ PHIẾU BCG?
Lời đầu tiên, Bắc Cao Minh đăng tải bài viết này không nhằm mục đích khuyến nghị mua/bán cổ phiếu BCG - Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital, nhà đầu tư chỉ nên dừng lại ở mục đích tham khảo thôi.
Bắc Cao Minh rất mong giúp ích ít nhiều cho những nhà đầu tư đang quan tâm và có ý muốn sở hữu cổ phiếu BCG đưa ra quyết định tối ưu.
Bắc Cao Minh nhận thấy cổ phiếu BCG rơi về vùng giá thấp so với tiềm năng, thế mạnh và triển vọng thực sự của nó, vì vậy cần được quân tâm và lựa chọn thời điểm mua phù hợp.
Vậy kỳ vọng gì cổ phiếu BCG, để làm rõ nội dung này Bắc Cao Minh sẽ đi sâu phân tích một số yếu tố trọng yếu tác động đến triển vọng của doanh nghiệp cũng như đường đi giá cổ phiếu BCG trong tương lai.
Do thời gian có hạn, Bắc Cao Minh chỉ dừng lại ở việc phân tích kỹ lưỡng vài yếu tố trọng yếu dưới đây.

  1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BAMBOO CAPITAL
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được thành lập vào năm 2011 với hai lĩnh vực hoạt động chính: Dịch vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn M&A và huy động vốn.
  • Năm 2015, trở thành một trong những công ty đa ngành nghề với hơn 15 công ty thành viên và liên kết.
  • Năm 2015, công ty niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HSX) với số lượng 40.700.000 cổ phiếu, giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 16/7/2015 là 17.900 đồng/cổ phiếu.
  • Năm 2019, tái cấu trúc công ty để hợp nhất các danh mục đầu tư, tập trung vào 4 mảng hoạt động kinh doanh chính gồm: Sản xuất & nông nghiệp, xây dựng & thương mại, cơ sở hạ tầng & bất động sản, năng lượng tái tạo.
  • Hiện tại, BCG là Tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam với hơn 60 công ty thành viên và liên kết. BCG hoạt động đầu tư và kinh doanh trên 5 mảng chủ lực gồm: Năng lượng tái tạo, Bất động sản, xây dựng & đầu tư hạ tầng, sản xuất & thương mại, dịch vụ tài chính. BCG chú trọng đầu tư vào mảng bất động sản, năng lượng tái tạo, xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng. BCG định hướng trở thành công ty về năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam bên cạnh mảng bất động sản và dịch vụ tài chính, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm xã hội tại địa phương BCG hoạt động.
  • Cấu trúc Tập đoàn gồm: 1 văn phòng đại diện, 9 công ty con kiểm soát trực tiếp và 32 công ty con kiểm soát gián tiếp thông qua công ty con. Ngoài ra, Tập đoàn có 2 công ty liên kết sở hữu trực tiếp và 11 công ty liên kết sở hữu gián tiếp thông qua công ty con. - Địa bàn hoạt động kinh doanh rộng khắp gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang, Long An, Tây Ninh, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Thành phố Đà Nẵng.
  • Những năm qua, BCG đã tận dụng nguồn lực để tích cực huy động vốn tại thị trường chứng khoán trong nước thông qua các hình thức: Phát hành trái phiếu chuyển đổi, phát hành cổ phiếu ra công chúng, đấu giá cổ phần. Bên cạnh đó, BCG cũng thúc đẩy hoạt động huy động vốn trên thị trường quốc tế thông qua các hoạt động quảng bá thương hiệu của mình đến các nhà đầu tư quốc tế, chuẩn hoá công tác quan hệ nhà đầu tư chuyên nghiệp và hiệu quả hơn với mục đích để thu hút nhà đầu tư góp vốn trực tiếp vào các dự án, các công ty thành viên hoặc nắm giữ cổ phần tại công ty mẹ.
  • Tổng số cổ phiếu BCG đang lưu hành: 533.467.622 cổ phiếu.
  • Ông Nguyễn Hồ Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital sở hữu 83.371.894 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 15,63% vốn điều lệ.
  1. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA BCG
    2.1. Cơ cấu tài sản:
  • Tiền và các khoản tương đương tiền: Hơn 629 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm.
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn: Gần 511 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm.
  • Các khoản phải thu ngắn hạn: Hơn 13.461 tỷ đồng, chiếm hơn 75% tài sản ngắn hạn.
  • Hàng tồn kho: Gần 2.755 tỷ đồng, chiếm hơn 15% tài sản ngắn hạn.
  • Các khoản phải thu dài hạn: Hơn 11.036 tỷ đồng, chiếm hơn 42% tài sản dài hạn. - Tài sản cố định tăng mạnh so với đầu năm từ hơn 5.832 tỷ đồng lên gần 8.113 tỷ đồng, chiếm hơn 31% tài sản dài hạn.
  • Tài sản dở dang dài hạn: Hơn 2.617 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại Dự án Nhà máy điện Phú Mỹ đạt gần 1.872 tỷ đồng.
  • Tình hình đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh tăng rất mạnh so với đầu năm từ hơn 1.500 tỷ đồng lên hơn 3.452 tỷ đồng.
  • Tóm lại, cấu trúc tài sản không cân đối, tiềm ẩn rủi ro, khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Điểm nhấn ở khoản mục tài sản cố định hữu hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại Dự án Nhà máy điện Phú Mỹ tăng mạnh, từ đó giúp Tập đoàn mở rộng quy mô sản xuất, là yếu tố trọng yếu giúp tăng trưởng mạnh doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
    2.2. Cơ cấu nguồn vốn:
  • Nợ phải trả: Hơn 30.021 tỷ đồng, chiếm gần 69% tổng nguồn vốn. Trong đó đáng chú ý các khoản mục sau:
  • Người mua trả tiền trước ngắn hạn: Hơn 3.259 tỷ đồng.
  • Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn: Hơn 3.035 tỷ đồng.
  • Vay và nợ thuê tài chính dài hạn: Hơn 11.687 tỷ đồng.
  • Vốn chủ sở hữu: Hơn 13.799 tỷ đồng, chiếm hơn 31% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu tăng mạnh so với đầu năm từ hơn 8.349 tỷ đồng lên hơn 13.799 tỷ đồng.
  • Tóm lại, cấu trúc nguồn vốn không cân đối, phần vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu tổng nguồn vồn, tuy nhiên điểm tích cực đáng ghi nhận là nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh, giúp củng cố nền tảng tài chính, giảm gánh nặng vay vốn, giảm áp lực chi phí lãi vay, giảm rủi ro tài chính.
  1. YẾU TỐ TRỌNG YẾU THỨ NHẤT: HƯỞNG LỢI TỪ QUY HOẠCH ĐIỆN VIII
  • BCG là một tập đoàn đa ngành đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và đây sẽ tiếp tục là định hướng của Tập đoàn trong kế hoạch phát triển kinh doanh trong 5 năm tới.
  • Quy hoạch điện VIII được yêu cầu phải xây dựng dựa trên nguyên tắc giảm điện than, phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
  • Hướng đi của quy hoạch điện VIII phù hợp với định hướng của Tập đoàn. Đây chính là cơ hội lớn cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital đã và đang tích cực đầu tư mảng năng lượng tái tạo.
  1. YẾU TỐ TRỌNG YẾU THỨ HAI: TĂNG QUY MÔ SẢN XUẤT
  • Dựa vào Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán của Tập đoàn BCG, cho chúng ta biết rằng tài sản hữu hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại Nhà máy điện Phú Mỹ vào thời điểm cuối năm tăng mạnh so với đầu năm 2022, từ đó giúp Tập đoàn tăng quy mô sản xuất, là cơ sở vững vàng để tăng trưởng mạnh doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
  1. YẾU TỐ TRỌNG YẾU THỨ BA: ĐANG ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ THẤP SO VỚI TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH VÀ TRIỂN VỌNG CỦA TẬP ĐOÀN BCG
  • Định giá cổ phiếu P/E là 8,9.
  • Giá cổ phiếu BCG chốt phiên giao dịch tại ngày 03/4/2023 là 6.750 đồng/cổ phiếu.
  • Tóm lại, theo góc nhìn của Bắc Cao Minh, cổ phiếu BCG tồn tại một số điểm hạn chế được trình bày ở phần cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, ngoài ra việc huy động vốn tại thị trường chứng khoán trong nước thông qua các hình thức: Phát hành trái phiếu chuyển đổi, phát hành cổ phiếu ra công chúng, đấu giá cổ phần được phát huy tích cực trước đây thì nay sẽ không còn thuận lợi như trước. Tuy nhiên, Tập đoàn BCG là doanh nghiệp hàng đầu trong mảng năng lượng tái tạo, tạo ra dòng tiền lớn và ổn định từ hoạt động bán điện, từ đó giảm bớt khó khăn về dòng tiền. Đặc biệt là cổ phiếu BCG đang được định giá thấp so với tiềm năng, thế mạnh và triển vọng thực sự của nó trong tương lai.
    BẮC CAO MINH
  • Để tìm hiểu kỹ hơn về “CHIẾN LƯỢC DỊCH CHUYỂN TĂNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG” của tác giả Bắc Cao Minh và rất nhiều các bài viết có giá trị chất lượng, hữu ích, thiết thực về đầu tư chứng khoán thì quý nhà đầu tư truy cập vào trang blog cá nhân của Bắc Cao Minh dưới đây nhé. Trân trọng.
    Trích nguồn từ trang blog dưới đây của Bắc Cao Minh: chiasechienluocdautuchungkhoan.blogspot.com

Sắp tăng giá điện, Pow sẽ vượt 15K thôi

Sao mãi chưa vượt nhể.



Như này các đơn vị phát điện lại ngon lành.



Phân tích số liệu sản lượng điện tiêu thụ tại TP.HCM tính đến ngày 26.3 cho thấy, sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 78,13 triệu kWh/ngày, cao hơn 12,02% (tương đương 8,38 triệu kWh/ngày) so với cùng kỳ năm 2023. Riêng ngày 26.3 có sản lượng tiêu thụ điện cao nhất tính từ đầu năm, đạt 92,46 triệu kWh/ngày.

Bên cạnh đó, dự báo sản lượng điện tiêu thụ bình quân trong ngày của tháng từ tháng 4 đến tháng 6.2024 sẽ tiếp tục tăng cao, đạt từ 84,3 đến 87,6 triệu kWh/ngày. Đặc biệt, trong tháng 4 và tháng 5.2024, sẽ có một số ngày lượng điện nhận “đạt đỉnh”, vượt lên mức 95 triệu kWh/ngày. Đây cũng là mức điện nhận cao nhất, chưa có trong lịch sử tại TP.HCM.

THÔNG SỐ VẬN HÀNH NGÀY 05/04/2024 Công suất lớn nhất trong ngày: 43181,7 MW (Lúc 15:00) Sản lượng tiêu thụ trong ngày: 909,6 triệu kWh Cơ cấu sản lượng huy động nguồn điện trong ngày: - Thủy điện 147,4 triệu kWh - Nhiệt điện than 563,4 triệu kWh - Tuabin khí (Gas + Dầu DO) 77,6 triệu kWh - Nhiệt điện dầu 14,1 triệu kWh - Điện gió 10,8 triệu kWh - Điện mặt trời 77,2 triệu kWh - Nhập khẩu điện 14,9 triệu kWh - Khác (Sinh khối, Diesel Nam, …) 4,3 triệu kWh

“Hiện tại chưa vào giai đoạn nắng nóng cực điểm nhưng A0 đã phải huy động tất cả các nguồn điện than cho nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Các nhà máy ở miền Bắc đã vận hành tối đa”, ông Trung nói. Đối với khu vực miền Bắc, theo tính toán của A0, công suất tiêu thụ lớn nhất của hệ thống điện dự kiến đạt 27.481 MW giai đoạn tháng 4 - tháng 7, tăng 17% so với mức kỷ lục vận hành cùng kỳ năm 2023. Dự báo, tổng lượng điện sản xuất và nhập khẩu của hệ thống điện miền Bắc giai đoạn tháng 4 - tháng 7 là 52,3 tỉ kWh, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2023. “Mức tăng lượng điện tiêu thụ này đang đặt ra sức ép rất lớn cho hệ thống điện miền Bắc”, ông Trung nói.

Lãnh đạo A0 cho biết, với mức tăng trưởng lớn và dự kiến trong các tháng 4, 5 và 6,7, xu hướng nắng nóng lan rộng tại miền Bắc, nhu cầu điện tiêu thụ sẽ tăng cao, dự kiến có thể đạt mức cực đại 1 tỷ kWh/ngày vào tháng 6 hoặc tháng 7/2024. Điều này có thể kéo theo kéo theo nguy cơ cho hệ thống khi tất cả các nguồn điện được huy động hết.