Có phải chúng ta đã sai khi chú ý quá nhiều vào điểm mua?

Trong đầu tư, không ít anh chị dành phần lớn thời gian chỉ để tìm kiếm điểm mua hoàn hảo. Điều này xuất phát từ niềm tin rằng nếu vào đúng thời điểm, cơ hội lãi sẽ trở nên rõ ràng hơn. Nhưng thật sự, liệu việc tập trung quá nhiều vào điểm mua có phải là chìa khóa thành công? Hay chúng ta đã vô tình bỏ qua những yếu tố quan trọng khác?

Sự ám ảnh về điểm mua

Nhiều anh chị mới tham gia thị trường thường ám ảnh với câu hỏi: “Mua ở đâu thì tốt?” Có khi, anh chị dành hàng giờ, thậm chí hàng ngày, để phân tích biểu đồ, chỉ số kỹ thuật, và xem xét hàng loạt phương pháp giao dịch khác nhau, chỉ để tìm ra điểm vào lệnh tốt nhất. Nhưng rồi, sau khi đã vào lệnh, liệu chúng ta có thực sự kiểm soát được điều gì sẽ xảy ra?

Thị trường không bao giờ vận hành theo cách chúng ta kỳ vọng. Dù vào đúng điểm mua theo phân tích, giá vẫn có thể giảm mạnh do những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được. Chính vì vậy, việc quá tập trung vào điểm mua mà bỏ qua các yếu tố quản trị rủi ro khác sẽ dễ khiến anh chị gặp khó khăn khi thị trường không diễn ra theo kịch bản.

Tầm quan trọng của stoploss và take profit

Anh chị thử hình dung, nếu chỉ chăm chăm tìm kiếm điểm mua, nhưng lại không có kế hoạch rõ ràng cho việc cắt lỗ (stoploss) và chốt lời (take profit), thì rủi ro sẽ tăng cao ra sao. Điểm mua dù có hoàn hảo đến đâu cũng không thể đảm bảo thành công nếu không có chiến lược thoát lệnh hợp lý. Một số anh chị có thể đã trải qua trường hợp: giá quét stoploss rồi mới đảo chiều tăng mạnh. Nhưng thực tế, đó chỉ là một phần nhỏ của thị trường. Phần lớn các lần, khi giá đã quét stoploss, nó sẽ tiếp tục giảm mạnh, và nếu không đặt cắt lỗ, anh chị có thể mất nhiều hơn.

Hay một trường hợp khác, khi giá tăng mạnh anh chị thường mua đuổi theo. Nhưng mà khi làm như vậy, để an toàn bắt buộc chúng ta phải cài một mức dừng lỗ rất xa và chốt lãi lại không được tối ưu như lúc có vị thế đẹp

Đó là lý do vì sao tỷ lệ thắng của anh chị không chỉ phụ thuộc vào điểm mua, mà còn liên quan chặt chẽ đến cách anh chị đặt stoploss và take profit. Một điểm mua tốt chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là anh chị có thể duy trì nguyên tắc cắt lỗ và chốt lời để bảo vệ thành quả.

Tỷ lệ thắng phụ thuộc vào stoploss và take profit

Nhiều anh chị lầm tưởng rằng tỷ lệ thắng cao là do tìm được điểm mua hoàn hảo. Nhưng thực tế, tỷ lệ thắng lại phụ thuộc nhiều vào cách anh chị quản lý lệnh của mình. Một chiến lược giao dịch với tỷ lệ thắng 50%, nhưng có tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tốt (ví dụ: R:R là 2:1) vẫn có thể mang lại lợi nhuận đáng kể. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi thua nhiều hơn thắng, miễn sao anh chị biết cách cắt lỗ nhỏ và để lợi nhuận chạy lớn, tổng kết vẫn sẽ lãi.

Ngược lại, nếu anh chị chỉ tập trung vào điểm mua mà không có kế hoạch cụ thể cho việc thoát lệnh, mọi phân tích kỹ lưỡng ban đầu cũng có thể trở thành vô nghĩa. Do đó, thay vì đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc chọn đúng điểm mua, hãy chú trọng vào việc quản lý vốn, điều chỉnh mức stoploss và take profit hợp lý.

Tóm lại


Điểm mua đẹp không phải là tất cả, một điểm mua đẹp nhưng với mức chốt lãi quá xa cũng có thể khiến nó trở thành điểm mua xấu. Ngược lại, một điểm mua xấu nhưng cắt lỗ an toàn thì về thời gian sau cũng có thể giúp ta kiếm được lợi nhuận.

làm sao để biết vùng nào chốt lãi là hợp lý?


Em thường canh chốt tại các vùng cản, kháng cự quan trọng.


Còn nếu cổ phiếu nào đã phá đỉnh rồi thì em dùng công cụ Fibonacci để chốt là đẹp.

Còn anh chị nào đầu tư lâu hơn, đã có kinh nghiệm đầu tư lâu năm thì có thể tìm hiểu về sóng Elliott để đếm sóng và canh chốt lãi


Cắt lỗ thì em thường dùng theo cách này

ai đánh lướt lát thì nên tập trung vào điểm mua thôi

nói v thì theo chị còn cắt lỗ vs chốt lãi thì sao ạ
Lỗ bao nhiêu thì cắt, lãi bao nhiêu thì cốt ạ :smile: