Có phải cứ FED hạ lãi suất là thị trường tạo đáy?
Kể từ năm 2000 trở đi, các NĐT đã trải qua 4 bearmarket (thị trường gấu), bao gồm cả thị trường hiện tại. Trong mỗi ba thị trường gấu trước đó, phải mất một thời gian dài để thị trường chứng khoán (TTCK) tạo đáy sau khi FED cắt giảm lãi suất lần đầu tiên cho một chu kỳ nới lỏng.
-
Bong bóng dotcom 2001: 3/2001, Fed bắt đầu một chu kỳ nới lỏng, Fed fund rate cắt giảm từ 6,5% xuống 1,75% trong khoảng 11 tháng. Tuy nhiên, phải 9/10/2002 TTCK Mỹ mới tạo đáy của nó. Như vậy mất 645 ngày từ lúc FED cắt giảm lãi suất lần đầu, TTCK Mỹ mới tạo đáy.
-
Khủng hoảng tài chính 2008: Trước vụ đổ vỡ Lehman Brothers, FED đã bắt đầu cắt giảm lãi suất từ mức 5,25%, sau đó giảm dần xuống mức cuối cùng là 0% -0,25%. Mặc dù việc cắt giảm tỷ lệ này bắt đầu vào 18/9/2007, TTCK Mỹ đã không tạo đáy cho đến 9/3/2009 => Mất 538 ngày để TTCK tạo đáy từ khi FED giảm lãi suất lần đầu.
-
Trước Covid 2020, TTCK Mỹ đã trải qua 1 cú suy thoái nhẹ năm 2019, Fed một lần nữa bắt đầu cắt giảm lãi suất vào 31/7/2019, từ phạm vi 2% -2,25% trở lại 0% -0,25%. Sau đó covid xuất hiện vào TTCK Mỹ tạo đáy ngày 23/3/2020 => TTCK mất 236 ngày để tạo đáy sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên.
Như vậy thì không có cái gọi là chỉ báo hoặc số liệu hoàn hảo dự đoán chính xác khi nào bearmarket sẽ xảy ra hoặc chính xác thời điểm chúng sẽ tạo đáy. Nhưng dữ liệu ở đây cho thấy rõ ràng rằng việc Cắt giảm lãi Suất của FED không phải là một chỉ báo tốt về đáy của thị trường chứng khoán. Việc cắt giảm lãi suất đó phải mất nhiều thời gian để thực sự có tác động đến nền kinh tế.