Cổ phiếu Cảng biển với tradewar 2.0 - GMD VSC

,

Tradewar lần 1 Việt Nam tận dụng khá tốt để đẩy mạnh XNK và cả ngành Cảng biển có sự tăng trưởng tốt.
Với tradewar lần 2 với mức độ mạnh hơn, các DN cũng đã có sự chuẩn bị kỹ hơn. GMD đã làm xong Gemalink1 và full công suất ở Q4.2024 và đang tăng vốn để mở rộng thêm. VSC mua lại Cảng Nam Hải Đình Vũ để kết nối 3 cảng liền kề, chiếm thị phần lớn nhất ở Hải Phòng. PHP và GMD cũng đang mở rộng cảng hiện có tại Hải Phòng.


Chưa kể MVN cũng đã có những thành tựu lớn trong cụm cảng của mình.
Siêu cảng Cần Giờ được cấp phép triển khai.

Theo đánh giá của mình, thương chiến đang mở rộng và mức thuế quan cao nhất từ trước tới nay, giữa 2 đầu tàu Mỹ-China cũng là 1 điểm lợi thế cho nhóm Cảng Biển Việt Nam trong bối cảnh mới, với sự chuẩn bị trong thời gian qua.
BCTC Q4.2024 các DN này cũng đang cho thấy những chuyển biến tích cực dần trong KQKD và dòng tiền kinh doanh đang rất thuận lợi.
Trong bối cảnh giá cổ phiếu giảm sâu trong nhiều tháng qua, cơ hội sẽ đến với GMD và VSC?

1 Likes

VSC vượt đỉnh 6M.

Kịch bản tradewar lặp lại.

GMD đáy 1 năm, NN bán những lô cuối, ae đảo chiều mua chứ sao còn bán theo thế

1 Likes

Em mới lên tàu 18.3 ổn không Bác?hàng đã về tk,mục tiêu bao nhiêu vậy bác?

1 Likes

Quá ổn. 22 trong tầm tay.
Giá cước BDI lại dựng đứng.

1 Likes

Tây vẫn còn nhiều hàng quá, ae nào lót ổ chống ngoại xâm chưa?

GMD thì không nói chứ VSC vừa lấy lại cảng của GMD đã full được công suất đâu, lại còn tăng vốn loãng đi thì hơi khó.

VSC họ nối liền 3 cảng với nhau, full thì chưa nhưng thị phần cũng đang 30% của Hải Phòng. Tất nhiên là không phải anh cả trong ngành, nhưng với vốn hóa chút éc đó thì tiềm năng chứ bác? PHP vốn hóa 15k tỷ rồi.

Tây có vẻ ngớt ngớt ở GMD. VSC chưa thấy bán ròng. Chuẩn bị vào form nào.

Quân đội Mỹ dội ‘mưa hỏa lực’ xuống lực lượng Houthi ở Yemen

12 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động các cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen để đáp trả việc nhóm này đe dọa tuyến vận chuyển trên Biển Đỏ. Chiến dịch dự kiến sẽ kéo dài nhiều ngày.

→ Sóng Biển Đỏ như hồi tháng 11.2023 quay trở lại.

Giá cước vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ tăng gần 250%
Phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu qua Biển Đỏ hiện ở mức khoảng 4.000 USD, tăng 248% so với mức 1.148 USD ghi nhận vào ngày 21/11/2023 và tăng 140% so với 23/12/2023.
Nguyễn Trường10/01/2024 07:18

→ Sóng ngành nhóm Cảng biển và vận tải biển sẽ tiếp nối sóng KCN. Hội tụ cả tradewar+Biển Đỏ+Nội tại ngành+tăng phí dịch vụ bốc dỡ. Bên cạnh đó VN còn chủ động làm việc với Mỹ về thâm hụt thương mại, và dự kiến sẽ đứng ngoài cuộc chiến thuế quan. tranh thủ Tây đang bán tan nát để lót ổ.

“Siêu cảng" 520 triệu USD của Việt Nam đón chuyến tàu đầu tiên từ liên minh hàng hải top đầu thế giới
17-03-2025 - 15:50 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
[​IMG]
Cảng Gemalink (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa đón chuyến tàu HMM OSLO - tàu đầu tiên thuộc tuyến dịch vụ FE4 kết nối châu Âu, được khai thác bởi liên minh Premier Alliance.

Với chiều dài 399m, HMM OSLO cập cảng thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược, mở rộng kết nối thương mại toàn cầu và mang đến lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trong tháng 2/2025, các liên minh vận tải biển lớn, trong đó có Premier Alliance đã tái cấu trúc mạnh mẽ, định hình tương lai ngành hàng hải toàn cầu.

Hồi đầu năm nay, Ủy ban Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ (FMC) đã cho phép Premier Alliance, một liên minh vận chuyển toàn cầu giữa HMM của Hàn Quốc, Ocean Network Express (ONE) của Singapore và Yang Ming Marine Transport Corporation của Đài Loan (Trung Quốc), được phép hoạt động.

[​IMG]
HMM OSLO cập cảng Gemalink thành công. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo FMC, Premier Alliance sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 9/2/2025 . Liên minh này sẽ cho phép HMM, ONE và Yang Ming chia sẻ tàu và tuyến đường trên các tuyến thương mại chính Á-Âu, xuyên Thái Bình Dương và Châu Á-Trung Đông.

Đại diện HMM cho biết Premier sẽ hợp tác với Công ty vận tải biển Địa Trung Hải (MSC) của Thụy Sĩ trong tuyến thương mại Á-Âu.

Theo các điều khoản của thỏa thuận ba bên, HMM, ONE và Yang Ming không chỉ chia sẻ tàu hoặc trao đổi không gian tàu mà còn thảo luận và thống nhất về quy mô, số lượng và đặc điểm hoạt động của tàu, cũng như tham gia vào các hoạt động liên quan khác “trên quy mô toàn cầu”.

Theo Sea Intelligence, vào tháng 3/2025, Premier duy trì hơn 20% thị phần tuyến vận tải Châu Á - Bờ Tây Bắc Mỹ.

Cảng Gemalink có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất thế giới
Trong bối cảnh các hãng tàu cấu trúc liên minh, Gemalink đã tận dụng vị trí chiến lược tại Cái Mép - Thị Vải, trang thiết bị hiện đại, công suất vượt trội và quy trình vận hành tối ưu, đảm bảo khả năng tiếp nhận tàu lớn, rút ngắn thời gian xếp dỡ, giảm chi phí logistics, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết.

[​IMG]
Tổng vốn đầu tư của dự án cảng Gemalink tương đương 520 triệu USD.

Dự án cảng Gemalink được chính thức khởi công xây dựng từ tháng 2/2019, là một trong 19 cảng nước sâu trên thế giới có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay , lên đến 200.000 DWT. CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link là chủ đầu tư của dự án.

Tổng vốn đầu tư của dự án tương đương 520 triệu USD, khoảng 12.200 tỷ đồng , bao gồm giai đoạn 1 là 330 triệu USD; giai đoạn 2 khoảng 190 triệu USD.

Ban đầu, cơ cấu cổ đông của Công ty Cảng Cái Mép Gemedept - Terminal Link gồm Gemadept , một trong những doanh nghiệp khai thác cảng, vận tải biển, logistics của Việt Nam, nắm giữ 75% và CMA Terminals, thuộc Tập đoàn Hàng hải CMA-CGM - một trong bốn hãng tàu lớn nhất thế giới, nắm giữ 25% vốn góp.

Khi mới khởi công dự án, Phó Tổng Giám đốc Gemadept Phạm Quốc Long cho biết ngay trong giai đoạn 1, cảng Gemalink sẽ có cầu bến chính dài 800 m cho tàu mẹ có trọng tải lên đến 20.600 TEU (tương đương 200.000 DWT), bến tàu feeder dài 260 m, cùng diện tích kho bãi và tổ hợp văn phòng cảng rộng 33 ha. Cầu tàu được nối với bờ bằng ba cầu dẫn. Năng lực xếp dỡ của giai đoạn 1 là 1,5 triệu TEU/năm và toàn dự án là 3 triệu TEU/năm sau khi hoàn thành.

Ngày 9/1/2021, “siêu cảng” này đã chính thức đi vào hoạt động và tổ chức lễ đón chuyến tàu thương mại đầu tiên của hãng tàu CMA-CGM. Đến tháng 5/2021, cảng chính thức khai trương và khai thác thương mại. Và tính đến cuối năm 2021, công suất của cảng khai thác được đã đạt mức 80%.

Tính đến ngày 15/11/2024, sản lượng hàng qua cảng Gemalink đã đạt 1,5 triệu TEU, tăng 50% so với năm 2023, vượt 40% so với kế hoạch.

z6418031883042_b0353be819f2ba84e870606fc4996f56