Cổ phiếu Chứng khoán: Đi tìm lợi thế bền vững cho tương lai

, , , , , , , ,

CỔ PHIẾU CHỨNG KHOÁN 1H2022: AI CÒN AI MẤT ?

Sau năm 2021 và Q1/2022 đầy màu hồng, các Công ty Chứng khoán (CTCK) bắt đầu phải chịu “bão tố” trong Q2 khi thị trường giảm mạnh cả về điểm số và thanh khoản. Điều này khiến lợi nhuận nhiều CTCK trong Q2/2022 sụt giảm mạnh. (ảnh 1)

Tuy nhiên vẫn có một số CTCK, với cách làm sáng tạo vẫn tiếp tục sống tốt và duy trì đà tăng trưởng bất chấp sóng gió thị trường. Positive Flow sẽ cùng nhìn các mảng kinh doanh chính trong 6T đầu năm 2022 của các các CTCK niêm yết.

(1). Mảng Môi giới chứng khoán (MGCK) và Cho vay (Margin):

  • Tháng 4,5,6/2022 là thời điểm xảy ra đợt sập trên TTCK khiến hàng loạt cổ phiếu giảm mạnh, thanh khoản thị trường cũng “mất hút” sau thông tin hàng loạt đội lái bị bắt như nhóm Louis, FLC … nhiều đội nhóm dính tin đồn như A7 (L14, DIG, CEO) hay nhóm Gelex của a T mượt. (ảnh 2)
  • Thanh khoản toàn thị trường giảm mạnh từ 25-30% so với Quý 1, dẫn đến doanh thu từ phí MGCK quý 2 của các CTCK giảm tương ứng 25-30%. Ngoài ra các CTCK cũng sụt giảm mạnh về Biên LN gộp của mảng MGCK. (ảnh 3)
  • Cùng với sự sụt giảm về giao dịch toàn thị trường, Tổng danh mục margin nhiều CTCK cũng giảm mạnh. Nhiều công ty có Giá trị cho vay giảm 30%, thậm chí 50% so với đầu năm. Điều đó dẫn tới Lãi từ margin cũng giảm mạnh. (ảnh 4)

    (2). Mảng tự doanh (FVTPL, HTM, AFS)
  • Có thể thấy đây là mảng gây tranh cãi nhất đối với nhiều NĐT cá nhân trên thị trường. Năm 2020 và 2021, khi thị trường uptrend, danh mục tự doanh tăng mạnh, giúp lợi nhuận CTCK tăng x2, x3, đặc biệt là các CTCK nhỏ, điều này đã tạo sự bùng nổ về giá cổ phiếu với nhiều CTCK có tỷ trọng mảng tự doanh lớn như VCI, SHS, VIX, … .
  • Tuy nhiên, kể từ T4/ 2022, khi thị trường sập mạnh, nhiều NĐT “đổ tội” cho Tự doanh CTCK thao túng thị trường, “soi tài khoản” dẫn tới NĐT cá nhân thiệt hại nặng nề. Thì đến khi ra KQKD quý 2/2022, Tự doanh nhiều CTCK thiệt hại nặng như SHS (-433 tỷ), FTS (-54 tỷ), thì nhiều NĐT lại chẳng còn kêu than CTCK “thao túng” nữa, thậm chí có phần hả hê.
  • Tuy nhiên phải chú ý đến một số CTCK vẫn có KQKD từ mảng FVTPL khá tốt như SSI và VND, đây là 2 CTCK lớn nhất thị trường và danh mục tự doanh của họ phần lớn không phải là Cổ phiếu thị trường, mà là Trái phiếu doanh nghiệp và Chứng chỉ tiền gửi. Đây là 2 sản phẩm chính để phục vụ các hoạt động kinh doanh Nguồn vốn (Positive Flow sẽ có bài phân tích sâu hơn về mảng này trong các bài sau). SSI và VND cũng là 2 CTCK có danh mục FVTPL tăng mạnh nhất kể từ đầu năm và tỷ trọng cũng chiếm lớn nhất Tổng TS (40% và 48%). (ảnh 5,6).


Tổng kết lại:

Chúng ta cần lưu ý một số sự thay đổi cốt lõi trong HDKD của nhiều CTCK trong hiện tại và xu hướng tương lai:

  • Thứ nhất, mảng MGCK dần sẽ chiếm tỷ trọng thấp hơn trong Tổng lợi nhuận do (1) Phí MG sẽ ngày càng giảm, thậm chí miễn phí hẳn như một số CTCK Hàn Quốc, (2) các CTCK dần tăng cường số hóa, KYC mở TK, tư vấn online nhằm giảm thiểu chi phí môi giới, số lượng nhân công, văn phòng …, thậm chí không cần phát triển lực lượng MGCK như TCBS đã rất thành công. Các công ty sẽ dần chỉ tập trung cạnh tranh và thu phí từ Lãi margin.

  • Thứ hai, các CTCK lớn như SSI và VND đẩy mạnh các hoạt động Kinh doanh nguồn vốn trên Danh mục tự doanh, đây là mảng kinh doanh có lợi nhuận chắc chắn, có thể nhân rộng quy mô cực lớn. Đây là mảng nhiều CTCK nhỏ khó thực hiện do quy mô chưa đủ lớn, dẫn đến thiếu thanh khoản. Do đó các CTCK như VND và SSI đang tăng vốn liên tục nhằm chiếm lĩnh thị trường Kinh doanh nguồn nhiều tiềm năng.

KẾT LUẬN: Cổ phiếu CTCK dù đã chiết khấu sâu từ giá đỉnh đầu năm (giảm trung bình 30-50%), mặc dù thời gian qua đã có sự hồi phục đáng kể (20-30% từ giá đáy), tuy nhiên về bản chất: Chu kỳ cao của ngành chứng khoán đã đi qua, index sẽ khó lòng tăng mạnh trở lại ngay mà cần chờ ít nhất 1-2 năm để có đại sóng chứng khoán mới. → Do đó, lúc này chúng ta nên hạn chế đầu tư hoặc đầu cơ dòng Chứng khoán, tiếp tục theo dõi các cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh bền vững và có nhiều thay đổi sáng tạo theo kịp thị trường như SSI, VND; ngoài ra TCBS và VPS cũng rất đáng quan tâm nếu niêm yết.

Có dòng tiền là múc được bác nhé. Đừng chống lại ngài thị trường. VND, HCM tiền vào rất mạnh. Tầm trung CTS chart ok, chuẩn bị trả cổ tức. Trong Uptrend nhận cổ tức sau điều chỉnh dễ tăng giá.

Quan điểm mình hơi khác. Mình chỉ vào dòng đang dẫn dắt, có yếu tố tăng trưởng. Dòng CK giảm mạnh thì hồi nhanh thôi chứ bản chất là đã qua phần ngon nhất, phần đuôi cá này chẳng ham lắm, nhất là mấy con CK bé bé như FTS CTS MBS thì hưởng lợi phần tự doanh năm 2020,21 thôi, năm nay chả còn ngon nữa.

1 Likes