Cổ phiếu chứng khoán - kỳ vọng hay tuyệt vọng?

, , , , , , ,

Chứng khoán là một trong những nhóm cổ phiếu rất được yêu thích bởi đông đảo NĐT trên thị trường. Nhóm được coi như là “chỉ báo thị trường” này đang có những diễn biến tiêu cực trong gần 01 tháng qua khi VN-Index chưa thể vượt 1300 và quay đầu vì những áp lực liên quan đến khối ngoại bán ròng. Mặc dù mặt bằng chung cổ phiếu nhóm này đều đã điều chỉnh ít nhiều, nhưng lựa chọn mua cổ phiếu chứng khoán lúc này thực sự là hành động mạo hiểm khi nhà đầu tư chưa đo lường được rủi ro tiềm ẩn của nhóm cổ phiếu này.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán đối diện với những rủi ro gì?

  • Rủi ro đầu tiên đến từ mặt định giá của nhóm ngành này khi nhiều cổ phiếu chứng khoán đang có mức P/B rất cao so với các nhóm tài chính khác như ngân hàng. Đây là mức định giá chưa phù hợp với nhóm ngành có sự biến động mạnh trong kinh doanh như chứng khoán, trong khi các ngân hàng có đặc điểm tăng trưởng ổn định và an toàn hơn đang có mức P/B trung bình khá thấp và chỉ quanh 1,5 lần. Một đặc điểm thú vị là nhà đầu tư khi mua cổ phiếu chứng khoán thực sự không quan tâm nhiều đến định giá mà chỉ tập trung vào kỳ vọng của nhóm này. Chính kỳ vọng này đã đẩy mức P/E trung bình của nhiều cổ phiếu chứng khoán như FTS, VCI, SSI đều trên mức 2x lần trong khi P/E của VN-Index thực sự chỉ ở khoảng 15-16 lần.

(Nguồn: Research CTCK)

  • Rủi ro thứ hai đó chính là kỳ vọng KRX và câu chuyện nâng hạng của TTCK Việt Nam trong năm 2024. Lại một lần nữa, sự kỳ vọng này lại là nỗi thất vọng của NĐT khi đến hiện tại hệ thống KRX vẫn chưa thể đưa vào hoạt động và tạm hoãn đến khi có thông báo trở lại. Quả “Domino KRX” này cũng kéo đổ hi vọng việc nâng hạng FTSE của TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi vào tháng 9/2025. Vừa mới đây theo thông tin mới nhất MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi (Emerging market). Đây thực sự là gáo nước lạnh đổ lên kỳ vọng nâng hạng của NĐT khi thực sự chưa có cơ sở chắc chắn nào để dự đoán được thời điểm hoàn thành các tiêu chí nâng hạng. Thực sự, đến kỳ vọng cũng mơ hồ thì không biết NĐT đang trông đợi gì ở cổ phiếu chứng khoán.

Nâng hạng và KRX còn khá xa (nguồn: BSC tổng hợp)

  • Mồi lửa thứ ba đe dọa đến cổ phiếu nhóm chứng khoán đó là áp lực bán ròng từ nước ngoài đã diễn ra liên tục với tổng mức bán 25.000 tỷ đồng trong năm tài chính 2023 và 34.000 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2024, lực bán chủ yếu tập trung vào cổ phiếu trụ như phiếu ngân hàng. Nguyên nhân chính của việc rút lui này sự chuyển dịch dòng vốn châu Á để tập trung về nhóm cổ phiếu công nghệ ở TTCK Mỹ. VN-Index bắt buộc phải có lượng tiền mới đổ bộ để cân lại lượng rút ròng thì mới đủ khả năng chinh phục được các mốc cao hơn. Với đặc tính beta nhạy thị trường, cổ phiếu chứng khoán thường là nhóm tiên phong giảm mạnh nhất so với thị trường chung khi triển vọng xấu đi.

  • Rủi ro thứ tư đến từ thanh khoản sụt giảm kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 03/2024 khi áp lực tỷ giá gia tăng. Khối lượng giao dịch bình quân tháng 05 đạt giá trị hơn 21.594 tỷ đồng/ngày; tương ứng giảm 1,96% về khối lượng và tăng 1,03% về giá trị so với tháng 04/2024. Sự sụt giảm này sẽ tác động đến kỳ vọng lợi nhuận của ngành chứng nói chung khi đặc điểm của dòng này phụ thuộc rất lớn vào dòng tiền hoạt động và triển vọng của thị trường chung.

Thanh khoản sụt giảm kể từ tháng 03/2024 (Nguồn: Fiinpro-X, AseanSc Research)

Kỳ vọng mong manh gói gọn trong chủ đề “tăng vốn”:

  • Sau khi các công ty chứng khoán đặt kế hoạch và mục tiêu tăng trưởng “to the moon”, kế tiếp sẽ là cuộc đua vũ trang tăng vốn chính thức bắt đầu để chuẩn bị cho các sự kiện quan trọng ở trên trong 2025, các công ty chứng khoán đang lên kế hoạch tăng vốn lớn trong giai đoạn 2024-2025 với tổng số tiền lên đến 30.000 tỷ đồng. Cuộc đua tăng vốn này trước tiên là nhằm chuẩn bị nguồn vốn đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch cao hơn của nhà đầu tư khi KRX được triển khai, cũng như để giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng.

Nhìn dài hạn thì ngành chứng khoán vẫn có kỳ vọng tăng trưởng lớn, tuy nhiên bây giờ chưa phải lúc để nắm giữ cổ phiếu chứng khoán khi mọi thứ trước mắt đều khá mơ hồ & thị trường chung cũng đang gặp phải những rủi ro nhất định.

" Cơn mưa phát hành " đến từ các công ty chứng khoán trong nửa sau Q2.2024.

Đối với những NĐT đang giữ cổ phiếu chứng khoán, thời gian sắp tới có thể là thời gian tuyệt vọng khi thị trường chung cũng đang gặp những áp lực đến từ khối ngoại bán ròng, định giá cao & dư nợ margin. Thị trường điều chỉnh thì nhóm cổ phiếu chứng bị ảnh hưởng năng nề nhất. Việc định giá cao nhưng đi kèm với kỳ vọng mơ hồ làm cho ngành chứng khoán trở nên rất rủi ro trong giai đoạn này.

Vậy thì chiến thuật hợp lý nhất là mua sau khi thị trường trải qua một nhịp điều chỉnh và kỳ vọng vĩ mô trở nên rõ ràng. Thời điểm bây giờ thực sự chưa phải lúc.

Cơ hội sau khi thị trường điều chỉnh xong?

Có hai nhóm cần lưu ý:

  • Các cổ phiếu nhóm chứng khoán đang có câu chuyện riêng về phát hành tăng vốn sắp tới như SSI,VIX, VCI hay SHS khả năng sẽ giảm ít hơn do việc giữ giá để phát hành. Đây cũng là một yếu tố để cân nhắc. Ngoài ra, các công ty chứng khoán mảng tự doanh mạnh như SHS, VCI hay VIX cũng sẽ có kỳ vọng cao hơn khi thị trường cân bằng và phục hồi trở lại.

  • Đối với các công ty chứng khoán đã phát hành xong như VND thì kỳ vọng sẽ thấp hơn & giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh hơn khi thị trường rủi ro điều chỉnh. Hơn nữa, VND cũng vừa để mất thị phần khá lớn vào tay các công ty chứng khoán khác sau những bất ổn thời gian. Các công ty chứng khoán nhỏ hơn như FTS, BSI hay VDS cũng đã tăng khá mạnh từ đầu năm nên rủi ro điều chỉnh cũng sẽ cao hơn.

Đã là cổ phiếu mua vì kỳ vọng thì nên lựa chọn những cổ phiếu có “câu chuyện” và động lực tăng trưởng cao hơn.

Chúc anh em đầu tư thành công!

3 Likes

Cổ chứng như VND đang vào vùng quá chửi

1 Likes


Cơ cấu cổ đông chủ yếu nhỏ lẻ, giảm như vậy thì chửi là phải thôi bác ạ

CÂU CHUYỆN 03 NGƯỜI TRÚ MƯA VÀ BÀI HỌC TỪ TTCK:

Thị trường chung đang rủi ro cách tốt nhất để trú ẩn an toàn là “trú mưa”, đặc biệt là né nhóm ngành chứng khoán.

5 Likes

Viết hay nhưng không thấy ai quan tâm lắm

1 Likes

Cám ơn bác, bài viết chủ yếu chia sẻ góc nhìn để thảo luận, có gì hay mời bác góp ý nhé

Thông điệp khá hợp lý :rofl:

Ngành chứng khoán - Chờ đợi kỳ vọng mới

Sau giai đoạn biến động mạnh vừa qua, nhóm cổ phiếu chứng khoán dần như bị dòng tiền lãng quên bởi thiếu kỳ vọng cho câu chuyện tăng trưởng. Thật vậy, ngành chứng khoán vẫn chưa thể lấy lại động lực tăng trưởng sau kết quả kinh doanh quý 1 không mấy khả quan mặc dù nhiều nhóm ngành khác ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Đây là đặc điểm riêng biệt của ngành chứng khoán khi các mảng kinh doanh gắn liền với biến động của thị trường và kỳ vọng của nhà đầu tư. Nhiều công ty chứng khoán ghi nhận mức suy giảm của mảng môi giới và thậm chí là lỗ ngược do danh mục tự doanh.

Cập nhật các mảng kinh doanh của ngành chứng khoán:

  1. Mảng cho vay

Đây là mảng mang lại lợi nhuận chính cho công ty chứng khoán trong H1.2024. Dư nợ tại quý 2/2024 tăng 4% so với vùng đỉnh 2022 và lợi nhuận mảng này thu được tăng 14%, có thể thấy rằng mảng cho vay đang là xương sống cho các doanh nghiệp trong ngành trong giai đoạn mảng môi giới và tự doanh gặp nhiều khó khăn. Một vài doanh nghiệp đang tối ưu tốt mảng này trong H1.2024 khi tăng trưởng mạnh mảng cho vay trong H1.2024 nổi bật gồm có HCM (+107% YoY), MBS (126% YoY), VIX (162% YoY).

Tăng trưởng lợi nhuận mảng cho vay tích cực trong nửa đầu 2024 (Nguồn: FIDT)

Mặc dù ghi nhận tăng trưởng tích cực, tuy nhiên mảng cho vay đang chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ khi các công ty chứng khoán đang chạy đua tăng vốn điều lệ trong khi nhu cầu thị trường chưa cải thiện ngay tức thì khiến áp lực cạnh tranh về lãi vay bào mòn lợi nhuận cho vay. Dự báo kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán Q3 sẽ suy giảm khi mảng cho vay bị ảnh hưởng khi thị trường sụt giảm mạnh giai đoạn tháng 7 & 8 vừa rồi.

  1. Mảng môi giới

Việc thanh khoản có dấu hiệu đuối dần sau giai đoạn tăng trưởng mạnh đầu năm 2024 khiến mảng môi giới chứng khoán tiếp tục bị ảnh hưởng. Hiệu suất thị trường thường không cao trong khi thị trường biến động do gặp nhiều áp lực khiến cho mảng môi giới chỉ ở mức duy trì và chưa thể bức phá.

(Nguồn: FIDT)

Mức cạnh tranh của thị trường chứng khoán ngày càng cao, khi vốn liên tục được đẩy vào các công ty. Các chính sách như Zero Fee, ưu đãi mở tài khoản, chiết khấu cao cho Nhân viên kinh doanh… đã làm biên lợi nhuận của Mảng Môi giới liên tục giảm trong 2 năm trở lại đây. Qua đó đóng góp của Mảng môi giới càng ít đi trong cơ cấu lợi nhuận của Ngành. Dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong giai đoạn tới.

(Nguồn: FIDT)

  1. Mảng tự doanh:

Tính đến hết quý 2/2024, tỷ trọng tài sản tự doanh của các công ty chứng khoán tiếp tục ghi nhận đà tăng nhẹ 1,22% so với quý trước đó với tổng giá trị tài sản đạt 206.180,2 tỷ đồng, nhưng lại tăng mạnh 20,05% so với giá trị ghi nhận cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị tài sản FVTPL và tài sản AFS là hai danh mục được các công ty chứng khoán tích cực gia tăng tỷ trọng nắm giữ nhiều nhất với tăng trưởng so với cùng kỳ lần lượt là 21,1% và 28,2%.

Đi cùng với sự phục hồi tích cực của thị trường chứng khoán nói chung mà mảng kinh doanh này tiếp tục mang về nguồn lợi nhuận khủng cho các công ty chứng khoán sau khi tạo đáy vào quý 2/2023. Song tính đến hết quý 2/2024, lợi nhuận gộp từ mảng tự doanh đã có dấu hiệu chững lại khi chỉ đạt 4.606,7 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ và giảm 15,4% so với cuối quý 1/2024. Dự khiến lợi nhuận mảng tự doanh sẽ tiếp tục đi ngang trong Q3 khi hiệu suất chung của VN-Index duy trì tương đối thấp.

Lý do nào khiến cổ phiếu ngành chứng khoán chưa thể bức phá ?

  • Lý do thứ nhất là định giá kém hấp dẫn: nếu so sánh tiềm năng chứng khoán với nhiều ngành tài chính khác cụ thể là ngân hàng, mức P/B trung bình ngành chứng khoán ở mức cao so với tiềm năng hiện có của ngành.

  • Thứ hai đó là kỳ vọng chưa rõ ràng khi KRX và thời gian nâng hạn vẫn còn bỏ ngõ, có thể khẳng định đây là hai yếu tố duy nhất hiện tại khiến nhà đầu tư kỳ vọng vào nhóm chứng khoán, tuy nhiên việc chậm trễ tiến độ khiến cho kỳ vọng cho nhóm ngành này dần mất hút.

  • Tốc độ phát hành nhiều pha loãng cổ phiếu của nhóm chứng khoán phải gọi là số 1 trong khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không theo kịp với tốc độ phát hành, điều này làm cho lượng cổ phiếu trôi nổi tăng mạnh và cần dòng tiền rất lớn để kéo nhóm cổ phiếu chứng khoán, việc kỳ vọng kém khả quan làm càng khó khiến cho nhóm ngành chứng khó tăng mạnh trong giai đoạn hiện tại.

Ngành chứng khoán sắp tới hưởng lợi từ câu chuyện gì?

  • Một nhóm ngành kinh doanh vốn như chứng khoán sẽ hưởng lợi rất lớn từ hiệu ứng lãi suất rẻ bởi chu kỳ nới rỏng sắp đến. USD hạ nhiệt sẽ là tiền đề để nhà nước thực hiện chính sách tín dụng và các công cụ để duy trì môi trường lãi suất thấp. Lãi suất thấp là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp chứng khoán giảm lãi vay đầu vào và cũng phần nào kích thích nhu cầu của nhà đầu tư.

  • Nâng hạng thị trường và hoàn thiện các cơ chế Prefunding giúp cải thiện thanh khoản là yếu tố giúp nhóm ngành chứng khoán kỳ vọng trong năm 2025. Nâng hạng sẽ là điều kiện quan trọng để dòng vốn ngoại quay trở lại TTCK Việt Nam với sức hấp dẫn về mặt tăng trưởng và định giá rẻ.

  • Lợi nhuận các doanh nghiệp trên sàn dự báo tăng trưởng trong năm 2024 sẽ kéo dòng tiền mới tham gia vào thị trường, đây là điều kiện quan trọng giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng và công ty chứng khoán sẽ hưởng lợi từ điều này

  • Kỳ vọng dài hạn vẫn khả quan khi tỷ lệ nhà đầu tư trên TTCK trên tổng dân số vẫn ở mức thấp, đây là mục tiêu dài hạn và hứa hẹn vẫn là key quan trọng để định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Thu nhập tăng nhanh sẽ khiến nhu cầu đầu tư càng cải thiện.

Những cổ phiếu đáng chú ý:

  • HCM: HCM là công ty chứng khoán có các mảng kinh doanh phục hồi ổn định nhất trong hai quý vừa rồi, đặc biệt là mảng cho vay margin. Việc thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn sau 5 năm giúp HSC bổ sung thêm vốn và dư địa cho hoạt động cho vay margin.

  • VCI: Sau kết quả kinh doanh hồi phục tích cực từ mức nền thấp của năm 2023. Kỳ vọng thời gian tới danh mục tự doanh nhiều tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn và kế hoạch tăng vốn giúp bổ sung nguồn lực cho HĐKD.

  • SSI: Nguồn vốn vững chắc là điểm tựa cho hoạt động cho vay margin và tự doanh. Duy trì tốt vị thế top đầu mảng dịch vụ môi giới.

  • VIX: Sự đột phá trong mảng tự doanh sẽ là tiền đề để VIX phục hồi mạnh mẽ khi thị trường cải thiện tích cực hơn.

  • VND: Hiện tại VND là doanh nghiệp có nhiều rủi ro thì cũng có mức định giá rẻ nhất so với các công ty chứng khoán đầu ngành.

=> Tổng kết lại, ngành chứng khoán đang ở thời kỳ hoạt động kinh doanh có nhiều mảng sáng tối đan xen và đang chờ đợi cho những kỳ vọng mới trở nên rõ ràng hơn. Trong dài hạn, chứng khoán vẫn là một trong những nhóm ngành tăng trưởng khi dư địa tăng trưởng của TTCK Việt Nam còn rất lớn. Những giai đoạn khó khăn nhất của ngành gần như đã đi qua và đang trong chu kỳ tạo đáy đi lên, việc định giá rẻ thực chất không phản ánh đúng mức hấp dẫn của một công ty nhóm tài chính như chứng khoán. Dấu hiệu quan trọng nhất để đánh giá nhóm chứng khoán tích cực đó là dòng tiền hoạt động trên thị trường tăng mạnh. Chính vì vậy, khi đầu tư nhóm cổ phiếu chứng khoán, thanh khoản tăng là thời điểm hợp lý để cân nhắc nhóm này.

Trên đây là một vài tổng hợp về nhóm ngành chứng khoán, hi vọng nó cung cấp được thông tin hưu ích cho anh em nhà đầu tư. Chúc các bạn đầu tư thành công !!!

Rumor: Prefunding được kí hôm nay.

Điều này hỗ trợ cho vay Ký Qũy đối với Tổ chức và Cá nhân ngoại giao dịch margin tại TTCK VN. Nếu tin này lan rộng ra, và tổ chức ngoại tiếp tục mua ròng, nhiều khả năng chiều nay nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán và ngân hàng sẽ phản ứng tích cực.

Theo #SSIR:

Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư sửa đổi 4 thông tư liên quan đến nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể mua chứng khoán mà không cần có đủ tiền (Non Pre-funding solution – NPS) và lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh. Thông tư sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Hiện tại, VSDC, CTCK, NHLK và các nhà đầu tư đang làm việc để hoàn tất quy trình giấy tờ.

Đây là một bước tiến gần hơn để thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng các yêu cầu nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE Russell. Chúng tôi duy trì kịch bản Việt Nam sẽ được nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9 năm 2025.

Với việc nâng hạng lên thị trường mới nổi, theo ước tính sơ bộ từ chúng tôi dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,7 tỷ USD, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động (FTSE Russell ước tính tổng tài sản từ các quỹ chủ động gấp 5 lần so với các quỹ ETF).
Các cổ phiếu hưởng lợi: HPG, VNM, VCB, VIC, VHM, MSN, SSI.