I. Tổng Quan Doanh Nghiệp
-
Có 3 doanh nghiệp nổi tiếng tại mỗi miền, Casumina (CSM) là doanh nghiệp từng đứng
đầu Việt Nam về săm lốp trước khi bị vượt mặt trong 10 năm trở lại đây.
-
Sản xuất săm lốp là hoạt động kinh doanh chính, trong đấy lốp radial ô tô chiếm tỷ trọng lớn nhất (~60%) trong cả doanh thu và lợi nhuận. Khoảng 40% doanh thu đến từ thị trường xuất khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp định hướng tập trung vào thị trường trong nước với chủ lực là lốp PCR dành cho xe ô tô điện.
II. Hoạt Động Kinh Doanh
Các nhóm sản phẩm chính:
-
Casumina có 4 nhóm sản phẩm chính. Trong đó tăng trưởng của thị trường lốp xe Bias và săm, lốp xe máy khá chậm do công nghệ tương đối lạc hậu và định hướng giảm số lượng xe máy tại các thành phố lớn.
-
Lốp TBR cũng là một dòng lốp Radial (sử dụng công nghệ cao như PCR) nhưng lại phục vụ cho các dòng xe khá đặc thù, tăng trưởng sẽ khó có sự đột biến.
-
Định hướng phát triển tập trung vào PCR – mẫu lốp phục vụ sự bùng nổ của xe điện trong thời gian tới.
Nhu cầu về lốp PCR bùng nổ:
-
Nhu cầu lốp PCR của Việt Nam năm 2024 ước tính khoảng 2 triệu lốp, tổng năng lực của CSM chỉ đáp ứng được ~5% nhu cầu, chưa kể doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu tương đối lớn. Lốp PCR của CSM có chất lượng đáp ứng được thị trường, xếp thứ 3 chỉ sau Bridgestone và Michelin.
-
Với xe điện trong nước, sản lượng kỷ lục của Vinfast (đặc biệt VF3, VF5…) cho thấy sự bùng nổ trong tương lai gần của xe điện giá bình dân tại thị trường trong nước. Ngày 8.12, Vinfast cũng mới khởi động Nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh.
-
Nhu cầu đối với lốp PCR cũng sẽ được kéo mạnh theo. Ngoài chất lượng đã được chứng minh của lốp Advenza, CSM còn có lợi thế lớn khi sản xuất trong nước tiết kiệm được chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển…
Tập trung vào sản phẩm chủ lực:
-
Doanh nghiệp định hướng sẽ giữ vững thị phần các sản phẩm truyền thống như săm lốp xe đạp, xe máy và lốp Bias. Tăng trưởng của các nhóm sản phẩm này có thể giảm nhẹ trong các năm tới.
-
Doanh nghiệp bắt đầu chạy thử nghiệm nâng công suất của xí nghiệp Radial với PCR từ 1.2 → 1.5 triệu lốp/năm vào đầu Quý4/2024. Tăng trưởng tiêu thụ ước tính sẽ đạt 20% trong 2025.
-
Doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục đầu tư thêm để nâng công suất PCR lên 2 triệu lốp (+70% so với hiện tại) để tập trung cho lốp xe điện tại thị trường trong nước.
Tồn kho giá rẻ thúc đẩy biên lợi nhuận:
Rời nhà máy và giảm khấu hao tạo ra sự đột biến:
-
CSM dự kiến di dời hai nhà máy tại Đồng Nai ra khỏi KCN Biên Hòa 1. Kế hoạch ưu tiên là chuyển hoạt động sang nhà máy Radial tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ VND. Việc này không chỉ tối ưu chi phí mà còn nâng công suất lên gấp 3 lần. Sự chuyển đổi này sẽ tạo ra kỳ vọng tương tự đối với CSV (cùng chung tập đoàn Hoá chất) về việc tăng hiệu quả sản xuất.
-
Khấu hao ghi nhận tại thời điểm cuối Quý 3.2024 là 382 tỷ đồng, trong khi đó trung bình mỗi năm khấu hao 150 tỷ, chủ yếu vào xí nghiệp Radial từ 2014 và các thiết bị máy móc mới. Dự kiến hết năm 2026, khấu hao nhà máy sẽ gần như hết, đẩy tăng trưởng biên lợi nhuận cao đột biến trong thời gian sau đó.
III. Tái Cấu Trúc Bộ Máy
Doanh nghiệp nhà nước sau lùm xùm:
-
Thời điểm cuối Quý 2, công ty đã miễn nhiệm với Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc do đã bị bắt vì những sai phạm liên quan tới thất thoát tài sản.
-
Vinachem (chiếm 51% vốn điều lệ) đã giúp doanh nghiệp ổn định những vị trí chủ chốt từ ngay cuối Quý 2.
→ Về cơ bản doanh nghiệp vẫn giữ tình hình sản xuất kinh doanh như trước đó, không có thay đổi và thiệt hại tới khách hàng, đối tác và cổ đông. Việc “thay đầu” thậm chí đang cho thấy những sự tích cực sau khi cải tổ lại bộ máy từ lâu rệu rã và thất thoát tài nguyên.
Giảm mạnh lãi vay và các chi phí:
-
Vay tài chính của doanh nghiệp hơn 1.900 tỷ đồng tại cuối Quý 3, tuy nhiên chi phí lãi vay lại cao một cách bất thường trong nhiều năm. Ước tính phải gấp khoảng 3 lần so với DRC (cùng là công ty con của Vinachem). Tuy nhiên thì sau thời gian lãnh đạo bị bắt, quý gần nhất đang cho thấy sự giảm mạnh ở khoản mục lãi vay. Nếu xu hướng lãi vay tiếp tục giảm, công ty có thể tiết kiệm được 100 tỷ tiền lãi vay mỗi năm.
-
Tỷ trọng của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tương đối cao và cũng có nhiều khoản mục bất thường. Kỳ vọng sau khi thay lãnh đạo mới, những chi phí này sẽ giảm bớt như xu hướng Quý III, từ đó có thể cải thiện biên lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận cải thiện rõ rệt:
-
Hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp là săm lốp, doanh thu đều đặn với biên lợi nhuận tương đối bé do gia công theo giá đặt trước. Thế nên sẽ không tạo ra nguồn doanh thu mới đột biến trừ khi có thương vụ hợp tác với các doanh nghiệp xe hơi lớn.
-
Cùng với sự tận dụng của giá vốn hàng bán thấp như đề cập ở trên, việc tập trung vào lốp ô tô điện ở thị trường trong nước sẽ thúc đẩy mạnh biên gộp từ Quý 4.2024 – đầu năm 2025.
IV. Chỉ Số Tài Chính
Thanh khoản và đòn bẩy tài chính:
-
Doanh nghiệp sau khi thay lãnh đạo đang nâng được lượng tiền mặt lên đáng kể. Cuối quý 3 ghi nhận hơn 350 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.
-
Khoản vay 1.900 tỷ của doanh nghiệp là tương đối lớn, tuy nhiên với lợi thế là doanh nghiệp nhà nước, cũng như các chỉ số liên quan tới đòn bẩy tài chính vẫn chưa đến
mức báo động. CSM hiện tại không gặp vấn đề liên quan tới thanh khoản lẫn đòn bẩy tài chính.
Rủi ro khoản phải thu:
-
Công nợ là vấn đề chung của các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. CSM không phải là ngoại lệ khi các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn, trên 20% so với tổng tài sản.
-
Doanh nghiệp ghi nhận vấn đề bất thường liên quan đến công nợ và chi phí lãi vay, có thể khiến số liệu nhiều khoản mục trở nên bất thường. Điều này phát sinh từ nhiệm kỳ lãnh đạo cũ, nhưng với lãnh đạo mới, kỳ vọng các vấn đề này sẽ được kiểm soát, các con số trở lại mức bình thường, cải thiện hiệu quả và nâng cao cạnh tranh
V. Dự Phóng
-
Với việc tiết giảm được chi phí vay, bán hàng và quản lý doanh nghiệp và giảm được chi phí giá vốn hàng bán, biên lợi nhuận của doanh nghiệp đang có dấu hiệu được cải thiện đáng kể.
-
Việc hợp tác giữa Casumina (CSM) và VinFast có thể mang lại nhiều lợi ích chiến lược cho Casumina. Đầu tiên, Casumina sẽ tăng doanh thu nhờ trở thành nhà cung cấp lốp xe chính thức cho VinFast, đặc biệt khi hãng xe này đang mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu. Điều này không chỉ đảm bảo nguồn thu ổn định mà còn giúp Casumina tiếp cận thị trường quốc tế thông qua mạng lưới phân phối của VinFast. Thứ hai, sự hợp tác này nâng cao uy tín thương hiệu Casumina, giúp công ty cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào công nghệ sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của VinFast sẽ giúp Casumina cải thiện sản phẩm và tối ưu hóa chi phí. Ngoài ra, sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mà VinFast là một nhân tố dẫn đầu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Casumina mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Casumina cũng cần lưu ý các rủi ro như sự phụ thuộc vào VinFast hay cạnh tranh từ các nhà cung cấp quốc tế. Nếu tận dụng tốt cơ hội này, Casumina không chỉ gia tăng doanh thu mà còn nâng cao vị thế trên thị trường và tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
-
Chưa kể đến việc sắp tới Trung Quốc một trong những nước xuất khẩu lốp xe hơi lớn nhất trên thế giới sẽ bị áp thuế nặng khi nhập khẩu vào Mỹ thời gian tới. Sẽ tạo cơ hội lớn để Casumina tăng được thị phần tại thị trường Mỹ.
-
Nội hậu thuẫn, ngoại ủng hộ. Vậy thì có lý do gì CSM không thể tăng trưởng trong năm 2025? Trong bài phân tích này em Linh mới chỉ cập nhật các điều tích cực về triển vọng của CSM thời tới nhưng lưu ý em chưa nói đến các rủi ro mà mã cổ phiếu này có thể gặp phải thời gian tới? Vậy CSM sẽ phải đối mặt những rủi ro nào trong tương lai? Cả nhà liên hệ ngay số Za.Lo để nhận được bảng kế hoạch cụ thể có cả các yếu tố rủi ro sẽ ảnh hưởng CSM thời gian tới nhé.