Cổ phiếu Dầu khí nào sẽ hưởng lợi từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn?

, , ,

:black_small_square: Nghị định 114/2021/NĐ-CP liên quan đến sử dụng vốn ODA (ban hành vào tháng 12/2021) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nút thắt cho chuỗi dự án Lô B – Ô Môn.

:black_small_square: Chúng tôi kỳ vọng dự án Lô B - Ô Môn sẽ sớm được khởi công trong nửa cuối 2022, trở thành động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam trong những năm sắp tới.

:black_small_square: Chúng tôi ưa thích PVS, PVD và GAS cho chủ đề đầu tư “Lô B – Ô Môn”.

Chúng tôi kỳ vọng dự án Lô B – Ô Môn sẽ khởi công trong nửa cuối 2022

Sau nhiều năm trì hoãn do vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III, cuối cùng chúng tôi đã nhìn thấy tín hiệu tích cực cho dự án sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP (ngày 16/12/2021) về quản lý và sử dụng vốn ODA thay thế Nghị định 56, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III.

Theo đó, chúng tôi kỳ vọng dự án thượng nguồn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối Q2/22 sau khi Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ô Môn III trong Q2/22, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B - Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm 2022.

Dự án sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các DN dầu khí trong giai đoạn tới Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư ~10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.

Theo PVN, ước tính khoảng 19,23 tỷ USD sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án (từ dự án thượng nguồn và đường ống dẫn khí). Ngoài ra, 4 nhà máy điện khí tại Ô Môn với tổng công suất 3.810MW sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai. Do đó, chúng tôi tin rằng việc khởi công một dự án trọng điểm như Lô B - Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các DN trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng LN của các DN dầu khí trong những năm tới.

Chúng tôi ưa thích PVS, PVD và GAS cho chủ đề đầu tư “Lô B – Ô Môn”

Theo quan điểm của chúng tôi, các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội để tham gia và hưởng lợi từ dự án Lô B, bao gồm các DN cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD. Bên cạnh đó, với tư cách là nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (chiếm 51% tổng mức đầu tư), chúng tôi cũng cho rằng GAS sẽ là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này nhờ vào nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí.

Rủi ro đầu tư

Tiềm năng tăng giá là tiến độ dự án nhanh hơn dự kiến và khối lượng công việc cao hơn dự kiến dành cho các DN cung cấp dịch vụ thượng nguồn nội địa. Rủi ro giảm giá là sự chậm trễ trong việc phê duyệt đầu tư dự án và trao thầu EPC.

CỔ PHIẾU DẦU KHÍ NÀO SẼ HƯỞNG LỢI TỪ CHUỖI DỰ ÁN LÔ B – Ô MÔN?

Chúng tôi kỳ vọng dự án Lô B – Ô Môn sẽ khởi công trong nửa cuối 2022

Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn. Theo PVN, ước tính khoảng 19,23 tỷ USD sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án từ các dự án thượng nguồn và đường ống dẫn khí. Ngoài ra, 4 nhà máy nhiệt điện khí tại Ô Môn sẽ mang lại tổng công suất 3.810MW, bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai. Chúng tôi cho rằng nhu cầu khí để sản xuất điện sẽ tăng mạnh trong giai đoạn tới do Dự thảo Quy hoạch Điện 8 đặt mục tiêu biến nhiệt điện khí trở thành nguồn điện chủ lực cho đến năm 2030 nhờ tính ổn định và tương đối thân thiện với môi trường so với nhiệt điện than, chiếm 23% tổng công suất hệ thống vào năm 2030 (từ mức 12% hiện nay). Vì vậy, chúng tôi nhấn mạnh tính cấp thiết của việc triển khai dự án phát triển mỏ khí Lô B - Ô Môn, đặc biệt khi quyền tự chủ nguồn cung khí là vô cùng quan trọng sau cuộc khủng hoảng khí tự nhiên gần đây trên phạm vi toàn cầu.

Mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng chuỗi dự án này đã bị chậm tiến độ trong nhiều năm do những vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III liên quan đến nguồn vốn ODA tài trợ cho nhà máy. Nguyên nhân của tình trạng này là do không xác định được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án Ô Môn III sử dụng vốn vay ODA. Việc chậm trễ này cũng dẫn đến sự bế tắc của toàn chuỗi Lô B - Ô Môn vì quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Ô Môn III sẽ là tiền đề để hoàn tất các đàm phán thương mại và lựa chọn nhà thầu EPC cho phân khúc thượng nguồn và trung nguồn. Tuy nhiên, cuối cùng chúng tôi đã nhìn thấy tín hiệu tích cực cho chuỗi dự án sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP (ngày 16/12/2021) về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thay thế Nghị định 56, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng dự án thượng nguồn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối Q2/22 sau khi Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ô Môn III trong Q2/22, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B - Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm 2022.

Nhóm cổ phiếu Dầu khí sẽ hưởng lợi như thế nào từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn?

Hiện nay, sản lượng khai thác dầu khí tại Việt Nam đã liên tục giảm kể từ năm 2015 do thiếu vắng các dự án thượng nguồn trọng điểm. Do đó, chúng tôi tin rằng việc khởi công dự án phát triển mỏ khí lớn như Lô B - Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các công ty trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành trong những năm sắp tới.

Theo kế hoạch phát triển mỏ (FDP), dự án sẽ bao gồm việc phát triển mỏ khí tại lô B&48/95 và 52/97, và xây dựng một đường ống dẫn khí từ Lô B tới Ô Môn, cụ thể như sau:

• Dự án phát triển mỏ khí Lô B có tổng vốn đầu tư ~6,7 tỷ USD trong thời gian 20 năm.

• Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn có tổng mức đầu tư ~1,3 tỷ USD do PVN, PVGAS, MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) làm chủ đầu tư theo hình thức hợp doanh.

Với khối lượng công việc rất lớn kể trên, chúng tôi nhận thấy có nhiều cơ hội việc làm cho các nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn trong suốt vòng đời dự án. Hình 5 thể hiện phạm vi khối lượng công việc của dự án và những doanh nghiệp niêm yết có tiềm năng hưởng lợi từ phân khúc thượng nguồn đến hạ nguồn liên quan đến dự án này, theo quan điểm của chúng tôi

Nguồn: VNDS

Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục trong năm 2023?
Đến nay, bên cạnh thị trường Việt Nam, các giàn khoan của PV Drilling đã lần lượt có mặt tại Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Campuchia và Algeria. Theo EIA, nhu cầu dầu thế giới năm 2023 có thể tăng cao, giá dầu Brent thế giới dự báo đạt 92,36 USD/thùng vào năm 2023 nên các công ty dầu khí trên thế giới sẽ đầu tư mạnh cho lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khoan phát triển để chuẩn bị đón đầu chu kỳ tăng trưởng nhu cầu năng lượng sắp tới.
PVD dự kiến nhu cầu giàn khoan tự nâng tại thị trường Việt Nam trong năm 2023 sẽ vào khoảng 7-8 giàn khoan và trong năm 2024 sẽ tăng lên 9 giàn. Với tổng quan dự báo nhu cầu giàn khoan tại Việt Nam cũng như trong khu vực, thị trường khoan sẽ trở nên sôi động với nhiều cơ hội cho các nhà thầu khoan dầu khí tìm kiếm hợp đồng và cải thiện đơn giá thuê giàn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, BCTN 2022 PV Drilling cho biết thêm, các giàn khoan mà PV Drilling đang sở hữu hiện đã thu xếp được việc làm liên tục đến hết năm 2023 với đơn giá dịch vụ tăng khoảng 30-40% so với năm 2022 đối với các hợp đồng mới ký. Đây chính là cơ sở để PV Drilling có sự tự tin đối với kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 và lạc quan hơn với triển vọng phát triển trong những năm tiếp theo.
Đánh giá ngành dầu khí đang bước vào một chu kỳ phát triển mới dù luôn tiềm ẩn những rủi ro do độ nhạy cao đối với các biến động địa chính trị trên thế giới, PVD cho rằng giai đoạn 2023 - 2025 vẫn được xem là đầy tiềm năng và triển vọng đối với thị trường khoan dầu khí, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà thầu khoan có năng lực và kinh nghiệm. Năm 2023, PV Drilling đặt ra kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất đạt 5.400 tỷ đồng, tương đương thực hiện năm 2022 và lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ đồng (có lãi trở lại sau khi cùng kỳ thua lỗ tới 155 tỷ đồng).

Nhìn lại năm 2022, dù có lãi trở lại trong quý 4 nhưng nhìn chung 2022 vẫn là một năm đầy sóng gió với PV Drilling với 3 quý đầu đều thua lỗ. Doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần tăng 36% lên 5.431 tỷ đồng nhưng lại lỗ ròng gần 151 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ âm 98,5 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên PV Drilling kinh doanh thua lỗ kể từ năm 2006.
image