Cổ phiếu đầu tư công, cơ hội cuối cùng cho ae cầm tiền trước khi vào đại sóng

, , , ,

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần vừa rồi vừa có sự tăng điểm mạnh mẽ ở các cổ phiếu như BSI, GMD, HDG. Và thị trường vẫn đang từ từ chinh phục mốc 1300 điểm. Trước sự phân hoá mạnh mẽ như vậy, giai đoạn trước thì là dòng ngân hàng dẫn sóng, phiên vừa rồi thì là ngành chứng khoán. Nhất là khi VNindex có dòng tiền lan toả như vậy, rất dễ khiến anh chị có tâm trạng dao động khi thị trường tăng, mà cổ phiếu của mình không tăng. Dễ gặp phải tình trạng bán đảo hàng, mà càng đảo hàng thì lại càng dễ gặp trường hợp mua xong cổ phiếu lại chững, cổ phiếu vừa bán lại tăng.
Để giải quyết bài toán đó thì chúng ta buộc phải mua những cổ phiếu có giá tốt ở vùng nền. Mà hiện tại các cổ phiếu ở vùng nền vẫn đang tập trung khá nhiều ở ngành bds và xây dựng đầu tư công, đây là 2 ngành chưa vào sóng. Và đó cũng chính là lý do các cổ phiếu đầu tư công như HHV, VCG hay CTD được đề cập trong nhận định hôm nay.

1. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công


Chi tiêu chính phủ sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong việc giải ngân đầu tư công, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Kiên định mục tiêu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một bước, tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, trong năm 2023, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án giao thông.

Trong năm 2024, chính phủ đưa ra kế hoạch sẽ giải ngân 678 tỉ với tỉ lệ giải ngân dự kiến rơi vào khoảng 85%. Nguồn vốn này sẽ tập trung vào các dự án

Các dự án trọng điểm

2. Các cổ phiếu được hưởng lợi
2.1 HHV
mảng BOT có biên lợi nhuận gộp rất cao, lên tới 64%.
HHV có câu chuyện của đầu tư công nhưng cái thay đổi để bứt giá doanh nghiệp thì phải là BOT.
Từ năm nay nhu cầu logictis tăng lên thì các BOT sẽ tăng dc số lượng xe lưu hành => tăng trưởng tốc độ doanh thu BOT tăng 5% 2024

Tính đến cuối 2023, giá trị backlog của HHV ước tính đạt 2.500 tỷ đồng, trong đó đóng góp lớn nhất đến từ tuyến đường cao tốc Quãng Ngãi - Hoài Nhơn, 1 trong 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 2).

2.2 VCG


Với VCG lĩnh vực xây dựng tăng trưởng rất mạnh mẽ với làn sóng đầu tư công.
Vị thế của VCG trong ngành đầu tư công rất là lớn. Nên backlog của VCG chưa bao giờ là thiếu khi backlog của VCG trong 2023 lên tới 22k tỷ. Về dự án nổi bật nhất là sân bay Long Thành dự án trọng điểm quốc gia, có tổng mức đầu tư khoảng 33.000 tỷ đồng


VCG đang nhanh chóng thúc đẩy tiến độ dự án Cát Bà Amatina với diện tích lên đến 179 ha và giá trị đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng. Với kế hoạch hoàn thành năm 2025, dự kiến sẽ góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của VCG.

2.3. CTD

Sở hữu tình hình tài chính lành mạnh. Tính đến cuối Q1.FY2024, tỷ lệ nợ vay/VCSH của CTD ở mức 14%, thấp nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết mảng xây lắp. Bên cạnh đó, lượng tiền và đầu tư ngắn hạn lớn (đạt 4,079 tỷ VNĐ, chiếm 20% tổng tài sản), giúp CTD có khả năng cung cấp các hợp đồng xây dựng với các điều khoản hỗ trợ chủ đầu tư, cũng như không cần phải phụ thuộc nhiều vào đồn bẩy tài chính để thực hiện dự án.


Dù thất bại trong gói thầu sân bay long thành, nhưng CTD vẫn có giá trị backlog cực kì lớn.
Đến cuối năm tài chính 2023, CTD đã trúng thầu các dự án trị giá ~20.000 tỷ đồng (xấp xỉ
800 triệu USD).
Giá trị backlog lớn này đồng tạo nền tảng cho tăng trưởng doanh thu trong năm tới. Ngoài ra, backlog hầu hết được tính theo phương pháp fast–track, tạo ra tăng trưởng doanh thu bền vững hơn, kèm theo chi phí và rủi ro thấp hơn so với các dự án thông thường khác.


Xem chi tiết tại video trên Youtube: Chứng khoán Golden Boy
Mr. Ngoc Nguyen
Chuyên viên tư Vấn VPS