Cổ phiếu dệt may bứt phá trước cơ hội dịch chuyển đơn hàng

, , , , , , , , ,

Cổ phiếu dệt may bứt phá trước cơ hội dịch chuyển đơn hàng

Hiện tại, Bangladesh là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, và được xem là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Việt Nam trong ngành dệt may. Tuy nhiên, tình hình chính trị bất ổn tại Bangladesh có thể dẫn đến sự dịch chuyển đơn hàng sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Trong hai phiên giao dịch ngày 8 và 9/8, nhiều cổ phiếu trong ngành dệt may đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, MSH đã tăng 7,9% (trong đó phiên 8/8 tăng hết biên độ); TNG tăng 5,6%; GIL tăng khoảng 3,2%; TCM tăng 1,96%; VGT tăng hơn 5%; và STK tăng 4,7%. Ngay cả các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn như VGG (tăng 5%), ADS (tăng 7,3%), và M10 (tăng 3,4%) cũng ghi nhận sự tăng trưởng.

Khủng hoảng chính trị tại Bangladesh đã trở thành yếu tố chính thúc đẩy sự bứt phá của nhóm cổ phiếu dệt may trong thời gian qua. Vào ngày 5/8, Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh đã yêu cầu các nhà máy đóng cửa cho đến khi tình hình ổn định, và đến ngày 7/8, các cơ sở sản xuất đã được mở cửa trở lại khi tình hình được kiểm soát.

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Bangladesh đạt 47 tỷ USD, với các khách hàng lớn như Zara, H&M, Uniqlo, và Carrefour. Tuy nhiên, bất ổn hiện tại khiến toàn cầu lo ngại về khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt trong thời điểm cao điểm cho việc vận chuyển hàng hóa mùa Giáng sinh và đơn hàng mùa xuân hè năm sau.


Ông SM Mannan Kochi, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất và Xuất khẩu May mặc Bangladesh, cho biết vấn đề lớn nhất hiện nay là sự giảm sút niềm tin từ các khách hàng quốc tế, điều này có thể gây tổn thất lâu dài cho ngành dệt may của Bangladesh.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận thấy rằng tình hình khó khăn của ngành dệt may Bangladesh có thể tạo ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Khi năng lực sản xuất của Bangladesh giảm sút và khách hàng phải chuyển đơn hàng sang các nước khác, Việt Nam có thể hưởng lợi. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mùa xuất khẩu cao điểm phục vụ lễ hội cuối năm.

Theo Agriseco Research, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có khả năng nhận được đơn hàng chuyển từ Bangladesh, đặc biệt là những doanh nghiệp có năng lực sản xuất tốt và tỷ trọng đơn hàng FOB cao như MSH và TNG.

HSC cũng dự đoán rằng bất ổn chính trị ở Bangladesh có thể mang lại lợi ích cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Hơn nữa, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã tăng 3% trong 7 tháng đầu năm 2024, với sự gia tăng xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính, đặc biệt là Mỹ, nơi Việt Nam tiếp tục cải thiện thị phần.

11 Likes

Tin bất ổn chính trị mình thấy khả năng cao sẽ có lợi cho các dn xuất khẩu may mặc luôn đó chứ

Đợt ồi mã may mặc nào cũng tăng, nhưng mà ghi nhận doanh thu tốt luôn từ tin đó chắc là TNG bác nhỉ?

Cảm ơn thông tin của ad nhé

@Muadinh_Banday chắc chắn r hoạt động của tng của yếu là xuất khẩu dệt may sang thị trường eu nên vụ bangladesh lại là tin tốt cho tng

TNG tầm q2,3 là full đơn hàng cho cả năm luôn rồi

đoạn này đánh dệt may là đỡ sợ

VGT của tôi có lên 17 nổi không đâyyy

Thấy trước khi có tin này thì các doanh nghiệp dệt may đa số đã full đơn hàng cho năm nay rồi

Có STK sẽ đáng chú ý khi con này có nhà máy mới và chưa full công suất thì sẽ có dư địa để tăng trưởng

Còn mấy con TNG, TCM,… cơ bản nó đã full đơn hàng rồi, cái tin đó cũng đâu giúp nó tăng thêm đơn hàng hay doanh thu cho năm nay đâu nhỉ