C4G – DẤU ẤN CHUYỂN MÌNH
Hồ sơ doanh nghiệp:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (CIENCO4) tiền thân là Cục Xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải được thành lập năm 1962. Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tảikết cấu hạ tầng và công trình dân dụng, đầu tư kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng giao thông thông qua hợp đồng BOT, BT và cho thuê văn phòng, khu nghỉ dưỡng. CIENCO4 đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2014.
Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Tập đoàn đang khai thác an toàn, hiệu quả các dự án đầu tư mở rộng lĩnh vực đầu tư theo khả năng của mình.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Tiếp tục phát triển theo hướng đa ngành, đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực Tập đoàn có lợi thế trên cơ sở nhu cầu thị trường, mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng giao thông. , bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng, thiết kế nội thất, quản lý vận hành tòa nhà… đồng thời mở rộng thị trường sang lĩnh vực xây dựng và đầu tư vào môi trường.
Lĩnh vực kinh doanh:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trong và ngoài nước.
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp, cơ sở hạ tầng thủy lợi.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
Cụ thể:
Xây dựng công trình giao thông: Đầu tư và xây dựng công trình giao thông là lĩnh vực kinh doanh chính của CIENCO4. Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 đã làm chủ hầu hết các công nghệ xây dựng hạ tầng giao thông, điển hình là phương pháp đào hầm theo kiểu Áo mới (NATM) tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, công nghệ cầu dây cáp tại cầu Phước Khánh thuộc gói thầu J3 / Bến Lức - Long Đường cao tốc Thành, Công nghệ thi công hầm Metro Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên, Công nghệ xây dựng cảng biển Dự án đầu tư xây dựng cảng Vissai - Nghệ An và Dự án đầu tư xây dựng Tổng kho xăng dầu DKC - Nghệ An.
Đầu tư kinh doanh công trình hạ tầng giao thông: Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 đã đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT, BT trên phạm vi toàn Việt Nam theo phương thức hoàn vốn với khả năng sinh lời đầu tư cao. Các dự án tiêu biểu của Tập đoàn là: Dự án xây dựng cầu Yên Lệnh (BOT) - Hưng Yên, Dự án xây dựng tuyến tránh (BOT) - Thành phố Vinh, Dự án xây dựng cầu Yên Xuân / Nghệ An theo hình thức BOT - Ngh? An, Dự án Cầu Hiếu 2 (BT) - Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Cho thuê văn phòng và kinh doanh các khu nghỉ dưỡng: Tập đoàn chủ động mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác, bao gồm cho thuê văn phòng và kinh doanh các khu nghỉ dưỡng: Tòa nhà 29 Quang Trung - TP Vinh, Tòa nhà CIENCO4 Tower - Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Khu du lịch Cầu Cau - Dự án khu đô thị Thanh Chương, Nghệ An, Long Sơn 1,2, 3,4.
Luận điểm đầu tư:
Nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại địch, kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng khoảng 15%-25% sv mức giải ngân thực tế năm 2021. Qua đó mở ra cơ hội bứt phá các nhà thầu thi công hạ tầng giao thông trong năm tới.
(1) C4G có vị thế hàng đầu của công ty trong lĩnh vực thi công hạ tầng giao thông tại Việt Nam; C4G đã dần trở lên “quen mặt” với các dự án quy mô lớn và đòi hỏi kỹ thuật cao như cao tốc Bắc-Nam, đường lăn sân bay, cầu vượt biển,… đây sẽ là tiền đề giúp C4G có thể tiếp tục giành được các gói thầu mới trong giai đoạn 2022-25.
(2) Tiềm năng tăng vốn thành công trong đầu năm 2022 sẽ giúp C4G cải thiện đáng kể năng lực tài chính, đảm bảo khả năng tham gia các dự án xây lắp quy mô lớn với điều kiện tài chính khắt khe:
Tại ĐHCĐ bất thường ngày 3/12 vừa qua, ĐHCĐ đã chấn thuận phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, giá bán 10.000 đồng/cp. Như vậy, vốn điều lệ của C4G sau khi phát hành sẽ tăng từ 1.124 tỷ đồng lên 2.247 tỷ đồng. Dựa trên báo cáo tài chính Q3/21, chúng tôi ước tính vốn chủ sở hữu của công ty sẽ tăng 88% lên 2.396 tỷ đồng kéo theo tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu (D/E) của C4G giảm xuống mức 1,56x (từ 2,93x). Với nguồn vốn tăng thêm này sẽ giúp C4G cải thiện đáng kể sức khỏe tài chính công ty, hỗ trợ mảng xây lắp bứt phá mạnh mẽ và là động lực chính cho tăng trưởng trong thời gian tới.
(3) Triển vọng Nhà nước mua lại dự án BOT Thái Nguyên-Chợ Mới trong nửa đầu năm 2022 sẽ giúp C4G thu về khoảng 1.100 tỷ đồng tiền mặt, tương đương 86,5% vốn chủ sở hữu hiện nay của công ty.
(4) C4G đang sở hữu nhiều “của để dành” giá trị lớn tại các dự án BĐS và đang có kế hoạch triển khai phát triển nhằm làm tăng giá trị BĐS như dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Cầu Cau, khu ẩm thực sinh thái Nghi Hải, tòa nhà 29 Quang Trung (Nghệ An), tòa văn phòng 136 Lê Văn Duyệt (TP.HCM), …Động lực tăng giá cổ phiếu là công ty trúng nhiều gói thầu tại cao tốc Bắc-Nam hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá cổ phiếu là dòng tiền tại các dự án BOT yếu hơn dự kiến.
Bên cạnh đó, C4G đang rất tích cực chuẩn bị để đưa cổ phiếu công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong nửa đầu năm 2022. Chúng tôi tin rằng việc chuyển sàn niêm yết sẽ giúp cổ phiếu C4G tăng tính hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 2021
Lợi nhuận Q42021 tăng trưởng 46% trong khi doanh thu giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo tài chính giải trình từ phía công ty mặc dù doanh thu Q4 giảm so với cùng kỳ nhưng do một số hạng mục thi công Q4 có giá vốn thấp hơn nên phần lợi nhuận gộp và lãi sau thuế tăng so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, công ty chưa hoạch toán được phần doanh thu chuyển nhượng của 2 Khu đất Long Sơn 1 và Long Sơn 3 nên đã ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh 2021 của công ty. Dự kiến Q12022 công ty sẽ ghi nhận doanh thu 2 lô đất nói trên.
Lũy kế cả năm 2021, công ty có lợi nhuận sau thuế 61 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ nợ vay có lãi/vốn cổ phần là 3.14 trong khi tổng nợ/VCSH là 5.16, là doanh nghiệp nằm trong Top vay nợ cao trong ngành xây dựng cơ sở hạ tầng.
ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG NĂM 2022
Mảng thu phí BOT: Nhiều tín hiệu tích cực
Lưu lượng phương tiện qua BOT Nam Bến Thủy – Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp tình hình dịch bệnh. Bất chấp làn sóng Covid-19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, lưu lượng phương tiện qua 2 trạm BOT cầu Bến Thủy 1&2 vẫn đang tăng trưởng ấn tượng. Trong quý 3/2021 (Q3/21), doanh thu của dự án đạt 89,9 tỷ đồng (+28,1% svck), mức cao nhất kể từ khi đi vào khai thác. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 (9T21), C4G ghi nhận 243,9 tỷ đồng doanh thu thu phí BOT, tăng 15,8% svck và cao hơn 4,9% sv cùng kỳ năm 2019 – thời điểm trước dịch bệnh. Chúng tôi tin rằng việc nằm trên tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 1A đã giúp trạm thu phí cầu Bến Thủy duy trì được doanh thu trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động vận tải hàng hóa.
Trong khi đó, C4G vẫn chưa được chấp thuận tăng 15% giá vé qua trạm tại dự án trong tháng 1/2021 như đã đề xuất trước đó (tăng giá theo lộ trình của hợp đồng BOT). Do thời điểm tăng giá vé đã liên tục trì hoãn trong thời gian qua, chúng tôi tạm thời không tăng giá vé trong mô hình dự phóng cho đến năm 2023. Trong năm 2021-22, chúng tôi dự phóng doanh thu thu phí BOT của C4G sẽ tăng 14% svck-5% svck đạt lần lượt 324 tỷ đồng–341 tỷ đồng.
Kỳ vọng phương án tái cơ cấu BOT Thái Nguyên – Chợ Mới
Trạm thu phí thứ 2 tại dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới là trạm Bờ Đậu –Quốc lộ 3 hiện nay vẫn chưa được thu phí trở lại kể từ năm 2017 do vấp phải sự phản đối của người dân địa phương. Hiện tại, trạm số 1 của dự án đang ghi nhận doanh thu khoảng 70-80 triệu đồng/ngày (tương đương khoảng 30% doanh thu dự toán toàn dự án). Mặc dù đã được ngân hàng Techcombank chấp thuận phương án cơ cấu lại nợ, tuy nhiên tại thời điểm đó, doanh nghiệp dự kiến sẽ thu phí trở lại trạm thứ 2 ngay trong năm 2019 nên lịch trả nợ mới của ngân hàng vẫn yêu cầu chi phí tài chính khá lớn từ năm 2022. Điều này đang gây ra áp lực không nhỏ về dòng tiền tại dự án cũng như C4G trong năm tới.
Đầu tháng 11/2021, Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất danh mục, cơ chế đầu tư phục vụ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023. Trong đó, Bộ GTVT đề nghị bố trí 9.427 tỷ đồng từ nguồn vốn của chương trình hoàn trả cho 7 doanh nghiệp BOT. Đây cũng là lần thứ 2 Bộ GTVT đề xuất sử dụng ngân sách mua lại các trạm thu phí BOT không đạt phương án tài chính, trong lần đầu tiền vào tháng 1/2021 đề xuất này đã vấp phải phản đổi của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Việc kéo dài thời gian mua lại dự án sẽ tiếp tục kéo chi phí mua lại 7 dự án BOT tăng lên (do chi phí lãi vay). Do đó, ban lãnh đạo C4G kỳ vọng việc Nhà nước mua lại dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới sẽ được thực hiện trong Q2/22.
Lưu ý rằng C4G đang phải ghi nhận khoản phải thu về cho vay 616 tỷ đồng tại CT TNHH BOT Thái Nguyên – Chợ Mới và 176 tỷ đồng phải thu khác tại CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (đơn vị đối tác cùng C4G thực hiện dự án) tại thời điểm cuối tháng 6/2021. Do đó, ước tính C4G có thể thu về dòng tiền khoảng 1.100 tỷ đồng, giúp công ty cải thiện năng lực tài chính, tăng tính cạnh tranh khi tham gia các dự án xây lắp trong tương lai.
Giành được dự án PPP Diễn Châu – Bãi Vọt, “thắng lợi kép” của C4G
Đơn vị liên danh 5 công ty bao gồm C4G đã được lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện cao tốc Bắc-Nam đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt. Tuyến cao tốc thành phần này có vốn đầu tư là 11.157 tỷ đồng, trong đó C4G sẽ sở hữu 15% dự án.
Hiện tại, dự án đã nhận được bàn giao mặt bằng, triển khai bóc hữu cơ, đào nền đường. Nhà đầu tư đang thiết kế bản vẽ thi công và đàm phán với ngân hàng để ký kết hợp đồng tín dụng vay vốn. Dự án dự kiến sẽ thi công các hạng mục chính từ tháng 1/2022 và dự kiến đưa vào khai thác trong Q2/24, khi đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng phương tiện qua cầu Bến Thủy 1 & 2, do đó chúng tôi cho rằng việc giành được quyền đầu tư và khai thác tại dự án PPP này sẽ giúp C4G giảm đáng kể rủi ro hụt thu tại BOT Nam Bến Thủy – Hà Tĩnh.
Bên cạnh đó, giá trị xây lắp tại dự án Diễn Châu – Bãi Vọt vào khoảng 4.100 tỷ đồng, và C4G sẽ thi công các gói thầu với giá trị 1.274 tỷ đồng, hỗ trợ đáng kể khối lượng công việc cho mảng xây lắp của công ty trong giai đoạn 2022-24.
Chúng tôi cho rằng việc phát hành tăng vốn trong năm 2022 sẽ giúp công ty đảm bảo nguồn lực thực hiện dự án quy mô lớn này.
Mảng xây lắp: Đảm bảo khối lượng công việc tới năm 2023
Sự bùng phát trở lại của đại dịch từ cuối tháng 4/2021 đã gây gián đoạn đến quá trình thi công và đấu thầu mới các dự án xây dựng. Tuy nhiên, kỳ vọng Chính phủ sẽ sớm đưa ra các gói kích thích kinh tế và đẩy nhanh giải ngân đầu tư công từ Q4/21. Do đó, dự phóng doanh thu mảng xây lắp năm 2021 sẽ tăng 57% svck lên 2.119 tỷ đồng với đóng góp của các dự án lớn (cầu Cửa Hội, sân bay Cát Bi, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây,…) trong quý cuối năm. Ngay sau khi các hoạt động đấu thầu được nối lại, liên danh C4G – CTCP Xây dựng và Đầu tư 492 đã công bố giành được gói thầu 314 tỷ đồng tại dự án cầu Bạch Đằng 2 (Đồng Nai-Bình Dương, C4G chiếm 72% giá trị xây lắp) trong tháng 10/2021. Gói thầu 661 tỷ đồng tại Cảng hàng không Cam Ranh được kỳ vọng sẽ được ký kết trong tháng 12/2021 (C4G chiếm 38% giá trị xây lắp). Như vậy, giá trị backlog của C4G tại cuối năm 2021 sẽ khoảng 4 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,9 lần doanh thu mảng xây lắp năm nay, theo ước tính.
Nhiều dự án hạ tầng lớn dự kiến được khởi công trong năm 2022, mở ra cơ hội giành thêm nhiều gói thầu xây lắp cho C4G. Làn sóng thứ tư của đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân vốn tư công trong năm 2021. Tính đến cuối tháng 10, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 257.378 tỷ đồng (-10% svck) và chỉ hoàn thành 65% kế hoạch cả năm. Nhằm hỗ trợ nền kinh tế hồi phục sau đại dịch, Chính phủ đặt kế hoạch giải ngân 526 nghìn tỷ đồng đầu tư công năm 2022 (+10% sv kế hoạch năm 2021). Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng khoảng 15%- 25% sv mức giải ngân thực tế năm 2021 nhờ (1) nút thắt thiếu đá xây dựng và đất đắp đã được giải quyết khi Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới; (2) giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, đá xây dựng được dự báo sẽ giảm trong năm tới; (3) thực tế giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 ở mức thấp, chỉ đạt 85-95% kế hoạch cả năm; và (4) nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã hoàn công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng và sẽ bắt đầu thi công các hạng mục chính vào năm sau. Chính phủ cũng cho biết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng lớn trong năm 2022 như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Bắc-Nam,… Đáng chú ý, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông (giai đoạn 2) cũng đã được Chính phủ trình Quốc hội thực hiện theo hình thức đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Do đó, kỳ vọng các doanh nghiệp xây lắp hạ tầng sẽ có cơ hội giành thêm nhiều gói thầu giá trị lớn và được giải ngân thực hiện các dự án hiện hữu nhanh hơn trong năm 2022. Đặc biệt là các doanh nghiệp đã vượt qua nhiều yêu cầu khắt khe trong đợt mời thầu cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1 như C4G (thắng thầu đoạn Cam Lộ - La Sơn, Diễn Châu – Bãi Vọt, Phan Thiết – Dầu Giây).
Mặc dù chi tiết các dự án chưa được công bố, ban lãnh đạo C4G tự tin rằng công ty sẽ tiếp tục giành thêm được khoảng 2.000 tỷ đồng giá trị hợp đồng ký mới từ các dự án hạ tầng tại khu vực miền Nam ngay trong Q1/22. Bên cạnh đó, C4G cũng đang dần trở thành nhà thầu “quen thuộc” với các dự án hạ tầng sân bay khi công ty đã và đang tham gia xây lắp tại hàng loạt dự án như Sân bay Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Phú Bài, Phú Xuân,… Do đó, chúng tôi tin rằng C4G đang sở hữu nhiều lợi thế giành được các gói thầu xây lắp khi đại dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đi vào những hạng mục xây dựng chính (dự kiến thi công trong giai đoạn 2021-25, tổng giá trị xây lắp lên tới 56.272 tỷ đồng).
Mảng Bất động sản: Tài sản để dành giá trị lớn
Chuyển nhượng BĐS – KĐT Long Sơn sẽ đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng lợi nhuận của công ty năm 2021. Toàn bộ dự án Khu đô thị (KĐT) Long Sơn (Thị xã Thái Hòa - Nghệ An) đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An chấp thuận đủ điều kiện chuyển giao cho đối tác. Trong Q4/20, C4G đã tiến hành bàn giao khu Long Sơn 2 và 4 với tổng diện tích hơn 8ha cho CTCP Phát triển BĐS Thành Vinh. Trong Q4/21, C4G dự kiến sẽ tiếp tục bàn giao 17,5ha đất tại khu Long Sơn 1 và 3 và sẽ giúp mảng BĐS của công ty ghi nhận thêm 267 tỷ đồng doanh thu và 95 tỷ đồng lợi nhuận ròng. Trong khi đó tại dự án 61 Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh – Nghệ An), công ty đã bán được 104/112 căn hộ chung cư và 41/52 mảnh đất nền tính đến cuối năm 2021. Chúng tôi kỳ vọng C4G sẽ hoàn thành việc bán hàng tại dự án và ghi nhận 50 tỷ đồng doanh thu trong năm 2022.
BĐS cho thuê – Bứt phá từ năm 2023 nhờ dự án mới tại 136 Lê Văn Duyệt
Tỷ lệ lấp đầy tại dự án cao ốc văn phòng 180 Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3 –TP.HCM) đang dần được cải thiện thời gian gần đây và hiện đạt 92%, tương đương thời điểm trước dịch bệnh. Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ lấp đầy dự án trongnăm 2022 sẽ đạt 95%, tăng từ mức 90% trung bình năm 2021.
Ban lãnh đạo C4G cho biết, công ty đang có kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Thiết bị Giáo dục 2 lên mức 52% trong nửa đầu năm 2022 (từ mức 45,49% tại cuối năm 2021). Hiện tại, CTCP Thiết bị Giáo dục 2 đang sở hữu lô đất 1.859 m2 tại 136 Lê Văn Duyệt (địa chỉ cũ là 116 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh – TP.HCM). C4G có kế hoạch sẽ phát triển khoảng 10.800 m2 sàn thương mại cho thuê tại đây và sẽ bắt đầu phản ánh vào kết quả kinh doanh từ năm 2023. Với mức giá cho thuê hiện tại trên thị trường là 40 USD/m2/tháng, chúng tôi cho rằng dự án này có thể đem lại cho C4G khoảng 110 tỷ đồng doanh thu hàng năm.