Cổ phiếu gạo đua nhau nổi sóng

Thị giá VSF tăng hơn 300% trong hai tuần với 11 phiên tím trần, AGM cũng tích lũy thêm gấp đôi vốn hóa cùng nhiều cổ phiếu gạo nổi sóng.

Mã chứng khoán của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II - VSF) tăng trần ngay đầu phiên giao dịch hôm nay. Điều này nối dài 8 phiên mang sắc tím liên tiếp và giúp cổ phiếu này tăng kịch trần 11 phiên trong hai quần qua. Thị giá VSF đang ở 37.400 đồng một đơn vị, mức cao nhất lịch sử niêm yết của doanh nghiệp này.

Cổ phiếu AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) nhân đôi thị giá chỉ trong hai tuần. Mã này đang giao dịch ở 13.500 đồng một đơn vị, ngang vùng giá vào cuối tháng 10 năm ngoái. Đang bị hạn chế giao dịch nhưng đến nay AGM đã có 12 phiên tím trần liên tiếp từ ngày 24/7.

Bên cạnh hai mã nổi sóng trong thời gian ngắn kể trên, các cổ phiếu khác trong ngành gạo cũng nâng thị giá với biên độ lớn suốt một tháng qua. TAR của Nông nghiệp công nghệ cao Trung An tăng hơn 40% kể từ đầu tháng 7, hiện tương đương vùng giá vào tháng 9/2022. LTG của Tập đoàn Lộc Trời tích lũy thêm 32% và trở về mặt bằng thị giá của tháng 6/2022. Một số mã như PAN, SSC cũng phục hồi về vùng giá vào quý III/2022 - thời điểm giá gạo xuất khẩu tăng cao.

Trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ban lãnh đạo VSF và AGM đều khẳng định không tác động gây ảnh hưởng đến giá giao dịch trên thị trường. Theo họ, giá cổ phiếu do cung - cầu trên thị trường quyết định và nằm ngoài kiểm soát của doanh nghiệp.

Angimex nêu thêm nguyên nhân đến từ việc lúa gạo thế giới và Việt Nam đang tiếp tục tăng giá. Đây là hệ quả của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, ảnh hưởng của tình trạng thời tiết El Nino. Bên cạnh đó, sau Ấn Độ, đến Nga và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) cũng cấm xuất khẩu gạo, làm giá lương thực tăng vọt.

Thực tế, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua được thị trường nâng liên tiếp. Gạo 5% tấm đạt 590 USD mỗi tấn vào cuối tháng 7, một tuần sau đã có giá 660 USD, mức kỷ lục từ 2008 tới nay.

USD/tấnDiễn biến giá gạo 5% tấm của Việt Nam một tháng qua(FOB)Giá gạo bình quân 5% tấn (FOB)30/61-72-77-713/718/720/722/724/725/726/727/728/730/731/71-8500520540560580600VnExpress

Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến cuối tháng 7, Việt Nam xuất khẩu hơn 4,8 triệu tấn gạo, trị giá gần 2,6 tỷ USD, tăng khoảng 19% về lượng và gần 30% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết từ nay đến cuối năm, nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa thu hoạch sẽ đảm bảo nhu cầu trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Lượng lúa dành cho xuất khẩu khoảng trên 15 triệu tấn (tương đương 7-7,5 triệu tấn gạo).

Gặt Lúa ở Đông Anh, Hà Nội, tháng 5/2023. Ảnh: Ngọc Thành

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đánh giá, trên cơ sở Việt Nam nắm giữ thị phần xuất khẩu cùng trữ lượng lúa gạo lớn, mảng này sẽ tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao trên thế giới. Trong quá khứ, diễn biến giá gạo có tác động tổng thể và dài hạn lên lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tuy vậy trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh sẽ chịu biến động lớn theo chu kỳ mùa vụ, trữ lượng hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp và các yếu tố khác như trích lập dự phòng.

Do đó, các doanh nghiệp sở hữu lượng tồn kho thành phẩm lớn sẽ hưởng lợi. Ở chiều ngược lại, lãi suất cao có thể bào mòn lợi nhuận một số doanh nghiệp. Điều này đã được thể hiện qua sự sụt giảm lợi nhuận của các đơn vị trong quý đầu năm dưới sự tác động rõ nét từ chi phí lãi vay. Nhóm phân tích này nói, thấy rõ nhất là TAR và LTG với mức đòn bẩy nợ trên vốn chủ đạt lần lượt 1,2 và 2,1 lần.

Xét về cơ hội đầu tư, Chứng khoán KIS Việt Nam (KISVN) dự đoán cổ phiếu ngành gạo có thể đón đà tăng giá trong nửa cuối năm. Thêm vào đó, gạo cũng thuộc nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm có tỷ lệ tăng trưởng ổn định. Giá cả được nâng lên, kéo theo cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và đưa cổ phiếu lên cao.

Tuy nhiên, KISVN lưu ý rằng, giá gạo tăng không đồng nghĩa tất cả cổ phiếu liên quan đến mặt hàng này đều tăng. Chẳng hạn như Safoco (SAF) chuyên sản xuất các sản phẩm từ gạo như nui, hủ tiếu, bánh tráng, có thể đội thêm chi phí đầu vào, gây ảnh hưởng kết quả kinh doanh. Vì vậy, trước khi rót tiền, nhà đầu tư cần theo dõi thị trường và biến động giá.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Giá gạo tăng nhanh, giới buôn thận trọng nhập hàng vì sợ lỗ

Một tuần qua, giá gạo tại các chợ ở miền Tây tiếp tục tăng nhanh, mỗi ngày một giá khiến người bán lo lỗ khi nhập thêm nếu giá quay đầu giảm.

Bà Kim Em, bán gạo hơn 30 năm ở chợ TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cho biết khoảng một tháng nay, giá gạo liên tục tăng nhanh. “Sáng tôi giao gạo sóc miên cho khách giá 16.000 đồng thì phải nhập vào giá 17.000 đồng một kg ngay sau đó. Mỗi ngày một giá”, bà nói.

Giá gạo biến động nhanh khiến những người buôn bán như bà Kim Em không vui vì “khó mua bán hơn so với bình thường”. Với những mối sỉ, bà không thể tăng giá bán đột ngột vì sợ mất mối lâu dài. Trong khi nguồn hàng nhập vào cũng gặp khó, vì bà bị đòi trả tiền liền, thậm chí bị đốc thúc khoản nợ cũ.

“Tôi chỉ nhập đủ bán trong vài ngày, không dám trữ số lượng lớn vì sợ giá giảm bán không kịp sẽ lỗ”, bà Kim Em cho biết.

Bà Kim Em, soạn gạo tại quầy bán trong chợ TP Cao Lãnh. Ảnh: Ngọc Tài

Bà Kim Em, soạn gạo tại quầy bán trong chợ TP Cao Lãnh. Ảnh: Ngọc Tài

Chung tâm trạng, bà Thái Thị Bình chủ sạp hàng gần đó nói lúc trước nhập 50 bao gạo một chuyến, hiện chỉ dám lấy 10 bao, đủ bán cầm chừng. Kinh nghiệm nhiều năm trong nghề bà Bình cho rằng đợt tăng giá lần này khá giống với năm 2008, chỉ khác là người dân không ùn ùn mua gạo tích trữ. Năm đó, thấy gạo tăng nhanh, bà nóng vội trữ hàng song lỗ nặng khi giá giảm mạnh.

“Không riêng tôi, hiện nay dân buôn gạo đều không dám trữ hàng. Mua tới đâu bán tới đó”, bà Bình chia sẻ.

Quan sát tại chợ TP Cao Lãnh, nhu cầu mua gạo của người dân không tăng mạnh. Mỗi người chỉ mua từ 10-20 kg một lần. Giá các loại gạo như 504 là 16.000 đồng một kg (gạo cũ), các loại gạo thơm dao động 16.000-17.000 đồng mỗi kg, gạo đặc sản, gạo sạch 18.000-20.000 đồng. Giá các loại này tăng trung bình 1.000-2.000 đồng một kg so với tuần trước. Giá bán sỉ cho các quán cơm, chủ hàng gạo thường thấp hơn 1.000 đồng mỗi kg so với giá lẻ.

Tại Cà Mau, giá gạo ở các chợ cũng tăng nhanh một tuần qua. Ông Sang, cửa hàng gạo ở chợ phường 4, TP Cà Mau cho biết các loại gạo tăng thêm 1.500-2.000 đồng một ký. Trước biến động giá nhanh, ông không trữ hàng quá nhiều. “Lúc trước, các đại lý báo giá lên xuống trước vài ngày, nay chỉ cách một ngày, thậm chí trong ngày thay đổi vài lần”, ông Sang nói.

Tương tự, giá các loại gạo ở TP HCM tăng từng ngày. Trong đó, các loại gạo thơm được điều chỉnh tăng thêm 2.000 đồng so với tuần trước lên 18.000-25.000 đồng một kg. Với các loại gạo xốp, nở tăng từ 13.000 đồng lên 16.000 đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, đại lý gạo ở quận Bình Tân, mỗi ngày nhà máy sản xuất báo giá gạo tăng thêm 300-500 đồng một kg. Trong đó, loại gạo nở xốp thường được bán cho các khu công nghiệp, trường học tăng giá mạnh nhất.

Tại cửa hàng gạo trên đường Quang Trung (Gò Vấp) giá nhiều loại gạo cũng vừa được điều chỉnh 500-1.000 đồng một kg. Theo đó, gạo thơm hoa sữa lên 17.000 đồng một kg, nở xốp mềm cơm 20.000 đồng, sơ ri cũ 15.000 đồng một kg.

Gạo tăng giá đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ mặt hàng này. Anh Phạm Thế Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Tinh Bột Xanh, trụ sở tại TP Sa Đéc, Đồng Tháp cho biết trung bình mỗi tháng nhà máy cần 45 tấn gạo để chế biến hủ tiếu, ống hút, con sò,… Theo anh, gạo 504 trước đây chỉ 10.000 đồng mỗi kg, nay lên 14.000-15.000 đồng một kg; gạo Hàm Châu cũng tăng giá thêm 4.000-5.000 đồng mỗi kg.

Theo chủ doanh nghiệp này, trung bình gạo tăng hơn 50% so với cách đây một tháng khiến các hợp đồng mà doanh nghiệp ký trước đó ba tháng đều trong tình trạng bù lỗ. “Trong lúc chờ thị trường bình ổn, nhà máy phải giảm một nửa công suất, đồng thời đàm phán kéo giãn thời gian giao hàng”, anh Hải cho biết.

Tương tự, chị Mỹ Ngọc chủ lò bún ở huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp cho biết các cơ sở làm bún đang gồng lỗ 500-1.000 đồng mỗi kg khi giá gạo tăng sốt nửa tháng qua. Đặc thù nghề làm bún chuộng sử dụng gạo cũ vì tỉ suất sinh lời cao hơn. Thông thường giá gạo càng tăng, nguồn cung gạo cũ càng ít.

Anh Hợp chủ một cơ sở sản xuất hủ tíu gạo ở TP Cà Mau cho biết, nguyên liệu chính anh làm ra sản phẩm là gạo Hàm Châu. Thông thường anh dùng khoảng 5 tấn gạo trong khoảng một tháng, tốn khoảng 60 triệu đồng. “Nay gạo lên 2.000 đồng một ký khiến chi phí đội lên khá nhiều”, anh nói và dự kiến tăng giá sản phẩm thời gian tới.

Tiến sĩ kinh tế Trần Hữu Hiệp, cho biết giá gạo tăng trong bối cảnh giá bán trong nước ngày càng tiệm cận với thế giới. Hiện nhu cầu gạo toàn cầu tăng, nguồn cung giảm do thời tiết cực đoan và các lệnh cấm xuất khẩu gạo gần đây của các quốc gia. Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao kỷ lục kể từ năm 2008, lên 660 USD mỗi tấn loại 5% tấm.

“An ninh lương thực ngoài việc đảm bảo cho người dân đủ lương thực với giá chấp nhận được, đồng thời phải tôn trọng quy luật cung cầu, kinh tế và công bằng xã hội, tức đảm bảo hài hoà lợi ích của các tác nhân trong ngành”, ông nói.

Cửa hàng gạo của ông Sang tại TP Cà Mau. Ảnh: An Minh

Cửa hàng gạo của ông Sang tại TP Cà Mau. Ảnh: An Minh

Ngày 6/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Chỉ thị 24 về đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo. Chỉ thị nhấn mạnh tận dụng thời cơ giá gạo lên cao để tăng xuất khẩu, nâng thu nhập người dân đồng thời đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. “Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước”, Thủ tướng nêu quan điểm.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng các bộ, địa phương rà soát quy hoạch, vùng trồng, đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa một năm. Bộ này cùng Bộ Công Thương, các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường gạo khu vực, thế giới; tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết dự kiến năm 2023, cả nước gieo trồng 7,1 triệu ha lúa, sản lượng đạt trên 43 triệu tấn (tương đương hơn 20 triệu tấn gạo). Đến đầu tháng 8, các địa phương đã thu hoạch hơn 24 triệu tấn lúa.

Từ nay đến cuối năm, nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa thu hoạch sẽ đảm bảo nhu cầu trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Lượng lúa dành cho xuất khẩu khoảng trên 15 triệu tấn (tương đương 7-7,5 triệu tấn gạo).

Nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng đẩy giá gạo xuất khẩu lập đỉnh cao mới, giá gạo trong nước cũng tăng nóng. Lúc này, các lỗ hổng của ngành hàng tỷ USD bộc lộ rõ, nguy cơ đứt gãy chuỗi liên kết.

Thời cơ hiếm có, thách thức cũng nhiều

Trao đổi với PV bên lề sự kiện mới đây về tình hình thu mua lúa gạo xuất khẩu, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời cho hay, doanh nghiệp của ông dù đã ký hợp đồng và đặt cọc trước tiền mua lúa cho nông dân, song, gần đây vẫn phải xem xét điều chỉnh giá thu mua vì “mọi thứ diễn biến quá nhanh”.

Thực tế, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, giá mặt hàng này trên thị trường thế giới tăng vọt.

Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ngày 9/8 leo lên mức 618 USD/tấn, gạo 25% cũng tăng lên 598 USD/tấn. Như vậy, gạo 5% tấm và 25% tấm đã tăng thêm 85 USD/tấn so với phiên giao dịch ngày 19/7 (thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo).

Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Ấn Độ cấm xuất khẩu là cơ hội cho ngành gạo Việt. Việc tăng thu nhập cho người nông dân đã thấy rõ, tiếp đến là vị thế gạo Việt trên thị trường quốc tế tăng. Song, ngành gạo Việt cũng gặp đầy rẫy thách thức.

Quyền thương lượng đang chuyển từ doanh nghiệp sang người nông dân. (Ảnh: Hoàng Hà)

Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời chỉ rõ, giá lương thực tăng, quyền thương lượng sẽ chuyển từ người mua (doanh nghiệp) sang người bán (nông dân). Lúc này, người nông dân lời nhiều sẽ không quan tâm lắm tới việc tiết giảm chi phí sản xuất để có giá thành hợp lý cũng như chất lượng gạo tốt hơn.

Trước đây, nông dân cần người tiêu thụ lúa, họ liên kết với doanh nghiệp. Còn bây giờ, doanh nghiệp phải đi tìm họ để mua. Cầu quá cao dẫn đến liên kết lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn, ông lo ngại.

“Doanh nghiệp đang điều chỉnh giá thu mua lúa trong dân, nhưng cũng chỉ tăng thêm một chút, tăng nhiều thì chúng tôi không đảm bảo lợi nhuận khi xuất khẩu. Bị kẹt ở giữa, các doanh nghiệp xuất khẩu phải linh hoạt để giải quyết giữa phần tăng giá bán gạo, tăng giá mua lúa cũng như bù đắp phần lỗ cho các hợp đồng đã ký từ trước”, ông Thòn nói.

Ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, nhận định, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo chỉ là giọt nước tràn ly. Việc thế giới đang khan hiếm lương thực là vấn đề từ 10 năm nay. Năm sau, nguy cơ cao hơn năm trước. Đây chính là cơ hội của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

“Cơ hội lớn nhưng một số doanh nghiệp vẫn thua lỗ. Rõ ràng, sản xuất đang không gắn liền với thị trường. Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp lỏng lẻo. Điều này xuất phát từ doanh nghiệp, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhưng không làm. Có khi chưa nắm nguồn hàng đã ký hợp đồng thì rủi ro đến là đương nhiên”, ông Bình phân tích.

Theo ông Bình, mô hình “cánh đồng liên kết” Bộ NN-PTNT triển khai cách đây đã 10 năm. Tuy nhiên, ở ĐBSCL, những mô hình như thế đếm trên đầu ngón tay, còn phần lớn kinh doanh manh mún. Do đó, cơ hội không thể đến với các doanh nghiệp đó được.

Phải chơi "ván bài lật ngửa"

Trao đổi với PV. VietNamNet, chuyên gia lúa gạo GS.TS Võ Tòng Xuân khẳng định, lúc này, người nông dân phải bán lúa ở mức giá cao hơn chứ không chấp nhận bán theo giá cũ.

Theo ông, cần chấm dứt tình trạng mạnh ai nấy làm, nông dân tự lo sản xuất, thương lái gom theo kiểu thương lái, doanh nghiệp ngồi chờ có đơn hàng rồi kêu thương lái thu gom. Phải chuyển sang mô hình liên kết, sản xuất theo đơn đặt hàng.

Mối liên kết doanh nghiệp - nông dân trong ngành lúa gạo còn lỏng lẻo. (Ảnh: Hoàng Hà)

Để ổn định, doanh nghiệp cần ký hợp đồng xuất khẩu dài hạn với đối tác nhập khẩu. Ví dụ, ký các hợp đồng tương lai, xác định giá gạo tương lai. Trong các hợp đồng tương lai, có những điều khoản điều chỉnh giá lên xuống. Nếu có biến động, hai bên ngồi lại thoả thuận để tránh bị thiệt hại.

Điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà cho cả người nông dân. Bởi, nông dân sẽ hợp tác sản xuất, liên kết thành chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có nguồn để xuất khẩu. Ở đây, vai trò của nhà nước là giúp doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu.

Quan trọng là nông dân cần phải đổi mới. Họ phải vào hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp chứ không thể “chơi” với thương lái như trước, rất bấp bênh.

Về phần mình, doanh nghiệp cũng phải chơi “ván bài lật ngửa” từ đầu với nông dân, thông tin rõ giá bán gạo xuất khẩu. Với giá đó, mức giá lúa gạo thu mua của nông dân là bao nhiêu. Doanh nghiệp được lời bao nhiêu phần trăm, nông dân được lời bao nhiêu. Như vậy, sẽ không xảy ra tình trạng đầu cơ và ghim hàng, chờ giá tăng, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Lê Thành Tùng khẳng định, ngành lúa gạo muốn phát triển bền vững cần có sự vào cuộc của nhiều bên. Trong đó, nhà nước phải đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu tập trung gắn với hợp tác xã.

Doanh nghiệp cũng phải chuyển sang sản xuất bền vững gắn với hợp tác xã. Nông dân sản xuất đơn lẻ phải vào hợp tác xã, phải vào các cánh đồng lớn để có quy trình canh tác đạt chuẩn theo yêu cầu người mua, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, sơ chế, chế biến cho tới xuất khẩu.

Tất cả các tác nhân trong chuỗi, khi thị trường lên giá có thể cùng chia lợi nhuận và khi thị trường xuống giá, các bên cùng nhau san sẻ rủi ro. Như vậy, ngành lúa gạo Việt Nam mới bền vững được.

123

KGM, AFX là con VSF. KGM doanh thu gấp 3 lần AFX, lợi nhuận gộp gấp 10 lần. Tồn kho quý 2 gấp 6 lần. Vốn hoá thấp hơn 200 tỉ. KGM đóng góp 1/4 doanh thu cho VSF. Chiếm 1/3 tồn kho của vsf. Tồn kho 1.000 tỉ tăng giá 20% lãi đột biến 200 tỉ. Vốn hoá bằng 1/70 lần sao lại đi múc afx vsf mà ko múc kgm?