Cổ phiếu GIL 2022 - tiềm năng ngành dệt may - kỳ vọng lớn vào mở mới 5 kcn

3 hiệp định EVFTA ; CPTPP và mới gần đây nhất là RCEP kỳ vọng sẽ thúc đẩy triển vọng của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may VN.
GIL là một trong những cổ phiếu được coi như là có hiệu quả nhất ngành, ROE luôn duy trì mức cao, vay nợ k nhiều, liên tục mở rộng công suất, tăng chuyền may
sắp tới đây công ty sẽ đầu tư 5KCN, hiện tại đã đc phê duyệt KCN Phú Bài 4 (460 ha); Kcn GILIMEX quảng ngãi 730ha (đang xin cấp phép ), KCN GILIMEX VĨNH LONG, GILIMEX LẤP VÒ 674ha .
tuy nhiên có nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề ban lãnh đạo và vụ PHRL tháng 5 vừa qua.
Hôm nay em sẽ phân tích triển vọng mảng dệt may trước, còn KCN thì sẽ để sau

Gửi các bác phần 1, mong các bác cho em xin 1 like cũng như là 1 dki kênh

1 Likes

GILIMEX
Gil là một công ty cũng khá lâu đời với tiền thân là 1 công ty nhà nc thành lập năm 1982, sau đó được cổ phần hóa với VDL là 12 tỷ . Gil chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2002, và là DN thứ 11 được niêm yết trên sàn chứng khoán. trải qua 40 năm thì hiện nay VDL của GIL là 432 tỷ và sắp tới sau đợt PHRL thì VDL của GIL sẽ tăng lên 600 tỷ.
Về ngành nghề , Gil là doanh nghiệp hàng đầu trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng gia dụng và may mặc như vali, balo, túi xách, túi đựng đồ, vân vân. Doanh thu của GIL đến chủ yếu từ xuất khẩu, và thị trường tiêu thụ chính là Châu Âu và Mỹ. Hiện tại danh sách khách hàng của Gilimex có khoảng 10 khách hàng ,trong đó chủ yếu là từ 2 đối tác lớn là IKEA và AMAZON, chiếm tới 80% doanh thu.
Lợi thế của khách hàng lớn là k phải đi đòi tiền khách hàng, KH thanh toán rất đảm bảo cho công ty. Đồng thời là mang lại cơ hội mới về mặt sx, hướng đến CN cao như : cơ khí chính xác, ngành phục vụ cho tự động hóa. Hiện công ty cũng đang có các đơn sx thử là sx phụ kiện cho robot , đây là bc tiến mới của công ty.
Đặc biệt là đối với khách hàng Amazon thì bên Amazon đang có tham vọng mở rộng kho hàng trên toàn thế giới và tìm kiếm các nhà xuất khẩu tại chỗ , trong đó có VN. Kế hoạch của Amazon đối với thị trường VN là giúp nhà sx tận dụng kênh phân phối trực tuyến để tiếp cận khách hàng của amazon.

1 Likes

Về tổng quan ngành dệt may
Ngành dệt may được xếp vào nhóm ngành hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu, và nhạy cảm với chu kỳ kinh tế. Ngành này có giá trị xuất khẩu ròng đâu đó chiếm khoảng 5-7% GDP Việt Nam.
Chúng ta đều biết thị trường chủ lực của xuất khẩu xơ, sợi dệt của VN là TQ, chiếm đến 60% . Còn hàng may mặc VN thì chủ yếu là xuất khẩu sang Mỹ và EU. 2 nơi mà có tỷ lệ tiêm chủng rất là cao, nhu cầu phục hồi kinh tế, nhu cầu hàng may mặc là rất lớn. thứ 2 là việc việt nam tham gia 2 hiệp định lớn là hiệp định EVFTA và cũng như là hiệp định CPTPP đã đi vào thực thi dẫn đến là chúng ta sẽ có thêm sự cạnh tranh nhờ vào việc đc miễn giảm 1 số thuế.
Theo cam kết của EVFTA, 42,5% số dòng thuế hàng dệt may vào EU được giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 47,5% số dòng thuế còn lại sẽ giảm dần về 0% trong 5-7 năm. Với EVFTA, hàng dệt may VN sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hàng so vs hàng TQ và cạnh tranh ngang bằng về giá với các nc hiện đang được hưởng thuế 0% như Bangladesh, pakistan.
Hay như hiệp định CPTPP và gần đây là RCEP, sản phẩm dệt may của VN cx đều có thể hưởng mức thuế ưu đãi 0% khi đáp ứng đc yêu cầu về xuất xứ của sản phẩm và nguyên liệu. Tuy nhiên hiện nay, ngành dệt may đang phải phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ TQ, Đài loan, HQ, Ấn độ ( những nc ko phải thành viên tpp) .
Yêu cầu để hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% là phải đáp ứng được nguyên tắc xuất . Đây là một thách thức khó cho ngành dệt may VN trong bối cảnh phần lớn các DN vẫn chưa thể tự chủ đc hoàn toàn đầu vào nguyên liệu của mình. Tới thời điểm hiện tại , gần như chỉ có dệt may Thành công là sở hữu chuỗi sản xuất khép kín từ A-z, đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt trên. Tuy vậy nhiều DN lớn khác cx đang tích cực đẩy mạnh đầu tư nhằm cải thiện điểm yếu này.

1 Likes

Theo như mình biết rằng thì TQ sẽ giảm hoạt động khâu sản xuất may mặc và tập trung vào chuyển đổi sâu và n/cao chuỗi giá trị.Theo đó thì VN, cùng với Banglades, Campuchia và Myanmar sẽ là những quốc gia đc hưởng lợi nhiều nhất.Như vậy khó khăn của các đối thủ cạnh tranh chính là cơ hội thúc đẩy khả năng mở rộng thị phần của VN.
Đầu tiên là cuộc đảo chính ở Myanmar nửa đầu 2021, đã làm gián đoạn các đơn hàng của nhiều thương hiệu dẫn đến việc tạm thời chuyển đơn đặt hàng sang VN là nơi ổn định về chính trị. Cta cũng biết thêm rằng Mỹ và Châu âu đang trừng phạt Tân Cương liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức dẫn đến là đơn hàng của TQ cũng sẽ bị dịch chuyển dần sang VN. Cộng thêm vào đó là căng thẳng thương mại MỸ-T cx khiến xu hướng d/chuyển nguồn cung ứng ra khỏi TQ sang châu Á, trog đó có VN diễn ra nhanh hơn.
Đã từ rất lâu, các DN TQ luôn muốn rửa xuất xứ để hưởng các ưu đãi liên quan đến việc giảm miễn thuế .Thuế suất ưu đãi GSP mà Mỹ dành cho các nước kém phát triển trong đó có CPC (campuchia) là = 0 cho nên rất nhiều DN TQ cx như các ông chủ VN đặt các nhà máy tại CPC để rửa xuất xứ. Mà ưu đãi này cx đã gần hết hạn và nhiều thông tin cx cho rằng nó sẽ khó được gia hạn vì đây là một trong những biện pháp được Mỹ thiết kế nhằm gây áp lực lên CPC vì mối quan hệ ngày càng chặt với TQ.
Cộng thêm với đó là việc EU đã rút lại 20% ưu đãi thuế quan EBA dành cho CPC, bao gồm 1 số sp may mặc, giày dép, qua đó tạo cơ hội cho VN dành thị phần của cpc. N/vậy khi mà CPC ko còn được hưởng thuế suất ưu đãi sẽ dẫn đến việc nơi đây k còn hấp dẫn và rất nhiều nhà máy sẽ đóng cửa và đơn hàng thì đc chuyển về VN.
Như vậy có thể thấy là về vĩ mô là đang ủng hộ VN, chúng ta đang chiếm được đơn hàng của các đối thủ bị yếu đi. Minh chứng là năm qua, VN lần đầu tiên vượt Hàn quốc trở thành nc xuất khẩu xơ sợi lớn T6 trên Tg và cx là lần đầu tiên VN vượt Bangladesh về xuất khẩu may mặc, đứng thứ 3 TG sau Trung quốc và EU. Từ đây có thể khẳng định được chúng ta đang ở thời kì thuận lợi để mua các cổ phiếu dệt may

1 Likes

Like, Thanks bác!

1 Likes

kk, yêu thích thì cho em xin 1 like đăng kí kênh ủng hộ nhé.
Đây là góc nhìn cá nhân em, đôi khi cx sẽ k đúng. bác có biết thêm gì về GIL thì có thể chia sẻ nhé

1 Likes

image
Tình hình là có bác nào lên tàu chưa, bài viết khuyến nghị từ mấy hôm trc, nếu ai tinh ý thấy lái thường xuyên kê lệnh đè giá ép nhỏ lẻ bán. Nay bung nóc :))

KỲ VỌNG GÌ VÀO GIL 2022 ?
Cách nhận biết rõ nhất là nhìn vào các ae khác trong ngành . Có thể thấy các dn dệt may đều đặt kế hoạch kinh doanh rất cao trong năm 2022, k phải ngẫu nhiên mà họ dám đặt như vậy, vì nếu đặt cao mà không thực hiện được là điều tối kị. Vậy thì chỉ còn khả năng duy nhất là BLĐ các công ty đều nhận thấy 2022 là thiên thời của ngành xuất khẩu dệt may. Vậy thì với 1 doanh nghiệp vốn dĩ làm ăn hiệu quả bậc nhất ngành như GIL thì mọi người hẳn cũng đoán đc 2022 là như thế nào. Tranh thủ lên thuyền, tương lai phía trước đang rất rộng mở :grin:


phần 2 cập nhật KQKD quý 4

image