Bài phân tích hôm nay sẽ thuần về các yếu tố cơ bản tổng quan chứ không phải các số liệu quá cụ thể về hoạt động kinh doanh. Ba yếu tố em phân tích ở dưới sẽ giúp cả nhà nắm được các thông tin chính về các yếu tố tạo bước cho MBB thời gian tới. Bước ngoặt này là bước ngoặt tốt hay bước ngoặt xấu? Câu chuyện chi tiết đã được trình bày ở dưới. Mời cả nhà bắt đầu trải nghiệm.
I. ĐA DẠNG HÓA
-
Tăng trưởng cho vay được dẫn dắt chủ yếu bởi nhóm KHDN kể từ năm 2023 đến nay trong khi dư nợ kênh trái phiếu doanh nghiệp giảm dần và chỉ còn đóng góp khoảng 5% danh mục tín dụng. Điều này cho thấy nhu cầu nhóm khách hàng doanh nghiệp hồi phục tốt hơn nhóm khách hàng cá nhân bên cạnh việc nhiều khả năng có sự chuyển dịch một phần từ trái phiếu tái cơ cấu thành các khoản vay.
-
Mặt khác, mặc dù tăng trưởng tương đối kém trong giai đoạn đầu năm, nhóm khách hàng cá nhân cũng đã cho thấy những dấu hiệu hồi phục trong 2 quý trở lại đây, với mức tăng trưởng 9.4% YTD sau 9T2024. Kỳ vọng nhu cầu tín dụng từ nhóm khách hàng này sẽ phục hồi tốt hơn trong những tháng cuối năm do mùa lễ hội, Tết Nguyên Đán đang đến gần. Quý 4 cũng thường là thời điểm nhu cầu tín dụng cao, lưu ý rằng MBB có mức tăng trưởng từ 13.7% lên 28% trong 3 tháng cuối năm 2023. Khả năng ngân hàng sẽ hoàn thành hạn mức tăng trưởng trong năm nay (20%).
-
MBB sẽ tiếp tục cơ cấu danh mục theo hướng đa dạng hoá, với mức tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2025-2027 sẽ đạt 18-20% - thấp hơn GĐ 2020-2023 khi tăng trưởng trên quy mô tín dụng lớn hơn. Cho vay kinh doanh hộ gia đình, thương mại và chế biến, chế tạo sẽ tiếp tục chiếm phần lớn trong danh mục cho vay, trong khi giải ngân với lĩnh có rủi ro cao hơn như cho vay phát triển bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ duy trì ở tỷ trọng vừa phải.
II. HOÀN TẤT CHUYỂN GIAO
-
Trong tháng 10/2024, MB đã hoàn tất quá trình nhận chuyển giao từ NHNN một ngân hàng “0 đồng” là OceanBank. Theo đó, MB sẽ tham gia vào hoạt động của OceanBank để đưa ngân hàng yếu kém quay về hoạt động bình thường, khắc phục lỗ luỹ kế và đảm bảo các quy định về an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Như đã đề cập trong các bác cáo trước đây, việc tham gia tái cấu trúc các tổ chức tín dụng yếu kém sẽ giúp MB có lợi thế về hạn mức tín dụng được cấp hàng năm.
-
Ngày 18/12/2024, MB thông báo OceanBank sẽ đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Việt Nam hiện đại, gọi tắt là MBV. Đồng thời, ngân hàng cũng bộ nhiệm một số thành viên trong HĐQT của MB đảm nhận những chức vụ quan trọng tại MBV.
III. CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (Yếu Tố Tác Động Mạnh Đến Lợi Nhuận)
-
Sơ bộ diễn biễn biến chất lượng tài sản trong quý 3: Nợ xấu ghi nhận tăng mạnh so với quý trước và cùng kỳ, đặc biệt nợ nhóm 3 và nhóm 5 tăng lần lượt 65% và 59% QoQ. Theo MBB, nợ xấu gia tăng trong quý này do nhiều khách hàng (bao gồm KH mới) gặp những khó khăn tài chính tạm thời dẫn đến việc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ nợ. Mặc dù chất lượng tài sản suy yếu nhưng trích lập trong kỳ lại không được như mức chúng tôi kỳ vọng. Chi phí dự phòng RRTD quý 3 giảm 18% so với quý trước trong khi nợ xấu tăng 42% QoQ đã kéo theo tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 102% (quý 2) về 69% (quý 3). Điều này có thể cho thấy đánh giá của ngân hàng với sự chậm trả của KH trong quý vừa qua chỉ là yếu tố tạm thời, dự kiến sẽ quay trở lại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn trong quý tới.
-
Dù vậy trong ngắn hạn áp lực lên chất lượng tài sản của ngân hàng còn tương đối lớn, đến từ:
- Thứ nhất, việc Thông tư 02/2023 hết hạn vào cuối năm nay và nhiều khả năng sẽ không được gia hạn sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu và chi phí trích lập dự phòng. Lưu ý, dư nợ tái cơ cấu theo TT02 của MBB đang chiếm khoảng 0.5-0.6% tổng tín dụng – dưới 1% nhưng vẫn cao hơn một số ngân hàng TMCP cùng nhóm.
- Thứ hai, các khoản trái phiếu gia hạn 2 năm chuẩn bị đáo hạn vào năm 2025-2026.
- Thứ ba, những khó khăn tạm thời của KH cũng cần thời gian giải quyết, ít nhất 1-2 quý để có thể quay lại nhóm nợ tiêu chuẩn tuỳ vào mức độ hồi phục của nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng.
-
Về dài hạn, còn có những tín hiệu tích cực cho phục hồi của MBB, đến từ việc một số dự án BĐS và năng lượng tái tạo đang được Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn. Đây đều là những dự án này có liên đới trực tiếp tới một số khách hàng doanh nghiệp lớn của MBB. Với giả định các dự án sẽ được tháo gỡ hoàn toàn trong 1 vài năm tới, đây sẽ là cơ sở để MBB đưa chất lượng tài sản quay trở lại nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt như giai đoạn trước.
-
Việc MBB tăng trích lập dự phòng đang có khả năng xảy ra cao vì hai doanh nghiệp nợ lớn đều liên quan đến lĩnh vực bất động sản cao cấp và cả có cả vi phạm ở các dự án bất động sản và điện tái tạo. Cả nhà đến với phần kết luận để em Linh chia sẻ kỹ hơn nhé.
IV. KẾT LUẬN
- Giải thích chi tiết về cho cả nhà. Doanh nghiệp bất động sản và doanh nghiệp năng lượng được nhắc đến ở đây đó chính là Novaland và Trung Nam. Đây là hai doanh nghiệp được MBB cho vay lớn.
-
Về phần NVL thì dự án Aquacity đang được hồi sinh. Trước đó dự án này dính khá nhiều vi phạm trong khu vực nên bị công an điều tra. Chưa nói đến việc không ngưng hỗ trợ lãi khiến khách hàng phải bỏ ngang và điểm yếu lớn nhất của dự án này đó chính là hạ tầng kết nối. Nay vấn đề này đã được giải quyết nhờ nhà ga tàu cao tốc Sài Gòn - Long Thành (như báo nói). (nhưng có một thắc mắc người có tiền mua đất ở đó thì sẽ di chuyển bằng tàu đi từ Aqua lên Sài Gòn làm?). Nói chung Aqua nằm ở vị trí khá là khó để dân cư có thể ở đó và di chuyển lên Sài Gòn. (Aqua theo trên báo nói là khu đô thị vệ tinh). Vệ tinh mà di chuyển đến trung tâm khó và mất thời gian khá nhiều? Vậy Aqua có phải khu đô thị vệ tinh?. Bài toán của Aqua là một bài toán cực khó vì thật sự hạ tầng kết nối thật sự chưa tối ưu vì chính vị trí xây dựng. Cả nhà phải đánh giá về luật bất động sản đã thay đổi. Tiền bẩn khó có khả năng chảy vào ồ ạt như ngày xưa nên việc đẩy nhanh được việc bán hàng tại các khu vực nằm ngoài Sài Gòn và Hà Nội là rất khó vì thanh khoản không mạnh và nhu cầu cũng không nhiều.
-
Trung Nam Group có cả về bất động sản và mạnh nhất là về mảng năng lượng tái tạo. Nhưng bất động sản thì cũng khá khẩm mấy khi một trong những dự án lớn của họ là khu đô thị sinh thái Golden Hills City (Đà Nẵng) thuộc dạng bất động sản cao cấp. Bất động sản cao cấp gặp đúng thời điểm luật bất động sản sửa đổi? Đây là chưa nói đến các sai phạm của Trung Nam. Vào năm 2012, Golden Hills City từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có hàng loạt vi phạm liên quan tới giao đất, cho thuê đất, cấp phép đầu tư không đúng quy định. Đến năm 2023, dự án này tiếp tục dính lùm xùm khi nhiều khách hàng mua đất tại đây vẫn không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Chủ đầu tư nhiều lần ra văn bản phúc đáp, lý giải về sự việc, cam kết ra sổ… nhưng sau đó lại liên tục xin lỗi, hứa hẹn.
-
Bất động sản thì còn có thể vẽ vời được nhưng mảng năng lượng thì rất khó. Các dự án này nổi cộm lên là các dự án của Tập đoàn Trung Nam, trong đó có dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam; Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Bắc (công suất 204 MW); Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam 19.
-
Kết luận của Thanh tra Chính phủ về Quy hoạch điện 7 và điện 7 điều chỉnh ban hành tháng 12.2023 đã thể hiện rõ: Đối với dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc (công suất 204 MW) và dự án Trung Nam Thuận Nam, việc thẩm định năng lực tài chính nhà đầu tư của hai dự án này chưa thực hiện đúng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2014.
-
Do vậy, từ tháng 10.2023 đến nay, EVN chỉ thanh toán một phần doanh thu phát điện tương ứng phần diện tích nhà máy thuộc xã Phước Minh. Tổng giá trị chưa thanh toán tương ứng phần diện tích còn lại khoảng 274,2 tỉ đồng.
-
Dạ vâng như cả nhà có thể thấy hai doanh nghiệp nợ lớn của MBB đều dính đến các sai phạm. Riêng Trung Nam là nặng nhất vì lỗi chồng chéo. Những việc dính tới pháp lý thường kéo dài và làm ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp khiến cho nợ không được thanh toán đúng hẹn làm cho ngân hàng cho vay cũng bị ảnh hưởng. Vấn đề của hai doanh nghiệp này thật sự thách thức MBB khá nhiều. Trung Nam là cực kỳ báo động, theo bảng công bố thông tin mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) ghi nhận đến cuối 2023 còn khoảng 24.290 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, giảm gần 13%. Doanh nghiệp này đang có nợ phải trả lớn gấp 2,7 lần, khoảng 65.100 tỷ đồng. Năm ngoái, Trung Nam lãi sau thuế âm hơn 2.878 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, công ty lỗ khoảng 7,9 tỷ đồng.
-
Hoạt động kinh doanh của MBB vẫn đang phát triển tốt. Nhưng cả nhà phải theo sát hoạt động của Trung Nam và NVL thời gian tới để có thể chủ động trong việc dự báo về phần quản trị rủi ro của MBB (tăng hay giảm trích lập dự phòng).
Hai doanh nghiệp này sẽ tác động mạnh đến hoạt động trích lập dự phòng của MBB thời gian tới. Việc chính phủ và cơ quan địa phương đang cố gắng hỗ trợ gỡ rối cho doanh nghiệp là một tín hiệu tích cực. Nhưng thực tế thì còn phải dựa vào tiến độ thời gian tới mới có thể đánh giá được. Vậy thì theo dõi tin tức như thế nào, tổng hợp và phân tích ra sao? Cả nhà liên hệ ngay em Linh để nhận được bản kế hoạch chi tiết được cập nhật từng tuần từ đó giúp cả nhà bám sát được bối cảnh MBB nhé. Za.lo 096.996.5276 (Linh). Lưu ý đã có một điểm mua xuất hiện. Cả nhà liên hệ em ngay để nhận được nhé.