Giá cổ phiếu MWG đang lao dốc và có thể chạm mốc 50 – một mức giá mà ít ai ngờ tới. Nhưng liệu đây có phải là tín hiệu cảnh báo nguy hiểm hay chính là cơ hội vàng để “bắt đáy” và gặt hái lợi nhuận lớn nhất trong năm 2025? Vậy sự thật đằng sau đợt giảm giá này là gì? Liệu MWG có đang tiềm ẩn cú bật tăng mạnh mẽ? Tất cả sẽ được trình bày chi tiết dưới bài phân tích ở dưới.
I. TẠO NỀN 2025
- Từ năm 2022 đến 2024, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã thực hiện chiến lược tái cơ cấu mạnh mẽ nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể, MWG đã cắt giảm số lượng nhân sự và đóng cửa một số cửa hàng thuộc các chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh.
CẮT GIẢM NHÂN SỰ:
-
Năm 2022, MWG bắt đầu giảm quy mô nhân sự sau giai đoạn mở rộng nhanh chóng và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tính đến cuối năm 2023, số lượng nhân viên còn 65.414, giảm gần 8.600 người so với đầu năm.
-
Đến tháng 9 năm 2024, tổng số nhân viên tiếp tục giảm xuống còn 60.258, tức giảm thêm gần 5.200 người so với cuối năm 2023.
-
Tổng cộng, từ năm 2022 đến tháng 9 năm 2024, MWG đã giảm hơn 13.700 nhân sự.
Đóng cửa hàng:
-
Năm 2023, MWG đóng tổng cộng 206 cửa hàng, trong đó chuỗi Thế Giới Di Động giảm 112 cửa hàng, còn 1.078 điểm bán; Điện Máy Xanh giảm 94 cửa hàng, còn 2.190 điểm bán.
-
Năm 2024, chuỗi Thế Giới Di Động tiếp tục giảm 57 cửa hàng, còn 1.021 điểm; Điện Máy Xanh giảm 164 cửa hàng, còn 2.026 điểm.
-
Việc cắt giảm nhân sự và đóng cửa hàng giúp MWG giảm đáng kể chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí nhân công và chi phí duy trì cửa hàng.
-
Đầu năm 2024, dù đóng cửa gần 200 cửa hàng và cắt giảm hơn 4.850 nhân sự, doanh thu của MWG trong quý III/2024 tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy hiệu quả từ chiến lược tinh gọn bộ máy và tập trung vào các cửa hàng hoạt động hiệu quả.
- Đó là chưa kể đến việc BHX lần đầu tiên ghi nhận lợi nhuận trong quý II/2024 với gần 7 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho chuỗi siêu thị này. Đến quý III/2024, lợi nhuận tiếp tục tăng, cho thấy sự ổn định và tiềm năng phát triển của BHX.
II. CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG BÁCH HÓA XANH 2025
- Dựa trên thành công này, MWG dự kiến mở mới từ 200 đến 400 cửa hàng BHX trong năm 2025, tập trung vào các tỉnh miền Trung nhằm chiếm lĩnh thị phần và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
-
Chiến lược mở rộng của MWG thường đánh theo hướng mở hàng hoạt sau đó đánh giá lại thông số để quyết định xem các vị trí có phát huy được đúng với kỳ vọng. Rồi sau đó mới cắt giảm. Chiến lược này có ưu điểm là không bỏ sót bất kỳ địa điểm chiến lược nào. Nhưng có khuyết điểm là sẽ ngốn một lượng lớn chi phí thời gian đầu khi sử dụng. Vì vậy vấn đề chi phí và thoái quen tiêu dùng của khu vực miền Trung sẽ là một trong những yếu tố anh chị cần theo sát báo cáo quý 1 năm 2025 của MWG.
-
Để đánh giá được thời gian MWG có thể hoàn vốn cho chiến dịch mở rộng ra miền Trung thì có thể nói là rất khó vì cần tổng hợp số liệu rất nhiều để có thể phân tích ra vấn đề. Vì vậy em Linh sẽ lấy ví dụ về chiến lược mở rộng ở khu vực miền Nam để cả nhà có thể thấy được một ví dụ tại một khu vực nhất định. Lưu ý vì đây mới là lần thứ 2 MWG áp dụng chiến lược mở rộng thành ra ta sẽ phải lấy khu vực miền Nam để ví dụ.
III. CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG BXH Ở MIỀN NAM BAO LÂU MỚI CÓ LỜI?
- Bách Hóa Xanh (BHX), chuỗi bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), đã trải qua một hành trình phát triển kéo dài 9 năm từ khi thành lập vào năm 2015 đến khi đạt lợi nhuận vào năm 2024. Dưới đây là phân tích chi tiết về quá trình này:
1. Giai đoạn khởi đầu và mở rộng (2015-2019):
- 2015: BHX khai trương cửa hàng đầu tiên, đánh dấu bước chân vào thị trường bán lẻ thực phẩm.
- 2017: Số lượng cửa hàng tăng lên 300, cho thấy tốc độ mở rộng nhanh chóng.
- 2019: BHX đạt mốc 1.000 cửa hàng trên toàn quốc, khẳng định vị thế trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm.
2. Giai đoạn tái cấu trúc và tối ưu hóa (2020-2023):
-
2020-2021: BHX tiếp tục mở rộng, nhưng đối mặt với thách thức về hiệu quả hoạt động và lợi nhuận.
-
2022: Trước áp lực từ thị trường và nhu cầu tối ưu hóa, BHX tiến hành tái cấu trúc bằng cách thay đổi bố trí cửa hàng và đóng cửa nhiều điểm bán không hiệu quả. Cụ thể, số lượng cửa hàng giảm từ 2.106 cuối năm 2021 xuống còn 1.740 vào tháng 9/2022, tương đương giảm 17,4%.
-
2023: Mặc dù đã thực hiện các biện pháp cải tổ, BHX vẫn ghi nhận lỗ ròng khoảng 1.200 tỷ đồng, với biên lãi ròng âm 3,8%.
3. Giai đoạn đạt lợi nhuận và định hướng tương lai (2024):
- 2024: Nhờ chiến lược tối ưu hóa chi phí và tập trung vào các cửa hàng hiệu quả, BHX lần đầu tiên đạt lợi nhuận sau thuế.
-
Quý 2/2024: BHX ghi nhận lợi nhuận 7 tỷ đồng, đánh dấu lần đầu tiên chuỗi này có lãi kể từ khi thành lập.
-
Quý 3/2024: Lợi nhuận tăng mạnh lên gần 90 tỷ đồng, cho thấy sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả kinh doanh.
-
Cả năm 2024: BHX đạt doanh thu hơn 41.000 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm trước, và lần đầu tiên mang lại lợi nhuận cho MWG ở cấp độ công ty.
Kết Luận
- Sau 9 năm phát triển với nhiều thăng trầm, Bách Hóa Xanh đã chuyển mình từ giai đoạn mở rộng nhanh chóng, qua quá trình tái cấu trúc và tối ưu hóa, để cuối cùng đạt được lợi nhuận vào năm 2024. Thành công này đặt nền tảng cho những bước tiến vững chắc trong tương lai của chuỗi bán lẻ này. Lưu ý, BHX mất đến 9 năm mới có thể ổn định được một trong những khu vực có thanh khoản lớn nhất Việt Nam. Vì vậy họ thừa kinh nghiệm để tối ưu nhanh hơn chiến lược mở rộng lần hai ra miền Trung. Nhưng như em đã chia sẻ ở trên. Mật độ dân cư ở hai khu vực này hoàn toàn khác nhau nên sẽ dẫn đến nhưng kết quả khác nhau. Ở miền Nam, để BHX đánh giá là chi nhánh nào không hiệu quả thì rất nhanh vì mật độ dân cư đông sẽ cho họ kết quả đánh giá sớm hơn. Còn ở miền Trung thì có khả năng sẽ là một bài toán khác vì thoái quen tiêu dùng khác nhau.
IV. MẢNG ĐIỆN MÁY TRONG NƯỚC VÀ CHUỖI ERABLUE NĂM 2025
CHUỖI ĐIỆN MÁY TRONG NƯỚC
- Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) ghi nhận tổng doanh thu thuần 125.000 tỷ đồng, hoàn thành 100% mục tiêu đề ra. Trong đó, hai chuỗi bán lẻ chính là Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động đóng góp tổng cộng 81.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 65,4% tổng doanh thu của MWG. Cụ thể, chuỗi Điện Máy Xanh chiếm 44,4% tổng doanh thu, trong khi chuỗi Thế Giới Di Động (bao gồm cả Topzone) đóng góp 22,4%.
- Về mảng điện máy trong nước thì không có quá nhiều vấn đề để phân tích vì em cũng đã chia sẻ sâu cho cả nhà liên tục về hoạt động này. Đánh giá chung vẫn đang tốt lên ở mặt doanh thu và lợi nhuận nên sẽ là một trong những mảng giữ được dòng tiền chảy tương đối cho MWG. Cái quan trọng ở thời điểm này chúng ta phải chú ý chiến lược mở rộng mảng điện thoại ở Indonesia.
CHUỖI ERABLUE
-
EraBlue là công ty liên doanh giữa Thế Giới Di Động và PT Erajaya Swasembada Tbk (Erafone) - công ty con của Tập đoàn Erajaya tại Indonesia. Cửa hàng đầu tiên của thương hiệu này được khai trương vào cuối tháng 11/2022.
-
Chuỗi EraBlue là thử nghiệm mới tại thị trường nước ngoài của Thế Giới Di Động. Theo đó, vào ngày 22/4/2022, Thế Giới Di Động đã góp vốn vào EraBlue theo nghị quyết của HĐQT ngày 28/12/2021 với số vốn ban đầu 181 tỷ đồng để nắm giữ 45% cổ phần tại liên doanh này.
-
Trong Quý 3/2024, Erablue đã bắt đầu có lãi ở mức 329 triệu đồng đánh dấu bước đầu thành công tại thị trường giàu tiềm năng với quy mô dân số gấp gần 3 lần Việt Nam. Bước sang Quý 4/2024, Erablue tiếp tục ghi nhận khoảng 2,5 tỷ đồng lợi nhuận là tiền đề cho năm 2025 mở rộng mạnh mẽ hơn. Hiện tại, Erablue đang có 87 cửa hàng và tiếp tục hướng đến mục tiêu mở mới 150 cửa hàng trong năm 2025.
-
Chuỗi EraBlue, tuy mới nhưng với lợi thế có sự hậu thuẫn của hai tập đoàn lớn thì tốc độ phát triển tương đối nhanh khi chỉ sau hai năm đã bắt đầu sinh ra lợi nhuận và sắp tới ý quan trọng nhất mà mọi người cần lưu ý đó chính là việc EraBlue đang có kế hoạch tiếp tục mở mới thêm 150 cửa hàng trong năm 2025. Với vấn đề của EraBlue thì không phải là thanh khoản vì Indonesia tới gần 300 triệu người nên đó không phải vấn đề. Cái quan trọng là mà nhà đầu tư cần theo dõi là MWG có tiếp tục cách đánh phủ đầu mở hàng loạt như ở Việt Nam hay không? Vì nếu áp dụng như vậy thì khả năng cao chi phí sẽ đội lên cao vì sức ép từ việc mở rộng hàng loạt.
V. KẾT LUẬN
-
Từ năm 2022 đến 2024, MWG đã mạnh tay cắt giảm nhân sự và đóng cửa hàng không hiệu quả, giúp tối ưu hóa chi phí và cải thiện biên lợi nhuận. Kết quả là doanh thu quý III/2024 đã tăng 13% so với cùng kỳ, cùng với việc chuỗi Bách Hóa Xanh lần đầu tiên có lãi sau 9 năm hoạt động. Điều này cho thấy chiến lược tinh gọn bộ máy của MWG đã phát huy hiệu quả rõ rệt.
-
Năm 2025, MWG đặt mục tiêu mở mới từ 200 đến 400 cửa hàng Bách Hóa Xanh ở miền Trung – một thị trường còn nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức về thói quen tiêu dùng. Kế hoạch này có thể giúp MWG gia tăng thị phần đáng kể nếu triển khai thành công, dù vẫn tồn tại rủi ro về chi phí và thời gian hoàn vốn.
-
Trong thời gian tới, chuỗi Erablue được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng doanh thu của MWG nhờ tiềm năng lớn từ thị trường Indonesia – một quốc gia đông dân và có nhu cầu cao về sản phẩm công nghệ. Sự hợp tác với Erajaya giúp MWG nhanh chóng tiếp cận thị trường mới và tận dụng hệ thống phân phối sẵn có, đồng thời đa dạng hóa nguồn doanh thu, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, MWG cũng phải đối mặt với thách thức từ sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ lớn tại Indonesia và rủi ro trong việc vận hành quốc tế.
-
Nhìn vào thì cả nhà có thể thấy, nhìn đâu cũng thấy rủi ro về mặt chi phí sẽ tác động rất lớn đến đà tăng trưởng MWG trong năm nay. Nhưng trong bài viết này ta mới chỉ nói đến các rủi ro về chi phí có thể phát sinh trong năm tới mà chưa bàn đến các vấn đề về sức mua. Đây chính là mảnh ghép còn lại để cả nhà có thể hình dung đúng được câu chuyện thời gian tới sẽ diễn ra như thế nào? Vậy thì mức độ tăng trưởng của sức mua năm nay là bao nhiêu? Điểm mua tại vùng giá 50 của MWG có thể diễn ra như kế hoạch hay không? Để nhận được đáp án, cả nhà vui lòng liên hệ số Za.Lo 096.996.5276 của em Linh để nhận được bản kế hoạch chi tiết nhé. Lưu ý, vùng giá 50 (dung sai), có thể là một trong những điểm mua cho MWG tốt nhất trong năm 2025.