Thị trường cổ phiếu ngành than
Việt Nam có trữ lượng than có thể khai thác khoảng 3,360 triệu tấn (chiếm 0.3% trữ lượng than thế giới). Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng than hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), hoạt động theo sự chỉ đạo hướng dẫn của TKV. Tiêu thụ than bình quân đầu người của thế giới là 19.33GJ/người, trong khi Việt Nam có mức tiêu thụ than bình quân 21.35 GJ/người, cao hơn đôi chút so với bình quân thế giới nhưng rất thấp so với Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia.
Theo nhận định của lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), nhu cầu than cho sản xuất, nhất là than cho sản xuất điện đang có xu hướng tăng cao. Dự kiến giai đoạn 2021-2030, sản lượng khai thác than tăng lên khoảng 50-55 triệu tấn/năm.
Nguyên nhân khiến nhu cầu sử dụng than tăng cao là do hàng loạt các nhà máy nhiệt điện chạy than được xây dựng thời gian qua, một số ngành như xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất,… tăng trưởng trở lại sau dịch Covid-19 cũng như sự thiếu hụt năng lượng từ thủy điện trong giai đoạn thời tiết El Nino.
Đặc điểm của ngành than
Cổ phiếu ngành than là nhóm ngành nghề kinh doanh đặc biệt và đặc thù, vì ngành than chịu sự quản lý chặt chẽ từ Chính Phủ. Hàng năm, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đưa ra kế hoạch khai thác và giao khoán cho các công ty con thực hiện. TKV sẽ đóng vai trò quyết định giá cả, số lượng than cần khai thác cũng như kế hoạch khai thác cho từng thành viên. Thông thường, giá than sẽ được điều chỉnh khoảng 3 – 4 năm/lần khi có những biến động lớn.
Sau khi đồng loạt báo lãi cao trong quý I/2023, diễn biến tích cực này vẫn tiếp tục được phản ánh trong kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp ngành than. Với kết quả kinh doanh khả quan nêu trên của doanh nghiệp, trên sàn chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngành than đã ghi nhận sóng tăng khá mạnh, thậm chí có cổ phiếu còn tăng hơn 81% trong nửa đầu năm 2023.
TKV đặt mục tiêu năm 2024 sẽ tiêu thụ 50 triệu tấn than, xuất khẩu đạt 1.4 triệu tấn, dự kiến nộp Ngân sách 25,500 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2024 cũng bao gồm thúc đẩy đầu tư và nghiên cứu thăm dò, phát triển alumin và nhôm, tạo động lực dẫn dắt phát triển công nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên và thực hiện đề án cơ cấu lại tập đoàn đến năm 2025.
Lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành than
Khi đầu tư vào cổ phiếu ngành than , nhà đầu tư không chỉ cần theo dõi giá than trên thị trường thế giới mà còn phải nắm bắt các yếu tố vĩ mô, chính sách về môi trường cũng như xu hướng công nghệ để có phương hướng quyết định.
Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đưa ra kế hoạch khai thác và giao khoán cho các công ty con, cổ phiếu ngành than đa phần thanh khoản không cao.
Để đảm bảo cam kết của Việt Nam tại COP26 phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, lộ trình phát triển các ngành năng lượng (điện, than, dầu khí…) cần được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo đạt cam kết nêu trên. Theo đó, dự báo nhu cầu sử dụng than của Việt Nam đến năm 2045 theo sẽ khoảng 94 – 97 triệu tấn vào năm 2025 và tăng lên đạt đỉnh khoảng 124 – 127 triệu tấn vào năm 2030 và đến năm 2045 giảm còn khoảng 73 – 76 triệu tấn.
Kết luận
Vì vậy, nhà đầu tư cần theo dõi, cân nhắc cũng như đánh giá rủi ro cũng như tiềm năng tăng trưởng trong kết quả kinh doanh cũng như tiềm năng của từng cổ phiếu để có hành động đúng đắn.
Ủng hộ mình 1 view đọc bài viết về cổ phiếu ngành than nhé mọi người.