Trên BCTC Q4.2024 của NTP xuất hiện khoản mục Người mua trả tiền trước ngắn hạn gần 670 tỷ đồng. Các khoản này đến từ 3 đại lý phân phối các sản phẩm của NTP trả trước cho dòng sản phẩm mới của NTP đó là cPCV.
Nhựa xây dựng kỳ vọng thuận lợi “kép” trong năm 2025
-
Giá hạt này sẽ tiếp tục ổn định ở vùng thấp trong năm 2025, trung bình khoảng 810 USD/tấn.
-
Sản lượng tiêu thụ kỳ vọng tăng 6.5% so với cùng kỳ, phục hồi rõ rệt hơn từ quý 2/2025 nhờ các biện pháp tháo gỡ pháp lý được đồng bộ và mang lại hiệu quả cho thị trường bất động sản trong nước.
-
Mức tăng trưởng sản lượng kỳ vọng sẽ đạt cao nhất trong quý 1/2025, chủ yếu do nền thấp đột biến của quý 1/2024 đến từ việc NTP tạm dừng khuyến mãi trong kỳ.
-
Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp nhựa xây dựng trung bình khoảng 36% trong năm 2025, tương đương mức cao của 2024, với điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý 2.
Dòng tiền tìm chỗ trú ẩn tại các nhóm ngành đặc thù. Sản xuất phục vụ trong nước và ít chịu ảnh hưởng của thuế quan. Trong đó có NHÓM NHỰA (NTP, BMP).
Nước ngoài mua ròng liên tục BMP.
Nước ngoài mua ròng liên tục NTP.
Hy vọng 3 phiên trần mới hợp lý. Giá PVC đang tiếp tục giảm
Biểu đồ 1: Giá dầu thô - Hợp đồng Dầu thô WTI 6 tháng gần nhất.
Biểu đồ 2: Chuỗi giá trị ngành nhựa.
-
Trong chuỗi giá trị ngành nhựa, sự biến động giá dầu thô ảnh rất lớn tới chi phí sản xuất kinh doanh của ngành. Từ đầu năm đến nay, giá dầu thô giảm mạnh gần 30% từ đỉnh 79,05 USD/thùng (giữa T1/2025) và dao động quanh mức trên 60 USD /thùng.
-
Cụ thể, trong bài phân tích mình đã để cập: giá hạt nhựa PVC chiếm 70% chi phí NVL, giá dầu thô chiếm 70% chi phí sản xuất hạt nhựa PVC. Do đó, mức giảm gần 30% của dầu thô có thể giúp doanh nghiệp cải thiện đáng kể lợi nhuận gộp.
-
Biên lợi nhuận gộp có thể cải thiện tối đa = 70%x70%x30% = 14,7% ~ +88 tỷ nếu tính theo số liệu quý 4/2024.
-
Giữa tâm bão biến động sau thông tin thuế quan 46% Mỹ dự định áp lên hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Công đoàn công ty - đại diện cho lợi ích của cán bộ nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh đã đăng ký MUA 1.000.000 cổ phiếu NTP.
-
Điều đó, thể hiện sự LẠC QUAN vào triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp nơi họ đang cống hiến. Mình tin những người trong nội bộ công ty họ hiểu về hoạt động kinh doanh của DN đó hơn đại bộ phận những nđt như ace chúng ta.
-
Dưới đây là thông báo kết quả giao dịch của công đoàn công ty công bố ngày 11/04/2025 ace có thể tham khảo.
Ace muốn follow theo phong cách đánh của mình có thể liên hệ qua Za.lo 036.325.1524 - Long để mình hỗ trợ.
Cặp đôi BMP - NTP sáng nhất phiên nay!
Cổ sản xuất có ảnh hưởng gì đâu bác. Quý 1 năm ngoái nền rất thấp (do ngừng khuyến mại) nên Q1 năm nay dễ có hiệu ứng bất ngờ tăng trưởng đột biến lợi nhuận. Cũng sẽ là một key khá hay để nhà đầu tư tổ chức quan tâm.
Ở trên em cũng liên tục cập nhật giá hạt nhựa rồi. Đầu vào càng giảm lợi nhuận gộp lại càng nở ra.
Triển vọng bất động sản phục hồi và gia tăng đầu tư công sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ cho nhựa xây dựng
1. Ngành xây dựng tăng trưởng ấn tượng:
- Tăng trưởng 2024: đạt 7,8 - 8,2%, cao nhất từ năm 2020 và vượt chỉ tiêu của Chính phủ (6,4 - 7,3%).
2. Đô thị hóa và nhà ở xã hội tạo nền tảng tiêu thụ nhựa xây dựng:
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 44,3%, vượt chỉ tiêu Quốc hội (43,7%), hướng tới ≥45% vào năm 2025.
- Trên 100.000 căn nhà ở xã hội hoàn thành, là tiền đề tăng nhu cầu nhựa xây dựng năm 2025.
3. Kinh tế tăng trưởng – động lực cho bất động sản:
- GDP 2024: tăng khoảng 7,1%.
- Dự báo GDP 2025: đạt 6,5 - 6,6% (theo HSBC).
- Tác động: Kinh tế tăng kéo theo nhu cầu về nhà ở, thương mại, công nghiệp, hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi.
4. Dòng vốn mạnh mẽ vào bất động sản và hạ tầng:
- FDI 2024: đạt 31 - 38 tỷ USD, trong đó bất động sản chiếm 19% (theo Savills).
- Đầu tư công 2025: dự kiến gần 800.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với 2024 (670.000 tỷ đồng), tạo động lực cho phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp.
5. Nhu cầu nhà ở tăng mạnh, thúc đẩy thị trường vật liệu xây dựng:
-
Nguồn cung nhà ở 2025 dự kiến tăng 10 - 15%.
- Hà Nội: 31.000 – 37.000 căn hộ mới mở bán.
- TP.HCM và vùng ven: khoảng 18.000 căn.
- Dân số trẻ (trên 60% dưới 40 tuổi) và quá trình đô thị hóa nhanh (hiện 42%, mục tiêu 50% vào 2030) làm gia tăng nhu cầu nhà ở, kéo theo nhu cầu nhựa xây dựng.
6. Năm bản lề – thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ:
-
Năm cuối Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021–2025:
⇒ Chính phủ tập trung đẩy mạnh giải ngân cho các dự án lớn:
- Cao tốc Bắc – Nam
- Sân bay Long Thành
- Đường vành đai Hà Nội & TP.HCM
-
Năm 2025 gắn với nhiều sự kiện trọng đại:
- 95 năm thành lập Đảng
- 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- 80 năm thành lập nước
- Đại hội Đảng các cấp
=> Đầu tư công được ưu tiên, tạo nền tảng vững chắc cho tiêu thụ vật liệu xây dựng, đặc biệt là nhựa xây dựng.
Thị trường bất động sản miền Bắc khởi sắc mạnh mẽ
1. Giá và giao dịch tăng mạnh
- Giá nhà ở tăng 30-50% so với năm 2023.
- Tỷ lệ hấp thụ chung đạt 45%, tương đương 12.273 giao dịch – gấp đôi cùng kỳ 2024.
- Tỷ lệ hấp thụ các dự án mới lên đến 60%, đặc biệt ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Giang, Đà Nẵng…
2. Nguồn cung cải thiện
- Nguồn cung đạt 27.000 sản phẩm, tăng 33% so với quý 1/2024.
- Trong đó, 14.500 là sản phẩm mới mở bán, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.
- Nhờ tháo gỡ pháp lý, nhiều dự án cũ được tái khởi động.
3. Phân khúc nổi bật
- Căn hộ chiếm 72% giao dịch, dẫn dắt thị trường.
- Nhà thấp tầng có tỷ lệ hấp thụ ~52%, đặc biệt ở các dự án có hạ tầng rõ ràng và giá bán cao.
4. Thị trường thứ cấp và vùng ven sôi động
- Đất nền, biệt thự vùng ven Hà Nội tăng giá mạnh, có nơi tăng 30-100% so với năm 2023.
- Giao dịch chủ yếu diễn ra tại các sản phẩm có pháp lý rõ ràng, giá hợp lý (dưới 2 tỷ).
5. Động lực tăng trưởng
- Lãi suất thấp, hạ tầng phát triển, cùng với kỳ vọng tăng giá trung và dài hạn đã thu hút cả người mua ở lẫn nhà đầu tư.
- Thị trường xuất hiện xu hướng “Nam tiến” của nhà đầu tư và môi giới nhằm đón đầu cơ hội tại thị trường phía Nam.
NTP – CƠ HỘI ĐẦU TƯ NỔI BẬT 2025
Thị phần dẫn đầu
Top 1 ngành ống nhựa xây dựng tại Việt Nam
60% thị phần miền Bắc, hơn 30% thị phần toàn quốc
Vị thế vững chắc, thương hiệu lâu đời
Chi phí nguyên liệu thấp – Biên lợi nhuận cải thiện
Giá hạt nhựa PVC (chiếm 70% NVL) giảm >9% YoY
Giá dầu thô giảm → chi phí sản xuất hạt nhựa giảm
Nguồn cung tăng – cầu yếu từ TQ → PVC duy trì vùng giá thấp
Biên lợi nhuận tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới
BĐS dân dụng miền Bắc hồi phục rõ nét
Nguồn cung căn hộ Hà Nội 9T/2024: 19.000 căn (cao nhất 5 năm)
Đầu tư công đẩy mạnh 2025 → tăng nhu cầu ống nhựa
Kỳ vọng sản lượng tiêu thụ tăng theo sóng hồi phục BĐS
Cổ tức tiền mặt đều đặn
Tỷ lệ chi trả trung bình: >20%/năm (2019–2024)
Với triển vọng tích cực, NTP duy trì cổ tức hấp dẫn
Phù hợp NĐT tìm kiếm cổ phiếu trả cổ tức ổn định
Câu chuyện thoái vốn Nhà nước – Game đầu cơ hấp dẫn
SCIC sở hữu 37,1% vốn NTP – đang lên kế hoạch thoái vốn
Thoái vốn tạo sóng ngắn hạn do:
- Tổ chức muốn tối đa hóa lợi nhuận
- Nhà đầu tư kỳ vọng vào cải thiện hiệu quả & mở rộng quy mô
- Ví dụ thực tế: DGC sau thoái vốn tăng giá gấp 4–5 lần
Tổng kết:
NTP hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn: thị phần lớn, biên lợi nhuận cải thiện, thị trường chính phục hồi, cổ tức ổn định & tiềm năng tăng trưởng hậu thoái vốn Nhà nước.
Phù hợp với cả nhà đầu tư dài hạn và nhà đầu cơ ngắn hạn.
Hiện tại NTP đang đẩy mạnh chiếm lĩnh thị phần trên thị trường phía Nam.
Nhựa Tiền Phong đẩy mạnh chiến lược mở rộng tại miền Nam
- Nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường miền Nam, Nhựa Tiền Phong đã đầu tư mạnh mẽ vào Nhựa Tiền Phong Nam– nhà máy sản xuất và phân phối chủ lực tại khu vực này. Việc liên tục mở rộng diện tích sản xuất, tăng thêm nhà xưởng và kho bãi giúp Tiền Phong Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao sản lượng tiêu thụ trong khu vực.
Nhà máy thuộc Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam
Doanh thu và lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng ổn định
-
Nhờ vào chiến lược kinh doanh đúng đắn, Tiền Phong Nam đạt doanh số bán hàng ước tính khoảng 1.500 tỷ đồng trong năm 2024, lợi nhuận trước thuế gần 100 tỷ đồng. Tổng doanh số bán hàng của Nhựa Tiền Phong và Tiền Phong Nam dự kiến đạt 7.100 tỷ đồng, với tổng lợi nhuận trước thuế hơn 900 tỷ đồng.
-
Sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 15%, hướng tới mốc 8.200 tỷ đồng, khẳng định vị thế tiên phong trong ngành ống nhựa xây dựng tại Việt Nam.