Cổ phiếu PVS là một trong những mã cổ phiếu nổi bật nhất trong ngành dầu khí tại Việt Nam. Với lịch sử giá biến động đáng chú ý, cùng tiềm năng tăng trưởng được đánh giá cao, PVS thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ giới đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu về mã cổ phiếu này và tiểm năng đầu tư vào cổ phiếu qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về mã cổ phiếu PVS
Cổ phiếu PVS thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). PTSC là đơn vị cung cấp dịch vụ toàn diện trong ngành dầu khí, bao gồm thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng các công trình khai thác. Với loạt dự án dầu khí lớn đang được triển khai, hoạt động kinh doanh của PVS đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ.
- Mã giao dịch: PVS
- Lĩnh vực: Dầu khí, dịch vụ kỹ thuật
- Sàn giao dịch: Hà Nội (HNX)
Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới giá cổ phiếu PVS
Lịch sử giá cổ phiếu PVS phản ánh rõ những biến động của ngành dầu khí trong nước và quốc tế. Trong những năm gần đây, giá cổ phiếu PVS đã tăng trưởng đáng kể nhờ vào nhu cầu năng lượng gia tăng và sự đầu tư mạnh mẽ trong khai thác dầu khí.
Xu hướng giá
Giai đoạn 2020 – 2021: Giá cổ phiếu PVS di chuyển trong biên độ hẹp (10.000 – 20.000 đồng), cho thấy trạng thái tích lũy trong bối cảnh thị trường dầu khí chịu nhiều biến động bởi đại dịch Covid-19.
PVS là công ty uy tín trong lĩnh vực dầu khí
Giai đoạn 2021 – 2022: PVS bước vào một chu kỳ tăng trưởng ấn tượng, tăng từ vùng giá 20.000 đồng lên mức đỉnh lịch sử khoảng 48.000 đồng vào giữa năm 2022. Đây là thời kỳ hưởng lợi mạnh mẽ từ giá dầu tăng cao toàn cầu và nhu cầu phục hồi năng lượng hậu đại dịch.
Giai đoạn giữa 2022 – hiện tại: Giá cổ phiếu bước vào xu hướng điều chỉnh, giảm về vùng hỗ trợ mạnh 30.000 – 32.000 đồng, phản ánh việc thị trường dần “hạ nhiệt” sau giai đoạn bùng nổ trước đó. Tuy nhiên, giá vẫn giữ được xu hướng tăng dài hạn và đang có dấu hiệu hồi phục tích cực.
>>> Phân tích cổ phiếu VND: Góc nhìn đầu tư dài hạn
Mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng
Hỗ trợ: Giá cổ phiếu PVS ở vùng 30.000 – 32.000 đồng đã chứng tỏ là nền tảng giá vững chắc trong giai đoạn điều chỉnh, khi giá nhiều lần bật tăng từ khu vực này.
Kháng cự: Vùng 36.000 – 38.000 đồng là rào cản đầu tiên cần vượt qua để xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng. Vùng kháng cự mạnh hơn ở 42.000 – 44.000 đồng, tương ứng với đỉnh trước đó, có thể là mục tiêu trung hạn nếu xu hướng tăng được xác lập.
Khối lượng giao dịch tăng mạnh trong giai đoạn tăng trưởng 2021 – 2022, phản ánh dòng tiền lớn từ nhà đầu tư. Hiện tại, khối lượng giao dịch có xu hướng giảm trong giai đoạn điều chỉnh, điều này thường xảy ra khi nhà đầu tư dài hạn giữ cổ phiếu chờ đợi cơ hội. Tuy nhiên, cần lưu ý sự gia tăng đột biến về khối lượng khi giá bứt phá vùng kháng cự 36.000 đồng.
Các yếu tố kỹ thuật
- Xu hướng dài hạn: Giá vẫn duy trì trên đường trung bình động dài hạn (MA200), cho thấy cổ phiếu PVS vẫn nằm trong xu hướng tăng lớn.
- Đà phục hồi ngắn hạn: Với việc bật tăng từ vùng hỗ trợ 32.000 đồng, chỉ báo RSI có xu hướng thoát khỏi vùng quá bán, báo hiệu lực cầu đang gia tăng.
Lịch sử giá cổ phiếu PVS 5 năm trở lại đây
Góc nhìn cơ bản hỗ trợ kỹ thuật
- Ngành dầu khí: Năm 2024, ngành dầu khí Việt Nam được kỳ vọng hưởng lợi từ nhu cầu năng lượng tăng trưởng và các dự án lớn như mỏ khí Lô B – Ô Môn. PVS là một trong những đơn vị đầu ngành, đặc biệt mạnh về kỹ thuật và dịch vụ dầu khí.
- Yếu tố quốc tế: Giá dầu Brent duy trì trên mức 70 – 80 USD/thùng trong trung hạn sẽ hỗ trợ tích cực cho kết quả kinh doanh của PVS.
Chiến lược đầu tư
Ngắn hạn (1-3 tháng): Theo dõi vùng kháng cự 36.000 đồng. Nếu giá vượt qua và duy trì trên vùng này với khối lượng giao dịch cao, có thể mở vị thế mua ngắn hạn, mục tiêu giá hướng tới 40.000 đồng. Cắt lỗ nếu giá giảm dưới hỗ trợ 32.000 đồng.
Trung và dài hạn (6-12 tháng):
- Vùng giá hiện tại 34.000 – 36.000 đồng được xem là hấp dẫn để tích lũy cổ phiếu, đặc biệt nếu nhà đầu tư có kỳ vọng vào sự tăng trưởng chung của ngành dầu khí và các dự án đầu tư lớn của Việt Nam. Mục tiêu trung hạn: 42.000 – 44.000 đồng.
- Mục tiêu dài hạn: Có thể hướng tới vùng 48.000 đồng nếu các yếu tố vĩ mô và ngành tiếp tục thuận lợi.
>>> Phân tích cổ phiếu HSG: Triển vọng tăng trưởng và thách thức
Đánh giá tiềm năng phát triển của PVS
Đối tác lớn và dự án trọng điểm
PVS là doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp từ việc triển khai các dự án dầu khí, đặc biệt là các dự án lớn như Lạc Đà Vàng, Nam Du – U Minh và chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn.
Cụ thể, tại dự án Lạc Đà Vàng, Tập đoàn Murphy Oil (Mỹ) đã quyết định đầu tư cuối cùng (FID) với tổng giá trị 693 triệu USD vào tháng 11/2023. Trong khi đó, giàn xử lý trung tâm của mỏ này đã được Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí khởi công xây dựng. Tại dự án Nam Du – U Minh, Tập đoàn Jadestone Energy cũng đã ký thoả thuận khung với PV GAS về việc mua bán khí.
Dự án Lô B – Ô Môn nhận được sự chú ý đặc biệt vì tầm quan trọng của nó đối với ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt là khả năng cung cấp khí cho các mỏ trong nước đang dần cạn kiệt. Tuy nhiên, dự án hiện vẫn còn vướng mắc ở khâu hạ nguồn, bao gồm các hợp đồng PPA cho các nhà máy điện Ô Môn và GSA cho ba nhà máy điện.
PVS khí ước tính có thể thu về gần 6 tỷ USD từ các hợp đồng liên quan đến dự án Lô B. Cụ thể, dự án này sẽ tạo ra doanh thu lên đến 5,8 tỷ USD từ các hợp đồng xây lắp cơ khí (M&C) bắt đầu từ năm 2024 và một hợp đồng cho thuê kho nổi chứa dầu (FSO) từ năm 2028. Chứng khoán Dầu khí nhận định rằng, từ cuối năm 2024, Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu từ các hợp đồng M&C của dự án.
Tiềm năng cổ phiếu chịu tác động bởi các dự án dầu khí lớn
Kết quả kinh doanh khả quan
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí ghi nhận 14.101 tỷ đồng doanh thu và gần 707 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 12% và 17% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng công ty đã hoàn thành 107% mục tiêu lợi nhuận cả năm, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh.
Tiên phong trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
Ngoài khai thác dầu khí truyền thống, PTSC còn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm điện gó. Tiềm năng phát triển trong ngành này hứa hẹn gia tăng sự bền vững cho doanh thu.
Các quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh giúp PTSC tránh được tác động từ sự sụt giảm trong khai thác dầu khí truyền thống, duy trì động lực phát triển.
Cơ hội và thách thức khi đầu tư vào cổ phiếu PVS
Với sự bền vững trong hoạt động kinh doanh và dự án tiềm năng, cổ phiếu PVS phù hợp cho những nhà đầu tư dài hạn. PVS là một trong những mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên sàn HNX. Sự phục hồi của giá dầu và đầu tăng cường khai thác ngoài khơi giúp mã cổ phiếu này gia tăng giá trị.
Là nhân tố quyết định đến doanh thu của PTSC, giá dầu có thể tắc động lớn đến giá cổ phiếu. Sự tham gia của nhiều đơn vị quốc tế trong các dự án dầu khí có thể ảnh hưởng đến thị phần. Sự thay đổi về chính sách khai thác năng lượng có thể ảnh hưởng tiêu cực.
Cổ phiếu PVS mang đến nhiều cơ hội và thách thức đối với nhà đầu tư. Việc nắm bắt xu hướng phát triển của ngành dầu khí và đệm năng lượng mới sẽ giúp nhà đầu tư có được quyết định hợp lý. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các rủi ro và tự đánh giá tiềm năng là yếu tố quan trọng khi quyết định đầu tư.